MỤC LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đất nước ta đang diễn ra sôi động quá trình
phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với yêu cầu này, các hoạt động kinh doanh
trên nhiều lĩnh vực phải có nhiều chuyển biến, nhiều thay đổi cho phù hợp với cơ chế
mới. Trong nền kinh tế chung, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vị trí hết
sức quan trọng, được xem là xương sống của nền kinh tế, đóng vai trò rất to lớn trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mục đích của mọi doanh nghiệp trong kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt
được mục đích trên, doanh nghiệp phải sản xuất những sản phẩm cung cấp cho thị
trường và được thị trường chấp thuận. Để sản xuất phải sử dụng các nguồn lực sản xuất
xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ
càng có cơ hộ để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Do vậy, nâng cao hiệu quả là đòi
hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục đích lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Hơn
bao giờ hết các doanh nghiệp phải giải quyết bằng được vấn đề làm thế nào để không
ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và có lợi nhuận tối ưu.
Mục tiêu trước hết của doanh nghiệp là để tồn tại và sau đó là để củng cố vị thế,
phát triển quy mô kinh doanh, chiến thắng đối thủ cạnh tranh, nâng cao uy tín, thế lực
của doanh nghiệp trên thị trường. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu
chung của mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là yếu tố quyết định
tới sự phát triển của một doanh nghiệp, là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của một doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và qua quá trình thực tập tại CÔNG TY CỔ
PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC em đã hiểu được phần nào về lĩnh
vực kinh doanh vận tải mà mình đang theo học và em tìm hiểu chuyên đề:
“Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
2
Luận văn của em được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương 2: Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Chương 3: Một số biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo hướng dẫn Ts Bùi Bá Khiêm đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cho nên bài viết của
em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung lẫn hình thức. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý quý báu của các thầy cô để giúp em trong quá trình
nghiên cứu và công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Hải Vân
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn
gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo
ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được như vậy thì
các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khă năng kinh doanh.“ Nếu loại bỏ các phần khác
nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể
hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh
trên thị trường”
Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể
là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật
thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách
hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể
kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình này càng phát triển.
Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công
việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh
doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động
Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.
1.1.2 Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được
sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả là mục tiêu cần thiết của mỗi
doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể là những đại lượng cụ thể có
4
thể định lượng cân đong đo đếm được cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh được
mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như thương hiệu, uy tín, sự tín nhiệm của
khách hàng về chất lượng sản phẩm. Chất lượng bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.
1.2 Đặc điểm của phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đích của hoạt
động kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải để tự tiêu dùng
mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận.
Hoạt động kinh doanh phải hạch toán được chi phí sản xuất, kết quả sản xuất
và hạch toán được lãi (lỗ) trong kinh doanh.
Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếm được, đó là
sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường. Người chủ sản xuất phải chịu trách nhiệm
đối với sản phẩm của mình sản xuất ra.
Hoạt động kinh doanh phải luôn luôn nắm được các thông tin về sản phẩm của
doanh nghiệp trên thị trường như các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm,
thông tin về xu hướng tiêu dùng của khách hàng, thông tin về kỹ thuật công nghệ để chế
biến sản phẩm, về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật Nhà nước có liên quan đến sản
phẩm của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội, tạo điều
kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học kỹ
thuật, mở rộng quan hệ giao lưu hàng hoá, tạo ra sự phân công lao động xã hội và cân
bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế.
Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, con người thường xuyên phải đánh giá kết
quả từ đó để rút ra những sai lầm, thiếu sót, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết
quả, vạch rõ tiềm năng chưa được sử dụng và đề ra các biện pháp khắc phục, xử lý kịp
thời để không ngừng nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp chịu tác động của
nhiều nhân tố. Mỗi biến động của từng nhân tố có thể xác định xu hướng và mức độ ảnh
5
hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cụ thể hoá bản chất kết quả sản xuất
kinh của doanh nghiệp.
1.3 Vị trí và vai trò của việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.1 Vị trí
Hoạt động sản xuất kinh doanh có vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi doanh
nghiệp. Để tồn tại thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải định hướng cho mình là sản xuất
cái gì? sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm đó phục vụ
cho nhu cầu của thị trường.
Hoạt động sản xuất kinh doanh là yêu cầu cơ bản cho sự tồn tại của nền kinh tế.
Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh các donh nghiệp sẽ trao đổi các sản phẩm với
nhau từ đó có thể tiến hành hợp tác cùng kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh là
cơ sở thiết yếu không thể thiếu được và nhất lại là trong nền kinh tế thị trường như hiện
nay. Nếu mỗi doanh nghiệp biết kết hợp các yếu tố đầu vào để tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh thì sẽ mang lại một hiệu quả rất lớn cho mình.
