Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

phân tích tài chính công ty tnhh nhật hiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.83 KB, 68 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã mở ra những cơ hội và thách
thức mới cho các doanh nghiệp.Để tồn tại và phát triển trong môi trường rộng
lớn, giàu tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro mạo hiểm này, các doanh nghiệp luôn
phải nắm bắt được những biến động trên thị trường và có kế sách ứng phó kịp
thời.Đặc biệt,cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi
thế của mình, hợp lý hoá toàn bộ quá trình sản xuất -kinh doanh.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh
doanh và có mối quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh.Phân tích
tài chính của một doanh nghiệp giúp chúng ta có cái nhìn chung nhất về thực
trạng tài chính của doanh nghiệp đó,giúp các nhà quản trị tài chính doanh
nghiệp xác định được trọng điểm trong công tác quản lý tài chính, tìm ra những
giải pháp tài chính hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.Do vậy,phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan
tâm hàng đầu của nhiều đối tượng.Mỗi đối tượng này có nhu cầu sử dụng thông
tin khác nhau song họ đều hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức
tranh tài chính của doanh nghiệp
Là một sinh viên chuyên ngành tài chính với những kiến thức đã học em nhận
thức được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Sau một
thời gian ngắn thực tập
tại Công ty TNHH Nhat Hienf,với mong muốn tìm hiểu
được sâu hơn tình hình tài chính của công ty để tìm giải pháp góp phần cải thiện
tình hình tài chính của công ty,em đã chọn đề tài: “Phân tích tài chính Công ty
TNHH Nhật Hiền’’ làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề thực tập gồm ba phần chính:
Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp.
Chư
ong
2: Nghiên cứu tình hình tài chính Công ty TNHH Nhật Hiền.


1
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NHẬT HIỀN
I. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Ngày 22 tháng 07 năm 1982, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định số
1441/QĐ - TCCB: tách phần kinh doanh nạo vét từ Ty Bảo đảm Hàng Hải thành
lập Xí nghiệp nạo vét đường biển 1 trực thuộc Liên hiệp Xí nghiệp nạo vét sông
biển.
Từ 1982 – 1993: Công ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh với tên gọi “Xí nghiệp
nạo vét đường biển 1”. Đặc điểm chính của giai đoạn này như sau:
Phương thức sản xuất
- Các tàu thực hiện chỉ tiêu kinh tế của cấp trên giao nhưng chủ yếu do Xí
nghiệp trực tiếp quản lý điều hành.
Quản lý và khai thác tàu
- Các tàu luôn bị điều chuyển, tàu TC81 và TC82 điều chuyển sang Xí nghiệp
Nạo vét đường biển 2 năm 1984 và nhận lại Đoàn TC82 vào năm 1987.
- Các tàu thường không được sửa chữa đúng chu kỳ, phụ tùng thiếu trầm trọng,
các tàu Long Châu, TC54 và một số tàu khác luôn phải vào bãi cạn Ninh Tiếp để
sửa chữa, nên chỉ đạt 150 đến 160 ngày sản xuất trong năm, chỉ khai thác được
trên dưới 1 triệu m
3
bùn đất.
Tổ chức sản xuất và đời sống của người lao động
- Dây chuyền sản xuất cồng kềnh.
- Số lượng công nhân viên quá đông, có năm tới 820 người ở dây chuyền phụ,
Xí nghiệp vận động nghỉ hưu và nghỉ chế độ từ năm 1985 đến 1992 hơn 250
người. Đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn.
Năm 1993, theo quyết định số 594/QĐ - TCCB- LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ
trưởng bộ Giao thông vận tải, Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty TNHH
Nhật Hiền, trực thuộc Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ.
Từ năm 1993 đến nay: công ty tiến hành ổn định tổ chức, cải tiến cơ chế quản

lý, hạch toán kinh tế. Giai đoạn này có thể chia làm 02 thời kỳ như sau:
2
 Thời kỳ 1993- 1997: Công ty tiến hành ổn định tổ chức và hoạt động sản xuất
kinh doanh với tên gọi mới.
- Tiến hành giao hạch toán kinh doanh cho các Xí nghiệp, Đoàn tàu trong Công
ty, giao hạch toán nội bộ cho các đoàn tàu như: TC82, TC54, HB88, Xí nghiệp
cơ khí và Xí nghiệp vật tư thiết bị, xây dựng nhiều quy chế hoạt động.
- Giải thể các đơn vị kinh doanh không có hiệu quả như: Trạm dịch vụ. Thành
lập các đơn vị mới phục vụ cho sản xuất nạo vét như: Chi nhánh Công ty tại
Thành phố Hồ Chí Minh và Đại diện Công ty tại Đà Nẵng.
 Thời kỳ 1997 đến nay: Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là công ty đã phát
huy tinh thần chủ động, vận dụng sáng tạo chủ trương đổi mới, khắc phục mọi
khó khăn, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để vươn lên
và đứng vững trong cơ chế thị trường.
- Năm 1999, để nạo vét những cửa biển nông Công ty tự làm phục hồi hoán cải
từ Sà lan 200m
3
đã giải bản thành tàu HB2000 – tàu hút bụng cần cứng mớn
nông đưa vào khai thác có hiệu quả.
- Tăng cường đầu tư chiều sâu, tập trung đầu tư cho các phương tiện nạo vét như
Long Châu, TC54.
- Năm 2001, Công ty tự đóng 1 tàu phun hút 300CV và mua 1 tàu xén thổi
300CV bằng vốn của cán bộ công nhân viên để thi công san lấp mặt bằng.
- Tháng 5/ 2002, Công ty khánh thành tàu 1500m
3
với hai tính năng hút bụng và
phun hút, vốn đầu tư 75 tỷ đồng chưa kể hệ thống phao ống tàu phục vụ bằng
nguồn vốn vay ưu đãi quỹ hỗ trợ quốc gia.
- Năm 2004, tiến hành cổ phần hoá 1 Xí nghiệp công trình và dịch vụ vận tải mở
đầu cho việc cổ phần hoá công ty trong thời gian tới.

