Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Kỹ thuật an toàn và môi trường bài giảng lê đình phương, hutech, 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 100 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
1
Chương 1 : Những đònh nghóa và khái niệm cơ bản
2 - 23
1.1. Khái niệm về lao động
1.2. Mục đích và tính chất của công tác bảo hộ lao động (BHLĐ)
1.3. Tai nạn và bệnh nghề nghiệp
1.4. Quá trình lao động của con người
1.5. Khoa học về lao động (Ergonomie)
1.6. Vấn đề công tác BHLĐ ở nước ta
Chương 2 : Môi trường và vệ sinh môi trường lao động
24 - 66
2.1. M«i tr-êng vµ b¶o vƯ m«i tr-êng
2.2. Các giải pháp về vệ sinh môi trường lao động
2.3. Làm giảm các yếu tố độc hại phát sinh từ sản xuất
2.4. An toàn khi sử dụng chất độc hóa học trong sản xuất.
2.5. Xử lí chất thải và nước thải trong sản xuất
2.6. Sản xuất sạch hơn
2.7. Quản lý môi trường và ISO 14000
Chương 3 : Kỹ thuật an toàn
67 - 85
3.1. Những vấn đề chung
3.2. Một số biện pháp an toàn khi thiết kế mặt bằng xí nghiệp.
3.3. Kỹ thuật an toàn về điện
3.4. Kỹ thuật an toàn đối với việc sử dụng các máy cắt gọt kim loại.
3.5. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng thiết bò áp lực
3.6. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bò nâng hạ.
Chương 4: Phòng cháy chữa cháy
86 - 94


4.1. Tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC)
4.2. Những hiểu biết về cháy nổ
4.3. Các biện pháp PCCC
4.4. Tổ chức việc chữa cháy tại chỗ.
4.5. Một số thiết bò chữa cháy tại chỗ
Phụ lục: Danh mục một số tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao động
95-97
Tài liệu tham khảo
98

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, cách mạng Khoa Học – Kỹ Thuật đã và đang phát triển với tốc độ
rất nhanh, không ngừng nâng lên những tầm cao mới. Trong sản xuất công nghiệp
điều kiện làm việc của con người đã có nhiều yếu tố thuận lợi khi tiếp xúc với
trang thiết bò hiện đại. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của Kỹ Thuật Công Nghệ,
con người phải chòu nhiều tác động của những yếu tố có hại như độ rung, tiếng ốn,
tia cực tím, sóng tần suất, hóa chất… Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến môi
trướng sống, sức khỏe và tính mạng người lao động. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi
trường và bảo đảm an toàn sức khỏe của người lao động ngày càng được quan tâm
trên toàn thế giới cũng như nước ta.
Bài giảng “ Kỹ thuật an toàn và môi trường” được soạn thảo theo nội dung
Chương trình khung giáo dục đại học ngành Kỹ Thuật Cơ Khí (Mechanical
Engineering) nhằm trang bò cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác an
toàn lao động và bảo vệ môi trường lao động, đồng thời cung cấp những văn bản
qui phạm pháp luật của Nhà Nước về lónh vực an toàn và vệ sinh môi trường lao
động công nghiệp.
Trong quá trình soạn thảo không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được
những ý kiến đóng góp, nhận xét về nội dung cũng như phương pháp trình bày để
không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng bài giảng.
Tác giả

2
CHƯƠNG 1
NHỮNG ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Khái niệm về lao động
1.1.1. Khái niệm.
Lao động là cơ sở tiến hóa và tồn tại của xã hội loài người, là yếu tố quan
trọng trong quá trình tiến hóa của loài người. Theo C.Mac :” Lao động trước hết là
một quá trình được thực hiện giữa con người và thiên nhiên, qúa trình mà trong đó
con người nhận biết, điều chiûnh và giám sát quá trình trao đổi chất giữa con người
và thiên nhiên”.
Lao động của con người là sự cố gắng bên trong (sự suy nghó) và bên ngoài
(các hành động), thông qua một giá trò nào đó để tạo nên những sản phẩm về tinh
thần, những giá trò vật chất, những động lực phục vụ con người (theo
ELIASEBERG - 1962)
Hình thức lao động có thể thực hiện chủ yếu do cơ bắp, do trí óc hay phối hợp
cơ bắp và trí óc.
Quá trình thực hiện lao động của con người có thể mang tính chất riêng rẽ
(độc lập) hay là lao động tập thể (dây chuyền). Nó có thể thực hiện ở một chỗ làm
việc nhất đònh hay có tính di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Người ta gọi một hệ thống lao động là bao gồm con người và trang bò lao
động. Hệ thống lao động là một mô hình lao động, nó liên quan đến vò trí không
gian của quá trình lao động, kỹ thuật, môi trường tổ chức hay kinh tế xã hội của nó.
Ta gọi thế giới quan lao động là tập hợp các vấn đề về lao động, chòu ảnh
hưởng của nhiều vấn đề, có thể diễn tả theo sơ đồ sau:
(điều kiện kinh tế (về công nghệ,
chính trò, xã hội) về lao động)
Xã hội
Kỹ thuật
Thế giới quan
Lao động

Thò trường
Các khoa họïc khác
Môi trường
(nhu cầu và điều
kiện của thò trường)
(vò trí, sự lan truyền)
(y tế, giáo dục,
kinh tế, pháp
luật)
3
1.1.2. Điều kiện lao động
1.1.2.1. Khái niệm
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội ,
thông qua các phương tiện, đối tượng lao động, quy trình công nghệ, môi trường,
tác động qua lại với con người trong lao động, được thể hiện qua môi trường lao
động, phương tiện và các vấn đề tổ chức lao động, ảnh hưởng đến hiệu quả công
việc, ví dụ: lao động thuận lợi hoặc khó khăn cũng có thể làm thay đổi nhiều hay ít
sức khỏe của người lao động. Nói cách khác, điều kiện lao động ảnh hưởng đến an
toàn và năng suất của quá trình lao động.
1.1.2.2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong lao động
Trong lao động bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe người lao động, là nguy cơ xảy ra tai nạn và bệnh nghề nghiệp, đồng thời
làm năng suất giảm. Có thể chia ra 2 loại yếu tố:
a. Các yếu tố có hại liên quan đến quá trình sản xuất bao gồm:
− Yếu tố môi trường tác động đến con người bằng bản chất vật lý của
chúng như nhiệt độ, đô ẩm, tiếng ồn, rung động, bụi v.v …
− Yếu tố tác động tới con người bằng phản ứng hóa học của chúng như
phóng xạ, các chất hóa học…
− Yếu tố mang tính sinh học như vi khuẩn, con trùng, các sinh vật
b. Các yếu tố liên quan đến vấn đề tổ chức lao động như:

