ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
MỨC ĐỘ PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN
LÊN NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG GÀ TA VÀNG NUÔI
THẢ VƯỜN THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC
TẠI HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG
Chủ nhiệm đề tài
NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG
Vĩnh Long, tháng 05 năm 2013
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
BÁO CÁO KHOA HỌC
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
MỨC ĐỘ PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN
LÊN NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG GÀ TA VÀNG NUÔI
THẢ VƯỜN THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC
TẠI HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG
Đơn vị: Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long
Cố vấn đề tài: PGS.TS. BÙI XUÂN MẾN
Đơn vị: Trường Đại Học Cần Thơ
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
i
XÁC NHẬN THÔNG QUA CỦA HỘI ĐỒNG
- Tên đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của các mức độ protein trong khẩu phần thức ăn lên
năng suất sinh trưởng gà Ta vàng nuôi thả vườn theo hướng an toàn sinh học tại huyện
Long Hồ tỉnh Vĩnh Long”.
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thúy Hằng, Giảng viên khoa Nông nghiệp
ỦY VIÊN THƯ KÝ
Nguyễn Thị Xuân Linh Võ Thị Mai Hoa
PHẢN BIỆN 1 PHẢN BIỆN 2
Lê Lan Anh Nguyễn Đa Phúc
Vĩnh Long, ngày tháng năm 2013
Chủ Tịch Hội Đồng
Trần Thanh Tùng
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
ii
MỤC LỤC Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
1.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ Ở VIỆT NAM 3
1.2 NGUỒN GỐC CỦA GÀ TA VÀNG 4
1.3 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SINH LÝ HỆ TIÊU HOÁ Ở GÀ 4
1.3.1 Mỏ và xoang miệng 5
1.3.2 Thực quản và diều 5
1.3.3 Dạ dày 6
1.3.4 Ruột 6
1.3.5 Lỗ huyệt 7
1.4 CHỌN LỌC THEO NGOẠI HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT
TRỐNG MÁI 7
1.4.1 Chọn lọc gà con 1 ngày tuổi 7
1.4.2 Chọn lọc kết thúc giai đoạn úm 7
1.4.3 Phân biệt trống mái 7
1.5 CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI GÀ 8
1.5.1 Nuôi chăn thả 8
1.5.2 Nuôi bán thâm canh (bán chăn thả) 9
1.5.3 Nuôi thâm canh (nuôi nhốt hoàn toàn) 9
1.6 CHUỒNG TRẠI VÀ THIẾT BỊ DÙNG NUÔI GÀ 11
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
iii
6.1 Địa điểm, hướng và kiểu chuồng nuôi gà con 10
1.6.2 Lồng úm gà con 11
1.6.3 Kỹ thuật úm gà con 13
1.6.4 Giai đoạn nuôi tăng trưởng 16
1.7 NHU CẦU DINH DƯỠNG 18
1.7.1 Nhu cầu năng lượng 18
1.7.2 Nhu cầu protein và acid amin 20
1.7.3 Nhu cầu chất béo 23
1.7.4 Nhu cầu xơ 24
1.7.5 Nhu cầu vitamin 25
1.7.6 Nhu cầu khoáng 26
1.8 MỘT SỐ LOẠI THỰC LIỆU THỨC ĂN ĐỂ NUÔI GIA CẦM 28
1.8.1 Bắp 28
1.8.2 Tấm 28
1.8.3 Cám gạo 29
1.8.4 Bột đậu nành 29
1.8.5
Gạo lức 29
1.8.6 Bột cá 30
1.8.7 Bột cá tra 31
1.8.8 Thức ăn cung cấp vitamin 31
1.8.9 Phối hợp khẩu phần cho gia cầm 39
1.9 NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT THỊT 34
1.9.1 Những chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt trên gia cầm sống 34
1.9.2 Những chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt khi giết mổ 34
1.10 PHÒNG BỆNH CHO GÀ 35
1.11 CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC 36
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
iv
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 38
2.1 THỜI GIAN 38
2.2 ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN 38
2.2.1 Vị trí địa lí của huyện Long Hồ 38
2.2.2 Điều kiện khí hậu 39
2.2.3 Điều kiện chăn nuôi địa điểm thí nghiệm 40
2.3 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM 41
2.3.1 Đối tượng thí nghiệm 41
2.3.2 Phương pháp thí nghiệm 41
2.3.3 Chuồng nuôi gà thí nghiệm 42
2.3.4 Máng ăn, máng uống 43
2.3.5 Các dụng cụ khác 43
2.3.6 Thức ăn thí nghiệm 43
2.3.7 Cách phối trộn và bảo quản thức ăn 45
2.3.8 Chăm sóc nuôi dưỡng 45
2.3.9 Vệ sinh phòng bệnh 48
2.3.10 Quy trình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học 48
2.3.11 Chỉ tiêu theo dõi 49
2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU THỨC ĂN 50
2.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 51
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ – THẢO LUẬN 52
3.1 TĂNG TRỌNG TRUNG BÌNH/CON/NGÀY 52
3.2 LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ, LƯỢNG DƯỠNG CHẤT TIÊU THỤ
HÀNG NGÀY VÀ HỆ SỐ CHUYỂN HOÁ THỨC ĂN CỦA GÀ
THÍ NGHIỆM 54
3.3 TỈ LỆ NUÔI SỐNG 58
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
v