- Năm 2005, lắp đặt hệ biến tần cho tàu TC54, nâng tốc độ giàn gầu từ 9 gầu/
phút lên 14 gầu/phút. Năng suất khai thác của tàu đạt 150%.
- Năm 2005, lắp đặt hệ thống mở cánh cửa quầy đất cho các sà lan chở 300 m
3
từ quay tay sang cơ giới điện, trang bị hệ thống mạng LAN và WAN phục vụ
cho hoạt động quản lý.
II.Chức năng nhiệm vụ của công ty
3
Tên công ty: Công ty TNHH Nhật Hiền
Trụ sở chính: Số 33 - Đà Nẵng - Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 84- 031550460/550 459
Fax: 84- 031550042
Địa vị pháp lý
Công ty TNHH Nhật Hiền là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng công ty
Xây dựng đường thuỷ – Bộ Giao thông vận tải. Căn cứ theo:
- Quyết định số 1441/QĐ - TCCB – LĐ ngày 22/07/1982, Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động công ty.
- Quyết định số 594/QĐ - TCCB - LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải về việc thành lập DNNN.
- Giấy đăng ký kinh doanh số 105693 ngày 21/04/1993 do trọng tài kinh tế
Thành phố Hải Phòng cấp. Sửa đổi lần thứ nhất ngày 13/12/2000. Sửa đổi lần
thứ hai ngày 02/08/2002 và đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 26/11/2004 do Sở
KHĐT Thành phố Hải Phòng cấp.
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh
doanh theo luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định hiện hành có liên quan.
Vốn điều lệ của công ty là : 20.396.868.022 đ
Vốn kinh doanh (tính đến 31/12/2005) : 16.347.164.036 đ
Trong đó:
- Vốn Ngân sách nhà nước cấp : 10.683.639.481 đ
- Vốn tự bổ sung : 5.614.145.453 đ

Tính đến 31/12/2005, tổng số CBCNV công ty là 522 người.
Trong đó: Nam : 490 người (chiếm 93,86%)
Nữ : 32 người (chiếm 6.14%)
Trình độ chuyên môn:
- Trình độ đại học: 133 người (chiếm 25,47%)
- Trình độ cao đẳng và trung cấp: 66 người (chiếm 12,64%)
- Trình độ sơ cấp: 333 người (chiếm 63,79%)
Ngành nghề kinh doanh.
4
1. Nạo vét:
- Nạo vét luồng tầu, chân cầu cảng biển có độ sâu đến -20m, mút triền và đặt ụ
nơi sửa chữa tàu.
- Phun bãi, san lấp, tạo mặt bằng cho các khu kinh tế
2. Xây dựng:
- Xây dựng các công trình đường thuỷ, đường bộ, công nghiệp và dân dụng,
đặt ống dẫn dầu, dẫn khí đốt dưới biển.
3. Sữa chữa, đóng mới các phương tiện thuỷ
4. Cung ứng nhiên liệu, vật liệu, gia công thiết bị phụ tùng chuyên dùng cho
ngành nạo vét.
III. Bộ máy tổ chức của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng.
Trong đó:
Các bộ phận quản lý chức năng:
- Phòng Tổ chức lao động - Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Kế hoạch sản xuất - Phòng Kỹ thuật cơ điện
- Phòng Hành chính lưu trữ - Phòng Bảo vệ quân sự
Các chi nhánh:
- Chi nhánh Đà Nẵng - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Các đơn vị trực tiếp sản xuất và cung cấp dịch vụ:
- Xí nghiệp cơ khí - Xí nghiệp Vật tư – thiết bị

- Đoàn tàu TC 54 - Đoàn tàu HP 01
- Tàu Long Châu - Tàu Long Châu 02 - Tàu HB2000
5
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH NHẬT HIỀN

6
Giám đốc
PGĐ Kỹ thuật
PGĐ Nội chính
PGĐ Xây dựng
PGĐ Kinh doanh
P. Kỹ thuật Cơ điện
P. Hành chính lưu
trữ
P. Bảo vệ - Quân sự
P. Kế hoạch sản xuất
Khối nạo vét
- Tàu Long Châu
- Tàu Long Châu 02
- Đoàn HP 01
- Đoàn TC 54
- HB 2000
Xí nghiệp
Vật tư – Thiết bị
Xí nghiệp Cơ khí
Đội công trình 1
Đội công trình 2
Đội công trình 3
Chi nhánh
Thành phố HCM

Chi nhánh Đà Nẵng
P. Tài chính kế toán
P. Tổ chức lao động
Ghi chú:
: Trực tuyến
: Chức năng
Chức năng nhiệm vụ của lãnh đạo công ty, các phòng ban chức năng và các
bộ phận trực thuộc công ty.
Giám đốc công ty: BaPhamNhat Hien
- Là người đứng đầu công ty, do Bộ Giao thông bổ nhiệm và miễn nhiệm.
- Được giao quyền quản lý tài sản, vốn của Nhà nước, tổ chức, điều hành mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo Luật doanh nghiệp và quy định
của pháp luật.
- Là người định ra các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn, chiến lược dài hạn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác.
- Có quyền ra quyết định về khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, đề bạt cũng như
miễn nhiệm, cách chức hoặc điều động cấp dưới cho phù hợp với yêu cầu sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Đứng đầu các hội đồng thành lập theo chức năng nhiệm vụ của công ty.
+Hội đồng lương + Hội đồng thi đua khen thưởng
+Hội đồng kinh tế – kỹ thuật + Trưởng ban chống tham nhũng…
Các Phó giám đốc: có 4 phó giám đốc.
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc trong cơ cấu tổ chức bộ máy của
công ty.
- Căn cứ vào chức năng, ngành nghề kinh doanh, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, Giám đốc sẽ phân công các phó giám đốc giúp việc.
- Căn cứ phạm vi, lĩnh vực được phân công, các phó giám đốc có trách nhiệm
quản lý, tổ chức điều hành, triển khai thực hiện có hiệu quả lĩnh vực mình phụ
trách.
- Được quyền ký ban hành các văn bản cũng như chịu trách nhiệm về những sai

