Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận: Tư tưởng âm dương và ảnh hưởng của nó lên đời sống người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.76 KB, 24 trang )

1






Tiểu luận

TƯ TƯỞNG ÂM DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ LÊN ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM

2


I/ Hoàn Cảnh Ra Đời:
I. Điều kiện kinh tế xã hội và nét đặc thù của triết học Trung Hoa cổ trung đại
- Trung Hoa thời cổ đại là một quốc gia rộng lớn, có lịch sử lâu đời từ cuối thiên
nIên kỷ thứ III tr.CN kéo dài tới tận cuối thế kỷ III tr.CN với sự kiện Tần Thuỷ Hoàng thống
nhất Trung Hoa bằng uy quyền bạo lực mở đầu thời kỳ Trrung Hoa phong kiến. Trong khoảng
2,000 năm đó lịch sử Trung Hoa được chia làm hai thời kỳ lớn:
+ Thời kỳ từ thế kỷ IX tr.CN trở về trước
+ Thời kỳ từ thế kỷ VIII tr.CN đến cuối thế kỷ III tr.CN
- Trong thời kỳ thứ nhất tư tưởng triết học ít nhiều đã xuất hiện nhưng chưa đạt tới
mức hệ thống
- Thời kỳ thứ hai gọi là thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc- Là thời kỳ chuyển biến từ
chế độ Chiếm hữu nô lệ sang chế độ Phong kiến. Dưới thời thịn vượng của nhà Chu, đất đai
thuộc về nhà vua thì nay quyền sở hữu tối cao về đất đai ấy bị một một tầng lớp mới, tầng lớp
địa chủ chiếm làm tư hữu . Một sự phân hoá sang hèn dựa trên cơ sở tài sản xuất hiện. Xã hội lức
này rơi vào tình trạng hết sức đảo lộn. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cứ đẩy xã hội
Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên .Trong tình trạng đó, một loạt


học thuyết chính trị- xã hội và triết học đã xuất hiện và hầu hết đều có xu hướng giải quyết
những vấn đề thực tiễn chính trị- đạo đức của xã hội. Điều đó trở thành nét đặc trưng chủ yếu
của Triết học Trung Hoa cổ đại.
- Tuy nhiên nền triết học Trung Hoa không chỉ quan tâm giải quyết những vấn đè
thực tiễn chính trị - đạo đức mà nó còn đặt ra và giải quyết những vấn đề cua triết học như vấn
đề bản nguyên thế giới, vấn đề cơ bản của Triết học, vấn đề con người; đặc biệt là vấn đề tính
người, vấn đề biến dịch của vạn vật và một số vấn đề thuộc lý luận nhận thức thông qua một số
học thuyết tiêu biểu: Thuyết Âm Dương – Ngũ Hành, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia.
- Tư tưởng về Âm Dương và tư tưởng về Ngũ Hành là hai luồng tư tưởng xuất hiện
rất sớm từ thời nhà Thương, là kết quả của quá trình khái quát những kinh nghiệm thực tiễn lâu
dài trong lao đồng sản xuất và đấu tranh chinh phục tự nhiên của nhân dân Trung Quốc cổ xưa,
hai dòng tư tưởng này cố gắng giải thích cơ cấu và nguồn gốc vũ trụ. Một dòng được thấy trong
các trứ tác của Âm dương gia, còn dòng kia thì thấy trong dịch truyện do một số Nho gia vô danh
3

