Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.25 KB, 55 trang )

Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
Tuần 1&2
Thứ hai , ngày 4 tháng 9 năm 200
Đạo Đức
KÍNH YÊU BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Học sinh ghi nhớ
+ Bác Hồ là vò lãnh tụ vó đại, có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc Việt Nam.
+ Những công việc thiếu nhi cần làm để tỏ lòng kính yêu với Bác Hồ.
2. Thái độ:
+ Kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
+ Đồng tình, noi gương những bạn thiếu nhi đã làm tốt “Năm điều Bác Hồ dạy”. Không
đồng tình với những bạn thiếu nhi chưa thực hiện được điều đó.
3. Hành vi:
+ Luôn luôn rèn luyện và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, đặc biệt là về
tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
+ Năm điều bác Hồ dạy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Tiết 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS nhớ được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có cơng lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Ghi nhớ tình cảm của thiếu nhi và Bác Hồ.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các
nhóm quan sát các bức ảnh trang 2, vở bài
tập đạo đức, tìm hiểu nội dung và đặt tên phù
hợp cho từng bức ảnh đó.
+ Giáo viên thu kết quả thảo luận.


+ Nhận xét bổ sung ý kiến của các nhóm.
+ Tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo
luận nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận.
Câu trả lời đúng:
Ảnh 1: Nội dung: Bác Hồ đón các cháu thiếu
nhi thăm phủ chủ tòch.
Đặt tên: Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở phủ
chủ tòch.
Ảnh 2: Nội dung: Bác đang cùng các cháu
thiếu nhi múa hát.
Đặt tên: Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu
thiếu nhi.
Ảnh 1: Nội dung: Bác Hồ bế và hôn cháu
thiếu nhi.
Đặt tên: Bác Hồ và các cháu thiếu nhi.
Ảnh 1: Nội dung: Bác đang chia kẹo cho các
cháu thiếu nhi.
Đặt tên: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu
nhi.
+ Các nhóm chú ý lắng nghe, bổ sung sửa
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
+ Yêu cầu thảo luận cả lớp để tìm hiểu thêm
về bác theo những câu hỏi gợi ý sau:
1. Bác sinh ngày, tháng, năm nào?
2. Quê Bác ở đâu?
3. Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ?
4. Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào
với dân tộc ta?

5. Tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu
thiếu nhi như thế nào?
chữa cho nhóm bạn.
+ 34 học sinh trả lời.
+ Lớp chú ý lắng nghe, bổ sung.
+ Kết luận + Học sinh chú ý lắng nghe.
Bác Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19/05/1890. Quê
Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vò lãnh tụ vó đại của
dân tộc ta và là người có công rất lớn đối với đất nước, với dân tộc ta. Bác là vò chủ tòch đầu
tiên của nước Việt Nam, là người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt
nam dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 02/09/1945. Trong cuộc đời
hoạt động CM của mình, Bác Hồ đã mang nhiều tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái
Quốc, Hồ Chí Minh, Anh Ba, Ông Ké
Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Bác Hồ
cũng luôn quan tâm và yêu quý các cháu.
Hoạt động 2: Phân tích truyện “Các cháu vào đây với bác”
Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ
lòng kính u Bác Hồ.
Cách tiến hành:
+ Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”
+ Ycầu thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
1. Qua câu chuyện, em cảm thấy tình cảm
của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như
thế nào?
2. Em cảm thấy tình cảm của Bác Hồ đối với
các cháu thiếu nhi như thế nào?
+ Kết luận: Bác rất yêu các cháu thiếu nhi.
Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm
tốt đẹp. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng
luôn kính yêu Bác, yêu quý Bác.

+ Học sinh cả lớp chú ý lắng nghe. Gọi 1 học
sinh đọc lại truyện.
+ 3  4 học sinh trả lời.
+ Lớp chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Câu trả lời đúng:
1. Các cháu thiếu nhi trong câu chuyện rất
kính yêu Bác Hồ, điều này được thể hiện ở
chi tiết: Khi vừa nhìn thấy Bác, các cháu đã
vui sướng và cùng reo lên.
2. Bác Hồ cũng rất yêu q các cháu thiếu
nhi, Bác đón các cháu, vui vẻ quây quần bên
các cháu, dắt các cháu ra vườn chơi, chia
kẹo, căn dặn các cháu, ôm hôn các cháu
+ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi.
Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy
các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng
+ Thảo luận cặp đôi.
+ 2  3 đôi dọc những công việc mà thiếu
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
kính yêu Bác Hồ.
+ Yêu cầu học sinh tìm hiểu Năm điều Bác
Hồ dạy.
+ Hỏi: Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai?
+ Những ai đã thực hiện được theo 5 điều
Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào?
+ Nhận xét tuyên dương những học sinh đã
thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Nhắc nhở

học sinh cả lớp noi gương những học sinh
ngoan như thế.
nhi cần làm.
+ Chăm chỉ học hành, yêu lao động, đi học
đúng giờ
+ Dành cho thiếu nhi.
+ 23 học sinh đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
+ 34 học sinh trả lời.
+Lớp chú ý lắng nghe.
Thứ hai , ngày 11 tháng 9 năm 200
Tiết 2
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: HS có ý hướng phấn đấu để rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu thảo luận nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm đưa ra ý kiến của mình:
đúng (Đ) hay sai (S) và giải thích lý do.
+ Thảo luận nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của
mình.
Hoạt động 2: Sử lý tình huống.
Mục tiêu: HS tự nhận xét về sự hiểu biết của mình về 5 điều Bác Hồ dạy.
Cách tiến hành:
 Năm điều Bác Hồ dạy là để dạy cho thiếu nhi.
 Muốn trở thành cháu ngoan Bác Hồ, thiếu nhi phải làm đúng theo Năm điều Bác Hồ dạy.
 Phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi là đã thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
 Chỉ cần học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, không cần phải thực hiện bằng hành động.
 Ai cũng kính yêu bác Hồ, kể cả bạn bè và thiếu nhi thế giới.
+ Nhận xét câu trả lời của các nhóm. + Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2: Thi hái hoa dân chủ

Mục tiêu: HS biết thêm thông tin về Bác Hồ về gia đình và thân thế, sự nghiệp của Bác.
Cách tiến hành:
Vòng 1. Các đội lựa chọn các câu trả lời đúng bằng cách lựa chọn A,B,C,D. Đúng được 1
điểm, sai không được điểm.
1. Trong các tên gọi sau, tên gọi nào là của Bác Hồ?
A. Nguyễn Sinh Sắc. C. Nguyễn Sinh Khiêm.
B. Nguyễn Sinh Cung. D. Nguyễn Sinh Tư.
2. Tên nào sau đây không phải tên gọi của bác?
A. Nguyễn Tất Thành. C. Nguyễn Văn Tư.
B. Nguyễn Ái Quốc. D. Hồ Chí Minh.
3. Bác Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào năm nào?
A. 1954. C. 1950.
B. 1945. D. 1956.
4. Bác đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường nào?
A. Hà Nội. C. Ba Đình.
B. Thành phố Hồ Chí Minh. D. Quảng trường Cách mạng tháng 8.
5. Tìm cụm từ đúng nhất để điền vào chỗ chấm trong câu:
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
“ đều kính yêu bác Hồ”.
A. Thiếu nhi. C. Các chiến só bộ đội.
B. Các Ông, bà già. D. Mọi người dân Việt Nam.
Vòng 2. Bốc thăm và trả lời câu hỏi. (mỗi đội được bốc thăm một lần)
1. Bác Hồ sinh vào năm nào và ở đâu?
2. Tại sao Bác lại mang nhiều tên và hãy kể 5 tên gọi khác nhau của Bác.
3. Bác đã có công như thế nào với dân tộc Việt Nam?
4. Bác Hồ có tình cảm như thế nào đối với các cháu thiếu nhi?
Vòng 3. Hát, múa, kể chuyện bác Hồ.
Mỗi đội cử đại diện để tham dự (Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho các đội).
TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
Tuần 3&4

Thứ , ngày tháng năm 200
Đạo Đức
GIỮ LỜI HỨA.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu
+ Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện đúng những điều ta đã nói, đã hứa với người khác.
+ Giữ lời hứa với mọi người chính là tôn trọng mọi người và bản thân mình. Nếu ta hứa mà
không giữ lời hứa sẽ làm mất niềm tin của mọi người và làm lỡ việc của người khác.
2. Thái độ:
+ Tôn trọng, đồng tình với những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những
người không biết giữ lời hứa.
3. Hành vi:
+ Giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
+ Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Câu chuyện “Chiếc vòng bạc – trích trong tập Bác Hồ – Người Việt Nam đẹp nhất”.
+ 4 bộ thẻ xanh đỏ.
+ 4 phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Tiếât 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Thảo luận truyện “ Chiếc vòng bạc”.
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là giữ lời hứa và ý nghóa của việc giữ lời hứa.
Cách tiến hành:
+ Giới thiệu: “Bài trước cô và các em đã
thấy được tình yêu bao la của Bác Hồđối với
thiếu nhi và sự kính trọng của thiếu nhi đối
với bác. Hôm nay, qua câu chuyện :Chiếc
vòng bạc”, các em sẽ còn thấy những tính
+ Học sinh chú ý lắng nghe.

Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
cách đáng kính khác của Bác, vò lãnh tụ
muôn vàn kính yêu của dân tộc ta”.
+ Giáo viên kể chuyện “Chiếc vòng bạc”.
+ Yêu cầu 1 2 học sinh kể hoặc đọc lại.
+Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo
luận theo các câu hỏi sau:
1. Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau
hai năm đi xa. Việc làm đó thể hiện điều gì?
2. Em bé và mọi người cảm thấy như thế nào
trước việc làm của Bác?
3. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?
+ Yêu cầu học sinh đại diện của các nhóm
phát biểu ý kiến thảo luận của nhóm mình.
Hỏi cả lớp:
1. Thế nào là giữ lời hứa?
2. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người
xung quanh đánh giá, nhận xét như thế nào?
+ Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của học sinh
và đưa ra kết luận:
“Tuy bận nhiều công việc, dù qua thời gian
dài nhưng Bác Hồ vẫn không quên lời hứa
với em bé. Việc làm đó của Bác khiến mọi
người rất cảm động và kính phục”.
+ 12 học sinh đọc lại truyện.
+ Lớp chia thành 6 nhóm, cử nhóm trưởng và
tiến hành thảo luận.
Câu trả lời đúng.
1. Khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa, Bác
vẫn nhớ và trao cho em chiếc vòng bạc. Việc

làm đó thể hiện bác là người giữ đúng lời
hứa
2. Em bé và mọi người rất xuác động trước
việc làm đó của Bác.
3. Qua câu chuyện, em rút ra bài học là: Cần
luôn luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.
+ Đại diện nhóm trả lời, với hai câu 1&2,
nếu các đội trả lời sau có câu trả lời giống
đội trước thì không cần nhắc nhiều.
+ 23 học sinh trả lời.
1. Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều
mà mình đã nói với người khác.
2. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người
xung quanh tôn trọng, yêu q, tin cậy.
+ 12 học sinh nhắc lại phần kết luận.
Họat động 2: Nhận xét tình huống.
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm
1 phiếu giao việc và yêu cầu thảo luận theo
nội dung của phiếu. “Theo em việc làm của
các bạn trong mỗi tình huống sau là đúng hay
sai? Vì sao?
1. Minh hẹn 8 giờ tối sẽ sang giúp Nam học
bài, khi Minh chuẩn bò đi thì trên tivi chiếu
phim hoạt hình rất hay. Minh ngồi lại xem
hết phim rồi mới sang nhà nam làm Nam
phải đợi đến 8 giờ rưỡi.
2. Thanh mïn vở của bạn về chép bài và hứa
ngày mai sẽ mang trả, sáng hôm sau vì vội đi học
nên Thanh đã quên vở của bạn ở nhà.
3. Lan hẹn sang nhà bạn để làm bài thủ công

nhưng Lan bò đau bụng. Lan gọi điện thoại
+ Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử nhóm
trưởng và tiến hành thảo luận tình huống theo
phiếu được giao.
+ Đại diện các nhóm trả lời.
1. Hành động của minh là sai. Minh hẹn sang
nhà Nam thì cần phải sang đúng giờ để Nam
không phải đợi, mất thời gian.
2. Thanh làm như thế là không đúng, bạn của
Thanh sẽ không có vở để chép bài. Việc làm
của Thanh đã ảnh hưởng đến việc học tập
của bạn.
3. Lan làm thế là đúng, biết mình không thể
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
đến nhà bạn, nói rõ lý do và xin lỗi ban.
4. Linh hứa rủ các bạn đến nhà mình chơi
vào sáng ngày chủ nhật, sáng hôm đó, anh
họ của Linh đến chơi và rủ Linh đi công
viên. Linh quên mất lời hứa của mình với các
bạn. Các bạn đến nhà nhưng không gặp Linh.
+ Nhận xét, kết luận về các câu trả lời của
các nhóm
Hỏi cả lớp
1. Giữ lời hứa thể hiện điều gì?
2. Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần
phải làm gì?
Kết luận: cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa
thể hiện sự tự trọng và tôn trong người khác.
Khi vì một lý do nào đó mà không thực hiện
được lời hứa, cần phải nói rõ lý do và xin lỗi

họ càng sớm càng tốt.
làm được, Lan đã chủ động gọi điện, xin lỗi
và báo cho bạn để bạn không phải đợi chờ,
mất thời gian.
4. Linh làm thế là không đúng bởi vì khi các
bạn đến chơi không gặp Linh, các bạn có thể
bực mình vì như vậy là nhỡ công, nhỡ việc và
mất thời gian vô ích.
+ 45 học sinh trả lời.
1. Giữ lời hứa thể hiện sự lòch sự, tôn trọng
người khác và tôn trọng chính mình.
2. Khi không thực hiện được lời hứa, cần xin
lỗi và báo sớm cho người đó.
+ 1 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Tự liên hệ bản thân.
Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
Cách tiến hành:
+ Y.cầu hs liên hệ bản thân theo đònh hướng:
- Em đã hứa với ai, điều gì?
- Kết quả của lời hứa đó như thế nào?
- Thái độ của người đó ra sao?
- Em nghó gì về việc làm của mình?
+ Yêu cầu h.sinh khác nhận xét về việc làm
của các bạn, đúng hay chưa đúng, tại sao?
+ Nhận xét, tuyên dương những em đã biết
giữ đúng lời hứa, nhắc nhỡ những em còn
chưa biết giữ đúng lời hứa.
+ 34 học sinh tự liên hệ bản thân và kể lại
câu chuyện, việc làm của mình.
+ Học sinh nhận xét việc làm, hành động của

bạn.
Hướng dẫn thực hành ở nhà:
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, những câu
chuyện nói về việc giữ lời hứa.
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết 2
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
Mục tiêu: HS biết được vì cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với
người khác.
Cách tiến hành:
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
+ Giáo viên đọc lần một câu chuyện: “Lời
hứa danh dự” cho đến “nhưng chú không
phải là bộ đội mà”.
+ Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các
nhóm thảo luận để tìm cách ứng xử cho tác
giả trong tình huống trên.
+ Hướng dẫn học sinh nhận xét các cách xử lí
tình huống của các nhóm.
+ Đọc tiếp phần kết của câu chuyện.
+ Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại ý nghóa của
việc giữ lời hứa.
+ Gọi 1 học sinh đọc lại.
+ 4 nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện các
nhóm trình bày cách xử lí tình huống của
nhóm mình, có kèm theo giải thích.
+ Nhận xét cách xử lí của các nhóm khác.
+ 1 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: Củng cố bài và giúp HS nhận thức đúng về việc giữ lời hứa.