phạm trong phạm vi được giao hoặc uỷ quyền.
- Ngoài nhiệm vụ được Giám đốc phân công, các phó giám đốc còn có sự phối
hợp về các công việc có liên quan, hỗ trợ nhau khi cần thiết. Theo phạm vi trách
nhiệm được tham gia vào các hội đồng chuyên môn của công ty.
7
Phân công cụ thể :
Phó Giám đốc nội chính.
Phụ trách: - Nội vụ, đời sống cán bộ công nhân viên.
- Chế độ, chính sách về tiền lương, BHYT, BHXH.
- Là phó chủ tịch hội đồng lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
Phó Giám đốc kỹ thuật.
Phụ trách: - Công tác khoa học, kỹ thuật.
- Công tác pháp chế hàng hải, BHLĐ, KTLĐ, PCCN.
- Trưởng ban về đầu tư mới thiết bị
- Chủ tịch hội đồng khảo thí nâng bậc.
Phó Giám đốc kinh doanh.
Phụ trách : - Lĩnh vực nạo vét
- Các chi nhánh, Xí nghiệp thành phần
- Marketing
Phó Giám đốc xây dựng.
Phụ trách công tác xây dựng
Phòng Kế hoạch sản xuất.
Cơ cấu nhân sự: Nhân sự của phòng tính đến 15/3/2006 là 24 người.
Trong đó gồm: - 1 trưởng phòng
- 4 phó phòng (1phó kiêm Giám đốc chi nhánh TP HCM)
- 4 nhân viên khảo sát, 2 nhân viên Marketing
- 2 nhân viên định mức nguyên vật liệu, tính giá
- 10 nhân viên giám sát thi công (cán bộ công trình)
Chức năng, nhiệm vụ:
Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc về các việc:

- Lập kế hoạch kinh doanh.
- Tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm theo kế hoạch
hoặc ngành nghề.
- Lập hồ sơ dự thầu (nếu công trình đấu thầu) hoặc ký hợp đồng triển khai công
trình (nếu công trình chỉ định thầu).
8
- Lập phương án thi công, điều động thiết bị thi công.
- Kiểm soát tiến độ, chất lượng thi công các công trình.
- Tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán công trình đã thực hiện.
- Trực tiếp giải quyết thủ tục pháp lý liên quan đến sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức hoạt động marketing để duy trì và mở rộng thị trường, đa dạng hoá
hình thức dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh.
Phòng Kỹ thuật Cơ điện.
Cơ cấu nhân sự: Tính đến thời điểm 15/3/2006 phòng có 10 người gồm: 1
trưởng phòng, 4 phó phòng, 5 nhân viên.
Chức năng, nhiệm vụ:
Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc trong việc:
- Triển khai áp dụng sáng kiến và đề tài khoa học đã được xét duyệt, dự án đầu
tư (lập và thẩm định về mặt kỹ thuật).
- Ký kết hợp đồng kinh tế gia công, mua sắm liên quan đến điện – máy.
- Lập kế hoạch đóng mới, sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị
- Triển khai thực hiện bảo dưỡng và định kỳ sửa chữa lớn (3 năm/lần) các tàu,
các đoàn tàu.
- Kiểm tra, giám sát các định mức kỹ thuật trong thi công.
- Hướng dẫn các phương tiện, đoàn tàu mở sổ sách theo dõi tình hình sử dụng
vật tư, phụ tùng.
- Tổ chức hội nghị học tập chuyên đề kỹ thuật cơ điện, rút kinh nghiệm khi cần
thiết
- Xác lập và quản lý hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ pháp lý của tàu và thiết bị.
Phòng Kế toán tài chính.

Cơ cấu nhân sự: Nhân sự của phòng tính đến 15/3/2006 có 9 người.
Trong đó gồm: - 1 Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng)
- 2 phó phòng (1kế toán tổng hợp, 1 kế toán tài chính)
- 1 thủ quỹ
- 5 nhân viên
9
Phân công chức năng và nhiệm vụ trong phòng.
Kế toán trưởng: Ông Vũ Đức Hạnh
Thực hiện chức năng kiểm soát viên tài chính tại công ty, do Bộ Giao thông bổ
nhiệm và miễn nhiệm. Giúp Giám đốc trong công tác quản lý tài chính, tổ chức
bộ máy kế toán toàn công ty thực hiện nghiêm chỉnh luật kế toán, luật thuế và
các quy định khác của pháp luật.
Phó trưởng phòng 1:
- Giúp việc cho Kế toán trưởng
- Thay mặt Kế toán trưởng khi vắng mặt để điều hành công việc chung và thực
hiện những việc được uỷ nhiệm.
- Tổng hợp các số liệu, lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý của nhà
nước cũng như yêu cầu quản lý chuyên sâu của công ty.
- Phụ trách mảng phân tích hoạt động kinh tế
- Theo dõi công tác tài chính của chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn tàu
HP01, tàu Long Châu 02.
Phó trưởng phòng 2:
- Giúp việc cho Kế toán trưởng theo sự phân công và uỷ quyền cụ thể.
- Phụ trách công tác thanh tra tài chính
- Theo dõi công tác tài chính của Xí nghiệp vật tư, Xí nghiệp cơ khí, khối công
trình xây dựng.
Kế toán tiền mặt và thanh toán:
- Quản lý các hợp đồng kinh tế, khoản thu chi tiền mặt, thanh toán lương
- Thực hiện việc kiểm toán nội bộ.
- Theo dõi tàu Long Châu, HB 2000.