3.4 CHỈ TIÊU MỔ KHẢO SÁT 59
3.5 HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA CÁC NGHIỆM THỨC THÍ NGHIỆM 63
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 70
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
vi
DANH MỤC BẢNG – HÌNH Trang
Bảng 1.1: Phương pháp phân biệt trống mái dựa vào đặc điểm ngoại hình 8
Bảng 1.2: Nhiệt độ tại vùng ủ úm phải phù hợp với độ tuổi của gà con (
o
C) 14
Bảng 1.3. Nhiệt độ thích hợp nuôi gà theo tuần tuổi 14
Bảng 1.4: Kích thước máng ăn, máng uống cho gà 16
Bảng 1.5: Một số nhu cầu acid amin lý tưởng đối với gà thịt 23
Bảng 1.6: Nhu cầu vitamin tính cho 1 kg thức ăn hỗn hợp của gia cầm 26
Bảng 1.7: Nhu cầu khoáng cho 1 kg thức ăn của gia cầm 27
Bảng 1.8: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà thả vườn nuôi thịt 28
Bảng 1.9: Thành phần dinh dưỡng gạo lức (100g) 30
Bảng 1.10: Nhu cầu các chất khoáng và vitamin trong khẩu phần của gà thịt
(90 % VCK) 32
Bảng 1.11: Giới hạn sử dụng một số loại thực liệu trong khẩu phần của
gia cầm 33
Bảng 1.12: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà thịt thương phẩm 33
Bảng 1.13: Lịch phòng bệnh cho gà 36
Bảng 2.1: Bố trí thí nghiệm 41
Bảng 2.2: Thành phần hoá học % VCK của các thực liệu dùng trong thí nghiệm 44
Bảng 2.3: Công thức thành phần (%) và giá trị dinh dưỡng của nghiệm thức 44
Bảng 2.4: Lịch tiêm vacine phòng bệnh 48
Bảng 3.1: Tăng trọng trung bình của gà qua các tuần tuổi (g/con) 52
Bảng 3.2: Tăng trọng trung bình của gà từ 5 - 16 tuần tuổi (g/con/
ngày
) 53
Bảng 3.3: Tăng trọng của gà từ 5 - 16 tuần tuổi (g/con/
ngày
) 53
Bảng 3.4: Lượng thức ăn gà ăn vao g/con/ngày 55
Bảng 3.5: Dưỡng chất tiêu thụ của gà Ta vàng (số lượng/con/ngày) 56
Bảng 3.6: Hệ số chuyển hoá thức ăn của gà nuôi thí nghiệm 57
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
vii
Bảng 3.7: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 58
Bảng 3.8: Năng suất thịt gà nuôi thí nghiệm lúc 16 tuần tuổi 60
Bảng 3.9: Kết quả ảnh hưởng của của từng nghiệm thức lên khả năng cho thịt của
gà Ta vàng 61
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức 63
Bảng 3.11: Chênh lệch lợi nhuận thu được giữa các nghiệm thức (con) ……………64
Hình 1.1: Cấu tạo hệ tiêu hóa cùa gà . 5
Hình 1.2: Lồng úm gà con 12
Hình 1.3: Quây úm gà con 13
Hình 1.4: Máng ăn và máng uống gà con 15
Hình 1.5. Sơ đồ chuyển hóa năng lượng ở gia cầm 19
Hình 2.1: Bản đồ hành chính của huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long 39
Hình 2.2: Chuồng để gà ngủ ban đêm 42
Hình 2.3: Gà con trong giai đoạn úm 46
Hình 2.4: Gà thí nghiệm lúc 16 tuần tuổi 48
Hình 3.1: Gà thí nghiệm 16 tuần tuổi 54
Hình 3.2: Gà mổ khảo sát 59
Hình 3.3: Thịt đùi gà mổ khảo sát 62
Hình 3.4: Thịt ức gà mổ khảo sát 63
Biểu đồ 3.1: Tăng trọng trung bình của gà qua các tuần tuổi (g/con) 52
Biểu đồ 3.2: Lượng thức ăn gà ăn vào trong ngày (g/con/ngày) ………………… 55
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1
STT Số thứ tự
2 NLTĐ Năng lượng trao đổi
3 ME Năng lượng trao đổi
4 CP Protein thô
5 TĂ Thức ăn.
6 Met. Methionine
7 Cys. Cysteine.
8 Met. Methionine
9 Ca Canxi
10 P hd Phospho
11 Lys. Lysine
12 NT Nghiệm thức
13 LLL Lần lặp lại
14 ĐC Đối chứng
15 VCK Vật chất khô
16 EE Béo thô
17 CF Xơ thô
18 SEM Sai số chuẩn của trung bình
19 P Xác suất
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo Hiệp hội Gia Cầm Việt Nam (2011) Việt Nam là nước thứ 15 trong tổng
số 47 nước ở Châu Á về sản lượng thịt gà sản xuất đạt 380 ngàn tấn năm 2010. Hiện
nay, chăn nuôi gia cầm không ngừng phát triển, tập trung sử dụng thức ăn công
nghiệp đã và đang phổ biến nhưng do chi phí thức ăn công nghiệp cao từ đó làm giảm
lợi nhuận cho nhà chăn nuôi. Hiện nay 75 - 80% chăn nuôi gà ở nước ta sử dụng các
giống địa phương. Chăn nuôi gà chăn thả với các giống truyền thống địa phương
không ngừng phát triển và hiệu quả ngày càng tăng, các giống gà địa phương được
đầu tư để bảo tồn quỹ gen nhằm chọn lọc để nâng cao năng suất. Theo Cục chăn
nuôi tại Hội nghị “Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi gia cầm” mục tiêu đến năm 2020 tạo
bước đột phá về phương thức sản xuất chăn nuôi gia cầm, tăng tỷ trọng chăn nuôi
trang trại qui mô vừa và lớn, từng bước tổ chức lại chăn nuôi nhỏ lẻ theo hướng có
kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và giảm dần tỷ trọng sản phẩm. Chăn nuôi gia
cầm cần nâng cao năng suất hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đưa
giá trị của sản phẩm gia cầm từ 23% năm 2008 lên 30% năm 2010, 40% vào năm
2015 và 50% vào năm 2020 trong tổng giá trị ngành chăn nuôi.