1.3.2 Vai trò
Hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh
nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt
động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các
nguồn lực sẵn có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và hoạt động sản xuất
kinh doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục
tiêu đó. Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh không những cho
phép các nhà quản trị đánh giá được tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp (có đạt hiệu quả không và đạt ở mức độ nào) mà còn cho phép các nhà
quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh,
để từ đó tìm ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế của thị trường, phù hợp với
khả năng của doanh nghiệp.
6
Nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị
trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như ngoài
ngành. Do vậy chỉ có nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm được
chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, mới có thể nâng
cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và tìm mọi biện pháp để nâng
cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan.
Thông qua việc sử dụng các nguồn lực, từng yếu tố sản xuất sẽ quan sát được mối
qua hệ giữa yếu tố sản xuất với kết quả hoạt động kinh doanh, sẽ biết được những
nguyên nhân nào sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố, những
nguyên nhân nào đang còn hạn chế, ảnh hưởng đến khai thác năng lực sản xuất của
doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể tìm được các giải pháp thích hợp để khai thác
khả năng tiềm tàng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp, làm lợi cho hoạt động
kinh doanh.
Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào con người cũng cần phải
kết hợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợp với ý đồ
trong chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở nguồn lực sẵn có.
Để thực hiện điều đó bộ phận quản trị doanh nghiệp sử dụng rất nhiều công cụ trong đó
có công cụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xem xét và tính toán kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình
độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị tìm ra các nhân tố để đưa ra những các biện
pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm
nâng cao hiệu quả.
Bản chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh,
phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu tối đa hoá
lợi nhuận. Với vai trò là phương tiện đánh giá và phân tích kinh tế, kết quả hoạt động sản
7
xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử
dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh giá được trình độ sử dụng từng yếu tố
đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như đánh giá được từng bộ phận của doanh
nghiệp.
1.3.3 Mục đích của đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh
Thông qua việc phân tích nhằm tìm ra và giải thích được mối quan hệ giữa các
hoạt động sản xuất và kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp
quản lý tốt như tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, chống thất thoát tài sản, tăng năng suất
lao động … Do đó việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt
được mục đích cụ thể sau:
Đưa ra các chỉ tiêu dự báo về xu hướng phát triển, sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, các chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược mang tính lâu dài
trong tương lai của nhà quản lý.
Giúp nhà quản lý đề ra được hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp vì
hoạt động sản xuất kinh doanh luôn biến đổi không ngừng sao cho phù hợp với môi
trường kinh doanh
Thực hiện tốt các mục đích trên nhằm tìm ra xu hướng và phạm vi tác dụng của
các nhân tố đến các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và dự báo xu hướng phát
triển của doanh nghiệp.
1.4 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.4.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng
a. Tổng doanh thu (TR) : Là tổng số tiền thu được từ hoạt dộng sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
TR = ∑ Qi × Pi
Trong đó TR : doanh thu bán hàng
Qi : khối lượng sản phẩm i bán ra
8
Pi : giá bán sản phảm i
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, doanh thu càng lớn thì lợi nhuận doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
b. Tổng chi phí (TC) : Là tổng số tiền đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh để có
được doanh thu tương ứng.
TC = FC + VC
Trong đó : FC là chi phí cố định
VC là chi phí biến đổi
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại
và hoạt động của doanh nghiệp
c. Lợi nhuận (LN) : Là số tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí
phát sinh để doanh nghiệp trích lập các quỹ, chia lợi tức và đầu tư phát triển mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
∏ = TR – TC
Ý nghĩa: Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả kinh tế
của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
d. Sản lượng : Là lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị thời gian.
Sản lượng = Năng suất lao động của công nhân trong kỳ × số công nhân trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết lượng sản phẩm mà công nhân tạo ra trong 1 đơn
vị thời gian.
1.4.2 Nhóm chỉ tiêu định tính
a. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu, tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.
Công thức :
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu =
Ý nghĩa: khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng lớn, thì hiệu quả kinh
9
doanh của doanh nghiệp càng cao, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao và
ngược lại.
b. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Hệ số này là thước đo khái quát nhất khả năng sinh lời của mỗi doanh nghiệp, đo
lường số lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng tài sản được đầu tư.
Công thức:
Tỷ suất LN/TS =
Ý nghĩa: hệ số khả năng sinh lợi của tài sản, không phụ thuộc vào cơ cấu vốn và
cho biết cứ 1 đơn vị tài sản đầu tư vào kinh doanh, đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận
sau thuế và nguồn trả lãi ngân hàng.
c. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh doanh thu của doanh nghiệp đem lại bao nhiêu lợi nhuận.
