Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Luật SHTT. Phân tích, liên hệ thực tế bảo hộ Quyền liên quan.VD Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.44 KB, 15 trang )

Câu 1 (6 điểm): Phân tích nội dung quyền liên quan? Liên hệ thực tế bảo hộ quyền
liên quan ở nước ta hiện nay?
Câu 2 (4 điểm): Phân tích các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng quy định trong
Luật sở hữu trí tuệ? Liên hệ thực tế để lấy ví dụ hồn thiện hồ sơ đăng kí nhãn hiệu?
*Bài làm có đầy đủ ví dụ về mẫu nhãn hiệu và tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Bài làm
Câu 1 (6 điểm): Phân tích nội dung quyền liên quan? Liên hệ thực tế bảo hộ quyền
liên quan ở nước ta hiện nay?
A. Phân tích nội dung quyền liên quan
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 về
giải thích từ ngữ thì quyền liên quan hay quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của
tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố.
Cũng theo điều này có thể thấy, quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là
quyền liên quan) thuộc quyền sở hữu trí tuệ - quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí
tuệ bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Nội dung quyền liên quan là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản mà
pháp luật đã xác định mà chủ thể quyền liên quan được hưởng đối với kết quả lao động của
họ. Nội dung quyền liên quan gồm: Quyền của người biểu diễn; quyền của nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình; quyền của tổ chức phát sóng.
1. Quyền và nghĩa vụ của người biểu diễn
Người biểu diễn là người truyền tải tác phẩm đến đơng đảo cơng chúng thơng qua
các loại hình nghệ thuật khác nhau. Vì vậy, tuỳ theo từng phương diện nhất định, hình thức
nghệ thuật mà họ thực hiện để biểu diễn tác phẩm cũng mang dấu ấn cá nhân theo phong
cách sáng tạo nên họ cũng có quyền được hưởng những quyền lợi đó.
Theo quy định tại khoản 1 điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sử đổi, bổ sung 2009,
2019 về quyền của người biểu diễn thì người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các
quyền nhân thân và các quyền tài sản đối vưới cuộc biểu diễn; trong trương hợp người biểu
diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có quyền nhân thân và chủ đầu tư
có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. Như vậy theo quy định này thì quyền của người


biểu diễn bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
a. Theo khoản 2 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền nhân thân bao gồm:
- Quyền được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát
sóng cuộc biểu diễn.


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ

Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

Danh tiếng của một diễn viên, ca sĩ hay các nghệ sĩ khác chỉ đươc công chúng biết
đến khi học được giới thiệu qua các cuộc biểu diễn. Nhằm để cá biệt hố hình tượng biểu
diễn, người biểu diễn được nêu tên mình trong các cuộc biểu diễn.
- Quyền được bảo vệ sự tồn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa
chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến uy tín và danh
dự của người biểu diễn.
Hình tượng biểu diễn là một khái niệm có nội hàm khá rộng được tạo nên bởi nhiều
yếu tố khác nhau như phong cách biểu diễn, âm giọng, sắc thái biểu cảm, ngơn ngữ hình
thể… Sự sáng tạo cũng như phong cách biểu diễn của mỗi người tạo nên hình tượng biểu
diễn gắn liền với tên tuổi của họ. Vì vậy, người biểu cũng cần phải được bảo hộ về hình
tượng biểu diễn để tránh việc người khác lợi dụng hoặc xun tạc. Bên cạnh đó, danh dự,
uy tín của người biểu diễn thưởng được thể hiện trong toàn bộ cuộc biểu diễn với hàng loạt
các động thái khác nhau theo trình tự nhất định, như vậy nếu bản định hình hoặc chương
trình phát sóng cuộc biểu diễn bị cắt xén hoặc thay đổi trình tự cũng có thể gây ảnh hưởng
xấu đến danh dự, uy tín của người biểu diễn vì gây hiểu lầm cho người xem.
b. Theo khoản 3 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tài sản bao gồm độc quyền thực
hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
- Quyền định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình.
Quyền này được hiểu là được ghi âm, ghi hình trực tiếp các cuộc biểu diễn. Với tư

