Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong Mười lẻ một đêm, Trong sương hồng hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.57 KB, 17 trang )

Tiến trình văn học GVHD: TS Nguyễn Khắc Sính
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Đến nay, sau rất nhiều tranh cãi, thậm chí ngờ vực, hậu hiện đại và những
ảnh hưởng của nó đã bước đầu được nhìn nhận trong đời sống xã hội Việt
Nam nói chung và trong văn học nói riêng. Với nỗ lực hoàn thiện và phát
triển, văn học đương đại, đặc biệt giai đoạn từ 1986 đến nay, đã chuyển
mình mạnh mẽ để tham gia vào diễn trình hiện đại và hậu hiện đại của văn
học thế giới với những gương mặt tiêu biểu, trong đó có Hồ Anh Thái.
Là một trong không nhiều cây bút tạo được thành công trong cuộc chạy tiếp
sức qua hai thế kỉ. Nhìn đời sống như những mảnh vỡ, tiểu thuyết Hồ Anh
Thái thể hiện tinh tế những nỗi hoang mang về con người...
Từ khi là một cây bút trẻ, rất nhạy cảm với môi trường công nghiệp hiện
đại, tác giả này đã lựa chọn cho mình một phương thức thể hiện rất riêng.
Chính sự kết hợp hài hòa giữa cái phương Tây mới lạ và nét phương Đông
thuần hậu đã ươm mầm cho cách cảm, cách nghĩ, cách chiêm nghiệm về
“cõi người”, “cõi đời” với tất cả sự vô nghĩa và phi lý trong những trang viết
sắc sảo của ông. Trong bài viết này, chúng tôi chú trọng tìm hiểu những
biểu hiện của văn học hậu hiện đại trong truyện ngắn của nhà văn trên một
số phương diện chính: hệ thống đề tài, nhân vật và ngôn từ nghệ thuật.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại trong các
tác phẩm của Hồ Anh Thái. Điển hình là:
- “Dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn Hồ Anh Thái” - Bùi Thanh
Truyền.
- Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Anh Thái – Bùi Thanh Truyền, Lê
Biên Thùy
- Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái - Anh Chi.
- Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắt ra từ phía sau - Nguyễn Thị Minh
Thái
- Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại - Thái


Phan Vàng Anh
Với thời lượng nhỏ của một bài tiểu luận và kiến thức còn hạn chế của
bản thân, trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu
trước đó, hy vọng đề tài này mang đến một cái nhìn cụ thể về “Ảnh hưởng
của chủ nghĩa hậu hiện đại trong Mười lẻ một đêm, Trong sương hồng hiện
ra, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái”.
SVTH: Trương Thị Liên – Lớp 09CVH1
1
Tiến trình văn học GVHD: TS Nguyễn Khắc Sính
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu mà các công trình nghiên trước,
dựa trên những hiểu biết của bản thân, trong phạm vi một đề tài nghiên cứu
nhỏ, bài tiểu luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp liệt kê phân loại: đây là phương pháp nghiên cứu thường
thấy trong các nghiên cứu khoa học. Sử dụng phương pháp này nhằm liệt kê
những luận điểm, luận cứ nhằm làm nổi bật và cụ thể hóa phạm vi mà đề tài
nói đến.
Phương pháp phân tích tổng hợp, chứng minh: nhằm làm rõ những
luận điểm, luận cứ đã được liệt kê.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với thời lượng nhỏ của một bài tiểu luận và kiến thức hạn chế của bản
thân, phạm vi của đề tài chỉ gói gọn trong ba tác phẩm của Hồ Anh Thái là
“Mười lẻ một đêm”, “Trong sương hồng hiện ra”, “Cõi người rung chuông
tận thế” và đi sâu vào tìm hiểu ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong
các tác phẩm trên.
5. Bố cục đề tài:
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung chính của đề tài bao gồm 2 chương:
Chương I: Khái quát chung
Chương II: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong 3 tiểu thuyết