Cách tiến hành:
+ Phát cho 4 nhóm, mỗi nhóm hai thẻ màu
xanh và đỏ và qui ước:
- Thẻ xanh  Ý kiến sai.
- Thẻ đỏ  Ý kliến đúng.
+ Treo bảng phụ ghi sẵn các ý kiến khác
nhau về việc giữ lời hứa và yêu cầu các
nhóm sau khi thảo luận sẽ giơ thẻ để bày tỏ
thái độ, ý kiến của mình.
+ Lần lượt đọc từng ý kiến.
1. Người lớn không cần phải giữ lời hứa với
trẻ con.
2. Khi không thực hiện được lời hứa với ai
đó, cần xin lỗi và nói rõ lý do với họ.
3. Bạn bè bằng tuổi không cần phải giữ lời
hứa với nhau.
4. Đã hứa với ai điều gì, bạn phải cố gắng
thực hiện được lời hứa đó.
5. Giữ lời hứa sẽ luôn luôn được mọi người
q trọng và tin tưởng.
+ Nhận xét về kết quả làm việc các nhóm.
+ Học sinh thảo luận theo nhóm và đưa ra ý
kiến của mình bằng cách giơ thẻ khi nghe
giáo viên hỏi.
Câu trả lời đúng.
1. Thẻ xanh  sai, vì chúng ta cần giữ lời
hứa với tất cả mọi người, không phân biệt đó
là người lớn hay trẻ con.
2. Thẻ đỏ  Đúng, vì như thế mới là tôn
trong người khác. Xin lỗi và nói rõ lý do sớm

khi không thực hiện được lời hứa để người
khác không chờ đợi mất thời gian.
3. Thẻ xanh  Sai, vì nếu không giữ lời hứa
với bạn bè sẽ làm mất lòng tin của bạn và
không tôn trọng nhau.
4. Thẻ đỏ  Đúng
5. Thẻ đỏ  Đúng.
Hoạt động 3: Nói về chủ đề: “Giữ lời hứa”.
Mục tiêu: HS biết giữ lời hứa với nhau qua việc các em thực hiện các hành vi theo chủ đề.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận trong 2 phút
để tập hợp các câu ca dao, tục ngữ, câu
chuyện nói về việc giữ lời hứa.
Một số câu ca dao, tục ngữ về giữ lời hứa:
+ 4 nhóm thảo luận.
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Lời nói đi đôi với việc lam.
Lời nói gió bay
+ Yêu cầu các nhóm thể hiện theo 2 nội dung
- Kể chuyện (đã sưu tầm được)
- Đọc câu ca dao, tuc ngữ và phân tích, đưa
ra ý nghóa của các câu đó.
+ Chú ý Tùy vào thờ gian mà giáo viên điều
chỉnh để có thể kéo dài hay thu ngắn hoạt
động này cho hợp lý.
+ Kết luận:ø dặn dò học sinh luôn phải biết
giữ lời hứa với người khác và với chính bản
thân mình.

+ Học sinh chú ý lắng nghe.
+ Đại diện các nhóm trình bày. Nhận xét về
ý kiến của các nhóm khác.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
Tuần 5&6
Thứ , ngày tháng năm 200
Đạo Đức (bài 3)
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu
+ Tự làm lấy việc của mình nghóa là luôn luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản
thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác.
+ Tự làm lấy việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người khác.
2. Thái độ:
+ Tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân, không ỷ lại.
+ Đồng tình ủng hộ những người tự giác thực hiện công việc của mình, phê phán những
ai hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
3. Hành vi:
+ Cố gắng tự làm lấy những công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Nội dung tiểu phẩm: “Chuyện bạn Lâm”.
+ Phiếu ghi 4 tình huống (hoạt động 2-tiết 1).
+ Giấy khổ to in nội dung phiếu bài tập (4 tờ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Tiếât 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình.

Cách tiến hành:
+ Phát cho 4 nhóm các tình huống cần giải
quyết. Yêu cầu sau 3 phút, mỗi đội phải đưa
ra được cách giải quyết của nhóm mình.
Các tình huống:
- Đến phiên Hoàng trực nhật lớp, Hoàng biết
em rất thích quyển truyện mới nên nói sẽ
hứa cho em mượn nếu em chòu trực nhật thay
Hoàng. Em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó?
- Bố giao cho nam rửa chén, giao cho chò Nga
quét dọn. Nam rủ chò làm cùng để đỡ bớt
công việc cho mình. Nếu là chi Nga, bạn có
giúp Nam không?
- Bố đang bận việc nhưng Tuấn cứ năn nì bố
giúp mình giải toán. Nếu là bố Tuấn, bạn sẽ
làm gì?
- Hùng và Mạnh là đôi bạn thân với nhau,
trong giờ kiểm tra,thấy Hùng không làm
được bài, sợ Hùng về bò bố mẹ đánh, Mạnh
cho Hùng xem bài kiểm tra. Việc làm của
Manh như thế đúng hay sai?
Kết luận:
1. Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
2. Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì?
+ 4 nhóm tiến hành thảo luận.
+ Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết
tình huống của nhóm mình.
+ Lớp nhận xét cách giải quyết của mỗi
nhóm.
- Mặc dù rất thích nhưng em sẽ từ chối lời đề

nghò đó của Hoàng. Hoàng làm thế không
nên, sẽ tạo sự ỷ lại trong lao động, Hoàng
nên tiếp tục làm trực nhật cho đúng phiên
của mình.
- Nếu là chò Nga, em sẽ không giúp nam.
Làm như thế, em sẽ làm cho Nam lười thêm,
có tính ỷ lại, quen dựa dẫm vào người khác.
- Nếu là bài toán dễ, yêu cầu Tuấn tự làm
một mình để củng cố kiến thức. Nếu là bài
toán khó thì yêu cầu Tuấn phải suy nghó
trước, sau đó mới đồng ý hướng dẫn, giảng
giải cho Tuấn.
- Mạnh làm như thế là sai, là hại bạn. Dù
Hùng có đạt điểm cao thì điểm đó không
phải thực chất của Hùng. Hùng sẽ không cố
gắng học và làm bài nữa.
1. Tự làm lấy việc của mình là luôn luôn cố
gắng để làm lấy các công việc của bản thân
mà không phải nhờ vả hay trông chờ, dựa
dẫm vào người khác.
2. Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp bản thân
mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người
khác.
Họat động 2: Tự liên hệ bản thân.
Mục tiêu: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm.
Cách tiến hành:
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
+ Yêu cầu học sinh cả lớp viết ra giấy những
công việc mà bản thân các em đã tự làm ở
nhà, ở trường

+ Khen ngợi những học sinh đã biết làm việc
của mình. Nhắc nhở những học sinh còn chưa
biết hoặc lười làm việc của mình. Bổ sung
những công việc mà học sinh có thể tự làm
như: trông em giúp mẹ, tự giác học bài và
làm bài, cố gắng tự mình làm bài tập
+ Mỗi học sinh chuẩn bò trước một mẫu giấy
nhỏ để ghi (thời gian khoảng 2 phút).
+ 45 học sinh phát biểu, đọc những công
việc mà mình đã tự làm trước lớp.
Thứ , ngày tháng năm 200
Tiết 2
Hoạt động 1: Đóng vai
Mục tiêu: HS thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự
làm lấy công việc của mình.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm
1 phiếu giao việc có yêu cầu thảo luận và
đóng vai xử lý tình huống sau:
Tình huống: Việt và Nam là đôi bạn rất thân.
Việt học giỏi còn Nam lại học yếu. Bố mẹ
Nam hay đánh Nam những khi Nam bò điểm
kém. Thương bạn, ở trên lớp hể có dòp là
Việt lại tìm cách nhắc bài để Nam làm bài
tốt, đạt điểm cao. Nhờ thế, Nam ít bò đánh
đòn hơn. Nam cảm ơn bạn rối rít. Là bạn học
cùng lớp, nghe được lời cảm ơn của Nam tới
Việt, em sẽ làm gì?
+ Nhận xét, đóng góp ý kiến cho cách giải
quyết của từng nhóm.

