Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.23 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THANH HIÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THANH HIÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành : Quản lý cơng
Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN TỪ

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tơi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể
và cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
đến các Thầy giáo, Cơ giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã truyền
đạt kiến thức về chuyên ngành Quản lý công để giúp tơi hồn thành luận
văn. Đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Từ, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn,
dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt q
trình triển khai, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin gửi tới Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi và Cục Kinh tế hợp
tác và Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện giúp tôi thu thập số liệu cũng
như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới luận văn tốt nghiệp.
Vì thời gian có hạn, nội dung nghiên cứu cịn mới, bản thân chưa tiếp cận
hết công tác quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp nên luận văn
khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình
của q thầy cơ, các nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp.

Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 12 năm

2017 Học viên

Nguyễn Thanh Hiên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước
đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi” là bài luận
văn tốt nghiệp khóa cao học Quản lý cơng của bản thân tơi.
Các kết quả phân tích nêu trong luận văn là trung thực và chưa
được công bố. Những kết quả nghiên cứu được kế thừa của tác giả
khác đều được trích dẫn rõ nguồn gốc. Tơi xin chịu trách nhiệm hoàn
toàn trước pháp luật về những lời cam đoan trên./.
Học viên
Nguyễn Thanh Hiên


MỤC LỤC
Phụ bìa

Trang

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP…………………………………………………………… 7
1.1 Một số khái niệm …………………………………………………... 7
1.1.1. Khái niệm HTX, HTXNN……………………………………….... 7
1.1.2. Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với các HTX…………
9
1.2. Những đặc điểm cần quán triệt khi thực hiện quản lý nhà nước đối
với các hợp tác xã nông nghiệp …………………………………………… 11

1.2.1. Đặc điểm của nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn ……….......... 11
1.2.2. Tính chất, đặc điểm phát triển của hợp tác xã nông nghiệp........ 14
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các hợp
tác xã nông nghiệp………………………………………………………… 20

1.3.1. Nhân tố con người……………………………………………..

20

1.3.2 Nhân tố chính trị………………………………………………..
21
1.3.3. Nhân tố kinh tế…………………………………………………

22

1.3.4. Nhân tố thông tin ………………………………………………

22

1.3.5. Nhân tố quyền lực……………………………………………… 23



1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý nhà nước đối
với các HTXNN có thể vận dụng vào tỉnh Quảng Ngãi ……………… 23


1.4.1. Kinh nghiệp quản lý nhà nước đối với các hợp tác của tỉnh
Quảng Nam ……………………………………………………………….. 23
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông

nghiệp của tỉnh Bình Định ………………………………………………

25

1.4.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã

nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi...........................................................................28
Tiểu kết chương 1 …………………………………………………...30
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI ………...

31

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ngãi……..... 31
2.2.1 Điều kiện tự nhiên……………………………………………………… 31
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội……………………………………………… 34
2.2. Khái quát về phát triển hợp tác xã nông nghiệp…………………… 35
2.2.1 Số lượng và phân bố hợp tác xã nơng nghiệp tồn quốc……....... 35

2.2.2. Số lượng và phân bố hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh Quảng


Ngãi ……………………………………………………………….............. 36
2.2.3. Tồn tại yếu kém của HTXNN tại tỉnh Quảng Ngãi và nguyên
nhân ……………………………………………………………….............. 44

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các HTXNN tại tỉnh
Quảng Ngãi..................................................................................................................................46
2.3.1. Ban hành phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật đối với các
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan………...46

2.3.2. Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông

nghiệp…………………………………………………………….………… 51
2.3.3. Tổ chức thực hiện các đề án, chính sách……………………….. 53

2.3.4. Kiểm tra, thanh tra đối với các HTXNN……………………....... 56
2.3.5 Hợp tác quốc tế đối với các hợp tác xã nông nghiệp……………. 58


2.4. Đánh giá chung về kết quả thực hiện trong quản lý nhà nước và
hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp ………………………………………............... 58

2.4.1. Kết quả đạt được ……………………………………………...... 58
2.4.2 Những mặt còn hạn chế………………………………………....... 61
Tiểu kết chương 2…………………………………………………………………. 65

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI
TỈNH QUẢNG NGÃI …………………………………..…….

