Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Khái quát chung về thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 42 trang )

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Thương mại điện tử là gì ?
- Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát,
TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những
phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền
thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại
được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian
kinh doanh.
- Là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính
sách phân phối tiếp thị.
- Hiểu theo nghĩa rộng: TMĐT là bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong
đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo
luận hay cung cấp dịch vụ, giao dịch tài chính & thương mại bằng phương tiện điện tử
như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi hoặc rút tiền
bằng thẻ tín dụng.
- Theo Ủy ban Châu Âu: TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua
các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý & truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text,
âm thanh và hình ảnh.
2. Lợi ích của TMĐT.
2.1. Lợi ích lớn nhất: sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các
bên giao dịch.
Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống.
Ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn gửi
thư. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp
thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống như gửi cho một khách
hàng. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố
với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi
không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian
Greenapple 1


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
gặp mặt trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng,
mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng.
Những lợi ích như trên chỉ có được với những doanh nghiệp thực sự nhận thức được giá
trị của TMĐT. Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng
với các doanh nghiệp nước ngoài.
2.2. Rút ngắn khoảng cách.
Trước kia,việc đi lại giữa các quốc gia hoàn toàn ở xa nhau là việc vô cùng khó
khăn.Nhưng từ khi internet xuất hiện,việc giao tiếp cũng như buôn bán diễn ra được dễ
dàng hơn.Internet đã rút ngắn khoảng cách các đối tác có thể gặp nhau qua không gian
máy tính mà không cần biết đối tác gần hay xa.Điều này cho phép nhiều người mua và
bán bỏ qua những khâu trung gian truyền thống.
3.Các đặc trưng của TMĐT.
- Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau và
không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
- Các giao dịch truyền thống còn thể hiên sự tồn tại khái niệm biên giới quốc gia,còn
TMĐT ngày nay được thực hiện trong một thị trường không biên giới(thị trường thống
nhất toàn cầu)
- Có sự tham gia ít nhất 3 chủ thể,trong đó có 1 bên không thể thiếu được là người cung
cấp dịch vụ mạng,các cơ quan chứng thực.
4. Các loại hình ứng dụng TMĐT.
Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại
hình phổ biến như sau:
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to business);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to consumer);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to government);
- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to consumer);
- Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government to consumer).

Greenapple 2
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế (UNCTAD),
TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu
được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây
chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch TMĐT… Các doanh
nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua
các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động.
TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi
phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ
hội kinh doanh,…
B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện
điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới
người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc
cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%)
trong TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh
này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng
hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người
tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh
nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người
giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận
tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng
cùng một lúc.
B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan
nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với
cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng
có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ
quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên
website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp

tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công.
C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện
điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là
Greenapple 3
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh
doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một
số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.
G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao
dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi
người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v...
5. Pháp luật về thương mại điện tử.
- Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực. Đến cuối năm
2007, bốn trong số năm nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành,
về cơ bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử
trong các lĩnh vực lớn của đời sống xã hội.
- Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về Thương mại điện tử với việc thừa
nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi
hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến
thực hiện hợp đồng.
- Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ ký số và Dịch
vụ chứng thực chữ ký số được ban hành. Nghị định này quy định về chữ ký số và các
nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản
lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng
để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch
điện tử, là điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật để thúc đẩy ứng dụng thương mại điện
tử rộng rãi trong xã hội.
- Ngày 23/2/2007,Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm
đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch

điện tử an toàn, hiệu quả; giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt
động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như
trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ.
- Ngày 8/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động
ngân hàng được ban hành tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho
các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp
Greenapple 4
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân
hàng.
6. Thanh toán điện tử.
- Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiến hành trên môi trường internet, thông
qua hệ thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động
thanh toán, chi trả, chuyển tiền, ...
- Thanh toán điện tử được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo
và thanh toán qua mạng. Để thực hiện việc thanh toán, thì hệ thống máy chủ của siêu thị
phải có được phầm mềm thanh toán trong website của mình.

