Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

xây dựng kế hoạch tính giá thành và đề xuất những biện pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty bánh kẹo hải hà năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.35 KB, 36 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều cần phải
hiểu rõ về các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh , quy luật cung cầu,
quy luật giá trị. Nghĩa là doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm ra phải có
chất lượng tốt , giá cả hợp lý và phù hợp với nhu cầu thị trường. Điều đó
chứng tỏ doanh nghiệp phải coi trọng công tác tính giá thành sản phẩm. Vì
giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, chúng phản ánh
chất lượng của hoạt động sản xuất. Có làm tốt công tác này, mới cung cấp
được những thông tin chính xác cho nhà quản trị doanh nghiệp để tìm ra
nguyên nhân và từ đó đa ra quyết định quản lý trong việc thực hiện tiết kiệm
chi phí và hạ giá thành hợp lý.Chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm là
một chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp
quan tâm vì đây là chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ
là tiền đề để tiến hành hạch toán kinh doanh xác định kết quả của hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan
trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện định mức chi phí và dự toán
chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động,
Để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức
cạnh tranh của nhà máy trên thị trường thì nhà máy không ngừng tìm cách
cải tiến, hoàn thiện hệ thống kế toán, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sau khi chuyển từ nền kinh tế tập trung,
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ Nghĩa, một số
doanh nghiệp không thích ứng được, không có sự điều chỉnh phù hợp. hiệu
quả sản suất khinh doanh kém đã dẫn tới giải thể,phá sản .Bên cạnh đó, có
rất nhiều doanh nghiệp đã vươn lên để khẳng định mình và ngày càng phát
triển… một trong số đó là công ty bánh kẹo Hải Hà với các sản phẩm đa
dạng, phong phú, giá cả hợp lý đang ngày càng một chiếm lĩnh thị trường,
gần gũi hơn với người tiêu dùng.
1


Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng kế hoạch tính giá thành và
đề xuất những biện pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty bánh
kẹo Hải Hà năm 2011
Bài tập gồm 2 phần:
Chương I: Những lý luận chung về chi phí sản xuất kinh doanh và
công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp .
Chương II: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tịa công ty bánh kẹo Hải Hà .
Chương III: Các biện pháp giảm giá thành cho sản phẩm của doanh
nghiệp.
2

CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở
DOANH NGHIỆP.
I.Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của
doanh nghiệp
1. Các khái niệm khoản mục chi phí & các yếu tố chi phí

1.1. Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất kinh
doanh
Chi phí sản xuất của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ các hao phí về mặt vật chất và lao động mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kì nhất định
1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm
rất nhiều các yếu tố chi phí khác nhau, sự khác nhau này cả về nội
dung kinh tế cũng như nguồn hình thành. Chính vì vậy, việc phân
lọai chi phí sản xuất có tác dụng kiểm tra và phân tích quá trình

phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm nhằm động
viên mọi khả năng tiềm tàng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu
quả sản xuất trong doanh nghiệp. Phân loại một cách đúng đắn các
3
chi phí sản xuất cò có ý nghĩa rất lớn trong việc nnâng cao chất
lượng kiểm tra và phân tích kinh tế, đồng thời nơ cũng là cơ sở để
nhận thức có khoa học các hiện tượng kinh tế phát sinh trong quá
trình sản xuất của doanh nghiệp. Tuỳ theo yêu cầu của quản lý và
công tác hạch toán mà có các cách phân loại chi phí khác nhau.
* Phân loại chi phí theo yếu tố sản xuất
Tức là sắp xếp những chi phí có cùng tính chất kinh tế vào một
loại, mỗi loại đó là một yếu tố chi phí. Theo cách phân loại này,
toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể chia thành các
yếu tố sau:
• Nguyên liệu và vật liệu chính mua ngoài:
Là giá trị tất cả các nguyên liệu và vật liệu chính dùng vào sản
xuất mà doanh nghiệp phải mua từ bên ngào bao gồm: giá mua
nguyên vật liệu và chi phí vận chuyểnvề kho của doanh nghịêp,
cộng với hao hụt định mức của nguyên vật liệu.
Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh cần phân
biệt giữa chi tiêu và chi phí của doanh nghiệp: chỉ được tính là chi
phí của kỳ kế toán sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản
chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn
thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó
được dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh
nghiệp bao gồm chi têu cho quá trình cung cấp (chi mua sắm vật
4
tư, hàng hoá…), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh và chi
tiêu cho quá trình tiêu thụ ( chi vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo…).
Tuy nhiên, giữa chi tiêu và chi phí có mối quan hệ mật thiết với

