NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “ MƯỜI LẺ MỘT
ĐÊM" CỦA HỒ ANH THÁI
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Anh Thái sinh năm 1960, là một nhà văn đương đại của Việt Nam. Ông
được xem như một hiện tượng văn chương của thế hệ văn nhân thời hậu chiến sau
1975. Trong giai đoạn này, khác với những cây bút khác ca ngợi những năm tháng
chiến tranh thì Hồ Anh Thái lại mang một màu sắc mới lạ cho nền văn học nước nhà.
Với niềm yêu văn chương, đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, bảo vệ chân thiện mỹ,
với lối viết độc đáo, táo bạo, mới mẻ cùng khả năng tư duy nghệ thuật, Hồ Anh Thái
đã cho ra đời nhiều cuốn tiểu thuyết mang đậm dấu ấn riêng.
Nhan đề lạ gây sự chú ý và tò mị, những cuốn tiểu thuyết của Hồ Anh Thái
ln tạo được sức nóng trong đời sống văn chương. Tìm hiểu về nghệ thuật trần thuật
trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, tiểu luận tập trung đi sâu và khai thác các đặc điểm nổi
bật của nghệ thuật trần thuật làm nên nét độc đáo riêng mang đậm dấu ấn của Hồ Anh
Thái. Qua đó, khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà văn đồng thời góp phần
đánh giá giá trị tư tưởng Hồ Anh Thái cũng như vị trí sự vận động và phát triển của
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về tác giả Hồ Anh Thái
Khởi nghiệp viết văn, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng, với giọng văn
trẻ trung, tươi mới, về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc phiêu lưu, những
khát khao khám phá đời sống. Có các bài viết nổi bật về tác giả Hồ Anh Thái như:
Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái (Ánh Chi), Người còn đi đường dài với văn
chương (Lê Minh Khuê), Nhà văn Hồ Anh Thái: sáng tạo bứt phá trên từng con chữ
(Ngọc Anh),…
2.2. Về tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm"
“Mười lẻ một đêm" ra mắt bạn đọc năm 2006, khi mà tiểu thiết Việt Nam đã có
nhiều những trang viết thành danh, thể hiện rõ lối cách tân mạnh mẽ thì “ Mười lẻ một
đêm" của Hồ Anh Thái vẫn không bị che mờ bởi những tên tuổi cùng thời, để lại ấn
tượng bởi kể theo ngôi thứ ba và sự dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt. Đã có rất nhiều
bài viết nghiên cứu nghệ thuật thuật trần thuật của Hồ Anh Thái nhưng nghệ thuật
thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” thì chưa khai thác sâu. Nghiên
cứu này sẽ đi khai thác các yếu tố làm nên nghệ thuật trần thuật mang đậm màu sắc
của Hồ Anh Thái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu thuyết “ Mười lẻ một đêm".
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Những đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật làm nên tiểu thuyết “ Mười lẻ
một đêm" của Hồ Anh Thái.
4. Giá trị khoa học và thực tiễn của cơng trình
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
5.2. Phương pháp diễn dịch
5.3. Phương pháp quy nạp
6. Bố cục tiểu luận
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung bài tiểu luận
gồm ba chương.
Chương 1: Khái lược người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết
“Mười lẻ một đêm" của Hồ Anh Thái
Chương 2: Nghệ thuật tổ chức kết cấu và cốt truyện trong tiểu thuyết “Mười lẻ
một đêm" của Hồ Anh Thái.
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm" của Hồ
Anh Thái về mặt ngôn ngữ, giọng điệu.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN
THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “ MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM" CỦA HỒ ANH
THÁI.
1.1. Người kể chuyện
1.1.1. Các vấn đề lí luận lí chung về người kể chuyện
1.1.1.1. Khái niệm
Người kể chuyện là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là phương tiện quan trọng
để nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình. Theo Lê Ngọc Trà viết: “Người
kể chuyện là thuật ngữ chỉ nhân vật đóng vai trò chủ thể của lời kể chuyện, là người
đứng ra kể trong tác phẩm văn học". Trong bất kỳ tác phẩm nào cũng có người kể
chuyện. Đồng thời, Lê Ngọc Trà nhấn mạnh: “ Người kể chuyện và tác giả không phải
là một. Không nên đồng nhất người kể chuyện với tác giả, ngay cả khi tác giả xưng
“tôi" đứng ra trần thuật câu chuyện và hoàn toàn đứng ngoài sự vận động của các sự
kiện, các sự kiện, các tình tiết”. Có nghĩa là, khi tác giả hồ nhập vào nhân vật đến
mức quên cả bản thân, thì người kể chuyện và tác giả khơng phải là một. Vì vậy mà
trong Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại, Đỗ Hải Phong đã dẫn lời
của Todorov như sau: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới
tưởng tượng… Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện”. Người kể chuyện như
chiếc cầu nối kết nối nhân vật - người kể chuyện - độc giả cho nên người kể chuyện có
vai trị lớn trong các tác phẩm tự sự.
1.1.1.2. Các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện
Trong các tác phẩm tự sự, chủ thể kể chuyện có thể xuất hiện dưới dạng các
hình thức sau: chủ thể kể chuyện kiểu “khách quan hố" với ngơi kể thứ ba, chủ thể kể
chuyện kiểu “chủ quan hoá" với ngôi kể thứ nhất.
Kể chuyện theo ngôi thứ ba, chủ thể hồn tồn ở ngồi cốt truyện, khơng thuộc
vào thế giới của các nhân vật truyện mà chỉ thực hiện nhiệm vụ theo dõi nhân vật, dẫn
dắt, đứng sau hành động để quan sát và kể lại, không trực tiếp tham gia vào sự kiện,
biến cố truyện. “ Ngôi thứ ba cho phép người kể có thể kể tất cả những gì có ở trên
đời, kể cả những bí mật trong tâm hồn kẻ khác, những thế giới xa lạ, chưa có dấu chân
con người hoặc những miền mà về ngun tắc, người kể khơng thể biết” (Trần Đình
Sử, Lí luận văn học tập 2, chương 3, tr 103). Tuy nhiên, người đọc vẫn có thể nhận ra
được thái độ, tư tưởng tình cảm của tác giả thể hiện.
Ngược lại, kể chuyện theo ngơi thứ nhất “xưng tơi" thì chủ thể kể chuyện lại
chủ động thực hiện nhiệm vụ dẫn dắt chuyện, có thể tự đứng ra kể chuyện của mình,
kể chuyện người khác hoặc cùng tham gia kể với các nhân vật, hoặc chủ động uỷ
quyền cho nhân vật tự kể. Có thể nói, kể chuyện theo ngơi thứ nhất, chủ thể kể chuyện
sẽ là một trong các nhân vật xuất hiện trong truyện, là người tham gia sự việc đang
diễn ra. “Ngôi thứ nhất chỉ kể được những gì mà khả năng của một người cụ thể có thể
biết được” (Trần Đình Sử, Lí luận văn học tập 2, chương 3, tr 103). Ở ngôi kể này
thường bắt gặp những thái độ, tư tưởng tình cảm chủ quan từ chính nhân vật.
1.1.2. Người kể chuyện theo ngơi thứ ba (hàm ẩn) trong tiểu thuyết “ Mười
lẻ một đêm"
Hồ Anh Thái đã kế thừa sáng tạo hình thức kể chuyện. Tác giả là nhân vật
trong tác phẩm, người kể câu chuyện được chứng kiến.Nhận thấy, “Mười lẻ một đêm"
chủ thể trần thuật kể theo ngôi thứ ba. Điểm nhấn của những nhân vật trần thuật là
những nhân vật không xưng tên, không mặt mũi. Nhân vật được gọi theo ngôi nhân
xưng thứ 3: anh, chị, theo chức danh xã hội, nghề nghiệp như hoạ sĩ trồng chuối hột,
ông Vip, bà Vip, người cá, anh chàng huấn luyện viên, giáo sư,... Ở phương thức này,
người kể chuyện hoàn toàn nằm ngồi cốt truyện, khơng phụ thuộc vào thế giới của
các nhân vật trong truyện mà chỉ thực hiện dẫn dắt nhân vật. Với ngôi kể này, người
kể chuyện đã gần như chi phối toàn bộ câu chuyện kể: từ lời dẫn, cách kể chuyện,
cách tả, ít để nhân vật tự thể hiện mà phải thông qua sự dẫn dắt của một người kể
trung gian. Chính vì khơng tham gia trực tiếp vào biến cố, sự kiện của truyện nên
điểm nhìn của người kể hết sức linh hoạt, không bị hạn chế bởi thời gian, khơng gian
nào. Vì vậy, truyện được kể có phần giảm đi tính sinh động, chân thực. Ở chương II,
khi giới thiệu đến cô con gái - bà Vip: “Tuổi ba mươi tư chưa một lần lấy chồng được
xem là gái già. Khách khứa đến nhà hỏi bao giờ lập gia đình, để mặc cho mẹ trả lời.