− Thời gian làm việc: làm liên tục, làm ban đêm v.v
− Cường độ và tính chất công việc: công việc nặng nề, khó so với khả
năng của người thực hiện, công việc quá đơn điệu v.v…
− Thiết bò lao động hoặc bố trí thiết bò gây bất lợi về mặt tâm, sinh lý cho
người lao động gây khó khăn trong việc thực hiện công việc.
− Thiếu các biện pháp chú ý đến sức khỏe cho người lao động như chế độ
đãi ngộ, bồi dưỡng hiện vật, khám bệnh và chữa bệnh đònh kỳ.
1.2. Mục đích và tính chất của công tác bảo hộ lao động (BHLĐ)
1.2.1. Mục đích
Lao động của con người trong xã hội nhằm đạt đươc nhu cầu về vật chất và
tinh thần của con người. Nhu cầu này của con người ngày càng lớn. Mặt khác trong
lao động phải đảm bảo an toàn cho người lao động: tránh các tai nạn và bệnh nghề
4
nghiệp. Nói cách khác phải đặt ra một công tác BHLĐ với mục đích thông qua các
biện pháp kỹ thuật tổ chức, kinh tế – xã hội để:
− Loại trừ hay giảm các tai nạn phát sinh từ sản xuất.
− Cải thiện điều kiện làm việc đề tạo điều kiện lao động cho con người tốt
hơn.
− Tìm biện pháp ngăn chặn những khả năng xẩy ra tai nạn để người lao
động được an toàn.
Như vậy công tác BHLĐ phải đạt được hai mục đích: năng suất và an toàn.
Nếu lao động trong điều kiện làm việc thuận lợi, ít yếu tố ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe, có các biện pháp phòng ngừa các tai nạn có thể xẩy ra sẽ làm người lao
động làm việc năng suất hơn. Mặt khác năng suất là điều kiện tốt để tăng thu
nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, là động lực cho người lao động
nghiêm chỉnh thực hiện tốt công tác BHLĐ.
Năng suất và an toàn là hai mặt của mục đích công tác BHLĐ, nó liên quan
và hỗ trợ cho nhau để công tác BHLĐ đạt hiệu quả.
1.2.2. Tính chất của công tác BHLĐ
Có ba tính chất:

1.2.2.1.Tính khoa học kỹ thuật
Căn cứ quá trình nghiên cứu, các quá trình lao động với các điều kiện lao
động cụ thể đã tìm ra cơ sở lý luận cho các biện pháp, các dự án của công tác
BHLĐ, bao gồm các vấn đề về môi trường làm việc, hoạt động của thiết bò và các
vấn đề khác liên quan đến vấn đề lao động.
Nội dung được thực hiện qua ba mặt:
a. Khoa học về vệ sinh lao động:
Nghiên cứu các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đền sức khỏe của con người
trong lao động. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như các
yếu tố tự nhiên của môi trường, các yếu tố sản sinh do quá trình sản xuất làm môi
trường xấu đi.
Con người có thể chòu đồng thời các yếu tố độc hại của môi trường đang làm
việc và các yếu tố độc hại do môi trường khác truyền tới.
Khoa học về vệ sinh lao động sẽ:
− Nghiên cứu tác dụng của từng yếu tố độc hại làm thay đổi trạng thái
tâm, sinh lý của con người. Qua đó sẽ tìm ra được giới hạn chòu đựng của
5
con người (gọi là ngưỡng chòu đựng), ở đó trạng thái sức khỏe con người ít
có sự thay đổi rõ rệt.
− Nghiên cứu các bệnh nghề nghiệp do ảnh hưởng thường xuyên của các
yếu tố độc hại môi trường nhưng nằm trong giới hạn chòu đựng của con
người.
− Nghiên cứu các biện pháp nhằm giảm các yếu tố độc hại từ sản xuất,
các biện pháp làm giảm các tai nạn và bệnh nghề nghiệp do tác dụng của
môi trường.
b. Khoa học về kó thuật an toàn
Nghiên cứu tất cả các khả năng có thể xảy ra các nguy hiểm khi sử dụng các
thiết bò, các công cụ trong qúa trình lao động. Phải đề ra các biện pháp an toàn khi
lao động, các nguyên tắc trong thiết kế hay các quy tắc sử dụng các trang thiết bò
để đạt mức độ an toàn cao nhất.

c. Khoa học về các trang bò bảo hộ cá nhân
Nghiên cứu các trang bò cho con người khi lao động để hạn chế các tác hại do
quá trình lao động sinh ra.
Các trang bò bảo vệ cho con người có nhiều loại như bảo vệ đầu, mặt, mắt,
chân tay, thân thể, vv…, với yêu cầu đặt ra là:
− Hạn chế tối đa các yếu tố độc hại từ môi trường đến con người.
− Không hạn chế nhiều đến khả năng lao động hay gây độc hại cho người
sử dụng.
Trang bò bảo hộ cá nhân phụ thuộc vào ngành nghề, luôn luôn được thay đổi
cho phù hợp khi điều kiện sản xuất thay đổi.
1.2.2.2.Tính pháp luật
Đưa ra các quy đònh về bảo hộ lao động thành các điều luật để bắt buộc mọi
người tham gia lao động và người quản lý lao động thực hiện nghiêm túc.
Luật BHLĐ phải phù hợp điều kiện sản xuất, điều kiện kinh tế, xã hội. Nó
càng tỷ mỉ, rõ ràng thì vấn đề BHLĐ càng được thực hiện nghiêm túc.
1.2.2.3.Tính quần chúng
Các vấn đề BHLĐ phải được mọi người hiểu rõ để tự giác thực hiện. Tính
quần chúng được thể hiện qua các vấn đề về giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện
cho người lao động thực hiện công tác BHLĐ.
Công tác BHLĐ cần thỏa mãn 3 yếu tố trên mới có hiệu quả cao.
6
1.3. Tai nạn và bệnh nghề nghiệp
1.3.1. Khái niệm
a. Tai nạn lao động: Là các sự cố của quá trình lao động có tác dụng từ bên
ngoài làm thay đổi sức khỏe của người lao động.
Tai nạn thường được thể hiện qua các tổn thương (hoặc chấn thương) một
phần hay toàn bộ chức năng bình thường của cơ thể.
Các tai nạn có thể phục hồi sau khi chữa trò, cũng có thể để lại các di chứng.
Tai nạn nguy hiểm nhất là chết người.
b. Bệnh nghề nghiệp: Là sự suy yếu dần sức khỏe của người lao động do các

yếu tố độc hại phát sinh từ sản xuất. Sau một thời gian dài tiếp xúc với các yếu tố
độc hại này sẽ dẫn tới các bệnh lý.
1.3.2. Điều tra và thống kê các tai nạn
a. Mục đích: Đánh giá việc thực hiện công tác BHLĐ trong sản xuất, dựa vào
nguyên nhân gây tai nạn và bệnh nghề nghiệp để tìm ra các biện pháp khắc phục
nhằm làm cho công tác BHLĐ thực hiện tốt hơn.
b. Phạm vi điều tra, thống kê: Tất cả các tai nạn trong giờ làm việc, thống kê
các trường hợp nghỉ việc từ 1 ngày trở lên, kể cả người có hợp đồng hay tạm tuyển:
− Khi thống kê phải tìm hiểu các nguyên nhân, đề ra các biện pháp khắc
phục, và cử người theo dõi sức khỏe của người bò tai nạn. Cần quan tâm
đến các tai nạn nặng (Nghỉ >14 ngày hoặc <14 ngày nhưng hủy hoại
nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của cơ thể). Những tai nạn chết
người phải được báo cáo ngay với viện kiểm sát, công an, chính quyền đòa
phương.
− Để thống kê người ta đưa ra 2 chỉ số:
+ Hệ số tai nạn: K= (n/N) .10
3
n: số tai nạn;
N: tổng số người tham gia lao động.
+ Hệ số nặng nhẹ: K
nn
= ( p/s) .10
6
(trừ tai nạn chết người)
p: số giờ nghỉ do tai nạn;
s: số giờ làm việc.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu các sự cố tai nạn (rủi ro)
Để nghiên cứu các khả năng dẫn tới sự rủi ro trong quá trình làm việc có thể
tiến hành theo thứ tự sau:
a. Nhận biết các sự cố dẫn đến rủi ro: Có thể theo hai phương pháp:

7
− Theo dõi theo đối tượng riêng: quan sát theo một đặc điểm công việc,
một quá trình vận chuyển, một phương tiện lao động ….
− Theo dõi yếu tố riêng: đối tượng là các yếu tố mà con người phải chòu
đựng trong lao động như tiếng ồn, rung động…
b. Phân tích và đánh giá tình trạng dẫn đến rủi ro:
Dựa vào tác động qua lại giữa con người và trang bò trong một môi trường lao
động người ta phải:
− Phân tích các tác động dẫn đến rủi ro. Những sự cố rủi ro trong lao
động có thể xuất hiện đột ngột do bên ngoài, do có triệu chứng không bình
thường khi các thiết bò hoạt động …vvv
− Cần phải phân tích quá trình dẫn đến rủi ro này đồng thời phải xem xét
đến mức độ các tai nạn và tình trạng sức khỏe của người tham gia lao
động,
− Phân tích tình trạng của hệ thống lao động. Hệ thống lao động khi thiết
kế thường chú ý đến an toàn nhưng vẫn có sự cố thì có thể phải xem xét độ
tin cậy của hoạt động của chúng.
c. Các biện pháp phòng ngừa các tai nạn và bệnh nghề nghiệp
− Biện pháp về tổ chức:
+ Tổ chức lao động phải hợp lý, nghóa là phù hợp vời tâm lý của người
lao động, hạn chế tối đa những bất lợi về tâm, sinh ký. Tổ chức lao động
bao gồm việc bố trí thiết bò về không gian và thời gian làm việc.
+ Quan tâm đến việc giáo dục, huấn luyện về BHLĐ; chú ý đến sức
khỏe người lao động bằng biện pháp bồi dưỡng sức khỏe khám chữa bệnh;
cung cấp các trang BHLĐ đầy đủ và phù hợp.
− Biện pháp về kỹ thuật.
+ Loại bỏ hẳn mối nguy hiểm bằng thay thế quy trình thay thiết bò bằng
các quy trình thiết bò hay vật liệu không nguy hiểm; Cơ khí hóa tự động
hóa trong môi trường có nhiều yếu tố nguy hiểm.
+ Ngăn chặn mối nguy hiểm bằng các hàng rào bảo vệ; thiết kế các ca

bin làm việc kết hợp với thông gió để đưa các yếu tố độc hại ra ngoài.
+ Có các biện pháp xử lý phòng ngừa các nguy hiểm có thể xẩy ra như:
Có các cơ cấu phòng ngừa quá tải, cơ cấu hạn chế hành trình; có các tín
hiệu báo nguy hiểm; thiết kế các trang bò bảo hộ cá nhân cho người lao
động.
8
+ Cần phải đề ra chế độ kiểm tra chế độ bảo dưỡng, sữa chữa thiết bò
hay quy trình cho phù hợp.
1.4. Quá trình lao động của con người
1.4.1.Sơ đồ hoạt động tư duy của con người khi lao động.
Khi nhận nhiệm vụ lao động, con người phải điều khiển hoạt các bộ phận của
cơ thể (chân tay) để đạt được kết quả mong muốn. Khi hoạt động có mối liên hệ
bên trong (đầu) và bên ngoài (chân tay) theo sơ đồ sau:
Ở quá trình tự động của một thiết bò cũng hình thành sự liên hệ ngược trên
nhưng khác với con người:
− Liên hệ ngược của máy là liên hệ cứng, được xếp đặt trước, không thay đổi
trong quá trình hoạt động, nó chỉ thay đổi nhờ lập chương trình mới.
− Liên hệ ngược của con người là liên hệ mềm, thay đổi liên tục do kết quả
của các hành động, nó sẽ phù hợp với thực tế của quá trình lao động.
− Quá trình tự điều chỉnh hành động là đặc thù chỉ có ở con người. Tuy
nhiên, hiệu quả của nó phụ thuộc vào:
+ Tố chất của con người, bao gồm: tình trạng sức khỏe, trạng thái tâm sinh
lý, giới tính, trình độ nghề nghiệp.
+ Các yếu tố của môi trường làm giảm khả năng hoạt động tư duy của con
người như các khí thải độc hại, tiếng ồn, rung động, vv.
+ Đặc điểm nhiệm vụ được giao, nó thể hiện qua tính chất công việc có
khả năng kích thích tư duy hay không, hoặc nhiệm vụ có phức tạp và nặng
nề hay không,vv
Nói chung quá trình tự điều chỉnh hành động của con người là phức tạp mang
cả yếu tố cả không gian và thời gian.

1.4.2.Tổn hao năng lượng khi lao động (THNL)
Để duy trì cuộc sống, con người cần phải có năng lượng chuyển hóa từ thức
ăn, với nhiệm vụ duy trì thân nhiệt và đảm bảo năng lượng cho các hoạt động của
cơ thể.Tất cả năng lượng này cuối cùng đều chuyển biến thành nhiệt.Dựa vào năng
lượng này người ta sẽ biết được THNL của cơ thể khi lao động. Mức độ THNL phụ
thuộc vào từng công việc lao động. Thường xác đònh THNL qua kcal/phút. Dựa vào
Đầu
Chân tay
Liên hệ ngược
9
mức độ THNL người ta đánh giá được mức độ nặng nhọc của công việc, đònh ra
mức độ tiền lương hay đánh giá mức độ phù hợp của công cụ, máy móc, thiết bò
với khả năng thể lực của con người. Người ta thường đo lượng tiêu hao oxy qua hơi
thở để đánh giá mức độ THNL. Khả năng THNL ở mỗi cá thể sẽ khác nhau. Nói
chung tuổi càng cao THNL càng giảm; Nữ thường có THNL thấp hơn nam giới.
Điều này là căn cứ để bố trí công việc cho phù hợp.
Khi lao động thể lực, nhòp tim so với mạch suy nghó, gián tiếp đánh giá về
cường độ lao động. Mạch sẽ được hồi phục lại khi được nghỉ. Nhiều nghiên cứu cho
rằng đối với nam giới khi lao động liên tục mạch không nên tăng quá 30 nhòp/ phút
so với lúc nghỉ(nếu làm việc ở tư thế nằm là 40 nhòp/phút), thời gian hồi phục là 15
phút. Khi THNL tăng lên một kcal/phút mạch chỉ được tăng 10 nhòp/phút. Thường
mạch khi lao động không nên vượt quá (100 -110 nhòp/ phút)
Người ta cũng nhận thấy gánh nặng của lao động còn thể hiện qua sự thay đổi
của huyết áp. Thường khi lao động thì huyết áp tối đa tăng và huyết áp tối thiểu
giảm một chút. Khi cường độ lao động tăng thì huyết áp tối đa tăng mạnh, có khi
còn có hiện tượng loạn huyết áp; nó dẫn tới biểu hiện xấu về chức năng của hệ tim
mạch, rối loạn cơ chế điều hòa tuần hoàn. Nó có thể phản ảnh sự căng thẳng do
công việc.
Ví dụ: THNL của người nghe giảng là 1,64 kcal/ phút, người đẩy xe gòng lên
dốc là 8,45kcal/phút. Người ngồi nghỉ có mạch đập 70 lần/ phút, khi lao động có