cách là quyền tài sản nên quyền này luôn thuộc về chủ sở hữu quyền liên quan cuộc biểu
diễn. Theo quy định này, chủ sở hữu quyền liên quan có thể tự mình thực hiện việc ghi âm,
ghi hình cũng có thể thông qua người khác thực hiện công việc này hoặc có quyền cho hay
khơng cho phép người khác ghi âm, ghi hình trự tiếp cuộc biểu diễn đó.
- Quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định
hình trên bản ghi âm, ghi hình.
Sao chép cuộc biểu diễn là việc tạo ra các bản ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn. Là
sao chép trực tiếp nếu bản ghi âm, ghi hình được tạo ra từ bản định hình lần đầu tiên về âm
thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn (cịn gọi là băng đĩa gốc). Là sao chép gián tiếp nếu bản
ghi âm, ghi hình khơng được tạo ra từ chính bản ghi âm, ghi hình gốc.
- Quyền phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến cơng chúng cuộc biểu diễn của
mình chưa được định hình mà cơng chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu
diến đó nhằm mục đích phát sóng.
Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh vầ hình ảnh của
tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng băng phương tiện
1


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ

Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

vô tuyến hoặc hữu tuyến bao gồm cả truyền qua vệ tinh để cơng chúng có thể tiếp nhận
được.
Quyền truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình
theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 29 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu
cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc phổ biến cuộc
biểu diễn chưa được định hình đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào ngồi
phát sóng. Quyền phát sóng là quyền tài sản luôn thuộc về chủ sở hữu quyền liên quan đối

với cuộc biểu diễn, trừ trường hợp cuộc biểu diễn được thực hiện với mục đích để phát
sóng.
- Quyền phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình
thơng qua hình thức bán, cho th hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào
mà cơng chúng có thể tiếp cận được.
Khi xác định người biểu diễn được hưởng những quyền nào trong những quyền nói
trên cần phải căn cứ vào tư cách của họ đối với cuộc biểu diễn. Người biểu diễn có thể
mang một trong hai tư cách chủ thể: hoặc là chủ sở hữu quyền liên quan hoặc là chỉ mang
tư cách người biểu diễn. Nếu là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn có tất cả
các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn của mình, nếu chỉ là người
biểu diễn mà khơng đồng thời là chủ sở hữu thì người biểu diễn chỉ có các quyền nhân
thân.
Ngồi ra, theo khoản 4 điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ nếu với tư cách là người sử dụng
tác phẩm của người khác, người biểu diễn phải có các nghĩa vụ nhất định đối với tác giả
của tác phẩm mà họ biểu diễn gồm:
- Phải xin phép tác giả, hoặc chủ sở hữu tác phẩm trước khi sử dụng tác phẩm của
họ để trình diễn, chỉ được biểu diễn khi có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm
nếu tác phẩm đó chưa được công bố.
- Phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm trừ trường hợp biểu diễn các
tác phẩm sân khấu các loại hình nghệ thuật khác trong buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền
cổ động ở nơi công cộng.
2. Quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là người định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh
của cuộc biểu diễn hoặc các tác phẩm khác nên họ được hưởng các quyền đối với kết quả
lao động do họ tạo ra. Theo điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhà sản xuất bản ghi âm, ghi
hình có các quyền sau:
2