Greenapple 5
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
CHƯƠNG II:
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NGÂN
HÀNG ĐÔNG Á
1.Lịch sử phát triển:
Ngân hàng Đông Á (DongA
Bank) được thành lập vào ngày
01/07/1992, với số vốn điều lệ
ban đầu là 20 tỷ đồng. Qua hơn
16 năm hoạt động, DongA Bank
đã khẳng định là một trong

những ngân hàng cổ phần phát
triển hàng đầu của Việt Nam,
đặc biệt là ngân hàng đi đầu
trong việc triển khai các dịch vụ
ngân hàng hiện đại, đáp ứng
nhu cầu thiết thực cho cuộc
sống hàng ngày
.Cụ thể:
Năm 1992:
* 01/07/1992, NGÂN HÀNG ÐÔNG Á chính thức hoạt động với trụ sở đầu tiên đặt tại
60 - 62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. Phú Nhuận, TP.HCM (nay là Nguyễn Văn Trỗi).
* Nguồn vốn điều lệ ban đầu: 20 tỷ đồng.
* Tổng số CBNV: 56 người.
Năm 1993:
* Thành lập 3 chi nhánh: Quận 1, Hậu Giang (TP.HCM) và Hà Nội.
* Tổng số CBNV: 100 người.
* Chính thức triển khai thêm dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi lượng
hộ. Là Ngân hàng đầu tiên thực hiện tín dụng trả góp chợ (đối tượng là tiểu thương và
các hộ mua bán tại chợ).
Greenapple 6
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
Năm 1994:
* Vốn điều lệ: 30 tỷ đồng.
* Tổng số CBNV: 140 người.
* Thành lập Chi bộ Ðảng, Công đoàn, Chi đoàn thanh niên.
Năm 1995:
* Vốn điều lệ: 49,6 tỷ đồng.
* Thành lập Phòng giao dịch Quận 11 và 2 điểm giao dịch tại Nha Trang và Ðà Nẵng.
* Là đối tác duy nhất của Tổ chức Hợp tác Quốc tế của Thụy Ðiển - SIDA để tài trợ cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, với tổng số vốn là 1 triệu USD.

Năm 1996:
* Vốn điều lệ: 75 tỷ đồng.
* Thành lập chi nhánh Cần Thơ và điểm giao dịch Hải Phòng.
* Tổng số CBNV: 225 người.
Năm 1997:
* Vốn điều lệ: 85 tỷ đồng.
* Thành lập chi nhánh Daklak, phòng giao dịch Tân Bình và điểm giao dịch Kiên Giang.
* Tổng số CBNV: 245 người.
Năm 1998:
* Tổng số CBNV: 254 người.
* Là một trong hai ngân hàng cổ phần tại Việt Nam nhận vốn tài trợ từ Quỹ phát triển
nông thôn của ngân hàng thế giới - RDF.
Năm 2000:
* Vốn điều lệ: 97,4 tỷ đồng.
* Thành lập điểm giao dịch Tiền Giang.
* Tổng số CBNV: 295 người.
* Tháng 9, trở thành thành viên chính thức của Mạng thanh toán toàn cầu - SWIFT.
Năm 2001:
* Vốn điều lệ: 120 tỷ đồng.
* Thành lập Công ty Kiều hối Ðông Á
* Thành lập chi nhánh An Giang, sau khi mua lại NH TMCP Tứ Giác Long Xuyên và
chi nhánh Bạc Liêu.
Greenapple 7
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
* Xây dựng thành công tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 vào
hoạt động ngân hàng.
Năm 2002:
* Vốn điều lệ là 200 tỷ đồng.
* Nhận chuyển giao đội bóng CA TPHCM và góp vốn lập ra Công ty CP Thể thao Ðông
Á (CLB Bóng đá NH Ðông Á).

