1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP
XỬ LÝ MẪU THỰC PHẨM ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀM
LƯỢNG KIM LOẠI BẰNG PHỔ HẤP THỤ
NGUYÊN TỬ
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG
CHẤT LƯỢNG 3
Giáo viên hướng dẫn: ThS.Hoàng Thị Kim Khuyên
Sinh viên thực tập : Trương Văn Hiếu
MSSV: 11087881
Lớp : CDPT13
Khóa : 2011 – 2014
2
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP
XỬ LÝ MẪU THỰC PHẨM ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀM
LƯỢNG KIM LOẠI BẰNG PHỔ HẤP THỤ
NGUYÊN TỬ
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG
CHẤT LƯỢNG 3
Giáo viên hướng dẫn : ThS.Hoàng Thị Kim Khuyên
Sinh viên thực tập : Trương Văn Hiếu
MSSV: 11087881
Lớp : CDPT13
Khóa: 2011 – 2014
3
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014
iv
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô hiện là giảng viên khoa Công nghệ
Hóa học – Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình
giảng dạy cho em trong những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Em cũng gửi lời
cảm ơn chân thành đến cô ThS. Hoàng Thị Kim Khuyên đã nhiệt tình hướng dẫn,
giúp đỡ cho em hoàn thành bài báo cáo và các anh chị trong Phòng Thực Phẩm–
Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo
điều kiện cho em làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, tác phong làm
việc của các anh chị.
Thời gian thực tập tại Trung tâm là cơ hội cho em tiếp cận thực tế, áp dụng
những kiến thức đã học vào thực nghiệm và trao dồi, đúc kết kinh nghiệm cho bản
thân. Suốt thời gian thực tập ở Trung tâm, em đã thực sự hiểu về ngành hóa học
phân tích và yêu thích môi trường làm việc nơi đây.
Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo do kiến thức còn hạn chế, nên em
không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, em chân thành nhận những ý kiến đóng
góp của các thầy cô để bài báo cáo hoàn thiện nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014
Người viết
Trương Văn Hiếu
v
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN
Kính gửi: BGH Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Phòng Đào tạo
Khoa Công nghệ Hoá học
Tôi tên:
Chức vụ:
Thuộc:
Nay tôi xác nhận sinh viên: Trương Văn Hiếu
Đã hoàn thành đợt thực tập tại đơn vị chúng tôi từ ngày… tháng… năm… đến
ngày…tháng…năm……
Dưới đây là nhận xét của chúng tôi trong thời gian sinh viên thực tập tại Trung tâm
Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3:
Ngày …tháng…năm
Trưởng phòng Thực Phẩm
vi
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Phần đánh giá:
• Ý thức thực hiện: ……………………………………………………………
• Nội dung thực hiện: …………………………………………………………
• Hình thức trình bày: …………………………………………………………
• Tổng hợp kết quả: …………………………………………………………
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ: ……………………………………………………….
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
Giảng viên hướng dẫn
Ths. Hoàng Thị Kim Khuyên
MỤC LỤC
vii
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QUATEST III : Quality Assurance And Testing Center III
AAS: Atomic Absorption Spectrometry
AOAC: Association of Official Agricultural Chemist
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
HCL: Hollow Cathode Lamp
EDL: Electronic Discharge Lamp
xi
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một bước đầu quan trọng của sinh viên trước khi trở
thành một chuyên viên phân tích. Thời gian thực tập tốt nghiệp được thực hiện vào
năm thứ 3 của sinh viên Khoa Công nghệ Hóa học là rất bổ ích và thiết thực. Đợt
thực tập này giúp cho sinh viên chúng em có cơ hội ứng dụng những kiến thức và
kỹ năng phân tích có được từ những học phần đã học vào việc phân tích thực tế.
Đồng thời rèn luyện phong cách làm việc, ứng xử trong các mối quan hệ công tác
tại cơ quan.
