Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Kinh tế vi mô lê bảo lâm đại học mở TP HCM, 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 215 trang )


0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

KINH TẾ VI MÔ


Biên soạn: PGS.TS. LÊ BẢO LÂM
TS. VŨ VIỆT HẰNG
TS. ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH
ThS. HỒ HỮU TRÍ


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2009


1
MỤC LỤC

Phần mở đầu 3
Giới thiệu môn học Kinh tế vi mô 3
Bài 1: Khái quát về Kinh tế học 9

Phần I: Vận hành của thị trường cạnh tranh 29
Bài 2: Cầu, cung và giá thị trường 29
Bài 3: Co giãn của cầu và cung 44


Bài 4: Can thiệp của Chính phủ vào thị trường cạnh tranh 57

Phần II: Lý thuyết về sự lựa chọn của ngườ
i tiêu dùng 68
Bài 5: Lý thuyết về hữu dụng 68
Bài 6: Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng hình học 87

Phần III: Lý thuyết sản xuất và chi phí 107
Bài 7: Lý thuyết sản xuất 107
Bài 8: Lý thuyết chi phí 125

2
Phần IV: Quyết định về giá và sản lượng của doanh nghiệp 144
Bài 9: Cạnh tranh hoàn toàn 145
Bài 10: Độc quyền hoàn toàn 161
Bài 11: Cạnh tranh độc quyền và thiểu số độc quyền 179

Phần kết 197
Bài 12: Ôn tập và bài tập tổng hợp 197

Tài liệu tham khảo 214


3
PHẦN MỞ ĐẦU:
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
KINH TẾ VI MÔ

I. KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG MÔN HỌC:
Nói đến Kinh tế học, người ta thường nghĩ đến hai lý thuyết cơ

bản là Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô. Kinh tế vi mô nghiên cứu hành
vi lựa chọn của từng cá nhân người tiêu dùng và của từng doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Do nguồn lực có giới hạn, mỗi
người mua hoặc bán đều phải tính toán lựa chọn cho mình phương án
tiêu dùng tối ưu hoặc phương án t
ổ chức sản xuất kinh doanh tối ưu.
Vì thế nội dung chính của Kinh tế vi mô là nghiên cứu cầu, cung và
trên cơ sở đó giải thích sự hình thành giá cả trên thị trường của từng
loại hàng hóa cụ thể. Ngày nay, do Chính phủ của hầu hết các nước
đều can thiệp vào sự vận hành của nền kinh tế thị trường nên Kinh tế
vi mô cũng nghiên cứu tác động của những chính sách kinh tế của
Chính phủ có
ảnh hưởng làm thay đổi giá thị trường và do đa phần các
thị trường đều có tính độc quyền nên Kinh tế vi mô cũng nghiên cứu
sự hình thành giá trên thị trường có tính độc quyền.
Những kiến thức về Kinh tế vi mô rất hữu ích cho bạn vì nó
giúp bạn lí giải được những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống hàng
ngày. Chẳng hạn như: tại sao vào ngày lễ người ta lại đổ xô nhau đi du
lịch dù giá tour tă
ng cao? Tại sao trái cây cứ đến mùa là hạ giá? Nếu
Chính phủ tăng thuế mặt hàng nào đó thì giá bán của nó sẽ tăng lên

4
nhiều hay ít? Vì sao chính phủ cần phải quy định giá cho sản phẩm
độc quyền? Bạn hoàn toàn có thể tự mình trả lời được những câu hỏi
trên sau khi học qua môn Kinh tế vi mô.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:
Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về Kinh tế vi
mô với các khái niệm như cầu, cung, giá cả thị trường, độ co giãn…,

các nguyên tắc lựa chọn hợp lý của người tiêu dùng và người sản xu
ất,
để sinh viên biết và dùng đúng các thuật ngữ chuyên môn.
Sau môn học này sinh viên phải:
- Biết cách phân tích và giải thích diễn biến giá trị thị
trường của các loại hàng hóa, hiểu và biết cách phân tích
các chính sách can thiệp vào thị trường của Chính phủ.
- Biết cách lựa chọn mua sắm hàng hóa của người tiêu
dùng và cách ra quyết định về giá, sản lượng và chiến
lược cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trên các thị
trường có cơ
cấu khác nhau.
- Hiểu và lý giải được những hiện tượng xảy ra trên các
phương tiện truyền thông đại chúng.

III. YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC:
Môn kinh tế vĩ mô là một học phần 60 tiết (4 tín chỉ) gồm 45
tiết lý thuyết và 15 tiết bài tập. Để học tốt môn này bạn cần trang bị
trước kiến thức về:

5
- Toán căn bản: biết nhận dạng hàm số, vẽ đồ thị, tính đạo
hàm, giải phương trình, hình học căn bản…
- Kinh tế- xã hội: những thông tin liên quan đến thị trường
hàng hóa.