viết, phụ vào Kinh Dịch. Hai dòng tư tưởng này dường như phát triển độc lập. Trong thiên Hồng
Phạm và thiên Nguyện Lệnh có sự nhấn mạnh vào Ngũ hành nhưng không đề cập âm dương, còn
trong Dịch truyện thì ngược lại, nói về Âm Dương mà không nói đến Ngũ hành. Sang thời Chiến
quốc, Trâu Diễn đã thông nhất hai luồng tư tưởng đo với nhau dưới tên gọi la Âm dương gia.
II/ Lý Luận Âm Dương:
Từ thực tế cuộc sống, người Trung Hoa cổ đại cho rằng, bản thân vũ trụ cũng như vạn vật
trong nó được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai cái (lực lượng) đôi lập nhau là Âm
và Dương. Và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự không điều hòa được hai lực
lượng ấy. Nội dung cơ bản của lý luận Âm Dương chủ yếu thể hiện trong nguyên lý âm dương
Nếu như thuyết Ngũ hành chủ yếu giải thích cơ cấu vũ trụ thì thuyết Âm Dương lại
đi sâu tìm hiểu lý giải nguồn gốc và sự biến hoá của vạn vật. Ghi chép đầu tiên về Âm Dương
đã tìm thấy trong sách Quốc ngữ, một cuốn sách đầu tiên của Trung Quốc làm theo thể tự thuật ,
trình bày sự kiện lịch sử quan trọng của tám nước Chu, Lỗ Tề Tấn Trịnh Sở Ngô Việt từ năm thứ
12 đời Chu Minh Vương ( 990 Tr.CN ) đến năm thứ 16 đời Chu Trịnh Định Vương ( Năm 453
Tr.CN ). Tuy nhiên quan điểm Âm Dương đã được nói đến trong Kinh Dịch.


1/ Nguyên lý âm dương:
a/ Phạm trù âm dương.
- Âm là một phạm trù đối lập với dương, phản ánh những yếu tố ( sự vật, hiện tượng, tính
chất, quan hệ…) và khuynh hướng như: giống cái, đất, mẹ, vợ, nhu, thuận, tối, ẩm, phía
dưới, bên phải, số chẵn, tĩnh, tiêu cực…
- Dương là phạm trù đối lập với âm, phản ánh những yếu tố ( sự vật, hiện tượng, tính chất,
quan hệ…) và khuynh hướng như: giống đực, trời, cha, chồng, cương, cường, sáng, khô,
phía trên, bên trái, số lẻ, động, tích cực…
- Cụ thể bảng quy loại âm dương trong tự nhiên và trong cơ thể:
Trong tự nhiên:
Âm đất trong lạnh đêm mặt trời nước tối
4

Dương trời ngoài nóng ngày mặt trăng

lửa sáng
Trong cơ thể con người:
Âm nữ Tạng Kinh âm tạng hàn sợ lạnh huyết
mạch
nhâm
Dương Nam Phủ
Kinh
dương
tạng
nhiệt
sợ nóng khí
mạch
đốc


- Âm và dương không chỉ phản ánh hai loại yếu tố ( lực lượng) mà còn phản ánh hai loại
khuynh hướng đối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau, xoắn vào nhau ( ví dụ: vũ trụ thì
có trời có đất, không gian thì có ngày có đêm, thiên nhiên thì có sông có núi, con người
thì có đàn ông và đàn bà, tinh thần thì có khi vui, khi buồn…). Vì vậy, trong âm có dương
và trong dương có âm ( ví dụ: Ban ngày là dương, ban đêm là âm, thế nhưng từ 24h-6h là
dương nằm trong âm; 6h-12h là dương nằm trong dương; 12h-18h là âm nằm trong
dương; từ 18h-24h âm nằm trong âm.). Đó cũng là sự thống nhất giữa cái động và cái
tĩnh; trong động có tĩnh và trong tĩnh có động…nghĩa là trong âm và trong dương đều có
tĩnh và có động và chúng chỉ khác ở chỗ, bản tính của dương là hiếu động, còn bản tính
của âm là hiếu tĩnh… Do thống nhất, giao cảm với nhau mà âm và dương có động; mà
động thì sinh ra biến; biến tới cùng thì hóa để được thông; có thông thì mới tồn vĩnh cửu
được. Như vậy, sự thống nhất và tác động của hai lực lượng, khuynh hướng đối lập âm và
dương tạo ra sự sinh thành biết hóa của vạn vật; nhưng vạn vật khi biến tới cùng thì quay
trở lại cái ban đầu. ( ví dụ: Lá cây, trái cây từ đất đen sau chín vàng rồi hóa đỏ và cuối
cùng trở lại đen và thối rửa để về với đất).
b/ Nội dung nguyên lý âm dương.
Vạn vật trong vũ trụ từ vô cùng lớn đến vô cùng bé đều bao hàm hai mặt đối lập là Âm &
Dương. Sự thống nhất, cân bằng hai thế lực đối lập ấy trong mỗi tồn tại gọi là Thái cực. Thái cực
là ngọn nguồn của mọi sự biến hóa trong vũ trụ, nó thống nhất trong mình hai lực lượng đối lập
âm dương, Thái cực biểu tượng là vòng tròn khép kín, nửa trắng là Thái Dương, nửa đen là Thái
âm, chấm đen ở phần trắng là Thiếu Âm, chấm trắng ở phần đen là Thiếu Dương. Thái cực không
đổi, Dương tiến đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại, Thiếu Dương trong Thái Âm phát triển
5