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ


Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người
khác thực hiện các quyền: Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao ghi âm, ghi hình của mình thơng
qua thơng qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối băng bất kỳ phương tiện kỹ thuật
nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được.
- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cịn được hưởng các quyền lợi về vật chất khi
bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.
Mặt khác, để sản xuất bản ghi âm, ghi hình các tổ chức cá nhân này phải sử dụng
tác phẩm hoặc chương trình biểu diễn của người khác, qua đó cũng phải có nghĩa vụ với
tác giả hoăc chủ sở hữu của tác phẩm và người biểu diễn hoặc chủ sở hữu quyền liên quan
đối với cuộc biểu diễn bao gồm các nghĩa vụ như sau: Khi sử dụng tác phẩm chưa được
công bố, tổ chức sản xuất băng đĩa âm thanh, băng đĩa hình phải xin phép tác giả hoặc chủ
sở hữu tác phẩm thông qua việc giao kết hợp đồng sử dụng tác phẩm. Khi sử dụng tác
phẩm phải nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả, trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu
tác phẩm, đảm bảo sự toàn vẹn nội dung của tác phẩm.
Đối với các tác phẩm đã được công bố nhà sản xuất xuất bản ghi âm, ghi hình không
phải xin phép tác giả những cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nêu trên.
Ngoài ra, khi sử dụng chương trình của người biểu diễn để sản xuất bản ghi âm, ghi
hình phải giao kết hợp đồng với chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, phải
nêu tên thật của người biểu diễn và phải trả thù lao cho họ.
3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức phát sóng
Với tư cách là chủ sở hữu chương trình phát sóng do mình khởi xướng và thực hiện,
tổ chức phát sóng được hưởng các quyền đối với chương trình phát sóng do mình xây dựng
nên. Theo điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức phát sóng gồm có các quyền sau:
- Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện
các quyền: Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình; phân phối đến cơng

chung chương trình phát sóng của mình; định hình chương trình phát sóng của mình và sao
chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.
- Tổ chức phát sóng cịn có quyền được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình
phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.
Hoạt động của các tổ chức này là việc sử dụng tác phẩm, chương trình biểu diễn cảu
người khác để truyền tải đến công chúng nên khi sử dụng tác phẩm, chương trình biểu diễn
để phát sóng các tổ chức này phải đảm bảo các quyền lợi nhân thân cũng như lợi ích vật
3


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ

Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

chất cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc người biểu diễn và chủ sở hữu quyền liên quan
đối với cuộc biểu diễn.
Vì vậy, tổ chức phát sóng có các nghĩa vụ như:
- Phải xin phép và trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu sử dụng
tác phẩm chưa công bố để phát sóng, nếu là tác phẩm đã cơng bố thì khơng phải xin phép
nhưng phải trả thù lao, nêu tên tác giả và đảm bảo sự toàn vẹn nội dung của tác phẩm.
- Nếu sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được cơng bố nhằm mục đích thương mại để
thực hiện phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào thì tổ
chức phát sóng phải trả thù lao cho chủ sở hữu quyền liên đối với bản ghi âm, ghi hình đó.
- Nếu thực hiện chương trình phát sóng trực tiếp cuộc biểu diễn với mục đích thương
mại thì tổ chức phát sóng phải xin phép chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn
trừ trường hợp cuộc biểu diễn được thực hiện vưới mục đích đẻ phát sóng, tổ chức phát
sóng phải nêu tên người biểu diễn, trả thù lao cho chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc
biểu diễn và phải đảm bảo toàn vẹn hình tượng biểu diễn. Nếu sử dụng tá phẩm cải biên,
ngoài nghĩa vụ phải nêu tên tác giả của tác phẩm, đảm bảo tính tồn vẹn nội dung của tác