Kết luận: Việt thương bạn nhưng làm như thế
cũng là hại bạn. Hãy để bạn tự làm lấy công
việc của mình, có như thế ta mới giúp bạn
tiến bộ được.
+ Tiến hành thảo luận nhóm và đóng vai.
Sau đó, đại diện 4 nhóm lên đóng vai, giải
quyết tình huống, sau mỗi lần có nhóm đóng
vai, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
+ 12 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Hiểu được như thế nào là tự làm lấy công việc của mình và tại sao phải tự làm lấy
công việc của mình.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu thảo
luận cho 4 nhóm.
+ Yêu cầu sau 3 phút, các nhóm phải gắn lên
bảng kết quả.
+ Chia nhóm và tiến hành thảo luận.
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
Điền đúng (Đ) hay sai (S) và giải thích tại
sao vào trước mỗi hành động sau:
a)  Lan nhờ chò làm hộ bài tập về nhà cho
mình.
b)  Tùng nhờ chò rửa bộ ấm chén, công
việc mà Tùng được bố giao.
c)  trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán
khó không giải được, bạn Hà bèn cho
Nam chép bài nhưng Nam từ chối.
d)  Vì muốn mượn Toàn quyển truyện,
Tuấn đã trực nhật hộ Toàn.

e)  Nhớ lời mẹ dặn 5 giờ chiều phải nấu
cơm nên đang vui chơi với các bạn Hương
cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm.
+ Nhận xét câu trả lời của các nhóm và đưa
ra đáp án đúng.
Kết luận: Luôn luôn phải tự làm lấy việc của
mình, không được ỷ lại vào người khác.
a) Sai.
b) Sai.
c) Đúng.
d) Sai.
e) Đúng.
+ 12 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai chăm chỉ hơn”.
Mục tiêu: HS khắc sâu thêm về những công việc mà mình phải tự làm.
Cách tiến hành:
Cách chơi:
+ Chọn hai đội chơi, mỗi đội có từ 57 học sinh.
+ Hai đội oẳn tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước.
+ Ra câu hỏi bằng cách diễn tả một công việc nhà bằng hành động (như kòch câm).
Ví dụ: Xòe bàn tay, xoa đi xoa lại trên mặt bàn (lau bàn) hai tay làm giả động tác như cầm
chổi, lia lia tay theo động tác quét nhà
+ Đội còn lại xem hành động và nêu tên việc làm mà đội bạn diễn tả. Nếu đúng, được 2
điểm, nếu sai đội bạn nêu đáp án và được 2 điểm.
+ Đội ra câu hỏi diễn tả 5 hành động, sau đó đổi lượt để đội trả lời ra 5 câu hỏi tiếp theo.
Tùy vào thời gian mà giáo viên có thể tổ chức các lượt chơi cho thích hợp.
Giáo viên làm trọng tài, nhận xét, đánh giá k1 hoạt động và dặn dò các em nên cố gắng tự
mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập cũng như lao động ở nhà, ở trường.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU

Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
Tuần 7&8
Thứ ngày tháng năm 200
Đạo Đức
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu
+ Chúng ta cần quan tâm, chăm sóc Ông bà, cha mẹ, anh chò em vì đó là những người
thân ruột thòt của chúng ta.
+ Quan tâm, chăm sóc Ông bà, cha mẹ, anh chò em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh
phúc hơn.
+ Những bạn không có gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chò em cần được xã hội quan tâm,
giúp đỡ.
2. Thái độ:
+ Yêu quý, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chò em trong gia đình.
3. Hành vi:
+ Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chò em bằng lời nói, việc
làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Chuẩn bò nội dung câu chuyện “Khi mẹ ốm”. (xem phụ lục)
+ Phiếu thảo luận nhóm.
+ Bộ thẻ Xanh (Sai) và Đỏ (Đúng).
+ Nội dung trò chơi “Phản ứng nhanh”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Ti ế ât 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Phân tích truyện : “Khi mẹ ốm”
Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ơng bà, cha mẹ, anh chị em.
Cách tiến hành:
+ Đọc truyện “Khi mẹ ốm”.

+ Chia học sinh thành 4 nhóm, yêu cầu trả lời
các câu hỏi sau:
1. Bà mẹ trong truyện là người như thế nào?
2. Khi mẹ bò ốm, mẹ có nghỉ làm việc
không? Hãy tìm những ý trong bài nói lên
điều đó?
+ Một học sinh đọc lại bài.
+ Học sinh thảo luận nhóm.
1. Bà mẹ trong truyện là người tần tảo, hết
lòng vì chồng con. Điều đó thể hiện ở chỗ bà
mẹ luôn luôn làm mọi việc để chăm sóc gia
đình, đến lúc ốm bà vẫn không ngơi tay.
2. khi bò ốm, mẹ cũng chẳng nghỉ làm việc,
mẹ vẫn muốn dậy để lo nấu cơm cho mấy bố
con.
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
3. Thấy mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ
trong truyện đã có suy nghó gì và làm gì?
4. Theo em, việc làm của bạn nhỏ là đúng
hay sai? Vì sao?
+ Nhận xét, tổng kết ý kiến của các nhóm.
+ Kết luận: Cha mẹ, ông bà, anh chò em là
những người thân thiết, ruột thòt của chúng ta,
bởi vậy chúng ta cần quan tâm và chăm sóc
ông bà, cha mẹ
3. Mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong
truyện thương mẹ lắm. bạn đã cố gắng dấu
những giọit nước mắt, bạn đã giúp mẹ thổi
cơm, quét nhà, rửa bát để mẹ có thêm thời
gian nằm nghỉ.

4. Theo em việc làm của bạn nhỏ đó là đúng.
Vì khi mẹ hay bất cứ người thân nào trong
gia đình bò ốm, chúng ta cũng cần phải quan
tâm, giúp đỡ người đó.
+ Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
+ 12 học sinh nhắc lại.
Họat động 2: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: Bày tỏ ý kiến của mình để HS hiểu được việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ,
anh chò em trong gia đình.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho các nhóm
phiếu thảo luận và yêu cầu nhóm thảo luận.
Theo em, mỗi bạn trong các tình huống sau
xử sự đúng hay sai? Vì sao?
1. Mẹ bò ốm, bố đi công tác xa. Ở nhà chỉ
còn hai anh em Linh trông mẹ, thế mà hai
anh em Linh nhiều lúc còn tò nhau, xem ai là
người trông mẹ nhiều hơn.
2. Em Bi bò ốm, bố mẹ tập trung vào chăm
sóc cho em, Lan hay dỗi dằn để bố mẹ quay
ra quan tâm chú ý đến mình vì Lan sợ bố mẹ
quá quan tâm đến em Bi mà quên mất Lan.
3. Thư giúp mẹ nấu cháo cho bà em đang bò
ốm.
4. Hai chò em Minh cùng nhau thổi cơm, giúp
mẹ đang bò mệt phải nằm nghỉ ở trên giường.
Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
+ ? Giả sử em bò ốm và được mọi người trong
gia đình quan tâm, chăm sóc, em sẽ cảm thấy
như thế nào?

Kết luận: Bất cứ ai trong gia đình khi được
mọi người quan tâm, chăm sóc đều cảm thấy
hạnh phúc. Việc quan tâm, chăm sóc ông bà,
cha mẹ, anh chò em trong nhà sẽ làm cho gia
+ Tiến hành thảo luận, đại diện các nhóm
trình bày kết quả có kèm câu trả lời đúng.
1. Mẹ bò ốm, đã rất mệt. Do đó hai anh em
Linh càng không nên tò nhau, làm như vậy
chỉ khiến mẹ thêm lo nghó, không mau khỏi
bệnh được.
2. Lan làm thế không đúng. Thay vì hay dỗi
dằn, Lan hãy cùng một tay với bố mẹ để lo
cho em Bi.
3. Thư làm thế là học sinh ngoan.
4. Hai chi em Minh làm như thế là đúng. Khi
mẹ bò ốm, hai chò em đã biết bảo ban nhau,
làm các công việc để đỡ đần để mẹ có thời
gian nghỉ ngơi, mau khỏi ốm.
+ các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Em sẽ cảm thất rất hạnh phúc và vui
sướng, hay Em sẽ rất vui và sẽ mau chóng
khỏi bệnh hoặc Em sẽ rất cảm động
+ 12 học sinh nhắc lại.
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
đình đầm ấm và hạnh phúc hơn.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi đúng và không đồng tình với những hành vi
không đúng.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu thảo

luận và thẻ ghi Đúng-Sai.
Theo em, mỗi ý kiến sau Đúng hay Sai?
Vì sao?
 Chỉ khi ông, bà, cha mẹ, anh chò em trong
nhà ốm đau thì mới cần phải quan tâm, chăm
sóc.
 Luôn cần quan tâm, chăm sóc mọi người
trong gia đình hàng ngày.
 Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh
chò em mới làm cho gia đình hạnh phúc.
 Chỉ cần chăm sóc ông bà, cha mẹ và
những người lớn tuổi trong gia đình.
 Em là thành viên bé nhất trong gia đình,
không cần phải chăm sóc, quan tâmtới những
người khác.
+ Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Kết luận: Mọi người trong gia đình cần luôn
quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hàng ngày chứ
không chỉ quan tâm, chăm sóc những lúc ốm
đau, bệnh tật, khó khăn
+ Thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình
bày và đưa ra lời giải thích của mình.
+ Sai, bởi vì ông, bà, cha mẹ, anh chò em cần
được quan tâm, chăm sóc hàng ngày.
+ Đúng, bởi vì như thế sẽ làm cho không khí
gia đình đầm ấm, vui vẻ và hạnh phúc hơn.
+ Sai, vì quan tâm, chăm sóc sẽ làm gia đình
hạnh phúc hơn, chứ không phải mới làm cho
gia đình hạnh phúc.
+ Sai, vì mọi người trong gia đình đều cần