IV. CẤU TRÚC MÔN HỌC:
Môn học được thiết kế thành 12 bài, mỗi bài ứng với một buổi
học 5 tiết, theo trình tự như sau:
1. Phần mở đầu:

- Giới thiệ
u môn học.
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học.
2. Phần 1 – Vận hành của thị trường cạnh tranh:
- Bài 2: Cầu, cung và giá thị trường.
- Bài 3: Co giãn của cầu và cung.
- Bài 4: Can thiệp của chính phủ của thị trường.
3. Phần II – Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng:
- Bài 5: Lý thuyết hữu dụng.
- Bài 6: Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng hình học.
4. Phần III – Lý thuyế
t sản xuất và chi phí:
- Bài 7: Lý thuyết sản xuất.
- Bài 8: Lý thuyết chi phí.
5. Phần IV – Quyết định về giá và sản lượng doanh nghiệp:

6
- Bài 9: Cạnh tranh hoàn toàn.
- Bài 10: Độc quyền hoàn toàn.
- Bài 11: Cạnh tranh độc quyền và thiểu số độc quyền.
6. Phần kết:
- Bài 12: Ôn tập và bài tập tổng hợp.

V. NHỮNG TÀI LIỆU SINH VIÊN NÊN THAM KHẢO:
Môn học này có rất nhiều sách của các tác giả trong và ngoài
nước biên soạn. Các bạn có thể tham khảo bất kỳ cuốn sách Kinh tế vi
mô nào bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh mà các bạ
n có. Ngoài ra
các bạn còn có thể sự dụng thêm phương tiện hỗ trợ như băng
cassette, đĩa VCD, Internet, radio, truyền hình… Tuy nhiên, theo

chương trình đào tạo năm thứ nhất thì nội dung của môn học này dừng
lại ở trình độ đại cương nên những tài liệu sau đây sẽ giúp bạn học dễ
dàng hơn.
1. Tài liệu hướng dẫn học tập kinh tế vi mô của các tác giả Lê Bảo
Lâm, Hồ H
ữu Trí, Vũ Việt Hằng, Đoàn Thị Mỹ Hạnh, NXB
Giáo dục, năm 2006.
2. Hỏi – Đáp Kinh tế học vi mô của các tác giả Đoàn Thị Mỹ Hạnh
và Vũ Việt Hằng, Hồ Hữu Trí, tài liệu lưu hành nội bộ của
trường Đại học Mở Tp.Hồ Chí Minh, năm 2006.
3. Kinh tế học vi mô của các tác giả Đoàn Thị Mỹ Hạnh và Vũ
Việt Hằng, NXB Giáo dục, năm 2006.


7
VI. CÁCH HỌC VÀ DÙNG TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Cuốn “Tài liệu hướng dẫn học tập Kinh tế vi mô” có nội dung
được chia thành 12 bài, thời lượng của mỗi bài là 5 tiết. Trong mỗi bài
đều có phần giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của bài để các bạn biết cần
phải chuẩn bị gì trước khi học và sau khi học xong biết mình đạt được
yêu cầu đến đâu. Phần nội dung chính của bài được trình bày theo
kiểu chỉ nh
ấn mạnh và giải thích những điểm cốt lõi mà người học
trung bình có thể nắm được. Phần câu hỏi và bài tập chỉ tập trung và
giới thiệu những câu hỏi và bài tập có độ khó ở mức độ trung bình. Vì
thế bạn nên tham khảo cuốn “Kinh tế học vi mô” để tăng thêm kiến
thức. Nội dung cuốn sách này chỉ thiết kế thành 6 phần và biên soạn
theo chương trình chính quy tập trung. Mỗi chương có phần lý thuy
ết
diễn giải nội dung chính đầy đủ hơn, phần câu hỏi trắc nghiệm, bài tập

phong phú hơn và có giải đáp. Vì nội dung Kinh tế vi mô chứa đựng
nhiều chi tiết nên bạn khó có hiểu ngay một cách thấu đáo, do đó cuốn
“Hỏi – Đáp Kinh tế học vi mô” với những câu hỏi tự luận và có đáp
án giúp bạn giải đáp những thắc mắc của mình.
Để tránh nhàm chán, bạn có thể s
ử dụng đồng thời nhiều loại
học liệu như nghe băng cassette hoặc xem đĩa VCD bài giảng, nghe
bài giảng qua radio hoặc theo dõi bài giảng qua truyền hình.
Bạn cũng có thể vào mạng Internet, đến địa chỉ trang web của
trường (www.ou.edu.vn
) để tải về các trang tóm tắt bài giảng với
nhiều màu sắc và hình ảnh động ở mục E-learning, hoặc đến trang
web www.google.com.vn
gõ các từ khóa muốn tham khảo để có thêm
thông tin về những sự kiện đã diễn ra trong thực tế có liên quan đến
nội dung môn học.