phẩm, trả nhuận bút cho tác giả của tác phẩm cải biên, chuyển thể thì tổ chức này cịn phải
trả thù lao cho tác giả của tác phẩm gốc.
B. Liên hệ thực tế bảo hộ quyền liên quan ở nước ta hiện nay
Theo từ điển tiếng Việt, bảo hộ là che chở, bảo vệ để không bị tổn thất về bất cứ
điều gì. Và theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm
2009, 2019 thì quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,
tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố. Như vậy, có thể hiểu bảo hộ quyền liên
quan là việc bảo vệ quyền, lợi ích của các đối tượng là chủ thể có đủ điều kiện được bảo
hộ quyền liên quan quy định tại điều 16, 17 Luật Sở hữu trí tuệ về tổ chức, cá nhân được
bảo hộ quyền liên quan và các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ.
Thực tế ở nước ta hiện này, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ
quyền tác giả và quyền liên quan nói riêng đang là vấn đề được khá nhiều người quan tâm,
đặc biệt là trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người đạt được
được nhiều tầm cao mới thì vấn đề cần được bảo vệ tài sản trí tuệ càng cấp thiết. Nhưng
bên cạnh đó những vi phạm pháp luật về quyền liên quan, xâm phạm quyền liên quan trong
sở hữu trí tuệ cũng ngày càng phức tạp có dấu hiệu phổ biến và tinh vi hơn. Cơng nghiệp
ghi âm, ghi hình, sao chép lậu bản ghi âm, ghi hình ngày càng tràn lan đặc biệt trên mạng
xã hội, trên các trang web. Nguy hiểm hơn đã có nhiều phim và chương trình truyền hình
4


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ

Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

của các đài uy tín bị đánh cắp, biên tập lại cắt ghép trái quy định với những hình ảnh quảng
cáo sai lệch đã được truyền tải đến người đọc, người xem qua rất nhiều hình thức khác
nhau. VD: Cắt ghép chương trình VTV để lồng ghép quảng cáo cho sản phẩm giả kém chất

lượng, phát sóng các bộ phim chưa qua xin phép trên các trang phim lậu, … Việc xâm
phạm quyền liên quan đến quyền tác giả không những gia tăng về số lượng, mà bắt đầu
xảy ra ngày càng nhiều. Về chất lượng hoặc hình thức, trước đây sự xâm phạm dễ phát
hiện và phân biệt cịn hiện nay lâm vào tình trạng thật giả lẫn lộn, rất khó phân biệt, nhận
biết.
Trước tình hình đó nước ta đã và đang có những nỗ lực trong việc xây dựng, bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả và quyền liên quan nói riêng như: Có những
quy định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ thể của quyền liên quan; đưa ra
những chế tài mạnh tay hơn đối với các đối tượng vi phạm; ban hành những nghị định
hướng dẫn; nâng cao tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho những cá nhân, tổ chức có liên
quan…. Dù đã có đưa ra khá nhiều biện pháp phịng ngừa sự sai phạm và khắc phục hậu
quả, nhưng số lượng các sai phạm vẫn còn nhiều bất cập. Và vẫn còn những vấn đề cần
khắc phục như: là những quy định còn chưa rõ ràng, thủ tục còn rườm ra hay vấn đề xác
định các đối tượng mới tính cập chưa cao, chế tài chưa đủ răn đe…
Như vậy, thực tế bảo hộ quyền liên quan ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều mặt cần
phải khắc phục và đổi mới, cần có những quy định và chế tài xử phạt phù hợp hơn để bắt
kịp với sự thay đổi, phát triển của xã hội.
Câu 2 (4 điểm): Phân tích các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng quy định trong
Luật sở hữu trí tuệ? Liên hệ thực tế để lấy ví dụ hồn thiện hồ sơ đăng kí nhãn hiệu?
A. Phân tích tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Theo khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sử đổi, bổ sung 2009, 2019 thì nhãn
hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên tồn lãnh thổ Việt
Nam. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại điều 75 mục 4 Chương VII
phần III Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thuộc mục điều kiện bảo hộ
đối với nhãn hiệu gồm các tiêu chí như sau:
Có 08 tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua
bán, sử dụng hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thơng qua quảng cáo;
2. Phạm vi dịch vụ mà hàng hoá, nhãn hiệu đã được lưu hành;
5



Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ

Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số
lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của
nhãn hiệu.
Các tiêu chí trên là các tiêu chí được xem xét khi tiến hành thủ tục công nhận một
nhãn hiệu là nổi tiếng. Dựa vào các tiêu chí đánh giá trên, nếu tổ chức hoặc cá nhân muốn
ghi nhận nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng thì có thể thu thập các chứng cứ, tài
liệu để chứng minh nhãn của mình đáp ứng đủ các tiêu chí và chủ sở hữu sẽ phải nộp yêu
cầu xem xét ghi nhận với Cục Sở hữu trí tuệ.
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua
bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
Như vậy, khi đánh giá xem nhãn hiệu nào là nhãn hiệu nổi tiếng, Cục Sở hữu trí tuệ
và Tịa án sẽ xem xét đầu tiên đến số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn
hiệu. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu sẽ thông qua việc mua bán,
sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.
Tuy nhiên, nhãn hiệu phải được người tiêu dùng trên toàn lãnh thổ Việt Nam biết
đến một cách rộng rãi để được xem là nhãn hiệu nổi tiếng. Rõ ràng khơng nhãn hiệu nào,
thậm chí là những nhãn hiệu nổi tiếng nhất, có thể được sử dụng cho tất cả các loại hàng
hóa hoặc dịch vụ nhưng để có thể được biết đến bởi tất cả người tiêu dùng có xuất thân,

nghề nghiệp, sở thích và lợi ích khác nhau thì rất khó đảm bảo. Do đó, việc chứng minh
nhãn hiệu được người tiêu dùng trong cả nước biết đến rộng rãi có vẻ như khá mơ hồ và
bất khả thi đối với các chủ sở hữu nhãn hiệu.
Ví dụ: Để chứng minh nhãn hiệu sữa Vinamilk là một nhãn hiệu nổi tiếng thì trong
trường hợp này cần phải thống kê được số lượng người tiêu dùng đã biết đến nhãn hiệu
Vinamilk này qua việc mua bán, sử dụng hoặc thông qua quảng cáo. Trên thực tế việc này
là rất khó, tốn nhiều thời gian và cũng cịn nhiều sai sót.
2. Phạm vi dịch vụ mà hàng hoá, nhãn hiệu đã được lưu hành;
Một nhãn hiệu để được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng còn phải được đánh giá dựa
trên phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành. Tức là dựa
trên số lượng tỉnh (thành phố), thậm chí là quốc gia mà nhãn hiệu có trên hàng hóa, dịch
vụ đã được lưu hành nhiều hay khơng.
6


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ

Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

Ví dụ: Theo thơng tin thu thập được hiện nay thương hiệu sữa Vinamilk ngoài việc
phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh
thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ,
Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung Đông, Đông Nam Á...
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc
số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
Ngoài ra, doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu
hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp. Nghĩa là, để 1
nhãn hiệu A được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng còn phải dựa vào doanh số, số lượng từ
việc bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu đó được tiêu thụ là bao nhiêu.

Ví dụ: Số lượng sữa được tiêu thụ từ việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ mang nhãn
hiệu Vinamilk năm 2020 là 1 triệu tấn.
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
Về tiêu chí này, Tịa án hoặc Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá xem một nhãn hiệu
được coi là nhãn hiệu nổi tiếng nếu nhãn hiệu đó có thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu
hay khồn và là bao nhiêu lâu. Chúng ta có thể tạm hiểu được rằng không thể đánh giá 1
nhãn hiệu nổi tiếng hay khơng nếu có thời gian sử dụng lâu dài mà cịn cần phải xem xét
nó có bị gián đoạn hay khơng.
Ví dụ: Cơng ty sữa Vinamilk được thành lập vào năm 1976, lúc mới thành lập Công
ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Cơng ty Sữa – Cà Phê Miền Nam. Qua nhiều lần
thay đổi đến tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức
đổi tên thành Cơng ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên
sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa hiện tại tên Vinamilk vẫn đang được sử
dụng. Như vậy, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu sữa Vinamilk có thể được tính từ tháng
3 năm 1992 đến nay.
5. Uy tín rộng rãi của hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Tiêu chí này là một tiêu chí khá quan trọng, vì để đánh giá một nhãn hiệu được coi
là nổi tiếng, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì ngồi
việc nhãn hiệu đó được nhiều người biết đến, trên một phạm vi rộng, với doanh số, số
lượng bán ra hàng hóa hay cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu đó lớn với thời gian sử dụng
liên tục nhãn hiệu thì có cần quan tâm đến độ uy tín của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
đó. Tức là nếu một nhãn hiệu muốn được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì hàng hóa,
dịch vụ mang nhãn hiệu đó phải có độ uy tín cao.
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ

Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan

Lớp: Luật 3

Bảo hộ nhãn hiệu là bảo vệ giá trị của hàng hố, dịch vụ. Tiêu chí này có nghĩa là,
việc đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng sẽ dựa vào cá nhân, tổ chức đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
ở bao nhiêu quốc gia, đã có bao nhiêu quốc gia bảo hộ nhãn hiệu đó.
7. Số lượng quốc gia cơng nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
Ngồi ra, tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng cịn là số lượng quốc gia cơng nhận
nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng bên cạnh việc nhãn hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu thành công ở những quốc gia khác.
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư
của nhãn hiệu.
Cuối cùng, để xác định một nhãn hiệu nổi tiếng, Tịa án nhân dân giải quyết tranh
chấp sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ căn cứ vào giá chuyển nhượng, giá chuyển giao
quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Như vậy, theo Luật sở hữu trí tuệ có 08 tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng,
nhưng lại không quy định tiêu chí nào là bắt buộc, tiêu chí nào khơng bắt buộc, hay có bắt
buộc phải có đủ tất cả các tiêu chi hay không. Tuy nhiên, việc để được công nhận nhãn
hiệu nổi tiếng vẫn cịn rất khó khăn đối vối các nhãn hiệu tại Việt Nam dù thực tế họ đã rất
nổi tiếng với người tiêu dùng.
B. Liên hệ thực tế ví dụ hồn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Để hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần có:
1.
2.
3.
4.

Mẫu nhãn hiệu
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Các tài liệu hưởng quyền ưu tiên (nếu có)
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu có)


Ví dụ: Cơng ty TNHH kính mắt thời trang LT tại Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm
về kính mắt thời trang. Địa chỉ TDP Thượng Châu, thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang. Để đăng ký nhãn hiệu kính mắt thời trang LT cơng ty cần phải hồn
thiện hồ sơ đang ký nhãn hiệu gồm:
1. Mẫu nhãn hiệu:
- Người nộp đơn cần chuẩn bị 05 mẫu nhãn hiệu
- Mẫu nhãn hiệu có thể là mẫu chỉ có chữ hoặc mẫu chỉ có hình hoặc mẫu kết hợp có cả
chữ và hình. Mẫu nhãn hiệu có thể ở dạng đen trắng hoặc mẫu có màu.
8


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ

Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

- Chủ đơn cần in mẫu nhãn hiệu theo đúng quy cách, cụ thể là mẫu nhãn hiệu được in với
kích thước khơng lớn hơn 8cm x 8cm và không nhỏ hơn 2cm x 2cm.
Lưu ý: Việc đăng ký màu sắc hay đen trắng rất quan trọng, trong trường hợp nhãn hiệu là
yếu tố không được bảo hộ riêng thì nên tiến hành đăng ký dạng màu sắc, khi đó khả năng
được bảo hộ sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu nhãn hiệu thơng thường thì việc đăng ký nhãn hiệu
đen trắng lại ưu việt hơn.

