Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Truyện thơ nôm nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.63 KB, 24 trang )

Mục lục
Mở đầu............................................................................2
1.1. Khái niệm truyện thơ Nôm......................................2
1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của truyện thơ Nôm.....3
Chương 2: Một số đặc trưng của truyện thơ Nôm về mặt
nội dung..........................................................................6
2.1. Chủ đề......................................................................6
2.2. Hệ thống nhân vật..................................................13
Chương 3: Một số đặc trưng của truyện thơ Nôm về mặt
nghệ thuật.....................................................................15
3.1. Kết cấu...................................................................15
3.2. Ngôn ngữ truyện thơ Nôm.....................................16
3.2.1.2. Khảo sát trên một số tác phẩm........................16
3.3. Cốt truyện..............................................................22
Kết luận........................................................................22
Tài liệu tham khảo........................................................23


Mở đầu
Văn học trung đại Việt Nam với đa dạng các thể loại văn học trong đó có
truyện thơ Nơm - là thể loại có giá trị to lớn với nền văn học Việt Nam, bên cạnh
những thành công nhất định trong quá khứ truyện thơ Nôm vẫn tồn tại và được lưu
truyền cho đến tận ngày nay bởi nội dung mang tính nhân văn, đề cao quyền con
người nên dễ dàng nhận thấy rằng nó đã để lại cho hậu thế một thành tựu khơng hề
nhỏ. Khi đi tìm hiểu bất cứ một vấn đề văn học nghệ thuật nào thì việc đầu tiên cũng
như quan trọng nhất đấy chính là phân tích khai thác làm rõ những đặc điểm cấu trúc
để từ đó nổi bật lên giá trị về nội dung ẩn chứa sâu bên trong. Rất nhiều tác phẩm
truyện thơ Nơm hay có giá trị nhưng trong bài tiểu luận này chúng tôi chọn khảo sát
trên Truyện Kiều (Nguyễn Du) - thi phẩm văn học của mọi thời đại để có thể hiểu rõ
hơn về đặc điểm đặc trưng của một thể loại văn học cũng như giá trị về nội dung, nghệ
thuật của một kiệt tác văn học Việt Nam.



Nội dung
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
1.1. Khái niệm truyện thơ Nôm
“Các nhà khoa học đã khẳng định truyện thơ là một thể loại quan trọng trong
Văn học Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Truyện thơ Việt Nam nằm trong khu
vực văn hóa Văn học đó là một thể loại rất phát triển trong Văn học trung đại. Nhưng


truyện thơ chữ Hán ít phát triển ở Việt Nam, trong khi đó truyện thơ Nơm lại phát
triển rầm rộ trong suốt hai thế kỉ XVII - XVIII, bởi đây là một sáng tạo độc đáo của
văn học dân tộc” [1, tr.331]
Truyện thơ Nôm là một thành phần trong nền Văn học trung đại tương đối độc
đáo và có giá trị cao của nền Văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Ðây là một hình thức viết
văn tự sự có khả năng phản ánh lên hiện thực xã hội con người trong một phạm vi
tương đối rộng, Chính vì như vậy cho nên mới có người gọi truyện thơ Nơm là trung
thiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa). Bộ phận Văn học thời này được sáng tác phần lớn
bằng chữ Nôm và hầu hết được viết theo thể lục bát- thể thơ khá quen thuộc đối với
quần chúng, nhân dân. Một số khác lại viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật, Độc
Tiểu Thanh Kí được trích trong tập Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du cũng thuộc loại
này. Nói về giá trị của truyện Thơ Nôm, thể loại Văn học đó đã được khẳng định qua
thời gian tồn tại, phát triển và trong yêu mến của quần chúng nhân dân qua nhiều thế
hệ.
Truyện Thơ Nôm là một thể loại Văn học Trung đại dùng các thể thơ Việt Nam
viết bằng chữ Nôm để kể chuyện theo lối trần thuật. Nội dung của tác phẩm thuộc thể
loại này thường phản ánh lên hiện thưc đời sống xã hội phong kiến cũng như thể hiện
quan niệm sống, triết lí nhân sinh của người viết thông qua việc tường thuật lại, miêu
tả một cách tương đối về cuộc đời, cá tính nhân vật trong truyện.

1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của truyện thơ Nôm

“Về nguồn gốc ra đời, nguồn gốc đầu tiên của các truyện thơ Nơm có lẽ là
những bài hát tự sự của các nghệ nhân hát rong được thêm thắt về mặt nội dung nghệ
thuật và đến một lúc nào đó được ghi lại thành sách, chính thức trở thành một truyện
Nơm. Ví dụ như Trương Chi, Tấm Cám…Nguồn gốc ra đời thứ hai của các truyện thơ
Nôm là các nhà chùa. Một số nhà sư có học đã diễn Nơm một số sự tích trong kinh
Phật nhằm truyền bá đạo Phật, tiêu biểu như Quan âm tống tử bản hạnh (dạng cổ của
Quan âm Thị Kính sau này), Nam Hải Quan âm bản hạnh (dạng cổ của truyện Bà
Chúa Ba),...” [2, tr.11]
Theo Đặng Thanh Lê “Sự ra đời của truyện Nôm bắt nguồn từ một yêu cầu
phản ánh xã hội với những nội dung thời đại cũng như với những điều kiện thực tiễn
của bản thân thời đại ấy…truyện thơ Nôm là là sản phẩm văn học vào thời kì phong
kiến suy tàn, mang ý nghĩa phản ánh một thời kì bùng nổ mạnh mẽ của đấu tranh giai
cấp dưới chế độ phong kiến” [3, tr.57]
Về hình thức lưu truyền sau này, truyện Nôm ra đời và tồn tại đầu tiên dưới
hình thức truyện thơ Nơm truyền khẩu. Sau một thời gian dài, khi phong trào truyện
thơ Nơm phát triển mạnh mẽ thì các nho sẽ bình dân và bác học đã mạnh dạn sử dụng
loại hình văn học này để sáng tác hoặc ghi chép lại những truyện thơ Nơm đã có từ
trước. Từ đó xuất hiện truyện thơ Nôm viết. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xác định