Theo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, chăn nuôi chiếm
tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong đó riêng chăn
nuôi lợn và gà có tốc độ phát triển mạnh trên 80%/năm. Trên địa bàn tồn tại 3 phương
thức chăn nuôi là gia trại, trang trại và nhỏ lẻ, trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 80% số
hộ chăn nuôi. Nghề chăn nuôi, trong đó chăn nuôi gia cầm hiện đang là một trong
những lĩnh vực có ưu thế lớn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất
nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long, với mục tiêu tổ chức ngành chăn nuôi theo hướng
quản lý chuỗi sản phẩm từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ, năm 2012 ngành nông
nghiệp tỉnh Vĩnh Long triển khai xây dựng 10 mô hình chăn nuôi an toàn sinh học,
ứng dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) trên 2 đối tượng là đàn lợn và
đàn gà.
Nhằm định hướng cho sự phát triển ngành chăn nuôi gia cầm tỉnh Vĩnh Long
và trước vấn đề bức xúc giá thức ăn, tình hình dịch bệnh, hiện tượng nóng lên của trái
đất thì phương thức nuôi gà Ta vàng thả vườn là giải pháp thiết thực để tạo ra sản
phẩm an toàn, không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là giống gà Ta vàng đang được
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
2
quan tâm phát triển. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của các
mức độ protein trong khẩu phần thức ăn lên năng suất sinh trưởng gà Ta vàng
nuôi thả vườn theo hướng an toàn sinh học tại huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định khẩu phần nuôi gà Ta vàng tăng trọng nhanh nhất.
- Chênh lệch chi phí giữa các mức độ đạm lên tăng trọng.
- Xác định khẩu phần nuôi gà Ta vàng cho tỷ lệ thịt cao.
- Quy trình chăn nuôi gà Ta vàng theo hướng an toàn sinh học.
- Khuyến cáo kết quả đạt được đến các hộ chăn nuôi nhằm cung cấp các thông
tin về khẩu phần thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thả vườn ở
tỉnh Vĩnh Long nói riêng và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là giống gà Ta vàng (120 con) từ 5 - 16 tuần tuổi.
Phạm vi nghiên cứu là gà thí nghiệm được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình
chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và được tiêm phòng đầy đủ các bệnh trên gà
tại xã Phước Hậu huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức (NT)
và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 đơn vị thí nghiệm (lô), mỗi lô gồm 10
con gà được bố trọng lượng đầu gần bằng nhau. Nghiệm thức 1 (đối chứng) cho gà ăn
hoàn toàn lúa, nghiệm thức 2, 3, 4 sử dụng thức ăn tự phối trộn với các mức độ protein
tương ứng (13%, 15%, 18%), mức năng lượng trao đổi (ME) ngang bằng nhau 2850
kcal/kg, bằng các thực liệu: bắp vàng, gạo lức, cám ép, bánh dầu nành.
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ Ở VIỆT NAM
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có điều kiện tự nhiên đa dạng nên
rất thích hợp cho ngành chăn nuôi gia cầm quy mô nông hộ nhỏ đến những cơ sở chăn
nuôi với quy mô tập trung. Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là
nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị
sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất là các vùng
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Bắc. Sản lượng đầu con
của các vùng này năm 2003 tương ứng là 50,13; 34,58 và 26,57 triệu con, chiếm 60%
đàn gà của cả nước. Các vùng phát triển tiếp theo là Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ,
chiếm 26%, các vùng có sản lượng gia cầm tính theo đầu con thấp nhất là Tây Bắc và
Tây Nguyên, chỉ chiếm từ 4 - 5% về số lượng đầu con (Dương Thanh Liêm, 2003).
Theo số liệu thống kê 1997, đàn gà ở nước ta phân bố không đều, tập trung chủ
yếu ở phía Bắc (66%), Trung du phía Bắc (27,5%) và vùng đồng bằng sông Hồng
(24,7%). Đàn gà phía Nam không nhiều (34%) và chủ yếu tập trung ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long (15,6%). Chăn nuôi gà chăn thả với các giống gà địa phương
không ngừng phát triển và hiệu quả ngày càng tăng bởi các giống địa phương đã
được đầu tư để bảo tồn quỹ gen nhằm chọn lọc để nâng cao năng suất. Việc kết hợp
sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tự chế biến đảm bảo các nhu cầu dinh dưỡng và
các biện pháp vệ sinh thú y, sử dụng vaccin phòng bệnh đối với các đàn gà ta đã nâng
cao đáng kể hiệu quả trong chăn nuôi nông hộ. Nhiều giống gà thả vườn, lông màu,
dễ nuôi, khả năng cho thịt cao, khả năng sinh sản tốt thịt thơm ngon.
Hiện nay cũng như lâu dài, ngành gia cầm nước ta cần phát triển nhanh hơn để
đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng và để tạo ra sản phẩm gia cầm xuất
khẩu. Nhằm khai thác tối đa tiềm năng của đất nước, chăn nuôi gia cầm cần đẩy
mạnh phong trào chăn nuôi, tận dụng ở nông thôn, kết hợp phương thức nuôi bán
công nghiệp và thả vườn ở mọi vùng đồng bằng, trung du, miền núi dần dần hình
thành các trang trại quy mô lớn nhằm tạo sản phẩm hàng hoá về gia cầm, năng suất
khá, chất lượng thịt trứng thơm ngon, an toàn vệ sinh, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Đồng thời quy hoạch các vùng chăn nuôi công nghiệp theo
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
4
hướng thâm canh, tạo sản phẩm hàng hoá có năng suất cao, chất lượng tốt (Nguyễn
Duy Hoan, 1999).