Ví dụ cụ thể mẫu nhãn hiệu tự thiết kế:

2. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Được làm theo mẫu quy định (Ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30
tháng 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
- Tờ khai được soạn thành 02 bản, cục sở hữu trí tuệ giữ một bản và người nộp đơn giữ

một bản để theo dõi hồ sơ.
Lưu ý: Khi làm tờ khai cần lưu ý về thông tin của chủ đơn, mô tả nhãn hiệu (yêu cầu
chính xác về màu sắc, ngữ nghĩa của nhãn hiệu); phân nhóm sản phẩm/dịch vụ chính xác
theo bảng phân loại Nice; Tính phí đăng ký nhãn hiệu sao cho đầy đủ.
(Tờ khai cụ thể bắt đầu từ trang tiếp theo)
3.Tài liệu hưởng quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu
Quyền ưu tiên được hiểu là quyền của chủ đơn yêu cầu Cơ quan thẩm định đơn
ghi nhận ngày nộp đơn là ngày đã nộp trước theo đơn gốc (với điều kiện tính từ thời điểm
nộp đơn gốc tới thời điểm nộp đơn mới không quá 06 tháng).
4.Tài liệu chứng minh quyền đăng ký
Trong một số trường hợp nhất định, người nộp đơn cần cung cấp thêm tài liệu
chứng minh quyền đăng ký (nộp đơn) của mình:
- Văn bản cho phép từ công ty sản xuất đối với đại lý phân phối.
- Văn bản đồng ý, thoả thuận giữa công ty gia công và đơn vị thuê gia công.
9


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ

-

Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

Cam kết đồng sở hữu (trong trường hợp đơn có nhiều chủ đơn).
Cơng văn chấp nhận cho phép sử dụng yếu tố địa lý trong nhãn hiệu từ cơ quan

quản lý.
Và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.


10


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ

Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

TỜ KHAI

DẤU NHẬN ĐƠN

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ
386 Nguyễn Trãi, Hà Nội
Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét
đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

 Đơn tách: Đơn này được tách ra từ đơn số:



Ngày nộp đơn: 26/05/2021
NHÃN HIỆU

Mẫu nhãn hiệu
Loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký


 Nhãn hiệu tập thể
 Nhãn hiệu liên kết
 Nhãn hiệu chứng nhận

Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: lam, xám
Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần hình và
chữ.
Phần hình gồm: 1 hình thiết kế theo chữ LT
kiểu in hoa màu lam đậm như hình và 1 hình
mơ phỏng với 2 hình thoi liền nhau, 2 gạch
thẳng dài đứng hai bên và 2 gạch ngang bằng
½ gạch thẳng và nằm phía bên dưới gạch
thẳng tạo thành một hình cái kính nằm ngang
có màu lam nhạt, nằm bên phải hình chữ LT
và cao bằng 1/3 hình chữ LT.
Phần chữ gồm: Được đặt dưới phần hình
bao gồm các từ Kính, mắt, thời, trang và các
chữ cái L, T ghép lại với nhau. Từ Kính được
in hoa chữ cái đầu; các từ mắt, thời, trang là
kiểu chữ thường; chữ cái L, T là các chữ cái
in hoa và là từ tự đặt và khơng có nghĩa. Tất
cả phần chữa có màu lam đậm và có bóng
màu xám. Tất cả đều dùng phơng chữa
#9Slide03 Allroundgothic.

Chú thích:
 Trong Tờ khai này, chủ đơn/đại diện của chủ đơn đánh dấu "x" vào ô vuông  nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là

phù hợp.