Kế toán TSCĐ:
- Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, việc sử dụng các nguồn vốn khấu hao,
quỹ đầu tư.
- Tham gia công tác kiểm kê tài sản.
- Theo dõi Đoàn TC 54, chi nhánh Đà Nẵng.
Kế toán công nợ:
10
- Theo dõi tình hình công nợ và trực tiếp đi thu nợ.
- Tham gia công tác kiểm kê vật tư, tài sản.
Kế toán vật tư:
- Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, các khoản mục chi phí.
Thủ quỹ:
- Trực tiếp thu, chi quỹ tiền mặt theo đúng quy định chứng từ đã ký duyệt.
- Chịu trách nhiệm về số tiền được giao giữ.
- Vào sổ quỹ hàng ngày, kết thúc tháng đóng toàn bộ chứng từ thu, chi tiền mặt
chuyển cho Kế toán trưởng kiểm tra và trình Giám đốc ký duyệt.
Phòng Tổ chức lao động.
Cơ cấu nhân sự: Nhân sự của phòng tính đến 15/3/2006 là 5 người.
Trong đó gồm: - 1 trưởng phòng
- 2 phó phòng
- 2 nhân viên
Chức năng và nhiệm vụ:
- Quản lý, bố trí sắp xếp nhân sự của công ty
- Xây dựng các kế hoạch về định mức lao động và phân phối quỹ lương.
- Triển khai thực hiện mọi chế độ, chính sách liên quan đến người lao động
- Tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn và an toàn lao động cho CBCNV.
Phòng Bảo vệ Quân sự
Cơ cấu nhân sự: Tính đến 15/3/2006 phòng có 17 người.
Trong đó gồm: - 1 trưởng phòng, 1 phó phòng
- 16 nhân viên

Chức năng và nhiệm vụ:
- Bảo vệ an toàn nội bộ
- Công tác quốc phòng quân sự
- An toàn phòng chống cháy nổ tại công ty và trên các phương tiện
- Giữ gìn, bảo quản các loại khí tài được trang bị
- Tổ chức 3 trạm gác: trạm Bảo vệ Ngã 5, trạm Cổng xí nghiệp, trạm Cầu cảng
công ty.
11
- Điều động lực lượng trong các kỳ tập huấn quân sự, tập dượt các phương án
phòng chống lũ lụt…
Phòng Hành chính lưu trữ:
Cơ cấu nhân sự : Nhân sự của phòng tính đến 15/3/2006 có 18 người.
Trong đó có: - 1 trưởng phòng, 2 phó phòng
- 15 nhân viên
Chức năng và nhiệm vụ:
- Quản lý, lưu trữ các loại hồ sơ kinh tế, các văn bản pháp lý…
- Mua sắm trang thiết bị văn phòng phục vụ hoạt động của cơ quan.
- In ấn, phát hành các loại văn bản, giấy tờ cần thiết.
- Tổ chức tiếp khách, tổ chức các cuộc họp …
Các chi nhánh: 2 chi nhánh ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ cấu nhân sự: Tính đến 15/3/2006 nhân sự của mỗi chi nhánh là 3 người.
Trong đó gồm: 1 Giám đốc, 1kế toán, 1 nhân viên.
Chức năng và nhiệm vụ:
- Đại diện công ty quan hệ với chính quyền địa phương, tìm thị trường.
- Thực hiện công việc đòi nợ nếu được giao
- Cùng phòng Kế hoạch sản xuất nghiệm thu sơ bộ các công trình
- Lo nơi ăn, ở …phục vụ các đoàn công tác của công ty
Đội công trình:
Là bộ phận chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc: tiếp cận thị trường,
nhận công trình, ký kết hợp đồng thi công đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức thi

công công trình.
Đoàn tàu, tàu công trình.
Là bộ phận lao động trực tiếp tổ chức khai thác tại các công trường.
V.Tổ chức lao động tiền lương
Sau khi cổ phần hoá, Công ty TNHH Nhật Hiền tiếp tục thực hiện đầy đủ những
cam kết trong hợp đồng lao động đã ký kết trước đó. Người lao động trong Công
ty được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật về lao động bao
gồm các khoản trợ cấp, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
12
Công ty luôn tạo điều kiện cho người lao động học hỏi, nâng cao tay nghề; giúp
người lao động phát huy tính sáng tạo và tinh thần tập thể. Bên cạnh đó, Công ty
có chính sách khen thưởng động viên kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích
xuất sắc, có đóng góp, sáng kiến về giải pháp kỹ thuật giúp đem lại hiệu quả
kinh doanh cao; đồng thời cũng có những chế tài thích hợp đối với các cán bộ,
công nhân có hành vi ảnh hưởng xấu đến hoạt động và uy tín của Công ty.
Qua gần 6 năm hoạt động sau cổ phần hoá, mức thu nhập bình quân của cán bộ
công nhân viên Công ty đều tăng hàng năm, cụ thể một số năm gần đây: năm
2006 là 2.154.841 VNĐ/người/tháng; năm 2007 là 2.244.142 VNĐ/người/tháng;
và năm 2008 là 2.729.034 VNĐ/người/tháng.
Ngoài ra, căn cứ vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, Công ty
đều trích lập Quỹ khen thưởng phúc lợi, từ đó khuyến khích cán bộ công nhân
viên làm việc hăng say và gắn bó hơn với Công ty.
13
Lực lượng lao động của công ty năm 2008:
Trình độ nhân viên Trình độ công nhân
Sau đại học
Đại học
Trung cấp
Sơ cấp
Không bằng cấp