1.2 NGUỒN GỐC CỦA GÀ TA VÀNG
Gà Ta vàng là giống gà nội địa được phát triển rộng rãi ở miền Đông Nam bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là giống gà được nuôi chăn thả phổ biến và rộng
khắp, nhất là ở vùng nông thôn được người dân địa phương ưa chuộng. Đặc điểm
ngoại hình: Gà mái thường có màu vàng rơm và nâu nhạt hoặc thẫm có điểm những
đốm đen ở cổ, cánh, đuôi. Gà trống có lông màu sặc sỡ trong đó màu vàng và màu đỏ
tía chiếm tỷ lệ cao nhất, cánh và đuôi có điểm lông màu đen. Gà Ta vàng có đầu thanh,
có mào đơn đôi khi có mào nụ, da và chân màu vàng. Gà trưởng thành có trọng lượng
2000 - 2500g gà trống và 1500 - 1800g gà mái, tuổi gà mái đẻ trứng lần đầu tiên là 19
- 20 tuần tuổi. Gà Ta vàng thích hợp với khí hậu và điều kiện nuôi quảng canh ở nước
ta, gà rất chịu khó kiếm ăn khi nuôi chăn thả trong vườn hay ngoài đồng. Gà Ta có giá
trị kinh tế cao, sức đề kháng bệnh lớn nên rất dễ nuôi và gà ít mắc bệnh. Gà ta tiêu tốn
thức ăn cho 1kg tăng trọng bình quân 2,5 – 3,5kg (Dương Thanh Liêm, 2009).
1.3 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SINH LÝ HỆ TIÊU HOÁ Ở GÀ
Cơ quan tiêu hoá của gia cầm khác biệt rất nhiều so với động vật có vú. Cấu tạo
tổng quát bộ máy tiêu hoá của gia cầm bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: Mỏ, xoang
miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, ruột già và lỗ huyệt
(Dương Thanh Liêm, 2003).
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
5
Hình 1.1: Cấu tạo hệ tiêu hóa cùa gà
Chú thích: Esophagus: thực quản, Crop: diều, Proventriculus: dạ dày tuyến, Gizzard:
dạ dày cơ, Small intestine: ruột non, Large intestine: ruột già, Cloaca: lỗ huyệt, Gall
bladder: túi mật, Liver: gan, Pancreas: Tụy tạng, caeca: manh tràng.
1.3.1 Mỏ và xoang miệng
Gia cầm có mỏ được bọc bởi một lớp sừng có cấu tạo đặc biệt tuỳ theo loài. Ở
gà mỏ nhọn thích nghi cho việc mổ rỉa lấy thức ăn trên cạn. .
Xoang miệng: Trong xoang miệng có lưỡi và một hệ thống tuyến nước bọt rất
phong phú và phức tạp hơn động vật có vú. Tuyến nước bọt tiết ra nước bọt nhưng
trong đó không có enzyme tiêu hoá tinh bột. Tác dụng của nước bọt là làm trơn để dễ
nuốt thức ăn, thắm ướt thức ăn.
1.3.2 Thực quản và diều
Ống thực quản dài, trước khi đổ vào xoang ngực nó được phình to thành một
cái túi gọi là diều, sau đó trở lại như ống thực quản bình thường để đổ vào dạ dày
tuyến. Trên niêm mạc suốt ống thực quản và diều có rất phong phú tuyến nước nhờn.
Nhờ dịch nhờn tiết ra nhiều mà nó làm cho thức ăn trơn để gia cầm dễ nuốt thức ăn với
thực quản rất dài của chúng. Hình thái giữa thực quản và diều ở gà rất dễ phân biệt lúc
no cũng như lúc đói. Diều có những chức năng sinh lý quan trọng như dự trữ và điều
tiết lượng thức ăn đi trong ống tiêu hoá, tiết ra dịch diều để thấm ướt làm mềm thức
ăn, diều còn tiết ra sữa diều để nuôi con như chim bồ câu.
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
6
1.3.3 Dạ dày
Dạ dày tuyến: Nằm trước dạ dày cơ, có dung tích rất nhỏ. Thời gian thức ăn
dừng lại ở dạ dày tuyến cũng rất ngắn. Dạ dày tuyến tiết ra HCl và enzyme pepsin để
bắt đầu tiêu hoá protein. Thức ăn đi qua đây được thấm ướt bởi dịch vị và tiếp tục
được chuyển xuống dạ dày cơ để tiêu hoá tiếp.
Dạ dày cơ: Dạ dày cơ thường được gọi là mề, có dung tích lớn hơn dạ dày
tuyến. Trong niêm mạc dạ dày cơ có lót bởi lớp tế bào sừng hoá rất cứng để chống lại
sự va đập, xay xát khi mề nghiền thức ăn. Phần dưới của lớp tế bào này là lớp tế bào
tăng sinh để thay thế cho lớp tế bào bên trên bị bào mòn. Trên bề mặt của lớp tế bào
này có nhiều gai nhỏ nhô lên làm cho niêm mạc trở nên nhám. Người ta gọi những gai
nhỏ này là “răng mề”. Dưới kính hiển vi mỗi “răng mề” có một tuyến nhờn rất nhỏ ở
cạnh. Qua khỏi lớp tế bào tăng sinh thì có mô cơ rất phát triển, màu đỏ sậm. Nhờ có hệ
thống cơ này giúp cho mề co bóp rất mạnh, nghiền nát thức ăn chuẩn bị cho tiêu hoá
tiếp theo ở ruột. Mề co bóp có chu kỳ, tuỳ theo tính chất thức ăn mà chu kỳ co bóp có
thay đổi. Để giúp cho việc nghiền thức ăn, loài chim thường ăn những hạt sỏi. Nếu
thiếu sỏi thì làm giảm khả năng tiêu hoá thức ăn hạt trên 10%. Khi gà ăn nhiều xơ hoặc
ăn lông thì sỏi giúp nghiền nát nhanh hơn, gà tiêu thụ thức ăn nhiều hơn.