Trong đợt thực tập này, em được phân công về Trung tâm Kỹ thuật Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng 3. Đây là một đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh
vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và đánh giá sự
phù hợp trong lĩnh vực nghiên cứu và có thể đáp ứng những yêu cầu khách hàng
đưa ra về các chỉ tiêu. Trong thời gian thực tập tại Trung tâm, em đã được tiếp cận
về cách chuẩn bị mẫu, bảo quản mẫu, phân tích các chỉ tiêu thường gặp trong thực
phẩm, được hướng dẫn và thao tác trên các thiết bị phân tích như máy quang phổ so
màu, máy quang kế ngọn lửa, lò graphite….
Trong thời gian lưu lại thực tập tại Phòng thực phẩm – Trung tâm tiêu chuẩn
kỹ thuật đo lường chất lượng 3, dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cán bộ kiểm
nghiệm, cùng tham gia vào kiểm nghiệm hàm lượng các kim loại nặng trong thực
phẩm đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích và hoàn thành quyển báo cáo
này. Tuy nhiện, do thời gian tìm hiểu và kiến thức còn hạn chế, quyển báo cáo còn
nhiều hạn chế và thiếu sót. Em kính mong quý thầy cô góp ý, sửa đổi để quyển báo
cáo được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực tập
Trương Văn Hiếu
xii
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KỸ THUẬT
TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3
1.1. Tổng quan về Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng
3 (QUATEST 3)
1.1.1. Các thông tin chung
Hình 1.1. Khu thí nghiệm Biên Hòa
Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 – gọi tắt là Trung tâm kỹ
thuật 3 hay QUATEST 3 – Quality Assurance & Testing Centre 3 là tổ chức khoa
học công nghệ thuộc tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và
Công nghệ, được thành lập từ tháng 5 năm 1975 trên cơ sở Viện Định chuẩn Quốc
gia trước đây. QUATEST 3 có đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên được đào tạo
chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm, hệ thống phòng thí nghiệm với trang thiết bị
hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. QUATEST 3 áp dụng hệ thống quản lí chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001. Lĩnh vực thí nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu
chuẩn ISO/IEC 17025. Lĩnh vực giám định hàng hoá được công nhận phù hợp với
ISO/IEC 17020. Lĩnh vực chứng nhận sản phẩm được công nhận phù hợp với
ISO/IEC Guide 65. Lĩnh vực tư vấn, đào tạo chứng nhận phù hợp với ISO 9001.
Qua hơn 35 năm hoạt động, QUATEST 3 là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
xiii
Trung Tâm III được hình thành từ thời chính quyền cũ. Từ năm 1967 Trung
Tâm III có tên là Trung Tâm Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Khu Vực III gọi
tắt là Trung Tâm III, hay còn gọi là Viện Định Chuẩn được thành lập ở Miền Nam
Việt Nam. Đến năm 1972 đổi tên là Viện Định Chuẩn Quốc Gia theo Bộ Luật Tiêu
chuẩn 007/72 được Chính quyền cũ ban hành từ ngày 01/12/1972. Sau giải phóng
Miền Nam 30/04/1975 các hoạt động của Viện Định Chuẩn được tổ chức và sắp
xếp theo cấp bậc Nhà Nước. Năm 1979, Cơ Quan Tiêu Chuẩn Chất Lượng và Đo
Lường ở Miền Bắc và Viện Định Chuẩn ở Miền Nam được kết hợp lại thành bộ
phận Định Chuẩn Đo Lường Quốc Gia. Chính sự sắp xếp này mà tạo thành Cục
Định Chuẩn Chất Lượng vào năm 1984 và tên mới của Cục này là Cục Tiêu Chuẩn
và Đo Lường Chất Lượng. Từ năm 1994 Trung Tâm III được tổ chức lại và đổi tên
lại thành Trung Tâm Kỹ Thuật Đo Lường Chất Lượng (TTKT III, Quality
Assurance And Testing Center III – Quatest 3).
