Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Đề Xuất Giải Pháp Thiết Kế Kênh Thoát Lũ Châu Bình, Quỳ Châu, Nghệ An.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 138 trang )

BẢN CAM KẾT

Tên tác giả: Nguyễn Văn Huy
Học viên cao học: 21Q21
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh
Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp thiết kế
kênh thoát lũ Châu Bình, Quỳ Châu, Nghệ An” .
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên số liệu, tư liệu thu thập
được từ nguồn thực tế để tính tốn ra các kết quả, từ đó mơ phỏng đánh giá đưa ra
nhận xét. Tác giả không sao chép bất kỳ một luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu
nào trước đó.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Văn Huy

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp
thiết kế kênh thốt lũ Châu Bình, Quỳ Châu, Nghệ An” được hoàn thành tại
Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội với sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của
các thầy giáo, cô giáo, của các đồng nghiệp và bạn bè.
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn
khoa học PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh - Trường Đại học Thủy lợi đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho
tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô giáo
Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy giáo, cô giáo các bộ môn đã truyền đạt
những kiến thức chun mơn trong q trình học tập.


Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè đã giúp
đỡ, cung cấp các tài liệu cần thiết và đóng góp ý kiến cho tác giả hoàn thành luận
văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tấm lịng của những người thân trong gia
đình đã động viên, giúp đỡ, khích lệ tác giả trong suốt q trình học tập và hồn
thành luận văn này.
Tuy nhiên do hạn chế về trình độ cũng như thời gian và tài liệu thu thập, luận văn
chắc chắn không thể tránh khỏi các thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự thơng
cảm, góp ý chân tình của các thầy cô và đồng nghiệp quan tâm tới vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Văn Huy
ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
I. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...........................................................3
IV. Kết quả dự kiến đạt được ......................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................4
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .........................................................................4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước .....................................................................4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................................6
1.1.3. Nhận xét, đánh giá ............................................................................................8
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .......................................................................9
1.2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................9

1.2.2. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................10
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................12
1.2.4. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong vùng .....................................15
1.2.5. Giới thiệu về kênh tiêu Châu Bình ..................................................................19
1.3. Kết luận chương 1 ..............................................................................................20
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ CỦA KÊNH
CHÂU BÌNH .............................................................................................................21
2.1. Tính tốn mơ hình mưa thiết kế .........................................................................21
2.1.1. Chọn trạm, tần suất thiết kế và thời đoạn tính tốn ........................................21
2.1.2. Phương pháp tính tốn lượng mưa tiêu thiết kế ..............................................23
2.1.3. Kết quả tính tốn .............................................................................................27
2.1.4. Chọn mơ hình mưa tiêu điển hình ...................................................................31
2.1.5. Thu phóng xác định mơ hình tính tốn ...........................................................32
2.2. Lưu vực tính tốn ...............................................................................................35
iii


2.2.1. Sơ đồ kênh ...................................................................................................... 35
2.2.2. Đặc điểm lưu vực ........................................................................................... 36
2.3. Tính tốn lưu lượng thiết kế .............................................................................. 37
2.3.1. Xác định lưu lượng đỉnh lũ và q trình dịng chảy lũ thiết kế theo “TCVN
9845:2013 – Tính tốn các đặc trưng dòng chảy lũ” ............................................... 37
2.3.2. Xác định lưu lượng đỉnh lũ và q trình dịng chảy lũ thiết kế theo “TCVN
10406:2015 Cơng trình thuỷ lợi – Tính tốn hệ số tiêu thiết kế”............................. 44
2.3.3. So sánh kết quả 2 phương án và chọn lưu lượng để thiết kế kênh tiêu Châu
Bình ....................................................................................................................... 47
2.4. Tính tốn lưu lượng thiết kế cho kênh tiêu Châu Bình ..................................... 48
2.5. Kết luận chương 2 ............................................................................................. 49
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KÊNH THỐT LŨ CHÂU
BÌNH ........................................................................................................................ 50

3.1. Đề xuất và thiết kế các phương án .................................................................... 50
3.1.1. Nguyên tắc thiết kế ......................................................................................... 50
3.1.2. Các thông số đầu vào ..................................................................................... 50
3.1.3. Các phương án thiết kế ................................................................................... 52
3.2. Mô phỏng thủy lực kiểm tra các phương án ..................................................... 55
3.2.1. Chọn mô hình mơ phỏng dịng chảy .............................................................. 55
3.2.2. Nhập số liệu .................................................................................................... 59
3.2.3. Chạy mơ hình mơ phỏng các phương án ........................................................ 61
3.3. Phân tích so sánh và chọn phương án ............................................................... 67
3.4. Kết luận chương 3 ............................................................................................. 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 72
PHỤ LỤC TÍNH TỐN .......................................................................................... 74

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thống kê mưa 1, 3, 5 ngày max trạm Quỳ Châu .....................................22
Bảng 2.2: Bảng kết quả tính tần suất kinh nghiệm mưa 1 ngày max - Trạm Quỳ
Châu ..........................................................................................................................29
Bảng 2.3: Bảng kết quả tính tần suất lý luận ............................................................30
Bảng 2.4: Lượng mưa 1 ngày max ứng với các tần suất...........................................31
Bảng 2.5: Các đặc trưng thuỷ văn thiết kế của đường tần suất lý luận .....................31
Bảng 2.6: Phân phối trận mưa 1 ngày max thiết kế tần suất P = 5% ........................33
Bảng 2.7: Diện tích sử dụng đất của các tiểu lưu vực...............................................37
Bảng 2.8: Thông số đặc trưng nhám trên sườn dốc m sd ...........................................39
Bảng 2.9: Thời gian tập trung nước trên sườn dốc ...................................................39
Bảng 2.10: Hệ số đặc trưng địa mạo thủy văn của lòng sơng ...................................40