1.3.4 Ruột
Ruột non là một ống dài có đoạn rộng hẹp khác nhau và chia làm 3 đoạn: Tá
tràng (duodenum), không tràng (jejunum) và hồi tràng (ileum). Dưới tác dụng của các
loại enzyme từ dịch vị, dịch ruột, dịch tuỵ và dịch mật do gan tiết ra, phần lớn các chất
dinh dưỡng như carbohydrate, protein, lipid được tiêu hoá và hấp thu. Những mảnh
thức ăn còn cứng chưa được nghiền kỹ được đưa ngược lại dạ dày cơ nhờ nhu động
ngược của ruột non để dạ dày cơ nghiền tiếp. Vì lẽ đó nên niêm mạc của dạ dày cơ có
màu vàng của mật. Thời gian tiêu hoá ở ruột non khoảng 6 - 8 giờ.
Ruột già chia làm ba phần: Manh tràng (ceacum), kết tràng (colon) và trực tràng
(rectum). Manh tràng có cấu tạo thành hai nhánh đối xứng rất phát triển, chổ tiếp giáp
giữa ruột non và ruột già có van gọi là van hồi manh tràng để không cho thức ăn đi
ngược từ ruột già lên ruột non. Ở manh tràng có quá trình lên men vi sinh vật, một
phần chất xơ cũng được tiêu hoá ở đây. Ở gà chỉ tiêu hoá được 1% chất xơ. Protein
chưa được tiêu hoá ở ruột non, xuống đây cũng được vi sinh vật lên men thối và sản
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
7
sinh nhiều chất độc. Ngoài ra ở manh tràng còn có quá trình tổng hợp vitamin nhóm B,
đặc biệt là vitamin B
12
. Kết tràng có tác dụng nhu động ngược đưa chất chứa lên manh
tràng và từ manh tràng xuống trực tràng để đi vào lỗ huyệt, quá trình hấp thu chất
khoáng và nước ở đây tương đối mạnh.
1.3.5 Lỗ huyệt (cloaca) có cấu tạo gần giống như một cái túi, có các cửa đổ vào như
ruột già, hai ống dẫn niệu, đường sinh dục. Phân và nước tiểu nằm ở lỗ huyệt một thời
gian, ở đây có quá trình hấp thu muối và nước. Vì vậy làm cho phân gia cầm được khô
đi. Nước tiểu cũng bị cô đọng lại thành muối urate màu trắng ở đầu cục phân. Nếu cho
gia cầm ăn dư thừa protein thì muối urate sinh ra nhiều làm cho phân có màu trắng
nhiều, nếu cho ăn thiếu protein thì phân có màu đen nhiều.
1.4 CHỌN LỌC THEO NGOẠI HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT
TRỐNG MÁI
1.4.1 Chọn lọc gà con 1 ngày tuổi
Chọn ngay từ 1 ngày tuổi, dựa vào đặc điểm ngoại hình. Chọn những con có
khối lượng sơ sinh lớn, lông tơi xốp, bụng thon nhẹ, rốn kín, mắt to sáng, chân bóng,
cứng cáp, đi lại bình thường, hai mỏ khép kín, tránh chọn những con gà khô chân, vẹo
mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh
rốn (Nguyễn Xuân Bình, 2000).
1.4.2 Chọn lọc kết thúc giai đoạn úm
Sau giai đoạn úm 21 ngày tuổi ta chọn những cá thể phát triển hoàn chỉnh, tầm
vóc cân đối, mào và tích tai phát triển, bộ lông bóng mượt, hai chân vững chắc, đi
đứng vững vàng, nhanh nhẹn, trọng lượng đồng đều chuyển lên nuôi lấy thịt (Nguyễn
Thị Mai, 2009).
1.4.3 Phân biệt trống mái
Phương pháp soi lỗ huyệt: Khi chọn gà trống và gà mái, gà con được cầm ở tay
trái lưng gà áp vào lòng bàn tay, đầu trút xuống dưới. Khi quan sát cần bóp nhẹ vào
bụng để cho phân ra ngoài, dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải từ từ mở lỗ huyệt ra
nếu con trống thấy có mấu lồi nhô lên, khi kéo căng mấu lồi nhỏ này không mất đi đó
chính là mấu giao cấu.
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
8
Bảng 1.1: Phương pháp phân biệt trống mái dựa vào đặc điểm ngoại hình
Các bộ
phận
Gà trống Gà mái
Mào Hình vòng cung, khía răng cưa, không
đều
Hình tam giác, khía răng cưa,
đều
Chân To, dài Ngắn, bé
Đầu To, thô Bé, ít thô
Lông Lông đuôi thường mọc muộn Lông đuôi mọc sớm
Tiếng
kêu
Đục Thanh
Hành vi Khi ăn thường bới ngang Ít bới ngang
Nguồn: Nguyễn Thị Mai ( 2009)
Phương pháp phân biệt trống mái qua tốc độ mọc lông cánh và màu sắc lông: Ở
gà thịt trong chọn giống người ta đã tạo ra những gà có gen quy định tốc độ mọc lông
cánh và màu sắc lông liên kết với giới tính lúc gà mới nở. Gà trống thì tốc độ mọc lông
chậm hơn gà mái.
Đối với gà ở các tuần tuổi 3 - 5 đặc biệt đối với gà thịt rất khó phân biệt trống
mái nếu không có kinh nghiệm nghề nghiệp. Để xác định trống mái ở giai đoạn này
cần dựa vào những đặc điểm cơ bản như: Mào, tích tai, đầu, chân, tiếng kêu,
lông…(Nguyễn Thị Mai, 2009)
1.5 CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI GÀ
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) và Nguyễn Thị Mai và ctv(2009), có nhiều
hình thức chăn nuôi gia cầm và có thể khái quát thành 3 phương thức chính.