Mẹ giành quyền trả lời hết. Mẹ cười khúc khích như thiếu nữ mười lăm. Nhà này có
hai chị em gái lớn tuổi chưa chồng, mẹ tự nhân là mẹ trơng trẻ như chị gái thơi. Đi
ngồi đường có mấy thằng choai choai mất dạy đốn từ sau lưng: trơng hai con kia
con nào là chị con nào là em? Mù à, hai mẹ con đấy.” Ở đây, người kể chuyện đã
thay lời người mẹ thuật lại cái ngày gặp mấy thằng choai choai. Mặc dù khơng có mặt
trong căn nhà, nhưng người kể chuyện vẫn biết cuộc trò chuyện giữa khách với mẹ
của người đàn bà Vip. Ngay cả chuyện bà mẹ - người trải qua năm lần đò với những
chuỗi ngày tháng dị biệt cũng được người kể chuyện kể tường tận từng giai đoạn, từng
thời điểm bà chia tay đến quen một mối tình mới, từng cái rung động đến cảm giác
mới lạ ở mỗi chàng như được hồi xuân.
Các chương trong tiểu thuyết “ Mười lẻ một đêm" của Hồ Anh Thái hầu hết
được kể theo điểm nhìn bên ngồi của chủ thể trần thuật vơ nhân xưng. Nhân vật được
gọi theo ngôi nhân xưng thứ 3: anh, chị, theo chức danh xã hội, nghề nghiệp như hoạ
sĩ trồng cây chuối, ông Vip, thằng cá, giáo sư,... Lợi thế của ngơi kể vơ nhân xưng
theo điểm nhìn khách quan hoá là tạo điều kiện để người đọc thâm nhập vào diễn biến
của câu chuyện bằng chính khả năng phân tích, bóc tách lớp vỏ ngơn từ để tìm hiểu ý
nghĩa của nó. Chương III. Thằng bé (Người cá và người kể chuyện) ấn tượng cho bạn
đọc ở lối kể khách quan đứng ngoài của người kể chuyện. Người kể chuyện không
tham gia trực tiếp vào câu chuyện, chỉ thuật lại sự việc diễn ra tại căn nhà Ông Vip
vào buổi sáng khi người đàn bà vợ ông Vip “bị nhốt” tám ngày tám đêm trở về và
ngày mà bà trở về là ngày thứ chín. “Một cái gì đó rất bất thường trong căn nhà này.
Những bước chân phấp phỏng lên cầu thang. Vẫn không sao nhớ ra. Phải lên tầng
hai, thấy cái xe lăn của thằng Cá trong phịng ăn thì chị mới hoảng. Thằng Cá hầu
như không bao giờ rời cái xe. Bây giờ xe đấy mà không thấy người. Chị chạy lên tầng
ba, các phịng khác đều khố cửa như lúc chị đi. Lại chạy xuống tầng hai. Bấy giờ
mới thấy cánh cửa sổ phịng ăn ở thế khơng đóng hẳn khơng mở hẳn.” Chủ thể trần
thuật đã đứng ở một góc nào đó quan sát toàn bộ hành động của người đàn bà, từng
bước đi, từng suy nghĩ, tâm trạng hớt hãi khi không thấy Thằng Cá. Người kể chuyện
không hề can thiệp vào diễn biến của câu chuyện, cũng không bày tỏ cảm xúc, sự
đánh giá của mình mà chỉ khách quan dựng lại những hành động, suy nghĩ, lời nói của
nhân vật. Người đọc qua sự liên kết các tình huống, sự việc xảy ra sẽ tự lý giải tâm lý,
sự vận động bên trong của nhân vật qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ của họ. Khơng cần giải
thích, người đọc cũng có thể nhận biết được từng ý nghĩa câu chuyện.
Nhìn một cách tổng thể, tiểu thuyết “ Mười lẻ một đêm" của Hồ Anh Thái được
kể theo dạng thức người kể chuyện ngôi thứ ba với sự dịch chuyển điểm nhìn linh
hoạt. Ở những tiểu thuyết được kể theo dạng thức này, người kể chuyện cứ bình thản
thuật lại mọi việc như thế nó xảy ra như thế nào thì sẽ được ghi lại như thế ấy và nhân
vật sẽ tự bộc lộ hết tính cách qua những va chạm, mâu thuẫn với nhau. Điều này đã
giúp người đọc được tiếp cận gần hơn với nhân vật, được tìm hiểu trực tiếp nhân vật
thơng qua các mối quan hệ xã hội của nhân vật chứ không phải qua lăng kính trung
gian của người kể nào. Chính dạng thức tự sự này đã tác động không nhỏ đến ngôn
ngữ và giọng kể mang dấu ấn đặc trưng của tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
1.2. Chủ thể trần thuật mang điểm nhìn phức hợp
Điểm nhìn nghệ thuật là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Đó là từ một vị
trí, một điểm, một chỗ chứng, một góc câu chuyện đó được xem xét, miêu tả bình giá,
kể về sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Trong điểm nhìn nghệ thuật có các loại: điểm
nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn khơng gian, điểm nhìn thời gian, điểm
nhìn tâm lý, điểm nhìn tư tưởng,... Trong các tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn
và chủ thể trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì nhà văn kể
là điều đặc biệt quan trọng. Điểm nhìn nghệ thuật như những thước phim dẫn dắt
người đọc vào từng ngõ ngách của văn bản, đi tìm sâu cuộc đời, tính cách, số phận của
nhân vật. Pospelov khẳng định vai trị quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác
phẩm tự sự: “ Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân
vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với
những gì mà anh ta miêu tả". Một đặc điểm thú vị của hình thức trần thuật ngơi thứ ba
theo điểm nhìn phức hợp là có sự phối hợp giữa nhiều điểm nhìn trần thuật. Ở đó ln
ln có sự di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện đến nhân vật, từ điểm nhìn bên
ngồi vào điểm nhìn bên trong, từ điểm nhìn trong khơng gian và thời gian. Đó là một
trong những điểm độc đáo trong nghệ thuật trần thuật của Hồ Anh Thái nói chung và
tiểu thuyết “ Mười lẻ một đêm” nói riêng.
1.2.1. Sự dịch chuyển điểm nhìn bên ngồi vào bên trong
Những tiểu thuyết được kể bởi ngôi thứ ba mang điểm nhìn bên ngồi đều đem
đến một cái nhìn khách quan. Ở dạng thức này, người kể chuyện đứng ngoài câu
chuyện, khơng phát biểu gì về sự kiện, nhân vật, khơng bình luận, đánh giá, khơng đi
vào khám phá nội tâm nhân vật. Quyền năng của người kể chuyện trong dạng thức tự
sự này, đó là có thể nắm bắt được mọi hoạt động của nhân vật trong mọi thời gian và
không gian. Người đọc nắm bắt được lớp nghĩa ẩn sâu trong cấu trúc văn bản tự sự
chính là nhờ sự sắp xếp, tổ chức của người kể chuyện về diễn biến sự kiện và mối
quan hệ tương tác giữa các nhân vật trong truyện. Chẳng hạn, khi nói về các vị thế
trong gia đình bà mẹ, người kể chuyện đã đứng ở ngồi quan sát: Trong gia đình chị,
vị trí mẹ con ln ln đảo ngược. Con là mẹ và mẹ là con. Đổi chỗ hưng bao giờ
trong nhà cũng có đủ hai cương vị. Bao giờ cũng có mẹ (là con) và có con (là mẹ). Đủ
hai ngơi nên vẫn giữ được cái nhà. Các chương trong tiểu thuyết “ Mười lẻ một đêm"
hầu hết được kể theo điểm nhìn bên ngồi của chủ thể trần thuật vơ nhân xưng, bên
cạnh đó xen lẫn điểm nhìn bên trong. Ở mảng truyện nói về bà mẹ, thằng cá, chủ thể
trần thuật ẩn danh kể lại tất cả một cách khách quan, nhưng người ta vẫn khám phá
được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm. Lợi thế của ngôi kể vơ nhân xưng theo điểm
nhìn khách quan là tạo điều kiện để người đọc thâm nhập vào diễn biến của câu
chuyện bằng chính kinh nghiệm sống, khả năng phân tích, bóc tách lớp vỏ ngơn từ để
tìm hiểu ý nghĩa của nó.