66


3.1. Quan điểm, định hướng về phát triển hợp tác xã nông
nghiệp........................................................................................................................................... 66
3.1.1. Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh

tế tập thể, hợp tác xã..........................................................................................................66
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế tập thể tại tỉnh Quảng Ngãi

......................................................................................................................................................66

3.2. Nhiệm vụ vụ chủ yếu.…………………………………………….. 68
3.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các HTXNN
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi……………………………………………... 69
3.3.1. Giải pháp về tuyên tuyền……………………………………........ 69

3.3.2. Giải pháp về chính sách………………………………………... 71
3.3.3. Xây dựng, nhân rộng các mơ hình HTX điểm, mở rộng hoạt động

sản xuất, kinh doanh đối với các HTXNN…………………………………. 77

3.3.4. Giải thể, chuyển sang các loại hình khác đối với các HTXNN
nhiều năm không hoạt động và hoạt động không hiệu quả, không đúng Luật

HTX năm 2012……………………………………….................................. 83

3.3.5. Tổ chức hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã.....................................84
3.3.6. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với HTX………. 87

3.3.7.Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với HTXNN


......................................................................................................................................................90


3.3.8. Tăng cường hợp tác quốc tế, lồng ghép nguồn vốn trong việc

phát triển hợp tác xã nông nghiệp..........................................................................90
Kiến nghị, đề xuất

…………………………………………………

93

Tiểu kết chương 3………………………………………………………………..
93

KẾT LUẬN………………………………………………………………... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa

BVTV

Bảo vệ thực vật

HTX


Hợp tác xã

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

KTTT

Kinh tế tập thể

Luật HTX 1996

Luật Hợp tác xã năm 1996

Luật HTX 2003

Luật Hợp tác xã năm 2003

Luật HTX 2012

Luật Hợp tác xã năm 2012

NTM

Nông thôn mới

NNPTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


PTNT

Phát triển nông thôn

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Số lượng HTX NN từ năm 2012 đến 2016…………… 38
Bảng 2.2. Phân bố các loại hình HTXNN tại tỉnh
Quảng Ngãi, năm 2016………………………………………….. 39
Bảng 2.3. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh dịch vụ trong
HTXNN tại tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2016………………….. 41


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đạt được
nhiều thành tựu to lớn. Nền nơng nghiệp trong những năm qua có những

bước phát triển, đảm bảo an ninh lương thực và gia tăng xuất khẩu.
Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) là một
chủ trương lớn của của Đảng và Nhà nước ta; Quán triệt quan điểm, mục tiêu
và nội dung của Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” và Kết luận số 56-KL/TW ngày
21/2/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khóa IX; Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 (khóa X) BCH Trung ương về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định số
193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Hợp tác xã năm 2012 là những chủ trương lớn của Đảng và những chính sách
của Nhà nước trong việc đẩy mạnh kinh tế tập thể nói chung và của hợp tác
xã nói riêng, trong đó có hợp tác xã trong lĩnh vực nơng nghiệp.
Thực hiện Chương trình hành động số 29/CTr-TU ngày 19/11/2008 của
Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương
khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Quảng Ngãi lần thứ XVIII, XIX; Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày
13/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Đề án
củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Hợp tác
xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Từng bước đưa KTTT của tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng vị trí, vai trị của KTTT
như Cương lĩnh xây dựng đất nước bổ sung phát triển năm 2011 xác định:
“Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. KTTT không ngừng được củng

1


cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng KTTT ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Việc tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi và hoạt động theo
Luật Hợp tác xã năm 2012 đối với các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN)

trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời, trong
quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung sang làm dịch vụ còn
nhiều hạn chế, tốc độ phát triển HTXNN chậm so với nhịp độ phát triển
chung của các thành phần kinh tế khác; lợi ích kinh tế từ nguồn thu
kinh doanh, dịch vụ của HTXNN mang lại cho thành viên chưa nhiều,
chưa thể hiện rõ hiệu quả của mơ hình HTXNN kiểu mới.

Việc phân cơng trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực
hợp tác xã (HTX) nhất là HTXNN còn chồng chéo giữa các Bộ,
ngành, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện.
Xuất phát từ thực tế trên nên tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý
nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi”
làm luận văn tốt nghiệp khóa cao học Quản lý cơng của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Phát triển HTX nói chung và HTX nơng nghiệp nói riêng là chủ
đề được quan tâm, nghiên cứu ở Việt Nam trước đổi mới và từ sau
đổi mới đến nay. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển HTX
như Tiến sĩ Nguyễn Minh Quân, nguyên Chủ tịch Liên minh HTX Việt
Nam, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tiến, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kinh tế
nơng nghiệp. Tại tỉnh Quảng Ngãi, đã có nhiều đề án, đề tài nghiên
cứu, kế hoạch, chính sách về HTX trên địa bàn tỉnh, cụ thể như:

- Thạc sỹ Phan Văn Hiếu - Trường chính trị tỉnh Quảng Ngãi
(2011), Điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã. Đề tài gồm 3 chương:
2


+ Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển mơ hình hợp tác xã


ở Việt Nam Hiện nay.
Trong đó tập trung chủ yếu về phát triển hợp tác xã hiện nay ở nước ta
là một tất yếu khách quan; các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hợp
tác xã; kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số tỉnh ở Việt Nam.