1.5.1 Nuôi chăn thả
Gia cầm được thả tự do hoặc trong giới hạn không gian rộng như: Vườn nhà, đồi
nhà, Ưu điểm của phương thức này là vốn đầu tư chuồng trại thấp, gà tận dụng được
nguồn thức ăn trong thiên nhiên nên giảm được tiền chi phí thức ăn, chất lượng sản phẩm
tốt (thịt, trứng thơm ngon) và có thể tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Nhược
điểm là quy mô nuôi nhỏ, phân tán nên dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh (Nguyễn Đức
Hưng, 2006). Theo số liêu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2004, có 65% hộ gia
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
9
đình ở nông thôn chăn nuôi gà theo phương thức này (trong tổng số 7,9 triệu hộ chăn
nuôi gia cầm) với tổng số gà khoảng 110 - 115 triệu con và chiếm 50 - 52% tổng số gà
xuất chuồng của cả năm (Nguyễn Thị Mai và ctv(2009).
1.5.2 Nuôi bán thâm canh (bán chăn thả)
Theo Nguyễn Thị Mai và ctv(2009), đây là phương thức chăn nuôi tương đối tiên
tiến với quy mô đàn thường từ 200 - 500 con. Gà được nuôi nhốt trong chuồng thông
thoáng tự nhiên với hệ thống máng ăn uống bán tự động và sử dụng chủ yếu thức ăn công
nghiệp. Ước tính có khoảng 10 - 15% số hộ nuôi theo phương thức này với số lượng gà
sàn xuất hàng năm khoảng 25 - 30%. Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), ngoài thức ăn do
người chăn nuôi chủ động cung cấp, gia cầm còn tận dụng được thức ăn thiên nhiên trong
quá trình thả ngoài sân, gia cầm được vận động nên sản phẩm có chất lượng cao. Người
chăn nuôi chủ động trong công tác thú y nên hạn chế được dịch bệnh. Phương chăn nuôi
này hiện đang được quan tâm và phát triển ở nước ta.
1.5.3 Nuôi thâm canh (nuôi nhốt hoàn toàn)
Đây là phương thức chăn nuôi tiên tiến được ứng dụng phổ biến ở các nuớc có
nền kinh tế và chăn nuôi công nghiệp phát triển. Gia cầm được nuôi quy mô lớn và chất
lượng sản phẩm theo chuẩn mực chung. Gà thường thuộc giống cao sản và thức ăn
thường là thức ăn công nghiệp. Quy trình thú y và sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt.
Đi theo phương thức nuôi này là các cơ sở chế biến thức ăn, chế biến sản phẩm, sản xuất
các thiết bị phục vụ chăn nuôi có liên quan đều phát triển để hỗ trợ cho sản xuất thịt và
trứng. Tùy thuộc vào mức độ đầu tư và trình độ kỹ thuật mà quy mô có thể khác nhau. Ở
nước ta các cơ sở tư nhân giữ giống gốc và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đều nuôi gia
cầm theo phương thức này (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Theo Nguyễn Thị Mai và
ctv(2009), phương thức này chủ yếu là hình thức gia công của các trang trại với các
doanh nghiệp nước ngoài như: C.P. Group, Japfa, Cargill, Proconco và phát triển mạnh
ở các tỉnh như: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương,…
Ngoài ra, nhiều hộ nông dân, trang trại có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm cũng tự
chủ đầu tư chăn nuôi theo phương thức này.
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
10
1.6 CHUỒNG TRẠI VÀ THIẾT BỊ DÙNG NUÔI GÀ
1.6.1 Địa điểm, hướng và kiểu chuồng nuôi gà con
Theo Nguyễn Thị Mai và ctv (2009) chọn địa điểm xây dựng chuồng trại trước
hết phải chú ý đến lượng gió và lượng ánh sáng chiếu đến địa điểm đó. Nơi đó phải
cao ráo, sạch sẽ, không đọng nước, không có cây cối rậm rạp quá dễ sinh ra có chuột,
rắn. Chuồng nuôi giữa các khu nuôi gà lớn phải cách xa ít nhất 300m, khoảng cách
giữa các chuồng nuôi gà con với nhau nên từ 20 - 30m. Chúng ta đã biết nhu cầu về
ánh nắng của gà bao giờ cũng cao hơn những loại khác. Đối với gà, ánh nắng giúp cơ
thể tạo vitamin D đồng thời có tác dụng khử trùng môi trường nuôi và công cụ nuôi.
Tuy vậy không phải ánh nắng mặt trời lúc nào cũng thích hợp với gà con. Ánh nắng
gay gắt lúc 1h - 4h chiều cũng như ánh nắng yếu ớt lúc hoàng hôn đều không có lợi
cho gà con. Chính vì thế chúng ta phải chọn hướng chuồng làm sao để gà con có thể
đón nhận được ánh nắng mặt trời mà không bị gió lùa. Hướng Bắc là hướng gió lạnh,
hướng Tây là hướng của những tia nắng xiên gay gắt. Trong khi đó chúng ta lại
thường hay phải chống gió mùa Đông - Bắc vào những này cuối thu thành ra chỉ còn
lại hướng Nam là hướng tốt nhất. Làm chuồng hướng Nam không khí mát mẻ lại lợi
dụng được ánh nắng dịu của mặt trời và tránh được hướng gió bất lợi.
Tuy nói như vậy không có nghĩa là nơi nào chúng ta cũng chọn hướng Nam làm
chuồng mà chúng ta còn phải tuỳ theo địa điểm, đất đai cụ thể để có thể làm chuồng
theo hướng Đông – Nam hoặc Tây – Nam, đồng thời có thể khắc phục gió lùa bằng
cách trồng cây chắn gió. Kiểu chuồng gà thì rất nhiều loại nhưng tuỳ từng nước, tuỳ
từng nơi, tuỳ từng vùng khí hậu khác nhau để lựa kiểu chuồng cho thích hợp. Hiện nay
ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu kiểu chuồng nuôi gà con thích hợp. Tuy vậy
kiểu chuồng nào hợp với điều kiện của nước ta, tức là vừa rẻ tiền, vừa lâu hỏng, vừa dễ
xây dựng, vừa đảm bảo vệ sinh vừa hạn chế được những điều kiện bất lợi của khí hậu
trong 4 mùa thì kiểu chuồng đó chắc chắn sẽ thích hợp. Nước ta tuy khí hậu nhiệt đới
nhưng giữa miền Nam, miền Bắc lại khác nhau: miền Bắc mùa hè nhiệt độ trong ngày
chênh lệch nhau nhiều có khi đến 5 - 6
o
C, miền Nam khí hậu ôn hoà hơn. Các kiểu
chuồng phổ biến:
+ Kiểu chuồng kín: Xây dựng bằng vật liệu cách nhiệt, hoàn toàn dùng ánh
sáng điện, thông gió bằng quạt máy.