Theo thuyết tự sự học, người kể chuyện ngơi thứ ba mang điểm nhìn bên trong
là hình thức tự sự mà người kể chuyện lấy thế giới nội tâm của nhân vật làm chỗ đứng
để kể chuyện, người kể chuyện nhìn các sự vật, hiện tượng bằng con mắt, sự suy nghĩ
và đánh giá nhân vật. Dòng suy nghĩ và ý thức của nhân vật trở thành ý thức nguồn
mạch xuyên suốt, dẫn dắt câu chuyện. Người kể chuyện ngôi thứ ba theo điểm nhìn
bên trong có sự tham gia của người kể chuyện trong một phạm vi ý thức chủ quan nào
đó nên người đọc sẽ cảm nhận khá rõ sự can thiệp của người kể chuyện. Chính vì vậy,
trong tiểu thuyết, lời người kể xen lẫn lời nội tâm của nhân vật. Ở chương II.Bà mẹ,
người kể chuyện kể về những mối tình mà bà trải qua, khơng qn kể lại những lần bà
tự tin và đầy tự hào với cái nhan sắc “ hơn người" ở độ tuổi bà “ Mẹ kể đầy tự hào.
Kiêu hãnh nữa. Mẹ tuổi về hưu mà nhuận sắc mà quyến rũ". Câu chuyện có thể được
kể từ điểm nhìn nhân vật, cũng có thể được kể bằng sự kết hợp giữa hai điểm nhìn của
nhân vật và người kể chuyện. Người kể chuyện với nhân vật mang điểm nhìn khơng
phải là một, nhưng khoảng cách giữa chúng lại rất gần, có những lúc trở thành thể
thống nhất.
Trong tiểu thuyết này, người kể chuyện tỏ ra thấy hiểu nhân vật và có khả năng
lột tả những tầng bậc sâu xa trong tâm hồn của người đàn bà lúc nhỏ. Điểm nhìn của
người kể chuyện giới hạn trong điểm nhìn của nhân vật.Trải qua nhiều đêm đi tìm tình
nhân cùng mẹ, “ con bé hào hứng được một hai đêm đầu. Từ đêm thứ ba nó ngúng
nguầy địi ở nhà một mình”. Với hình thức tự sự này, người kể chuyện chủ yếu khai
thác khía cạnh chủ quan của tâm lý nhân vật, nhưng bên cạnh đó vẫn có thể tách mình
ra khỏi nhân vật để thuật tả lại sự vật, sự kiện hoặc đưa ra những chỉ dẫn cho câu
chuyện của mình. Cách trần thuật này đã một phần thể hiện rõ những suy nghĩ, cảm
xúc trong nội tâm nhân vật. Không muốn đi theo nhưng vẫn phải đi, đi trong sự gượng
ép.
Đặc điểm chung của những tiểu thuyết giai đoạn hậu hiện đại được kể bởi
người kể chuyện ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong đó là người kể chuyện khách
quan đứng ngồi để kể, đơi khi nhập vào trực tiếp nhân vật, đơi khi tách mình ra để
nhận xét, đánh giá. Nhân vật ở đây được nhìn từ nhiều góc độ, từ ngoài vào trong, từ
xa đến gần nên dễ dàng thể hiện những khía cạnh tâm lý phức tạp, đa dạng. Quyền
năng của người kể chuyện theo điểm nhìn bên trong là có thể song hành hoặc đan xen
cùng điểm nhìn của nhân vật để thuật kể, người đọc có thể nhận thức được tồn bộ
cuộc đời, số phận cũng như tính cách của nhân vật.
Tóm lại, bằng việc dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngồi vào bên trong, thâm
nhập, mổ xẻ nội tâm nhân vật để thể hiện cái nhìn khách quan về cuộc đời nhân vật đã
giúp Hồ Anh Thái bày tỏ được quan điểm, tư tưởng của mình về thế giới xung quanh,
khiến câu chuyện trở nên khách quan hơn. Hiện thực trong truyện được khai thác thể
hiện từ nhiều góc độ, chiều kích khác nhau. Thật khó để có thể phân biệt rạch rịi điểm
nhìn bên ngồi và điểm nhìn bên trong ở tiểu thuyết này, bởi tác giả ln có sự kết
hợp, đan xen cùng để câu chuyện trở nên khách quan và có thể chuyển tải nội dung tư
tưởng của tác phẩm.
1.2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn trong khơng gian và thời gian
Bên cạnh sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngồi vào bên trong, “Mười lẻ một
đêm” của Hồ Anh Thái cịn có sự chuyển hóa, dịch biến trong khơng gian, thời gian.
Bối cảnh đầu tiên của câu chuyện hiện ra là không gian giới hạn là căn chung
cư nhưng các không gian trong các câu chuyện kể là không giới hạn. Đó là khơng gian
của thế giới đằng sau cánh cửa đóng, đầy nhốn nháo, nghịch lý. Các khơng gian được
mở rộng từ các không gian hẹp như công viên, thành phố, nông thôn đến các không
gian to lớn hơn ở các nước khác như Mỹ, các nước châu Âu. Ngồi những khơng gian
xã hội cịn có những khơng gian riêng tư như phịng trà, khán phịng,... Tất cả các
khơng gian đều được mở ra ở cả chiều rộng và chiều sâu.
Khi tác giả nhiều không gian như vậy, ta có thể thấy điểm nhìn trần thuật được
dịch chuyển rất linh hoạt. Từ khơng gian căn phịng ban đầu chuyển đến các không
gian khác nhau dựa theo lời kể chuyện, rồi lại quay về khơng gian căn phịng ban đầu,
và lại tiếp tục di chuyển khi kể đến các câu chuyện khác. Với khơng gian căn phịng
ban đầu làm gốc, các không gian khác luôn dịch chuyển, tuy nhiên, giữa chúng ln
có sự liên kết, song chiếu lẫn nhau.
Khơng gian và thời gian là hai thứ ln gắn bó khơng tách biệt. Trong sự dịch
chuyển điểm nhìn trần thuật của khơng gian, điểm nhìn trần thuật về thời gian trong
tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” cũng có những sự di chuyển nhất định. Thời gian hiện
tại, thời gian quá khứ, thời gian tương lai, thời gian thực, thời gian trong truyện cổ.
Tiểu thuyết này đã thành công trong việc chuyển hóa linh hoạt các thời gian. Nhờ vào
kiểu kết cấu đặc biệt “truyện lồng truyện”, Hồ Anh Thái đã tạo ra sự đan xen của cuộc
đời của các nhân vật. Những mốc thời gian, sự kiện trong cuộc đời của nhân vật này
ln có sự liên quan mật thiết đến nhân vật kia, mỗi cuộc đời của mỗi nhân vật là độc
lập nhưng lại được liên kết chặt chẽ với các nhân vật khác trong tiểu thuyết. Sự dịch
chuyển điểm nhìn trần thuật về thời gian đã tạo nên sự đan xen cuộc đời các nhân vật
trong truyện một cách tự nhiên. Qua đó cũng thể hiện được bút lực, tài năng của Hồ
Anh Thái trong việc thể hiện cái nhìn đa chiều về hiện thực đời sống.
Trong đó khơng chỉ là câu chuyện cuộc đời của các nhân vật mà còn là câu
chuyện của biết bao số phận con người ngồi kia, khơng chỉ có chuyện của q khứ
hay hiện tại đơn thuần mà cịn là sự chuyển hóa từ quá khứ đến thực tại, từ thực tại
đến tương lại. Tiểu thuyết không nhất định phải kết thúc ở thời điểm hiện tại, chuyện
vẫn có thể tiếp tục diễn biến đến “ngày mai” nhờ vào cách tổ chức thời gian của tác
giả.