Bảng 2.11: Mơ đun dịng chảy đỉnh lũ ......................................................................40
Bảng 2.12: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế với tần suất thiết kế 5% ...............................41
Bảng 2.13: Tổng lượng lũ thiết kế với tần suất thiết kế 5% .....................................42
Bảng 2.14: Thời gian q trình lũ thiết kế ................................................................42
Bảng 2.15: Hệ số dịng chảy C cho các đối tượng tiêu nước có mặt trong các hệ
thống thủy lợi ............................................................................................................45
Bảng 2.16: Diện tích sử dụng đất của các tiểu lưu vực.............................................46
Bảng 2.17: Quá trình lũ thiết kế theo phương pháp xác định hệ số tiêu ...................46
Bảng 2.18: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế với tần suất thiết kế 5% - Phương pháp tính
theo “TCVN 10406:2015 Cơng trình thuỷ lợi - Tính tốn hệ số tiêu thiết kế” ........47
Bảng 2.19: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế với tần suất thiết kế 5% - Theo 2 phương
pháp tính ....................................................................................................................47
Bảng 2.20: Kết quả tính tốn lưu lượng theo các đoạn kênh ....................................48
Bảng 3.1: Thông số thiết kế mặt cắt kênh - Phương án 1 .........................................53
Bảng 3.2: Thông số thiết kế mặt cắt kênh - Phương án 2 .........................................53
Bảng 3.3: Vận tốc khơng xói cho phép của các đoạn kênh ......................................54
Bảng 3.4: Kích thước kênh chính qua tính tốn thiết kế sơ bộ .................................54
Bảng 3.5: Q trình lưu lượng vào kênh tiêu từ các lưu vực tiêu .............................59
Bảng 3.6: Bảng so sánh kinh tế giữa các phương án ................................................67

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Vị trí xây dựng kênh Châu Bình ................................................................... 2
Hình 1.1: Sơ họa vị trí lưu vực nghiên cứu ................................................................ 9
Hình 1.2: Vị trí kênh tiêu Châu Bình ....................................................................... 19
Hình 2.1: Đường tần suất mưa 1 ngày max – Trạm Quỳ Châu ............................... 28
Hình 2.2: Biểu đồ quá trình mưa 1 ngày max thiết kế tần suất P = 5% ................... 34
Hình 2.3: Sơ họa tuyến kênh tiêu Châu Bình ........................................................... 35

Hình 2.4: Lưu vực tính tốn .................................................................................... 36
Hình 2.5: Đường q trình lũ thiết kế các lưu vực kênh tiêu Châu Bình ứng với tần
suất thiết kế P = 5% .................................................................................................. 43
Hình 2.6: Sơ đồ thủy lực kênh tiêu Châu Bình ....................................................... 48
Hình 3.1: Sơ họa mặt cắt ngang kênh tiêu Châu Bình ............................................ 54
Hình 3.2: Sơ đồ các lưu vực tiêu nhập vào các đoạn kênh tiêu Châu Bình ............. 60
Hình 3.3: Sơ đồ mơ phỏng kênh tiêu Châu Bình ..................................................... 61
Hình 3.4: Dịng chảy trong kênh chính từ K0 đến K8+100 tại thời điểm mực nước
trong kênh đạt đỉnh - Phương án 1 ........................................................................... 62
Hình 3.5: Lưu lượng chảy trong đoạn kênh từ K0 đến K0+900 theo thời gian - PA1 ... 62
Hình 3.6: Lưu lượng chảy trong đoạn kênh từ K0+900 đến K3+100 theo thời gian Phương án 1 .............................................................................................................. 63
Hình 3.7: Lưu lượng chảy trong đoạn kênh từ K3+100 đến K5+430 theo thời gian Phương án 1 .............................................................................................................. 63
Hình 3.8: Lưu lượng chảy trong đoạn kênh từ K5+430 đến K6+950 theo thời gian Phương án 1 .............................................................................................................. 64
Hình 3.9: Lưu lượng chảy trong đoạn kênh từ K6+950 đến K8+100 theo thời gian Phương án 1 .............................................................................................................. 64
Hình 3.10: Dịng chảy trong kênh chính từ K0 đến K8+100 tại thời điểm mực nước
trong kênh đạt đỉnh - Phương án 2 ........................................................................... 65
Hình 3.11: Lưu lượng chảy trong đoạn kênh từ K0 đến K0+900 theo thời gian Phương án 2 .............................................................................................................. 65
Hình 3.12: Lưu lượng chảy trong đoạn kênh từ K0+900 đến K3+100 theo thời gian
- Phương án 2 ........................................................................................................... 66
Hình 3.13: Lưu lượng chảy trong đoạn kênh từ K3+100 đến K5+430 theo thời gian
- Phương án 2 ........................................................................................................... 66
Hình 3.14: Lưu lượng chảy trong đoạn kênh từ K5+430 đến K6+950 theo thời gian
- Phương án 2 ........................................................................................................... 66
Hình 3.15: Lưu lượng chảy trong đoạn kênh từ K6+950 đến K8+100 theo thời gian Phương án 2............................................................................................................... 67

vi


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài

Theo quy hoạch lưu vực sông Hiếu năm 1996 và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Nghệ An đã khẳng định, khu vực dự án thuộc vùng miền núi của tỉnh Nghệ An
bao gồm các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và 2 xã của huyện Anh Sơn, đây
là vùng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc
phòng của tỉnh. Với tổng diện tích tồn vùng là 841,35 km2 trong đó đất lâm nghiệp
là 304,81 km2 và đất nông nghiệp là 302,62 km2, đất nơng nghiệp chiếm khoảng
15% so với tồn tỉnh, thích hợp với việc phát triển cây cơng nghiệp, cây ăn quả và
cây nguyên liệu ngắn ngày, có khả năng phát triển chè, cà phê, cao su, cam, mía...
Khu vực dự án có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng của tỉnh. Là vùng giàu tiềm năng nhưng chưa phát huy được nên tốc độ
phát triển kinh tế chậm, đời sống nhân dân, đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó
khăn, trình độ dân trí cịn thấp, đói nghèo chiếm tỷ lệ lớn trong tỉnh. Hiện nay việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển Thuỷ lợi chưa đáp ứng được như cầu
phát triển kinh tế xã hội vùng dự án nói riêng và vùng miền núi Nghệ An nói chung.
Nguồn nước Sơng Hiếu rất phong phú, nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa
lũ nước nhiều gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân
dân, mùa kiệt nước ít, mức nước sơng thấp khai thác khó khăn, gây tình trạng thiếu
nước ở hạ du, đặc biệt là nước cấp cho hai hệ thống Thuỷ lợi lớn là Nam & Bắc
Nghệ An.
Hiện trạng, tại khu vực nghiên cứu, hệ thống tiêu chủ yếu là các sông suối tự nhiên
nhỏ hẹp không đủ năng lực tiêu gây ngập úng trên diện rộng, thời gian lũ xuống
chậm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của người dân, định hướng phát triển
kinh tế xã hội của khu vực.
Khi dự án hồ chứa nước Bản Mồng được đưa vào xây dựng thì lưu vực thị trấn Châu
Bình sẽ bị cơ lập lại, tồn bộ khu vực trở thành lưu vực kín, khơng có điểm thoát

1


nước. Đặc biệt, khu vực tập trung dân cư đông đúc là khu vực thung lũng, xung

quanh là đồi núi, khi có mưa lớn sẽ là nơi tập trung dịng chảy gây ngập lụt, lũ quét.
Từ những vấn đề nêu trên, việc xây dựng kênh tiêu tiêu thoát nước cho khu vực thị
trấn Châu Bình từ hạ lưu đập Châu Bình xuống hạ lưu đập Bản Mồng để đảm bảo
an toàn cho hoạt động sản xuất và cuộc sống của người dân là vơ cùng cấp thiết
(xem hình vẽ 1).