đến cùng thì có sự chuyển hóa thành Thiếu Âm trong Thái Dương và ngược lại cứ như vậy làm
vạn vật thay đổi, biến hóa không ngừng.
Hai thế lực âm dương không tồn tại biệt lập mà là thống nhất với nhau theo hai nguyên lý
căn bản.
- Một là, âm dương thống nhất, giao hòa lẫn nhau: trong âm có dương, và trong
dương có âm. Âm- Dương thống nhất trong thái cực ( Thái cực được coi là nguyên lý của sự

thống nhất của hai mặt đối lập là âm và dương ) nói lên tính toàn vẹn, chỉnh thể cân bằng của cái
đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thông nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi.
Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm nói lên khả năng biến đổi Âm - Dương đã bao hàm
trong hai mặt đối lập của Thái cực.
Nguyên lý này thường đựơc các học giả phái Âm – Dương khái quát bằng vòng tròn khép
kín ( tượng trưng cho Thái cực ) Trong đó được chia thành hai nữa đối lập (đen - trắng ) và trong
nữa này đã bao hàm nhân tố của nữa kia ( trong phần đen có nhân tố của phần trắng và ngược lại
), biểu tượng cho nguyên lý trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.
Ví dụ như Trong lòng đất (âm) có cái nóng (dương) nên càng xuống sâu đất càng ấm
nóng, núi lửa là hiện tượng cái nóng ấy phun ra ngoài. Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa (hơi nước
bốc lên), trong cái mưa tiềm ẩn cái nắng (mây tan đi).
- Hai là, âm và dương tác động chuyển hóa lẫn nhau. Sự khái quát đồ hình thái cực
Âm Dương còn bao hàm nguyên lý : Dương tiến đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại, đồng
thời “Dương cực thì Âm sinh”, “Âm thịnh thì Dương khởi”.
Chẳng hạn, ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, mùa nóng và mùa lạnh luôn đổi chỗ
cho nhau. Ở xứ nóng là dương phát triển các loài thực vật và nghề trồng trọt (âm). Ngược lại, ở
xứ lạnh (âm) phát triển các loài động vật và nghề chăn nuôi (dương). Lá cây trái cây từ đất đen
sau chín vàng rồi hóa đỏ và cuối cùng trở lại đen và thối rữa đề về với đất. Người càng lạnh hiền
thì càng hay nóng cục. Từ một chất nước (âm) nếu được làm nóng đến cùng cực thì trở thành
dương (bốc hơi) nhưng nếu làm lạnh đến cùng cực cũng trở thành dương (hóa đá).
2/ Quá trình biến dịch.
Quá trình này mục đích làm gì? Ý nghĩa
6

Từ cái duy nhất thành đa dạng của vạn vật trong vũ trụ: Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm
–Dương cân bằng), Lưỡng nghi giao cảm biến hóa lẫn nhau sinh Tứ tượng (Thái Âm, Thái
Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương), Tứ tượng  sinh Bát quái (càn, ly, cấn, tốn, đoài, chấn, khôn,
khảm), Bát quái  sinh Trùng quái (64 trạng thái), Trùng quái  sinh Vạn vật.
 Trong vũ trụ Tứ tượng tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng, hành tinh, định tinh.
Theo Kinh dịch thì vũ trụ biến dịch từ Vô cực đến Thái cực, khi chưa có chữ viết thì