1.1.3. Địa chỉ liên lạc
− Trụ sở chính: số 49, đường Pasteur, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện
thoại: (84-8) 38294274. Fax: (84-8) 38293012. Email:
− Khu thí nghiệm Biên Hoà: số 7, đường số 1, Khu Công nghiệp Biên Hoà 1,
tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: (84-61) 3836212. Fax: (84-61) 3836298. Email: qt-
− Chi nhánh tại miền trung: số 104, đường Lê Lợi, Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Ngãi. Điện thoại: (84-55) 3836487. Fax: (84-55) 3836489. Email: cn-
− Website: www.quatest3.com.vn
1.1.4. Chức năng
Thực hiện chức năng phục vụ công tác quản lí nhà nước về tiêu chuẩn, đo
lường, chất lượng và thực hiện các dịch vụ khác theo yêu cầu của doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân.
1.1.5. Nhiệm vụ
xiv
QUATEST 3 cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn đo lường, chất
lượng phục vụ quản lí nhà nước và yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm
các nhiệm vụ chính
Kiểm tra, giám định và thẩm định kỹ thuật về chất lượng, vệ sinh, an toàn của
sản phẩm, hàng hoá, vật liệu, cấu kiện công trình:
− Thử nghiệm vật liệu, sản phẩm và hàng hoá.
− Kiểm định, hiệu chuẩn và đánh giá phương tiện đo.
− Chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật.
− Kiểm định và đánh giá an toàn công nghiệp.
− Khảo sát, quan trắc, phân tích, đánh giá thực trạng, tác động môi trường.
Khảo sát, đánh giá các điều kiện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.Đào tạo, tư
vấn năng suất chất lượng, ứng dụng kỹ thuật mã số - mã vạch:
− Đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
− Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng.
− Tiếp nhận đăng kí mã số, mã vạch.
− Nghiên cứu, chế tạo và cung cấp các chuẩn đo lường, mẫu chuẩn và các
phương tiện đo.
1.1.6. Quyền hạn
Cấp phiếu kết quả thử nghiệm, giấy chứng nhận chất lượng, chứng thư giám
định về chất lượng sản phẩm hàng hoá và giấy chứng nhận kiểm định thiết bị đo
lường theo qui định. Ký hợp đồng về kiểm định và thử nghiệm, cũng như các nội
dung khác theo qui định đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức cá nhân.
Thu lệ phí kiểm tra, giám định, thử nghiệm,…theo quyết định của nhà nước.
xv
1.1.7. Các hoạt động chính
1.1.7.1.Thử nghiệm, đánh giá chất lượng vệ sinh, an toàn của các sản
phẩm
− Cơ khí – không phá huỷ (NTD): vật liệu kim loại, sản phẩm cơ khí, nồi hơi,
thử nghiệm không phá huỷ (tia X, tia gamma, siêu âm, bột từ).
− Hàng tiêu dùng: vải sợi, may mặc, giấy, các loại bao bì, cao su, chất dẻo, sơn,
vecni, mực in, dụng cụ thể thao, đồ chơi,…
− Xây dựng: vật liệu xây dựng (đất, cát, đá, ximăng, bê tông, gạch, ngói các loại,
…), công trình xây dựng và giao thông, thử nghiệm không phá huỷ.
− Điện: dây và cáp điện, dây điện từ, pin và ăcqui, dụng cụ điện dân dụng, cơ cấu
- đóng ngắt, máy biến thế, thử cách điện, cao áp 600V,…
− Hoá: hoá chất vô cơ và hữu cơ, phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, nhựa, cao
su, resin, thuỷ tinh, gốm sứ,…
− Môi trường: nước uống, nước sinh hoạt, chất thải độc hại, nước thải, khí thải,
chất thải rắn, hoạt độ phóng xạ α, β,…
− Đồ gỗ gia dụng: các loại bàn, ghế,…
− Dầu khí: sản phẩm lọc dầu (xăng, dầu,…), nhựa đường, dầu bôi trơn, dầu thô,
khí thiên nhiên…
− Thực phẩm: nông sản, thực phẩm, thuỷ sản, thức ăn gia súc,…
− Vi sinh – sinh vật chuyển đổi gen (GMO): nước, thực phẩm, thuỷ sản, nông
sản, súc sản, phân tích sinh vật chuyển đổi gen…
− Tương thích điện từ (EMC): thiết bị điện gia dụng.