được chăm sóc, quan tâm mọi nơi, mọi lúc.
+ Sai, bất kể ai trong gia đìnhđều phải có
trách nhiệm quan tâm, chăm sóc đến mọi
người.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ 12 học sinh nhắc lại.
Hướng dẫn thực hành ở nhà.
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm
của những người thân trong gia đình với nhau.
Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 2
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
Mục tiêu: HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình trong
những tình huống cụ thể.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lý 2 tình
huống sau bằng cách sắm vai. (Nhóm 1&3,
tình huống 1; Nhóm 2&4, tình huống 2).
Tình huống 1. Bố mẹ đều đi công tác, nhà
vắng hoe. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bò
mệt đang nằm nghỉ trên gường, Ngân đònh ở
nhà chăm sóc bà nhưng các bạn lại kéo đến,
rủ Ngân đi sinh nhật. Ngân phải làm gì?
Tình huống 2. Ngày mai em của Nam sẽ
+ Tiến hành thảo luận nhóm, đại diện nhóm
lên thể hiện cách xử lý tình huống.
+ Bà bò mệt, nên Ngân ở nhà chăm sóc bà,
có như thế bà mới yên tâm và mau khỏi
bệnh. Ngân có thể chuyển lời xin lỗi không
đi dự sinh nhật được tới bạn. Chắc chắn

người bạn ấy sẽ thông cảm với Ngân.
+ Phim Nam không xem ngày hôm nay thì có
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
kiểm tra Toán, bố mẹ bảo Nam cùng giúp
em ôn tập Toán, nhưng cùng lúc ấy trên tivi
lại chiếu bộ phim mà Nam rất thích. Nam
cần hành động như thế nào?
+ Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
+ Kết luận: Mỗi người trong gia đình cần biết
thu xếp công việc riêng của mình để dành
thời gian quan tâm, ch8am sóc đến các thành
viên khác.
thể xem ngày mai và nếu không xem được,
nam có thể nghe người khác kể lại. Còn việc
quan trọng là bài kiểm tra ngày mai của em.
Nếu không được Nam giúp, em Nam sẽ khó
có thể làm bài kiểm tra tốt và đạt kết quả cao
được. Bởi vậy, Nam nên giúp em ôn lại kiến
thức cũ. Nếu em Nam thi tốt, Nam sẽ rất vui
và chắc chắn cả bố Nam cũng sẽ rất vui.
+ các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu cần.
+ 12 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
Mục tiêu: HS kiểm soát được những gì mình đã làm được và những gì mình chưa làm được đẻ
tự điều chỉnh hành vi của mình.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu học sinh tự liên hệ bản thân, kể
lại những việc làm thể hiện sự quan tâm,
chăm sóc của bản thân tới ông bà, cha mẹ và
anh chò em trong gia đình.

Đònh hướng.
+ Hàng ngày em thường làm gì để quan tâm,
chăm sóc ông bà, cha mẹ và anh chò em?
+ Kể lại một lần khi ông bà, cha mẹ, anh chò
em ốm đau (hoặc gặp khó khăn, có chuyện
buồn ) em đã làm gì để quan tâm, giúp đỡ
họ.
+ Tuyên dương những học sinh đã biết quan
tâm, chăm sóc những người thân trong gia
đình. Khuyên nhủ những học sinh còn chưa
biế quan tâm hoặc chưa biết chăm sóc những
người thân trong gia đình.
+ Mỗi nhóm cử ra 23 đại diện.
+ Học sinh dưới lớp nghe, nhận xét xem bạn
đã quan tâm, chăm sóc đến những người thân
trong gia đình chưa.
Hoạt động 3: Trò chơi: Phản ứng nhanh.
Mục tiêu: Qua trò chơi HS thấy được tình huống đúng, sai.
Cách tiến hành:
+ Phổ biến luật chơi:
- Mỗi nhóm sẽ được phát thẻ màu “Đỏ” và màu “Xanh” để ra dấu hiệu xin được trả lời
“Đúng” hay “Sai”. Các nhóm sẽ được nghe các câu hỏi, các tình huống từ phía giáo viên.
Nếu đội nào muốn trả lời, đội đó sẽ giơ thẻ. Đội giơ thẻ trước được trả lời trước, nếu trả lời
sai đội bạn sẽ được quyền trả lời. (Đúng sẽ được 5 điểm, Sai không điểm).
Nội dung:
1. Biết mẹ hôm nay đi làm về muộn, Tuấn la cà sang nhà bạn Minh chơi. (S).
2. Ông bò đau mắt, Thúy đọc báo giúp ông. (Đ).
3. Bố vừa đi làm về, Hoài đã nài nỉ bố gấp đồ chơi cho mình. (S).
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
4. Em bé ốm, bố mẹ phải quan tâm, chăm sóc em. Thấy bố mẹ không để ý đến mình, Hoa

dằn dỗi để được bố mẹ chú ý hơn. (S).
5. Nam hướng dẫn em giải được bài toán khó. (Đ).
6. Hai chò em Linh cùng giúp bố mẹ lau dọn nhà cửa. (Đ).
7. Ông bà đang xem chương trình thời sự, Việt đòi ông bà bật kênh khác để xem phim hoạt
hình. (S).
8. Loan cố gắng học chăm để giành nhiều điểm 10 tặng mẹ. (Đ)
9. Buổi trưa, cả nhà đang ngủ, anh em Tuấn vẫn còn nô đùa ầm ó. (S)
10. Được bác hàng xóm cho quả táo ngon, Phong cất đi để dành cho em cùng ăn. (Đ)
Dặn dò học sinh phải luôn quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
Tuần 9&10
Thứ ngày tháng năm 200
Đạo Đức
CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu
+ Bạn là người thân thiết cùng học, cùng chơi, cùng lao động với các em nên các em
cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện
buồn hoặc gặp khó khăn.
+ Chia sẻ buồn vui cùng bạn giúp cho tình bạn thêm gắn bó, thân thiết.
2. Thái độ:
+ Q trọng những ai biết chia sẻ vui buồn cùng bạn và phê phán những ai thờ ơ, không
quan tâm đến bạn bè.
3. Hành vi:
+ Thực hiện những hành vi, cử chỉ chia sẻ buồn vui với bạn trong các tình huống cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Nội dung các tình huống, nội dung câu chuyện “Niềm vui trong nắng thu vàng”.
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
+ Phiếu thảo luận nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Tiết 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
Mục tiêu: HS biết những tình huống nào là thể hiện sự chia sẻ niềm vui,buồn với người khác.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành nhóm nhỏ và yêu cầu các
nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung.
+ Đưa ra cách giải quyết và lời giải thích hợp lý.
Tình huống: Lớp Nam mới nhận thêm một
bạn học sinh mới. Bạn bò mắc dò tật ở chân,
rất khó khăn trong các hoạt động ở lớp. Các
bạn và Nam phải làm gì với người bạn này?
+ Nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra
kết luận:
Dù bạn mới đến, lại bò dò tật nhưng
không vì thế mà chúng ta bỏ rơi bạn. Bạn sẽ
trở thành người thân thiết, cùng học, cùng
chơi, cùng lao động với chúng ta. Khi bò tật,
chòu thiệt thòi hơn các bạn khác, bạn đã rất
buồn, vì vậy chúng ta cần an ủi, quan tâm
giúp đỡ ban.
+ Tiến hành thảo luận nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận của nhóm mình.
Chẳng hạn:
- Đề nghò cô giáo chuyển lớp cho bạn để đỡ
ảnh hưởng đến các công việc chung của lớp.
- Nói với cô giáo về khó khăn của bạn, tình
hình của lớp và xin ý kiến của cô.

