Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Các khái niệm cơ bản, trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 30 trang )

Bài 1:
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển (DEPOCEN)
Giảng viên: Nguyễn Phương Mai

Theo dõi:
-
Là một chức năng quản lý mang tính liên tục.
-
Nhằm mục đích trước hết là cung cấp cho các nhà quản lý
chương trình và các bên liên quan những thông tin phản
hồi thường xuyên về tiến độ thực hiện hoặc việc không đạt
được các kết quả như dự định.
-
Theo dõi bám theo những hoạt động thực tế so với các hoạt
động theo kế hoạch hoặc kỳ vọng căn cứ trên các tiêu
chuẩn xác định trước.
-
Việc này thường bao gồm thu thập và phân tích dữ liệu về
quy trình, kết quả của chương trình và đề xuất các biện
pháp khắc phục.

Đánh giá:
-
Là một hoạt động trong một thời gian cụ thể, nhằm xem xét một
cách hệ thống và khách quan mức độ hiệu quả và thành công, hoặc
thiếu sót của những chương trình đang thực hiện hoặc đã hoàn
thành.
-
Việc đánh giá được thực hiện một cách có chọn lọc để:
+ Trả lời các câu hỏi cụ thể để hướng dẫn các nhà hoạch định


chính sách và/hoặc các nhà quản lý chương trình;
+ Cung cấp thông tin về việc liệu các lý thuyết và giả định được
sử dụng khi thực hiện chương trình có đúng hay không, cái gì làm
được và cái gì không làm được, lý do tại sao.
- Việc đánh giá thường nhằm mục đích xác định mức độ phù hợp,
giá trị của thiết kế, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững của
một chương trình.
Mối quan hệ giữa theo dõi và đánh giá

Theo dõi và đánh giá: có mối liên quan mật thiết với nhau.
-
Cả hai đều là những công cụ quản lý cần thiết để hỗ trợ việc ra quyết
định và chứng minh tính giải trình.
-
Đánh giá không thay thế cho việc theo dõi; theo dõi cũng không thay
thế cho hoạt động đánh giá.
-
Cả hai đều có các bước thực hiện tương tự nhau, tuy nhiên, các thông
tin thu được là khác nhau. Dữ liệu đánh giá được tạo ra một cách có
hệ thống là yếu tố cần thiết cho việc đánh giá thành công.
Theo dõi Đánh giá
- Liên tục - Định kỳ: tiến hành vào những giai đoạn quan
trọng, ví dụ như đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ hoặc tại
một khoảng thời gian nhất định sau khi chương
trình kết thúc.
- Theo dõi; phân tích và tài liệu hóa
tiến độ
- Phân tích chuyên sâu, so sánh kế hoạch với
những thành tựu đã đạt được.
- Tập trung vào đầu vào, hoạt động,

đầu ra, quá trình thực hiện, sự phù
hợp, và có thể là kết quả
- Tập trung vào mối quan hệ giữa đầu vào và đầu
ra, kết quả và chi phí, các quá trình sử dụng để
đạt được kết quả, sự phù hợp tổng thể, tác động
và tính bền vững.
- Trả lời câu hỏi: những hoạt động
nào được thực hiện và kết quả đạt
được
- Giải thích tại sao và làm thế nào để đạt được kết
quả. Góp phần xây dựng lý thuyết và mô hình
cho sự thay đổi.
- Thông báo cho người quản lý những
vấn đề gặp phải và đưa racác phương
án khắc phục
- Cung cấp cho nhà quản lý các lựa chọn về chiến
lược và chính sách
- Tự đánh giá bởi các nhà quản lý,
theo dõi viên, các bên liên quan và
nhà tài trợ
- Phân tích nội bộ và/hoặc bên ngoài bởi các nhà
quản lý chương trình, theo dõi viên, các bên liên
quan, nhà tài trợ, và/hoặc các nhà đánh giá từ bên
ngoài.
Hộp 1. Các bước đánh giá
Quá trình đánh giá thường bao gồm các bước sau đây:

Xác định các tiêu chuẩn để dựa vào đó tiến hành đánh
giá chương trình. Theo khung logic, các tiêu chuẩn đó được
xác định bởi các chỉ số;


Điều tra việc thực hiện các hoạt động/quy trình/sản phẩm
được lựa chọn đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn này. Điều
này được thực hiện bằng cách phân tích các chỉ số định tính
hoặc định lượng được xác định và bối cảnh chương trình;

Tổng hợp kết quả của phân tích trên;

Xây dựng các khuyến nghị dựa trên sự phân tích các kết
quả thu được

Đưa các kiến nghị và bài học kinh nghiệm vào chương
trình hay các quá trình ra quyết định khác.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN M&E
Đánh giá và
cải thiện
Kế hoạch
Bắt đầu
Truyền thông

Đào tạo nhân lực và đối tác

Thống nhất người phụ trách

Xây dựng lịch trình ban đầu

Phát triển chuỗi kết quả và xác định các chỉ
số.