Hình 1. Vị trí xây dựng kênh Châu Bình
Hiện nay khi tính tốn hệ số tiêu cho các hệ thống thủy lợi (hoặc vùng tiêu) thường
sử dụng tiêu chuẩn “TCVN 10406:2015 Cơng trình thủy lợi - Tính tốn hệ số tiêu
thiết kế”. Tuy nhiên, theo tính tốn thuỷ văn xác định các đặc trưng dòng chảy lũ
cho mưa rào phục vụ thiết kế các cơng trình thốt nước lại sử dụng tiêu chuẩn
“TCVN 9845:2013 Tính tốn các đặc trưng dịng chảy lũ”. Do vậy, trong việc tính
tốn thiết kế, người kỹ sư không biết nên sử dụng tiêu chuẩn nào. Luận văn đã tính
tốn, phân tích và so sánh để đưa ra phương pháp tính tốn phù hợp với điều kiện
đặc điểm điều kiện tự nhiên của khu vực.
II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
II.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định lưu lượng lũ thiết kế của kênh Châu Bình.
- Đề xuất giải pháp thiết kế hợp lý cho kênh thốt lũ Châu Bình.
2


II.2. Phạm vi nghiên cứu
Lưu vực kênh thoát lũ Châu Bình, huyện Quỳ Châu, Nghệ An.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
III.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận thực tế: đi khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu quy hoạch, thiết kế
của hệ thống tiêu;
- Tiếp cận hệ thống: tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết,
đầy đủ và hệ thống;

- Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới về tiêu nước trên thế giới.
III.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Thu thập các kết quả thực đo các yếu tố
đặc trưng khí tượng thủy văn và hệ thống cơng trình để đánh giá xu thế, diễn biến
thay đổi của các yếu tố theo thời gian và không gian;
- Phương pháp kế thừa: Chọn lọc các đề tài nghiên cứu khác đã có về các mặt liên
quan tới mục tiêu của đề tài này để nghiên cứu thêm chính xác tránh trùng lặp;
- Phương pháp phân tích, thống kê: Để tính tốn xác định mơ hình mưa thiết kế;
- Phương pháp ứng dụng mơ hình toán thủy văn, thủy lực.
IV. Kết quả dự kiến đạt được
Đề xuất được quy mô hợp lý của hệ thống kênh thốt lũ Châu Bình, huyện Quỳ
Châu, Nghệ An.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Lũ lụt là một trong những loại hình thiên tai phổ biến và gây thiệt hại nặng nề nhất,
thường xuyên nhất. Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của lũ lụt trên thế giới
ngày càng nặng nề và nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt của người dân. Con người bên cạnh việc phải đối phó và thích nghi với thiên
nhiên thì cũng đang phải gánh chịu những hậu quả khơng nhỏ do chính mình tạo ra.
Các thành phố vốn hình thành ở ven sơng, biển phải đối mặt với nạn ngập úng.
London (Anh quốc) với sông Thames bị thu hẹp lại gặp bão lớn từ biển Bắc, triều
cường đã làm cho phần lớn thành phố ngập trong nước năm 1952. Tokyo (Nhật
Bản) đã có bão lớn đổ vào, mưa to kéo dài làm ngập các đường ngầm trong thành

phố vào năm 1971. Kulalumpua (Malaysia) vùng trũng trung tâm thủ đô - trước
năm 2005, khi chưa làm hệ thống thoát nước SMART, trung tâm thành phố cũng bị
ngập nặng khi mưa bão.
Bên cạnh các nguyên nhân đến từ tự nhiên như mưa nhiều hơn, bão gió thất thường
hơn, nước biển dâng cao... tình trạng lũ lụt trên thế giới cịn có chung ngun nhân
là đơ thị hố mạnh, tăng diện tích xây dựng nhà cửa và đường xá, đồng thời giảm
diện tích ngập nước, các dịng sơng thiên nhiên bị khai thác, tác động và hệ thống
kênh rạch tiêu thốt bị thu hẹp.
Việc nghiên cứu các giải pháp phịng chống lũ lụt được đặc biệt quan tâm và hướng
tiếp cận trên thế giới hầu hết là sự kết hợp giữa các giải pháp cơng trình và phi cơng
trình. Các giải pháp cơng trình thường được sử dụng như hồ chứa, đê điều, cải tạo
lịng sơng, xây dựng kênh thốt lũ...; các giải pháp phi cơng trình như xây dựng bản
đồ nguy cơ ngập lụt, quy hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng, xây dựng và vận hành
4


các phương án phòng tránh lũ lụt và di dân trong trường hợp cần thiết khi có thơng
tin dự báo và cảnh báo chính xác cũng được sử dụng rất nhiều. Song song với các
nghiên cứu việc áp dụng các mơ hình thủy văn, thủy lực trong việc diễn tốn lũ
trong sông đã được sử dụng khá phổ biến; nhiều mơ hình đã được xây dựng áp dụng
cho dự báo hồ chứa, dự báo lũ cho hệ thống sông, cho cơng tác quy hoạch phịng
chống lũ trên thế giới. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây:
- Tại Thái Lan, sau trận lũ lịch sử năm 2011 khiến 675 người chết, hàng triệu người
bị ảnh hưởng, thiệt hại lên đến 15 tỉ USD, một nhóm các chuyên gia về thảm họa từ

trường đại học Chulalongkorn ở Bangkok đã nghiên cứu các giải pháp lâu dài để
kiểm soát mưa lũ nhằm ngăn chặn những thiệt hại do mưa lũ gây ra trong tương lai.