Bậc 7
Bậc 6
Bậc 5
Bậc 4
Bậc 3
Bậc 2
Lao động phổ thông
1
Công nhân kỹ
thuật
250 85 33 15 8 10 15 26 30 15 13
2
Công nhân
phục vụ
75 6 6 5 3 4 7 16 15 5 8
3
Nhân viên
quản lý
50 5 34 11
Tổng cộng 375 5 34
10
2
39 20 11 14 22 42 45 20 21
Tổng số lao động là 375 người, trong đó: lao động hợp đồng không thời hạn và
từ 1 năm trở lên là 336 người, lao động hợp đồng ngắn hạn duới 1 năm là 39
người. Trong tổng số cán bộ công nhân viên của công ty thì trình độ sau đại hoc
là 5 người, trình độ Đại học là 34 người, trình độ trung cấp là 102 người, công
nhân kỹ thuật- sơ cấp là 234 người.Cơ cấu lao động này phù hợp với nhu cầu
nguồn nhân lực của công ty cũng như xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh
của công ty trong tương lai. Đặc biệt trình độ sau đại học là 5 người, đây là

những người lao động trẻ, có kiến hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
trong những năm tới. Họ đều trưởng thành và gắn bó với công ty trong rất nhiều
năm và các cán bộ có năng lực và có tâm huyết với nhà máy. Một số cán bộ
quản lý trẻ khá năng động thích ứng với kinh tế thị trường đã góp phần không
nhỏ vào việc đưa hình ảnh và sản phẩm của Công ty trở nên quen thuộc với
14
người tiêu dùng như hiện nay. Do đổi mới hình thức quản lý, một số thành viên
HĐQT đã góp phần tích cực vào việc đổi mới tư duy kinh doanh, định hướng
phát triển Công ty.
VI.Quy trình sản xuất kinh doanh
Để đảm bảo độ sâu cần thiết cho tàu bè ra vào cảng biển, các luồng lạch cần
phải nạo vét. Trước khi nạo vét bên A(chủ đầu tư ) thuê công ty thiết kế đo đạc
và thiết kế khu vực cần nạo vét.Sau khi có hồ sơ thiết kế bên A sẽ kí hợp đồng
kinh tế thuê bên B (công ty nạo vét) nạo vét khu vực công trình cần nạo vét. Khi
hợp đồng kinh tế được kí kết, bên B tổ chức bố trí phương án đội tàu thi công
trên cơ sở hồ sơ thiết kế, tuân thủ các quy trình quy phạm và chất lượng, tiến độ
thi công công trình.
1.Thi công bằng tàu hút bụng:
Nếu thi công tại khu vực địa chất là bùn, cát và vị trí đổ đất ở xa(ngoài biển)
thì thường dùng tàu hút bụng để thi công.
a.Công tác chuẩn bị:
-Chuẩn bị đầy đủ dầu nước và các phụ tùng cần thiết để dự phòng thay thế bảo
dưỡng máy móc thiết bị trong quá trình thi công.
-Nhận bàn giao mặt bằng cùng hệ thống mốc định vị giữa các bên liên quan
-Thả phao báo hiệu thông báo khu vực công trường đang thi công. Phao
báo hiệu có đường kính D=1,0m sơn màu trắng đỏ, ban đêm có thắp đèn theo
đúng quy định của quy tắc báo hiệu.Vị trí thả phao cách mép luồng tàu ra phía
ngoài trung bình là 20-30m.
-Chuẩn bị đầy đủ và bố trí các thiết bị phòng chống cháy nổ và an toàn
khác trên các phương tiện thi công đúng theo quy định của luật hàng hải.

-Làm các thủ tục cần thiết với cơ quan chức năng trước khi thi công
b.Công tác thi công:
15
Để công trình thi công đảm bảo chất lượng cao, tiến độ nhanh,công ty bố trí
phương tiện nạo vét và tàu phục vụ với trang thiết bị tiên tiến, hiện đại. Trên tàu
hút bụng bố trí máy định vị vô tuyến toàn cầu DGPS để
dẫn đường cho tàu thi công và đo đạc kiểm tra thi công.
Sau khi định vị tuyến luồng xong, tàu hút thi công theo phương pháp hạ dần độ
sâu. Đất hút lên được chứa vào bụng tàu, khi đầy thì được vận chuyển đến vị trí
quy định để đổ đất. Trong quá trình thi công, ưu tiên tập trung thi công đoạn nào
cạn nhất để sau một thời gian thi công toàn tuyến có độ sâu đồng đều. Để đảm
bảo độ sạch nạo vét, căn cứ vào số liệu kiểm tra thi công hàng ngày, điều chỉnh
thi công từng đoạn luồng luôn đồng đều và trong quá trình thi công đảm bảo
tuyến luồmg đồng đều đạt chuẩn tắc thiết kế.
c.Công tác định vị thi công:
Trên cơ sở vị trí của tuyến luồng và vũng quay tàu, chiều rộng luồng và bán kính
quay tàu cùng với hệ thống các mốc toạ độ, cao độ bên Abàn giao cho đơn vị thi
công, công tác tiến hành được định vị như sau:
-Tuyến luồng tàu và vũng quay tàu thiết kế được định vị bằng màn hình vi tính
của máy định vị vệ tinh đặt trên tàu và cáchàng phao thả dọc 2 bên mép luồng.
Vị trí các phao tiêu được xây dựng cách mép luồng thiết kế
ra phía ngoài 25-45m. Các vị trí này được xác định bằng máy định vị vệ tinh
DGPS.
-Độ sâu nạo vét: Đặt trạm thước tại khu vực gần công trường để xác định mức
nước trong suốt thời gian thi công. Độ sâu cuốc được kỹ thuật thi công tính toán
cho từng thời điểm trên cơ sở độ sâu nạo vét theo thiết kế, cao độ mức nước và
thang báo độ sâu hạ cần hút và độ sâu dự phòng trong thi công đảm bảo thi công
đúng độ sâu luồng thiết kế.
d. Công tác kiểm tra thi công:
Công tác kiểm tra thi công phải được tiến hành thường xuyên.Kĩ thuật thi