Dương kí hiệu là vạch liền (-) và âm kí hiệu là vạch đứt (- -)
+ Ta lấy dương chồng lên dương và lấy âm chồng lên dương sẽ được hai hình tượng Thái
Dương và Thiếu Dương (biểu tượng cho kim khí); Lấy Âm chồng lên Âm & Dương chồng lên
âm ta sẽ được 2 hình tượng Thái Âm (biểu tượng cho nước) và Thiếu Âm (biểu tượng cho gỗ) 
hay ta được các biểu thượng của tứ tượng
+ Sau đó ta lấy Dương lần lượt chồng lên Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm
và sau đó lấy Âm lần lượt chồng lên Thái Âm, Thiếu Âm, Thái Dương, Thiếu Dương ta sẽ được
8 biểu tượng của Bát quái (Càn là trời; Ly là lửa; Cấn là núi; Tốn là gió, Đoài là hồ, đầm, Chấn là
sấm, Khôn là đất, Khảm là nước). Bát quái tượng trưng cho 8 yếu tố vật chất tạo nên vũ trụ được
xếp thành từng cặp đối lập nhau lần lượt là: Càn-Khôn (trời-đất); Chấn-Tốn (sấm-gió); Cấn-Đoài
(núi-hồ), Khảm –Ly (nước-lửa). Ngoài ra bát quá còn tượng trưng cho quan hệ gia đình, cho tính
khí cá nhân cũng như các hiện tượng, thuộc tính, quan hệ khác… Mỗi quẻ (quái) có 3 vạch gọi là
ba hào (1 vạch đứt hay liền) xuất hiện dần từ dưới lên là hào 1, hào 2, hào 3. Hào dưới là hào
thượng tượng trưng cho trời-dương, hào giữa là hào trung tượng trưng cho người, hào trên là hào
hạ tượng trưng cho đất-âm.Bát quái chỉ có 8 quẻ đơn, lấy mỗi quẻ trong 8 quẻ ấy lần lượt chồng
lên cả 8 quẻ ta được 64 quẻ kép hay được gọi là trùng quái. Mỗi quẻ kép có 6 hào (vạch), nếu
phối hợp giữa quẻ đơn trên và quẻ đơn dưới thành quẻ kép sao cho chúng tạo ra sự giao cảm lẫn
nhau thì quẻ kép đó là quẻ tốt (cát) còn nếu không tạo sự giao cảm thì quẻ kép đó là quẻ xấu
(hung).
(cho thêm ví dụ trong sách và cho thêm ví dụ một quẻ cụ thể)
III/ Lý Luận Ngũ Hành:
7

Ngũ hành là một trong những phạm trù triết học mang tính khái quát, trừu tượng đầu tiên
của người Trung Quốc cổ đại, nhằm giải thích kết cấu vũ trụ. Nó đánh dấu bước phát triển
sơ khai của tư duy khoa học nhằm thoát khỏi sự chi phối của tư tưởng duy tâm tôn giáo về
Thượng Đế, quỷ thần đang thống trị trong đời sống tinh thần xã hội Trung Quốc đương thời. Đó
là một trong những cội nguồn của chủ nghĩa duy vật và tư tưởng biện chứng trong lịch sử tư
tưởng Trung Quốc.
1/Khái niệm:

Từ thực tế cuộc sống và những kinh nghiệm được đúc kết, người Trung Quốc cổ đại khái quát
cho rằng bản thân vũ trụ cũng như vạn vật trong nó được tạo thành từ 5 yếu tố luôn vận động gọi
là “Ngũ hành”.

Ngũ hành là 5 yếu tố vật chất đầu tiên hay 5 thứ khí cơ bản của vũ trụ vạn vật, gồm: kim (kim
khí), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất). Theo các âm dương gia mỗi yếu tố trong ngũ
hành có những tính chất và đặc trưng riêng, những thuộc tính vốn có ấy của 5 khí gọi là “5 đức”.
Nước thì lạnh và luôn chảy xuống thấp, lửa thì nóng và bốc lên cao, gỗ có tính chất cong lại và
thẳng ra, kim khí có tính chất phụ thuộc và biến đổi bởi sự tác động của bên ngoài, đất thì tiếp
nhận hạt giống và làm mùa.