8
Bạn cũng nên thường xuyên đọc các tờ báo và tạp chí như Thời
báo Kinh tế Sài Gòn, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, Tạp chí khoa học
của trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, Tạp chí phát triển kinh tế
của trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh… để có thêm thông tin.
Nhờ những thông tin và kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống bạn sẽ lý
giải được những vấn đề thuộc về kinh tế h
ọc vĩ mô được bàn luận trên
thông tin đại chúng.
Cuối cùng, các bạn đừng quên rằng môn học này còn có giảng
viên trực tiếp hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho các bạn. Nếu các
bạn đã chuẩn bị kỹ trước khi đến dự buổi hướng dẫn thì bạn sẽ thấy
môn học này không quá khó. Nếu sau đó, các bạn vẫn còn những điều

chưa rõ, các bạn có thể tham gia “Diễn đ
àn tư vấn học tập” của Khoa
Kinh tế để trao đổi với giảng viên và với các bạn đồng học.
Chắc chắn các bạn sẽ thành công như mong đợi nếu tổ chức
việc học của mình đúng theo hướng dẫn.
Chúc các bạn thành công. Nhóm biên soạn tài liệu hi vọng nhận
được những góp ý của các bạn để lần tái bản sau quyển sách hoàn
thiện hơn.
Địa chỉ liên lạc củ
a nhóm biên soạn:

9
BÀI 1:
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC

Bài này sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức căn bản về sự vận
hành của nền kinh tế thị trường, lý do của sự tồn tại của môn Kinh tế
vi mô nói riêng và của môn Kinh tế học nói chung, vai trò của Kinh tế
học trong hệ thống môn khoa học kinh tế. Vì vậy, nội dung của bài
này giới thiệu các khái niệm như đường giới hạn khả năng sản xuất,
kinh tế học vi mô và v
ĩ mô, kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc.

I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này các bạn phải biết được:
- Lý do môn kinh tế học ra đời và phát triển.
- Khái niệm, ý nghĩa của “đường giới hạn khả năng sản
xuất”.
- Phân biệt được Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô.
- Phân biệt được Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học

chuẩn t
ắc.

II. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Sự khan hiếm:

10
Trong bất cứ một nền kinh tế nào, sản xuất hàng hóa cũng là
một hoạt động chính yếu mang tính chất sống còn. Để sản xuất ra
hàng hóa, phải sử dụng các yếu tố sản xuất (hay còn gọi là các nguồn
lực) như: lao động, đất đai, vốn, tài nguyên thiên nhiên, kiến thức…
Các loại tài nguyên này có đặc điểm chung là khan hiếm, tức là số
lượng tồn tại của chúng không
đủ cho nhu cầu sử dụng của con người.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ được làm ra từ
các loại tài nguyên này của con người là vô hạn.
Như vậy, để có sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu thụ (vô hạn) và
khả năng đáp ứng cho nhu cầu đó (có hạn). Đây là mâu thuẫn tồn tại ở
bất kỳ nền kinh tế nào và không thể giải quyế
t triệt để được.
Tuy nhiên, con người có thể điều hòa được mâu thuẫn trên, tức
là có thể thực hiện một số các biện pháp để có thể giảm bớt sự khác
biệt giữa nhu cầu tiêu thụ và việc sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ
để đáp ứng cho nhu cầu đó. Bạn hãy hình dung rằng: với một nguồn
lực có hạn của nền kinh tế, nếu chúng ta sử dụng chúng m
ột cách vô
nguyên tắc, lãng phí thì sẽ không tạo ra được một số lượng hàng hóa
và dịch vụ lớn nhất để có thể thỏa mãn tốt nhất cho nhu cầu tiêu thụ.
Ngược lại, cũng với nguồn lực có hạn như vậy, nhưng chúng ta sử
dụng chúng một cách có hiệu quả, theo một nguyên tắc khoa học thì sẽ

tạo ra một số lượng hàng hóa và dịch vụ lớn nhất để có thể
thỏa mãn
tốt nhất cho nhu cầu tiêu thụ của con người.
Như vậy, vấn đề ở đây là tìm ra các nguyên tắc khoa học và có
hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực có hạn của một nền kinh tế
và Kinh tế học nghiên cứu vấn đề này.

11
Kinh tế học được định nghiã là môn khoa học nghiên cứu cách
thức sử dụng và phân phối tốt nhất các nguồn lực để phục vụ tốt nhất
cho nhu cầu của con người. Đây là một định nghĩa rất tổng quát của
Kinh tế học và chúng ta có thể thấy rằng kinh tế học ra đời xuất phát
từ nguyên nhân sâu xa là tính khan hiếm của các nguồn lực.