+ Chương II: Thực trạng và các giải pháp phát triển hợp tác
xã của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến.
Trong đó chủ yếu nêu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
tỉnh Quảng Ngãi; Thực trạng phát triển hợp tác xã ở tỉnh Quảng Ngãi
trong thời gian qua; một số quan điểm và giải pháp phát triển bền
vững hợp tác xã ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến (2012-2020);
+ Chương III: Xây dựng mơ hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
Trong chương này, tác giả đưa ra mơ hình HTX trong giai đoạn hiện

nay.
- Thạc sỹ Phan Văn Hiếu, (2016), Dự án khoa học: Xây dựng
mô hình hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp – nơng thôn Tịnh Trà. Dự
án chỉ tập trung vào xây dựng mơ hình cho một hợp tác xã từ 4
HTXNN quy mơ thơn hợp nhất thành một hợp tác xã có quy mô xã
nhằm sản xuất, cung ứng lúa giống, tổ chức các hoạt động dịch
vụ trong nông nghiệp như làm đất, phân bón, thu hoạch,...
- Lý Đinh Xuân Hồng (2015), Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ
của các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sỹ Kinh tế
phát triển, Trường Đại học nông lâm Huế. Nội dung Luận văn chủ yếu phân
tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và đưa ra giải pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất, kinh doanh của HTXNN hiện có. Tuy vậy, Luận văn chưa
nghiên cứu thực trạng về quản lý nhà nước đối với các HTXNN cũng như

3



chưa đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về kinh tế tập thể.
Tỉnh Quảng Ngãi cũng ban hành các đề án, chính sách liên quan đến
củng cố và phát triển cho hợp tác xã: Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày
13/01/2014 về việc phê duyệt Đề án củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các tổ chức hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm
2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 20/4/2012
về việc phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác
hải sản xa bờ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 143/QĐUBND ngày 19/5/2015 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hợp tác xã dịch
vụ và khai thác hải sản xa bờ tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015

– 2020; Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ khuyến khích
phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014-2020.
Nội dung Đề án, chính sách trên tập trung vào công tác tuyên truyền, hỗ
trợ đào tạo, tập huấn, hỗ trợ máy móc, thiết bị,...Tuy nhiên, những chính sách
ban hành nhằm hỗ trợ chưa được các HTX tiếp cận vì những chính sách chưa
sát thực tế, việc thực thi chính sách chưa được các cơ quan quản lý nhà
nước thực thi triệt để, nhất là bất cập từ khi xây dựng chính sách đến khi thực
thi chính sách cịn chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau.
Do vậy, chưa có nội dung nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình quản lý
nhà nước đối với các hợp tác xã nói chung và HTXNN nói riêng từ khi Luật
HTX năm 2012 và Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật HTX năm 2012 được ban hành.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá đầy đủ tình hình quản lý nhà nước của các cấp, các ngành


4


đối với các HTXNN trên địa bàn tỉnh.
- Đưa ra các giải pháp để đổi mới cách quản lý nhà nước về HTXNN
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Hoàn thiện vai trò quản lý nhà nước đối với các
HTXNN, phục vụ những nhiệm vụ của đơn vị trong việc nâng cao vai trò quản
lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về Quản lý nhà nước đối với các

HTXNN
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các HTXNN

ởtỉnh Quảng Ngãi.
- Làm rõ cơ sở và nội dung các giải pháp tiếp tục đổi mới
quản lý nhà nước đối với các HTXNN ở tỉnh Quảng Ngãi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các vấn đề về quản lý nhà nước đối với các hợp
tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới
hành chính tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
quản lý nhà nước đối với các HTXNN trên cơ sở nhận thức lý luận, chủ
trương về vai trò của nhà nước, cách thức tác động của nhà nước đối với các
HTXNN. Các chính sách hỗ trợ của trung ương và của tỉnh tác động lên


HTXNN.
- Phạm vi về thời gian: Đánh giá quản lý nhà nước đối với
các HTXNN từ năm 2012 đến năm 2016.