* Thành lập Trung tâm thẻ thanh toán Ngân hàng Ðông Á.
* Thành lập chi nhánh Quận 5, Phòng Giao dịch Cộng Hoà và nâng cấp 2 phòng giao
dịch thành Chi nhánh Quận 11, Chi nhánh Tân Bình tại TPHCM.
* Là một trong hai ngân hàng CP nhận vốn tài trợ từ Ngân hàng hợp thác Quốc tế của
Nhật Bản - JBIC.
* Các tập thể thanh toán quốc tế, kinh doanh - đầu tư, kế toán và chi nhánh Hậu Giang
được nhận bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam vì đã góp phần hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ năm 2001.
Năm 2003:
* Tháng 7: nâng vốn điều lệ lên 253 tỷ đồng.
* Thành lập Phòng Giao dịch Ba Tháng Hai, Chi nhánh Gò Vấp, Chi nhánh Phú Nhuận,
Chi nhánh Quận 10 tại TP.HCM; Chi nhánh Bạch Mai tại Hà Nội. Công ty Kiều hối
Đông Á khai trương chi nhánh tại Huế, Trà Vinh, Cà Mau và quận 5 (TP.HCM).
* Được bảo lãnh của USAID - Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - cho khách hàng vay
tiền tại Ngân hàng Đông Á.
* Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận cho NH TMCP Nông thôn Tân Hiệp sáp nhập vào
Ngân hàng Đông Á.
* Thương hiệu Ngân hàng Đông Á đoạt giải thưởng SAO VÀNG ĐẤT VIỆT 2003.
* Đoạt giải thưởng "Chất lượng Việt Nam 2003".
Năm 2004:
* Tháng 1: ra mắt hệ thống giao dịch tự động ATM và Thẻ Đa năng Đông Á.
* Tháng 7: sáp nhập Ngân hàng Nông thôn Tân Hiệp, nâng vốn điều lệ lên 257 tỷ đồng
và thành lập 3 chi nhánh tại Kiên Giang.
* Khai trương loạt 5 chi nhánh mời tại Hà Nội (Chi nhánh Kim Liên), tại Đà Nẵng (Chi
nhánh Ngũ Hành Sơn), tại Bình Dương (Chi nhánh Thuận An) và tại Cần Thơ (Chi
nhánh Ninh Kiều, Chi nhánh Xuân Khánh).
Greenapple 8
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
* Tháng 10: triển khai dịch vụ thanh toán tự động qua Thẻ Đông Á.
Năm 2005:

* Tháng 1: sáng lập Hệ thống thẻ ngân hàng Việt Nam - VNBC (Viet Nam Bank Card).
* Tháng 2, 4: khai trương các chi nhánh Công ty Kiều hối Đông Á tại Bình Thuận, Vũng
Tàu, Sóc Trăng.
* Tháng 5: khai trương chi nhánh tại thị xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang.
* Tháng 7: khai trương chi nhánh cấp 1 tại Thành phố Hải Phòng.
* Tháng 9: nhận các giải thưởng Cúp Vàng Thương hiệu Nhãn hiệu, Sao Vàng Đất Việt,
Dịch vụ Uy tín chất lượng.
* Tháng 10 Ngân hàng Đông Á chính thức kết nối với tập đoàn China Union Pay (Trung
Quốc).
* Tháng 12 hệ thống VNBC kết nối thêm 2 ngân hàng thành viên mới là Ngân hàng Nhà
Hà Nội và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.
* Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.
Năm 2006:
* Tháng 3: Ngân hàng Đông Á được người tiêu dùng bình chọn là "Thương hiệu Việt
nam nổi tiếng nhất" ngành Ngân hàng - Tài chính - Bảo hiểm năm 2006.
* Tháng 4: chính thức công bố triển khai thành công giai đoạn 1 dự án hiện đại hoá
ngân hàng.
* Tháng 7 khánh thành toà nhà Hội sở và nhận chứng nhận ZDNet 50 – dành cho 50
doanh nghiệp Châu Á ứng dụng thành công công nghệ thông tin vào hoạt động doanh
nghiệp, chính thức ra mắt Trung tâm giao dịch tự động 24/24.
* Tháng 8: triển khai kênh giao dịch “Ngân hàng Đông Á Điện tử”.
*Vốn điều lệ (tính đến 06/2009) là 3.400 tỷ đồng.
*Các cổ đông lớn.
- Văn phòng Thành ủy TP.HCM
- Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)
- Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận
- Tổng Công ty May Việt Tiến
- Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
- Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO)
Greenapple 9