công căn cứ vào số liệu đo sâu để tính toán khu vực cần thi công và độ sâu hạ
cần cho phù hợp.
-Máy móc dùng để kiểm tra trong quá trình thi công gồm :
16
+Đo sâu bằng máy đo hồi âm FURUNO FE6300
+Định vị bằng máy định vị vệ tinh DGPS hoặc máy kinh vĩ
+Theo dõi mực nước bằng mia nhôm 5m tại mốc cao độ được bên A bàn
giao
-Ca nô khảo sát chuyên dụng.
Để đảm bảo thi công đạt được các chuẩn tắc kĩ thuật đề ra, tàu hút biển sẽ
tự kiểm tra chất lượng thi công sau mỗi ca, mỗi ngày bằng thiết bị đo đạc của
tàu đồng thời công ty sẽ tổ chức đo đạc chi tiết kiểm tra định kì 3 ngày/ lần để
lấy số liệu chỉ đạo thi công.
Căn cứ vào kết quả đo đạc kiểm tra thi công, cán bộ kĩ thuật chỉ đạo thi công
có biện pháp kĩ thuật điều chỉnh thi công đảm bảo luôn thi công đúng chuẩn tắc
thiết kế.
Đơn vị thi công sẽ tiến hành làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan
như Cảng vụ, Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam để xin phép cho các phương
tiện thi công cũng như việc điều động các tàu ra vào luồng và cảng an toàn.
2.Thi công bằng tàu cuốc:
Nếu thi công tại khu vực địa chất là đất, đất pha sét, đất sét thì thường dùng
tàu cuốc để thi công.
a.Công tác chuẩn bị :
-Chuẩn bị đầy đủ dầu, nước và các phụ tùng cần thiết để dự phòng thay thế
bảo dưỡng máy móc thiết bị trong quá trình thi công.
-Nhận bàn giao mặt bằng cùng hệ thống mốc định vị giữa các bên liên quan.
-Thả phao báo hiệu thông báo khu vực công trường đang thi công.
Phao báo hiệu có đường kính D=1,0 m sơn màu trắng đỏ, ban đêm có thắp đèn
theo đúng quy định của quy tắc báo hiệu. Vị trí thả phao cách mép luồng tàu ra
phía ngoài trung bình 20-30m.

-Chuẩn bị đầy đủ và bố trí các thiết bị phòng cháy nổ và an toàn khác trên các
phương tiện thi công theo đúng quy định của luật hàng hải.
-Làm các thủ tục cần thiết với các cơ quan chức năng trước khi thi công.
b.Định vị khu vực thi công:
17
-Mặt bằng khu vực thi công: Trên cơ sở toạ độ các mốc mà bên A bàn giao cho
đơn vị thi công và toạ độ điểm giới hạn khu vực naọ vét, công ty sử dụng máy
kinh vĩ tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chập để định vị các vị trí, điểm giới hạn
khu vực nạo vét và ranh giới giữa các dải thi côn.Thả phao tại khu vực đổ đất
nạo vét, trên các tiêu chập và phao được thắp đèn để thi công ban đêm. Hệ thống
tiêu chập được kiểm tra thường xuyên.
Nếu có sai lệch thì phải điều chỉnh ngay.
-Độ sâu nạo vét: Căn cứ mốc cao độ thiết kế sẽ dẫn chuyển cao độ bằng máy
thuỷ bình về trạm đo thuỷ trí đặt gần khu vực thi công để dễ quan sát. Tại trạm
thuỷ trí đặt thước đo nước đo mực nước biển và bố trí công nhân khảo sát đo
mực nước trong suốt thời gian thi công. Trên cơ sở độ cao mực nước biển tại
từng thời điểm, cán bộ kĩ thuật thi công tính toán độ sâu hạ cần gầu tương ứng
đảm bảo thi công đúng độ sâu nạo vét thiết kế.
-Để các phao tiêu định vị thi công luôn chính xác thì phải luôn thường xuyên đo
đạc kiểm tra trong suốt quá trình thi công, nếu có sai lệch thì sẽ điều chỉnh ngay.
c.Công tác thi công:
-Đưa tàu cuốc vào vị trí mặt cắt khởi điểm, thả hệ thống neo tàu cuốc(6 neo)
để định vị tàu và tiến hành thi công theo phương pháp nạo vét bằng tàu cuốc
nhiều gầu.
-Đặt tàu cuốc dọc theo chiều dài mỗi dải cuốc, cần gầu của tàu cuốc được hạ
dần đến độ sâu của lớp đất cuốc và tiến hành thi công nạo vét theo đường cuốc
của tàu (phương pháp cuốc rẻ quạt) và tiến lên nhờ vào hệ thống neo thi công.
-Kĩ thuật viên cuốc căn cứ vào hàng tiêu chập để điều khiển tàu cuốc thi
công
đảm bảo độ chính xác. Để đảm bảo độ sạch nạo vét, những khu vực có chiều

