Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kỹ thuật an toàn và môi trường - Chương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.22 KB, 2 trang )

Câu hỏi chương 3- Kỹ thuật an toàn và môi trường
CHƯƠNG 3 KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
Câu hỏi loại 1
1. Thế nào là điện giật? Điện giật gây những tác dụng gì đối với cơ thể con người?
2. Các mức độ tác động của dòng điện đối với cơ thể con người?
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm khi bị điện giật?
4. Trên cơ thể con người, bộ phận nào có điện trở cao nhất?
5. Khi bị điện giật cùng một hiệu điện thế, dòng 1 chiều hay dòng xoay chiều nguy hiểm
hơn?
6. Khi bị điện giật, dòng điện đi qua bộ phận nào của cơ thể thì nguy hiểm nhất?
7. Đường đi dòng điện như thế nào thì nguy hiểm cho tim nhất?
8. Tai nạn điện thường xảy ra trong những trường hợp nào? Công thức tổng quát tính
dòng điện đi qua cơ thể người?
9. Khi chạm trực tiếp vào vật mang điện, đường đi của dòng điện như thế nào thì nguy
hiểm nhất?
10. Bị điện giật khi chạm vỏ xảy ra trong trường hợp nào? Biện pháp phòng chống?
11. Thế nào là điện áp bước? Những đối tượng nào thường bị giật bởi điện áp bước?
12. Có những biện pháp tổ chức quản lý nào để đảm bảo an toàn điện? Ý nghĩa của từng
biện pháp?
13. Hãy nêu các biện pháp kỹ thuật chủ yếu để đảm bảo an toàn điện?
14. Các biện pháp chống chạm điện vào các bộ phận bình thường không mang điện?
Câu hỏi loại 2
1. Tại sao có sự khác biệt về điện trở giữa người da ẩm (nhờn) và da khô?
2. Tại sao khi thời gian tiếp xúc dòng điện càng tăng, càng gây nguy hiểm hơn?
3. Tại sao khi diện tích, áp lực tiếp xúc càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn?
Bùi Hoàng Dũng - Bộ môn CTM – Khoa Cơ khí - ĐHKTCN
Câu hỏi chương 3- Kỹ thuật an toàn và môi trường
4. Tần số dòng điện nào gây nguy hiểm nhất cho cơ thể con người? Tại sao khi tần số
dòng điện f > 500.000Hz sẽ không gây giật, nhưng lại gây bỏng?
5. Sự khác biệt giữa biện pháp “Không để điện áp cao chạm vỏ” và “Không để tồn tại
điện áp cao chạm vỏ”?


6. Thế nào là mạng điện cách ly? Ứng dụng cụ thể của mạng điện cách ly.
7. Trình bày và so sánh giữa “nối không” bảo vệ và “nối đất” bảo vệ?
Câu hỏi loại 3
1. Tại sao khi cầm chắc dây điện hở bằng 2 ngón tay thì ít nguy hiểm hơn khi cầm
lỏng?
2. Giải thích về trường hợp dùng tay trần nối hai dây điện?
3. Tại sao khi kiểm tra các vật ở dưới đường điện cao thế bằng bút thử điện
thường, đèn lại phát sáng mà cơ thể người không cảm thấy bị giật?
4. Tại sao khi chạm một ngón tay vào vỏ case máy tính thì cảm thấy bị điện giật,
nhưng khi chạm cả bàn tay khi không cảm thấy bị giật nữa?
Bùi Hoàng Dũng - Bộ môn CTM – Khoa Cơ khí - ĐHKTCN

×