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
11
+ Kiểu chuồng nửa kín nửa hở vừa có hệ thống quạt thông gió, vừa có cửa
thông gió tự nhiên, dùng ánh sáng điện là chủ yếu.
+ Kiểu chuồng hở hoàn toàn thông gió tự nhiên và dùng ánh sáng tự nhiên hoàn
toàn.
+ Kiểu chuồng nhỏ, thô sơ nuôi ở các gia đình thông thường làm cách mặt đất
khoảng 0.50m cho phân lọt xuống dưới, có thể làm cầu đậu, máng ăn treo bên ngoài
cho ga thò đầu ra ngoài ăn.
Với kiểu chuồng như thế dù chọn bất kỳ kiểu chuồng nào chúng ta cũng cần
chú ý thoả mãn những điều kiện sau đây:
+ Nền chuồng phải kiên cố, tránh được ẩm ướt, dễ sát trùng có độ dốc nhất định
thuận tiện cho việc thoát nước khi rửa chuồng, nền có thể làm bằng ximăng, nền đất và
nền gạch nhưng nền bằng xi măng vẫn tốt nhất vì nó dễ thoát nước, bền và không bị
chuột đào khoét.
+ Nóc chuồng có thể lợp bằng ngói, tôn hay lá, lợp bằng ngói là tốt nhất, bêton
nóng và khi cần sửa chữa khó khăn, tôn thì hè nóng, đông lạnh, lá thì dễ bị chuột cắn
làm tổ, mau hư. Nóc chuồng gà con nên làm trần vì nó chống chuột và giữ ấm chống
lạnh.
+ Các cửa ra vào và cửa sổ phải có độ cao nhất định, độ rộng vừa phải để ra vào
làm việc thuận tiện. Cửa nên mở ra phía ngoài để khỏi mất diện tích chuồng. Cửa sổ
nên có lưới sắt để phòng thú hay chim xâm nhập vào.
+ Chuồng phải có hệ thống thoát nước ngầm từ những hố đặt máng nước tự
động bên trong chuồng dẫn đến các cống rãnh thoát nước lớn bên ngoài (Lã Thị Thu
Minh, 2000).
1.6.2 Lồng úm gà con
Lồng úm nuôi 100 con có chiều dài 2m, rộng 1m, cao 0,5m. Lồng úm để đứng
chân cao 0,4m hoặc cách nền 0,1m, đáy lót bằng lưới ô vuông có kích thước cỡ 1cm,
xung quanh lồng úm đóng nẹp tre, gỗ, lưới mắt cáo. Mật độ úm từ 1 ngày tuổi đến 1
tuần là 100 con/m
2
, từ 1 - 2 tuần tuổi là 50 con/m
2
, từ 3 - 5 tuần tuổi là 25 con/m
2
.
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
12
Hình 1.2: Lồng úm gà con
(www.hickmanseggs.com)
Theo Lê Minh Hoàng (2002) gà con trong tuần đầu được úm trong quây có đèn
sưởi ở ô chuồng nuôi và nới rộng dần quây ra theo tuần tuổi. Ngoài ra còn có cách úm
gà con theo chuồng củi đóng bằng tre, gỗ có kích thước thường rộng 1,2 – 1,5 m, dài
1,5 - 2 m, cách mặt đất 0,4 – 0,5 m, xung quanh có song sắt, tre cách nhau 2 – 2,5 cm,
cao 0,5 – 0,6 m, đáy bằng tre, gỗ, rải lưới ô vuông nhỏ có thể thêm chất độn như dăm
bào, rơm, trấu, phía trên có nắp đậy, lưới mắt cáo để tránh chuột, mèo vào bắt gà. Phía
trên có chụp đèn sưởi ấm cho gà.
Úm trên nền: Dùng cót cao 0,5 m quây tròn, khoảng 5 m
2
cót cho 100 gà con.
Theo Nguyễn Hữu Vũ (1999) trước khi đưa gà về nuôi cần chuẩn bị chu đáo
chuồng trại, các thiết bị dụng cụ chăn nuôi và đảm bảo khử trùng sạch sẽ như:
+ Khử trùng chuồng trại: Chuồng trại được quét sạch bụi bẩn, mạng nhện trên
trần, lưới, sàn nhà. Khử trùng nền chuồng bằng cách phun dung dịch formol 2 %, liều
lượng 0,5 lít/1m
2
nền chuồng hoặc quét một lớp nước vôi đặc lên trên nền chuồng (nền
ximăng hoặc lát gạch), để khô trước khi cho vào lớp độn chuồng.
+ Chuẩn bị rèm che: Quây quanh chuồng có thể làm bằng cót, vải bạt nhưng
phải đảm bảo kín, linh hoạt khi mở ra hoặc đóng vào. Rèm che treo cách trần 30 - 40
cm đảm bảo thông thoáng và phủ sát nền chuồng để tránh gió lùa.
+ Chuẩn bị nguồn sưởi: Có thể là lò sưởi điện, bếp than, củi, trấu, bóng đèn
điện… đảm bảo cung cấp nhiệt trong quây gà lên được 36 - 37
0
C. Phải được vận hành
thử để kiểm tra trước khi đưa gà vào chuồng.