được truyện Nôm viết xuất hiện vào thời gian nào nhưng chắc chắn trước thế kỉ XVIII,
truyện Nôm lục bát đã xuất hiện và đã có những thành thành tựu nhất định với đỉnh
cao chói lọi là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Dựa vào thể thơ, người ta chia truyện thơ Nôm thành hai loại: truyện thơ Nôm lục
bát và truyện thơ Nơm Đường Luật. Truyện thơ Nơm lục bát thì chiếm phần lớn với số
lượng tác phẩm và đạt được những thành tựu lớn, đại diện cho truyện thơ Nôm nói
chung. Các tác phẩm tiêu biểu khơng khỏi khơng kể: Truyện Kiều của Đại thi hào
Nguyễn Du…Truyện thơ Nôm Đường luật khơng nhiều, chỉ có một số tác phẩm như:
Độc Tiểu Thanh Kí,...
Dựa vào đối tượng sáng tác mà người ta chia truyện thơ Nôm làm hai loại: truyện

thơ Nôm bác học và truyện thơ Nơm bình dân. Truyện thơ Nơm bình dân do các tác
giả, là những người dân thường (khuyết danh) sáng tác. Tác phẩm này chủ yếu lưu
hành trong dân gian. Nội dung thường thể hiện phản ánh khát vọng của người dân
(bình đẳng giới tính, bình đẳng xã hội, thay đối vị thế xã hội,…). Ngôn ngữ gần gũi
với lời ăn tiếng nói hằng ngày của công chúng. Truyện thơ Nôm bác học do các tác giả
là trí thức Nho học sáng tác và lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới tri thức
lúc bấy giờ. Nội dung của nó thường phản ánh nhu cầu của giới trí thức (giải phóng
tình cảm, khẳng định tài năng, phẩm hạnh).

1.3. Giới thiệu sơ lược về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
1.3.1. Nguyễn Du

Nguyễn Du tên thật là Tố Như, lấy hiệu là Thanh Hiên, ông sinh năm Ất Dậu
tại làng Tiên Đình, Hà Tĩnh trong một gia đình dịng dõi q tộc nhiều đời làm quan
to dưới triều vua Lê – chúa Trịnh và ông có truyền thống đam mê văn chương, con
đường sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Du đã khởi nguồn từ truyền thống gia đình.
Mười năm lưu lạc ăn nhờ ở đậu quê vợ là những năm tháng cô đơn cùng cực
của Nguyễn Du, đói khơng cơm ăn, rét khơng có áo mặc. Ơng gọi qng thời gian này
là “Mười năm gió bụi” (Thập tải phong trần). Thường ngày ông làm thơ than thở cho
cảnh ngộ của mình, chưa làm nên danh vọng gì mà đã rơi vào cảnh cùng khổ. Những
năm này, gia cảnh nhà vợ chẳng có gì khá giả. Đoàn Nguyễn Thục đã mất, con trai lớn
cũng mất, Nguyễn Du đành cõng người con trai còn lại là Nguyễn Tứ về quê cha đất
tổ ở Tiên Điền. Trở lại quê, nhà cửa tan hoang, anh em lưu tán khắp nơi, ông đã phải
thốt lên: “Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán” (trở về Hồng Lĩnh gia đình khơng cịn anh
em lưu lạc khắp nơi).
Dù đã hơn hai thế kỉ trôi qua, tác giả của Truyện Kiều đã ảnh hưởng đến các
nhà văn, nhà thơ Việt Nam mọi thế hệ bởi nhân cách sống cũng như sự sáng tạo, nhất
là “Truyện Kiều”. Văn phong Nguyễn Du luôn đề cao cảm xúc con người, đề cao con
người cùng với thể thơ lục bát, song thất lục bát đã đạt đến đỉnh cao. Trong hơn hai
thế kỉ ấy, số người viết về Nguyễn Du không lúc nào ngừng nghỉ, người ta đọc

“Truyện Kiều” ở khắp mọi nơi, từ Vua chúa đến các tầng lớp quý tộc, bình dân. Đối


với dân tộc Việt Nam, Nguyễn Du là đại thi hào, còn “Truyện Kiều” là một kiệt tác.
Sự nghiệp văn chương của ông đã để lại cho hậu thế gồm: Thơ chữ Hán tiêu biểu có:
Thanh Hiên Thi Tập, Nam Trung Tạp Ngâm, Bắc Hành Tạp Lục, Lê Quý ký sự bên
cạnh đó những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du cũng rất nhiều (Thơ chữ Hán
Nguyễn Du gồm 102 bài.)
1.3.2. Truyện Kiều

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm Văn học được viết bằng chữ Nôm
tiêu biểu nhất của thời kì Văn học Trung đại Việt Nam. Tác phẩm được Nguyễn Du
viết dựa trên câu truyện của tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Tuy vậy, đó là hình thức vay mượn có sự sáng tạo. Ơng đã có sự cải biên cả về hình
thức lẫn nội dung tác phẩm cũng có sự thêm thắt, cắt xén cho phù hợp với bối cảnh
đời sống con người cũng như cá tính nhân vật. Chính vì như thế mà Truyện Kiều
không những không bị ảnh hưởng bởi cái bóng Kim Vân Kiều truyện mà nó cịn vươn
xa hơn, khiến cho Truyện Kiều tạo nên một tiếng vang lớn mà đến mãi về sau này, tác
phẩm vẫn còn được lưu truyền như một biểu tượng, niềm tự hào văn chương của dân
tộc.
Tác phẩm kể về một nữ nhân tài sắc vẹn tồn nhưng lại có một số phận bất
hạnh, thê lương là Vương thúy Kiều. Truyện Kiều gồm ba phần chính. Phần thứ nhất
là đính ước và gặp gỡ. Trong phần đầu, tác giả đã kể về Thúy Kiều, một cô thiếu nữ
khuê cát tài hoa, con gái đầu lịng trong một gia đình trung lưu, hiền lành, lương thiện,
sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”, cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và
Vương Quan.
Vào một buổi dạo xuân, nàng Kiều đã gặp gỡ Kim Trọng, giữa hai người đã
nảy nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà của Thúy Kiều, nhân việc trả
chiếc thoa rơi, Kim Trọng đi gặp Kiều bày tỏ tâm tình, hai người đã chủ động, tự do
đính ước với nhau. Phần tiếp theo là Gia biến và lưu lạc. Trong khi Kim Trọng về quê

chịu tang, gia đình Kiều đã bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng, cịn
nàng thì bán mình chuộc cha. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà,
Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, một khách làng
chơi hào phóng cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là
Hoạn Thư ghen tng, đày đọa. Sau đó Kiều gặp Từ Hải, một người anh hùng đầu đội
trời, chân đạp đất. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn
Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho
viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục Kiều đã trẫm mình xuống sơng Tiền Đường. Nhưng
nàng được sư Giác Duyên cứu lần thứ hai và sống nương nhờ cửa Phật. Phần cuối
cùng là phần Đoàn tụ. Cuối cùng, sau hơn nửa năm chịu tang chú ở Liêu Dương, Kim
Trọng trở lại tìm Kiều. Khi hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng bc phải bán
mình chuộc cha, chàng đau khổ vô cùng. Tuy kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim
Trọng chẳng thể nào nguôi được nỗi nhớ Thúy Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên,


Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đồn tụ. Chiều ý mọi người, Thúy Kiều nối lại
duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên
bạn bầy”.
Giá trị của kiệt tác Truyện Kiều không chỉ ở nội dung và nghệ thuật mà còn thể
hiện ở chiều sâu hiểu biết với con người, ở sự thông cảm, bao dung đối với con người
của Nguyễn Du. Ông như hiểu hết mọi điều uẩn khúc trong đời sống tinh thần của con
người, nhìn rõ chỗ mạnh chỗ yếu, thậm chí cả chỗ tầm thường của từng nhân vật. Ơng
miêu tả nhân vật với cảm xúc xót xa, thương cảm hoặc khinh bỉ và căm phẫn. Truyện
Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang
suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vơ nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị
dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với
sự kỳ công tái tạo, Truyện Kiều đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ
nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung bởi hội tụ sự thành cơng của điệu
thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ,… Đến tận sau này
Truyện Kiều vẫn luôn là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam. [4]


Chương 2: Một số đặc trưng của truyện thơ Nôm về mặt nội
dung
2.1. Chủ đề
2.1.1. Chủ đề về hạnh phúc con người

Đề tài về hạnh phúc con người được xem là nội dung quan trọng trong các tác
phẩm truyện thơ Nôm. Trong thời kỳ phong kiến, quyền con người nói chung và các
mối quan hệ cá nhân của con người nói riêng bị ràng buộc bởi nhiều quy tắc, định kiến
xã hội, tơn giáo, giai cấp. Vậy nên, tình yêu trong truyện thơ Nôm hướng tới mong
muốn tự do, giải thốt, lên tiếng vì quyền cá nhân con người nhất là quyền tự do trong
tình yêu. Tác phẩm tiêu biểu cho nội dung này như Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Tình u của các nhân vật trong truyện thơ Nơm có thể xuất phát từ nhiều hồn
cảnh khác nhau, do gia đình sắp đặt, do mang tình cờ gặp và giúp đỡ nhau. Trong
Truyện Kiều, tình yêu ấy lại nảy nở ngay trong lần gặp đầu tiên.
“Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngồi cịn e
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê
Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn”


Sau lần gặp gỡ trong tiết thanh minh, cả hai đều đem lịng thương nhớ nhau,
chính nhờ có sức mạnh về tình yêu ấy mà cả hai đã vượt ra khỏi định kiến, chủ động
đi tìm tình yêu của mình. Kim Trọng chủ động lần theo lối cũ mong ngày gặp lại nàng,
chàng tìm cách đến gần nhà nàng, dọn nhà ở cạnh bên và chờ đợi nàng mong ngày tái
ngộ. Nhặt được chiếc thoa Kiều đánh rơi, lòng chàng mừng khấp khởi, lấy cớ ấy trị
chuyện, tỏ bày tình cảm:
“Thầm yêu trộm nhớ bấy lâu đã chồn”
Thúy Kiều bấy giờ là phận gái khuê các, sống trong thời đại phong kiến với
nhiều quan niệm, định kiến khắt khe nhưng vì tình yêu nàng sẵn sàng chủ động, bỏ

mặc những rào cản. Và không chỉ một lần nàng làm vậy, bởi chính nàng hiểu được trái
tim khao khát yêu thương của chính mình, bởi thế nên nàng:
“Cửa ngồi vội rũ rèm che
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”
Nhiêu đó đã đủ chứng minh được vẻ đẹp của tình yêu trong sáng mà cũng
không kém phần mãnh liệt trong truyện thơ Nôm, họ yêu nhau chân thành, không
quản ngại những định kiến, lễ nghi hà khắc, phức tạp, tất cả đều xuất phát từ khao
khát muốn yêu và được yêu, muốn được thể hiện tình cảm một cách tự do, chủ động,
muốn được làm chủ cuộc đời mình.
Những biến cố, nỗi đau mà đơi lứa phải trải qua trong tình u là khơng xao kể
xiết được, có thể xuất phát từ sự phản đối của gia đình, u cầu mơn đăng hậu đối, từ
chính những sai lầm bản thân, những biến cố trong cuộc sống hay nhiều cặp đôi bị
chia cắt bởi bối cảnh chiến tranh, loạn lạc của đất nước.
Biến cố đầu tiên trong tình yêu của Thúy Kiều bắt đầu từ tin Kim Trọng phải đi
Liêu Dương hộ tang chú, ngay sau đó tai họa khủng khiếp mà gia đình nàng phải chịu.
Chỉ vì lời tố bậy, khai xằng của thằng bán tơ đã làm nên cái cớ cho “lũ đầu trâu mặt
ngựa - cướp ngày” xông vào đập phá, cướp vét sạch sành sanh từ đồ tế nhuyễn đến của
riêng tây của gia đình Kiều. Cha và em trai Kiều bị trói, bị đánh đập dã man, bị đẩy
vào chốn lao tù.
“Điều đâu bay buộc ai làm?
Này ai dan dậm, giật giàm bỗng dưng?
Hỏi ra sau mới biết rằng:
Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ.


Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ,
Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây.
Hạ từ van lạy suốt ngày,
Điếc tai lân tuất, phũ tay tồi tàn.
Rường cao rút ngược dây oan,

Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người.”
Đến khi đã nên duyên với Từ Hải,, cũng do sự gian mãnh của Hồ Tôn Hiến mà
Thúy Kiều đã đẩy Từ Hải vào con đường chết, khiến hai người chia cách âm dương
“Trong vòng tên đá bời bời,
Thấy Từ còn đứng giữa trời trơ trơ.
Khóc rằng: Trí dũng có thừa,
Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này!
Mặt nào trông thấy nhau đây?
Thà liều sống thác một ngày với nhau!”
Nhìn chung, những đơi lứa yêu nhau trong các sáng tác truyện thơ Nôm đa
phần đều phải nếm trải những đau đớn trong tình yêu như cấm cản, chia rẽ…từ phía
gia đình của họ cũng như sự háo sắc của các thế lực thống trị phong kiến như quan lại,
đặc biệt là vua chúa. Ngay cả sự ngăn trở từ phía gia đình, một phần do tham lam tiền
tài, còn lại hầu như là xuất phát từ tư tưởng khơng “mơn đăng hộ đối” nói riêng và
giáo lí hà khắc của xã hội phong kiến nói chung.
Vượt qua bao nhiêu chơng gai, thử thách, một cái kết đẹp cho đôi lứa là điều
xứng đáng và ai cũng mong muốn. Ở các tác phẩm truyện thơ Nơm những cái kết có
hậu ln được lịng người đọc, đơng thời cũng là minh chứng cho sức mạnh tình yêu
bất diệt, là cảm hứng, động lực đấu tranh cho quyền con người, quyền tự do yêu
đương, tự do mưu cầu hạnh phúc, đập tan những xiềng xích về định kiến, tôn giáo,
những lễ nghi, quy định hà khắc. Khẳng định rằng sự cố gắng, hy sinh, chân thành sẽ
mang lại một tình yêu đẹp và xứng đáng.
Những biến cố, ngăn cách có thể gây nhiều khó khắn cho đơi lứa trong tình
u, nhưng cũng chính nhờ có nó mà ta biết được đâu là người u thương mình thật
lịng, đâu là tình u đích thực và càng làm cho tình u đó thêm khăng khít, q báu