thể tới 110 lần/phút.
Sau đây là các bảng thống kê THNL khi làm việc
Nam Nữ
Sự chòu tải
KJ/cal KJ/phút KJ/cal KJ/phút
Công việc nhẹ đến
hơi nặng
đến 4200 đến 9 đến 3000 đến 6
Công việc trung
bình
> 4200 – 6300 > 9 – 13 > 3000 –
4200
> 6 – 9
Công việc nặng > 6300 – 8400 > 13 – 17 > 4200 –
5700
> 9 – 12
Công việc rất nặng > 8400 > 17
giới hạn cho
phép: 17
> 5700 > 12
giới hạn cho
phép: 12
1.4.3.Sự chòu tải và sức căng thẳng trong lao động
Trong quá trình lao động con người ngoài chòu sự THNL còn chòu sự tác động
của nhiều yếu tố như quá trình lao động vối yêu cầu thời gian hoàn thành nhiệm
10
vụ, các yếu tố của môi trường(khí hậu, bụi, rung động.,vv), sự điều khiển hoạt
động của các thiết bò công nghệ, các nhu cầu ăn ở của cá nhân vv, tất cả sẽ tác
động đến tình trạng hoạt động bình thường của cơ thể như: Cơ bắp, hệ thống thần
kinh… .Đó là có sự căng thẳng của con người khi lao động. Trạng thái căng thẳng

có thể là.
a. Căng thẳng về mặt tâm lý: Thể hiện qua trạng thái tâm trạng hay cảm xúc
căng thẳng, ảnh hưởng đến khả năng trí nhớ, khả năng tư duy….
b. Căng thẳng về mặt vật ly:ù Thể hiện qua sự hoạt động không bình thường
của cơ thể như cơ bắp, hệ thống tuần hoàn, cơ quan thính giác…
Sự căng thẳng vật lý hay tâm lý tác động lẫn nhau làm sự căng thẳng tăng lên.
Sự căng thẳng trong lao động có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả lao động, đến sự
an toàn cho hệ thống lao động.
Con người có khả năng chòu tải đền một giới hạn nào đó gọi là ngưỡng chòu
đựng. Trò số của ngưỡng chòu đựng phụ thuộc nhiều vào tố chất của con người(sức
khỏe, giới tính, tuổi tác, trình độ nghề nghiệp…). Con người cũng có thể chòu đựng
vượt quá giới hạn ngưỡng này nhưng chỉ thực hiện với thời gian rất ngắn, người ta
gọi là sự gắng sức.
Để giảm sự căng thẳng (tăng khả năng chòu tải) cần phải chú ý đến các vấn
đề ảnh hưởng đến quá trình lao động như nhiệm vụ được giao, phải phù hợp với
khả năng; điều kiện môi trường, thiết bò phù hợp với tâm, sinh lý của con người;
các vấn đề khác của xã hội tác động tốt vào cuộc sống ăn, ở của con người.
Bảng về giới hạn nhòp tim cho phép với các trường hợp lao động khác nhau:
Sự chòu tải
Nhòp đập của tim
(số lần/ phút)
Chênh lệch nhòp tim
(số lần/ phút)
Công việc nhẹ đến hơi
nặng
đến 90 đến 20
Công việc trung bình > 90 – 100 > 20 – 50
Công việc nặng > 100 – 110 > 30 – 40
Công việc rất nặng > 110 > 30 – 40
1.4.4.Con người là yếu tố quyết đinh đến năng suất lao động

Năng suất lao động là yêu cầu của con người, để thỏa mãn nhu cầu về vật
chất của con người ngày càng cao.
Với một hệ thống lao động con người luôn luôn muốn tạo ra một công cụ lao
động sao cho năng suất tăng và giảm nhẹ sức lao động của mình bằng cơ khí hóa
11
tự động hóa công việc. Tất cả các quá trình lao động của xã hội đều ph có tác
động yếu tố con người.
Trong khi lao động, conngười luôn có ý thức hợp lý hóa các hành động, các
thao tác của mình để đạt hiệu quả cao và cũng là thực hiện một tâm lý muốn tự
khẳng đònh mình trong một tâp thể.
Chỉ có con người quyết đònh đến năng suất lao động. Để đạt được năng suất
cao, con người phải làm tốt các vấn đề đào tạo, học hỏi, đùc rút kinh nghiệm, thực
hiện tốt các vấn đề về BHLĐ để quá trình lao động tốt hơn.
Trong quá trình lao động không được cơ giới hóa, sự phụ thuộc con người về
năng suất lao động chỉ ở một giới hạn nhỏ, nhưng trong một lao động có cơ giới hóa
tự động hóa, con người tác động đến năng suất mạnh mẽ hơn nhiều, nó quyết đònh
đến hiệu quả của nhiều công việc
1.4.5.Sự sai phạm trong quá trình lao động
1.4.5.1. Khái niệm:
Cũng chính do quá trình tự động điều chỉnh hành động của con người, rất có
thể dẫn đến người ta không hoàn thành một yêu cầu cho trước thông qua một giá trò
đặc trưng nào đó. Người ta gọi đó là sự sai phạm trong lao động. Sư sai phạm của
conngười có thể dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ nào đó, làm xấu đến sức
khỏe, xảy ra các tai nạn trong quá trình lao động, gây thiệt hại trong kinh tế, tổn
hại đến thiết bò và con người.
Về nguyên tắc một thiết bò, một qui trình công nghệ các yếu tố kỹ thuật
thường đặt ra sao cho an toàn nhất nhưng do nhiều yếu tố tác động đến quá trình tự
hành động của con người, mà sẽ dẫn tới có các sự cố trong lao động sự sai phạm do
con người phụ thuộc vào khả năng của con người trong hệ thống lao động. Có thể
xảy ra:

a. Hành động sai, có thể do
− Gặp gỡ lần đầu.
− Hành động không ohù hợp với lao động tập thể.
− Quyết đònh sai trong việc lựa chọn mục tiêu, nhiệm vụ.
− Khi hành động lựa chọn phương pháp (hay biện pháp) hoặc nhận thông
tin sai.
b. Sai trong hành động: Có thể do nhiều nguyên nhân:
− Thực hiện có sai sót hoặc không chính xác
12
− Chọn thời điểm sai hoặc sao nhãng từng phương pháp
− Hội tụ ngẫu nhiên các sự cố hoặc sai sót khác nhau
1.4.5.2. Độ tin cậy
Trong lao động thường không loại bỏ được sai phạm; chỉ có thể làm giảm các
sai phạm này mà thôi. Đánh giá khả năng phạm các sai phạm của con người khi
hành động người ta đưa ra khái niệm độ tin cậy:
N
n
R −=1
n : sai phạm;
N: tổng các hành động xảy ra.
Độ tin cậy là bản chất an toàn của một hệ thống lao động, nó liên quan đến
yêu cầu cho trước khoảng thời gian được xen xét
1.4.6.Thời gian lao động
1.4.6.1. Khái niệm
Để lao động có năng suất và độ tin cậy cao người ta phải tìm ra thời gian lao
động liên tục trong một ngày cho hợp lý. Khi lao động cũng cần phải bố trí thời
gian nghỉ giữa ca để nhằm phục hồi một phần sức lao động đã mất.
Việc tìm ra trò số thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý sẽ nâng cao năng suất
lao động, giảm sức chụi tải của con người; giảm các sai phạm
1.4.6.2. Thời gian làm việc trong một ca:

- Xét về năng suất, thời gian khi bắt đầu làm việc chưa thể có năng suất cao
do chưa quen với công việc. Nhưng nếu lao động càng kéo dài, năng suất càng
giảm đó là vì cơ thể không bù đắt đủ những tiêu hao năng lượng do lao động.
- Xét về mặt sai phạm lao động thì thường xuất hiện nhiều ở thời gian đầu
khi mới tiếp xúc công việc, sau giảm dần. Nhưng khi thời gian lao động kéo
dài, sự căng thẳng tăng dần thì các sai phạm càng tăng.
Ở thế kỷ 7,8 lao động được quy đònh 14 đến 17 giờ một ngày, nhưng đến năm
1866 chế độ làm việc 8 giờ một ngày được thừa nhận là tốt nhất. Nếu lao động đặc
biệt nặng nề người ta sẽ nghiên cứu đưa ra thời gian làm việc liên tục cho phù hợp.
Nhiều nghiên cứu đưa ra: thời gian làm việc giảm từ 8,75 giờ/ca đến 8 giờ/ca, năng
suất chỉ tăng lên từ 3% đến 10%, nhưng nếu giảm dưới 8 giờ/ca thì năng suất lao
động không tăng. Ở đầu và cuối ca, nếu làm việc 8h/ca năng suất lao động ổn đònh
(dao động khoảng 10%) nhưng nếu tăng 10h/ca, dao động năng suất ở đầu và cuối
thay đổi tới 20%.
13
Hiện nay Bộ luật lao động của nước ta quy đònh thời gian làm việc 8giờ/ca và
40giờ/tuần.
1.4.6.3. Thời gian nghỉ trong lao động
Khi lao động liên tục người ta có thể ngưng nghỉ lao động do:
− Ngưng nghỉ tự ý do công nhân cảm thấy quá căng thẳng trong công việc.
Kiểu này không nên nghỉ lâu.
− Ngưng nghỉ hình thức: là người lao động tự thu xếp thay đổi công việc:
đang lao động nặng chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn thư giản hơn.
− Ngưng nghỉ bắt buộc: do đặc điểm của quá trình lao động phải đợi chờ. Thí
dụ nghỉ do phải chờ kết quả làm việc của bước công nghệ trước.
− Ngưng nghỉ theo quy đònh: đây là sự nghỉ bắt buộc do kết quả nghiên cứu
các nghề để có được sự phục hồi sức khỏe, gọi là nghỉ giữa giờ, giữa ca. Việc
nghỉ giữa giờ để bớt sự căng thẳng cho người lao động, đặc biệt sự căng thẳng
về thần kinh. Khi giữa giờ thường kết hợp với thể dục giữa giờ.
Nghỉ giữa ca thường từ 30 đến 60 phút kết hợp với cung cấp năng lượng cho

cơ thể qua bữa ăn giữa ca. Nghỉ giữa giờ bố trí trong khoảng làm việc của nghỉ giữa
ca, thường từ 5 – 10 phút với 1-2 lần
1.4.6.4. Lao động ca kíp
Có một số lao động phải làm việc nhiều ca (3 ca) Theo nhiều nghiên cứu ca
đêm đối với cơ thể là điều bất lợi. Chu kỳ sinh học của con ngưởi là nhòp ngày –
đêm: ban ngày chức năng cơ thể có tư thế sẵn sàng hoạt động còn ban đêm ở trạng
thái nghỉ phục hồi và tái sinh năng lượng dự trữ. Do vậy hoạt động vào ban đêm,
ngoài gánh nặng lao động do công việc, cơ thể còn phải hoạt động cao hơn để nâng
cao chức năng của cơ thể để nó hoạt động như ban ngày. Mặt khác trong đònh hình
ngày – đêm thì con người luôn có nhu cầu ngủ vào ban đêm. Nếu chuyển ngược
lại, đònh hình này bò phá vỡ, chính là nguyên nhân làm năng suất giảm, tai nạn
tăng. Do đó ca đem thường hạn chế sử dụng. Tất nhiên khi cần thiết phải bố trí 3 ca
thì phải bố trí chu kỳ của 3 ca sao cho sau khi làm ca đêm người lao động được nghỉ
nhiều nhất nhằm tăng khả năng hồi phục trạng thái sức khỏe.
1.4.7.Sự đơn điệu trong quá trình lao động
1.4.7.1. Khái niệm:
Công việc lao động được coi là đơn điệu khi các hoạt động thao tác của con
người trong lao động được lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài. Tần số lặp lại
có thể từ 10 đến 30 phút, cũng có những trường hợp những thao tác đơn giản, có
chu kỳ lặp đi lặp lại dài người ta cũng gọi là sự đơn điệu trong lao động.
14
Khi lao động bò đơn điệu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hệ thần kinh trung ng,
nó làm mất hứng thú trong thực hiện công việc, xuất hiện trạng thái ức chế, nhàm
chán. Nó cũng có thể gây ra nhầm lẫn về đònh hình thời gian. Trạng thái ức chế
thần kinh và buồn ngủ sẽ xẩy ra dẫn đến kết quả là năng suất thấp, tỷ lệ phế phẩm
cao và tai nạn giao thông dễ xẩy ra. Người ta đã giải thích đó là do sự căng thẳng
chỉ có ở một khu vực thần kinh nào đó dẫn tới mất cân bằng trong toàn bộ não.
Con người cũng có thể tự điều chỉnh hành động nhằm khắc phục tính đơn
điệu. Tuy nhiên nó phụ thuộc vào bản tính của từng người, phụ thuộc vào tuổi tác,
đặc thù tính tình.

