Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Rủi ro trong thanh toán đối với hàng xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.66 KB, 13 trang )

Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
BÀI TIỂU LUẬN
Mơn: Thanh tốn quốc tế
Tên đề tài:
RỦI RO TRONG THANH TOÁN ĐỐI VỚI
HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU
GVHD : TS Trầm Thị Xuân Hương
SVTH : Hồng Trọng Tiến
Lớp : KT9-K32
Tp HCM, ngày 26 tháng 4 năm 2009
MỞ ĐẦU:
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên
quyết liệt và phức tạp ,để tồn tại và phát triển ,các doanh nghiệp không chỉ hoạch
định chiến lượckinh doanh mà còn phải phân tích các rủi ro để có biện pháp hạn
chế và ngăn ngừa.Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,người bán và người
muathường có cơ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau ,tập quán kinh doanh ở
mỗi nước là khác nhau.Vì vậy trong quá trình kinh doanh người bán cần nghiên
cứu khả năng thanh toán của người mua cũng như người mua cần nghiên cứu khả
năng cung ứng hàng của người bán.Trong thanh toán quốc tế chung ta co rất nhiều
phương thức thanh toán như:chuyển tiền ,nhờ thu,tín dụng chứng từ ,ghi sổ, Trong
mỗi phương thức đều có những ưu và nhược điểm riêng,chính vì vậy chúng ta cần
phải tìm hiểu kỹ,phân tích và đánh giá được những ưu và nhược điểm của từng
phương thức.Để biết quyết định lựa chọn phù hợp từng phương thức thanh toán
theo từng hoàn cảnh và tình huống áp dụng trong thực tế.Đem lại lợi ích kinh tế
cao nhất nhưng có mức rủi ro thấp nhất.
A: PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN
I : CHUYỂN TIỀN TRẢ TRƯỚC:
1. Rủi ro xảy ra trong phương thức chuyển tiền trả trước :
- 2 -
Đảm bảo cho người bán nhận được thanh toán trước khi giao hàng ,ngược lại
đối với người mua phải gánh chịu những rủi ro:


 Hàng được giao không đúng với số lượng ,chất lượng như đã kí trong
hợp đồng
 Hàng giao trễ hơn so với quy định trong hợp đồng ,làm ảnh hưởng xấu
đến hoạt động kinh doanh của người mua hàng
 Người bán không giao hàng trong trường hợp người bán bị phá sản ,hoặc
không có hàng để giao,hoặc khi giá cả thị trường đang có xu hướng tăng
giá người bán sẽ bán lô hàng này cho người khác và chấp nhận khoản
phạt trong hợp đồng nếu thấy vẫn có lợi cho mình .
VÍ DỤ :Công ty ABC(người xuất khẩu)là công ty chuyên sản xuất các hoá chất
cung ứng cho ngành công nghiệp mỹ phẩm,đã ký một hợp đồng kinh tế với công ty
MỸ HẢO(người nhập khẩu) là sẽ bán cho công ty MỸ HẢO một lượng hoá chất
trị giá 500,000USD.Hai bên đã thoả thuận và thống nhất các điều khoản trong hợp
đồng.Trong đó công ty MỸ HẢO sẽ thanh toán toàn bộ số tiền trị giá của hợp đồng
trước khi nhận hàng.Nhưng vào thời điểm nhận hàng công ty MỸ HẢO vẫn chưa
nhận được hàng thì yêu cầu công ty ABC giao hàng theo đúng những gì đã cam kết
trong hợp đồng giữa hai bên.Nhưng chỉ nhận đươc những lời hứa và lí do từ công
ty ABC.Lúc này ở trong nước vì không có nguyên liệu sản xuất nên công ty đã bị
mất rất nhiều hợp đồng,hoạt động kinh doanh thi bị trì trệ do thiếu nguyên liệu
,phải đền bù rất nhiều hợp đồng do đã kí trước đây nay không có hàng để giao
2. Bịên pháp hạn chế rủi ro :
 Tìm hiểu kỹ khả năng cung ứng nguồn hàng và uy tín của người bán.
 Chỉ nên áp dụng phương pháp này cho các giao dịch có kim ngạch nhỏ
 Nên thương lượng với người bán chỉ trả trước một phần giá trị của hợp
đồng theo tỉ lệ như 30%,50%,70% giá trị của hợp đồng
- 3 -
.
 Nên chấp nhận thanh toán cho hợp đồng có giá trị lớn khi người mua có
quan hệ chặt chẻ với người bán
 Khi hợp đồng quy định điều khoản thanh toán bằng T/T(Telegraphic
Transfer) trả trước thì người mua nên quy định that cụ thể và chặt chẽ các