Công thức:
Tỷ suất LN trên DT =
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh
nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăng doanh
thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.
d. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Hệ số này phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem lại bao
nhiêu lợi nhuận.
Công thức:
Tỷ suất LN trên chi phí =
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng các loại chi phí cho hoạt động
kinh doanh. Tỷ lệ này cho biết một đồng doanh thu sẽ được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
e. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
e.1. Sức sản xuất của vốn cố định
Là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh
10
doanh mà doanh nghiệp thu được trong kỳ so với số vốn cố định bình quân, mà doanh
nghiệp đã sử dụng trong kỳ.
Công thức :
Sức sản xuất vốn cố định =
Ý nghĩa: cứ một đồng vốn cố định bình quân được sử dụng trong kỳ, sẽ tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu.
e.2. Sức sinh lời của vốn cố định
Là chỉ tiêu cho thấy tỉ suất giữa vốn cố định và lợi nhuận trong kỳ.
Công thức :
Sức sinh lời của vốn cố định =
Ý nghĩa: Khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
f. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
f.1. Sức sản xuất của vốn lưu động
Là chỉ tiêu tương đối biểu hiện kết quả so sánh giữa vốn lưu động và doanh thu
trong kỳ.
Công thức:
Sức sản xuất của vốn lưu động =
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh
nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăng doanh
thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.
f.2. Sức sinh lợi của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết, một đơn vị vốn lưu động bình quân tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh trong kỳ, sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
Công thức :
Sức sinh lời của vốn lưu động =
11
Ý nghĩa: Khả năng sinh lợi của tài sản lưu động càng cao, hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
g. Năng suất tổng chi phí (Tỷ suất doanh thu trên chi phí)
Chỉ tiêu này cho biết chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, cho biết một đồng
doanh thu phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
Công thức:
Năng suất tổng chi phí =
Ý nghĩa: Chi phí sản xuất càng thấp thì doanh thu của doanh nghiệp càng cao
và ngược lại. Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp xem xét để điều chỉnh cắt giảm mức chi phí
để việc sản xuất kinh doanh được có lãi.
h. Năng suất lao động
Năng suất lao động của một công nhân viên:
Năng suất lao động của nv =
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một công nhân viên trong kỳ làm ra được bao
nhiêu đồng doanh thu.
12
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN BẮC
2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tên gọi: Công ty cổ phần kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc. Địa chỉ: Tầng 11 -
Toà nhà Viện Dầu khí Việt Nam - 173 Trung Kính - Cầu Giấy - Hà Nội.
Chi nhánh tại Hải Phòng: Khu đất CN5.1B khu Hoá Dầu, khu công nghiệp Đình
Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 031.3798615
Số Fax: 031.3850982
Website: http:// www.pvgasn.vn
Email:
Mã số thuế: 0102311149
Tổng kho khí hóa lỏng Miền Bắc là chi nhánh tại Hải Phòng của CÔNG TY CỔ
PHẦN KINH DOANH KHÍ HOÁ LỎNG MIỀN BẮC.
Công ty Cổ phần kinh doanh Khí hóa lỏng miền Bắc(PVGAS North) tiền thân là
công ty Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc – thành lập theo quyết định số 826/QĐ-
DKVN ngày 12/4/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
trên cơ sở Xí nghiệp 2 thuộc Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí (được thành
lập theo quyết định số 2062/QĐ-HĐQT ngày 29/11/2000 của Hội đồng quản trị Tổng
13
công ty Dầu khí Việt Nam) và bộ phận kinh doanh khí hóa lỏng của Công ty Thương mại
Dầu khí tại các tỉnh phía Bắc.
Ngày 20/12/2006 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số 3733/QĐ-BCN
về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc
thành Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc.
Ngày 25/06/2007, Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc được Sở
Kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103018088, đánh dấu sự ra đời của công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc.
Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền bắc chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/07/2007.
Ngày 07/08/2007, Hội đồng quản trị của tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có Nghị
quyết số 4589/NQ-DKVN về việc chuyển quyền sở hữu cổ phần của Tập đoàn dầu khí tại
các công ty hoạt động trong lĩnh vực khí cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Tổng Công ty khí (PVGAS), trong đó có Công ty PVGas North. Công ty Trách
nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tổng công ty khí (PVGas) được hình thành theo quyết định
số 2232/QĐ-DKVN ngày 18/7/2007, là công ty TNHH 1 thành viên do Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ.
Ngày 21/8/2009 Công ty cổ phần kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc đã khánh
thành và đưa vào hoạt động Tổng kho khí hoá lỏng Miền Bắc đặt tại khu công nghiệp
đình vũ ở Hải Phòng. Tổng kho có sức chứa 7500 tấn và là kho lớn nhất Miền Bắc và
đứng thứ hai trên cả nước chỉ sau Kho cảng Thị Vải.