“Trong sương hồng hiện ra”, Cõi người rung chuông tận thế”, “ Mười lẻ
một đêm” của Hồ Anh Thái
SVTH: Trương Thị Liên – Lớp 09CVH1
2
Tiến trình văn học GVHD: TS Nguyễn Khắc Sính
Nội dung
Chương I Khái quát chung
1. Vài nét chung về tác giả Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái sinh ngày 18/10/1960 tại Hà Nội. Nguyên quán ông
ở Nghệ An. Ông theo học bậc Đại học ngành Quan hệ Quốc tế. Sau khi tốt
nghiệp, ông tham gia viết báo và làm công tác ngoại giao ở nhiều quốc gia
Âu - Mỹ, đặc biệt là Ấn Độ. Giỏi ngoại ngữ, ông là một nhà ngoại giao, nhà
nghiên cứu Ấn Độ, giảng viên. Hiện nay ông là Tiến sĩ ngành Văn hóa
phương Đông, công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một động hình ngôn ngữ mới và giọng
điệu văn xuôi khác hẳn so với văn xuôi 1945-1975. Thông điệp của Hồ Anh
Thái mang đến không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình thế, qua các biểu
tượng thấm đầy chất ảo.
3. Chủ nghĩa hậu hiện đại là gì?
Chủ nghĩa hậu hiện đại trước hết là một hiện tượng văn hóa xuất hiện từ
nguyên nhân sâu xa ở cơ sơ xã hội và ý thức của thời đại trong khoảng thời
gian từ những năm 50 của thế kỉ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ II, xã hội
bước sang thời kì “hậu công nghiệp” với sự phát triển chóng mặt của tất cả
các ngành. Yếu tố nhân văn trong giáo dục dường như phai nhạt, Thượng đế
đã chết, con người rất hoài nghi về mặt lí luận.
Về mặt văn hóa, nó được mở rộng phạm vi hết mức, “đại chúng hóa”,
không còn phân biệt giữa thanh cao và thông tục, chỉ là như nhu cầu tiêu thụ
hàng ngày nên cũng không còn rõ ràng giữa cái ranh giới nghệ thuật với đời
sống xã hội. Và như thế, về mặt biểu đạt, con người không còn là trung tâm
của ngôn ngữ mà bị ngôn ngữ khống chế với tư cách là một bộ phận của hệ

thống này.
Nhiều người, kể cả một số làm chuyên môn, thường hiểu rằng, hậu hiện đại
tức là sau hiện đại, tức là tân tiến hơn hiện đại. Chính vì vậy, có một nhà phê
bình văn học khá nổi tiếng đã viết (đại ý) thế này: “Văn chương Việt Nam
không hiểu đã đi hết nửa chặng đường hiện đại hay chưa, mà học đòi hậu
hiện đại”. Mặc dù có nhiều điểm khó thống nhất, nhưng ở điểm này, chúng
ta cần thống nhất ngay, hiểu như vậy là rất sai. Quan sát một số điểm về lí
thuyết và thực tiễn sáng tác, chúng ta có thể tạm thời kết luận, hậu hiện đại
là những cái khác hiện đại. Chữ hậu này, theo tôi, không chỉ thời gian. Nó có
thể là trước, là sau, là đang tồn tại song song với cái hiện đại.
Về vấn đề cơ bản này đã có nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đề cập tới
và đưa ra những nhận định sâu sắc, thuyết phục. Ở đây, nói một cách khái
quát nhất, hậu hiện đại là một giai đoạn lịch sử xã hội quy định hình thái văn
hoá, tổng thế những phong trào lí luận và sáng tác thể hiện tâm thức
SVTH: Trương Thị Liên – Lớp 09CVH1
3
Tiến trình văn học GVHD: TS Nguyễn Khắc Sính
(mentalite) bao trùm của thời đại, cảm quan thế giới và con người, sự đánh
giá khả năng nhận thức và vai trò, vị trí của con người trong thực tại. Tinh
thần hậu hiện đại thể hiện ở khắp mọi lĩnh vực của đời sống văn hoá tinh
thần, từ văn học nghệ thuật, hội hoạ, kiến trúc tới các nghành khoa học học
cơ bản tự nhiên và xã hội. Một tác giả đã viết: "Đó không phải là chiếc túi
đồng nát đựng những trò phá sản”. Câu viết tưởng chừng là sỉ vả, nhưng
ngẫm kỹ đó cũng là cách định nghĩa đầu tiên về hậu hiện đại.
Trước khi tìm hiểu những yếu tố hậu hiện đại trong các tác phẩm của Hồ
Anh Thái, chúng ta cần phải hiểu hậu hiện đại là gì và văn học hậu hiện đại
nói chung có những đặc điểm gì. Đó là:
- Hiện thực mang tính phi trọng tâm.
- Ngôn ngữ mang tính cực hạn.
- Nhân vật mang tính phi tuyến, tẩy trắng tên nhân vật.