hơn. Kim Trọng yêu Thúy Kiều ở tấm lòng hiếu nghĩa chung tình, chàng khơng hề hờ
hững khinh khi mà ngược lại thêm yêu Kiều sâu sắc sau những phong trần mà nàng
phải nếm trải, chàng rằng:

“Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Như nàng lấy hiếu làm trinh
Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”
Tình yêu là một đề tài khơng mới nhưng ln có sức hút mãnh liệt với cả người
sáng tác lẫn người đọc. Cảm hứng về tình u vì thế ln thấm đượm trong từng trang
viết. Trong các truyện thơ Nơm viết về tình u, nhiệt tình ngợi ca tình yêu tự do,
bênh vực tình yêu chân chính, đấu tranh chống lại các thế lực chà đạp lên tình u
chính là những biểu hiện rất rõ của cảm hứng về tình u lứa đơi trong các truyện thơ
Nơm
Cùng với đó là tình u gia đình, thứ tình cảm thường được nhắc đến trong mỗi
tác phẩm truyện thơ Nơm. Nó cho thấy tấm lịng, sự hy sinh sinh cao cả của đấng sinh
thành hay sự hiếu thảo của phận làm con. Trước mỗi biến cố, thử thách thì tình cảm
gia đình ln được đề cao, như khi cha và em của Thúy Kiều bị tra tấn, nàng đã tự
nguyện bán mình để lấy tiền chuộc cha và em, hy sinh cả hạnh phúc lứa đơi của mình.
“Dun hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn?
Để lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Quyết tình nàng mới hạ tình:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!
Họ Chung có kẻ lại già,
Cũng trong nha dịch lại là từ tâm.
Thấy nàng hiếu trọng tình thâm,


Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót va”
Sau khi đã vào lầu Ngưng Bích, Kiều hồn thành việc trả hiếu, cứu gia đình
khỏi kiếp nạn nhưng nàng vẫn mong mỏi, lo lắng cho cha mẹ gia, lo rằng khơng có

mình thì ai sẽ là người chăm lo, phụ giúp gia đình
“Xót người tựa cửa hơm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ơm”
Những tình cảm giữa người với người, những tấm gương nhân nghĩa luôn xuất
hiện trong truyện thơ Nôm đặc biệt là trong Truyện Kiều theo một cách đẹp đẽ, thiêng
liêng và tiến bộ. Một mặt là ca ngợi con người, tơn vinh tình u, mặt khác là đề cao
tiếng nói cho quyền con người, khát vọng được mong muốn làm chủ tình u của
mình, thốt khỏi những xiền xích, định kiến cổ hủ, lạc hậu, lên án những mặt tối của
xã hội, của giai cấp thống trị độc tài.
2.1.2. Chủ đề đấu tranh cho công lý xã hội

Như trên đã đề cập đến, truyện thơ nôm là một hình thức viết văn tự sự có khả
năng phản ánh lên hiện thực xã hội cho nên nội dung của tác phẩm thuộc thể loại
truyện thơ nôm thường phản ánh đời sống xã hội phong kiến thông qua đó thể hiện
quan niệm sống, triết lí nhân sinh, tâm tư tình cảm nỗi lịng của người viết.
Cũng như các thể loại khác, truyện thơ Nôm trước hết khắc họa một cách nơỉ
bật tình hình đấu tranh của xã hội lúc bấy giờ với nhiều biến động nhức nhối. Một nền
móng xã hội vốn được ghi lại khơng mấy đẹp đẽ “Cả cái hệ thống của bộ máy thống
trị phong kiến từ cường hào, lí dịch ở nơng thơn đến triều đình và phủ liêu ở đế đơ đều
đã thối nát.” [5, tr.737]
“Thân phận con người chỉ là con ong, cái kiến” [6, tr.738], những phận thấp
hèn khơng có quyền trong chính sự sống, sự tồn tại của mình. Nạn áp bức bất cơng,
nạn bóc lột nặng nề đi liền với thiên tai bệnh tật làm cho con người tiêu điều xơ xác,
những người cần cù lương thiện bị dồn vào cảnh điêu đứng. Cuộc sống đã vốn khắc
nghiệt nay lại khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Những con người sống trong thời kì ấy và
đặc biệt là phận phụ nữ chân yếu tay mềm phải chịu lấy cảnh đời oái ăm bạc bẽo có
phần nhơ nhuốc tăm tối, như Thúy Kiều đã từng phải. “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai
lần”.

Sống và sáng tác trong một thời kỳ lịch sử có nhiều biến động, mơ hình xã hội
qn chủ chuyên chế dần bộc lộ những khiếm khuyết lớn và đặc biệt là cuộc đối đầu
giữa hai tập đoàn Trịnh - Nguyễn (Đàng Ngoài-Đàng Trong), các tập đoàn phe phái


tranh hùng tranh bá làm xáo trộn xã hội, từ đó Nguyễn Du đã lấy chất liệu ấy và phản
ánh trong tác phẩm của mình. Phải nói rằng Truyện Kiều là một bức tranh sinh động
về xã hội bất công tàn bạo, nơi các tầng lớp thống trị chà đạp lên quyền con người. Tái
hiện lại sự đau khổ ròng rã trong 15 năm lưu lạc của một cô gái tài sắc, thơng minh,
hiếu thảo nhưng có số phận bạc bẽo thói đời, Nguyễn Du đã vạch trần bộ mặt xấu xa
của bọn lớp người có quyền đè nén lên sự sống của con người và bày tỏ được sự
thương cảm trước số hân đầu bất công đối với một cô gái tài hoa bạc mệnh.
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng”
Mọi nguyên căn cho sự xấu xa bỉ ổi này phải nhắc đến đầu tiên là bọn quan lại
xấu xa, trắng trợn làm trò bỉ ổi lật lọng. Là những người có chức có quyền nhưng lại
được Nguyễn Du viết bằng những lời lẽ không mấy tốt đẹp nêu gương
“Phép công chiếu án luận vào
Có hai người ấy muốn sao mặc mình
Một là cứ phép gia hình,
Hai là lại cứ lầu xanh phó về”
hay
“Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sơi”
Hay điển hình là tên quan Hồ Tôn Hiến. Hắn lừa Thúy Kiều, hắn bắt Kiều đánh
đàn mua vui trong tiệc mừng công. Rõ là quan lại có tên tuổi được vua trong dụng
nhưng lại làm trị bỉ ổi hèn hạ để rồi chợt giật mình tỉnh ra vì sực nhớ
“Nghĩ mình phương diện quốc gia