Vốn điều lệ ban đầu của PVGAS North là 135.000.000.000 đồng. Ngày
10/09/2008, PVGas North đã được Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018088 với vốn điều lệ là 266.170.000.000 Đ.
Ngày 13/01/2011, Công ty đã được Sở kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102311149 với số vốn điều lệ là
277.198.500.000 đồng.
14
Năm 2011 và năm 2012, Công ty tập trung phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh phát triển hệ thống kho cảng, trạm chiết nạp LPG đảm bảo
việc tàng trữ phân phối, chiết nạp chủ động kịp thời, thuận tiện, ổn định, hiệu quả.
Công ty đã hoàn thành hệ thống 2 bồn chứa với khối lượng 3000 tấn. Công trình
gồm 5 bồn, sức chứa thiết kế 7500 tấn, đường ống chịu lực, đường dẫn nhập xuất LPG,
thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động được áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước
thuộc nhóm 7G.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2. : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
15
(Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính)
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Xuất nhập khẩu khí hoá lỏng (viết tắt là LPG) và các sản phẩm dầu khí.
- Đầu tư, xây dựng kho bãi trạm chiết nạp phục vụ hoạt động kinh doanh khí hoá
lỏng, chiết nạp và dịch vụ chiết nạp khí hoá lỏng.
- Ủy thác xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải khí hóa lỏng và các sản phẩm dầu khí.
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá.
16
- Tư vấn thiết kế, đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt máy,
thiết bị và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh gas.
- Đào tạo lao động kỹ thuật ngành gas.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. Đại lý, mua bán, ký gửi hàng
hoá. Giám định kỹ thuật chai chứa khí hóa lỏng và các thiết bị chịu áp lực.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với chai chứa khí hóa lỏng và các thiết bị chịu áp
lực. Kinh doanh phân đạm, amoniac, các sản phẩm hóa chất khác, các dịch vụ trong kinh
doanh phân đạm và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ kiện, kho bãi, trạm chiết nạp LPG và các sản
phẩm dầu khí.
2.1.4 Tình hình lao động
Tổng số lượng người lao động trong công ty đến thời điểm hiện tại là: 435 người.
Trong đó cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua bảng dưới đây:
17
Bảng 2. : Cơ cấu lao động của Công ty năm 2010- 2012
ST
T
Phân loại lao động
Số người
Tỷ trọng
(%)
Số người
Tỷ trọng
(%)
Số người
Tỷ trọng
(%)
2010 2011 2012
I Phân theo thời hạn HĐ
1 Hợp đồng lđ dài hạn 164 40,29 165 40,34 176 40,46
2
Hợp đồng lđ có thời hạn 36
tháng
102 25,06 103 25,18 112 25,74
3
Hợp đồng lđ có thời hạn 12
tháng
124 30,47 124 30,32 126 28,97
4
Hợp đồng lđ có thời hạn
dưới 12 tháng, thử việc
17 4,18 17 4,16 21 4,83
Tổng cộng 407 100 409 100 435 100
II Phân theo giới tính
1 Lao động nam 322 79,12 323 78,97 347 79,78
2 Lao động nữ 85 20,88 86 21,03 88 20,22
Tổng cộng 407 100 409 100 435 100
III Phân theo trình độ
1 Đại học và trên đại học 155 38,08 156 38,14 172 39,54
2 Cao đẳng 72 17,69 73 17,85 78 17,93
3 CNKT và trung cấp 64 15,72 64 15,65 69 15,86
4 Lái xe 13 3,19 13 3,18 13 3,0
5 Lao động phổ thông 103 25,32 103 25,18 103 23,86
Tổng cộng 407 100 409 100 435 100
1 Nhân viên 306 75,18 307 75,06 330 75,86
2 Cán bộ quản lý 101 24,82 102 24,94 105 24,14
Tổng cộng 407 100 409 100 435 100
(Nguồn: phòng tổ chức - hành chính)
18
Nhận xét Bảng 2.1:
Cơ cấu lao động của công ty năm 2010-2012 ta thấy tổng số người lao động của
công ty năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 và năm 2010. Điều này cho thấy nhu cầu về
lao động của công ty là rất cần để phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh của công ty.
Theo tính chất của công việc nên lao động nam chiếm đa số so với lao động nữ (cụ thể là
số lao động nam chiếm trên 78% trong tổng số lao động của công ty). Nếu phân theo
trình độ học vấn thì đội ngũ có trình độ đại học và trên đại học cũng tăng lên, cụ thể là
năm 2010 chiếm 38,08%, năm 2011 tăng lên chiếm 38,14% đến năm 2012 chiếm 39,54%
cao hơn so với tỷ trọng đội ngũ có trình độ cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông.