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
*Mạng lưới hoạt động.
Hội sở, 1 Sở giao dịch, hơn 170 chi nhánh và phòng giao dịch.
Hơn 900 máy giao dịch tự động-ATM &1.200 máy ATM trong hệ thống VNBC.
Gần 1500 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ-POS.
*Công ty thành viên.
Công ty Kiều hối Đông Á (1 Hội sở và 5 Chi nhánh).
Công ty Chứng khoán Đông Á.
*Hệ thống quản lý chất lượng.
Hoạt động của quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000.
*Định hướng hoạt động.
Với phương châm “Bình dân hoá dịch vụ ngân hàng - Đại chúng hóa công nghệ
ngân hàng”, Đông Á đặt mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng – một tập đoàn
dịch vụ tài chính vững mạnh.
*Các giải thưởng đạt được.
- Giải thưởng “Công nghệ Thông tin – Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh” dành cho
“Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ Thông tin – Truyền thông” tiêu biểu 2008
- Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2008”.
- Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu 2008
- Giải thưởng “Sao Vàng Phương Nam 2008”
- Danh hiệu "Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008"
- Giải thưởng "Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007".
- Giải thưởng "Top 100 thương hiệu tiêu biểu nhất Việt Nam 2007".
- Top 200: Chiến lược công nghiệp của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bình
chọn của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP).
- Chứng nhận xuất sắc về Chất lượng vượt trội của hoạt động Thanh toán quốc tế do
Standard Chartered Bank, Citibank, American Express Bank, Wachovia Bank và Bank
of New York trao tặng.
- Máy ATM Thế kỷ 21 do DongA Bank chế tạo được chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” có

chức năng nhận và đổi tiền trực tiếp qua máy ATM lần đầu tiên tại Việt Nam.
Greenapple 10
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
- Giải thưởng "Thương hiệu Việt nam nổi tiếng nhất ngành Ngân hàng - Tài chính - Bảo
hiểm” năm 2006.
- Giải thưởng SMART50 dành cho 50 doanh nghiệp hàng đầu của châu Á ứng dụng
thành công IT vào công việc kinh doanh do Tạp chí công nghệ thông tin hàng đầu Châu
Á Zdnet trao tặng.
- Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” năm 2003, 2005, 2007 do Hội các Nhà Doanh
nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng
- Giải thưởng Thương hiệu Việt do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng.
- Chứng nhận Cúp Vàng thương hiệu uy tín chất lượng của Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Đạt “Giải thưởng chất lượng Việt Nam” 2003 do Bộ Khoa học và Công nghệ trao.
- Cúp vàng Thương hiệu Nhãn hiệu do Hiệp hội Nghiên cứu Đông Nam Á trao.
- Bằng khen thành tích xuất xắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hợp
tác kinh tế quốc tế do Ủy ban Quốc gia về Hợp Tác Kinh Tế Quốc Tế trao tặng.
- Bằng khen về việc đóng góp cho sự phát triển giáo dục do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
trao tặng
- Bằng khen thành tích trong công tác tuyên truyền, vận động và ủng hộ quỹ “Vì người
nghèo” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp.HCM trao tặng.
2. Ứng dụng thương mại điện tử trong ngân hàng Đông Á.
2.1. Ứng dụng mobile-banking:(Giao dịch trực tiếp với ngân hàng
qua điện thoại).
DongA Mobile Banking hoạt động từ đầu năm 2008. Tại sao DongA Bank nay lại thêm
ứng dụng Mobile Banking mới?
- Thực ra, việc giao dịch tài chính thông qua điện thoại di động bằng phương thức nhắn
tin SMS đã được DAB và các ngân hàng khác triển khai một thời gian khá lâu. Tuy
nhiên hiệu quả mang lại cho khách hàng không cao do một số hạn chế như: khó sử dụng
vì yêu cầu khách hàng phải ghi nhớ cú pháp tin nhắn theo quy định của ngân hàng cung
cấp dịch vụ; bị giới hạn số lượng ký tự truyền đi trên một bản tin (thông thường một tin