Một trong những giải pháp đó là việc xây dựng một kênh thoát lũ siêu tốc. Theo đó,
các con sơng - hiện là kênh thốt nước tự nhiên và trong đó một số sơng dài hơn

100km - sẽ phải nối với một tuyến siêu tốc dài 200km có nhiệm vụ chuyển hướng
đường nước lũ từ phía bắc. Siêu kênh đào này sẽ có thể điều tiết 1,6 tỷ m3 nước và
lưu lượng thoát nước là 6.000 m3/s. Kênh thoát lũ siêu tốc này sẽ đưa nước từ trên
thượng nguồn chảy thẳng ra biển.
- Nghiên cứu “Tăng nguy cơ lũ lụt ở Malaysia: nguyên nhân và giải pháp” đăng trên
tạp chí Disaster Prevention and Management cho thấy nguy cơ lũ lụt ở Malaysia đã
tăng đáng báo động trong những thập kỷ gần đây. Nguyên nhân phần lớn là do thay
đổi đặc tính vật lý của hệ thống thuỷ văn do các hoạt động của con người: tiếp tục
phát triển vùng đồng bằng đông dân cư, xâm lấn vào vùng ngập lũ, phá rừng và đồi
dốc phát triển. Sự phát triển nhanh chóng và suy thối mơi trường đang bị lãng quên
một cách nhanh chóng, con người chỉ xem những lợi ích tích cực của một nền kinh
tế đang bùng nổ trong khi không chú ý nhiều đến các tác động tiêu cực của chúng.
- Carlos E. M. Tucci, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Nước thuộc trường Đại học
Liên bang Rio Grande do Sul, đã đưa ra một ví dụ điển hình về một hệ thống đập
kiểm soỏt l ti chõu th sụng Itajaớ-Aỗu Santa Catarina (Braxin). Đó là hệ thống
gồm ba con đập được xây dựng trong những năm 1970 - 1980, gồm đập Tây nằm ở
thượng nguồn sơng Itaj-Oeste ở thành phố Taió, đập Nam ở thượng nguồn sơng
Itaj do Sul tại thành phố Ituporanga và đập Ibirama trên sơng Hercílio. Thiết kế
5


của các con đập này với sức chứa lớn và cửa cống thấp cho phép xả lũ dần dần
trong một thời gian dài.
- Tại Ấn Độ, năm 2004, một dự án nghiên cứu kết hợp giữa Viện Công nghệ Quốc
gia Ấn Độ với Viện Thủy lực Đan Mạch được thực hiện trên cơ sở ứng dụng mơ
hình MIKE11 và MIKE SHE để tính tốn tối ưu hóa hệ thống thủy nông. Dự án
được thực hiện trên hệ thống thủy nông Mahanadi, bao gồm hồ chứa và hệ thống
kênh thuộc loại lớn nằm ở miền Trung của Ấn Độ. Nhờ công cụ MIKE 11 và MIKE
SHE, dự án đã tiến hành tính tốn mơ phỏng lượng mưa trên lưu vực, tính tốn thủy
lực trên các hệ thống sơng, xây dựng quy trình vận hành hồ chứa và vận hành hệ

thống kênh nội đồng.
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy các hoạt động phát triển của con người ngày
càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta, đặc biệt là các
khu dân cư ở hạ lưu các lưu vực sơng. Do đó, cần thiết phải có những nghiên cứu
chuyên sâu, chi tiết để có thể đánh giá đúng và đầy đủ tác động của các hoạt động
kinh tế nói trên đến tình hình lũ lụt thiên tai nói riêng và đến vấn đề quản lý, bảo vệ
và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên nước trên thế giới nói chung.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, phịng chống thiên tai nói chung và phịng chống lũ lụt nói riêng cho
các tỉnh miền Trung được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đầu tư rất nhiều kinh phí
cho cơng tác nghiên cứu. Các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu về vấn đề này
có thể kể đến là:
- Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước Thoát lũ ra biển Tây năm
1997 được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học gồm: GS.TS. Nguyễn Sinh Huy
(Trường Đại học Thủy lợi), PGS.TS. Hồ Chín và PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hà
(Trung tâm Địa học thành phố Hồ Chí Minh), GS.TS. Nguyễn Tất Đắc (Viện Cơ
học ứng dụng)… Các chuyên gia ngành thủy lợi cũng tiến hành khảo sát đo đạc bổ
sung toàn diện, sử dụng mơ hình tốn lũ VRSAP của PGS.TS. Nguyễn Như Kh
tính tốn cho cả Đồng bằng sơng Cửu Long lấy biên trên từ Kratie, đặc biệt tính chi
tiết cho vùng Tứ giác Long Xuyên. Kết quả nghiên cứu đã được Hội đồng Khoa học

6


cấp Nhà nước do GS.TS. Nguyễn Ân Niên, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật
thủy lợi miền Nam, làm Chủ tịch đánh giá cao và đã được sử dụng làm cơ sở khoa
học để thiết kế và xây dựng một hệ thống cơng trình điều khiển lũ ở Tứ giác Long
Xun mà cơng trình đầu tiên là kênh thốt lũ Tuần Thống - T5 (hiện nay có tên là
kênh Võ Văn Kiệt).
- Nghiên cứu Đánh giá các phương án lựa chọn kiểm sốt lũ vùng Đồng Tháp

Mười, châu thổ sơng Mêkông, Việt Nam được thực hiện bởi ThS. Ngô Văn Quận
và TS. Nguyễn Đăng Tính trường Đại học Thủy lợi cơ sở 2. Trong nghiên cứu này
sử dụng hình thủy lực VRSAP để tính tốn mực nước lũ trên các đoạn sông, các ô
ruộng trong nội đồng, đồng thời sử dụng phần mềm Acrview GIS xây dựng bản đồ
ngập lũ và mô phỏng khả năng ngập lũ. Đề tài đã đề xuất mở rộng, nạo vét tuyến
các kênh chính dọc theo hướng chảy tràn lũ biên giới An Phong - Mỹ Hịa và xây
dựng cống thốt lũ cuối kênh.
- Đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu dự báo chống xói lở bờ sông miền Trung do
Đại học Thủy lợi thực hiện từ đầu năm 2000 đến cuối 2002 đã nghiên cứu thực
trạng và ngun nhân gây xói lở bờ sơng các tỉnh miền Trung, trong đó có nguyên
nhân do lũ lớn, và dự báo diễn biến xói lở, đề xuất các giải pháp khắc phục.
- Đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu giải pháp thốt lũ cho một số sơng lớn miền
Trung nhằm bảo vệ các khu kinh tế tập trung, các khu dân cư ven sông, dọc
quốc lộ do Đại học Thủy lợi thực hiện từ năm 2004 đến 2006 đã nghiên cứu đặc
điểm lũ lụt miền Trung tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu thiên tai lũ lụt giúp phát
triển kinh tế - xã hội. Đề tài đã nghiên cứu và chọn hai lưu vực sông Thạch Hãn Quảng Trị và sơng Kone-Hà Thanh tỉnh Bình Định để nghiên cứu điển hình.
- Dự án Quy hoạch thủy lợi vùng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung bộ (2007) do
Viện Quy hoạch Thủy lợi chủ trì thực hiện với sự phối hợp thực hiện của Trường
Đại học Thủy lợi, Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản, với mục tiêu đề xuất phương
án quy hoạch giải quyết vấn đề cấp nước, tiêu thốt nước, phịng chống lũ và giảm
nhẹ thiên tai đáp ứng quá trình phát triển của vùng duyên hải ven biển từ Quảng
Ninh đến Thừa Thiên Huế. Đánh giá hiện trạng đã làm rõ tồn tại chính ở lĩnh vực