1.1.7.2. Các dịch vụ đo lường
− Đo lường cơ: lực, độ cứng, ngẫu lực, áp suất,…
− Đo lường điện: đồng hồ đo điện, công tơ điện, điện trở, tần số,…
− Đo lường nhiệt: nhiệt kế, cặp nhiệt điện, lò nung,…
− Đo lường độ dài: thước kim loại, thước cuộn, thước cặp, bộ căn mẫu,…
− Đo lường dung tích: bình chuẩn dung tích, đồng hồ đo nước lạnh, …
xvi
− Đo lường khối lượng: cân kỹ thuật, bình chuẩn, đồng hồ đo lưu lượng,…
− Đo lường hoá lý: máy đo độ ẩm, tỉ trọng kế, nhớt kế, máy đo độ ồn,…
1.1.8. Chính sách chất lượng
QUATEST 3 cam kết luôn làm hài lòng khách hàng khi cung cấp các dịch vụ
thử nghiệm, kiểm định, đánh giá theo nguyên tắc: Chính xác - Khách quan - Kịp
thời - Hiệu quả.
1.1.9. Cơ cấu tổ chức
QUATEST 3 có 32 đơn vị trực thuộc gồm có:
− Phòng Tổng hợp.
− Phòng Hành chính – Tổ chức.
− Các Phòng Nghiệp vụ chuyên ngành.
− Các Phòng đo lường.
− Các Phòng Thử nghiệm chuyên ngành.
− Sơ đồ cơ cấu tổ chức và mối quan hệ lãnh đạo trung tâm và lãnh đạo các đơn vị
theo quyết định số 121/QĐ – TĐC.
xvii
xviii
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức QUATEST 3
1.2. Phòng thử nghiệm thực phẩm
1.2.1. Giới thiệu
xix
− Phòng thử nghiệm thực phẩm của Trung tâm 3, được tổ chức theo cách thức để
phòng có thể hoạt động độc lập, không bị sức ép về tài chính thương mại, hay
bị ảnh hưởng các đơn vị khác.
− Phòng thử nghiệm thực phẩm có khả năng thử nghiệm các loại thực phẩm,
nông sản, các loại thức uống, thức ăn chăn nuôi, thuốc bổ,…
− Nhân viên của phòng nhận mẫu thông qua bộ phận nhận mẫu (không trực tiếp
gặp khách hàng) để đảm bảo kết quả thí nghiệm được tính khách quan và trung
thực.
− Trách nhiệm cụ thể của nhân viên được mô tả trong phiếu giao việc.
− Mỗi phiếu giao việc gồm hai bản, một bản do nhân viên giữ, một bản do
trưởng phòng giữ. Cả hai bản đều có chữ ký xác nhận.
− Nhân sự của phòng thực phẩm có khoảng 20 người có trình độ trên đại học, đại
học, trung cấp và phổ thông.
1.2.2. Trưởng phòng
− Quản lý, chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động thử nghiệm của phòng.
− Lập kế hoạch, dự án phát triển của phòng.
− Xem xét các báo cáo thử nghiệm trước khi trả kết quả cho khách hàng.
− Hỗ trợ phụ trách chất lượng, xem xét giải quyết khiếu nại khách hàng.
− Quyết định các biện pháp khắc phục sự không phù hợp trong công việc.
− Đôn đốc việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng của phòng.
− Ký phiếu kết quả thử nghiệm của phòng hoá.
− Phê duyệt và ban hành các hướng dẫn công việc.
− Trao đổi với khách hàng về các vấn đề có liên quan đến thử nghiệm.
− Đề xuất hệ số hiệu quả làm việc của nhân viên, ký bảng chấm công, lãnh hoá
chất vật tư, thiết bị cần thiết cho phòng
1.2.3. Phụ trách chất lượng
− Chịu trách nhiệm về các hoạt động thử nghiệm của phòng thử nghiệm.