nhắn có 160 ký tự).
- Ngoài ra, tính bảo mật kém như nội dung tin nhắn thường được lưu trữ trong hộp thư
gửi đi (sent items) của điện thoại di động (gồm cả mật mã SMS Banking của khách
Greenapple 11
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
hàng). Dữ liệu trao đổi giữa điện thoại và ngân hàng không được mã hóa và ký điện tử
nên độ an toàn không cao.
- Để khắc phục những điểm yếu nói trên, DongA Bank đã triển khai ứng dụng Mobile
Banking. DongA Mobile Banking là một trong 3 phương thức giao dịch của Ngân Hàng
Đông Á Điện tử (DongA eBanking), sử dụng ứng dụng cài đặt trên điện thoại di động.
- Trong lần ra mắt phiên bản mới này, ứng dụng có chức năng nổi trội nào so với những
phiên bản trước đó?
- DongA Bank triển khai phiên bản mới vào tháng 9/2009. Với phiên bản mới này, ứng
dụng DongA Mobile Banking có chức năng kết nối GPRS/Wi-fi. Hiện DongA Bank là
ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chính thức triển khai phiên bản này.
Có thể thấy sự khác biệt khi so sánh 2 phiên bản cũ - mới như sau:
Tiêu chí Phiên bản cũ Phiên bản mới
Ưu điểm vượt
trội
- Hạn chế việc nghẽn tin nhắn khi
gửi/ nhận.
- Tiết kiệm chi phí kết nối và giao
dịch
- Cài đặt dễ dàng và cực kỳ đơn
giản.
Cài đặt ứng dụng
Qua 2 cách:
1. Đến tại chi nhánh và phòng giao
dịch của DAB
2. Truy cập vào website DAB

(www.dongabank.com.vn hoặc
)
để tải ứng dụng vào điện thoại di
động.
Qua 5 cách:
Ngoài 2 cách của phiên bản cũ, sẽ
có thêm 3 cách:
1. Gửi tin nhắn đến tổng đài
1900545464 hoặc 8149 để tải
ứng dụng về điện thoại di động
2. Qua kết nối GPRS
3. Qua kết nối Wi-fi
Chi phí khách
hàng phải trả
Thấp hơn, hoặc không tốn phí
nếu sử dụng kết nối Wi-fi.
Chi phí kết nối,
giao dịch của
khách hàng
- Phương thức SMS: khách hàng trả
500 đồng cho một giao dịch tra cứu
thông tin và 1.000 đồng cho giao
- Phương thức GPRS: Khách
hàng sẽ trả chi phí kết nối GPRS
cho nhà cung cấp mạng và ước
Greenapple 12
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
dịch tài chính có xác thực qua tổng
đài 1900545464. Với tổng đài 8149,
giao dich tra cứu là 1.000 đồng và