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
(slideshare.net)
CHƯƠNG 2: TÍNH ĐA KẾT CẤU TRONG TIỂU THUYẾT “MƯỜI LẺ MỘT
ĐÊM” CỦA HỒ ANH THÁI
2.1. Kết cấu đa tuyến
Kết cấu đa tuyến thường được các nhà tiểu thuyết sử dụng. Êrenbua đã từng
phát biểu: “Tiểu thuyết của thời đại ta có nhiều chỗ khác với tiểu thuyết của thế kỉ
XIX, vốn được xây dựng trên lịch sử của một con người hay một gia đình. Trong tiểu
thuyết hiện đại có nhiều nhân vật hơn, số phận của họ đan chéo vào nhau, nhà văn
thường đưa người đọc từ thành phố này sang thành phố khác, đơi khi cịn sang cả
nước khác nữa, cách kết cấu khiến chúng ta nhớ đến những cảnh nối tiếp nhau trên
màn ảnh, những đoạn cận cảnh luân phiên với những cảnh quần chúng”. Khi xây
dựng tác phẩm theo kiểu kết cấu đa tuyến, nhà văn phải khái quát một bức tranh xã
hội rộng lớn, miêu tả nhiều mối quan hệ phức tạp, xen chồng lẫn nhau; trình bày nhiều
loại người, khai thác nhiều bình diện của cuộc sống. Hơn nữa, nhà văn phải biết tổ
chức sắp xếp các nhân vật theo những tuyến khác nhau, tạo lập những mối quan hệ, sự
kết nối giữa các nhân vật, phân bổ nhân vật theo từng môi trường, hồn cảnh hợp lí.
Các sự kiện trong truyện sẽ được tổ chức cho phát triển song song.
Tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái đã ứng dụng kiểu kết cấu đa
tuyến. Bối cảnh câu chuyện bắt đầu từ tình huống trớ trêu: cặp tình nhân bị nhốt ở căn
chung cư. Nhưng câu chuyện không phải xoay quanh các cách đơi tình nhân làm sao
để sinh tồn hay tìm cách thốt ra. “Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái có phần giống
với tiểu thuyết “Nghìn lẻ một đêm”. Trong suốt một nghìn lẻ một đêm, nàng
Sheherazade đã liên tục kể những chuyện về tình yêu, chiến tranh và pháp thuật, về
những vị vua cũng như bọn ăn mày, về những xứ sở mà kim cương nhiều hơn đá sỏi,
về những cô gái đẹp, về cả những mưu toan diễn ra trong các ngõ hẻm hay các khu
chợ tại các thành phố phương Đông. “Mười lẻ một đêm” là cả ngàn câu chuyện xảy ra
bên ngồi căn phịng bị khóa, là câu chuyện của cả đời người, của cả một xã hội:
Chuyện về ông họa sĩ, người đàn ông, ông Víp, người đàn bà vợ ông Víp, bà mẹ “năm
lần đị”, hai ơng giáo sư, thằng bé người cá,... trong nhiều chiều kích khơng gian rộng
mở. Từ căn chung cư, đến các hội hội thảo quốc tế, các trang trại của các vị phu
nhân,... Tất cả các tuyến nhân vật, các sự kiện được đặt trong các không gian sự kiện
cùng vận động tạo nên bức tranh hiện thực xã hội với tất cả sự hỗn tạp của nó.
Hồ Anh Thái khơng chỉ dừng lại ở một khoảng thời gian nhất định, một khoảng
không gian cố định mà ln có sự ln chuyển giữa các khoảng khơng thời gian khác
nhau. Tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” không chỉ dừng lại ở câu chuyện của một nhân
vật mà là sự đan xen của nhiều cuộc đời, nhiều nhân vật, tạo nên tấn bi kịch cuộc đời.
Nhiều loại người, lớp người được xây dựng với những số phận, tính cách khác nhau.
Tuy các nhân vật có vẻ được tạo dựng một cách rời rạc nhưng lại được nhà văn kết nối
với nhau bằng cái khung cuộc đời. Một nhân vật biểu trưng mỗi mặt khác nhau của
hiện thực cuộc đời, của thế giới mn màu mn vẻ.
Giáo trình Lý luận văn học 2 (Tác phẩm và thể loại văn học) trang 68
2.2. Kết cấu phân mảnh, lắp ghép
Đặng Anh Đào cho rằng hiện nay các nhà tiểu thuyết có xu hướng “giảm nhẹ
cốt truyện, nới lỏng độ căng của truyện”. Do đó, có thể thấy rằng các tiểu thuyết hiện
nay có cấu trúc phức tạp hơn, kết cấu theo kiểu “phân mảnh, lắp ghép” (montage) của
nghệ thuật điện ảnh được các nhà văn sử dụng hiệu quả. Kết cấu lắp ghép trong điện
ảnh vốn là những mảnh ghép của nhiều không gian cách xa nhau hay lắp những mảnh
ghép của thời gian quá khứ với những mảnh ghép của hiện tại. Tương ứng với mỗi
mảnh ghép là mỗi mảnh hiện thực của cuộc sống, theo đó là bức tranh xã hội mới hiện
lên sinh động, chân thật và toàn diện. Với kiểu kết cấu này, các tiểu thuyết gia có thể
che giấu những chi tiết, những sự kiện, hành động của nhân vật, tình tiết của câu
chuyện, làm cho người đọc khơng thể đốn trước điều gì sẽ xảy ra, từ đó gây nên sự
hứng thú, tò mò khi đọc tác phẩm. Tuy nhiên, vẫn có sự khác nhau giữa kiểu kết cấu
lắp ghép trong điện ảnh và văn học. Trong điện ảnh, người ta sẽ quay những cảnh cần
thiết sau đó liên kết chúng lại, còn đối với văn học, người ta chỉ có thể lắp ghép thơng
qua dịng chảy của kí ức.
Tác phẩm “Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái được kết cấu bằng cách “lắp
ghép” giữa các mảng không gian - thời gian qua hồi ức của hai nhân vật chính bị nhốt
trong văn chung cư (người đàn bà và người đàn ông). Cấu trúc của tiểu thuyết được
lắp ghép từ 9 chương tương đương với 9 phần khác nhau, mỗi chương có một tiêu đề
độc lập giống như những màn khác nhau trong một vở kịch. Đó là 9 mảnh ghép hiện
thực đời sống được Hồ Anh Thái góp nhặt và thể hiện trong đứa con tinh thần của
mình.
Mạch truyện được xây dựng theo lối kể đan xen, đang kể chuyện này nhưng lại
chèn truyện kia vào. Bắt đầu với cảnh đơi tình nhân bị nhốt ở căn chung cư đến
chuyện của “chàng họa sĩ chuối hột”, chuyện bà mẹ “năm lần đò”. Từ chuyện hội thảo
quốc tế đến chuyện các phu nhân cấp cao bàn chuyện mua đất, mua trang trại,...
Những tình tiết bất ngờ của kết cấu câu chuyện đã truyền tải vào cuốn tiểu thuyết một
lượng lớn kiến thức về các ngành khác nhau như nghệ thuật, kinh doanh, du lịch,...
các loại người khác nhau từ nhân viên đánh văn bản đến nhà diễn thuyết, những người
có tầm ảnh hưởng lớn như ơng Víp,... Nhà văn đã chủ động xáo trộn các mảnh ghép,
sau đó lắp ghép chúng lại một cách ngẫu nhiên, khiến chúng cùng xuất hiện, đặt
những không thời gian khác nhau lại cạnh nhau và khơng theo trình tự kết nối tất yếu.
Các chuỗi sự kiện khơng được trình bày theo thời gian tuyến tính sẽ làm cho câu
chuyện hấp dẫn hơn. Do đó, khi đọc, độc giả sẽ năng động đảo lộn trật tự xuất hiện
của các câu chuyện, nhân vật, tình tiết trong mạch chuyện chuyện để tạo ra sự liên kết
mới giữa chúng.