− Quản lý, xây dựng và kiểm soát việc thực hiện hướng dẫn công việc.
xx
− Lập kế hoạch và tổ chức hiệu chuẩn.
− Thử nghiệm mẫu theo sự phân công của trưởng phòng.
− Kí kết quả kiểm tra trong báo cáo thử nghiệm …
1.2.4. Phụ trách kỹ thuật
− Chịu trách nhiệm về kỹ thuật thử nghiệm.
− Tổ chức thực hiện các phương pháp thử nghiệm mới.
− Quản lý chất chuẩn, phối hợp và hỗ trợ phụ trách chất lượng trong các hoạt
động liên quan đến chất lượng thử nghiệm.
− Kiểm tra phiếu ghi kết quả thử nghiệm…
− Thay thế trưởng phòng giải quyết công việc khi vắng mặt.
1.2.5. Phụ trách an toàn
− Đảm bảo an toàn trong các hoạt động thử nghiệm của phòng.
− Quản lý, xây dựng thực hiện đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm.
− Phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục, phòng ngừa rủi ro để
đảm bảo an toàn.
− Có quyền định chỉ tạm thời việc sử dụng thiết bị và công tác thử nghiệm khi
thấy có dấu hiệu không an toàn, đồng thời đề xuất các biện pháp cũng như
trang thiết bị nhằm đảm bảo an toàn.
1.2.6. Kiểm nghiệm viên
− Chỗ làm làm việc của kiểm nghiệm viên thường chia thành các khu vực sau
đây:
− Khu vực phân tích có bàn đá, giá để các dung dịch, hóa chất, thuốc thử, tủ
đựng dụng cụ và tủ đựng hóa chất,
− Chỗ ngồi ghi chép kết quả.
− Chỗ rửa dụng cụ, chai lọ.
− Phòng cân và dụng cụ, máy móc vật lý, để các loại cân (cân kỹ thuật, cân phân
tích, ).
xxi
− Phòng chứa các tủ hút (hotte) có quạt hút các khí độc để làm phân tích, những
phản ứng sinh hơi độc, hơi hôi hám
1.2.7. Thư Ký
− Cập nhật thông tin về mẫu, phí thử nghiệm mẫu, tiếp nhận báo cáo từ thử
nghiệm viên, đánh máy kết quả và chuẩn bị hồ sơ thử nghiệm.
− Hàng ngày thống kê các mẫu đến hẹn trả cho khách hàng để nhắc các kiểm
nghiệm viên đáp ứng đúng tiến độ thử nghiệm.
− Nhận báo cáo, đánh máy kết quả và chuẩn bị hồ sơ thử nghiệm để phụ trách
phòng xem xét, phê duyệt trước khi giao cho phòng kỹ thuật.
− Giao dịch với khách hàng những vấn đề liên quan đến mẫu thử nghiệm theo
yêu cầu của phụ trách phòng.
1.2.8. Nguyên tắc và nội quy phòng làm việc
− Vào phòng làm việc phải mặc áo choàng (blouse).
− Phòng nào dùng cho việc ấy.
− Đồ dùng và hóa chất để đúng nơi quy định.
− Thiết bị và dụng cụ dùng cho việc nào thì dùng cho việc ấy.
− Phòng cân và dụng cụ máy móc vật lý phải có nội quy riêng.
− Phải có hệ thống điều hòa nhiệt độ, giữ độ ẩm, nhiệt độ theo đúng quy định. để
không ảnh hưởng đến máy móc.
− Chỉ vào phòng cân khi cân hoặc sử dụng máy móc vật lý.
− Ra vào phải đóng cửa, tránh làm ảnh hưởng đến ẩm độ trong phòng.
− Chỉ dùng cân và máy móc đã được quy định.
− Không mó máy, vặn nút những máy móc không thuộc phạm vi sử dụng của
mình.
− Sử dụng máy móc phải theo đúng quy định sử dụng.
− Phải thực hiện quy định về phòng hỏa.
− Tắt đèn, quạt, máy điều hòa không khí, máy tính trong các phòng trước khi ra
về.
xxii
− Khóa van khí, khí nén, tủ sấy, tủ hút, lò nung… nếu không sử dụng.
