Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

Bài giảng Sinh thái học và môi trường: Chúa sơn lâm đang bị nguy cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 64 trang )



Bộ môn Sinh Thái Học & Môi Trường

MỤC LỤC
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
II.NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
1. Là thú ác hay thú quý
2. Hiểm họa từ con người
3. Hiện trạng và bảo tồn

I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Hổ dân gian còn gọi
là hùm, cọp, kễnh, ông
ba mươi,…là loài thú ăn
thịt vào loại lớn nhất,
hung tợn nhất trong các
loài thú thuộc họ hàng
nhà mèo, thích sống ở
rừng già, bìa rừng, đồng
cỏ tranh, nơi thường có
nhiều đồ ăn, thức uống,
chỗ trú ẩn và tránh nắng.

I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Về hình dạng ngoài, hổ rất giống
con mèo nhà có điều chỉ kích thước hổ
lớn hơn mèo gấp nhiều lần mà thôi.

I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Người ta gọi hổ là


“chúa sơn lâm” vì
chúng dữ tợn và có
sức mạnh đánh ngã
được tất cả các loài
thú rừng kể cả bò tót,
trâu rừng và voi.
Chúng khỏe đến nỗi
có thể tha được con
mồi nặng gấp 2l cơ
thể và đi rất xa.

I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Hổ là động vật ăn thịt điển hình.

I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Khi săn mồi, hổ ẩn mình vào nơi kín
đáo gần chỗ mồi qua lại để rình bắt.
.


I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Hổ có thói quen đi săn vào ban đêm.
.

I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Hổ có cuộc sống
khá thầm lặng. Với oai
phong của chúa tể
rừng xanh làm cho hổ
không có bạn bè.

Không một loài vật nào
sống chung được với
hổ! Hổ không thích kết
bạn cùng loài. Hổ
không sống thành bầy
đàn.

I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Chỉ đến mùa sinh
sản hổ mới kết đôi.
Khi đó đôi hổ vờn
nhau ở nơi trống trải,
dưới ánh trăng.

I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Sau lần gặp nhau
đó hổ đực lại ra đi và
hổ cái mang thai. Hổ
mẹ làm ổ sinh con nơi
kin đáo, hang hốc, khe
đá hay ở ngay trong
đám lau sậy rậm rạp.
Sau hơn 100 ngày thì
hổ cái đẻ ra 2-4 con,
nhưng thường thì 2
con.

I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Hổ con lớn lên rất nhanh. Đến tháng
tuổi thứ 4-5, hổ con có thể ra khỏi tổ

theo mẹ đi kiếm mồi. Khi đó, hổ mẹ dạy
cho hổ con biết cách rình mồi, bắt mồi,
đuổi mồi, vồ mồi,…Nếu không được
mẹ dạy, hổ con khi lớn lên sẽ không
biết cách bắt mồi. Nuôi hổ con từ nhỏ
trong nhà cũng như nuôi mèo lớn vậy.

I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
2, 3 năm hổ mới
đẻ một lần. Vì thế
săn bắt hổ quá mức
như hiện nay là
nguy cơ đe dọa gay
gắt đối với hổ, làm
cho hổ trở thành
loài thú hiếm thực
sự và nguy cơ bị
tuyệt diệt là rất gần.

II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
1. Là thú ác hay thú quý
Hổ ăn thịt các loài thú khác, đôi khi ăn cả
gia súc, nhưng không nên vội kết tội
chúng là thú ác vì nhờ thế mà hổ có công,
chúng đã góp phần duy trì sự cân bằng
sinh học trong thiên nhiên, khống chế nai,
hoẵng và các loài thú khác chỉ phát triển
đến mộ mức nào đấy, không dẫn đến đe
dọa mùa màng của con người. Đặc biệt,
hổ chuyên săn lợn rừng một loại thú làm

hại nông nghiệp đáng kể.

II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Trên thị trường
thế giới, hổ thuộc
hàng đặc sản quan
trọng của châu Á.
- Da hổ đẹp, có giá
trị cao trên thị
trường.
- Răng hổ làm đồ
trang sức rất được
ưa chuộng.

II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
-
Xương hổ nấu thành cao (hổ cốt) là loại
thuốc bổ đặc biệt quí.
-
Ngay cả hổ sống cũng là nguồn xuất khẩu
quan trọng, vì chúng là loài thú quý của các
rạp xiếc và vườn thú.

II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Nguyên con, bán
theo trọng lượng,
2,5 - 3 triệu đồng/kg.
Cao hổ 6 triệu
đồng/lạng.
Đầu tháng 9-

2004, một bộ xương
hổ nặng 11 kg được
rao bán giá 5.000
USD. Một bộ xương
hổ 13 kg giá 4.000
USD

II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Hổ còn quý ở chỗ nó nó là loài thú
trở nên hiếm ở nhiều nơi trên thế giới.
Hổ đang được Ủy ban quốc tế bảo
tồn thiên nhiên ghi vào danh sách
“sách đỏ” gồm các động vật quý hiếm
đòi hỏi được bảo vệ triệt để ở cấp độ
E3 - bị đe dọa nghiêm trọng.

II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
2. Hiểm họa từ con người
Chúng ta chia sẻ Trái đất này cùng
vô số động vật - tất cả hoặc là kẻ săn
mồi, hoặc là con mồi, hoặc cả hai.
Điều đáng buồn là chúng ta đã làm
cho nhiều loài động vật khó lòng tồn
tại, và một số sắp tuyệt chủng.

II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Khi con người khai
hoang đất đai, họ cũng
hủy diệt môi trường
sống ở đó. Một số loài

bị săn bắn, số khác bị
đe dọa do nạn buôn bán
động vật sống, hay các
bộ phận của chúng, để
kiếm tiền. Trong số nạn
nhân đó có vị “chúa
sơn lâm”, vị vua của
rừng già sắp bị tuyệt
diệt.



×