Đồng thời, Hồ Anh Thái còn áp dụng lối kể dự thuật ghi lắp ghép các mảnh
ghép lại với nhau. Sau khi giới thiệu cho đọc giả biết chuyện một người đàn ông và
một người đàn bà bị nhốt ở căn chung cư, như không thể tiết lộ chuyện đã biết trước,
người kể chuyện vội vàng kể việc anh bạn cho mượn phòng là “thực sự đi. Và đi
ln” chứ khơng “về giải phóng cho hai đồng đội” như đã hứa. Sợ rằng người đọc
chưa hiểu rõ, người kể chuyện cịn giải thích rõ hơn “nhưng hai nhân vật chính chưa
biết”. Hai nhân vật vẫn chưa biết được tình tiết của câu chuyện nhưng tác giả lại tiết
lộ tường tận cho người đọc. Do đó xảy ra sự việc chuyện xảy ra sau nhưng lại được kể
trước. Những tưởng điều này sẽ làm giảm đi sự cuốn hút câu chuyện vì người đọc đã
biết hết nhưng ở đây lại khiến người ta tò mò hơn. Bởi lẽ độc giả chỉ biết được kết quả
chứ khơng chứng kiến được q trình. Ta có thể biết trước lí do đơi tình nhân bị nhốt,
biết trước được đơi tình nhân kể chuyện cho nhau nghe và làm gì ở căn chung cư ấy
với thời gian bao lâu. Nhưng lại không thể nào biết được nội dung của những câu
chuyện ấy là gì, họ đã kể những cuộc đời con người trong câu chuyện ấy ra sao. Hiệu
quả trần thuật lúc này được nâng lên đáng kể.
Mỗi phần trong tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” là một câu chuyện nhỏ khác
nhau, nhưng mỗi câu chuyện tưởng chừng như đứt nối, riêng rẽ nhưng lại được ngầm
xâu chuỗi với nhau, vẽ nên bức tranh đậm chất hiện thực, khái quát được bối cảnh xã
hội hoàn chỉnh về cả phần nỗi lẫn phần chìm, qua đó gửi gắm nhiều bài học nhân sinh,
triết lý sống.
Vận dụng thành công cấu trúc phân mảnh, lắp ghép, Hồ Anh Thái không chỉ
tạo ra sự hấp dẫn riêng cho tiểu thuyết của mình mà còn xác lập phong cách nghệ
thuật xây dựng tiểu thuyết độc đáo. “Mười lẻ một đêm” đã đem đến cái nhìn đa chiều
hơn về con người ở các tầng lớp khác nhau cũng như xã hội Việt Nam ở thời kì đổi
mới, nơi mà những thứ kệch cỡm lại được xem là độc lạ, tiếp nhận văn hóa phương
Tây mà lại làm biến chất văn hóa bản địa phương Đơng vốn có. Hồ Anh Thái đã cho
người đọc mãn nhãn, cho thấy rằng ông thực sự là người mê “chơi cấu trúc”. Ơng
khơng muốn đi theo lối cũ của các tiểu thuyết gia trước đó mà muốn mạo hiểm, thử
thách bút lực của mình với loại kết cấu mới, sẵn sàng trải nghiệm và trả giá cho thử
nghiệm mới mẻ này.
Tóm lại, kiểu kết cấu phân mảnh lắp ghép khơng chỉ có ý nghĩa như một sự
cách tân nghệ thuật nhằm tạo ra kiểu cấu trúc mới hấp dẫn hơn, nhiều tầng nghĩa hơn.
Thêm vào đó cịn là những kích thích tích cực, sự năng động của người đọc. Càng
nhiều yếu tố ngẫu nhiên, càng hấp dẫn, bởi tính có thể đốn trước được càng giảm.
Hơn nữa, kiểu kết cấu này cịn kích thích khả năng tiếp nhận tích cực, sáng tạo, năng
động, làm vững chắc hơn chỗ đứng của tác phẩm trong nền văn học.
Microsoft Word - 2_222_-2017 -Tran Quang Hung.doc (vista.gov.vn)
Đa dạng hóa nghệ thuật kết cấu tác phẩm trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kỳ đổi mới | Nhân | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH - KHOA HỌC XÃ HỘI (ou.edu.vn)
2.3. Kết cấu truyện lồng truyện
Kết cấu truyện lồng truyện đã được sử dụng trong văn học Ấn Độ từ thời cổ
đại. Đông Nam Á là một khu vực gần gũi và có tiếp nhận rất nhiều ảnh hưởng của Ấn
Độ về nhiều phương diện văn hóa, Hồ Anh Thái cũng đã từng có thời gian du học ở
Ấn Độ nên đã học tập được loại hình kết cấu đặc biệt này. Nói một cách đơn giản, kết
cấu truyện lồng truyện là thủ pháp lồng ghép một hay nhiều câu chuyện vào tác phẩm
chính trong q trình diễn tiến của tác phẩm chính trong q trình diễn tiến của tác
phẩm.
Tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” gồm chín chương với chín câu chuyện về nhiều
cuộc đời, nhiều con người. Câu chuyện bắt đầu từ cảnh một đơi tình nhân bị nhốt ở
căn chung cư của một người bạn - họa sĩ “chuối hột”. Các câu chuyện được kể ra đan
xen vào câu chuyện của hai nhân vật chính, họ vừa kể chuyện vừa “hy vọng chủ nhà
có thể về bất cứ lúc nào. Sẽ mở khóa. Sẽ giải thốt cho họ”, vừa tìm cách để thốt ra,
tìm cách để sinh tồn trong căn chung cư ấy “suốt tám ngày và bảy đêm”. Và nhân vật
đầu tiên được kể đến trong câu chuyện của hai người đó chính là chủ nhà. “Một họa
sĩ. Tốt nghiệp đại học Mỹ thuật Yết Kiêu hẳn hoi.”, “Bốn mười tám tuổi vẫn là chàng
trai độc thân”. Là người “cởi mở, cởi hết mở hết”. Lâu lâu, chàng họa sĩ ấy lại biến
mất đột ngột, có khi đi mấy ngày, có khi cả tháng chưa về, đơi tình nhân bị nhốt mấy
ngày trời cũng vì lí do đó. Rồi đến đêm thứ hai, người đàn bà bắt đầu kể về mẹ mình.
Mẹ của người đàn bà vợ ơng Víp là “người đàn bà nay tuổi năm mươi nhưng mãi có
một trái tim thiếu nữ”. Bà là người phận “mười hai bến nước, năm lần đò”. “Mẹ toàn
mê trai tân… Độc quyền trái tim bằng kỹ năng xác thịt. Không quản ngại… Đấy là
phương châm của người đàn bà lấy chồng không biết mệt này. Rồi đến đêm thứ ba,
thứ tư, thứ năm, thứ sáu và thứ bảy, các câu chuyện về nàng, chàng, rồi chuyện về
chàng và nàng, chuyện về thằng bé người cá và cha của nó,...
Các nhân vật trong truyện là những con người mà nhân vật chính được tiếp xúc
và đơi khi là câu chuyện của chính nhân vật chính kể về những gì mình đã trải qua,
những trải nghiệm của chính họ. Chính mắt họ đã thấy, chính bản thân họ đã làm
những thứ nghịch lý, những thói xấu trong từng loại người, những điều kệch cỡm nhất
trong xã hội. Ngoài hai nhân vật chính, việc có nhiều nhân vật khác có liên quan đến
cuộc đời của đơi tình nhân đã làm tăng số lượng nhân vật trong tác phẩm. Các câu
chuyện vốn độc lập là được liên kết một cách hữu cơ vào mạch câu chuyện chính qua
lời kể chuyện. Chiều sâu nhận thức, quan niệm nhìn nhận thế giới hiện thực khách
quan của tác giả được thể hiện thông qua chuỗi những cuộc đời, số phận được tái hiện
trong văn bản nghệ thuật.
Sự di chuyển của kết cấu truyện lồng truyện và kiểu truyện khung trong văn
học từ Ấn Độ sang Đông Nam Á (khoavanhoc-ngonngu.edu.vn)
—---------------------CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “ MƯỜI
LẺ MỘT ĐÊM" CỦA HỒ ANH THÁI VỀ MẶT NGƠN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU.
3.1. Ngơn ngữ trần thuật
“Văn học là nghệ thuật ngôn từ”, quan niệm này phân biệt văn học với hàng
nhiều loại hình nghệ thuật khác. Ngôn từ là yếu tố đầu tiên mà người đọc tiếp nhận
khi tiếp cận với một tác phẩm văn học. Trên đời sống thực tế thì ngơn ngữ ngơn từ là
phương tiện truyền đạt nội dung, tri thức,... Còn đối với một tác phẩm văn học thì
ngơn từ ngữ là lớp bề mặt kết nối giữa tác giả và người đọc.