7


cấp nước, tiêu thốt nước và phịng chống lũ bão. Phương án quy hoạch đề xuất giải
pháp đảm bảo cấp đủ nước cho tồn vùng, đảm bảo tiêu thốt cũng như yêu cầu
phòng chống lũ bão đến năm 2020;
Kết quả đạt được từ những đề tài, dự án từ trước đến nay đã có đóng góp đáng kể

vào cơng tác phòng chống lũ lụt ở miền Trung ở những cấp độ và khía cạnh khác
nhau. Tuy nhiên, phịng chống lũ lụt ở nước ta vẫn cần phải tiếp tục được nghiên
cứu vì sự biến đổi của khí hậu tồn cầu, các hiện tượng khí hậu cực đoan vẫn thi
nhau hồnh hành sinh mưa lũ lớn gây ngập lụt ở các tỉnh miền Trung hàng năm.
Cùng với đó là sự tác động rất lớn của con người đến môi trường tự nhiên như phá
rừng, khai thác khoáng sản dẫn đến thay đổi lịng dẫn; tốc độ đơ thị hóa nhanh, dân
số ngày càng phát triển, quản lý lỏng lẻo dẫn đến xâm lấn lịng dẫn thốt lũ là
ngun nhân làm cho lũ lụt ngày càng gia tăng.
1.1.3. Nhận xét, đánh giá
Từ những đề tài nghiên cứu về vấn đề lũ lụt nhận thấy, hiện nay khi nghiên cứu tính
tốn đặc trưng dịng chảy lũ người tính tốn thường sử dụng 2 bộ tiêu chuẩn. Để
thiết kế hệ thống thuỷ lợi (hoặc vùng tiêu) đang sử dụng tiêu chuẩn “TCVN
10406:2015 Cơng trình thủy lợi - Tính tốn hệ số tiêu thiết kế”, Tuy nhiên, theo tính
tốn thuỷ văn để thiết kế các cơng trình tiêu thốt nước lại sử dụng tiêu chuẩn
“TCVN 9845:2013 Tính tốn các đặc trưng dịng chảy lũ”. Do vậy, trong việc tính
tốn thiết kế, người kỹ sư khơng biết nên sử dụng tiêu chuẩn nào.
Khu vực nghiên cứu là khu vực có nhiều đối tượng tiêu nước khác nhau, việc tính
tốn thiết kế cơng trình tiêu, cụ thể là kênh tiêu Châu Bình có thể áp dụng tiêu
chuẩn TCVN 10406:2015 để tính tốn hệ số tiêu thiết kế. Ngoài ra, theo phạm vi áp
dụng tiêu chuẩn TCVN 9845:2013 thì khu vực nghiên cứu là một xã miền núi phía
tây của tỉnh Nghệ An, khơng chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, có thể áp dụng tiêu
chuẩn này để tính tốn xác định các đặc trưng dịng chảy do mưa rào trong việc
thiết kế, xây dựng các cơng trình tiêu thoát nước.
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp thiết kế kênh thốt lũ
Châu Bình, Quỳ Châu, Nghệ An” nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính lưu

8


lượng thiết kế cho kênh tiêu Châu Bình và đề xuất quy mơ hợp lý của hệ thống

kênh tiêu thốt lũ Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Châu Bình có diện tích tự nhiên 13.480 ha là xã thuộc địa bàn vùng dưới, điểm cực
đông của huyện Quỳ Châu, địa bàn của xã có 20km quốc lộ 48 chạy qua. Trung tâm
xã cách huyện lỵ Quỳ Châu 20km về phía đơng.
- Phía Bắc giáp xã Châu Hội.
- Phía Đông Bắc giáp xã Châu Nga (Quỳ Châu) và xã Thanh Phong (huyện Như
Xn - Thanh Hóa).
- Phía Nam và Tây Nam giáp các xã Yên Hợp, Liên Hợp và Châu Tiến (huyện Quỳ
Hợp).
- Phía Đơng giáp xã Nghĩa Mai (huyện Nghĩa Đàn).
- Phía Tây giáp xã Châu Hạnh.
Lưu vực nghiên cứu có tổng diện tích tự nhiên 4190 ha, l trung tõm ca xó Chõu Bỡnh.
Đầu kênh thiết kế


nh

Ch
âu
B

Đập Khe Đôi

ình

Hồ Bản Mồng

Cuối kênh thiết kế


Sôn

gH
iếu

Suối Cồng

Hỡnh 1.1: S ha v trớ lu vc nghiờn cu

9

Đập Bản Mồng


1.2.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Cũng như nhiều xã miền núi khác của Quỳ Châu, địa hình xã Châu Bình có nhiều
đồi núi hiểm trở, bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi, khe suối, tạo thành nhiều thung
lũng nhỏ hẹp, gây nhiều khó khăn cho viêc xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở
phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trên địa bàn Châu Bình có nhiều dãy
núi như: Pù Tam, Pù Khang, Pù Giai và dãy Xăm Lim May. Hệ thống khe suối dày
đặc, ngồi sơng Hiếu cịn có các khe suối chính như: suối Cồ Bá, khe Cam, khe
Bàn, khe Trôi, khe Đá Ốp, khe Õi, khe Quý và khe Khang (Nậm Khang).
1.2.2.2. Đặc điểm địa chất
Lưu vực kênh tiêu Châu Bình về đặc điểm địa chất thuỷ văn có 3 phức hệ chứa
nước chính:
- Phức hệ chứa nước trong trầm tích bở rời đệ tứ: Nước chứa trong đất có nguồn
gốc bồi tích, pha tích như á sét, sét, cát cuội sỏi, phân bố chủ yếu là dọc theo khe
suối, dọc theo bãi bồi thềm khe. Nước trong phức hệ này xuất lộ từ cao trình