Trong một số công việc lao động tính lặp lại công việc còn gây ra sự rối loạn
hệ cơ xương hoạt động và ảnh hưởng mức độ hoạt động bình thường của hệ cơ bắp,
dẫn tới sự mỏi mệt và phản xạ không chính xác .
1.4.7.2. Một số biện pháp chống tính đơn điệu.
− Thiết kế hợp lý quá trình công nghệ nên tránh sự đơn điệu, có thể gây sự
hứng thú bằng thay đổi nội dung công việc. Thí dụ các công việc lắp ráp có
thể thay đổi nội dung công việc trong dây chuyền.
− Luân phiên chuyển công nhân ở vò trí đơn điệu nhiều sang vò trí đơn điệu ít
hơn.
− p dụng các biện pháp thẩm mỹ, sử dụng dạng nhạc chức năng, bố trí nội
thất để giảm tác động của sự đơn điệu.
1.5. Khoa học về lao động (Ergonomie)
1.5.1.Khái niệm:
− Khoa học lao động là một khoa học liên nghành, nghiên cứu về con người
trong lao động, nó đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, thiết bò, môi trường và các
vấn đề khác sao cho quá trình lao động phù hợp với con người để đạt được sự
an toàn ( đảm bảo sức khoẻ, thuận tiện, an toàn) và năng suất.
− Ergonomie là kết hợp giữa 2 chữa gốc HyLap5: Erg: lao động và nomi là
quy luật, ra đời năm 1949 và đã nghiên cứu các vấn đề về nhân trắc học, cơ
sinh học,
tâm lý học vv
− Theo TCVN thì khoa học lao động là khoa học liên ngành nghiên cứu sự
thích ứng giữa kỹ thuật, thiết bò, môi trường và khã năng lao động của con
người về phương diện giải phẩu, sinh lý, tâm lý để đảm an toàn và hiệu quả.
− Nhiệm vụ của khoa học lao động:
15
+ Phát hiện khả năng lao động của con người, tạo ra những điều kiện để
con người phát huy năng lực lao động của mình, hoàn thành các công việc
nhất đònh.
+ Trang bò kỹ thuật - thiết bò và các vấn đề khác để lao động đạt năng suất

và an toàn.
− Khoa học lao động chú ý đến các vấn đề từ thiết kế các trang bò, tổ chức
lao động và nhiều vấn đề khác liên quan đến lao động, sao cho phù hợp với
trạng thái tâm sinh lý của con người nhằm phát huy khả năng lao động của
con người làm cho hiệu quả lao động cac nhất và an toàn nhất.
Sản xuất càng phát triển, sự thay đổi về quá trình công nghệ, thiết bò môi
trường, càng thúc đẩy khoa học lao động phải nghiên cứu sao cho phù hợp hơn.
1.5.2.Sự quan hệ giữa con người, máy và môi trường
Trong quá trình lao động, con người bò tác động bởi nhiều yếu tố, đó là sự tác
động của thiết bò máy móc, quy trình công nghệ, phương pháp và vò trí lao động.
Bởi vậy khoa học lao động phải nghiên cứu sự quan hệ của những y6ú tố này. Sơ
đồ sau cho ta quan hệ các yếu tố máy (Công cụ lao động) môi trường với con
người.
Trong quan hệ này con người đóng vai trò trọng tâm do đó:
− Phải thiết kế máy, phương pháp lao động, xác đònh vò trí lao động và có
một môi trường phù hợp với sức khoẻ con người trong lao động.
− Làm cho con người phù hợp với máy, phương pháp, vò trí lao động và môi
trường qua việc huấn luyện, tuyển chọn và các giải pháp để giảm các yếu tố
có hại với con người.
Môi
trường
Môi
trường
Môi trường
Con
người
Công
cụ
Vò trí
Lao động

Phương
pháp
Lao động
Con người
Máy
Môi trường
16
1.5.3.Nhân trắc học đối với công tác bảo hộ lao động
1.5.3.1. Khái niệm
Nhân trắc học là khoa học nghiên cứu về kích thước giải phẫu sinh lý của
con người để quá trình lao động được thoải mái, an toàn, năng suất. Nhân trắc học
còn chú ý đến kích thước chiếm chỗ của không gian làm việc.
Thông số nhân trắc thay đổi theo thời gian, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Nghiên cứu về nhân trắc học người ta chú ý đến" Ngưỡng người", đó là kích
thước cơ thể của số đông người trong một tập thể.
Thông số nhân trắc học phụ thuộc vào giới tính, dân tộc và vò trí lao động,
cũng như tính chất nghề nghiệp.
1.5.3.2. Ergonnomie trong thiết kế các công việc
Cần tôn trọng một số nguyên tắc sau:
− Thiết kế công việc ít nặng nhọc và vất vả và ít căng thẳng nhất, cần chú ý
cơ khí hoá, tự động hoá các công việc.
− Thiết kế công việc phù hợp với khả năng của con người (về thể lực, tầm
vóc, trí tuệ).
− Tránh đơn điệu bằng chú y thay đổi công việc, giảm sự đơn điệu bằng tổ
chức sản xuất.
− Đào tạo và huấn luyện con người cho phù hợp với con người.
− Tạo một số điều kiện khác để tránh sự ức chế tâm lý như sự quan tâm,
động viên của người sử dụng lao động.
1.5.3.3. Ergonnomie trong thiết kế vò trí lao động
Bố trí vò trí lao động phải phù hợp với tính chất công việc như lao động đứng,

ngồi, lao động trong hầm lò và những vấn đề khác.Sau đây là một vài nguyên tắc
cho bố trí vò trí lao động đối với một số trường hợp
a. Lao động tư thế ngồi
− Đặc điểm cần chú ý:
+ Các vật dụng trong công việc có chu kỳ thao tác ngắn cần đặt sao cho dễ
lấy và nằm trong vùng với tới.
+ Công việc không đòi hỏi lực lớn ( <45 N) , nếu lớn hơn cần có thiết bò hỗ
trỡ.
+ Lao động thoải mái không gò bó.
− Người ta chú ý đến cả ba vấn đề đó khi lao động tư thế ngồi
17
* Vùng với tới:
Hình 1.1. Bố trí các vùng thao tác theo mặt phẳng ngang
Vùng 1  vùng làm việc thường xuyên
Vùng 2  vùng làm việc chính (để và lấy dụng cụ)
Vùng 3  vùng ít thao tác hơn, khi vùng 1 và vùng 2 hết chỗ
* Chiều cao của mặt bằng làm việc :
Hình 1.2: Bố trí chiều cao mặt bằng làm việc.
1 - Công việc rất chính xác; 3 - Công việc bàn giấy
2 - Công việc chính xác; 4- Đánh máy chữ.
* Vùng để chân: vùng đề chân dưới mặt bàn và ghế ngồi cần bố trí
không gian cho di chuyển chân. Thông thường có chiều rộng là 550 – 600
mm.
b. Lao động với tư thế đứng:
18
Lao động với tư thế đứng thường dùng cho các công việc cần phải nâng vật
lớn (> 45N) cần thường xuyên phải với sâu, với xa, với cao, có tác động đủ lực, đòi
hỏi cần phải di chuyển vò trí này đến vò trí khá, dùng lực ấn v.v…
Nguyên tắc thiết kế vùng làm việc theo hai phương đứng và ngang như hình
1.3 và hình 1.4.