- Kết cấu phân mảnh.
- Giọng điệu chủ yếu là giễu nhại.
Chương II
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong 3 tiểu thuyết
“Trong sương hồng hiện ra”, Cõi người rung chuông tận thế”, “
Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái
1. Hiện thực mang tính phi trọng tâm
Hiện thực mang tính phi trọng tâm hay tình huống giả tưởng trong cốt
truyện. Trong sáng tác của Hồ Anh Thái còn có kiểu tình huống giả tưởng.
Tình huống này xuất phát từ tưởng tượng hư cấu, trong đó hoàn cảnh, môi
trường do nhà văn sáng tạo ra và đặt nhân vật vào để bộc lộ tính cách. Tình
huống được xem như một giả thiết, một phép thử đối với con người và cuộc
sống. Hồ Anh Thái sử dụng thành công cả trong tiểu thuyết lẫn truyện ngắn.
Tình huống giả tưởng còn được sử dụng trong các tiểu thuyết như: Mười lẻ
một đêm, Trong sương hồng hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế.
Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm bắt đầu bằng tình huống "có một người đàn
ông và một người đàn bà bị nhốt trong căn hộ trên tầng sáu suốt mười một
ngày đêm". Đó là hai người nửa bạn nửa tình thời trẻ, rồi chia tay nhau, ai
cũng đã lập gia đình. "Hơn mười năm mới gặp lại và lần đầu tiên họ muốn
trao thân cho nhau”. Họ được người bạn - Họa sĩ Chuối Hột - cho mượn căn
hộ để gặp gỡ. Anh bạn họa sĩ tốt bụng khóa cửa buổi sáng, hẹn chiều về giải
phóng cho đôi tình nhân, nhưng anh ta đi luôn. Trong tình huống "bị nhốt”,
không thể thoát ra ngoài lại chẳng còn cái gì ăn, đói xanh mắt, không kể cho
nhau nghe chuyện mình, chuyện người, chuyện đời, ... thì người đàn ông và
người đàn bà con biết làm gì, ngoài việc ái tình mà họ chỉ định làm trong có
SVTH: Trương Thị Liên – Lớp 09CVH1
4
Tiến trình văn học GVHD: TS Nguyễn Khắc Sính
một ngày, để trả nợ tình xưa. Chỉ một tình huống trớ trêu ấy mà cả một
không gian xã hội rộng lớn đã mở ra, mở ra theo những trải nghiệm quá khứ

của ba nhân vật tham gia tấn trò đời. Họa sĩ Chuối Hột, Người đàn ông,
Người đàn bà. Tiếp đó là hàng loạt nhân vật khác. Bằng tình huống "bị
nhốt", tác giả Mười lẻ một đêm đã phanh phui những cái lẽ ra không có
quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc sống. Mặt khác,
Hồ Anh Thái cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống
hiện tại đều đang ngổn ngang, các giá trị cần phải được nhìn nhận lại và để
có một trật tự tương đối, sẽ phải mất không ít thời gian và nỗ lực cho nó.
Tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, nhà văn từ cuộc sống hiện tại
nhận thức lại quá khứ. Cuộc sống thời chiến, có cả cái tốt, cả cái xấu. Xã hội
con người muôn đời đã như vậy. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Tân, năm
1987 mới mười bảy tuổi, do sự cố nhà đổ, bị điện giật, anh bất tỉnh. Trong
cơn bất tỉnh, Tân (như quan niệm dân gian là hồn của Tân) đã trôi dạt về hai
mươi năm trước, là năm 1967, khi chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc
đến độ ác liệt. Tân trở lại nơi cha mẹ anh sống ngày xưa, chứng kiến được cả
buổi đầu cha mẹ anh tìm đến với nhau. Anh được chứng kiến những cuộc
không kích dữ dội của máy bay Mỹ. Anh cũng thấy có những lúc thật bình
yên giữa cuộc chiến, người ta vẫn làm ăn, đàn hát và yêu nhau. Tân, hay là
hồn của một người có tri thức ở năm 1987, chính là phân thân của nhà văn,
đã cảm phục những con người dũng cảm như Đô, như Trinh, và cũng hiểu
rằng cùng sống bên họ có không ít những kẻ giả dối, hèn nhát và trục lợi,
điển hình là ông Tựu nhỏ nhen và háo danh, là bà ngoại của Tân, một cán bộ
cách mạng mà đầy toan tính, cơ hội và rất khinh người… Xã hội con người
muôn đời vẫn như vậy. Qua tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, ta thấy
Hồ Anh Thái nhìn đời thoải mái mà dung thứ. Anh nhìn rõ, con người vốn
rất đa dạng về nhân cách, nên không kỳ vọng về con người, nhưng bao giờ
anh cũng trân trọng con người với tất cả sự phức tạp trong họ.
Trong Cõi người rung chuông tận thế, khẳng định sự chiến thắng của cái
thiện trước cái ác, khẳng định giá trị của sự sám hối, giác ngộ của con người.
Những chi tiết sau đây có thể thấy được bản chất của các nhân vật : với
thằng Cốc, kẻ được xem là thanh lịch và cao quý được thể hiện qua chi tiết