điều khoản thưởng phạt đối với việc giao hàng trể ,giao hàng không đúng
số lượng và chất lượng,phạt khi không thực hiện hợp đồng .Cần quy định
rõ về điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng,trọng tài và giải quyết
tranh chấp.
II: CHUYỂN TIỀN TRẢ NGAY HOẶC TRẢ SAU:
1: Rủi ro trong phương thức chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau:
Người mua sẽ nhận được hàng hoá trước khi thanh toán ,việc thanh toán hoàn toàn
phụ thuộc vào thiện chí và khả năng thanh toán của người mua ,do vậy với phương
thức thanh toán này thì phần rủi ro thường là do người bán phải gánh chịu:
 Hàng đã được giao nhưng không nhận được thanh toán khi người mua
mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không thanh toán
 Thanh toán không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng do người mua
trì hoãn hoặc khi gặp khó khăn về tài chính
 Người mua từ chối nhận hàng khi giá cả thị trường đang giảm ,do đó sẽ
không thực hiện thanh toán.
VÍ DỤ:Công ty SEA PRODEX DANANG là công ty chuyên kinh doanh sản xuất
chê biến thuỷ sản xuất khẩu,có ký một hợp đồng xuất khẩu cá BASA đông lạnh
sang HOA KỲ với công ty SNJ với hợp đồng trị giá 1,000,000USD .Hai bên đã
thoả thuận và thống nhất các điều khoản trong hợp đồng.Trong hợp đồng này công
- 4 -
ty sea prodex danang giao hàng tới công ty SNJ sau đó mới nhận tiền.Công ty sea
prodex danang sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình như đã ký trong
hợp đồng và chờ đến hạn thanh toán thì công ty SNJ sẽ chuyển tiền cho mình
.Nhưng đã đến hạn thanh toán mà công ty sea prodex danang vẫn chưa nhận được
tiền từ phía công ty SNJ,mới gửi một thư yêu cầu thanh toán tới công ty SNJ
nhưng nhận đươc hồi báo của công ty SNJ là do điều kiện tài chính của công ty
đang gặp khó khăn,hàng nhập về chưa bán được nên chưa thể thanh toán được cho
công ty sea prodex danang.Ngay lúc này trong nước công ty seaprodex danang
đang phải chịu rất nhiều áp lực từ phía các chủ nợ,các ngân hàng ,các nhà cung
cấp.Và một lượng vốn bị ứ đọng gây ra rất nhiều thiệt hai cho công ty seaprodex

danang
2:Biện pháp hạn chế rủi ro:
 Điều tra kỹ khả năng tài chính và uy tín của người mua
 Chỉ áp dụng cho các giao dịch mua bán có giá trị nhỏ
 Chấp nhận thanh toán cho hợp đồng có giá trị lớn khi người bán và người
mua co quan hệ chặt chẽ với nhau .
 Khi hợp đồng quy định điều khoản thanh toán bằng T/T trả sau thì người
bán nên quy định tỉ lệ phạt đối với việc thanh toán chậm .Cần quy định rõ
về điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng,trọng tài và giải quyết tranh
chấp.
B: PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
I : NHỜ THU PHIẾU TRƠN
1.Rủi ro trong phương thức nhờ thu phiếu trơn:
- 5 -
Trong phương thức nhờ thu hối phiếu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian
trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hoá đã giao cho nhà nhập khẩu nên ngân
hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu được .Ngân hàng không có cam
kết hay đảm bảo gì đối với người xuất khẩu cũng như người nhập khẩu mà chỉ đơn
thuần hành xử theo những chỉ dẫn mà người xuất khẩu thể hiện trên chỉ thị nhờ thu
và hối phiếu .Phương thức này chỉ bổ sung cho phương thức chuyển tiền trả sau
được một điểm là người xuất khẩu có thể chủ động đòi tiền sau khi giao hàng .Tuy
chủ động nhưng người xuất khẩu cũng phải gặp một số rủi ro
 Hàng đã được giao nhưng không nhận được thanh toán khi người mua
mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không thanh toán
 Thanh toán không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng do người mua
trì hoãn hoặc khi gặp khó khăn về tài chính
 Người mua từ chối nhận hàng khi giá cả thị trường đang giảm ,do đó sẽ
không thực hiện thanh toán.