2. Đường giới hạ
n khả năng sản xuất:
Hầu hết các mô hình kinh tế đều được thiết lập dựa trên các
công cụ toán học. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét một mô hình rất đơn
giản biểu thị các ý tưởng kinh tế căn bản, được biết dưới tên gọi
đường giới hạn khả năng sản xuất.
Trong thực tế, một nền kinh tế sản xuất ra hàng ngàn loại hàng
hóa và dịch vụ
khác nhau. Tuy nhiên để đơn giản hóa vần đề, chúng ta
hãy tưởng tượng một nền kinh tế chỉ sản xuất ra hai loại sản phẩm là
xe hơi và máy vi tính và cũng giả định rằng cả hai ngành công nghiệp
xe hơi và máy tính sử dụng toàn bộ các yếu tố sản xuất của nền kinh
tế. Đường giới hạn khả năng sản xuất là một đồ thị mô tả tất cả các
phươ
ng án kết hợp về sản lượng (trong trường hợp này là xe hơi và
máy tính) mà nền kinh tế có khả năng thực hiện được với một số

lượng các yếu tố sản xuất và kỹ thuật sản xuất cho trước mà các doanh
nghiệp có thể sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ

12

Hình 1.1 mô tả một đường giới hạn khả năng sản xuất. Trong
nền kinh tế này, nếu tất cả các nguồn lực chỉ được sử dụng cho ngành
công nghiệp xe hơi thì cả nền kinh tế sẽ sản xuất ra được 1000 chiếc
xe. Nếu tất cả các nguồn lực chỉ được sử dụng cho ngành công nghiệp
máy vi tính thì cả nền kinh tế sẽ sản xuất ra được 3000 máy. Nế
u nền
kinh tế này phân bố các nguồn lực cho cả hai ngành công nghiệp thì
có rất nhiều khả năng về cơ cấu sản lượng có thể thực hiện được.
Điểm A (700 xe hơi và 2000 máy tính) là một trong các khả năng đó.
Tuy nhiên mức sản lượng không thể đạt đến điểm D vì nguồn lực của
nền kinh tế là có hạn: nền kinh tế không thể có đủ các yếu tố sản xu
ất
để sản xuất ra mức sản lượng này. Nói cách khác, nền kinh tế chỉ có
thể sản xuất ra các mức sản lượng nằm trên hoặc bên trong đường giới
hạn khả năng sản xuất, nhưng không thể sản xuất ra các mức sản
lượng nằm bên ngoài đường này.
Một nền kinh tế được gọi là hoạt động có hiệu quả nếu nó đạt
được m
ột mức sản lượng cao nhất có thể,tương ứng với nguồn lực cho
trước. Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất biểu
thị sự hiệu quả của hoạt động sản xuất. Một khi nền kinh tế đang sản
xuất tại điểm nằm trên đường giới hạn khả năng s
ản xuất (như điểm
A), nếu muốn sản xuất thêm một số lượng sản phẩm nào đó thì chỉ có


13
cách là phải giảm sản lượng của các sản phẩm khác. Điểm B biểu thị
sự kém hiệu quả của nền sản xuất. Vì một lý do nào đó có thể là do
thất nghiệp gia tăng, nền kinh tế chỉ sản xuất được mức sản lượng thấp
hơn mức cao nhất mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với
nguồn lực cho trướ
c: chỉ sản xuất ra được 300 xe hơi và 1000 máy
tính. Nếu loại trừ được các nguyên nhân làm cho hiệu quả kém, phối
hợp về sản lượng của nền kinh tế có thể dịch chuyển từ điểm B đến
điểm A làm gia tăng sản lượng của cả hai ngành công nghiệp xe hơi
và máy tính.
Một trong những nguyên tắc kinh tế căn bản là con người luôn
đứng trước sự đánh đổi. Đường gi
ới hạn khả năng sản xuất cho thấy
sự đánh đổi mà xã hội phản đối mặt: một khi đã đạt đến mức hoạt
động có hiệu quả thì cách duy nhất có thể tăng sản lượng của hàng hóa
này là phải giảm sản lượng của hàng hóa kia. Chẳng hạn như muốn di
chuyển từ điểm A sang điểm C thì phải sản xuất nhiều máy vi tính hơn
nhưng lại trả giá bằng việc sản xuất ít xe hơi hơn.
Một nguyên tắc kinh tế căn bản là: chi phí của một hoạt động
bất kỳ chính là những gì mà chúng ta phải từ bỏ để đạt được kết quả
của hoạt động này. Đây chính là chi phí cơ hội. Đường giới hạn khả
năng sản xuất cho thấy chi phí cơ hội của một hàng hóa được
đo
lường bằng một hàng hóa khác. Khi xã hội thay đổi cơ cấu sử dụng
các yếu tố sản xuất, cụ thể là tăng sử dụng các yếu tố sản xuất trong
ngành công nghiệp vi tính và giảm tương ứng việc sử dụng này trong
ngành công nghiệp xe hơi, tức là di chuyển từ điểm A sang điểm C
trên đường giới hạn khả năng sản xuất, xã hội phải t
ừ bỏ 100 xe hơi để