Các bàn làm việc khi công nhân làm việc ở tư thế đứng có thể như sau:
− Đối với công việc lằp ráp nhẹ nhàng, đóng gói nhỏ, chiều cao mặt bàn làm
việc là (900 ÷ 950) mm.
− Đối với công việc phải phát huy lực xuống phía dưới hay hai bên, chiều
cao mặt bàn (830 ÷ 900) mm.
− Đối với công việc phải dùng lực lớn, liên tục, chiều cao mặt bàn là
(700÷800)mm.
c. Thiết kế vò trí làm việc đối với các công việc gây căng thẳng thò giác.
− Góc nhìn: Thường (15 ÷ 45)
o
− Tầm nhìn: Với công việc đặc biệt đòi hỏi thò giác thường dùng tầm
nhìn (120÷250) mm, đòi hỏi vừa phải thì tầm nhìn từ (250 ÷ 350) mm, với
công việc bình thường thì tầm nhìn từ (350 ÷ 500) mm, còn với công việc
không đòi hỏi thò giác thì có thể tầm nhìn > 500 mm (hình 1.5).
Hình 1.4: Vùng thao tác theo mặt phẳng nẳm ngang
Vùng 1 
Để bố trí các bộ phận điều khiển thường
xuyên sử dụng và rất quan trọng
(vùng vận động tối
ưu); Vùng 2 
Để bố trí các bộ phận thường sử dụng
(vùng dễ với tới); Vùng 3 
Bố trí các bộ phận ít sử
dụng
Hình 1.3: Vùng bố trí các bộ
phận
điều khiển (theo mặt
phẳng thẳng đứng)
mm
mm

mm
19
Công việc đặc biệt đòi hỏi thò giác. Công việc đòi hỏi thò giác vừa phải
Công việc thông thường Công việc không đòi hỏi thò giác
Hình 1.5. Khoảng cách cần thiết từ mắt tới vật đối với các loại công việc khác nhau
1.5.3.4. Ergonomie trong việc sử dụng màu sắc.
a. Khái niệm:
− Màu sắc của các vật giúp ta phân biệt sự choán chỗ của vật đó. Màu
sắc có tác dụng với con người qua trạng thái tâm lí. Màu sắc gây cảm giác
nóng (màu đỏ, da cam, vàng…) hay cảm giác lạnh (màu xanh, trắng, tím…).
Màu sắc ấm gây trạng thái kích thích vui tươi, sảng khoái, còn màu lạnh
gây cảm giác yên tónh buồn bã. Gam màu sáng gây cảm giác nhẹ nhõm
còn gam màu tối gây cảm giàc nặng nề.
− Với nội thất, gam màu sáng có cảm giác đẩy không gian rộng ra, ngước
lại các màu sẫm bão hòa gây cảm giác không gian bò thu hẹp. Do vậy viẹc
trang trí màu sắc cần quan tâm, nó ảnh hưởng đền khả năng làm việc do
tâm lý, ảnh hưởng đến năng suất lao động và các sai phạm. Theo thống kê
nếu màu sắc hợp lý sẽ tăng năng suất 1 ÷ 4% nhưng ngược lại có thể giảm
3 ÷ 15%
b. Một số vấn đề trong sử dụng màu sắc nội thất nhà máy.
Người ta đưa ra một số lời khuyên sau:
− Các loại kết cấu xây dựng: sàn nhà, tường trần… nên dùng gam màu
sáng để phân biệt với thiết bò, nhưng không nên dùng màu tương phản vì
dễ gây mệt mỏi cho thò giác.
20
− Các thiết bò công nghệ(các máy , bàn làm việc…) thường chọn các màu
tối hơn xung quanh nhung sáng hơn màu vật gia công. Thường chọn màu
xanh lục nhạt.
− Các thiết bò vận chuyển, nâng: Thường dùng các màu gây sự chú ý của
người xung quanh: như màu đỏ, vàng, đen …

− Các thiết bò liên lạc kỹ thuật: đường dây, thiết bò kỹ thuật điện thì
màu của dây phải sáng rõ, bão hòa, dễ phân biệt, nó không được thay đổi
quá khi thay đổi điều kiện chiếu sáng, những màu đỏ thường là dây mang
tính (+) còn màu vàng, xanh lục mang ý nghóa (-)
− Màu sắc dùng nhấn mạnh trong an toàn lao động thường là: màu đỏ
mang tính chất nguy hiểm, dừng lại; màu vàng có ý nghóa nguy hiểm khi
chạm phải; màu xanh lục chỉ với ý nghóa an toàn. Các màu lam được dùng
trong cái hiện báo hướng đi, thông tin.
1.5.3.5. Ergonomie trong thiết kế sản phẩm
Khi thiết kế các sản phẩm, các thiết bò, các sản phảm sử dụng cho cuộc sống…
ngoài việc đảm bảo chức năng của sản phẩm người ta còn chú ý đến sự phù hợp
với trạng thái tâm, sinh lý người sử dụng, sử dụng thuận tiện, có năng suất và an
toàn. Các nguyên tắc khi thiết kế các sản phẩm là:
− An toàn cho sản phẩm: Đó là yêu cầu đầu tiên. Cần phải có những quy
đònh về an toàn cho các sản phẩm. An toàn sản phẩmthể hiện qua việc an toàn
khi sử dụng cũng như không gây ra các yếu tố có hại cho môi trường: bụi, độc,
nóng…
− Thiết kế phải đảm bảo độ tin cậy: tức là đạt được đúng chức năng đặt ra,
hạn chế các nhầm lẫn trong thao tác. Độtin cậy phải đạt được ngay khi thiết
kế ban đầu nhưng cũng phải đạt được sau một thời gian sử dụng (chú ý đến
các bộ phận điều chỉnh sau thời gian sử dụng)
− Đảm bảo về tuổi bền sản phẩm: thường được người sử dụng quan tâm.
Phải được đánh giá bằng độ bền thực tế. Độ bền của sản phẩm phụ thuộc vào
vật liệu và độ chính xác chế tạo.
− Sản phẩm phải đảm bảo sử dụng thuận tiện, muốn vậy phải thỏa mãn các
chỉ tiêu về nhân trắc, về sinh lý(thể lực, phù hợp khả năng về thò giác , thính
giác …), các chỉ tiêu về mặt tâm lý ( thói quen người sử dụng, tác dụng gây
hưng phấn của tâm lý, thuận tiện cho tấm nhìn …) v.v…
21
1.6. Vấn đề công tác BHLĐ ở nước ta