5


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận:
- Sử dụng các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước về quản lý nhà nước đối với các HTXNN hiện nay.
- Lý luận về quản lý nhà nước về phát triển HTXNN trong nền kinh
tế thị trường hiện đại như hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh, hiện đại
hóa nơng nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuỗi giá trị,...

5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
Các phương pháp trên được phối hợp với nhau tạo nên hệ
thống các vấn đề được trình bày theo một trình tự lơgíc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Góp phần làm rõ hơn về cơ sở lý luận và thực tiễn về các
quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách của nhà
nước trong phát triển kinh tế tập thể nói chung và HTXNN nói riêng.

- Đánh giá những bất cập trong quản lý nhà nước đối với
các HTXNN hiện nay ở tỉnh Quảng Ngãi.

- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cường quản lý nhà
nước đối với các HTXNN tại tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 đến năm 2022.

6


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm hợp tác xã
Hợp tác xã là một khái niệm được ra đời rất sớm với nhiều
tên gọi khác nhau cùng với mục đích hỗ trợ, giúp nhau trong các
ngành nghề sản xuất, kinh doanh của từng cá nhân, cụ thể.
Theo một số tài liệu, tiền thân của các HTX xuất hiện vào năm 1761
tại nước Anh do thợ dệt lập nên. Trong những năm tiếp theo, phong trào
thành lập các HTX phát triển rộng khắp các nước ở Châu Âu.
Vào đầu những năm 1900, phong trào HTX lan sang các nước tại Châu

Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan,… và phổ biến trong nền kinh tế
của các nước.
Tại Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến phong
trào hợp tác hóa nhằm tập hợp sức mạnh của nhiều người, tạo nên
sức tập thể và là cơ sở cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Điều 1, Luật HTX năm 1996 khái niệm: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện
cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức
mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu
quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống,

góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” .
Điều 1, Luật HTX năm 2003 chỉ ra “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể
do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu
cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của

7


Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia
hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động
sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước .
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư
cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài
chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn
khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật” .
Khoản 1, Điều 3, Luật HTX năm 2012 thì nêu “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện
thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,
tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự
chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.

Từ những khái niệm trên ta thấy bản chất của HTX là tự nguyện,
bình đẳng, hợp tác lẫn nhau trên cơ sở nhu cầu chung của thành viên
là nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ giống nhau phát sinh thường
xuyên ổn định từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của xã viên
và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.1.1.2. Khái niệm hợp tác xã nơng nghiệp
Hiện nay, có nhiều khái niệm liên quan đến HTXNN, tuy

nhiên một số khái niệm sau sát với HTXNN tại Việt Nam:
Tại Điều 1, Nghị định 43-CP ngày 29/4/1997 của Chính phủ Ban hành
điều lệ mẫu HTXNN, nêu khái niệm “Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp là một tổ
chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa của nông dân lao động, xây dựng theo
nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ, được Đảng lãnh đạo và
Nhà nước giúp đỡ. Hợp tác xã Nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ, do nông
dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp

8


vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật đề phát huy sức
mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có
hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã
viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các
ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”.
Dự thảo Nghị định về HTXNN do Bộ Nông nghiệp và PTNT nêu “Hợp
tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế hợp tác của các hộ gia đình, cá nhân,
pháp nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, các dịch vụ cung ứng đầu
vào, đầu ra phục vụ sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp (gọi chung là nông nghiệp) và đến nhằm
nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của các thành viên”.

1.1.2. Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã

1.1.2.1. Quản lý và quản lý nhà nước.
Quản lý là hoạt động tất yếu, khách quan, diễn ra ở mọi tổ chức, dù
quy mơ nhỏ hay lớn, có cấu trúc đơn giản hay phức tạp. Quản lý gắn liền với
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên trên thực tế, có nhiều quan điểm khác

nhau về quản lý. Trong đó, có một cách tiếp cận được ủng hộ của nhiều người
đó là: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu dự kiến. [6, Tr 8].

Theo đối tượng quản lý, các hoạt động quản lý có thể phân
chia thành 3 nhóm sau: Quản lý giới vơ sinh, quản lý giới sinh vật
và quản lý xã hội. Quản lý xã hội với tư cách là quản lý các hoạt
động của con người, giữa con người với con người.
Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia:
Các đảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các
hội nghề nghiệp,…trong đó, nhà nước giữa vai trị quan trọng

9



×