nhau: chi tiêu là cơ sơ của chi phí. Tổng chi phí trong kỳ của
doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị của tài sản hao phí hoặc tiêu
dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này. Sở dĩ
có sự khác biệt giữa chi phí và chi tiêu trong doanh nghiệp là do
đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá
trịcủa từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật
hạch toán.
• Vật liệu phụ mua ngoài:
Bao gồm giá trị năng lượng động lực mua ngoài dùng phục vụ
sản xuất của doanh nghiệp.
• Tiền lương:
Bao gồm tiền lương chính và lương phụ của công nhân viên
chức của doanh nghiệp.Bảo hiẻm xã hội là số tiền trích trước theo
một tỷ lệ quy địnhcủa quỹ lương để hình thành quỹ bảo hiểm xã
hội, trợ cấp ốm đau, thai sản, tử tuất, hưu trí…
5
• Khấu hao tài sản cố định: là số tiền trích khấu hao theo tỷ lệ
quy định những tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
• Cá chi phí bằng tiền khác:
Bao gồm những chi phí bằng tiền mặt mà theo tính chất kinh tế
thì không thể sắp xếp vào các yếu tố kể trên như: tiền công tác phí,
chi phí về bưu điện…
Những yếu tố chi phí trên chỉ là những yếu tố chi phí chủ yếu.
Việc vận dụng cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nhận
thấy rõ mức chi phí về lao động vật hoá và tiền lương trong toàn
bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Điều đó
có tác dụng xác định trọng điểm quản lý chi phí sản xuất và kiểm
tra lại sự cân đối giữa các kế hoạch khác nhau như: kế hoạch khấu
hao tài sản cố định, kế hoạch giá thành, kế hoạch vốn lưu động của

mỗi xí nghiệp.
* Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành
Căn cứ vào công dụng kinh tế và đia điểm phát sinh của chi phí
để sắp xếp chi phí thành những khoản mục nhất định. Theo cách
phân loại này, chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất được
chia thành nhưng khoản mục sau:
6
• Nguyên vật liệu chính trực tiếp là giá trị của những nguyên
vật liệu chính trực tiếp dùng vào sản xuất sản phẩm, phải trừ ra
giá trị vật liệu hỏng và phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất.
• Vật liệu phụ, công cụ lao động nhỏ dùng trực tiếp cho sản
xuất sản phẩm.
• Tiền lương công nhân sản xuất: bao gồm tiền lương chính,
lương phụ của công nhân sản xuất và các khoản phụ cấp mang
tính chât lương.
• Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ
lệ quy định
• Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí cần thiết khác để
sản xuất sản phẩm, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi
phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung chủ yếu bao gồm:
chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất sản phẩm,
chi phí nguyên nhiên vật liệu giàn tiếp, chi phí nhân viên phân
xưởng và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình sản
xuất.
• Các khoản chi phí về thiệt hại trong sản xuất: bao gồm thiệt
hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất.
Việc phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành giúp
cho doanh nghiệp tính được giá thành các loại sản phẩm, đồng thời
căn cứ vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh của chi phí để
xác định ảnh hưởng của sụ biến động của từng khoản mục đối với