nhận thêm 200 máy tính. Nói cách khác, khi nền kinh tế hoạt động tại
điểm A thì chi phí cơ hội của 200 máy vi tình là 100 xe hơi.

14
Lưu ý rằng đường giới hạn khả năng sản xuất trên hình 1.1 có
dạng một đường cong lồi. Điều này có nghĩa là chi phí cơ hội của xe
hơi đo lường bằng số lượng máy vi tính phụ thuộc vào số lượng của
mỗi loại hàng hóa đang được sản xuất trong nền kinh tế. Khi xã hội
đang sử dụng phần lớn các nguồn lực để sản xuấ
t xe hơi, đường giới
hạn khả năng sản xuất có độ dốc khá lớn, bởi vì có khả năng là nhân
công và máy móc thích hợp hơn cho việc sản xuất máy vi tính lại được
sử dụng để sản xuất xe hơi…
Đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy sự đánh đổi trong
việc sản xuất các hàng hóa khác nhau tại một thời điểm. Tuy nhiên, sự
đánh
đổi này có thể thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Chẳng
hạn như khi công nghệ sản xuất của ngành công nghiệp vi tính phát
triển cho phép gia tăng số lượng máy vi tính do một công nhân sản
xuất ra trong một đơn vị thời gian, thì nền kinh tế vẫn có thể sản xuất
ra nhiều máy vi tính hơn trong khi vẫn giữ nguyên sản lượng xe hơi
như cũ. Trong trường hợp này, có thể dịch chuyển khả năng s
ản xuất
từ điểm A sang điểm E, tức là cả sản lượng xe hơi và máy vi tính đều
tăng.

Đường giới hạn khả năng sản xuất đơn giản hóa cách giải thích
sự hoạt động của một nền kinh tế vốn dĩ phức tạp và làm sáng tỏ một

15

số ý tưởng căn bản. Chúng ta sử dụng đường giới hạn khả năng sản
xuất để minh họa cho các khái niệm kinh tế rất căn bản: sự khan hiếm,
tính hiệu quả, sự đánh đổi, chi phí cơ hội và tăng trưởng kinh tế.

3. Sơ đồ các dòng chu chuyển kinh tế:
Một nền kinh tế bao gồm hơn triệu người, thực hiện các hoạt
độ
ng kinh tế rất da dạng: mua bán, sản xuất, lao động, thuê mướn…
Để hiểu được một nền kinh tế hoạt động như thế nào, ta phải tìm cách
đơn giản hóa các hoạt động đó và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất
định.


16
Hình 1.3 mô tả hình của một nền kinh tế, thường được gọi là sơ
đồ các dòng chu chuyển. Trong mô hình này, nền kinh tế có hai nhóm
người ra quyết định: các hộ gia đình và các doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, sử
dụng các yếu tố đầu vào như lao động, đất đai và vốn
(bao gồm nhà xưởng và máy móc). Các yếu tố đầu vào
này gọi là các yếu tố sản xuất.
- Các h
ộ gia đình sở hữu các yếu tố sản xuất này và họ tiêu
dùng toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp
sản xuất ra.
Các doanh nghiệp và các hộ gia đình tác động qua lại với nhau
trên hai loại thị trường. Trên thị trường các hàng hóa và dịch vụ, các
hộ gia đình là người mua và các doanh nghiệp là người bán. Trên thị
trường các yếu tố sản xuất, các hộ gia đình là người bán và các doanh
nghiệp là người mua. Trên thị trường này, hộ gia

đình cung cấp cho
các doanh nghiệp các yếu tố đầu vào để các doanh nghiệp sản xuất ra
các hàng hóa và dịch vu. Sơ đồ các dòng chu chuyển cho chúng ta cái
nhìn đơn giản về cách thức tổ chức của các giao dịch kinh tế xảy ra
giữa các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Các mũi tên biểu thị các dòng hàng hóa và dịch vụ chu
chuyển giữa các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Các hộ gia đình bán
quyền sử dụng lao động, đất
đai và vốn cho các doanh nghiệp trên thị
trường các yếu tố sản xuất. Sau đó, các doanh nghiệp sử dụng các yếu
tố này để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ, để rồi lại bán các hàng
hóa và dịch vụ này lại cho các hộ gia đình. Do đó, các yếu tố sản xuất
dịch chuyển từ các hộ gia đình đến các doanh nghiệp sản xuất; các