− Tắt các thiết bị phân tích thử nghiệm (không chạy thường trực) hoặc chuyển
sang chế độ chờ.
1.2.9. Các hoạt động trong phòng thử nghiệm thực phẩm
1.2.9.1. Kiểm tra, nhận mẫu
− Nhân viên được phân công nhận mẫu kiểm tra số hợp đồng và số lượng mẫu
thực tế có đúng với số liệu do phòng nhận mẫu cung cấp hay không.
− Ký vào sổ nhận mẫu (M03 – TTTN01).
− Đồi với mẫu thuốc trừ sâu thì kiểm tra nắp vặn, sau đó sắp xếp cho vào bao
xốp rồi cột chặt miệng bao lại.
− Sắp xếp các mẫu lên xe đẩy ngăn nắp, gọn gàng trước khi vận chuyển.
− Trong quá trình sắp xếp, vận chuyển phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh đổ vỡ.
Khi mẫu đã đưa vào phòng chuẩn bị mẫu nhân viên nhận mẫu sẽ phân loại và
mã hóa các hợp đồng có nhiều mẫu (mà không có mã hóa bằng số) bằng cách ký
hiệu mẫu 1, 2,3 lên bao bì đồng thời ghi số tương ứng vào trong phiếu YCTN rồi
để vào các ngăn có các ký hiệu riêng như sau:
− Mì tôm: mì, bún, phở, được sắp xếp cẩn thận theo thứ tự mã hợp đồng ghi
trên sản phẩm.
− Bánh: bao gồm tất cả các loại bánh, kẹo.
− Thức ăn chăn nuôi: ngô, lúa, các loại cám, phân loại mẫu được xử lý mẫu chưa
được xử lý (đồng nhát mẫu).
− Nước giải khát: bia, rượu, nước ngọt, sau khi sử dụng cần bảo quản trong tủ
mát.
− Sữa: sữa bột và sữa nước.
− Bột: các loại bột dùng trong thực phẩm.
− Cà phê, trà: sắp xếp thứ tự theo số hợp đồng từng loại.
− Rau, củ, quả: được bảo quản cẩn thận trong tủ mát.
xxiii
Nhân viên khi lấy mẫu phải ký tên, ghi rõ ngày tháng lấy mẫu, sau khi lấy phải
để lại đúng vị trí đã láy, nếu sử dụng hết mẫu thi vẫn giữ nguyên bao bì sản phẩm.
1.2.9.2. Chuẩn bị mẫu thử nghiệm
− Tất cả các mẫu thử trước khi thử nghiệm phải đảm bảo tính đồng nhất phù hợp
với yêu cầu thử nghiệm nếu cần thiết phải chuẩn bị mẫu.
− Khi cần phân chia mẫu phải sử dụng các tem nhận dạng dán lên bao bì mới để
tránh tình trạng nhầm lẫn, nhất là đối với các mẫu sau khi chuẩn bị (xay, ép ,
nghiền ) không còn giữ ngyên trạng thái lúc ban đầu.
1.2.9.3. Thử nghiệm mẫu
Trong quá trình thử nghiệm, các kiểm nghiệm viên phải tuân thủ các quy định
sau:
− Nếu nhận thấy có những dấu hiệu mẫu bị hư hỏng hoặc không phù hợp (ví dụ:
thiếu số nhận dạng, ký hiệu mẫu khác với phiếu phân công thử nghiệm, bao bì
đựng mẫu bị rách, vỡ ) thì phải báo ngay cho phụ trách và các kiểm nghiệm
viên khác biết để có biện pháp giải quyết thích hợp.
− Sau khi lấy mẫu để cân hoặc chuẩn bị phải đậy kín mẫu hoặc buộc chặt vào
bao bì, đặt mẫu trở về vị trí quy định để thuận lợi cho người khác sử dụng và
cho việc lưu mẫu. Các mẫu được lấy ra để thử nghiệm không được đổ trở lại
bao bì đựng mẫu (để tránh thay đổi tính chất mẫu).