dày lớp đất nhỏ hơn 2,0 m thì thi công một lớp, những khu vực có chiều dày lớp
đất lớn hơn 2,0 m sẽ chia thành 2 lớp để thi công. Thi công dải nào đạt yêu cầu
kĩ thuật dải đó. Đất cuốc lên được chứa trong các sà lan chuyên dụng, khi đầy
vận chuyển đến nơi quy định đổ đất.
d.Công tác kiểm tra thi công:
18
-Thiết kế đo đạc kiểm tra:
+Đo sâu bằng máy hồi âm FE 4300 FURUNO
+Định vị bằng máy THEO 20B
-Do thi công theo phương pháp cuốn chiếu nên tiến hành đo đạc kiểm tra thi
công thường xuyên hàng ngày. Nếu còn điểm nào thiếu độ sâu do đất sạt lở sẽ
cho tàu cuốc sửa lại đảm bảo yêu cầu kĩ thuật thiết kế sau đó mới chuyển sang
thi công khu vực khác.
e.Nghiệm thu nạo vét:
Sau khi thi công xong công trình, tiến hành đo đạc kiểm tra toàn bộ khu vực
nạo vét, nếu còn sót cho tàu thi công sửa lại. Khi toàn bộ công trình đã đảm bảo
chuẩn tắc thiết kế thì sẽ thông báo với chủ đầu tư cho tổ chức nghiệm thu bàn
giao công trình và đưa vào sử dụng.
VII.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây
19
BẢNG 01. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Năm 2008 so với 2007
Số tiền %
Tổng doanh thu 75.193.586.689 88.642.246.636 13.448.659.947 17,89
Các khoản giảm trừ
1. Doanh thu thuần 75.193.586.689 88.642.246.636 13.448.659.947 17,89
2. Giá vốn hàng bán 59.203.978.512 68.448.499.340 9.244.520.828 15,61
3. LN gộp 15.989.608.177 20.193.747.296 4.204.139.119 26,29
4. Doanh thu HĐTC 50.682.282 40.971.340 -9.710.942 -19,16

5. Chi phí tài chính 4.232.638.313 6.553.651.563 2.321.013.250 54,84
Trong đó: Chi phí lãi vay 6.553.651.563 6.553.651.563 100
6. LN thuần từ HĐTC -4.181.956.031 -6.512.680.223 -2.330.724.192 55,73
7. Chi phí bán hàng
8. Chi phí QLDN 9.467.150.571 11.717.062.807 2.249.912.236 23,77
9. LN thuần từ HĐKD 2.340.501.575 1.964.004.266 -376.497.309 -16,09
10. Thu nhập khác -738.427.943 449.577.248 1.188.005.191 -160,88
11. Chi phí khác 151.843.432 671.609.699 519.766.267 342,30
12. LN khác -890.271.375 -222.032.451 668.238.924 -75,06
13. Tổng LN trước thuế 1.450.230.200 1.741.971.815 291.741.615 20,12
14. Thuế TNDN phải nộp 406.064.456 487.752.108 81.687.652 20,12
15. LN sau thuế 1.044.165.744 1.254.219.707 210.053.963 20,12
20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Năm 2006 để có 100 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 77,88 đồng giá
vốn hàng bán và 15,01 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng đến năm 2007
để có 100 đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 78,74 đồng giá vốn hàng bán
và 12,59 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Như vậy để cùng đạt được 100
đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán năm 2007 tăng lên chiếm trên 80%
chi phí bỏ ra, chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm xuống. Năm 2008 để có 100
đồng doanh thu thuần thì công ty chỉ bỏ 77,22 đồng giá vốn hàng bán nhưng lại
bỏ ra 13,22 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.
Năm 2006, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 22,12 đồng lợi nhuận gộp, thì
năm 2007 chỉ đem lại 21,26 đồng lợi nhuận gộp đến năm 2008 tăng lên đem lại
22,78 đồng lợi nhuận gộp.
Năm 2006, trong 100 đồng doanh thu thuần thì có 1,92 đồng lợi nhuận thuần từ
hoạt động sản xuất kinh doanh đến năm 2007 tăng lên 3,11 đồng. Năm 2008,
trong 100 đồng doanh thu thuần chỉ còn 2,22 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh.
Năm 2006, cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 1,66 đồng lợi nhuận sau thuế