Qua trên ngó xuống, người ta trơng vào.”
Nếu khơng phải là những tên quan triều thần có chức có quyền thì cũng là
những tầng lớp dưới tay bọn chúng, xấu xa vơ nhân tính như Tú Bà - bà trùm nơi chốn
làng chơi ra tay đánh đập Kiều dã man không thương tiếc
“Tú bà tốc thẳng đến nơi
Hăm hăm áp điệu một hơi về nhà
Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra
Dang tay vùi liễu dập hoa tơi bời.”
hay
“Thịt da ai cũng là người
Lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau!
Hết lời thú phục khẩn cầu
Uốn lưng thịt đổ, giập đầu máu sa”
Nàng Kiều chỉ có thể van lạy mụ đàn bà độc ác mưu mô xảo quyệt ấy bằng tấm
thân yếu ớt hao mòn đầy tủi nhục


“Rằng: Tơi chút phận đàn bà
Nước non lìa cửa, lìa nhà đến đây
Bây giờ sống thác ở tay
Thân này đã đến thế này thì thơi!
Nhưng tơi có sá chi tơi
Phận tôi đành vậy, vốn người để đâu?
Thân lương bao quản lấm đầu
Chút lòng trinh bạch từ sau cũng chừa!”
Hay chỉ bằng những câu từ miêu tả Mã Giám Sinh, đã phô trương cái chất xấu
xa của một gã buôn người. Mã Giám Sinh với bộ mặt đạo đức giả và bất lương, lợi
dụng hồn cảnh gia đình Kiều gặp gia biến khó khăn để mua Kiều trong sự cân đo,
đong đếm, ép về giá cả.Qua đó Nguyễn Du cũng đã vạch trần được bộ mặt thối nát của
xã hội lúc bấy giờ, những mối buôn tiếp tay cho bọn mua xương bán thịt con người,

đẩy những người yếu cổ bé họng vào tình cảnh trớ trêu đầy nghịch biến
“Gần miền có một mụ nào
Đưa người tiễn khách tìm vào vấn danh

Đắn đo cân sức cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
Mặn nồng một vẻ một ưa
Bằng lòng khách mới tùy cơ dập dìu

Có kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm”
Bên cạnh việc tố cáo cái xã hội với từng từng tầng lớp thống trị, cai trị có cấp
có quyền mà chèn ép con người. Xem sự sống quyền hạnh phúc của con người là rẻ
mạt, phủi hết những giá trị tốt đẹp của nhân cách tính người và bên cạnh đó cịn vạch
trần rõ nét uy lực đáng sợ của đồng tiền. Khi mọi định nghĩa, thước căn, lẽ sống của xã
hội đều được căn đo đong đếm bằng đồng tiền thì có thể thấy một xã hội đã thối nát từ
tận gốc rễ, khơng có sự cơng bằng liêm chính.
“Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dầu lịng đổi trắng thay đen khó gì”
Đồng tiền đã khiến bọn tay sai lộng hành đánh đập cha và em Thúy Kiều, phá
nát cuộc sống vốn yên ấm của gia đình nàng
"Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại, chẳng qua vì tiền"
Chính đồng tiền đã đẩy cuộc đời Kiều vào con đường bất hạnh, một cô gái tài
sắc tuyệt vời vốn phải được sống trong sự hạnh phúc, vốn phải được mọi người


ngưỡng mộ giờ đây bỗng chốc phải trở thành một món hàng khơng hơn khơng kém
mặc cho thiên hạ bán mua, so căn từng đồng
“Đáng giá nghìn vàng

Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm"
Ngay cả khi gia đình Kiều gặp oan, ngay cả khi muốn chuộc cha, chuộc em
cũng phải nhờ cậy đến đồng tiền
"Tính bài lót đó luồn đây
Có ba trăm lạng việc này mới xi"
Đồng tiền đã thống lĩnh mọi hành vi của con người. Đồng tiền là thước đo mọi
giá trị trong cuộc sống. Từ đó ta đủ thấy sức mạnh của đồng tiền đúng là vơ cùng to
lớn và thậm chí thừa sức “đổi trắng thay đen” cả cuộc đời Kiều - cô gái có nhan sắc,
có tài năng và có nhân cách đã bị đẩy vào con đường bất hạnh dập dồn sóng gió khổ
đau.
Nhiều truyện thơ đã viết về đề tài này để lên án tố cáo thế lực phong kiến chà
đạp lên vận mệnh của con người, nhất là những con người bị áp bức đau khổ. Nổi bật
nhất là hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ. Thân phận người đàn bà
vốn là thân phận bé nhỏ hẩm hiu nhất dưới chế độ phong kiến. Nỗi khổ người phụ nữ
là tiêu biểu nhất cho nỗi khổ con người. Lý tưởng tốt đẹp ln là những gì mà con
người hướng tới. Để đấu tranh cho cơng lý thì trước tiên phải vạch trần cái xấu cái ác,
tiếp theo là loại bỏ khai trừ nó khỏi dịng chảy của cuộc sống. Bằng cách nào đi chăng
nữa, bằng hình thức nào bằng phương tiện nào thì mục đích cũng ln là đề cao trân
trọng nâng niu những điều tốt đẹp. Văn chương nghệ thuật cũng là vũ khí đấu tranh tư
tưởng nên có thể dễ hiểu rằng chủ đề mà văn chương nói chung, truyện thơ nơm nói
riêng cũng ln bám theo những điều thiết thực trong cuộc sống.

2.2. Hệ thống nhân vật
Trong hệ thống truyện thơ Nôm Việt Nam, các tác giả thường tạo ra những kiểu
nhân vật điển hình tượng trưng cho từng loại người riêng trong xã hội, những nhân vật
ấy có chung khn mẫu, motip nhất định. Khi xây dựng các nhân vật chính diện, các
tác gia thường lý tưởng hóa nhân vật, biến họ thành những con người tài sắc vẹn toàn
bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Những nhân vật này tượng trưng cho lớp người tri

thức trong xã hội, tài sắc vẹn toàn. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Truyện Kiều” Nguyễn
Du đã khắc họa các nhân vật chính diện như Kiều, Vân, Từ Hải,... Ngược lại với nhân
vật chính diện, khi khắc hoạ nhân vật phản diện, các tác giả thường sử dụng những
ngơn ngữ bình thường, thậm chí tầm thường. Những nhân vật này thường biểu trưng
cho lớp người tiểu nhân, hèn hạ trong xã hội.