7
toàn bộ giá thành sản phẩm nhằm phân biệt và khai thác lực lượng
tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có thể do
yêu cầu quản lý vĩ mô, đảm bảo tính so sánh được, nhà nước có thể
quy định sự phân loại theo khoản mục chi phí và áp dụng thống
nhất trong nghành nhất định.
* Phân loại chi phí sản xuất thành chi phí cố định (chi phí
bất biến) và chi phí biến đổi (chi phí khả biến)
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng
sản xuất có thể chia chi phí sản xuất thành chi phí cố định và chi
phí biến đổi
• Chi phí cố định: là những chi phí không bị biến động trực
tiếp theo sự biến động của khối lượng sản phẩm. Thuộc loại chi
phí này gồm có những chi phí sau:
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí bảo dưỡng máy móc
- Tiền thuê đất, thuê nhà (nếu có)
+Chi phí về quản lý…
• Chi phí biến đổi: Là những chi phí bị biến động một cách
trực tiếp theo sự thay đổi của khối lượng sản phẩm. Thuộc loại
chi phí này gồm có những chi phí sau:
+Chi phí nguyên vật liệu chính
• Chi phí vật liệu phụ
8
+Chi phí nhiên liệu và năng lượng dùng vào sản xuất
+Tiền lương của công nhân sản xuất…
Việc phân loại choi phí theo phương pháp này có ý nghĩa rất
lơn với công tác quản lý một doanh nghiệp. Trước hết, qua việc
xemm xét mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm sản xuất với chi
phí bỏ ra giúp cho các nhà quản lý tìm ra các biện pháp quản lý

thích ứng đối với từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm.
Và điều quan trọng hơn nữa là thông qua việc phân tích nghiên cứu
cho phép doanh nghiệp xác địnhđược khối lượng sản phẩm sản
xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Tóm lại, phân loại chi phí sản xuất là một việc làm không thể
thiếu được trong các doanh nghiệp sản xuất. Thông qua việc phân
loại chi phí sản xuất và xu hướng thay đổi kết cấu chi phí sản xuất
là hợp lý hay không hợp lý.
1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiếpản xuất bao gồm nhiều
loại với nội dung kinh tế, công dụng khác nhau, phát sinh ở
nhưngx địa điểm khác nhau. Mục đích của việc bỏ chi phí là tạo ra
những sản phẩm, dịch vụ… phục vụ nhu cầu xã hội. Những sản
phẩm này được chế tạo thực hiện ở các phân xưởng, bộ phậ khác
nhau theo qui trình sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, các chi phí
9
phát sinh cần được tập hợp theo phạm vi giới hạn nhất định để
phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Như vậy, để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong
các doanh nghiệp sản xuất cần phải căn cứ vào một số đặc điểm
sau:
• Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp
• Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
• Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí
• Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp.
Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng hạch toán trong doanh
nghiệp có thể là:
• Từng phân xưởng, từng bộ phận, tổ đội sản xuất hoặc toàn
doanh nghiệp.
• Từng giai đoạn ( bước công nghệ hoặc toàn bộ quy trình

công nghệ).
• Từng đơn đặt hàng, từng hạng mục công trình.
• Từng nhóm sản phẩm.
Từng bộ phận chi tiết sản phẩm
1.4 Cách tính các khoản mục chi phí
- Chi phí nguyên vật liêụ chính, nguyên vật liệu phụ:
- Chi phí sửa chữa : là việc doanh nghiệp bỏ tiền ra để phục hồi lại
tính năng hoạt động của tài sản, thiết bị như sửa chữa lớn,vừa và
10
bé; dựa vào hồ sơ kế toán, đơn giá của phụ tùng thay thế, được tính
theo tỉ lệ %, nguyên giá kế toán:
Rsửachữa = Rsc .K
- Tiền lương; là tiền doanh nghiệp trả cho người lao động được
tính vào giá thành khi họ tham gia vào quá trình sản xuất theo quy
định của pháp luật. Cách tính đơn giản theo lương khoản:

RL=Gtiềnlương.Q
G tiền lương: đơn giá tiền lương để sản xuất cho 1 đơn cị sản phẩm
Q : khối lượng sản phẩm
RL=(1-KBH) [ LCB.nCB.Nk(1+k)+LCB.nCB.P/22,5+PT.TT]
LCB: lương cấp bậc TT: thời gian thưởng
ncb: số lượng cán bộ KBH: hệ số tính bảo hiểm
PT: mức thưởng
Nk: khoản phụ cấp
K: các khoản phụ cấp lien quan đến tiền lương, làm việc độc hại
- Bảo hiểm xã hội:
RBHXH=$BHXH.RL
16%; tính trong giá thành
6%: tính cho người lao động
- Tiền tiêu vặt: được tính theo quy định bởi cơ chế chi tiêu nội bộ

nỗi doanh nghiệptheo từng thời kỳ
Rtv= định mức . số người . số ngày ăn . số tháng
- Chi phí nguyên vật liệu chính=định mức tiêu hao . sản lượng
- Vật liệu rẻ mau hỏng=tổng định mức tiêu dùng . đơn giá
- Nhiên liệu
- Bảo hiểm tải sản= tỉ lệ % nguyên giá từ 0.9 – 3.4 % theo sản
phẩm.
- Lệ phí: tuỳ theo loại hình hoạt động
- Chi phí quản lý: 60-80% quỹ tiền lương
- Chi phí khác: là khoản chi phí hợp lý nằm ngoài như tiếp khách,
chi phí đạo tạo,…
2 . Giá thành sản phẩm
11
2.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí vật
chất và hao phí sức lao động của doanh nghiệp để hoàn thành việc
sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định
2.2. Nội dung
* Giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ gồm:
- Chi phí vật tư trực tiếp : Bao gồm chi phí nguyên liệu,
nhiên liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí lương, tiền
công, các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm
và dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định như bảo hiểm
xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế của công nhân sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung : Là các chi phí sử dụng cho hoạt
động sản xuất, chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ. Bao gồm : Chi phí vật liệu, công cụ lao động
nhỏ, khấu hao tài sản cố định phân xưởng, tiền lương các khoản
trích nộp theo quy định của nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ

mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng.
Giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí vật tư trực tiếp +
Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung.
* Giá thành tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ bao gồm:
- Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ
12
- Chi phí bán hàng : Là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, bao gồm các chi phí bảo hành sản
phẩm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp : Bao gồm các chi phí cho bộ
máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như : Chi phí công cụ
lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý
và điều hành doanh nghiệp, tiền lương và các khoản trích nộp theo
quy định của bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, chi phí
mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở doanh nghiệp như
chi phí về tiếp khách, giao dịch, chi các khoản trợ cấp thôi việc cho
người lao động.
Giá thành tiêu thụ = giá thành sản xuất + chi phí bán
hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.3. Phân loại giá thành sản phẩm
Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản
phẩm cũng như xây dựng giá cả hàng hoá cần phải phân biệt các
loại giá thành khác nhau. Có hai cách phân loại chủ yếu là :
* Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá
thành:
- Giá thành kế hoạch : Giá thành kế hoạch là giá thành sản
phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng
kế hoạch.
13