thì đến năm 2007 chỉ đem lại 1,39 đồng lợi nhuận sau thuế. Đó là kết quả của
việc giảm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lỗ từ hoạt động tài chính
và hoạt động khác. Đến năm 2008, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì đem lại
1,41 đồng lợi nhuận sau thuế.
Bảng phân tích cho ta thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2007 so với năm 2006 giảm
679.755.179 đồng (-39.43%). Năm 2008 lợi nhuận sau thuế lại tăng 210.053.963
đồng (30.12%) so với năm 2007.
Tổng doanh thu năm 2007 giảm so với năm 2006 là 28.494.297.323 đồng (-
27.48%), do năm 2007 công ty tiến hành tách Công ty cổ phần công trình vận tải
trực thuộc Tổng công ty nên phương tiện, thiết bị thi công của công ty giảm.
Ngoài ra, do thiếu vốn một số dự án chưa triển khai được trong năm 2007, tàu
HB 2000 không được khai thác đúng với năng lực của tàu. Năm 2008, tổng
doanh thu của công ty tăng lên 13.448.659.947 đồng (17.89%) so với năm 2007.
Sinh viên: Lê Thị Thu Hương Lớp: QKT46 ĐHT7
21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Giá vốn hàng bán năm 2007 giảm 21.550.111.956 đồng (-26.69%) so với năm
2006. Năm 2008 so với năm 2007 giá vốn hàng bán lại tăng lên 9.244.520.828
đồng (tương ứng tăng 15.61%). Đó là do năm 2008, giá nhiên liệu, giá sắt thép
và các mặt hàng tăng cao dẫn tới chi phí sản xuất lớn.
Lãi gộp năm 2007 so với năm 2006 giảm 6.944.185.367 đồng do tốc độ giảm
doanh thu năm 2007 lớn hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán. Năm 2008, do
doanh thu và giá vốn hàng bán tăng cùng một tốc độ nên lãi gộp tăng so với năm
2007 là 4.204.139.119 đồng (26.29%).
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 giảm 6.100.704.279 đồng so với năm
2006. Năm 2008 so với năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên
2.249.912.236 đồng (23.77%).
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng
314.549.883 đồng (15.53%) nhưng sang năm 2008 lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh lại giảm 376.497.309 đồng so với năm 2007. Đó là kết quả của việc

tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2006 lỗ 5.339.987.002 đồng, đến năm
2007 giảm 1.158.030.971 đồng (-21.69%) xuống còn lỗ 4.181.956.031 đồng.
Năm 2008 lại tiếp tục lỗ 6.512.680.223 đồng tăng 2.330.724.192 đồng so với
năm 2007. Như vậy hoạt động tài chính của công ty qua 3 năm đều lỗ và có xu
hướng lỗ nhiều hơn, công ty cần có biện pháp nhằm giảm chi phí tài chính để
làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong những năm tới.
Lợi nhuận từ hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính
năm 2007 và 2008 đều lỗ. Cụ thể năm 2007 lỗ 890.271.375 đồng, năm 2008 lỗ
222.032.451 đồng.
VIII. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
Nhật Hiền trong thời gian tới
Sinh viên: Lê Thị Thu Hương Lớp: QKT46 ĐHT7
22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Căn cứ vào mục tiêu chiến lược của ngành, của Tổng công ty Xây dựng đường
thủy, căn cứ nhu cầu nạo vét, xây dựng các công trình thủy hiện tại và đến năm
2010, Công ty TNHH Nhật Hiền có những định hướng phát triển như sau:
a. Về đầu tư phương tiện thiết bị:
- Duy trì những đội tầu sẵn có đồng thời đầu tư trang thiết bị thay thế máy móc
thiết bị đã cũ.
- Đóng mới, mua sắm thêm trang thiết bị mới đáp ứng sự phát triển của KHKT
để đội tàu đủ sức đảm nhiệm những công trình trong nước và quốc tế, trước mắt
là khu vực Đông Nam Á.
b. Về quản lý:
- Phối hợp với Tổng công ty và các công ty bạn hoàn thành định mức ca máy
cho các tàu trong công ty.
- Hoàn thiện các hệ thống biểu mẫu, định mức nhiên liệu và nối mạng vi tính từ
các đoàn tàu, chi nhánh về Công ty để báo cáo số liệu hàng ngày.
- Hoàn thiện việc hạch toán các đơn vị đoàn tàu.

- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tiến tới cổ
phần hoá công ty.
- Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên và công nhân lành
nghề, đạt trình độ chuyên môn, được tiếp cận với những công nghệ mới trong
khai thác và sửa chữa tàu công trình.
c Về hoạt động kinh doanh:
- Tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường nhất là thị trường cho đoàn
tàu cuốc và đoàn tàu hút phun.
- Mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh.
- Phát triển ngành xây dựng công trình thành mũi nhọn kinh doanh của công ty.
- Giá trị sản lượng của công ty tăng hàng năm từ 12% đến 15%.
Sinh viên: Lê Thị Thu Hương Lớp: QKT46 ĐHT7
23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II.NGHIÊN CỨU TINH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY
I.Nghiên cứu chung về bộ phận tài chính của công ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
1.Sơ đồ:
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Là một doanh nghiệp có quy mô vừa, hoạt động trên một địa bàn tập trung nên
công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế toán tập trung. toàn bộ công
việc kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lí thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích
Sinh viên: Lê Thị Thu Hương Lớp: QKT46 ĐHT7
24
Kế toán
vật tư,
nguyênv
ật liệu

Kế toán
tài sản
cố định
Kế
toán
tổng
hợp
Kế toán
giá
thành
Kế toán
cácđơn
vị phụ
thuộc và
đoàn tàu
Kế toán
tiền lương
và BHXH
Thủ quỹ
Kế
toán
thanh
toán
vật tư
Kế
toán
kho
Kế toán
thanh
toán

Kế toán
vốn
bằng
tiền
Kế toán
doanh
thu nội
bộ
Kế toán
chi phí
thanh
toán nội
bộ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
và tổng hợp của công ty. Các đơn vị kế toán của xí nghiệp cơ khí, xí nghiệp vật
tư thiết bị và các đoàn tàu không được mở sổ sách và hình thành bộ máy kế toán
riêng. Toàn bộ công việc ghi sổ, lưu trữ chứng từ ban đầu được gửi về phòng kế
toán của công ty để thực hiện hạch toán. Kế toán trưởng chỉ đạo công tác hạch
toán của phòng kế toán thông qua phó phòng kế toán và phải chịu trách nhiệm
trước giám đốc công ty, pháp luật và các cơ quan khác về mọi số liệu của nhân
viên.
Sinh viên: Lê Thị Thu Hương Lớp: QKT46 ĐHT7
25

×