- Phân công nhau giúp đỡ bạn.
- Kết hợp cùng với cô giáo để đưa ra những
việc làm cụ thể nhằm giúp đỡ ban.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung câu trả lời của
nhau.
+ Lắng nghe, ghi nhớ.
Họat động 2: Thảo luận cặp đôi.
Mục tiêu: HS cùng nhau củng cố thêm về các hành vi có liên quan đến bài học.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 2 dãy, yêu cầu mỗi dãy,
từng đôi thảo luận về một nội dung.
- Dãy 1, Thảo luận về nội dung:
Hãy tưởng tượng em được biết tin mình
thi Học sinh Giỏi được giải nhất, bạn bè
trong lớp xúm lại chúc mừng. Khi ấy, em sẽ
có cảm giác như thế nào?
- Dãy 2, Thảo luận nội dung:
Hãy hình dung mẹ bò ốm phải vào viện.
Các bạn vào viện thăm mẹ và động viên em.
Em có cảm giác như thế nào?
+ Nhận xét câu trả lời của bạn.
Kết luận: Bạn bè là người thân thiết, luôn
gần gũi bên ta. Bởi vậy khi bạn có chuyện
vui hay chuyện buồn, ta nên an ủi, động viện
+ Tiến hành thảo luận cặp đôi theo yêu cầu.
 Em cảm thấy rất sung sướng và hạnh
phúc bởi vì một phần là được giải, một phần
là lời chúc mừng của các bạn.
 Em cảm thấy rất cảm động, lúc em gặp
khó khăn, cần người giúp đỡ nhất thì đã có

các bạn ở bên, phần nào an ủi, động viên em.
+ Nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhau.
+ 12 học sinh nhắc lại kết luận. Lớp lắng
nghe, ghi nhớ.
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
hoặc chia sẻ niềm vui với bạn. Có như thế,
tình bạn của chúng ta mới thêm gắn bó và
thân thiết.
Hoạt động 3: Kể chuyện.
Mục tiêu: Qua câu chuyện HS hiểu thêm hơn về các lỗi niềm cần chia sẻ.
Cách tiến hành:
+ Kể lại câu chuyện, yêu cầu cả lớp thảo
luận theo 2 câu hỏi sau.
1. Em có nhận xét gì về việc làm của Hiền
và các bạn trong lớp? Vì sao?
2. Theo em, khi nhận được sách,Liên sẽ có
cảm giác như thế nào?
+ Nhận xét câu trả lời của học sinh.
+ Kết luận đưa ra đáp án đúng.
+ Một học sinh đọc lại truyện, tiến hành thảo
luận, 34 học sinh trả lời.
1. Hiền và các bạn trong lớp làm như thế là
đúng và đáng khen. Bạn bè trong lớp cần
giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, có như thế
tình bạn mới càng trở nên bền vững và gắn
bó.
2. Chắc chắn Liên sẽ cảm thấy rất cảm động
và vui sướng. Liên sẽ cố gắng học tập thật
tốt để khỏi phụ lòng quan tâm, chia sẻ của
các bạn trong lớp.

+ Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 2
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: HS nhận thấy được những hành vi nào đúng hành vi nào sai để tự mình điều chỉnh
hành vi của mình.
Cách tiến hành:
Chia học sinh thành các nhóm nhỏ,
mỗi nhóm khoảng 6 học sinh và yêu cầu thảo
luận nhóm
Nội dung thảo luận:
1. Bà Nội bạn An mất. Nhớ bà, khi ở lớp
thỉnh thoảng An lại rơm rớm nước mắt. Thấy
thế, Tùng trêu: “Lêu lêu, đồ mít ướt”. Tùng
làm thế đúng hay sai?
2. bạn Thuận bò liệt nên ngày nào Lan cũng
nán lại ở lớp một ít thời gian để giúp đưa
Thuận ra xe đẩy dựng ở góc lớp ra cửa.
3. Các bạn chúc mừng Thơ được đi dự họp
mặt cháu ngoan Bác Hồ toàn thành phố.
4. Tuấn và Hải bắt chước dáng đi tập tễnh
của Linh và trêu Linh về dáng đi đó.
5. Mai giúp Thu chép bài để bạn có thời gian
chăm sóc mẹ ốm.
+ Tiến hàûnh thảo luận nhóm, mỗi nhóm nhận
một phiếu nội dung thảo luận. Đại diện nhóm
đưa ra ý kiến của mình. Các nhóm khác nhận
xét.
1. Tùng làm như vậy là sai vì An đang có
chuyện buồn mà Tùng đã không an ủi lại còn

trêu An.
2. Lan Làm như vậy là đúng. Vì Thuận là
người bò liệt rất khó khăn trong cuộc sống và
cần được giúp đỡ.
3. Các bạn làm như vậy là đúng, khi bạn bè
có chuyện vui ta nên chúc mừng bạn.
4. Tuấn và Hải làm như vậy là sai, vì Linh đã
đi tập tễnh là khó khăn hơn người khác và
cần được quan tâm.
5. Mai làm như vậy là đúng. Sau khi giúp
Thu, tình bạn của hai bạn chắc chắn sẽ tốt
đẹp, thắm thiết hơn.
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
+ Nhận xét và đưa ra ý kiến đúng. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả
lời của nhóm bạn.
Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
Mục tiêu: Kiểm tra được bản thân mình đãü thực hiện được điềãu mình học chưa để từ đó điều
chỉnh bản thân.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu học sinh nhớ và ghi ra giấy về
việc chia sẻ vui buồn cùng bạn của bản thân
từng trải qua.
+ Tuyên dương những học sinh đã biết chia
sẻ vui buồn cùng bạn. Khuyến khích để mọi
học sinh trong lớp đều biết làm việc này với
bạn bè.
+ Cá nhân học sinh ghi ra giấy, 45 học sinh
tự nói về kinh nghiệm đã trải qua của bản
thân về việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Ví dụ:

+Một lần bạn Vân bò ốm, em đã lấy dầu xoa
cho bạn hay em đã từng chép hộ bài cho bạn
Hậu khi bạn sốt phải nghỉ học
+ Nhận xét công việc của các bạn.
Hoạt động 3: Trò chơi “ Sắp xếp thành đoạn văn”.
Phổ biến luật chơi: Phát cho học sinh mỗi nhóm 4 miếng bìa, trên đó ghi các nội dung
chính. Nhiệm vụ của các nhóm là sau 3 phút thảo luận, nhóm biết liên kết các chi tiết đó với
nhau và dàn dựng thành một đoạn văn ngắn nói về nội dung đó.
 Học sinh có thể xây dựng thành đoạn văn ngắn như sau: Mẹ Liên bò ốm, bạn bè trong
lớp đến thăm hỏi động viên Liên. Liên và mẹ xúc động lắm.
a)
b)
c)
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
Tuần 11&12
Thứ ngày tháng năm 200
Đạo Đức
Mẹ ốm
Bạïn bè
Liên chăm sóc
Hỏ thăm, động viên
Lan bò ngã
Hoa tự nguyện
Gãy tay
Hoa chép bài hộ
Nam loay hoay sửa
Cho mượn chiếc bút mới
Động viên
Bạn bè an