Điều này cho thấy công ty đang chú trọng tuyển dụng những lao động có trình độ cao
như đại học và trên đại học để tham gia vào quá trình quản lý công ty, nâng cao chất
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thêm vào đó nếu phân theo hợp đồng lao động thì số lao động có hợp đồng lao
động dài hạn chiếm tỷ trọng cao trên tổng số lao động, năm 2010 chiếm 40,29%, năm
2011 chiếm 40,34%, năm 2012 chiếm 40,46% so với số lao động có thời hạn và số lao
động mùa vụ. Điều này cho thấy công ty đang chú trọng đẩy mạnh việc ổn định nguồn
nhân lực của công ty bằng cách ký hợp đồng lao động dài hạn với các lao động trong
công ty. Để tạo nên thành công thì công ty cần có lực lượng lao động tốt là rất quan trọng,
công ty đã làm rất tốt công tác giữ ổn định và duy trì đội ngũ lao động với việc ký kết
hợp động lao động chủ yếu từ 12 tháng trở lên.
Công ty CP Kinh Doanh Khí Hoá Lỏng Miền Bắc thuộc quy mô lớn nên có cơ cấu
tổ chức và quản lý cồng kềnh do vậy cần quản lý, sử dụng lao động sao cho thật hợp lý
và tiết kiệm. Việc tuyển dụng, đào tạo, đào tạo nâng cao thường xuyên được tổ chức và
đầu tư thích đáng cho các nhân viên trong công ty. Trang bị cho mọi nhân viên lượng
kiến thức ban đầu, khuyến khích tạo điều kiện về mọi mặt để các bộ nhân viên tham dự
các khoá đào tạo nghiệp vụ nâng cao bên trong và bên ngoài công ty theo nhu cầu công
việc đề ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
2.2 Thực trạng hoạt động của công ty (2009-2013)
2.2.1 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu.
19
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
2013/2012 2012/2011 2011/2010 2010/2009
Tuyệt
đối(+/-)
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối(+/-)
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối(+/-)
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối(+/-)
Tương
đối(%)
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1.540.366 2.764.700 3.998.494 4.314.777 4.074.541 (240.236) 94,43 316.283 107,91 1.233.794 144,63 1.224.334 179,48
Các khoản giảm trừ doanh
thu
1.649 9.463 4.911 17.557 (17.557) 0 12.646 357,50 (4.552) 51,90 7.814 573,86
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
1.538.717 2.755.237 3.993.583 4.297.220 4.074.541 (222.679) 94,82 303.637 107,60 1.238.346 144,95 1.216.520 179,06
Giá vốn hàng bán 1.389.617 2.605.119 3.776.751 4.043.329 3.799.729 (243.600) 93,98 266.578 107,06 1.171.632 144,97 1.215.502 187,47
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
149.100 150.118 216.832 253.891 274.812 20.921 108,24 37.059 117,09 66.714 144,44 1.018 100,68
Doanh thu hoạt động tài
chính
40.413 44.996 194.666 11.579 4.090 (7.489) 35,32 (183.087) 5,95 149.670 432,63 4.583 111,34
Chi phí tài chính 36.819 15.786 41.098 26.788 22.015 (4.773) 82,18 (14.310) 65,18 25.312 260,34 (21.033) 42,87
Trong đó: chi phí lãi vay 23.876 25.553 1.581 (23.972) 6,19 1.677 107,02 23.876 0
Chi phí bán hàng 96.247 106.857 137.209 155.567 170.972 15.405 109,90 18.358 113,38 30.352 128,40 10.610 111,02
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
28.924 34.392 49.418 53.661 52.376 (1.285) 97,61 4.243 108,59 15.026 143,69 5.468 118,90
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
27.523 38.080 183.772 29.455 33.538 4.083 113,86 (154.317) 16,03 145.692 482,59 10.557 138,36
Thu nhập khác 771 779 8.950 8.708 3.498 (5.210) 40,17 (242) 97,30 8.171 1148,91 8 101,04
Chi phí khác 22 321 5.434 1.481 300 (1.181) 20,26 (3.953) 27,25 5.113 1692,83 299 1459,09
Lợi nhuận khác 749 458 3.517 7.227 3.197 (4.030) 44,24 3.710 205,49 3.059 767,90 (291) 61,15
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
28.272 38.538 187.289 36.681 36.735 54 100,15 (150.608) 19,59 148.751 485,99 10.266 136,31
Chi phí thuế TNDN hiện
hành
1.665 1.457 44.696 9.293 9.005 (288) 96,90 (35.403) 20,79 43.239 3067,67 (208) 87,51
Lợi nhuận sau thuế TNDN
26.607 37.081 142.593 27.388 27.730 342 101,25 (115.205) 19,21 105.512 384,54 10.474 139,37
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PVG North 2009-2013)
Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán năm 2009-2013
20
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2009
2010 2011 2012 2013
2013/2012 2012/2011 2011/2010 2010/2009
Tuyệt
đối(+/-)
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối(+/-)
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối(+/-)
Tương
đối(%)
Tuyệt
đối(+/-)
Tương
đối(%)
TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn 681.405 894.948 905.795 692.275 898.144 205.869 129,74 (213.520) 76,43 10.847 101,21 213.543 131,34
Tiền và các khoản tương
đương tiền 280.333 56.148 101.751 70.008 66.025 (3.983) 94,31 (31.743) 68,80 45.603 181,22 (224.185) 20,03
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 450 81.450 5.000 (5.000) (76.450) 6,14 81.000 18.100
Các khoản phải thu ngắn
hạn 318.023 609.687 708.301 545.835 694.197 148.362 127,18 (162.466) 77,06 98.614 116,17 291.664 191,71
Hàng tồn kho 61.287 93.168 56.661 62.614 108.309 45.695 172,98 5.953 110,51 -36.507 60,82 31.881 152,02
Tài sản ngắn hạn khác 21.313 54.495 34.081 13.819 29.612 15.793 214,28 (20.262) 40,55 -20.414 62,54 33.182 255,69
Tài sản dài hạn 358.373 446.696 552.546 585.207 564.250 (20.957) 96,42 32.661 105,91 105.850 123,70 88.323 124,65
Tài sản cố định 144.777 189.566 275.642 285.791 278.618 (7.173) 97,49 10.149 103,68 86.076 145,41 44.789 130,94
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 80.699 90.721 11.471 10.000 10.000 100 (1.471) 87,18 (79.250) 12,64 10.022 112,42
Tài sản dài hạn khác 132.897 165.928 265.432 289.416 275.632 (13.784) 95,24 23.984 109,04 99.504 159,97 33.031 124,85
Tổng cộng tài sản 1.039.779 1.341.644 1.458.341 1.277.482 1.462.394 184.912 114,47 (180.859) 87,60 116.697 108,70 301.865 129,03
NGUỒN VỐN 0 0 0
Nợ phải trả 731.285 1.029.111 1.035.179 867.919 1.051.304 183.385 121,13 (167.260) 83,84 6.068 100,59 297.826 140,73
Nợ ngắn hạn 581.371 715.634 779.697 666.245 951.292 285.047 142,78 (113.452) 85,45 64.063 108,95 134.263 123,09
Nợ dài hạn 149.914 313.477 255.482 201.674 100.011 (101.663) 49,59 (53.808) 78,94 (57.995) 81,50 163.563 209,10
Nguồn vốn chủ sở hữu 308.493 312.533 422.849 409.306 410.634 1.328 100,32 (13.543) 96,80 110.316 135,30 4.040 101,31
Vốn chủ sở hữu 308.493 312.533 422.849 409.306 410.634 1.328 100,32 (13.543) 96,80 110.316 135,30 4.040 101,31
Lợi ích của cổ đông thiểu
số 312 256 456 200 178,13 (56) 82,05 312 0
Tổng cộng nguồn vốn 1.039.779 1.341.644 1.458.341 1.277.482 1.462.394 184.912 114,47 (180.859) 87,60 116.697 108,70 301.865 129,03
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của PVGas North năm 2009-2013)
21
*Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh trên của công ty trong năm 2009-2013 ta
nhận thấy:
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 1.540.366 triệu đồng,
tăng 1.224.334 triệu đồng, tương ứng với tăng 79,48% so với năm 2009. Năm 2011 là
3.998.494 triệu đồng, tăng 1.233.794 triệu đồng, tương ứng với tăng 44,63% so với năm
2010. Năm 2012 là 4.314.777 triệu đồng, tăng 316.283 triệu đồng, tương ứng với tăng
7,91% so với năm 2011. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua các năm cho
thấy đây thực sự là một dấu hiệu tốt, nó chứng tỏ là Công ty đang nỗ lực trong công tác
kinh doanh thu hút khách hàng để bù đắp lại sự thiếu hụt từ năm trước, mặc dù năm 2012
vẫn là một năm đầy khó khăn trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc tăng
doanh thu tới 7,91% của năm 2012 so với năm 2011 và tăng 44.63% của năm 2011 so với
năm 2010 còn thể hiện sự năng động trong công tác điều hành sản xuất của ban giám đốc
công ty. Tuy nhiên đến năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 4.074.541
triệu đồng, giảm 240.236 triệu đồng, tương ứng với giảm 5,57% so với năm 2012. Điều
này cho thấy trong năm 2013 tình hình tiêu thụ các sản phẩm LPG giảm so với năm trước
có thể do nhu cầu sử dụng khí hóa lỏng của khách hàng trong nước cũng như nhu cầu sử
dụng trên thế giới giảm đi hoặc do công ty chưa áp dụng các biện pháp thúc đẩy việc tiêu
thụ sản phẩm mạnh hơn nữa.
Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2010 là 9.463 triệu đồng, tăng 7.814 triệu đồng
tương ứng với tăng 473,86% so với năm 2009. Năm 2011 là 4.911 triệu đồng, giảm 4.552
triệu đồng, tương ứng với giảm 48,1% so với năm 2010. Năm 2012 là 17.557 triệu đồng,
tăng 12.646 triệu đồng tương ứng với tăng 257,5% so với năm 2011. Năm 2013 không có
các khoản giảm trừ doanh thu. Năm 2010 các khoản giảm trừ doanh thu tăng, năm 2011
các khoản giảm trừ doanh thu giảm, năm 2012 lại tăng. Điều này cho thấy doanh nghiệp
đã chưa ổn định được mức tăng trưởng của doanh thu. Đây là một biểu hiện không tốt, nó
sẽ làm tăng chi phí đầu vào của giá thành đơn vị và như vậy sẽ làm cho khả năng cạnh
tranh về giá cước giảm đi, sẽ làm giảm sản lượng. Công ty lên khắc phục điều này bằng
nhiều biện pháp như cắt giảm chi phí hoặc tăng doanh thu.
22
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 2.755.237 triệu
đồng, tăng 1.216.520 triệu đồng tương ứng với tăng 79,06% so với năm 2009. Năm 2011
là 3.993.583 triệu đồng, tăng 1.238.346 triệu đồng, tương ứng với tăng 44,95% so với
năm 2010. Năm 2012 là 4.297.220 triệu đồng tăng 303.637 triệu đồng, tương ứng với
tăng 7,6% so với năm 2011. Năm 2013 là 4.074.541 triệu đồng giảm 222.679 triệu đồng
tương ứng với giảm 5,18% so với năm 2012. Doanh thu thuần trong năm 2010, 2011,
2012 tăng cho thấy trong 3 năm tuy tình hình kinh tế cua đất nước nói chung và của thế
giới nói riêng gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn giữ được mức gia tăng doanh thu
thuần. Tuy nhiên đến năm 2013 doanh thu thuần lại giảm sút do công ty chưa áp dụng
được các biện pháp để thúc đẩy tăng sản lượng hàng hóa hoặc do nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm của khách hàng giảm đi.
Giá vốn hàng bán năm 2010 là 2.605.119 triệu đồng, tăng 1.216.520 triệu đồng
tương ứng với tăng 87,47% so với năm 2009. Năm 2011 giá vốn hàng bán là 3.776.751
triệu đồng, tăng 1.171.632 triệu đồng, tương ứng với tăng 44,97% so với năm 2010. Năm
2012 là 4.043.329 triệu đồng, tăng 266.578 triệu đồng tương ứng với tăng 7,06% so với
năm 2011. Năm 2013 là 3.799.729 triệu đồng, giảm 243.600 triệu đồng tương ứng với
giảm 6,02%. Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu cho thấy Công
ty cần điều chỉnh lại các công tác quản lý chi phí cũng như có kế hoạch cụ thể để thu hút
nhiều hơn nữa các khách hàng tiềm năng.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 150.118 triệu đồng,
tăng 1.018 triệu đồng tương ứng với tăng 0,68% so với năm 2009. Năm 2011 là 216.832
triệu đồng tăng 66.714 triệu đồng tương ứng với tăng 44,44% so với năm 2010. Năm
2012 là 253.891 triệu đồng, tăng 37.059 triệu đồng tương ứng với tăng 17,09% so với
năm 2011. Năm 2013 là 274.812 triệu đồng, tăng 20.921 triệu đồng tương ứng với tăng
8,24% so với năm 2012. Lợi nhuận gộp trong 5 năm đều tăng cho thấy công ty đang trên
đà phát triển và vững mạnh hơn. Lợi nhuận gộp tăng có thể do doanh thu từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty tăng mạnh.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 tăng 4.583 triệu đồng tương ứng với tăng
11,34% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 149.670 triệu đồng tương ứng với tăng
23
332,63% so với năm 2010. Năm 2012 giảm 183.087 triệu đồng tương ứng với giảm
94,05% so với năm 2011. Năm 2013 giảm 7.489 triệu đồng tương ứng với giảm 64,68%
so với năm 2012. Năm 2010, 2011 doanh thu hoạt động tài chính tăng do công ty đẩy
mạnh hoạt động đầu tư tài chính còn năm 2012, 2013 doanh thu lại bị giảm sút cho thấy
lĩnh vực đầu tư tài chính của công ty chưa được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa.