2.2.1. Nhân vật trung tâm

Nhân vật trung tâm chính là nhân vật quan trọng nhất trong toàn bộ câu chuyện,
mọi sự việc diễn ra đều xoay quanh nhân vật trung tâm. Một tác phẩm có thể có nhiều
nhân vật (nhân vật chính diện và phản diện) nhưng nhân vật trung tâm chỉ có một và
tên của nhân vật trung tâm thường được đặt tên cho toàn truyện (chẳng hạn như
Truyện Kiều có nhân vật trung tâm là nàng Vương Thúy Kiều).
Khi xây dựng nhân vật trung tâm, nếu nhân vật trung tâm là nam. Nhân vật đó
sẽ mang những phẩm chất của bậc quân tử như: văn võ song toàn, tài trí cao, có dũng
khí,... và bên cạnh những nhân vật như vậy, bao giờ cũng có những nhân vật nữ xinh
đẹp, thộng minh xuất hiện với vai trò làm nổi bật tính cách cũng như phẩm chất của
nhân vật trung tâm. Như người xưa thường hay nói rằng “Trai tài gái sắc”. Ngược lại,
nếu nhân vật trung tâm là nữ, nhân vật đó thường là các tiểu thư khuê các, hay thuộc
tầng lớp trí thức, tài sắc vẹn tồn. Và tương tự, bên cạnh những nhân vật nữ như vậy
sẽ xuất hiện các nhân vật nam để tạo nên một đôi nam nữ xuất sắc. Tất nhiên, nhân vật
trung tâm sẽ là nhân vật chính diện, được tác giả khắc họa một cách hoàn hảo, đạt đến
chuẩn mực, mẫu người lý tưởng của xã hội đương thời.
Ở các văn bản văn học trung đại nói chung và thể loại truyện thơ Nơm nói
riêng, người sáng tác ln sánh con người với thiên nhiên, với vũ trụ, những người
quân tử, giai nhân chính là những con người mang tầm vóc vũ trụ. Các tác giả luôn lấy
thiên nhiên để làm thước đo cho con người. Từ ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ đến tính
cách đều được đặt trong sự tương quan với thiên nhiên, vũ trụ. Chẳng hạn trong lúc
chàng Kim gặp nàng Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa đôi nam nữ sánh với “mùa xuân”,

“mùa thu”, “lan”, “cúc”
“Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai.”
Hay khi khắc họa nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du cũng đã sánh chàng với “hùm,
én, ngài”, với những từ ngữ thể hiện ngoại hình cao lớn, mạnh mẽ của chàng:
“Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. ”
Hay trong cảnh Kiều bán mình chuộc cha, khuôn mặt nàng Kiều buồn bã cũng
được tác giả sánh với “cúc” với “mai”
“Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.”
Nguyễn Du đã dùng rất nhiều các hình ảnh tượng trưng để tạo sắc thái riêng
cho từng nhân vật, giúp người đọc dễ dàng hình dung được nhân vật, nhưng đồng thời
cũng làm cho nhân vật có phần phi thực, thiếu logic.


2.2.2. Nhân vật chức năng

Trong hệ thống truyện thơ Nôm, các nhân vật chức năng thường xuất hiện với vai trò
đáp ứng một số yêu cầu của tác phẩm chứ khơng cần có số phận riêng, cuộc đời riêng.
Nhân vật trung tâm có chức năng để cứu giúp nhân vật trung tâm khi gặp bế tắc, đồng
thời, cũng có những nhân vật chức năng tạo nên biến cố cho nhân vật trung tâm, từ đó
thể hiện được số phận cũng như là phẩm chất, tính cách của nhân vật trung tâm. Tất cả
các nhân vật chức năng có đức tính tốt sẽ là nhóm nhân vật chính diện, ngược lại, các
nhân vật chức năng xấu sẽ là nhóm nhân vật phản diện. [7, tr.12]
Chẳng hạn trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng rất nhiều các
nhân vật chức năng, đóng vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng nên số phận của
nàng Kiều cũng như phẩm chất, tính cách của nàng. Về những nhân vật chức năng ở
phe chính diện, ta có thể điểm qua vài người như: Kim Trọng, sư Giác Duyên, Từ Hải,
Thúc Sinh,... Trong đoạn trích “Kiều báo ân báo ốn”, Kiều đã tỏ lòng biết ơn đối với
Thúc Sinh khi cứu giúp nàng thốt khỏi lầu xanh:

“Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,
Lâm Tri người cũ chàng cịn nhớ khơng?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?...”
Ngược lại, cũng có những nhân vật phản diện, khiến cho Kiều lâm vào cảnh khốn khổ.
Chẳng hạn, ta có thể kể đến Tú Bà, Sở Khanh,...
“Tú bà tốc thẳng đến nơi
Hăm hăm áp điệu một hơi về nhà
Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra
Dang tay vùi liễu dập hoa tơi bời.”

Chương 3: Một số đặc trưng của truyện thơ Nôm về mặt nghệ
thuật
3.1. Kết cấu
Truyện thơ Nơm thường kết cấu theo mơ hình: Gặp gỡ (Hội ngộ) – Tai biến
(Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên). Tuỳ vào chủ đề của tác phẩm mà phần nào sẽ được
nhấn mạnh. Các truyện thơ Nôm mang chủ đề giải phóng tình u đơi lứa, thì “gặp
gỡ” thường được nhấn mạnh. Các truyện thơ Nôm mang chủ đề đấu tranh cho cơng ly
xã hội thì “tai biến” là phần quan trọng. Cả hai loại này giống nhau về phần kết thúc
đều có hậu. Tuy nhiên khơng phải tác phẩm nào cũng có kết thúc êm đềm chẳng hạn
như Truyện Kiều bên trong thực chất là bi kịch.
Phần thứ nhất: Gặp gỡ, Thúy Kiều là một người con gái hiền lành tài sắc vẹn
toàn, là con gái đầu lịng trong một gia đình trung lưu cùng cha mẹ và hai em là Thúy