3.1.1. Ngôn ngữ giàu chất đời thường.
Ngôn ngữ nghệ thuật là nét đặc trưng thể hiện chất văn hóa trong sáng tạo của
nhà văn. Song tuy nhiên trong tác phẩm văn học thì ngơn ngữ ln được trau chuốt
mài dũa tạo nặn mang tính chất hàm ý ẩn dụ thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
Khi những tác phẩm văn học thời trước mang âm hưởng hào hùng của khí thế chiến
tranh. Câu từ ln là những nét đặc trưng của thời chiến thì bên cạnh đó cũng có
những tác phẩm mang hơi hướng miêu tả trần trụi đời sống thường nhật, những vẫn đề
nhức nhối trong xã hội. Ta có thể đã bắt gặp một chất giọng đầy tính chế giễu châm
biếm ở tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, một Xuân tóc đỏ mà có lẽ độc giả chẳng thể
nào quên. Giờ đây Hồ Anh Thái trong Mười lẻ một đêm của mình cũng đã tạo nên
một sức hút đặc biệt đối với giới đọc nghệ thuật khi đưa một lối viết đầy lơi cuốn của
mình vào từng trang văn câu chữ, qua đó thể hiện cái lõi của hiện thực xã hội đầy trần
trụi. Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái mang đến cho độc giả một lối kể quen thuộc
gần gũi qua đó làm nổi bật lên những trị lố lăng kệch cỡm về đời sống của giới tri
thức nửa mùa, những kẻ bất tài mang danh nghệ sĩ.
Trong từng trang văn của Mười lẻ một đêm khơng q khó để nhận ra lối viết
rất dung dị, như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Câu thoại của nhân vật thậm chí là câu
thoại bộc lộ chính nội tâm tác giả cũng rất gần gũi, chân thật không hề xa hoa mĩ
miều. Thẳng thắn mà nói, thật hiếm khi hoặc có lẽ là chưa bao giờ mà ngôn ngữ chợ
búa lại được đưa vào tác phẩm văn chương nhiều đến vậy. “Cái ảnh khoe chim đầu
đời vận vào cả đời. Suốt thời tuổi thơ đi học thì chớ, về đến nhà là thằng bé tụt hết cả
quần áo đi ra đi vào. Nhông nhông. Ra ra vào vào trong căn nhà phố cổ. Nhơng
nhơng nhà bếp chung nhà tắm chung vịi nước chung. Cho đến tuổi dậy thì. Nói cho
đúng thì nó cịn tiếp tục nhơng nhơng cả tuổi dậy thì nếu khơng có một sự cố. Lần ấy
nó ra sơng Hồng tắm với lũ bạn như mọi lần. Nó cởi hết quần áo chạy tồng ngồng từ
nhà ra phố, chạy qua con đê ra bãi sông. Cả phố đã quen với hình ảnh này mười hai
năm rồi. Nhưng hơm ấy cả phố phải giật mình. Bắt đầu từ hơm ấy thằng bé đã ria
mép lún phún. Lún phún cả lông cả lá. Nó thì khơng ý thức được sự thay đổi của cơ
thể. Nó vẫn vơ tư như mọi lần. Tắm xong nó lại tơ hơ tênh hênh chạy từ bãi sông dọc
theo đường phố về nhà. Tổ bảo vệ dân phố rầm rập đuổi theo.”
Từng chữ từng câu, từng trang văn dày đặc những từ ngữ phổ thông, chuyên
dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày “Bồ bồ tui nói cho bồ biết nghe các chương
trình biểu diễn kỉ niệm lễ lạt hổng có thiếu được tui đâu nghe”, “Quanh năm cứ sắp
đến ngày lễ là giở áo dài ra là ủi cẩn thận, xức nước hoa cẩn thận, bồn chồn ra
ngóng vào trơng có cú điện thoại mời đi ca. Hổng có điện thoại. Hổng có người đến
mời.” Câu văn nhưng mang cốt cách của một câu giao tiếp thông thường, từ ngữ gian
dị, chân phương pha nét tinh nghịch. Hồ Anh Thái chẳng ngại ngùng khi mang những
lối ngôn ngữ hết sức trần trụi vào mạch kể chuyện của mình. Người đọc đơi lúc phải
nóng mặt khi nghe, khi nhìn, khi mường tượng những cuộc vui thể xác mà tác giả gợi
đến “ Nhưng mà tạo hoá bù trừ. Chàng đứng trên hội hoạ nhưng không biết vẽ.
Chàng đứng trên tình trường nhưng chẳng tình nào đậu. Bốn mươi tám tuổi vẫn là
chàng trai độc thân. Lâu lâu dắt về nhà một cô. Cô nào cũng tuột được xiêm y, tuột
được cả giày tất để lộ gót hài. Hoạ sĩ không biết vẽ mà tuột xiêm y con gái nhà người
ta ra là không phải cần người mẫu khoả thân. Không phải để vẽ mà chỉ để làm mỗi
việc ấy. Xong. Đường ai nấy đi. Lâu lâu sau lại dắt về một cô khác giới thiệu với
mẹ.”, “Gã là con người hồn nhiên cởi mở. Chữ cởi mở hiểu theo đúng nghĩa là dễ
dàng bộc lộ con người mình. Chữ cởi mở cịn được hiểu theo nghĩa ông Víp vẫn hiểu.
Cởi mở. Đấy là loại phim con heo cởi hết ra mở hết ra. Cần hiểu gã theo cả nghĩa ấy.
Mấy hoạ sĩ tài danh bạn gã chuyên thành công ở loại tranh khoả thân, mấy anh
chàng ấy chỉ thích cởi mở người mẫu chứ khơng cởi mở chính mình.”
Lối kể chuyện mang đậm dấu ấn từ ngữ phổ thông giúp Hồ Anh Thái rút ngắn
được khoảng cách giữa người kể chuyện và người tiếp nhận câu chuyện. Cách trần
thuật như thế này luôn tạo được cảm giác hịa nhập, hóa vai. Người đọc phải chăng có
cảm nhận chính mình đang trực tiếp chứng kiến, trực tiếp nhìn thấy, chạm vào được
từng sự vật sự việc được tác giả xây dựng nên trong câu chuyện.
3.1.2 Ngôn ngữ giàu chất thơ.
Với lối ngơn ngữ dung dị có phần suồng sả đời thường đã thêu dệt lên nét đặc
trưng riêng của Mười lẻ một đêm, song bên cạnh đó ngôn ngữ trong Mười lẻ một đêm
của Hồ Anh Thái cịn hiện lên thơng qua các hình tượng, các hình ảnh mượt như
nhung tạo nên một không gian đẫm chất thơ. Tác giả miêu tả một Đà Lạt đẹp tuyệt
vời, đẹp tinh khơi lịng người. “Lên Đà Lạt thành phố sơn nữ mơ màng. Vẫn còn dịu
dàng duyên dáng lắm tuy không bằng Đà Lạt những ngày anh đến đầu tiên. Những
biệt thự bỏ hoang đi qua nhìn vào tơi tối như nhà có ma. Những căn nhà mái tơn gỉ
hoen, từ trên cao nhìn xuống như những cái sẹo thâm, như những vạt hắc lào. Sơn nữ
mắc bệnh ngoài da. Địa thế trên cao nhìn xuống những mái nhà như Đà Lạt không
được cho phép làm nhà mái tôn. Phải là mái ngói đỏ, khi hết đỏ ngả sang màu rêu
phong cũng còn chấp nhận được. Anh bảo nếu anh là người quản lý Đà Lạt, anh sẽ
phạt những người làm nhà mái tôn. Vết lang ben mái tôn làm giảm ấn tượng đẹp về
Đà Lạt có hồ Tuyền Lâm, nhà thờ Chánh Tòa, chùa Linh Sơn và những thác nước.
Thác Cam Ly quán xá mở cái băng Đà Lạt ơi có nghe chăng Cam Ly khóc tình đầu
dang dở. Khóc thật. Thác ngày một ít nước. Những tảng đá ướt át trơn chuội. Rác
rưởi vứt như thể Cam Ly là bãi tập trung rác cho khu vực.”. Đọc đoạn văn ta cứ ngữ
hình ảnh một vùng đất lãng mạn trữ tình hiện lên trước mắt.