- Giá thành định mức : Giá thành định mức là giá thành được
tính trên cơ sở định mức chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm
hàng năm.
- Giá thành thực tế : Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ
sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được
trong kỳ cũng như sản lượng đã sản xuất thực tế trong kỳ.
* Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành:
- Giá thành sản xuất: Giá thành sản xuất là biểu hiện bằng
tiền các hao phí vật chất và hao phí lao động sống mà doanh
nghiệp chi ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm nhất định.
Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm : các chi phí sản xuất,
chế tạo sản phẩm (chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho sản phẩm,
công việc hay lao vụ đã hoàn thành.
- Giá thành tiêu thụ của sản phẩm tiêu thụ: Là biểu hiện bằng
tiền các hao phí vật chất và hao phí lao động sống mà doanh
nghiệp chi ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lao
vụ nhất định.
Giá thành sản phẩm tiêu thụ bao gồm : Bao gồm giá thành
sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính
cho sản phẩm tiêu thụ. Giá thành toàn bộ dùng để xác định kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
14
2.4. Các phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành là phương pháp tính toán giá
thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc hoàn thành các
khoản mục thành. Đối với các doanh nghiệp, viẹc tính đúng và
đủ chi phí sản xuất vào giá thnàh sản phẩm có ý nghĩa quan
trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp . Với đặc điểm
riêng của mình, mỡi doanh nghiệp sẽ chọn một phương pháp

tính giá thành sao cho hiệu quả nhất.
* Phương pháp tổng hợp chi phí
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tính
giá thành phù hợp vơí đối tượng tập hợp với đối tượng tập hợp
chi phí và các hoạt động sản xuất không có sản phẩm dơ dang
Tổng giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ = tổng chi phí
thực tế phát sinh trong kỳ.

Tổng giá thành
Giá thành đơn vị sản phẩm =
Tổng số lượng sản phẩm
hoàn thành
15
*. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực
tiếp)
Ap dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành trùng
hợp với đối tượng tập hợp chi phí và có sản phẩm:

Giá thành thực tế = chi phí sản phẩm dở
dang đầu kỳ + chi phí phát sinh + chi phí sản phẩm dịch vụ
dở dang.
* Phương pháp tính giá thành nhóm sản phẩm cùng
loại
- Trong trường hợp cùng một quy trình phục vụ tạo ra nhiều
cấp laọi sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí là hoạt động kinh
doanh, còn đối tượng tính giá thành là từng cấp phẩm, thứ hạng
phẩm. Do vậy, trước tiên tính tổng giá thành của hoạt động, sau
đó tính giá thành của tyừng cấp loại sản phẩm.
_ Cách tính theo hệ số giá: trước hết xác định hệ số giá
thành cho từng cấp loại sản phẩm dựa vào định mức tiêu chuẩn

kinh tế, kũ thuật của từng loại sản phẩm, trong đó lấy một loại
sản phẩm làm chuẩn có hệ số bằng 1 để tính hệ số giá thành cho
các loại sản phẩm khác nhau.
Sau đó tính sản lượng sản phẩm qui đổi theo loại tiêu
chuẩn(có hệ số bằng1)
16


=
HiQiQH .
Trong đó:QH là tổng sản lượng qui đổi theo tiêu chuẩn
Qi: sản lượng thực tế của sản phẩm loại i
Hi: hệ số giá thành của sản phẩm loại i
Tổng giá thành được xác định :
C + D
đk
– D
ck
Z
i
= x 100%
QH
Trong đó:
Zi : Là tổng giá thành của sản phẩm loại i
C : Là chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
D : Đk chi phí sản phẩm dở đầu kỳ
D
ck
: Chi phí sản phẩm cuối kỳ


Giá thành đơn vị được xác định:
Z
i
i =
17
Q
i
Cách tính theo tỷ lệ giá thành: áp dụng trong điều kiện đối
tượng tập hợp chi phí là hoạt động kinh doanh có nhiều chủng
loại sản phẩm. Thoe phương pháp này, trước hết căn cứ chi phí
thực tế (giá thành thực tế) và chi phí theo kế hoạch (hay giấ
thành kế hoạch ) của hoạt động liên quan đẻ xác định tỷ lệ giá
thành.
Chi phí thực tế
Tỷ lệ giá thành =
Chi phí kế hoạch (giá thành kế hoạch )
Giá thành thực tế =
Giá thành kế
hoạch
x
Số lượng sản phẩm thực tế
thực hiện
x
Tỷ lệ
giáthành
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm.

Mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, thì doanh nghiệp đó phải bỏ ra những khoản chi phí nhất
định để tiến hành sản xuất ra sản phẩm. Từ đó ta thấy chi phí sản

xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết
18
với nhau, giá thành sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc vào chi phí
cao hay thấp.
Chi phí sản xuất và giá thành đều giống nhau về chất : đều
biểu hiện bằng tiền các hao phí về lao động sống và lao động vật
hoá nhưng trong phạm vi và nội dung của chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm cũng có những điểm khác nhau.
Chi phí sản xuất là tính toàn bộ những chi phí sản xuất phát
sinh trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Giá thành sản phẩm
thì giới hạn số chi phí sản xuất có liên quan đến một khối lượng
sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
II. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản
xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm và các biện
pháp phấn đâú giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm
2.1. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
kinh doanh và giá thành sản phẩm
2.1.1 Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ việc áp dụng
nhanh chóng những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất
là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép các doanh nghiệp giảm
được chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm và thành công trong kinh
doanh.
19
Máy móc hiện đại dần dần thay thế sức người trong những
công việc lao động nặng nhọc cũng như đòi hỏi sự tinh vi, chính
xác và từ đó làm thay đổi điều kiện của quá trình sản xuất. Với
trình độ chuyên môn hoá, tự động hoá cao, với sự ra đời của các
công nghệ mới, không chỉ được hạ thấp mà còn hạ thấp cả mức
tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm. Nhiều loại vật

liệu mới ra đời với tính năng tác dụng hơn, chi phí thấp hơn cũng
làm cho chi phí nguyên vật liệu được hạ thấp.
2.1.2. Tổ chức sản xuất và sử dụng con người
Đây là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao
động giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp,
nhất là đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong sản
xuất. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu
tố sản xuất một cách hợp lý, loại trừ được tình trạng lãng phí lao
động, lãng phí giờ máy, có tác dụng rất lớn thúc đẩy nâng cao năng
suất lao động giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm - dịch vụ.
2.1.3. Nhân tố tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp
Nhân tố này tác động mạnh mẽ tới chi phí sản xuất kinh
doanh và hạ giá thành sản phẩm. Bởi lẽ chi phí sản xuất kinh
doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động
vật hoá qua đó ta thấy để sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần
phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định, qua quá trình sản xuất
lượng vốn tiền tệ này sẽ bị tiêu hao nên việc quản lý và sử dụng
20
chúng tốt là một trong những hoạt động tài chính chủ yếu của
doanh nghiệp. Hoạt động tài chính có tác động lớn tới việc hạ thấp
chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm từ đó làm tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.2. Các phương hướng biện pháp giảm chi phí hạ giá
thành
Phấn đấu giảm phí và hạ giá thành là biện pháp chủ yếu để
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn giảm chi phí và hạ giá
thành thì phải thực hiện đồng bộ nhiều phương hướng, biện pháp
sau:
2.2.1 Giảm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng trong
giá thành sản phẩm

Trong giá thành sản phẩm, để tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu,
năng lượng cần phải cải tiến kết cấu của sản phẩm, cải tiến phương
pháp công nghệ, sử dụng tổng hợp nguyên liệu, lợi dụng triệt để
phế liệu, sử dụng vật liệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, bảo quản,
vận chuyển.
Tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng sẽ làm cho
chi phí nguyên vật liệu trong giá thành giảm và sẽ làm cho giá
thành giảm nhiều vì trong kết cấu giá thành tỷ trọng nguyên vật
liệu chiếm bộ phận lớn nhất, có doanh nghiệp chiếm từ 60-80%.
21
2.2.2 . Giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản
phẩm
Muốn giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm cần
tăng nhanh năng suất lao động, bảo đảm cho năng suất lao động
tăng nhanh hơn tiền lương bình quân và tiền công. Như vậy cần :
cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến tổ chức lao động, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật công nghệ, nâng cao trình độ cơ giới hoá tự
động hoá, hoàn thiện định mức lao động, tăng cường kỹ thuật lao
động, áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng và trách nhiệm
vật chất để kích thích lao động, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật
công nhân.
Tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền
lương bình quân và tiền công sẽ cho phép giảm chi phí tiền lương
trong giá thành sản phẩm do đó khoản mục tiền lương trong giá
thành sản phẩm sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lương trong giá
thành.
2.2.3. Giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm
Muốn giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm cần
phấn đấu tăng nhanh, tăng nhiều sản phẩm hàng hoá sản xuất ra.
Tốc độ tăng và quy mô tăng sản phẩm hàng hoá sẽ làm cho