Vân và Vương Quan. Trong Tết Thanh Minh Kiều cùng em mình đi tảo mộ. Tại đây
nàng gặp Kim Trọng, có thể nói chàng trai này cũng có tài sắc khơng thua kém ai:
“Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”
Kim Trọng cũng rất trọng Kiều nên đã tìm hiểu gặp gỡ tâm tình. Giữa hai

người chớm nở một mối tình đẹp đẽ và họ đã thề nguyện đính ước với nhau.
Phần thứ hai: Lưu lạc, Gia đình Kim Trọng có tang nên chàng phải về q chịu
tang. Trong khi đó gia đình Kiều cũng bi kịch: cha thì bị vu oan. Kiều lúc này thật khó
xử một bên là chữ hiếu, một bên là chữ tình,làm sao có thể cân bằng cả hai bên. Kiều
đã đành bán thân mình chuộc cha và nhờ em mình là Thúy Vân thay mình nối duyên
với Kim Trọng dể khơng phụ lịng chàng. Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở
Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó Thúy Kiều được Thúc Sinh chuộc ra nhưng
vợ của hắn ta là Hoạn Thư là người ghen tuông tàn nhẫn, Thúy Kiều bị đày đọa cả về
thể xác và tinh thần. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Chẳng
may sư đã gửi cho Bạc Hạnh và nàng đã rơi vào lầu xanh một lần nữa, tại đây nàng
gặp Từ Hải và chàng đã giúp ngàng ra ngồi và “báo ân báo ốn”. Do mắc lừa Hồ
Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Thúy Kiều đau đớn
trầm mình xuống sơng Tiền Đường và được sư Giác Nguyên cứu sống.
Phần thứ ba: Đoàn tụ, Sau nửa năm chịu tang chú Kim Trọng đã trở về nhưng
lần này chàng về nghe tin rằng Vân đã bán thân mình để chuộc cha thì lịng đau đớn.
Lần này chàng về để thực hiện lời hứa năm xưa nhưng lại thực hiện cùng người khác
đó chính là Thúy Vân - em gái của Kiều. Dù đã kết duyên cùng Vân nhưng trong lịng
chàng vẫn khơng ngi nhớ nàng Kiều, khơng qn được mối tình đầu say đắm đó. Và
thế chàng đã cất cơng lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Nguyên nên chàng đã gặp
lại Kiều sau bao nhiêu ngày tháng xa cách. Hai người gặp trong hạnh phúc hòa quyện
và nối lại duyên cùng Kiều. Nhưng hai người đã đổi thành một tình bạn và nguyện ước
“dun đơi lứa cũng là duyên bạn bầy”

3.2. Ngôn ngữ truyện thơ Nôm
3.2.1. Bút pháp ước lệ tượng trưng
3.2.1.1. Khái niệm

Đại thi hào Nguyễn Du là một bậc thầy về việc sử dụng các bút pháp, nghệ
thuật sử dụng ngôn ngữ. Bút pháp ước lệ tượng trưng là một trong những bút pháp
được ông sử dụng một cách xuất sắc khi miêu tả các nhân vật của mình, đặc biệt là

những nhân vật chính diện như Kiều, Vân, Từ Hải,...
Đầu tiên, về khái niệm, ước lệ là cách quy ước biểu trưng trong biểu hiện nghệ
thuật. Hiểu đơn giản, ước lệ là quy ước về chuẩn mực so sánh giữa các sự vật hiện
tượng nhằm tạo ra một cách hiểu chung nào đó trong văn học nghệ thuật và trong đời


sống. Theo Từ điển văn học bộ mới, “tượng trưng được xác lập thông qua việc đối
chiếu hai phạm trù kề cận: một phía là hình tượng nghệ thuật, một phía là ký hiệu.
Tượng trưng là hình tượng được hiểu ở bình diện ký hiệu và là ký hiệu chứ tính đa
nghĩa của hình tượng.” [8, tr1908]. Tức tượng trưng là dùng những cái cụ thể để thể
hiện những khái niệm, tình cảm, đặc điểm trừu tượng. Như vậy, có thể nói, bút pháp
ước lệ tượng trưng là sử dụng những quy ước nghệ thuật như: “trăng”, “hoa”, “cúc”,
“mây”,... để chỉ vẻ đẹp của con người. Bút pháp này giúp gợi hình, gợi cảm hóa
những chi tiết, dễ làm cho người đọc hình dung, cảm nhận được nội dung tác phẩm
thơng qua sự tưởng tượng, phán đốn.
3.2.1.2. Khảo sát trên một số tác phẩm

Qua bốn câu thơ trong Truyện kiều:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Ta nhận ra rằng tác giả miêu tả Thúy Vân qua nhiều hình ảnh ước lệ “khn
trăng”, “nét ngài” hay “ngọc”, “mây”, “tuyết” ta không kể hết được tỉ mỉ nhan sắc
Thuý Vân nhưng ta biết được nhan sắc ấy rất tuyệt trần. Vẻ đẹp “trang trọng, “đầy
đặn” “nở nang, đoan trang”, “mây thua, tuyết nhường” luôn tạo cho mọi người xung
quanh một tình cảm yêu mến, độ lượng . Vân hiện lên với chân dung một cô gái đoan
trang, phúc hậu.
Hay khi miêu tả người anh hùng Từ Hải
“Râu hùm hàm én mày ngài

Vai năm thước rộng thân mười thước cao”
Cách nói ước lệ “râu hùm”, “hàm én”, “mày ngài” để miêu tả vẻ đẹp đường
bệ, uy nghi, phi thường của một nhân vật anh hùng, hiệp sĩ.
Hay trong tác phẩm “Thác lời trai phường nón” có câu:
“Lời oanh giọng ví chưa n dằm ngồi”
Bút pháp ước lệ tượng trưng trong câu “lời oanh” đã thể hiện giọng hát ví dặm
của các chàng trai phường nón hay như chim hồng anh, thảnh thót, sâu sắc sắc
3.2.2. Ngơn từ bình dân, tả thực

Ngơn từ trong thơ Nguyễn Du sâu sắc, đa nghĩa, mang nhiều giá trị văn hóa.
Cuộc sống trải qua nhiều thăng trầm, biến cố đã làm cho chất thơ Nguyễn Du phần
nào rất sâu lắng, nhiều ý nghĩa. Phải nói rằng ngơn từ trong thơ đại thi hào là sự chắt
lọc tinh tế những từ ngữ đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Không dư không thừa không
thiếu không hụt bất cứ một con chữ nào. Bên cạnh lối văn phong cùng những từ ngữ
có phần uyên bác thì chữ thơ Nguyễn Du vẫn rất mộc mạc giản dị đời thường, bình
dân tả thực, được thể hiện qua các yếu tố sau:


3.2.2.1. Ngơn ngữ ở phương diện văn hóa thẩm mỹ

Ngơn ngữ trong Truyện Kiều gần gũi với ca dao, mượn những câu từ chữ cái từ
ca dao xưa:
“Xót người tựa cửa hơm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ”
Lấy tư liệu từ câu ca dao:
“Thức khuya, dậy sớm chuyên cần
Quạt nồng ấp lạnh, giữ phần làm con
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường!”
Phỏng từ câu ca dao:

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng”
Ca dao được nhà thơ sử dụng với tần xuất khơng phải là số ít. Không hề dùng
lại nguyên vẹn, mà tất cả đều qua bàn tay nhào nặn, đổi mới sáng tạo để từ đó cho ra
những câu thơ hay, tồn tại mãi đến sau này.
Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều thành ngữ tục ngữ:
“Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
hay
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành địi một tài đành họa hai”
hay
“Thuyền tình vừa ghé tới nơi
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ”
Ca dao, tục ngữ là con đẻ của người dân Việt Nam, là lời ăn tiếng nói hằng
ngày của mỗi con người nước Việt. Việc mang ca dao tục ngữ vào thơ cho thấy sự
bình dân giản dị, gần gũi hết mực trong suy nghĩ tư duy của một nhà thơ vốn có cách
nhìn phải mang xu hướng nghệ thuật hoa mĩ.
3.2.2.2 Bút pháp tả thực

“Quá niên trạc ngoại tứ tuần,


Mày râu nhẵn nhụi quần áo bảnh bao.”
Câu thơ tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh bằng những hình ảnh, chi
tiết rất chân thật, tiêu biểu để thể hiện thần thái của nhân vật.
3.2.2.3. Từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ

“Đời người đến thế thì thơi
Trong cơ âm cực, dương hồi khơn hay!”.

“Ơng tơ thực nhé đa đoan
Xe tơ sao khéo vơ càn, vơ xiên?”
3.2.3. Sử dụng các điển cố.

Người xưa làm thơ viết văn thường sử dụng nghệ thuật ngơn từ Điển tích điển
cố. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng sử dụng nhiều điển cố.
Điển cố trong Truyện Kiều thường được lấy cảm hứng từ nhiều nguồn. Nhưng
đặc sắc hơn cả vẫn là trong văn học, lịch sử Văn học Trung Quốc. Dưới ngòi bút tài
hoa của Nguyễn Du, các ngôn từ điển cố ấy trở nên sinh động và hàm súc.
Trong phân cảnh đoàn viên ở màn "Tái hồi Kim - Kiều" cuối Truyện Kiều, Kim
Trọng - Thúy Kiều gặp lại nhau sau 15 năm lưu lạc, trong "tiệc hoa sum vầy" mà mọi
người đều vừa mừng vửa tủi, "tàng tàng chén cúc dở say" đó, Thúy Vân đã đứng lên
giãi bày: Trước kia, anh và chị "hai bên gặp gỡ một lời kết giao", "trăm năm thề chẳng
ôm cầm thuyền ai", trải qua tai biến, bây giờ gặp lại, tuy không được như xưa nữa, và
dù chị đã lớn tuổi nhưng việc lấy chồng nay vẫn còn kịp. Và Thúy Vân đã khuyên:
“Quả mai ba bảy đương vừa
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thời”
Nói "quả mai ba bảy" tức là lấy ý từ Kinh Thi. Bài "Phiếu hữu mai" có đoạn:
"Phiếu hữu mai kỳ thực thất hề
“Phiếu hữu mai kỳ thực tam hề
Cầu ngã thứ sĩ
Đãi kỳ kim hề".
Cây mai đã có quả rụng (nói quả là ngụ ý chỉ người con gái), mười phần còn
bảy. Những chàng trai hiền lành, ai người muốn lấy ta, nên tìm ngày tốt mà làm lễ
cưới. Cây mai đã có quả rụng, mười phần chỉ cịn ba. Những chàng trai hiền lành ai
người muốn lấy ta, ngày hôm nay đến xin làm lễ cưới đi thôi. Mục đích cuối cùng của
việc dùng điển này, ở trong Truyện Kiều lẫn Kinh Thi, là để đi đến cái việc làm lễ
cưới xin, nên vợ nên chồng. Cái hay, cái tài của Nguyễn Du là: thuyết phục thì phải



dồn dập, phân minh, xác đáng và súc tích. Rõ ràng, Thúy Kiều có ưu thế hơn người
phụ nữ kia trong Kinh Thi.
Chưa hết, câu tiếp lại còn dùng đến "đào non". Kinh thi có bài Đào yên (Cây
đào tơ) như sau:
"Đào tơ rực rỡ lá hoa.
Cơ về hịa thuận cửa nhà chồng cô.
Đào tơ lá tốt rườm rà.
Cô về hịa thuận người nhà chồng cơ".
Người con gái trong Kinh Thi đang mơn mởn sức sống, yêu đời, về nhà chồng
sống hịa thuận, ấm êm thì cũng thường tình. Cịn nói Kiều đang độ "đào non" như cơ
gái trên quả là bạo bút và thần tình. Tuy nhiên, đưa điển ấy vào trong lời khuyên của
Thúy Vân mới thực sự đắt, mới dễ thuyết phục và quả là đã xiêu lòng chị. Chị mà xe
tơ với chàng Kim là êm ấm, hịa thuận cho cả gia đình đấy chị ơi!
Cịn đây là cách dùng điển khác của Nguyễn Du. Khi Kim Trọng trở lại vườn
Thúy tìm nàng Kiều, thì ơi thơi khơng thấy nàng đâu cả:
“Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngối cịn cười gió đơng”
Thơi Hộ đời Đường, tư chất thông minh, phong nhã, nhân tiết Thanh Minh, một
mình đi chơi về phái Nam thành đơ, thấy một ấp trại, xung quanh trồng hoa đào, Thôi
Hộ gõ cửa xin nước uống. Một người con gái mở cổng, hỏi tên họ rồi bưng nước đến.
Người con gái đó có sắc đẹp đậm đà và dun dáng, tình ý dịu dàng và kín đáo. Năm
sau, cũng vào tiết Thanh Minh, Thơi Hộ lại tìm đến người cũ, thì thấy cửa đóng, then
cài, nhân đó mới đề trên cánh cửa bên trái một bài thơ:
“Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong”
Rõ ràng là trong khi sử dụng điển, Nguyễn Du đã linh hoạt tước bỏ đi những
chi tiết cụ thể, chỉ lấy cái tứ mà viết nên những câu thơ mới lạ, thanh thoát thanh nhã
đến như vậy. Câu thơ nhẹ nhàng, bay bổng trong khơng gian vắng lặng bóng người,

cùng với làn gió từ phương đơng thổi tới, là để diễn tả một nỗi lòng nặng trĩu, lo âu
của chàng Kim khi không gặp Thúy Kiều.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×