Chi phí tài chính năm 2010 giảm 21.033 triệu đồng tương ứng với giảm 57,13% so
với năm 2009. Năm 2011 tăng 25.312 triệu đồng tương ứng với tăng 160,34% so với năm
2010. Năm 2012 giảm 14.310 triệu đồng tương ứng với giảm 34,82% so với năm 2011.
Năm 2013 giảm 4.773 triệu đồng tương ứng với giảm 17,82% so với năm 2012. Chi phí
tài chính giảm qua các năm cho thấy công ty đã chú trọng đến việc cắt giảm các khoản
chi phí tài chính gây lãng phí từ đó làm tăng doanh thu tài chính.
Chi phí bán hàng năm 2010 tăng 10.610 triệu đồng, tương ứng với tăng 11,02% so
với năm 2009. Năm 2011 tăng 30.352 triệu đồng tương ứng với tăng 28,4% so với năm
2010. Năm 2012 tăng 18.358 triệu đồng, tương ứng với 13,38% so với năm 2011. Năm
2013 tăng 15.405 tương ứng với tăng 9,9% so với năm 2012. Chi phí bán hàng tăng qua
các năm cho thấy Công ty chưa áp dụng các chính sách để tiết kiệm chi phí bán hàng do
đó doanh thu bán hàng chưa được tăng cao.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 tăng 10.474 triệu đồng, tương
ứng với tăng 39,37% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 105.512 triệu đồng tương ứng với
tăng 284,54% so với năm 2010. Năm 2012 giảm 115.205 triệu đồng tương ứng với giảm
80,79% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 342 triệu đồng tương ứng với tăng 1,25% so
với năm 2012. Năm 2010, 2011 lợi nhuận sau thuế tăng cho thấy Công ty trong 2 năm đó
kinh doanh có lãi, đem lại lợi nhuận cao. Nhưng đến năm 2012 lợi nhuận này giảm cho
thấy trong năm đó nền kinh tế gặp khó khăn, doanh thu của doanh nghiệp lại giảm sút,
các khoản chi phí lại tăng cao dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm đi. Năm 2013 lợi nhuận
tăng nhẹ cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến việc cắt giảm các khoản chi, áp
dụng các biện pháp tăng doanh thu do đó lợi nhuận tăng hơn so với năm 2012. Tuy lợi
nhuận tăng không cao nhưng cũng là kết quả đáng mừng cho Công ty.
* Qua bảng cân đối kế toán qua 5 năm 2009- 2013:
24
Ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty năm 2010 tăng cao hơn so với năm 2009(tăng
tuyệt đối là 213.543 triệu đồng và tăng tương đối là 31,34%). Năm 2011 so với năm
2010(tăng 1,21%) cao hơn so với tài sản ngắn hạn của năm 2012 so với 2011(giảm
23,57%). Năm 2013 tăng hơn so với năm 2012(tăng 29,74%) và tài sản dài hạn của năm
2010 tăng hơn năm 2009(tăng 24,65%). Năm 2011 so với năm 2010(tăng 23,7%) cũng
cao hơn tài sản dài hạn của năm 2012 so với 2011(tăng 5,91%). Năm 2013 giảm hơn so
với năm 2012(giảm 3,58%) cho ta thấy tài sản của năm 2012 bao gồm tài sản ngắn hạn
và tài sản dài hạn giảm so với năm 2011 và năm 2010.
Nguồn vốn của năm 2012 cũng thấp hơn so với nguồn vốn năm 2011 và 2010, cụ
thể là nguồn vốn năm 2011 so với năm 2010(tăng 8,7%) cao hơn so với nguồn vốn năm
2012 so với năm 2011(giảm 12,4%). Số nợ phải trả năm 2012 cũng thấp hơn năm 2011
và 2010 nhưng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 cao hơn năm 2010 nhưng lại thấp hơn
năm 2011. Năm 2013 nguồn vốn lại tăng cao hơn so với năm 2012(tăng 14,47%). Từ đó
ta thấy năm 2012 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giảm nhẹ so với 2
năm trước. Điều này cho thấy trong năm 2012 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
gặp nhiều khó khăn dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh giảm so với 2 năm trước.
Nhưng sang đến năm 2013 doanh nghiệp đã phục hồi lại được với mức tăng trưởng
nguồn vốn tăng cao hơn so với các năm trước.
2.2.2 Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng
25