chi phí cố định trong giá thành sản phẩm giảm vì tốc độ tăng chi
phí cố định chậm hơn tốc độ tăng quy mô và sản lượng. Nói cách
khác là tốc độ tăng chi phí cố định không lệ thuộc với tốc độ và
22
quy mô tăng của sản lượng. Để tăng sản lượng hàng hoá cần phải
sản xuất nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải sản xuất nhanh trên
cơ sở tăng năng suất lao động, phải mở rộng quy mô sản xuất, tinh
giảm bộ máy quản lý doanh nghiệp, giảm các hao hụt mất mát do
ngừng sản xuất gây ra.
23
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
I. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Hình thức sở hữu vốn
Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (“Công ty”) là Công ty cổ
phần được chuyển đổi từ Công ty Bánh Kẹo Hải Hà theo Quyết
định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp
(nay là Bộ Công thương). Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103003614 ngày 20/01/2004 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh thay đổi lần thứ hai ngày 13/08/2007 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Theo Quyết định số 3295/QĐ-TCCB ngày 09/12/2004 của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc chuyển
giao quản lý phần vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải
Hà cho Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, ngày 20/12/2004, Bộ
Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) chính thức bàn giao phần
vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà cho Tổng
Công ty Thuốc lá Việt Nam.

Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 54.750.000.000 VND,
được chia làm 5.475.000 cổ phần, giá trị mỗi cổ phần là 10.000
VND, trong đó, vốn Nhà nước là 27.922.500.000 VND (tương ứng
với 2.792.250 cổ phần), chiếm 51% vốn điều lệ; vốn của các cổ
đông khác trong và ngoài Công ty là 26.827.500.000 VND (tương
ứng với 2.682.750 cổ phần), chiếm 49% vốn điều lệ.
Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo;
24
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư sản xuất, máy
móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hóa tiêu
dùng và các sản phẩm hàng hóa khác;
- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm
thương mại.
Hoạt động chính
Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các
loại bánh kẹo.
Trụ sở chính
Công ty có trụ sở chính đặt tại số 25 Trương Định - Quận Hai
Bà Trưng - Thành phố Hà Nội.
Công ty có các Chi nhánh, Nhà máy phụ thuộc sau:
- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh;
- Chi nhánh Đà Nẵng;
- Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà I;
- Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà II.
Theo Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên năm 2010 số
54/NQ-ĐHĐCĐ ngày 27/3/2010 và Nghị quyết Đại hội cổ đông
bất thường năm 2010 số 629/NQ-ĐHĐCĐ ngày 20/11/2010 đã
quyết định Công ty sẽ thực hiện di dời bộ phận sản xuất trực tiếp
tại Hà Nội sang Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh, Phù Chẩn, thị

xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Dự án xây dựng Nhà máy mới dự kiến
sẽ được khởi công từ năm 2011 và hoàn thành đưa vào sản xuất
kinh doanh vào cuối năm 2013 với tổng vốn đầu tư (trước thuế) là
405.000.000.000 VND được hình thành từ nguồn lợi nhuận thu
được từ việc triển khai dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại
25 Trương Định, Hà nội, từ nguồn quỹ đầu tư phát triển của Công
ty và vốn vay.
Về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh, hiện nay công ty gồm 7
xí nghiệp thành viên:
25

×