Mai khóc và nhớ ông
Ông nội mất
Bút hỏng
Thắng
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu
+ Lớp và trừng là tập thể học tập sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào
việc chung của Lớp của trường.
+ Khi tham gia việc lớp việc trường. Mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công
việc được giải quyết nhanh chóng. Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường
mà lại không tích cực thì công việc sẽ bò chậm, tốn thời gian, công sức, tiền của.
+ Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ, làm
tốt công việc và không lười biếng.
2. Thái độ:
+ Học sinh có lòng nhiệt tình khi tham gia việc trường việc lớp.
+ Ủng hộ, noi gương theo những bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
3. Hành vi:
+ Thực hiện mộc cách tích cực, nhiệt tình, hoàn thành tốt các việc của lớp, của trường
như: trực nhật, lao động
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Phiếu thảo luận nhóm, nội dung công việc của 4 tổ (để báo cáo).
+ Nội dung câu chuyện “Tại con chích chòe” và các bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Tiếât 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Xem xét công việc
Mục tiêu: HS tự kiểm tra được công việc của mình về thực hiện nội quy của trường của lớp.
(Ghi chú: Vì ở các lớp, bao giờ vào đầu năm học, giáo viên cũng yêu cầu học sinh cả lớp

thực hiện nội qui mà lớp, trường đề ra. Nên GVCN thường yêu cầu Ban cán sự lớp có sổ ghi
chép để theo dõi những hoạt động của học sinh trong lớp như: mặc đồng phục, đi học muộn,
đeo khăn quàng đỏ ).
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt
động của các đội viên, thành viên trong tổ.
+ Nhận xét tình hình hoạt động chung của lớp
Kết luận: Những bạn đã thực hiện và làm tốt
công việc của mình là đã một phần tham gia
tốt vào việc thi đua của lớp, của trường. Còn
những bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ,
còn mắc khuyết điểm, như thế là chưa tham
gia tích cực vào việc lớp, việc trường. Để
hiểu rõ thêm về điều này, hôm nay chúng ta
tìm hiểu bài: “Tích cực tham gia việc lớp,
việc trường”.
+ Đại diện các tổ báo cáo, nhận xét các đội
viên, thành viên của nhóm mình.
+ Lớp chú ý lắng nghe.
Họat động 2: Nhận xét tình huống.
Mục tiêu: Từ các tình huống có sẵn các em đánh giá được bản thân mình.
Cách tiến hành:
+ Đưa ra tình huống: Yêu cầu các nhóm thảo + Tiến hành thảo luận nhóm.
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
luận, sau đó đưa ra các cách giải quyết, có
kèn những lý do giải thích phù hợp.
Tình huống: Lớp 3A đang dọn dẹp khu
vực vườn trường. Mỗi tổ được giao một
nhiệm vụ khác nhau. Tổ của Lan được giao
nhiệm vụ nhổ cỏ quanh bồn hoa. Lan chỉ nhổ

vội mấy đám cỏ quanh vườn rồi kêu mệt, bảo
các bạn ở tổ cho mình ngồi nghỉ.
Lan làm như thế có được không? Vì sao?
+ Nhận xét, đưa ra cách trả lời đúng.
Kết luận: Lớp và trường là tập thể sinh hoạt,
học tập gắn bó với em nên cần phải tích cực
tham gia các việc lớp, việc trường để công
việc chung được giải quyết nhanh chóng.
+ Các nhóm nêu ý kiến thảo luận như:
+ Nhóm 1: Lan làm như thế cũng đượ. Có thể
là Lan mệt thật, Lan cần nghỉ ngơi, không
nên làm việc quá sức, ảnh hưởng đến sức
khỏe.
+ Nhóm 2: Lan làm như thế là không đúng.
Đây là việc chung của lớp, Lan nên cùng các
bạn tham gia. Nếu chỉ hơi mệt, Lan có thể
một chút rồi lại ra làm vì công việc được giao
cũng không quá mệt nhọc.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho
nhau.
+ 12 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: HS nhận xét được những hành vi nào đúng hành vi nào sai để tự điều chỉnh mình.
Cách tiến hành:
Đưa ra nội dung các tình huống, yêu cầu
các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của
mình. Nội dung:
a). Trực nhật vườn trường, mỗi tổ được giao
một công việc khác nhau. Khi làm xong việc
của tổ mình, Trang chạy sang tổ khác, cùng

giúp các bạn một tay.
b). Dù bò mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng
các bạn làm báo tường cho lớp để tham dự
đợt thi báo tường mừng ngày 8/3 ở trường.
c). Để ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, mỗi
bạn trong lớp mang vật phẩm đi ủng hộ,
riêng Nam cố nhắc mấy lần mà vẫn quên.
d). Cả lớp đang thảo luận nhóm về bài giảng
của cô giáo, Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện
riêng.
đ). Các bạn trong lớp 3B hăng say học tập,
giành nhiều điểm 910 để kính tặng các
thầy cô nhân ngày 20/11.
+ Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Kết luận: Để tham gia tích cực vào việc lớp,
việc trường, các emcó thể tham gia vào
nhiều hoạt động như: lao động, hoạt động
học tập, vui chơi tập thể
+ Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện các
nhóm trình bày ý kiến của mình.
 Đúng, không chỉ hoàn thành các công việc
của mình, Trang còn biết giúp các bạn khác
để nhanh chóng kết thúc công việc.
 Đúng, tuy bò mệt, Thơ vẫn cố gắng tham
gia để lớp hoàn thành tốt công việc.
 Sai, nam vừa không có ý thức giúp đỡ các
bạn vùng lũ, vừa không có ý thức tham gia
vào việc làm chung mà lớp, trường phát
động.
 Sai, đang là giờ học, lại là yêu cầu thảo

luận nhóm, đóng góp ý kiến cho bài học mà
Hùng và Tuấn lại không tham gia.
 Đúng, các bạn làm thế sẽ làm cho các
thầy cô vui lòng, phong trào học tập của lớp
sẽ phát triển tốt.
+ các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho
nhau.
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Tại con Chích chòe”.
Mục tiêu: Từ câu chuyện các em phân tích các em biết được các hành vi đúng để học tập.
Cách tiến hành:
+ Kể chuyện: “Tại con Chích chòe”. Chia
học sinh thành nhóm nhỏ và yêu cầu thảo
luận nhóm, tìm hiểu câu chuyện theo các câu
hỏi sau:
1. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn
Tường? Vì sao?
2. Nếu em là bạn Tường, em sẽ làm như thế nào?
+ Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Kết luận: Việc làm của bạn Tường như thế là
Sai. Để có tiền góp quỹ Đội, vì lợi ích chung,
bạn nào cũng tham gia, bởi vậy Tường cũng
nên tham gia cùng các bạn. Có như thế, công
việc mới nhanh chóng được hoàn thành tốt.
+ 1 Học sinh đọc lại. Tiến hành thảo luận
nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận của nhóm mình.
1. Bạn Tường làm thế là không đúng. Trong

khi các bạn ai cũng hăng say làm việc thì
Tường lại mãi chơi, không chòu làm việc.
2. Nếu em là bạn Tường, em sẽ cùng các bạn
hăng hái làm việc. Em sẽ để con Chích chòe
ở nhà vì học ra học, làm ra làm, chơi ra chơi.
+ các nhóm nhận xét, bổ sung câu trả lời cho
nhau.
+ 12 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
Mục tiêu: Học sinh tự đánh giá được bản thân mình.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi: Viết ra
giấy những việc em đã tham gia với lớp, với
trường trong tuần vừa qua.
+ Nhận xét.
+ Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà giáo
viên nhận xét, đưa ra những lời khen, nhắc
nhở với học sinh.
+ ?: Em hiểu thế nào là “Tích cực” tham gia
việc lớp, việc trường?
+ Nhận xét, Kết luận: Như vậy “Tích cực”
tham gia việc lớp, việc trường ở đây là hoàn
thành tốt các công việc mà mình được giao
theo hết khả năng của mình. Ngoài ra, nếu
có điều kiện và khả năng, có thể giúp những
người khác hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Tiến hành thảo luận cặp đôi, 24 cặp
đứng lên trình bày, lớp nghe, nhận xét và bổ
sung.
+ Thảo luận cả lớp, 34 học sinh trả lới. Ví

dụ: “Tích cực” tham gia việc lớp, việc
trường, tức là:
- Việc gì của lớp, của trường cũng tham gia.
- Làm xong việc của mình, nếu còn thời gian
thì làm giúp công việc của người khác.
- Làm hết tất cả công việc được giao.
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
Hoạt động 3: Văn nghệ
+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện để tham gia.
+ Mỗi đại diện sẽ hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp.
+ Giáo viên nhận xét và dặn dò.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
Tuần 13&14
Thứ ngày tháng năm 200
Đạo Đức
QUAN TÂM, GIÚP ĐỢ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu
+ Hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta, vì thế
chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ họ lúc khó khăn, hoạn nạn.
+ Khi được giúp đỡ, khó khăn của họ được giải quyết và vơi nhẹ đi, do vậy tình cảm,
tình hàng xóm láng giềng sẽ gắn bó hơn.
+ Các em có thể quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức
như: Rút hộ quần áo lúc trời mưa, chơi với em bé
2. Thái độ:
+ Biết tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.
+ Đồng tình với những ai biết quan tâm đến hàng xóm láng giềng, không đồng tình với
những ai thờ ơ, không quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
3. Hành vi:

+ Thực hiện hành động cụ thể biểu hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Nội dung tiểu phẩm “Chuyện hàng xóm”. Phiếu thảo luận cho các nhóm.
+ Nội dung truyện “Tình làng, nghóa xóm”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Tiết 1.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tiểu phẩm “ Chuyện hàng xóm”
Mục tiêu: HS đóng vai trong tiểu phẩm để từ đó các em nhập vai mình vào các công việc tốt.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu đóng tiểu phẩm (nội dung đã được
chuẩn bò trước).
+ Nội dung:
+ Nhóm học sinh được giao nhiệm vụ lên
bảng đóng tiểu phẩm.
+ Lớp xem tiểu phẩm.
Chuyện hàng xóm.
Ba bạn Hải, Việt, Toàn đang chơi với nhau thì nhìn thấy một bà cụ đang đứng ngoài
cửa nhà chú Thái. Ba bạn không biết bà cụ đó là ai, chỉ nghe thấy bà cụ gọi:
“Thái ơi, vợ chồng Thái có nhà không con?”.
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
À, chắc đây có thể là mẹ của chú Thái. Phải làm gì bây giờ nhỉ?
Hải nói: “Chú Thái là hàng xóm của chúng mình. Hay là mình mời bà cụ – chắc là mẹ
của chú Thái vào nhà mình nghỉ tạm rồi ngồi đợi chú Thái về”.
Việt nói chen vào: “Tớ sợ lắm. nhỡ đó không phải là mẹ chú Thái mà chỉ là một bà cụ
giã vờ thì sao. Dạo này có nhiều kẻ lừa đảo lắm. mình cho bà cụ vào, không khéo “.
Toàn chặc lưỡi: “Thôi, cãi nhau làm gì. Việc của hàng xóm, tốt nhất là mặc kệ thì chả
ảnh hưởng đến ai cả. Chúng mình cứ tiếp tục chơi tiếp đi”.
+ ? Em đồng ý với cách xử lý của bạn nào?

Vì sao?
+ Qua tiểu phẩm trên, em rút ra được bài học
gì?
Kết luận: hàng xóm láng giềng là những
người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta.
Bởi vậy, chúng ta cần quan tâm và giúp đỡ
họ lúc khó khăn cũng như khi hoạn nạn.
+ Học sinh dưới lớp xem tiểu phẩm, tự suy
nghó, sau đó 45 học sinh trả lời.
+ Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung câu trả
lời của các bạn.
+ Qua tiểu phẩm trên, em rút ra được bài
học: hàng xóm là những người sống bên cạnh
ta. Cần thiết phải giúp đỡ hàng xóm xung
quanh.
+ 12 học sinh nhắc lại.
Họat động 2: Thảo luận nhóm.
+ Phát phiếu thảo luận cho các nhóm và yêu
cầu học sinh thảo luận.
+ Treo phiếu thảo luận đã phóng to lên bảng
để các nhóm lên điền kết quả.
Nội dung phiếu thảo luận:
Điền đúng (Đ) Sai (S) vào .
 Giúp đỡ hàng xóm là việc làm cần thiết.
 không nên giúp hàng xóm lúc họ gặp khó
khăn vì như thế càng làm cho công việc của
họ thêm rắc rối.
 Giúp đỡ hàng xóm sẽ gắn chặt hơn tình
cảm giữa mọi người với nhau.
 Chỉ quan tâm, giúp đỡ hàng xóm khi họ

yêu cầu mình giúp đỡ.
 Không được tự ý giúp đỡ hàng xóm vì như
thế là vi phạm quyền tự do cá nhân của mỗi
người.
+ Nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng và lời
giải thích (nếu học sinh chưa nắm rõ).
+ Nghe yêu cầu, nhận phiếu và tiến hành
thảo luận.
+ Sau 3 phút, đại diện các nhóm lên ghi kết
quả trên bảng.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả, có
kèm theo lời giải thích.
 Đúng.
 Sai.
 Đúng.
 Sai.
 Sai.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm, tìm hiểu ý nghóa các câu ca dao, tục ngữ.
Mục tiêu: Từ các câu tục ngữ, ca dao đó các em hiểu về tình hàng xóm, láng giềng để các
em có sự quan tâm hơn đối với họ.
Cách tiến hành:
+ Chia học sinh thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm
thảo luận tìm ý nghóa của các câu ca dao, tục ngữ
nói về tình hàng xóm, láng giềng
+ Thảo luận nhóm.
Kế hoạch lên lớp Môn Đạo Đức – Khối lớp Ba.
+ Yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo
luận và lấy ví dụ minh họa cho từng câu.
1. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

2. Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau.
3. Người xưa đã nói chớ quên
Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau.
Giữ gìn tình nghóa tương giao,
Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân.
+ Nhận xét, bổ sung giải thích thêm.(nếu
cần)
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.
Hướng dẫn thực hành ở nhà:
+ Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm thêm những câu ca doa, tục ngữ, những mẫu chuyện nói
về tình nghóa hàng xóm, láng giềng.
+ Nhớ và ghi lại những công việc mà em đã làm để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 2
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: HS được bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể làm cho các em mạnh dạn hơn.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu thảo
luận, yêu cầu học sinh đưa ra lời giải thích
hợp lý cho mỗi ý kiến của mình.
Các tình huống sau:
1. Bác Tư sống một mình, lúc bò ốm không có
ai bên cạnh chăm sóc. Thương bác, Hằng đã
nghỉ học hẳm một buổi ở nhà để giúp bác
làm công việc nhà.
2. Thấy bà Lan vừa phải trong bé Bi, vừa
phải thổi cơm. Huy chạy lại, xin được trông
bé Bi giúp bà.
3. Chủ nhật nào, Việt cũng giúp cu Tuấn con

cô Hạnh ở nhà bên học thêm môn Toán.
4. Tùng nô đùa với các bạn trong khu tập thể,
đá bóng vào cả quán nước nhà Bác Lưu.
+ Nhận xét câu trả lời của các nhóm
Kết luận: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng
giềng là việc làm tốt nhưng cần phải chú ý
đến sức mình. Chỉ nên giúp những công việc
phù hợp và vừa sức với hoàn cảnh của mình.
+ Thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình
bày kết quả của nhóm mình.
1. Hằng làm thế là sai, chỉ giúp hàng xóm
theo điều kiện cho phép của mình. Hằng có
thể nói với người lớn để nhờ giúp đỡ thêm
chứ không được nghỉ học.
2. Huy làm thế là đúng, nhờ Huy giúp đơ,õ bà
Lan sẽ đỡ vất vả hơn khi làm công việc của
mình.
3. Việt làm thế là đúng, cu Tuấn học giỏi
Toán sẽ làm cho cả nhà cô Hạnh vui, bố mẹ
Việt cũng vui, hai gia đình sẽ gắn bó hơn.
4. Tùng làm thế là sai, làm ảnh hưởng đến
gia đình bác Lưu hàng xóm: các bạn có thể
làm đổ vỡ chai lọ trong quán
+ Nhận xét các câu trả lời của nhóm khác.
Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
Mục tiêu: HS biết được mình đã làm được gì và chưa làm được gì để từ đó điều chỉnh bản
thân.
Cách tiến hành:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×