(+65,0m) đến cao trình (+72,0m), nguồn cung cấp chính là nước mưa ngấm từ trên
xuống và miền thoát là dọc theo khe suối.
- Phức hệ chứa nước trong khe nứt đá gốc: Phức hệ chứa nước này phân bố trong
vùng, chứa trong các đá cát, sét, bột kết, có lưu lượng nghèo chỉ từ 1,02lít/phút.
Nước này được tàng trữ trong khe nứt đá gốc, và cũng có quan hệ mật thiết với
nước mặt.
- Phức hệ chứa nước trong các đá các bô nát (đá vôi): Nước tàng trữ trong hang hốc
đá vôi nứt nẻ, thường là nước không áp, giao động theo mùa, thường rất nghèo. Chủ
yếu phân bố ở các giải núi đá vơi nằm về phía Tây Bắc và Đơng Nam thị trấn Quỳ
Châu. Phức hệ chứa nước này không đóng vai trị gì trong việc cung cấp nước cho
hồ.

10


1.2.2.3. Đặc điểm khí hậu
Châu Bình nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và của miền tây Nghệ An, mang
đặc điểm chung là nhiệt đới gió mùa, nắng nóng và mưa nhiều. Số giờ nắng trong
năm từ 1.580 - 1.600 giờ. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 8 đến tháng 10, lượng
mưa trung bình 1.800mm. Mùa khơ từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 21 - 230C, nhiệt độ cao nhất là 390C - 410C
(tháng 7), nhiệt độ thấp nhất là 100C (tháng 1). Độ ẩm trung bình từ 87 - 88%. Hàng
năm, Châu Bình chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính là gió mùa đơng bắc vào
mùa thu - đơng và gió tây nam khơ nóng vào mùa hè; ít bị ảnh hưởng của bão,
nhưng thường xuất hiện lũ lụt vào mùa mưa.
1.2.2.4. Các nguồn tài nguyên
- Tài ngun đất: Kết quả điều tra nơng hóa thổ nhưỡng cho thấy, trên tồn bộ khu
vực Châu Bình có các loại đá chính như: sa thạch, phiến thạch sét, đá vơi, đá trầm
tích hữu cơ. Từ nền địa chất đó, đã hình thành nên các loại đất chủ yếu: đất phù sa,
đất dốc tụ và các dạng khác nhau của đất Feralit vàng đỏ, vàng xám. Đặc biệt là đất

Feralit vàng đỏ được hình thành ở độ cao dưới 200m, trên nền sa thạch hoặc phiến
thạch sét, loại đất này chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của Châu Bình, rất
thích hợp cho việc trồng rừng, cây cơng nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Loại đất
màu nâu có tầng rất dày, phân bố chủ yếu ở vùng có độ thấp trung bình và đất pha
cát có tầng dày, chủ yếu phân bố dọc theo hai bên bờ sơng Hiếu.
- Khống sản: Châu Bình đã có thời nổi tiếng cả nước với những cái tên như “đồi
tỷ”, “đồi triệu” bởi trong lịng đất của nó ẩn chứa một nguồn tài nguyên đặc biệt quý
hiếm và có giá trị kinh tế cao đó là đá “Ruby - Hồng ngọc”, ngồi ra trong lịng đất,
khe suối, sơng ngịi của Châu Bình cịn có một hàm lượng nhất định kim loại q
như vàng sa khống, nhiều nhất là khu vực sơng Hiếu và một trữ lượng khá dồi dào
cát, sỏi dưới lịng sơng và các khe suối.
- Tài ngun nước: Sơng Hiếu và nhiều khe suối khác là nguồn cung cấp nước chủ
yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Châu Bình. Nhưng do địa hình nhiều
đồi núi dốc nên mùa mưa thường xảy ra lũ quét, còn mùa khơ thì thiếu nước. Ở khu

11


vực núi đá vơi có nhiều suối chảy ngầm nên tiêu hao nước rất nhanh. Nguồn nước
sinh hoạt chủ yếu từ hai nguồn: nguồn nước giếng đào và nguồn nước từ sông suối.
Trong những năm gần đây, nạn khai thác vàng trên sông Hiếu đã làm cho nguồn
nước bị ô nhiễm nặng, gây khó khăn rất lớn cho đời sống của người dân trong khu
vực, gây ra hiện tượng sống gần sông suối mà vẫn “khát nước”.
- Tài nguyên rừng: Châu Bình là xã có diện tích rừng và đất rừng chiếm phần lớn
diện tích tự nhiên. Tiềm năng tài ngun rừng của Châu Bình cịn khá lớn cả về
diện tích và trữ lượng, có thể cho phép phát triển công nghiệp chế biến lâm sản tại
chỗ. Rừng ở đây chủ yếu là rừng giàu, rừng trung bình, đặc biệt rừng nứa phát triển
rất mạnh. Rừng Châu Bình có nhiều loại gỗ quý như: sa mu, trai, lim, nghiến, táu,
giổi, kim giao… và các loài cây thiết thực cho đời sống dân sinh như nứa, mét, mây,
song… Ngoài ra, rừng Châu Bình cịn có nhiều loại cây dược liệu có giá trị cao.

1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.3.1. Dân số
Theo kết quả điều tra năm 2013, tổng dân số thuộc vùng nghiên cứu là 9.323 người
với tổng số hộ là 2.270 hộ, trong đó:
- Hộ người dân tộc Thái: 1.198 hộ, chiếm 52,78%.
- Hộ người dân tộc Kinh: 1.072 hộ, chiếm 47,22%.
Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,2%/năm.
1.2.3.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế
Do đặc điểm địa bàn cư trú, thành phần dân cư đa dạng nên hoạt động kinh tế ở
Châu Bình bao gồm nhiều loại hình khác nhau: nơng, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ.
a. Nơng nghiệp
• Trồng trọt: Năm 2013, tổng diện tích gieo trồng đạt 1.296,38ha; cơ cấu diện tích
gieo trồng các loại cây và mùa vụ tương đối hợp lý:
- Diện tích lúa nước: 546ha, năng suất bình quân cả năm 46,3 tạ/ha.
12