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
13
+ Quây gà: Được làm băng cót, bìa cứng, hộp gỗ có đường kính 2,5 m,
chiều cao 0,5 m dùng cho 300 gà 1 ngày tuổi. Quây có thể mở rộng khi tuổi gà lớn
lên.
1.6.3 Kỹ thuật úm gà con
* Chuồng úm:
Một tuần trước khi nhận gà, chuồng trại phải được sát trùng kỹ lưỡng, có phủ
bạt che kín xung quanh. Trước khi vào gà 2-3 ngày nền chuồng được độn trấu hoặc
dăm bào dày 8-10 cm và sát trùng formol 2%.
Nếu nhận gà con vào mùa hè, nhiệt độ bên ngoài trên 30
0
C thì không cần làm
thêm phòng úm bên trong chuồng mà chỉ cần che kín bạt xung quanh là được. Nếu
nhận gà con vào mùa đông, nhiệt độ bên ngoài thấp thì bên trong chuồng cần làm thêm
phòng úm để giữ nhiệt tốt cho gà. Phòng úm được quây kín bằng bạt và có trần bên
trên, bạt có thể mở dễ dàng để điều chỉnh độ thông thoáng trong phòng úm.
Hình 1.3: Quây úm gà con
(www.self-sufficient-life.com)
* Nhiệt độ: Khi úm gà con điều quan tâm số 1 là nhiệt độ, bảo đảm cho gà con luôn đủ
ấm. Vì vậy trước khi nhận gà con về nuôi cần sưởi ấm phòng úm 3 - 6 giờ tuỳ thộc vào
nhiệt độ bên ngoài.
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
14
Bảng 1.2: Nhiệt độ tại vùng ủ úm phải phù hợp với độ tuổi của gà con (
o
C)
Chuồng có chụp sưởi
Ngày tuổi
Nhiệt độ tại chụp
úm
Nhiệt độ chuồng
nuôi
Nhiệt độ chuồng
nuôi bằng hơi ấm
0-3 38 28-29 31-33
4-7 35 28 31-32
8-14 32 28 29-31
15-21 29 25 28-29
Nguồn: Nguyễn Thị Mai ( 2009)
Bảng 1.3. Nhiệt độ thích hợp nuôi gà theo tuần tuổi
Tuần tuổi Nhiệt độ thích hợp
Tuần tuổi thứ nhất 31 – 33
0
C
Tuần tuổi thứ hai 29 – 31
0
C
Tuần tuổi thứ ba 26 – 29
0
C
Tuần tuổi thứ tư 22 – 26
0
C
Bùi Xuân Mến (2008)
Chú ý: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong quây gà, quan sát biểu hiện của
đàn gà để điều chỉnh nguồn nhiệt cho phù hợp: Nếu thiếu nhiệt đàn gà sẽ nằm dồn lại
bên dưới chụp sưởi, ít đi lại, ăn uống kém, kêu nhiều… Nếu thừa nhiệt thì đàn gà nằm
tản ra xa chụp sưởi, sát vòng quây, cạnh máng uống, há mỏ để thở, gà uống nhiều, ăn
ít… Nếu gà tụm lại ở 1 phía trong quây là bị gió lùa cần che chắn hướng gió. Khi thấy
gà tản đều, đi lại trong quây và ăn uống bình thường là nhiệt độ phù hợp.
* Ánh sáng : Khi úm gà có thể sử dụng bóng điện vừa chiếu sáng vừa sưởi ấm cho gà.
Nếu sử dụng nguồn sưởi bằng bóng hồng ngoại, chụp gas thì cần bổ sung thêm bóng
Số hiệu: BM08/QLKH – QT – 02 Lần ban hành: 02 Trang
15
sáng để kích thích khả năng tiêu thụ thức ăn của gà. Chiếu sáng cả ngày lẫn đêm để
kích thích gà ăn nhiều.
* Thức ăn, nước uống
Cung cấp nước cho gà con uống ngay sau khi thả gà vào chuồng úm.
Thức ăn cho gà ăn 2 giờ sau khi đưa gà vào úm, khi cho ăn cần rắc 1 lượng thức
ăn mỏng trên khay, mẹt để cho gà ăn hết lại rắc tiếp lần khác, trước khi cho ăn nếu còn
thức ăn trong khay thì cần sàng loại bỏ phân và chất độn chuồng lẫn vào thức ăn. Gà
con úm tuần đầu cần cho ăn 9 - 10 lần/ngày.
Nước uống : Khi gà con mới nhận về cho uống nước ngay, bổ sung 1 gam
Vitamin C + 50 gam đường Glucose/1 lít nước, cho gà con uống trong ngày đầu. Sau
đó cho uống vitamin tổng hợp. Cần lưu ý gà con lúc này uống rất ít nước nên khi pha
nước thì pha ít một, gà uống hết ta lại pha tiếp để đảm bảo vệ sinh. Gà con giai đoạn
úm cho uống bằng máng ga lon hoặc máng nhựa loại 2 lít. Thay nước sạch cho gà 2 - 3
lần/ngày.
Hình 1.4: Máng ăn và máng uống gà con
(www.chicken-yard.net)
Máng ăn, máng uống: Gà mới nở vài ngày đầu thức ăn nên rải trên giấy xi
măng, giấy báo, sau đó cho gà ăn trên khay nhôm, mẹt tre có gờ thấp 2 cm, khi gà lớn
dần cho gà ăn máng có gờ cao 5 cm. Có thể đặt các máng bằng gỗ, tôn. Máng ăn,
máng uống cho gia cầm con có thể hình trụ, hình ống có then dọc tròn xoay để gà
không nhảy vào máng và cũng không đậu lên được. Cần tính toán đủ máng ăn, máng
uống cho đàn gà và phân bố nhiều trong quây gà. Khay làm máng ăn, máng uống cở
40 x 60 cm, cao 5 cm cho 75 - 100 gà. Máng uống đặt hoặc treo xen kẻ các máng ăn.