Phát triển kế hoạch thực hiện


Chuẩn bị các công cụ theo dõi
•Xây dựng lịch trình ban đầu

Thu thập dữ liệu và các công cụ cập
nhật

Đánh giá và phân tích dữ liệu

Xác định phương pháp quản lý
•Cải thiện hệ thống theo dõi

Xây dựng lịch trình ban đầu

Phát triển chiến lược truyền
thông

Thông báo kết quả trong nội bộ và
bên ngoài

Xây dựng lịch trình ban đầu
Một số thuật ngữ khác

Mục đích: là mục tiêu cao nhất mà một can thiệp phát triển
muốn đóng góp

Mục tiêu: là một thuật ngữ chung, sử dụng để chỉ một kết quả
hoặc một mục đích đại diện cho kết quả mong muốn mà
chương trình muốn đạt được.


Kết quả (result): là đầu ra, kết quả hoặc tác động (có chủ
đích hoặc không chủ đích, tích cực và/hoặc tiêu cực) xuất phát
từ mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả thiết lập trong
quá trình thực hiện sự can thiệp phát triển.

Đầu vào: bao gồm các nguồn lực tài chính, nhân lực, vật liệu,
công nghệ và thông tin do các bên liên quan cung cấp (ví dụ:
các nhà tài trợ, cơ quan thực hiện và người hưởng lợi) được sử
dụng để thực hiện các can thiệp.
Một số thuật ngữ khác

Đầu ra: là các sản phẩm hoặc dịch vụ có được từ kết quả của
việc hoàn thành các hoạt động.

Kết quả (outcome): dự định hoặc hiệu ứng ngắn hạn và trung
hạn đạt được của một đầu ra, thường đòi hỏi nỗ lực tập thể
của các thành viên. Kết quả thể hiện sự thay đổi trong điều
kiện của sự phát triển, xảy ra giữa việc hoàn thành đầu ra và
đạt được tác động.

Tác động: ảnh hưởng lâu dài cả về mặt tích cực và tiêu cực
đến nhóm dân số nhận được sự can thiệp một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp, cố ý hoặc không cố ý. Những ảnh hưởng đó có
thể là về kinh tế, văn hóa-xã hội, thể chế, môi trường, công
nghệ hoặc các loại khác.

Chỉ số: Một đơn vị đo lường định lượng hoặc định tính về kết quả
của chương trình, được sử dụng để chứng minh sự thay đổi và cho
thấy rõ kết quả chương trình đã/hoặc sẽ đạt được là gì. Để các chỉ số
hữu ích cho hoạt động theo dõi và đánh giá kết quả của chương

trình, điều quan trọng nhất là cần phải xác định được đúng chỉ số
trực tiếp, khách quan, thực tế, đầy đủ, đồng thời phải thường xuyên
cập nhập chúng.

Khung Theo dõi và Đánh giá: Tổng quan về hệ thống M&E được
xây dựng trong giai đoạn thiết kế dự án, được đưa vào trong báo cáo
thẩm định dự án.

Ma trận Theo dõi và Đánh giá: Bảng mô tả những câu hỏi về kết
quả chương trình, yêu cầu thu thập thông tin (bao gồm cả các chỉ
số), phản ánh và xem xét các sự kiện với các bên liên quan, các
nguồn lực và các hoạt động cần thiết để thực hiện hệ thống chức
năng theo dõi và đánh giá. Ma trận này liệt kê danh sách các dữ liệu
sẽ được thu thập, thu thập khi nào, được thu thập bởi ai và ở đâu.

Kế hoạch Theo dõi và khảo sát: Một Khung tổng quát các câu
hỏi về hiệu quả chương trình và bài học kinh nghiệm, yêu cầu
thu thập thông tin (bao gồm cả các chỉ số), phản ánh và xem xét
các sự kiện với các bên liên quan, các nguồn lực và các hoạt
động cần thiết để thực hiện hệ thống chức năng theo dõi và
đánh giá.

Hệ thống Theo dõi và đánh giá: Tập hợp các kế hoạch, thu
thập và tổng hợp thông tin, sự phản ánh và quy trình báo cáo,
cùng với các điều kiện hỗ trợ và năng lực cần thiết nhằm làm
cho các kết quả đầu ra của hoạt động M&E đóng góp có giá trị
cho việc ra quyết định và rút ra bài học của dự án.
Theo dõi và đánh giá có sự tham gia

M&E có sự tham gia (PM&E) ủng hộ các bên liên quan cam kết và

tham gia vào giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện của dự án, cũng như
trong suốt quá trình đánh giá. Việc này đem lại lợi ích cho:
-
Xác định cơ hội nhắm đến mục tiêu tốt hơn và thiết kế hoạt động để
đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của địa phương
-
Khuyến khích sở hữu địa phương và hỗ trợ cho hoạt động dự án bằng
cách phát triển mối quan hệ của các bên liên quan đến dự án hơn là
tập trung vào quan hệ đối tác bình đẳng
-
Giành được sự hỗ trợ của những người “gác cổng” của dự án như cán
bộ nhà nước, vì nhờ những hỗ trợ thì mới có thể tiếp cận được một số
khu vực, tổ chức và cá nhân chẳng hạn.
-
Trao quyền và xây dựng năng lực cho những người hưởng lợi từ dự án
và các đối tác địa phương tham gia thực hiện

×