- Diện tích trồng ngơ: 65ha, năng suất 19 tạ/ha.
- Diện tích trồng sắn: 120ha, năng suất 30 tạ/ha.
- Diện tích trồng mía: 496,38ha, năng suất 55 tấn/ha.
Tổng sản lượng lương thực đạt 2.671 tấn. Bình quân lương thực đầu người năm
2013 đạt 260 kg/người/năm.
• Chăn ni: Ngành chăn ni phát triển tương đối ổn định nhưng tăng trưởng
không cao. Năm 2013 tổng đàn trâu có 1.986 con, đàn bị 1.055 con, đàn lợn 2.938
con, đàn gia cầm có 17.701 con. Giá trị sản xuất tăng bình qn đạt 5÷7%/năm thời
kỳ 2008-2013.
• Lâm nghiệp: Tập trung khoanh ni, chăm sóc, bảo vệ và khai thác 358ha rừng
tập trung; trồng mới 60ha, trồng 11.000 cây phân tán. Thực hiện tốt công tác phòng
chống cháy rừng, tăng cường kiểm tra việc khai thác rừng trái phép.

b. Tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ
Trong nhiều năm qua, Châu Bình rất coi trọng việc thay đổi chuyển dịch cơ cấu
kinh tế bằng cách khuyến khích đầu tư phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, thương mại
và dịch vụ như mở rộng các ngành nghề:
- Khai thác, sản xuất các loại vật liệu xây dựng (gạch ngói, cát, sỏi).
- Tận dụng chế biến lâm sản, đầu tư thêm các máy móc cho nghề mộc dân dụng,
nghề rèn, nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nghề làm hương trầm…
- Mở thêm nhiều cơ sở buôn bán nhỏ, dịch vụ vận tải, đáp ứng ngày càng cao nhu
cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân.
Tồn xã có: 3 xưởng sản xuất gạch ngói, 8 xưởng chế biến lâm sản, 5 xưởng rèn, 12
kiốt sửa chữa các loại, 120 dịch vụ buôn bán vừa và nhỏ, dịch vụ vận tải có 28 đầu
xe. Tổng giá trị sản xuất đạt: 90.350 triệu đồng (trong đó: Nơng - lâm - ngư nghiệp:
41.746 triệu đồng, chiếm 46,2%; Công nghiệp - xây dựng: 12.480 triệu đồng, chiếm

13


13,4%; Thương mại - dịch vụ: 35.910 triệu đồng, chiếm 40,4%…). Thu nhập bình
quân đầu người đạt: 9.700.000 đ/người/năm.
c. Các ngành khác
- Giáo dục:
Trong nhiều năm qua, Châu Bình là địa phương có nhiều đầu tư chăm lo phát triển
cơng tác giáo dục. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học của tất cả các trường trên địa
bàn từ mầm non, tiểu học đến THCS đều đảm bảo cho chất lượng giảng dạy, học
tập của cán bộ giáo viên và học sinh. Hệ thống trường lớp khá kiên cố, có đủ các
phịng học, phịng làm việc và các phịng chức năng. Đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý các cấp học đảm bảo về số lượng và chất lượng. Trình độ chun mơn được
chuẩn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay Châu Bình đã có ba
trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp hàng
năm đều đat từ 95% trở lên.

- Y tế:
Châu Bình là một trong những địa phương đang từng bước thực hiện xã hội hóa
cơng tác y tế. Hiện tại, xã có một trạm y tế (5 giường bệnh), trang thiết bị khám
chữa bệnh được cấp bởi dự án tài trợ nên khá đầy đủ và có chất lượng tốt, đảm bảo
thực hiện chức năng chăm lo sức khỏe và chữa trị ban đầu cho nhân dân. Đội ngũ y,
bác sĩ từng bước được chuẩn hóa, có tinh thần tận tuỵ với cơng việc phục vụ, chăm
sóc sức khỏe của nhân dân. Chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân
trong xã khơng ngừng được nâng cao.
Tóm lại, nền kinh tế trong vùng nghiên cứu hiện tại nông nghiệp vẫn là chủ yếu.
Tuy nhiên sản xuất nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế: năng suất cây trồng, vật nuôi
chưa cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni cịn gặp nhiều khó khăn có
nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về hệ thống cơng trình thủy lợi chưa
hồn chỉnh, không thường xuyên được duy tu bảo dưỡng, nạo vét với hệ thống kém
hiệu quả.

14


1.2.4. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong vùng
1.2.4.1. Xu thế phát triển dân số, nguồn nhân lực
Với mục tiêu: Phấn đấu duy trì tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân ổn định ở mức
1%/năm giai đoạn 2016-2020. Dự kiến đến năm 2020 dân số vùng nghiên cứu là
9.996 người.
1.2.4.2. Mục tiêu phát triển kinh tế
a. Ngành nông - lâm - thuỷ sản
Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6,0 6,3%/năm.
Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng giống mới vào sản xuất,
tập trung xây dựng hệ thống thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, đảm bảo chủ động
tưới tiêu nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng
đáp ứng nhu cầu thị trường.

Chuyển diện tích lúa không chủ động nước kém hiệu quả sang trồng ngô, trồng cỏ
phục vụ chăn nuôi và các loại cây hàng năm như lạc, mía; cây cơng nghiệp lâu năm
như cao su và các loại cây ăn quả có hiệu quả cao hơn. Quy hoạch thành vùng tập
trung với quy mơ trên 25% tổng diện tích trồng lúa để phát triển các giống lúa chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Tập trung phát triển các vùng trồng rau, đậu
thực phẩm, hoa cây cảnh quy mô, theo hướng thâm canh tăng năng suất.
Tập trung đầu tư phát triển chăn ni trâu, bị thịt ở tất cả các tiểu vùng, với hình thức
chăn ni tập trung quy mơ lớn. Tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo giống đàn bò thịt.
Làm tốt cơng tác khoanh ni, chăm sóc và bảo vệ rừng. Hồn thành giao đất,
khốn rừng ổn định và lâu dài cho hộ nông dân gắn với công tác định canh định cư,
đưa nghề rừng thành một ngành kinh tế quan trọng để người dân vùng núi sống và
làm giàu chủ yếu bằng nghề rừng.
Tiếp tục đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên các diện tích mặt nước, trong các ao hồ
và nuôi cá lồng trên sông.

