Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Soạn bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (ngắn nhất)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.74 KB, 4 trang )

Soạn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên
lưng mẹ (ngắn nhất)
Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 9 ngắn nhất, dễ hiểu
nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Khúc hát
ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ
giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.

Mục lục nội dung
• Khái quát bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Soạn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (ngắn
nhất)

• Câu 1 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

• Câu 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

• Câu 3 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

• Câu 4 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)


• Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

• Luyện tập

Khái quát bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Soạn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (ngắn
nhất)
Câu 1 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)


Sự lặp đi lặp lại các câu thơ mở đầu các khúc ca ru của người mẹ tạo ra âm hưởng du dương, nhẹ
nhàng, êm ái cho bài thơ. Cả bài thơ là một khúc hát ru của mẹ dành cho con, đó là tình thương,
tình yêu và niềm hạnh phúc của mỗi người làm mẹ. Khơng chỉ vậy, nội dung mỗi khúc ru có sự
khác nhau và đi từ những điều nhỏ nhoi, đời thường đến ước mơ lớn lao của người mẹ. Khúc hát
ru mở đầu nói về hoạt động ngày thường của mẹ, giã gạo nuôi bộ đội -> rồi khúc hát ru được


người mẹ mang lên trên nương tỉa bắp => cuối cùng, khúc hát ru mang theo niềm mong ước hi
vọng của người mẹ, mong con sau này sẽ là người tự do.

Câu 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Hình ảnh người mẹ Tà – ơi hiện lên trong bài thơ được biểu hiện qua các hoạt động thường ngày
của mẹ: mẹ giã gạo nuôi bộ đội, mẹ lên nương tỉa bắp, mẹ chuyển lán đạp rừng khi Mỹ đánh đến.
Những chi tiết cho thấy sự vất vả của người mẹ ở chiến khu là: mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi/
vai mẹ gầy nhấp nhơ làm gối ( khi giã gạo), lưng núi thì to lưng mẹ thì bé (khi đi tỉa bắp), mẹ
đang chuyển lán đạp rừng (khi Mỹ đánh tới).

Câu 3 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ để ví đứa con như mặt trời
+ Mặt trời của bắp: chính là mặt trời của tự nhiên, của vũ trụ => tạo ra sự sống, ánh sáng cho
mn lồi
+ mặt trời của mẹ: đó là đứa con => người mẹ coi đứa con là nguồn sống, là niềm hy vọng của
mình
⇒Câu thơ thứ hai đã cho chúng ta thấy tình cảm thiêng liêng và tình u thương vơ bờ bến của
người mẹ dành cho đứa con. Người mẹ luôn coi đứa con là niềm hi vọng, là nguồn sống, là ánh
sáng của cuộc đời mình.

Câu 4 (trang 154 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Bài thơ cho người đọc cảm nhận được một thứ tình cảm thiêng liêng của người mẹ dành cho đứa
con, đó là thứ tình cảm bao la, rộng lớn vơ bờ. Tất cả những người mẹ Việt Nam đều mang và

nuôi dưỡng trong mình một tình yêu, tình thương dành cho con mình, nhưng đặc biệt ở đây, tình
yêu ấy được nâng lên và trở thành vĩ đại hơn bao giờ hết trong những năm tháng cách mạng.
- Ở mỗi khúc ru, người mẹ đều có những hành động và mong ước khác nhau, những mong ước
đó thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức của người dân tộc thiểu số trong những năm tháng chiến
đấu chống Mĩ: đầu tiên là mẹ giã gạo nuôi bộ đội, mong ước cho con lớn lên sẽ “vung chày lún
sân”. Tiếp đến mẹ tỉa bắp để ni làng đói mong ước sau này con lớn sẽ “ phát mười Ka – lưi.
Cuối cùng khi rời lán đạp rừng, Mỹ đánh tới, mẹ mong ước cho con sẽ làm người tự do.


Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Tình yêu thương của người mẹ dành cho con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước, dân tộc.
Qua khúc hát ru, chúng ta thấy được tình cảm gắn kết giữa qn với dân, tình đồn kết dân tộc,
và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân ta trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cả dân
tộc đều mong ước, hi vọng về một ngày mai tươi sáng, hào bình và tự do dân tộc.

Luyện tập
Tác giả pha vào bài thơ những yếu tố miêu tả để thể hiện sinh động hơn, chân thực và rõ nét hơn
cuộc sống của người dân khu Trị - Thiên thời chống Mĩ. Ở người dân, họ luôn hăng say lao
động, lạc quan và tin tưởng vào bộ đội. Không chỉ những hoạt động đời thường của họ mà lớn
hơn là những mong ước của họ đều lớn lao cao cả trong thời cách mạng. Những sự vất vả, gian
khó khơng làm họ lùi bước, họ là những hậu phương vững chắc cho tiền tuyến chiến đấu bảo vệ
Tổ quốc
Các bài viết liên quan bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:



Tác giả, tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Dàn ý phân tích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ




×