giao dịch tài chính có xác thực là
2.000 đồng.
tính chưa đến 100 đồng cho một
giao dịch tài chính có xác thực.
- Phương thức kết nối Wi-fi:
miễn phí kết nối
- Chi phí giao dịch: Miễn phí
An toàn, bảo mậtKhông lưu lại Mật mã, thông tin giao
dịch gởi/ nhận đều được mã hoá an
toàn
- Không lưu lại Mật mã, thông tin
giao dịch gởi/ nhận đều được mã
hoá an toàn
- Xác thực các giao dịch tài chính
qua Thẻ xác thực. Khách hàng
nhập chính xác 2 ô số tương ứng
trên Thẻ xác thực trong vòng 10
phút để hoàn tất giao dịch.
- Bảo mật thông tin giao dịch là vấn đề quan tâm hàng đầu của khách hàng. Đông Á
đang sử dụng thiết bị nào làm cơ chế bảo mật, để đảm bảo tài khoản giao dịch của
khách hàng không bị người khác truy cập?
- Hiện nay, ứng dụng DongA Mobile Banking không lưu lại mật mã; thông tin giao dịch
gởi hoặc nhận đều được mã hóa an toàn.Với các giao dịch tài chính, DongA Bank xác
thực giao dịch bằng các yếu tố: số sim điện thoại đăng ký; ứng dụng DongA Mobile
Banking; mật mã Mobile Banking; mã xác thực của Thẻ xác thực.
Ngân hàng Đông Á vào cuộc đua 3G
- Năm 2009 Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép kinh doanh mạng 3G cho
các nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam, sự kiện này đánh dấu một bước
phát triển mới về công nghệ viễn thông tại Việt Nam, đồng thời hứa hẹn một thị trường
ICT sôi động hơn trong tương lai. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, ngay trong

những ngày đầu năm mới 2010 DongA Bank đã chính thức triển khai ứng dụng DongA
Mobile Internet Banking. Đây là ứng dụng hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ Internet
Banking của DongA Bank dưới hình thức truy cập website
bằng chính chiếc Điện thoại di động.
- Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, điện thoại di động có kết nối GPRS và
Wifi đã trở nên phổ biến và quen thuộc đối với mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là giới trẻ.
Greenapple 13
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
- Tính năng mới trên ứng dụng DongA Mobile Banking - Kết nối GPRS/WIFI hòa
chung xu thế đó, DongA Bank tự hào là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai ứng
dụng DongA Mobile Banking có chức năng kết nối GPRS/Wifi, giúp khách hàng dễ
dàng cài đặt và thuận tiện trong việc sử dụng dịch vụ Ngân Hàng Đông Á Điện Tử với
chi phí bằng không.
- Triển khai vào ngày 23/01/2008 với phiên bản đầu tiên sử dụng phương thức kết nối
SMS, ứng dụng DongA Mobile Banking đã đem đến cho khách hàng những trải nghiệm
hoàn toàn mới khi giao dịch với Ngân hàng thông qua điện thoại di động mọi lúc mọi
nơi. Đặc biệt ứng dụng không lưu lại mật mã, thông tin giao dịch gởi/ nhận đều được
mã hóa hoàn toàn.
- Với nỗ lực phát triển không ngừng nhằm đem đến những dịch vụ tiện ích nhất, an toàn
nhất cho khách hàng, DongA Bank đã cho ra mắt phiên bản ứng dụng mới có chức năng
kết nối GPRS/ Wifi từ ngày 17/09/2009. Với phiên bản này, khách hàng có thế cài đặt
ứng dụng dễ dàng, vào bất kỳ thời điểm nào, thông qua 5 hình thức :
* Tại các CN/PGD của DongA Bank
* Truy cập vào website (You are not allowed to view links.
Register or Login
www.dongabank.com.vn
hoặc You are not allowed to view links.
Register or Login