lời nói: "Đêm nay em đừng về khách sạn, về nhà anh mà ngủ. Khiếp, nói
năng trắng trợn thế? Vậy phải nói thế đéo nào?... có hay không, nói ngay?...
có muốn thành hoa hậu á hậu hay thành thương binh? Cốc giẫm một cái phủ
đầu lên số 12... Nói ngay, có muốn thành con què lê bước qua sân khấu hay
không, nói? Vâng, thôi thì em đi với anh”. Còn với thằng Phũ: "Sau khi thằng
Phũ chết, tôi thấy trong tủ quần áo của nó có một chiếc ca táp Nhật,... Trong
chiếc cặp có 101 chiếc quần lót phụ nữ. Vậy là trong một quãng đời ngắn
SVTH: Trương Thị Liên – Lớp 09CVH1
5
Tiến trình văn học GVHD: TS Nguyễn Khắc Sính
ngủi chín năm làm đàn ông (tính từ năm 14 tuổi) ông mãnh đã sống bằng
cuộc đời của 101 người đàn ông đạo đức suốt đời chỉ biết có một người đàn
bà”. Với Yên Thanh, đứa con gái mang gương mặt hoa khôi cũng thác loạn
và bệnh hoạn không kém qua chi tiết thực sự gây "sốc” khi tuyên bố: "các
anh đã chiêu đãi hoa khôi thì bây giờ đến lượt hoa khôi chiêu đãi các anh”,
và sau đó "một mình hoa khôi chiến đấu cùng lúc với ba gã con trai trần trụi
mà vẫn thừa ra hai gã”. Những chi tiết nêu trên về nhân vật đủ cho thấy sức
mạnh của chi tiết trong việc biểu hiện nhân vật.
2. Nhân vật mang tính phi tuyến, tẩy trắng tên nhân vật
Thủ pháp dân gian hoá nhân vật được cụ thể hoá ở phương thức đặt
tên, lai lịch và diện mạo. Người viết thường dựng chân dung con người bằng
kỹ xảo làm mờ, làm nhoè, tẩy trắng tính cách hệt như trong truyện cổ. Nhân
vật được tái hiện khá giản đơn, mang tính chất phiếm chỉ rất rõ. bên cạnh số
ít nhân vật được nhận mặt đặt tên vẫn hiện hữu một số lượng lớn nhân vật
chức năng, được nhà văn đưa vào như những thanh công cụ, có tác dụng trợ
giúp đắc lực nhằm hiển thị tính đa diện của vấn đề như nhân vật đám đông,
nhân vật phân thân. Họ hiện lên như một khối hỗn tạp, xen lẫn thực ảo. Đó
là điểm chung của những sáng tác ít nhiều chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa hậu
hiện đại: Xu hướng nhạt hóa, mờ hóa nhân vật, con người từ sự nỗ lực khẳng
định mình như một “nhân vị” đúng nghĩa ở giai đoạn trước giờ trở nên mờ

mờ nhân ảnh.
Cố ý xóa bỏ dấu hiệu nhận biết trong tái tạo hình tượng nhân vật cũng
là đặc điểm nổi bật trong thi pháp truyện ngắn của nhà văn gốc Nghệ này.
Tác phẩm của ông thường gây ấn tượng bởi những cái tên không ra tên.
Nhan nhản trong truyện ngắn Hồ Anh Thái là hàng trăm nhân vật không tên,
không tuổi, không nguồn cội. Tác giả làm “giấy khai sinh” cho họ bằng
nhiều hình thức: Gắn với nghề nghiệp, địa vị, chức tước: ông giám đốc, võ
sư, ông sử, bà viện phó, gã chuyên viên, ông viện trưởng, chị nhà văn, ông
Việt kiều, chàng thư kí toà soạn, ông tổng biên tập, hoạ sĩ, chị nhà văn…
Cách định danh như thế làm cho con người có nguy cơ bị huỷ hoại,
thủ tiêu bản sắc cá nhân, đánh mất quan hệ với đồng loại – nhân tố cốt lõi
làm nên chân giá trị của mỗi cá thể như quan niệm về thế giới và con người
của văn chương truyền thống. Với thủ pháp này, người viết buộc người đọc
tiếp xúc với hình tượng bằng điểm nhìn từ phía bên ngoài. Nhân vật dường
như chỉ là cái bóng của hiện thực, là những khuôn mặt tượng trưng cho một
loại người trong xã hội: vô lương tâm, vô tình, bàng quan, vật dục, lố bịch,
hợm hĩnh… Ở họ luôn tiềm tàng nỗi cô đơn, lạc loài, tâm trạng hoài nghi
trước cuộc sống, mất khả năng giao tiếp, khó hoà hợp với thế giới xung
quanh.
SVTH: Trương Thị Liên – Lớp 09CVH1
6

×