17
hàng hóa và dịch vụ dịch chuyển từ các doanh nghiệp đến các hộ gia
đình.
Các mũi tên biểu thị các dòng tiền tương ứng. Các hộ gia
đình trả tiền để mua các hàng hóa và dịch vụ từ các doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp sử dụng một phần doanh thu bán hàng để chi trả cho các
yếu tố sản xuất như tiền lương cho người lao động chẳng hạn. Phần
còn lại chính là lợi nhuận của chủ doanh nghi
ệp, chính họ cũng là
thành viên của các hộ gia đình. Do đó, dòng tiền chi trả cho các doanh
nghiệp và thu nhập dưới dạng tiền lương, tiền thuê, lợi nhuận dịch
chuyển từ các doanh nghiệp đến hộ gia đình.
Bây giờ chúng ta hãy theo dõi cách thức di chuyển của một
đồng tiền trong sơ đồ chu chuyển của chúng ta như thế nào. Hãy
tưởng tượng rằng đơn vị tiền này bắt đầu từ một h
ộ gia đình. Nếu họ

muốn mua một đôi giày từ tiệm bán giày thì họ đã bỏ một số tiền vào
thị trường các hàng hóa và dịch vụ. Khi việc mua bán xảy ra, một số
tiền dịch chuyển từ hộ gia đình đến nhà sản xuất giày (doanh nghiệp)
và trở thành doanh thu của nhà sản xuất này. Tuy nhiên, số tiền này
không dừng lại lâu ở nhà sản xuất giày bởi vì họ sẽ s
ử dụng nó để mua
các yếu tố đầu vào trong thị trường các yếu tố sản xuất (trả tiền thuê
mặt bằng, trả lương cho công nhan, mua vật liệu…). Trong trường
hợp này, số tiền trên sẽ trở thành thu nhập của các hộ gia đình khác.
Một lần nữa, số tiền này lại được chi tiêu cho các nhu cầu khác và một
vòng luân chuyển khác lại bắt đầu.
Sơ đồ các vòng chu chuyển kinh tế
trên đây là một mô hình đơn
giản về một nền kinh tế. Mô hình các dòng chu chuyển sẽ phức tạp và
sát với thực tế hơn nếu chúng ta thêm vào mô hình này vai trò của nhà
nước và ngoại thương. Tuy nhiên, cho đến bây giờ các chi tiết này

18
không cần thiết phải đưa vào vì chúng ta đang nghiên cứu sự vận hành
rất căn bản của một nền kinh tế. Vì đây là một sơ đồ chu chuyển đã
được đơn giản hóa nên nó chỉ giúp cho chúng ta hình dung được một
cách khái quát sự tác động qua lại như thế nào của các bộ phận trong
một nền kinh tế.

4. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô:
Kinh tế học đượ
c nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau. Chúng
ta có thể nghiên cứu việc ra quyết định của các hộ gia đình và các
doanh nghiệp, hoặc nghiên cứu tác động qua lại của các doanh nghiệp
và các hộ gia đình trên thị trường của một loại hàng hóa và dịch vụ

nhất định, hoặc chúng ta có thể nghiên cứu hoạt động của tất cả những
người ra quyết định trong tất cả các loại thị trườ
ng.
Thông thường, Kinh tế học được chia thành hai nhánh lớn:
- Kinh tế học vi mô nghiên cứu cách thức ra quyết định và
sự tác động qua lại giữa các doanh nghiệp và các hộ gia
đình trên các loại thị trường nhất định.
- Kinh tế học vĩ mô: nghiên cứu các hiện tượng trong tổng
thế của một nền kinh tế. Một nhà kinh tế vi mô có thể
nghiên cứu các tác động của chính sách kiểm soát giá cả
đối với m
ột sản phẩm, tác động của cạnh tranh nước
ngoài đối với một loại hàng hóa nội địa, hoặc tác động
của chính sách thuế đối với giá cả và sản lượng của một
loại sản phẩm. Nhà kinh tế học vĩ mô có thể nghiên cứu
tác động của các khoản nợ đối với một quốc gia, hoặc
nghiên cứu tỷ lệ thất nghiệp của một n
ền kinh tế, hoặc

19
các chính sách để có thể làm gia tăng mức sống của các
tầng lớp dân cư trong một quốc gia.
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô có quan hệ rất chặt chẽ
với nhau. Các biến động trong một nền kinh tế đều là kết quả của hàng
triệu các quyết định của các cá nhân trong nền kinh tế đó. Sẽ không
thể hiểu được sự phát triển về mặt vĩ mô của mộ
t nền kinh tế nếu
không biết được các quyết định thuộc về kinh tế vi mô. Ví dụ như một
nhà kinh tế học vĩ mô có thể nghiên cứu tác động của việc giảm thuế
thu nhập của một quốc gia đối với sản lượng của các hàng hóa và dịch

vụ. Để phân tích được điều này, họ phải xem xét tác động của sự giảm
thuế đối với quyế
t định chi tiêu của các hộ gia đình như thế nào.

5. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc:
Nhà kinh tế học thường được yêu cầu giải thích nguyên nhân
của các hiện tượng kinh tế, ví dụ như tại sao tỷ lệ thất nghiệp trong
giới trẻ lại cao hơn so với người lớn tuổi hơn? Đôi khi, các nhà kinh tế
học còn được yêu cầu đưa ra m
ột số chính sách nhằm cải thiện nền
kinh tế, chẳng hạn như nhà nước phải làm thế nào để cải thiện tình
trạng thất nghiệp trong giới trẻ? Khi nhà kinh tế học tìm ra cách giải
thích các hiện tượng kinh tế thì họ là một nhà khoa học, còn khi họ
tìm cách cải thiện nền kinh tế thì học là nhà tư vấn về chính sách kinh
tế.
Để làm sáng tỏ hai vai trò trên của nhà kinh tế học, chúng ta bắt
đầu từ
việc xem xét cách sử dụng ngôn ngữ. Vì nhà khoa học và nhà
tư vấn có các mục tiêu khác nhau nên ngôn ngữ của họ sử dụng khác
nhau. Chúng ta hãy nghe hai người bàn luận về tiền lương tối thiểu:

20
P: Quy định tiền lương tối thiểu gây ra nạn thất nghiệp.
N: Chính phủ nên tăng lương tối thiểu.
Chúng ta khoan hãy nói đồng ý hay không các tuyên bố trên
của hai người này mà hãy chú ý đến sự khác biệt của việc họ muốn
làm. P tuyên bố như nhà khoa học, anh ta muốn giải thích một hiện
tượng khách quan. N phát biểu như một nhà tư vấn, anh ta muốn đưa
một giải pháp để thay đổi một thực trạng.
Mộ

t cách tổng quát, có hai loại phát biểu: Loại thứ nhất gọi là
phát biểu thực chứng, đó là một sự mô tả, một sự giải thích các hiện
tượng. Loại thứ hai gọi là phát biểu chuẩn tắc, đó là một đòi hỏi, một
yêu cầu mà chúng ta cần phải làm.
Sự khác biệt căn bản giữa hai loại phát biểu trên là ở chỗ làm
thế nào để kiểm chứng tính đúng đắ
n của chúng. Về mặt nguyên tắc,
chúng ta có thể chấp nhận hay bài bác phát biểu thực chứng trên bằng
cách xem xét các chứng cứ. Một nhà kinh tế học có thể đánh giá phát
biểu của P bằng cách phân tích các số liệu về mức thay đổi của tiền
lương tối thiểu và mức thất nghiệp trong hai giai đoạn khác nhau.
Ngược lại, để đánh giá một phát biểu chuẩn tắc cần đòi hỏi phả
i phân
tích trên bằng nhiều mặt chứ không thể chỉ sử dụng các số liệu thống
kê. Việc đánh giá một chính sách là tốt hay không tốt không phải là
công việc của riêng một nhà khoa học mà nó còn phụ thuộc phạm trù
đạo đức, tôn giáo và tư tưởng chính trị.
Đương nhiên là các phát biểu thực chứng và chuẩn tắc có liên
quan với nhau. Quan điểm thực chứng về các hiện tượng khách quan
có tác động liên quan đến quan điểm chu
ẩn tắc về lựa chọn chính
sách. Trong ví dụ trên, phát biểu của P về việc tiền lương tối thiểu gây

21
ra nạn thất nghiệp có thể dẫn đến việc loại bỏ đề xuất của N là Chính
phủ phải tăng lương tối thiểu. Các kết luận chuẩn tắc chưa thể xác lập
được nếu chỉ nhờ vào các phân tích thực chứng, mà nó còn đòi hỏi
phải có sự kiểm chứng.
Khi nghiên cứu kinh tế học, chúng ta phải hiểu rõ sự khác biệt
giữa các phát biểu thực chứng và các phát bi

ểu chuẩn tắc. Phần lớn
các nhà kinh tế học chỉ cần tìm cách giải thích các hiện tượng kinh tế,
nhưng mục tiêu chính yếu của kinh tế học lại là cải thiện tình trạng
kinh tế. Khi một nhà kinh tế học đưa ra một phát biểu mang tính
chuẩn tắc thì ta biết rằng họ đang chuyển từ tư cách một nhà khoa học
sang tư cách một nhà tư vấn chính sách.