Greenapple 14

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
) để tải ứng dụng
* Gửi tin nhắn đến tổng đài 1900545464 hoặc 8149 để tải ứng dụng về ĐTDĐ
* Qua kết nối GPRS
* Qua kết nối WIFI
- Phiên bản mới với phương thức kết nối bằng GPRS/Wifi giúp khách hàng tiết kiệm
chi phí kết nối, giao dịch (miễn phí phí giao dịch) và không còn lo lắng giao dịch bị gián
đoạn do không thể gởi/ nhận tin nhắn.
- Với DongA Mobile Banking phiên bản mới, khách hàng hoàn toàn yên tâm thực hiện
các giao dịch tài chính với Ngân hàng. Bên cạnh cơ chế bảo mật mã hoá tin nhắn, không
lưu mật mã, DongA Bank còn xác thực giao dịch thông qua Thẻ Xác Thực – giải pháp
xác thực mới nhất- nhằm đảm bảo an toàn cho giao dịch và bảo mật thông tin cho khách
hàng.
- Điều kiện để sử dụng: DongA Mobile Banking là khách hàng có tài khoản Thẻ tại
DongA Bank và có đăng ký sử dụng SMS Banking/ Mobile Banking, có dùng mạng
điện thoại GSM (Mobifone, VinaPhone, Viettel) và điện thoại di động của khách hàng
đã cài Ứng dụng DongA Mobile Banking của DongA Bank.
- Đặc biệt với ứng dụng DongA Mobile Internet Banking là sản phẩm tiên phong trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng đến thời điểm hiện nay”. Hiện nay, DongA Bank là ngân
hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai ứng dụng Internet Banking dùng trên điện thoại di
động (bên cạnh ứng dụng DongA Mobile Banking được cài vào điện thoại).
2.2. Giao dịch bằng SMS-Banking:
- Nếu người sử dụng Internet- banking ở Việt Nam có thể chuyển tiền, hoặc thanh toán
hóa đơn hàng trăm triệu đồng một ngày thì với điện thoại, con số được chấp nhận thấp
hơn nhiều lần. Mobile banking mới phổ biến ở tin nhắn SMS với các dịch vụ đơn giản.
Greenapple 15
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TH.S.ĐOÀN NGỌC DUY LINH
SMS banking được sử dụng ở VN chủ yếu không phải để thanh toán mà chỉ là kiểm tra
số dư tài khoản, sao kê, giao dịch... Ảnh: Hoàng Hà.
2007 được đánh giá là năm khởi sắc của thanh toán điện tử Việt Nam với sự ra đời của

một số doanh nghiệp và liên minh thanh toán như VinaPay, VietPay, liên minh PayNet
kèm theo các dịch vụ MrTopup, ePos... Cùng với đó, chiếc điện thoại di động cũng được
kỳ vọng sẽ trở thành "ví điện tử" trong một môi trường thanh toán, giao dịch phi tiền
mặt. Tuy nhiên, giới chuyên môn nhận định viễn cảnh đó không nằm ở 1-2 năm tới, dù
có thể 2008 sẽ chứng kiến nhiều bước tiến đáng kể trong thanh toán bằng điện thoại di
động.
2.2.1. Hầu hết giao dịch bằng... nhắn tin
- Việc thanh toán bằng điện thoại có thể được thực hiện dưới hai hình thức: khấu trừ vào
chính tài khoản của điện thoại di động hoặc chi trả bằng tài khoản ngân hàng.
- Hiện tại ở Việt Nam, loại hàng hóa được chi trả bằng tài khoản di động chủ yếu là các
sản phẩm số hóa như: thẻ game, phần mềm game chạy trên điện thoại di động, nhạc
chuông (ringtone), logo, nhạc nền... Giá trị mỗi tin nhắn theo các mã hàng này chỉ từ
2.000 đồng đến nhiều nhất là 15.000 đồng.
- Còn việc thanh toán hay chuyển tiền bằng tài khoản ngân hàng qua điện thoại chỉ "đếm
trên đầu ngón tay" bởi lẽ không có mấy ngân hàng cung cấp dịch vụ này. Nếu có thì
hình thức đưa ra cũng khá dè dặt. Đơn cử như Đông Á, một trong số ít nhà băng cho
phép sử dụng điện thoại nhắn tin chuyển khoản, nhưng chỉ chấp nhận mức tối đa là 2
triệu đồng trong một ngày. "Tin nhắn dạng text rất khó để bảo mật. Chúng tôi quy định
Greenapple 16

×