Mỗi một nước đều có các bộ luật lao động rieng phù hợp với tình hình kinh tế
chính trò ở nước đó. Ở Việt Nam chính sách về BHLĐ luôn được Đảng và Nhà
Nước quan tâm. Ngay sau Cách Mạng Tháng Tám thành công, mặc dù trong điều
kiện khó khăn, tháng 3/1947 Hồ Chủ Tòch đã kí sắc lệnh 29SL về vấn đề lao động.
Trong thời kì xây dựng kinh tế ở miền Bắc, Hội Đồng Chính Phủ đã ban hành điều
lệ tạm thời về BHLĐ kèm theo nghò đònh 181CP ngày 18/12/1964. Nghò đònh cùng
với các thông tư của Chính Phủ đã quy đònh cụ thể những vấn đề về BHLĐ, là
động lực cho việc thực hiện tốt về vệ sinh lao động.
Ngày 10/09/1991, Hội đồng Nhà nước đã quyết đònh ban hành Pháp lệnh về
BHLĐ. Pháp lệnh đã qui đònh rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với
công tác BHLĐ. Pháp lệnh đã làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng
lao động, cũng như của người lao động. Ngày 26/4/1994 Quốc hội đã thông qua Bộ
Luật Lao Động. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất của nước ta về BHLĐ.
Sau đó Chính phủ đã ban hành Nghò đònh 06/CP ngày 20/1/1995 quy đònh chi tiết
một số điều về Bộ luật, tạo thành hệ thống luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ.
Năm 2002 Quốc hội đã sửa đổi một số điều để Bộ Luật Lao Động, đặc biệt Luật
về phòng cháy chữa cháy cho phù hợp hơn.
Tuy nhiên, Bộ Luật Lao Động chưa có thể đề cập cụ thể đến mọi vấn đề liên
quan đến an toàn và vệ sinh lao động. Một số bộ luật khác bổ sung vấn đề này
gồm:
− Luật bảo vệ môi trường (1993), có một số quy đònh trong việc thực hiện
các công nghệ tiên tiến, trong xuất nhập khẩu.
− Luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân ( 1989) quy đònh những vấn đề về vệ
sinh trong việc sử dụng hóa chất, các chất thải trong công nghiệp, sinh hoạt.
− Luật về công đoàn (1990), Luật hình sự (1999) cũng có những quy đònh về
ATLĐ,VSLĐ.
− Các nghò đònh, Chỉ thò, Nghò quyết của Chính phủ quy đònh rõ nhiều vấn đề
về ATVSLĐ
Trong c6ng tác BHLĐ, người ta phân tích rõ các nghóa vụ và quyền hạn của
các bộ phận liên quan lao động có thể tóm tắt như sau:

1.6.1.Nghóa vụ và quyền hạn của cơ quan nhà nước:
− Xây dựng và ban hành luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ, các hệ
thống tiêu chuẩn, quy trình, qui phạm về ATVSLĐ.
22
− Hướng dẫn chỉ đạo các nghành, các cấp thực hiện luật pháp, chế độ chính
sách, tiêu chuẩn qui trình, qui phạm về ATVSLĐ. Có chế độ thanh kiểm tra
và xử lý khen thưởng hay có hình phạt thích ứng.
− Lập trường trình quốc gia về BHLĐ; đầu tư nghiên cứu về BHLĐ và đào
tạo cán bộ về BHLĐ
Thực hiện các vấn đề trên có: Hội đồng quốc gia về BHLĐ, Bộ LĐ-TB-XH
thực hiện về mặt ATLĐ; Bộ y tế thực hiện lónh vực về VSLĐ; Bộ KH-CN-MT thực
hiện việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về ATVSLĐ, Đồng thời cùng
với hai bộ trên xây dựng, ban hành và quản lý hệ thống tiêu chuẩn về ATVSLĐ,
Bộ GD-ĐT có trách nhiệm đưa việc giáo dục ATVSLĐ vào trong nhà trường
Các Bộ khác cùng chính quyền tỉnh thành, đòa phương có trách nhiệm thực
hiện các vấn đề về ATVSLĐ
1.6.2.Nghóa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động.
− Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và thực hiện các vấn đề về BHLĐ.
Đào tạo huấn luyện và tổ chức các vấn đề liên quan đến lao động để làm
công tác bảo hộ lao động tốt hơn.
− Có trách nhiệm điều tra phân tích, thống kê và báo cáo các tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp.
− Cần có các biện pháp cụ thể để làm giảm nhẹ các tai nạn và bệnh nghề
nghiệp
− Buộc người lao động phải thực hiện nội qui, qui chế về ATVSLĐ, thực
hòên khen thưởng và xử phạt về việc thực hiện ATVSLĐ. Khiếu nại với các cơ
quan cấp Nhà nước có thẩm quyền về quyết đònh của thanh tra ATVSLĐ,
nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết đònh đó.
1.6.3.Trách nhiệm đối với người lao động.
− Được yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an toàn

và vệ sinh. Có quyền khiếu nại và tố cáo các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khi đơn vò sử dụng lao động có phạm vi pháp luật về lao động có vi
phạm pháp luật về BHLĐ, đặc biệt các vi phạm về chính sách chế độ về
BHLĐ.
− Trong điều kiện thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn, đe dọa sức khỏe của mình
người lao động có quyền từ chối công việc hoặc rời bỏ khỏi chỗ làm việc
nhưng phải báo với người có trách nhiệm.
23
− Người lao động phải có trách nhiệm học tập, nắm vững chế độ chính sách
BHLĐ. Thực hiện nghiêm túc mọi nội qui phạm qui về lao động. Cần tham
gia tích cực các hoạt động tích cực các hoạt động cải thiện chế độ làm việc.
1.6.4.Trách nhiệm của tổ chức công đoàn
− Phải là người đại diện cho người lao động trong việc bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người lao động ( như chế độ chính sách, điều kiện lao động) đối với
người sử dụng lao động.
− Tham gia với các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền xây dựng văn
bản pháp luật và chế độ chính sách về BHLĐ.
− Tham gia các vấn đề khác về BHLĐ như công tác nghiên cứu về khoa học
BHLĐ.
− Có chức năng giáo dục huấn luyện, tổ chức quần chúng thực hiện công tác
BHLĐ.
1.6.5.Vấn đề kiểm tra công tác BHLĐ.
Về phía nhà nước sẽ do các bộ; Bộ LĐ-TB-XH kiểm tra về an toàn, Bộ Y tế
kiểm tra về vệ sinh lao động.Tổ chức công đoàn có trách nhiệm kiểm tra công tác
thực hiện BHLĐ của đơn vò sử dụng lao động, có thể tiến hành độc lập hay phối
hợp với các cấp chính quyền. Kiểm tra có thể đột xuất hoặc đònh kỳ
Mục đích việc kiểm tra:
− Xác đònh việc thực hiện BHLĐ.
− Tìm nguyên nhân tai nạn và các vi phạm về vệ sinh lao động
− Tìm các giải pháp làm công tác BHLĐ tốt hơn.

×