2:Biện pháp hạn chế rủi ro:

 Điều tra kỹ khả năng tài chính và uy tín của người mua
 Chỉ áp dụng cho các giao dịch mua bán có giá trị nhỏ.
 Chấp nhận thanh toán cho hợp đồng có giá trị lớn khi người bán và người
mua co quan hệ chặt chẽ với nhau .
 Khi hợp đồng quy định điều khoản thanh toán bằng T/T trả sau thì người
bán nên quy định tỉ lệ phạt đối với việc thanh toán chậm .Cần quy định rõ
về điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng,trọng tài và giải quyết tranh
chấp.
- 6 -
II: NHỜ THU HỐI PHIẾU KÈM CHỨNG TỪ:
1. Rủi ro trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ:
Đối với người nhập khẩu:Trong phương thức này phần lớn rủi ro thuộc về người
bán nhưng người mua có thể gặp rui ro là hàng hoá được giao không đúng với hợp
đồng .
Đối với người xuất khẩu:Trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng
từ,người xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền còn nhờ ngân hàng
thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phải trả
tiền hoặc chấp nhận trả tiền .Nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền
hơn phương thức chuyển tiền sau và nhờ thu hối phiếu trơn.Tuy nhiên thông qua
bộ chứng từ ngân hàng đại lí chỉ khống chế được hàng hoá chứ chưa chắc khống
chế được việc trả tiền đối với người nhập khẩu,Vì vậy người nhập khẩu cũng gặp
phải một số rủi ro:
 Người mua có thể từ chối nhận hàng,không nhận chứng từ và không
thanh toán.
 Người bán không có cơ sở pháp lý để khiếu nại người mua khi nhười
mua từ chối nhận hàng và thanh toán vì ngân hàng chỉ đóng vai trò trung
gian .
 Nguời bán sẽ phải gánh chịu chi phí khi hàng bị chuyển về nước.
2.Các biện pháp hạn chế rủi ro :
 Chỉ áp dụng khi người bán không nghi ngờ gì về khả năng thanh toán và

thiện chí trả tiền ,uy tín của người mua.
 Chỉ áp dụng khi người bán và người mua có quan hệ tốt
 Chỉ áp dung khi ổn định chính trị ,kinh tế ,pháp luật ở nước người mua
 Không bị hạn chế về chuyển đổi ngoại tệ ở nước người mua hoặc tất cả
các giấy phép quy định trong việc chuyển đổi ngoại tệ đã được hoàn tất.
- 7 -
 Bởi vì hàng hoá được giao có thể bị từ chối ,do vậy người bán nên lưu ý
chỉ nên mua bán những mặt hàng dễ dàng mua bán trao đổi trên thị
trường .
 Người bán phải yêu cầu người mua cho biết rõ các chứng từ được yêu
cầu cho việc khai báo hải quan tại nước người mua.
 Đối với trường hợp thanh toán theo D/A,người bán cũng phải yêu cầu
ngân hàng nước người mua buộc người mua phải ký quỹ trước khi nhân
bộ chứng từ.
 Khi người mua từ chối nhận hàng và không thanh toán ,thì cách giải
quyết được đưa ra:
Giảm giá bán cho người mua nếu hàng giao không đúng với chất lượng ,hoặc
số lượng như trong hợp đồng ,hoặc do giao chậm không phục vụ đúng theo mục
đích người mua .
Nhờ ngân hàng bán hộ cho người khác tại nước người mua.
Bán đấu giá lô hàng tại nước người mua.
Chuyển hàng về nước trên cơ sở cân nhắc giá trị lô hàng và các khoản chi phí
liên quan đến quá trình chuyển hàng về .
C: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TƯØ
I : Rủi ro khi trong phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán đảm bảo
được quyền lợi cho nhà xuất khẩu cao nhất so với các phương thức thanh toán
khác.Tuy nhiên nó không phải là phương thức thanh toán tuyệt đối an toàn cho nhà
xuất khẩu.Vẫn còn một số rủi ro cho cả người xuất khẩu và nhập khẩu.
ĐỐI VỚI NGƯỜI BÁN:

- 8 -
Có thể gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiên được các điều khoản trong
thư tín dụng ,nếu như người mua cố tình mở thư tín dụng khác với nội dung đã
thoả thuận ,hoặc đưa thêm vào các điều khoản mà trước đay chưa được đồng
ý,chẳng hạn:
 Thời gian giao hàng quá gấp không thể đáp ứng được
 Các chứng từ quy định phải xuất trình quá khó khăn hoặc không thể thực
hiện được
 Quy định một số cước phí vận tải mà không thể chấp nhận được bởi
người bán
 Thời hạn hiệu lực của L/C quá ngắn ,người bán không đủ thời gian tập
hợp chứng từ để xuất trình.
 Loại thư tín dụng không đúng như đã được thoả thuận
 Ngay khi người bán đã chấp nhận các điều khoản của thư tín dụng ,vẫn
gặp rủi ro trong khâu thanh toán :bộ chứng từ không phù hợp và ngân
hàng từ chối thanh toán .
 Trong thực tiễn buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực gần nhau
,hàng đến cảng trước khi người mua nhận được chứng từ vận tải .Để
thuận tiện cho việc nhận hàng không cần bảo lãnh của ngân hàng ,người
mở thư tín dụng yêu cầu một bản vận đơn gốc gửi theo hàng hoá hoặc
được người bán gửi trực tiếp cho người mua .Chứng từ gốc này sẽ được
nhận hàng thay thế cho chứng từ gửi qua ngân hàng .Trong trường hợp
này nếu như ngân hàng xác định là bất hợp lệ ,trong khi người mua đã
nhận đươc hàng và từ chối thanh toán .Như vậy người bán phải chấp
nhận rủi ro.
 Ngân hàng phát hành L/C không thực hiện đúng cam kết của mình trong
thanh toán cho người bán.
.Biện pháp hạn chế rủi ro :
- 9 -
 Trước khi kí hợp đồng ,người bán phải tìm hỉểu kỹ về khả năng tài

chính ,uy tín và thiện trí trả tiền và lĩnh vực hoạt động kinh doanh
của người mua.Thông thường ,các ngân hàng có thể giúp người
bán về các thông tin này .
 Người bán nên xác nhận khả năng tài chính của ngân hàng người
mua (ngân hàng mở thư tín dụng )nếu tín dụng thư không phải là
loại thư tín dụng xác nhận.
 Nếu là thư tín dụng xác nhận ,nên đề nghị ngân hàng của người
mua làm chức năng của ngân hàng xác nhận .
 Người bán nên xem xét cẩn thẩn các nội dung của thư tín dụng .
 Nếu các điều kiện của L/C cần được sữa đổi ,hoặc tu chỉnh,người
bán phải thông báo cho người mua ngay lập tức để người mua yêu
cầu ngân hàng phát hành sữa đổi để đáp ứng thời gian giao hàng .
 Người bán phải tìm hiểu kỹ những quy định về những giới hạn trao
đổi ngoại tệ của nước người mua mà có thể gây trở ngại cho quá
trình thanh toán .
 Kiểm tra thật kỹ các nội dung của bộ chứng từ để tránh tình trạng
ngân hàng từ chối khi bộ chứng từ không phù hợp .
 Thống nhất với người mua về các chứng từ cần xuất trình khi
thanh toán .
 Khi nhận được L/C yêu cầu một bản vận đơn gốc gửi theo hàng
hóa hoặc gửi trực tiếp đến người mua ,người bán phải :
o -Xem xét uy tín và khả năng trả tiền của người mua ,mối
quan hệ trong kinh doanh ,tổng trị giá của hợp đồng ,phương
thức giao nhận ,để chấp nhận hay yêu cầu sữa đổi L/C cho
thích hợp và an toàn cho người bán .
- 10 -
o -Nếu chấp nhận mơ theo yêu cầu của người mua thì cần thiết
vận đơn phải lập theo lệnh của ngân hàng phát hành .Điều
này bảo đảm an toàn cho người bán mà không gây kho khăn
cho nguời nhận .