6. Cơ c
ấu thị trường:
Đến đây các bạn đã có một số khái niệm về Kinh tế học. Do
Kinh tế học vi mô được học trước Kinh tế học vĩ mô nên chúng ta sẽ
tìm hiểu thêm về cơ cấu thị trường trong bài này để có thể học bài 2 –
bài đầu tiên của môn Kinh tế vi mô.
Để nghiên cứu những vần đề của Kinh tế học vi mô, các nhà
kinh tế thường chia thị trường thành 4 loại:
1. C
ạnh tranh hoàn toàn.
2. Độc quyền hoàn toàn.
3. Cạnh tranh độc quyền.
4. Thiểu số độc quyền.

22
Trong 4 loại cơ cấu thị trường kể trên thì thị trường cạnh tranh
hoàn toàn hầu như không tồn tại trong thực tế mà được coi như là điều
kiện tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm. Đó là thị trường có những đặc
điểm như sau:
- Có nhiều người bán và nhiều người mua.
- Hàng hóa được mua bán trên thị trường là đồng nhất về
kiểu dáng và số lượng.
- Sự rút lui kh

ỏi thị trường và gia nhập vào thị trường của
các doanh nghiệp rất dễ dàng.
- Không có những can thiệp mang tính chất chủ quan của
một cá nhân, của một tổ chức hay của Nhà nước đối với
cung – cầu – giá cả của sản phẩm và thông tin trên thị
trường là hoàn hảo.
Nhưng vậy dù với tư cách là người bán hay người mua, không
ai có thể có quyền quyết định mức giá bán mà chỉ là người chấp nh
ận
giá hình thành trên thị trường. Thị trường của một số loại nông sản
được coi là rất gần giống với thị trường cạnh tranh hoàn toàn.
Ngược lại với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường độc
quyền hoàn toàn chỉ có một doanh nghiệp duy nhất nên doanh nghiệp
có quyền chủ động rất lớn trong việc định giá sản phẩm. Tuy nhiên,
điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp độc quyề
n hoàn toàn có thể
định giá tùy ý cao bao nhiêu cũng được. Doanh nghiệp phải dựa vào
nhu cầu của người mua để định mức giá thích hợp, tức phải tính đến
khả năng chi trả của người mua. Thị trường điện, nước được coi là thị
trường độc quyền hoàn toàn.

23
Thị trường cạnh tranh độc quyền và thiểu số độc quyền là hai
loại cơ cấu thị trường thường gặp trong thực tế. Cạnh tranh độc quyền
là cơ cấu thị trường có những đặc điểm giống với thị trường cạnh
tranh hoàn toàn hơn trong khi thị trường thiểu số độc quyền có những
đặc điểm giống với thị trườ
ng độc quyền hoàn toàn hơn. Nói cách
khác, cạnh tranh độc quyền là cơ cấu thị trường được pha trộn hai yếu
tố cạnh tranh và độc quyền nhưng phần cạnh tranh nhiều hơn và

ngược lại thiểu số độc quyền có yếu tố độc quyền nhiều hơn là cạnh
tranh. Thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều người bán trong khi
thị trường thiểu số độc quyề
n chỉ có một số ít hãng. Vì thế, việc gia
nhập vào thị trường cạnh tranh độc quyền dễ dàng hơn là gia nhập vào
thị trường thiểu số độc quyền.


24
TÓM TẮT BÀI 1

1. Sự khan hiếm là nguyên nhân chính của sự ra đời và phát triển
của Kinh tế học.
2. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức sử dụng và
phân phối tốt nhất các nguồn lực để phục vụ tốt nhất cho nhu
cầu của con người.
3. Để giải thích các hiện tượng kinh tế, các nhà kinh tế học đưa ra
các giả thuyết và xây dựng các mô hình kinh tế thích hợp. Sơ đồ
các dòng chu chuy
ển kinh tế và đường giới hạn khả năng sản
xuất là một trong số các mô hình đó.
4. Kinh tế học được chia thành hai nhánh lớn là Kinh tế vi mô và
Kinh tế vĩ mô, nghiên cứu hành vi của các hộ gia đình, các
doanh nghiệp và sự tác động qua lại của hai nhóm người này
trên thị trường. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các hiện tượng trong
tổng thể một nền kinh tế.
5. Kinh tế học thực chứng gi
ải thích các hiện tượng kinh tế, còn
kinh tế học chuẩn tắc thể hiện các đòi hỏi, yêu cầu phải thực
hiện để nền kinh tế có thể hoạt động tốt hơn.


×