− Khi phát hiện thấy mẫu bao bì đựng mẫu bị rách, vỡ phải nhanh chóng chuyển
mẫu sang bao bì thích hợp có dán nhãn nhận dạng.
− Để đảm bảo an toàn và sức khỏe, khi thao tác với mẫu kiểm nghiệm viên phải
đeo găng tay, khẩu trang kính bảo hộ khi cần thiết. Tránh làm đổ, rơi rớt mẫu
ra ngoài. Các mẫu dễ bay hơi phải được thực hiện trong tủ hút.
− Trong trường hợp làm đổ vỡ, rơi vãi ra ngoài thì phải nhanh chóng xử lý sự cố.
1.2.9.4. Lưu mẫu
− Căn cứ trên phiếu lưu, nhân viên lưu mẫu sẽ lấy các mẫu cần lưu để lên xe lưu
mẫu và chuyển cho kho lưu mẫu và bàn giao mẫu.
xxiv
− Đối với các mẫu đã chuẩn bị hết mẫu thì sẽ lưu phần mẫu đã chuẩn bị.
− Đối với mẫu nội bộ không lưu mẫu nên sau khi trả kết quả, chuyển mẫu qua vị
trí riêng biệt sau 1 tuần thanh lý theo hướng dẫn phân loại chất thải.
− Đối với mẫu nước giải khát, sau khi lấy mẫu cần bao bọc cẩn thận và bảo quản
trong tủ mát.
1.2.10. Thiết bị chính
− Máy quang phổ tử ngoại-khả kiến (UV-VIS).
− Máy quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS).
− Máy quang phổ phát xạ plasma (ICP-OES).
− Máy quang phổ huỳnh quang tia X – XRF.
− Máy sắc ký khí (GC).
− Máy sắc khí ghép khối phổ với kỹ thuật.
− Thời gian bay (GC/MS-TOF).
− Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC.
− Máy xác định nguyên tố (C, H, N, S, O).
− Thiết bị xử lý mẫu bằng vi ba.
− Máy đo sức căng bề mặt.
− Máy chuẩn độ điện thế.
− Máy chuẩn độ Karl Fischer.
xxv
1.2.11. Vấn đề bảo hộ lao động
Mỗi thao tác làm ở phòng hóa học phải làm với tất cả sự tập trung chú ý và
suy nghĩ. Làm không suy nghĩ có thể dẫn đến những tai nạn thiệt hại cho bản thân
và người khác và cho công việc chung.
1.2.11.1. Hết sức trật tự, ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng để tránh nhằm
lẫn, gây tai nạn lao động và hư hỏng
− Tất cả các chai lọ đựng hóa chất phải có nhãn ghi.
− Trước khi dùng phải đọc kỹ nhãn hiệu.
− Dùng xong phải trả ngay lại chỗ cũ.
− Dụng cụ dùng xong phải rửa ngay.
− Không dùng dụng cụ thí nghiệm để ăn uống hay đựng thức ăn.
1.2.11.2. Phải theo đúng thường quy và nội quy
Ngoài mục đích bảo đảm kết quả chính xác còn để tránh những tai nạn có thể
xảy ra.
1.2.11.3. Hết sức cẩn trọng trong công tác
Tiến hành một phản ứng có thể gây cháy hay gây nổ, trào hay bắn ra ngoài,
phải luôn bên cạnh và nắm vững những nguyên tắc xử lý tùy từng trường hợp.
Khi làm việc với chất dễ cháy, tuyệt đối
− Không dùng lửa ngọn.
− Không làm việc bên cạnh lửa ngọn.
− Không để hóa chất dễ cháy bên cạnh nguồn sinh nhiệt (Chất dễ cháy rất dễ bốc
hơi có thể làm nổ chai lọ hay bật nút. Hơi bốc ra gặp ngọn lửa sẽ bắt cháy,
ngay cả khi ngọn lửa ở xa).
Trường hợp bị đổ ra ngoài, nên thấm khô bằng giẻ và đưa ra chỗ thoáng cho
bay hơi hết.