Khơng phơ trương, khơng hoa mĩ, giản dị đời thương nhưng không bị tẻ nhạt.
Ngôn từ trong văn chương Hồ Anh Thái hiện lên cũng thực sự đẹp, thực sự đời, thực
sự rất thơ. Đối lập lại những khoảng khắc rất đời của một Hồ Anh Thái thì lại có
những đoạn hiện lên thật mộng mơ. Phải công nhận rằng Hồ Anh Thái khơng khác
một nhà thơ tức cảnh sinh tình. Hàng loạt những từ láy giúp nâng tầm chất thơ mộng
của cảnh đời lên mức độ hoa mĩ nhất “mơ màng, dịu dàng duyên dáng, dang dở,...”.
Từ khi nào một cảnh vật vơ tri vơ giác trở nên có hồn có sức ấm đến thế. Khơng chỉ
xét trên hình thức biểu hiện, thơ mang chất thơ bởi nó truyền tải cảm xúc sâu lặng,
nén chặt đa cảm hơn mà truyện, tiểu thuyết cũng có thể hồn tồn chứa đựng dược
yếu tố đó.
3.2. Sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm”
Trong truyện kể thì giọng điệu cũng là một yếu tố cơ bản phản ánh quan điểm
thị hiếu, thẩm mỹ sáng tạo của người viết. Giọng điệu quyết định đến lối trần thuật,
phong cách nghệ thuật của tác giả. Giọng điệu thường được thể hiện thông qua lựa
chọn từ ngữ hoặc qua quan điểm của tác giả về một chủ đề cụ thể. Tất cả các tác phẩm
được viết đều chứa chủ đề chính, chủ đề trung tâm của tác phẩm. Cách thức mà chủ đề
đó được thể hiện được gọi là giọng điệu. Đặc biệt, trong văn học, giọng điệu được
dùng để thể hiện thái độ của tác giả đối với một chủ thể cụ thể. Giọng điệu cũng giúp
người đọc xác định họ nên cảm thấy thế nào khi đọc một tác phẩm và giúp hình thành
quan điểm của người đọc về tính cách và sự khác biệt của nhân vật. Qua đó mang lại
màu sắc và chiều sâu cho một tác phẩm viết.
3.2.1. Giọng điệu triết lý
Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng mang một nét ý nghĩa riêng. Ngay từ
khi thai nghén tác phẩm thì tác giả đã chất chứa rất nhiều dụng ý về mặt nghệ thuật
cũng như giá trị về nội dung. Trong Mười lẻ một đêm bên cạnh những giây phút nực
cười vì hiện thực xã hội đầy những rối răm, trái với đạo lí ln thường thì cũng có
những giây phút chiêm nghiệm suy ngẫm về cuộc đời. Một bà mẹ với năm lần đị, một
người mẹ với cuộc hơn nhân cùng với những người chồng không mấy hạnh phúc cũng
đã tác động nhiều lên tư tưởng suy nghĩ của đứa con gái, “Sau lần lấy chồng thứ năm,
nàng quay trở về cũng năm mươi ba tuổi. Đúng lúc con gái nàng ba mươi tư, lần đầu
tiên lấy chồng. Tưởng cô con gái không thiết tha gì nữa thì cơ lấy chồng. Tuổi cơ với
tuổi mẹ cô thuộc diện tứ hành xung. Hai người đàn bà cực kỳ trái ngược. Cô thấy cái
phương châm của mẹ chơi xuân kẻo hết xuân đi sao mà giống thứ ẩm thực ăn gỏi
nhắm sống nuốt tươi. Cái câu đùa về làm gì, ở lại đây mà ngủ chỉ có một phần đùa,
chín phần là thật. Cơ dị ứng với tiếng chồng. Cho đến lúc ấy, chồng đồng nghĩa với
hình ảnh năm chàng trai của mẹ cơ. Chồng đồng nghĩa với gã đàn ông quần đùi rộng
ngồi giạng chân phơi hết cả công cụ bèo nhèo. Cái tiếng chồng, cô nghe cứ ghê ghê
thế nào.”
Đôi khi, trong trang viết, nhà văn thể hiện nhiều suy tư, trăn trở về đời sống và
giá trị của tinh thần nhân văn, nhân bản trong một xã hội đầy biến động. Bằng tiếng
cười, tác giả của “Mười lẻ một đêm” đã phanh phui những cái nhẽ ra khơng có quyền
tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc sống. Mặt khác, nhà văn cũng
buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống này, ở đây, bây giờ, tất cả đều
đang ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật tự tương đối, sẽ phải mất khơng ít thời
gian và nỗ lực! Dẫu có giễu đời, giễu người bao nhiêu đi chăng nữa
“Cô cứ thế hơn mười năm sau đó. Ba mươi tuổi trở đi bị coi là gái già. Bà mẹ
lăng nhăng cứ tưởng cô không thể nào lấy chồng được nữa, bà thường đùa cô chịu
nghiệp chướng của bà, một thứ quýt làm cam chịu. Mãi đến năm ba mươi tư tuổi cô
mới lấy chồng. Chuyện lấy chồng của cô, anh không biết. Khi ấy anh đã chuyển vào
làm ăn ở Sài Gòn. Họ đứt liên lạc. Những năm vào Sài Gòn anh phải vật lộn quay
cuồng cho một cơng ty phất lên như diều gặp gió.”
Thơng qua những điều được tác giả xây dựng trong tác phẩm của mình
3.2.2. Giọng điệu hài hước giễu nhại
Là một nhà thơ mới với giọng văn trẻ trung hiện đại, ngồn ngồn chất sống, giàu
khám phá và sáng tạo. Ông viết rất hay cả tiểu thuyết và truyện ngắn, được cơng
chúng nhiệt thành đón nhận, song tiểu thuyết mới là địa hạt thể hiện tài năng và
tạo dư ba nhiều hơn. Tiểu thuyết của ơng có biên độ khám phá hiện thực đa
dạng, chiều kích khơng gian và thời gian được mở rộng, giọng điệu trào tiếu mới
lạ tinh tế. tạp chí khoa học xã hội số 3 (211) 2016 Mai Trương Huy
Trào tiếu là bút pháp chủ đạo trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, có thể dễ
dàng nhận ra rằng xuyên suốt tác phẩm Mười lẻ một đêm không một giây phút nào tác
giả không mỉa mai đến từng hành động đối ứng của các nhân vật. Từng câu từng chữ
là những lời châm biếm, đọc đến có khi thấy thực nực cười vì cái rối ren của xã hội.
Nghệ thuật trào tiếu trong tác phẩm của Hồ Anh Thái được xây dựng qua việc
tạo tình huống, nhân vật và giọng điệu trào túng. Xây dựng một tình huống độc lạ
bằng trí tưởng tượng rất mới, có phần phi logic. "Có một người đàn ơng và một người
đàn bà bị nhốt trong căn hộ trên tầng sáu suốt mười một ngày đêm". Đó là hai người
nửa bạn nửa tình nhân mới gặp lại nhau sau hơn mười năm xa cách, và họ muốn trao
thân cho nhau, lần đầu tiên. Họ mượn căn hộ của một người bạn - Họa sĩ Chuối Hột để gặp gỡ, và đã bị nhốt ở đó bởi sự đãng trí ma lanh của ông bạn trời đánh. Chỉ một
tình huống trớ trêu ấy mà cả một không gian xã hội rộng lớn đã mở ra, mở ra theo
những trải nghiệm quá khứ của ba nhân vật tham gia tấn trò đời: Họa sĩ Chuối Hột,
Người đàn ơng và Người đàn bà. Tiếp đó là hàng loạt nhân vật khác. Tất cả các câu
chuyện đều được kể lại từ ngơi thứ ba số ít; và luôn luôn giọng phát ngôn này bị đan
cài, bị đánh lẫn vào giọng của chính các nhân vật đang được nói tới, nó tạo nên một
kiểu giọng tưng tửng, giỡn cợt, giễu nhại rất đặc trưng cho văn xuôi Hồ Anh Thái”
(Báo Đại biểu Nhân dân)
Nhà văn đã bày bộc được những lố lăng của xã hội, những vấn đề kệch cỡm
của đời sống xã hội đương đại. Mỗi nhân vật được xây dựng mang một tính cách một
hình hài riêng song thơng qua đó thể hiện được cái nực cười của xã hội bấy giờ.