 :ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA
 Ngân hàng sẽ trả tiền cho người thụ hưởng dựa trên các chứng từ xuất
trình ,không dựa vào việc kiểm tra hàng hoá.Ngân hàng không chịu trách
nhiệm về tính xác thực của các chứng từ ,không chịu trách nhiệm về số
lượng và chất lượng hàng được giao .Do vậy nếu có sự giả mạo trong
việc xuất trình chứng từ giả ,người mua phải bồi hoàn kại số tiền mà
ngân hàng phát hành thư tín dụng đã trả cho người hưởng lợi .
 Trong trường hợp người bán xuất trình các chứng từ phù hợp với quy
định của L/C và nhận được thanh toán từ ngân hàng nhưng hàng hoá giao
không đúng hợp đồng .Bởi vì ngân hàng không liên quan đến việc kiểm
tra hàng hoá.
 Khi cần thiết có sự trao đổi về các điều khoản trong hợp đồng ,thì người
mua phải tu chỉnh ,sửa đổi các điều khoản trong L/C .Như vậy thời gian
giao hàng có thể bị trễ hơn ,không thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh của
người mua kịp thời ,và phải chịu chi phí tu chỉnh sữa đổi.
 Trong một số trường hợp ,hàng đã được giao đến nơi đến nhưng người
mua vẫn chưa nhận được các chứng từ thanh toán và như vậy không thể
nhận được hàng .
 Tính pháp lý của bộ chứng từ thanh toán như :chứng từ giả,không trung
thực,nội dung hàng hoá không phù hợp với chứng từ.
:Biện pháp hạn chế rủi ro
 Trước khi ký hợp đồng ,người mua nên điều tra kỹ về khả năng cung
ứng hàng hoá ,lĩnh vực kinh doanh ,uy tín của người bán .
- 11 -
 Trước khi mở L/C người mua nên thoả thuận thống nhất với người bán
về thủ tục thanh toán bao gồm:thời gian trả tiền ,phương thức thanh
toán ,các chứng từ cần xuất trình khi thanh toán ,thời gian giao hàng,chất
lượng và số lưọng hàng
 Tránh trường hợp người bán sử dụng các chứng từ giả hoặc không trung
thực thì nên yêu cầu các chứng từ một cách rõ ràng ,chặt chẽ ,cụ thể

,không nên quy định chung chung và cần quy định rõ cơ quan cấp và
chứng nhận chứng từ.
 Quy định các hình thức phạt trong trường hợp không giao hàng đúng theo
số lượng ,chất lượng trong hợp đồng ,giao hàng chậm mà lí do không
thuộc vào trường hợp bất khả kháng .
 Đối với những hợp đồng có giá trị lớn ,để đảm bảo thực hiện nên yêu cầu
ký quỹ của các bên theo các hình thức như:tín dụng dự phòng –Standby
Letter of Credit,Performance Bond,Bank Guarantee.Trước khi chọn loại
thư tín dụng người mua cũng phải xem xét loai L/C nào thích hợp cho
mình ,nếu người bán yêu cầu mở một thư tín dụng xác nhận thì người
mua nên cân nhắc để lựa chọn ngân hàng xác nhận chẳng hạn có thể yêu
cầu ngân hàng mở là ngân hàng xác nhận nhằm giảm bớt thủ tục phí xác
nhận và mức ký quỹ.
 Nếu đã đồng ý ký hợp đồng thì trước khi mở L/C người mua nên kiểm tra
các điều khoản đã thống nhất với người bán để tránh tình trạng phải sửa
đổi ,tu chỉnh L/C nhằm đảm bảo cho nguời bán giao hàng đúng tiến độ và
không phải tốn thủ tục phi tu chỉnh.
 Để nhận được hàng sớm khi chứng từ chưa đến thì yêu cầu người bán gởi
một bản gốc vận đơn theo hàng hoá hoặc trực tiếp cho mình
- 12 -
KẾT LUẬN:
Hoạt động kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng phát triển rộng rãi
giữa các quốc gia trên thế giới .Ngày nay không chỉ các công ty chuyên kinh doanh
mặt hàng xuất nhập khẩu mà còn có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hoá
tham gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.Chính vì thế mà sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu trở nên quyết liệt và rủi ro mà các doanh nghiệp gánh chịu cũng gia
tăng.Những rủi ro đối với người bán như giao hàng nhưng không nhận được tiền
do đối tác không có khả năng thanh toán hoặc do cố tình có hành vi lừa đảo .Còn
người mua gặp phải rủi ro như đã thanh toán tiền nhưng không nhận được hàng do

đối tác không thực hiện nghĩa vụ giao hàng.
Để hạn chế những rủi ro trong việc thanh toán cho hàng hoá xuất nhập khẩu ,các
doanh nghiệp cần điều tra kỹ đối tác của mình và lựa chọn phương thức thanh toán
nào mà có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình để phòng ngừa và hạn chế rủi ro khi
một bên không thực hiện nghĩa vụ .Các phương thức thanh toán được áp dụng cho
hàng xuất nhập khẩu gồm:chuyển tiền,nhờ thu,tín dụng chứng từ ,mở sổ ,mua bán
đối lưu.Đối với mỗi phương thức đều có những ưu và nhược điểm riêng nên khi áp
dụng cần nghiên cứu kỹ khả năng của đối tác và nội dung của qui trình nghiệp vụ
trong từng phương thức thanh toán .
- 13 -

×