11


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ



Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

CHỦ ĐƠN
(Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)

Tên đầy đủ: Cơng ty TNHH kính mắt thời trang LT
Địa chỉ: TDP Thượng Châu, thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Địa chỉ liên hệ (nếu có):
Điện thoại: 0338798563 Fax:

Email:

 Ngồi chủ đơn khai tại mục này cịn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung



ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN
(Trường hợp thuê người đại điện)

 là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn

 là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn
 là người khác được uỷ quyền của chủ đơn

Mã đại diện:

Tên đầy đủ:
Địa chỉ:
Điện thoại:



Fax:

Email:
CHỈ DẪN VỀ ĐƠN (CÁC ĐƠN)
LÀ CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH
NGÀY ƯU TIÊN

YÊU CẦU HƯỞNG QUYỀN ƯU TIÊN

 Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt Nam

Số đơn

 Theo đơn (các đơn) nộp theo Công ước Paris
 Theo thoả thuận khác:



PHÍ, LỆ PHÍ

(Căn cứ thơng tư 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu cơng nghiệp )
Số đối tượng
tính phí

Loại phí, lệ phí

 Lệ phí nộp đơn

Số tiền

01 đơn

150.000 đ

 Phí cơng bố đơn

01 đơn

120.000 đ

 Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn

01 nhóm

180.000 đ

 Phí phân loại quốc tế về nhãn hiệu
 Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch
vụ thứ 7 trở đi )


 Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

12


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ

Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

 Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch
vụ thứ 7 trở đi )

 Phí thẩm định đơn

01 nhóm

550.000 đ

 Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch
vụ thứ 7 trở đi )
Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là: Một triệu đồng

1.000.000 đ

Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản):




CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI
LIỆU

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

Tài liệu tối thiểu:

 Tờ khai, gồm 04 trang x 02 bản (có danh mục sản phẩm, dịch vụ
mang nhãn hiệu)

 Mẫu nhãn hiệu, gồm 05 mẫu
 Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch
vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí
tuệ)





Tài liệu khác: (Tích vào ơ vng nếu có các tài liệu dưới đây)



 Giấy uỷ quyền bằng tiếng ...............
 bản gốc




 bản sao ( bản gốc sẽ nộp sau




 bản gốc đã nộp theo đơn
số:..........................................)



 bản dịch tiếng Việt, gồm ....... trang
 Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (biểu
tượng, cờ, huy hiệu, con dấu…), gồm.......trang




 Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nhãn hiệu
 Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
 Quy chế sử dụng NH tập thể/chứng nhận, gồm.......trang x .......bản
 Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên






 Bản sao đơn đầu tiên, gồm.......bản




 Bản dịch tiếng Việt, gồm.......bản



 Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên
13


Bài thi mơn: Luật Sở hữu trí tuệ

Sinh viên: Vũ Thị Phương Loan
Lớp: Luật 3

 Bản đồ khu vực địa lý



Cán bộ nhận đơn

 Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 

(ký và ghi rõ họ tên)

ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn
gốc địa lý của đặc sản địa phương



 Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung




DANH MỤC VÀ PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MANG NHÃN HIỆU

(Ghi tuần tự từng nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo
Thoả ước Ni-xơ; sử dụng dấu “;” giữa các sản phẩm, dịch vụ trong nhóm; kết
thúcmỗi nhóm ghi tổng số sản phẩm/dịch vụ trong nhóm đó)

STT
323
324
325


090359
090334
090331

Nhóm 9: Sản phẩm về kính mắt

Tên sản phẩm
Gọng kính đeo mắt
Mắt kính
Kính đeo mắt



MƠ TẢ TĨM TẮT ĐẶC TÍNH CỦA HÀNG HĨA/DỊCH VỤ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN
(đối với nhãn hiệu chứng nhận)

 Nguồn gốc địa lý:
 Chất lượng:
 Đặc tính khác:



CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN

Tơi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
Khai tại: Tuyên Quang,ngày 26 tháng 05 năm 2021
Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
Cơng ty TNHH kính mắt thời trang LT
CHỦ TỊCH
Loan
Vũ Thị Phương Loan

Còn … trang bổ sung

Chú thích:

Nếu người nộp đơn khơng tự phân loại hoặc phân loại khơng chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện
việc này và người nộp đơn phải nộp phí phân loại theo quy định.

14




×