“Một điều không thể từ chối là công danh của riêng chị. Lấy ơng Víp được
năm năm rồi, đường cơng danh của chị trở thành đường cao tốc. Loại đường vận tốc
tự do, khơng có cảnh sát đứng bên đường bắn tốc độ. Chị bảo vệ xong luận án tiến sĩ.
Tiến sĩ nội hóa thơi, lại ngay tại trường mình. Chị được đề bạt trưởng khoa, hứa hẹn
sẽ là phó hiệu trưởng. Hai ơng giáo sư đầu râu tóc bạc bên viện nghiên cứu tình
nguyện làm biên tập cho luận án của chị để xuất bản thành sách. Một trong hai ơng
cịn đánh tiếng sẵn sàng viết một cuốn sách cho chị đứng tên. Có sách cỏ đủ giờ dạy
mới đủ tiêu chuẩn phong giáo sư. Đề đạt phong viện sĩ nữa.”
Đã có nhiều nhận định rằng sau Vũ Trọng Phụng thì sau bao nhiêu năm trên
văn đàn văn học Việt Nam lại xuất hiện một cây bút với chất giọng trào lộng hóm
hỉnh như thế. Với giọng điệu này Hồ Anh Thái đã khẳng định được phong cách của
mình giữa hàng trăm nhà văn, giữa hàng ngàng tác phẩm văn chương khác nhau. Giữa
cuộc sống bộn bề vội vã này thì con người cũng đang gấp rút chạy theo những điều
phù phiếm, nhưng cũng không thể trách bởi sâu bên trong con người là sự chạy đua
với lòng tham, sự hám danh lợi. Một cách thô thiển nhưng cũng thật đúng đắn bởi đấy
là những gì thật nhất của mỗi con người.
Hai ông này đều được coi là giáo sư đầu ngành. Những giáo sư thế hệ sau năm
1954 đi học bổ túc công nông về làm giảng viên đại học. Bao nhiêu thế hệ nhân tài từ
tay họ mà ra. Bao nhiêu học trò của họ đều trở thành người quản lý các bộ các
ngành… Kiến thức của hai ơng giáo sư mãi mãi dừng lại ở trình độ cử nhân bổ túc
cơng nơng. Có thêm cái lanh cái ma cái xảo của cá tính.
Với cách xây dựng tình huống nghịch lí, tiếng cười làm chủ đạo, Mười lẻ một
đêm đã tạo ra các nhân vật mang tính cách lập dị, có một khơng hai từ đó bộc lộ được
những điều oái ăm, quái đản ở mọi mặt trong cuộc sống đương đại. Cuộc sống là
những điều phức tạp, bất ngờ. Nếu bằng phẳng, sn sẻ thì chẳng còn là cuộc đời bất
biến. Đời là những mảnh ghép đa sắc màu, đa hình dạng. Thơng qua cách xây dựng
những nghịch lí trớ trêu tạo tiếng cười để chế giễu cười nhạo cái thật nhất, những thói
hư tật xấu dẫu đó là những hiện tượng nhỏ nhất trong xã hội. “Nhà văn là người thư kí
trung thành của thời đại”, nhà văn viết, cảm những gì chấn thật, sát sao nhất với dòng
chảy của xã hội. Ở mỗi thời kì giai đoạn xã hội nào thì vấn đề con người xã hội vẫn là
trung tâm của nhận thức. Hồ Anh Thái đã tố cáo được cái lố lăng kệch cỡm của các
tầng lớp người trong xã hội thông qua chân dung các nhân vật được ông xây dựng đầy
công phu. Đọc từng dòng từng câu chữ là từng tiếng nấc cười, cười vì tính nghịch lí,
cười vì cảnh đời trớ trêu, cười vì đơn giản đó là những chuyện đáng nực cười.
3.2.3. Giọng điệu bi thương
KẾT LUẬN
Từ những phân tích nêu trên, chúng tơi muốn nhấn mạnh vai trò của yếu tố trần
thuật trong tiểu thuyết nói chung và trong tiểu thuyết tự sự nói riêng. “Mười lẻ một
đêm” của Hồ Anh Thái đã thể hiện rõ những cách tân mạnh mẽ, ơng có lối trần thuật
riêng, sáng tạo dựa trên sự nối tiếp của những sáng tạo trước đó. Tiểu thuyết đã có
những đặc sắc đáng kể về nghệ thuật trần thuật như sau:
Người kể chuyện ngơi thứ ba tồn tri xuất hiện ở nhiều điểm nhìn các nhau, và
dịch chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn. Từ sự di chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào
bên trong, thâm nhập, mổ xẻ nội tâm nhân vật để thể hiện cái nhìn khách quan về cuộc
đời nhân vật đã giúp Hồ Anh Thái bày tỏ được quan điểm, tư tưởng của mình về thế
giới xung quanh, khiến câu chuyện trở nên khách quan hơn. Hiện thực trong truyện
được khai thác thể hiện từ nhiều góc độ, chiều kích khác nhau. Bên cạnh đó, sự dịch
biến điểm nhìn khơng thời gian thể hiện sự đa phức của mảnh hiện thực mà nhà văn
phản ánh. Ở đó khơng chỉ có câu chuyện của người kể mà cịn là câu chuyện của cả
ngàn vạn con người ở xã hội ngồi kia, khơng chỉ là những câu chuyện trong quá khứ
hay hiện tại mà còn là những câu chuyện có thể xảy đến trong tương lai; khơng chỉ là
những câu chuyện xung quanh nơi ta ở mà còn là ở những đất nước xa xơi…
Người ta nói Hồ Anh Thái là người “mê chơi cấu trúc”. Ông quan niệm cuộc
đời như một mảnh vỡ, bản thân con người lại mang những mảnh vỡ, những xung lực
khác nhau trong trăm ngàn mảnh vỡ kia đã trở thành nét riêng trong quan niệm cuộc
sống của chính bản thân ơng. Điều này đã tạo nên một “Mười lẻ một đêm” với đa cấu
trúc, nhưng đặc sắc nhất, thành công nhất vẫn là cấu trúc “phân mảnh, lắp ghép”, từ
những mảnh hiện thực được cóp nhặt, Hồ Anh Thái đã kết tinh nó thành những mảnh
ghép hồn hảo, vừa khít nhau để tạo nên một bức tranh hiện thực, sống động ngay
trong tiểu thuyết của chính mình.
Ngơn từ là thứ đưa chất liệu chính đưa văn bản nghệ thuật đến với người đọc.
Trong từng trang văn của Mười lẻ một đêm không quá khó để nhận ra lối viết với
ngơn ngữ khơng phơ trương, không hoa mĩ, giản dị đời thương nhưng không bị tẻ
nhạt. Ngôn từ trong văn chương Hồ Anh Thái hiện lên cũng thực sự đẹp, thực sự đời,
thực sự rất thơ. Khơng chỉ xét trên hình thức biểu hiện, thơ mang chất thơ bởi nó
truyền tải cảm xúc sâu lặng, nén chặt đa cảm hơn mà truyện, tiểu thuyết cũng có thể
hồn tồn chứa đựng dược yếu tố đó. Cuối cùng, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng Hồ
Anh Thái là “người kể chuyện có duyên”, chất giọng kể rất đặc sắc và lôi cuốn. Trong
tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” ln có sự tham dự của dàn hợp xướng nhiều giọng
điệu, triết lí, hài hước, giễu nhại và đơi chút sự bi thương. Sự hịa điệu của các giọng
điệu, ngôn ngữ đã tạo nên một “Mười lẻ một đêm” đa thanh, đa giọng điệu, qua đó
mang lại màu sắc và chiều sâu cho một tác phẩm viết.
DONE
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hồ Anh Thái. 2006. Mười lẻ một đêm. Đà Nẵng: Nxb. Đà Nẵng.
BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC
STT LỚP
HỌ TÊN
NHIỆM VỤ
1
21SNV3
Lê Đoàn Khánh Hương
Mở đầu + chương 1
2
21SNV3
Võ Thị Thu Hiền
Kết luận + chương 2
3
21SNV3
Võ Hồ Xuân An
đảm nhiệm word + chương 3
GIA HẠN: 23h59 Thứ 7 ( 24/12/2022) HOÀN THÀNH TẤT CẢ
ĐÁNH
GIÁ