15


b. Ngành công nghiệp - xây dựng
Nhịp độ tăng trưởng cơng nghiệp - xây dựng bình qn hàng năm giai đoạn 2016 2020 đạt 16-16,5%.
Cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế
biến, đạt trên 82% vào năm 2020.
Định hướng phát triển các phân ngành công nghiệp chủ yếu:
+ Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng:
Khai thác tối đa công suất các nhà máy gạch hiện có. Tổ chức hợp tác xã, dây
chuyền sản xuất gạch công suất 1-1,5 triệu viên/năm.
+ Công nghiệp chế biến nông - lâm sản:
Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản phục vụ nhu cầu nội
địa và xuất khẩu. Xây dựng nhà máy chế biến gỗ nguyên liệu; nhà máy chế biến mủ
cao su; nhà máy chế biến thực phẩm. Hình thành cụm công nghiệp sản xuất các sản

phẩm từ gỗ.
+ Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Khôi phục lại và phát triển các làng nghề
truyền thống như sản xuất nông cụ cầm tay, cưa, mộc, chế biến mây tre
c. Định hướng phát triển ngành dịch vụ
Phát triển ngành dịch vụ với tốc độ nhanh, bền vững, nhịp độ tăng trưởng bình quân
hàng năm đạt khoảng 14,5-15% giai đoạn 2016-2020.
Định hướng phát triển các phân ngành dịch vụ chính:
+ Thương mại
Phát triển hệ thống kho bãi, cơ sở hạ tầng thương mại đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu
lưu thông hàng hoá và đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dựng thiết yếu cho nhân dân nhất
là mùa mưa bão.

16


Đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp chợ, các trung tâm mua sắm vừa và nhỏ.
Quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống đại lý xăng dầu gắn với các trục giao thông,
địa bàn dân cư và các cơ sở tiêu thụ khác.
+ Du lịch
Khai thác tối đa tiềm năng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, liên kết với các địa
phương trong việc tổ chức tour tuyến để phát triển ngành du lịch, gúp phần phát
triển kinh tế và tạo việc làm, thu nhập cho nhân dân địa phương.
+ Vận tải, kho bãi
Từng bước nâng cao trình độ cơng nghệ vận tải và chất lượng dịch vụ đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng háa và hành khách. Đa dạng hóa các loại
hình vận tải, kết hợp chặt chẽ phát triển dịch vụ vận tải với phát triển du lịch.
+ Dịch vụ bưu chính - viễn thơng và cơng nghệ thơng tin:
Phát triển mạng bưu điện một cách hợp lý, tiếp tục mở rộng các đại lý bưu điện đa
dịch vụ để rút ngắn bán kính phục vụ; nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, phát
triển các dịch vụ viễn thơng mới. Nâng cao tỷ lệ sử dụng điện thoại, Internet trong

nhân dân.
+ Phát triển các dịch vụ khác
Phát triển nhanh, mạnh dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của nhân dân trong xã, khách du lịch; đảm bảo chất lượng dịch
vụ ngày càng văn minh, hiện đại.
d. Phương hướng phát triển các lĩnh vực xã hội
- Giáo dục, đào tạo:
Nâng cao chất lượng dạy và học, huy động tối đa học sinh trong độ tuổi vào học ở
các cấp học, bậc học, thực hiện xã hội hóa nền giáo dục. Tiếp tục duy trì phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS. Chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên.

17


Phấn đấu xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng trong các trường học, nâng cao tối đa tỷ lệ
tốt nghiệp ở các cấp.
- Y tế: Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho trạm y tế xã, thu hút cán bộ y tế có trình
độ chun mơn về phục vụ tại xã. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân. Phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Văn hố, thơng tin, thể thao: Thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá ở khu dân cư. Tạo lập mơi trường văn hố lành mạnh, gắn kết
giữa gia đình, cộng đồng dân cư và xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thiết chế
VHTT -TT đạt chuẩn quốc gia. Quan tâm phát triển phong trào thể dục thể thao
quần chúng; đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất,
đào tạo, huấn luyện và thi đấu các môn thể thao.
- Khoa học và công nghệ: Phát triển mạng lưới cơ sở hoạt động chuyển giao và ứng
dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống; rà soát, lựa chọn để đầu tư mở
rộng mơ hình ứng dụng KHCN đã có hiệu quả trên địa bàn; xây dựng và quảng bá
thương hiệu cho các sản phẩm, đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến vào các

đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Lao động, giải quyết việc làm: Hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, tạo việc
làm tăng thu nhập cho người lao động; phát triển đào tạo nghề để tăng cơ hội tìm
việc cho người lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Phát triển các hoạt động an sinh xã hội, thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính
sách người có cơng với cách mạng, các hoạt động từ thiện, nhân đạo.
- An ninh - Quốc phòng: Thường xuyên thông tin cho đồng bào các dân tộc hiểu rõ
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế kết hợp với quốc phòng an
ninh. Tập trung xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phịng tồn dân vững
chắc trong mọi tình huống; làm tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc,
kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các loại tội phạm, đảm bảo an ninh và trật tự xã
hội, ổn định chính trị, giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý và tai nạn
giao thông.

18


- Bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên tai:
Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thoát nước ở các khu công nghiệp, đô thị
và dân cư tập trung. Tăng cường thanh tra, giám sát các nguồn thải của các cơ sở
sản xuất công nghiệp, thực hiện kiểm tra môi trường đối với các dự án đã hoạt
động; Đẩy mạnh việc giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả cảnh báo và tăng diện phục vụ.
Thực hiện định kỳ diễn tập phòng chống lụt bão, chống cháy rừng.
1.2.5. Giới thiệu về kênh tiêu Châu Bình
Kênh tiêu Châu Bình bắt đầu từ sơng Cơ Ba đổ ra suối Cồng sau đó nhập lưu với
sơng Hiếu tại hạ lưu của đập Bản Mồng có tổng chiều dài thiết kế là 8.100m. Trước
đây, vùng tiêu được đổ về sông Cô Ba có diện tích 8,5 km2, đổ về Khe Đơi là 3,9
km2. Sau khi xây dựng đập Châu Bình và đập Khe Đơi thì diện tích khu tiêu trên sẽ
đổi hướng tiêu, toàn bộ lưu vực sẽ chảy về suối Cồng sau đó sẽ đổ ra sơng Hiếu tại

vị trí hạ lưu đập Bản Mồng. Do vậy cần phải tính tốn thiết kế kênh tiêu Châu Bình
để đảm bảo tiêu thoỏt nc ma cho ton b khu vc.
Đầu kênh thiết kế
LV 1
(S=3,7 km2)

Đập Khe Đôi
LV 2
2

(S=4,8 km )

LV 3
(S=3,9 km2)

LV 4

Hồ Bản Mồng

(S=2,2 km2)

Cuối kênh thiết kế
LV 5
(S=27,3 km2)

Sô n g

Hiếu

Suối Cồng


Hỡnh 1.2: V trớ kờnh tiờu Chõu Bỡnh

19

Đập Bản Mång


×