8

Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và
sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên. Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối
quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đó là một mối quan hệ “động” (vì vậy mà gọi là Hành). Có
hai kiểu quan hệ: đó là Tương sinh và Tương khắc. Do có 5 vị trí (vì vậy mà gọi là Ngũ).

+ Ngũ: năm; Hành: hoạt động, tạo tác.


Sơ đồ: Mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng: 5 vị trí và 2 mối quan hệ
Sinh (→) và Khắc (4)



2/ Quy luật ngũ hành:


Người Trung Hoa cổ đại tin rằng sự tương tác của ngũ hành tạo ra vạn vật tồn tại trên trời dưới
đất và trong mỗi con người, như trong sách Quốc Ngữ, Trịnh Ngữ đã nói “Thổ mộc đan xen
thành ra trăm vật”, “hòa hợp thì sinh ra vật, đồng nhất thì không thể tiếp nối” nghĩa là những vật
9

giống nhau thì không thể kết hợp thành vật mới, chỉ có những yếu tố có tính chất vật chất khác
nhau kết hợp với nhau mới có thể sinh ra sự vật mới .

+ Trong ngũ hành thì mỗi hành có một đặc tính riêng về khí như sau:

- Mộc: tượng trưng cho thực vật có tính sinh trưởng nên chủ và hành mạnh ở phương
đông, mùa xuân, màu xanh…(Sinh).
- Hỏa: có tính chất nóng, phát triển nên chủ và hành mạnh ở phương nam, mùa hè, màu
đỏ…(Trưởng).
- Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản giúp cho các hành khác và bốn mùa nên được coi
là vị trí trung tâm của bốn mùa, thổ hành mạnh vào khoảng giữa mùa hè và mùa thu…(Hóa).
- Kim: có tính chất thu lại, cứng và khô khan nên chủ và hành mạnh ở phương tây, mùa
thu, màu trắng…(Thu).
- Thủy: có tính chất tàng chứa, ẩm ướt và chảy xuống dưới nên chủ và hành mạnh ở
phương bắc, mùa đông, màu đen…(Tàng).

+ Có thể tóm tắt việc qui loại các sự vật hiện tượng trong tự nhiên lẫn trong cơ thể con người
vào bảng sau:

Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Vật chất Cây, gỗ Lửa Đất Kim loại Nước
Màu Lục Đỏ Vàng Trắng Đen
Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
10


Mùa Xuân Hạ Trưởng hạ Thu Đông
Hướng Đông Nam Trung ương Tây Bắc
Quá trình phát triển Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng
Tạng Can Tâm, Tâm bào Tỳ Phế Thận
Phủ Đởm Tiểu trườ
ng,
Tam tiêu
Vị Đại trường

Bàng
quang
Ngũ thể Cân Mạch Nhục Bì mao Cốt tủy
Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Tình chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ


VD: Tình yêu và gia đình

Hành Kim_thu/tích vào: Khi gặp một người bạn thấy cô ta hoặc anh ta đáng yêu thì bạn đang vào
hành Kim rồi. Bạn đã tích cái hình ảnh, dáng vẻ, giọng nói, có thể cả nét duyên dáng hay mạnh
mẽ của người ấy vào óc. Dần dần bạn tích thêm các đặc điểm về tính cách, gia thế, học thức của
đối tượng, và thậm chí cả tiền tài nữa. Trong suốt quá trình tích bạn luôn so sánh, lựa chọn,
phỏng đoán, cân nhắc…. Nếu quá trình này dẫn đến một kết luận là người ấy phù hợp với mình
thì khối tình (Kim tình) trong bạn càng lớn dần lên.
11




Hành Thủy_tàng chứa: Lúc bạn hướng ánh nhìn, ướm lời nói đến đối tượng là bạn đang vào hành

Thủy. Bạn tản đến đối tượng tình cảm của mình. Đôi khi bạn còn làm mẽ, để gây sự chú ý ở đối
tượng. Những hành động tán tỉnh đó, hoặc ào ạt bằng những lời có cánh, hoặc âm thầm kín đáo từ
vài cánh hoa cau gói trong cái khăn tay, đều thuộc về hành Thủy. Bạn đang tản tình cảm ra,
hướng tới đối tượng.
12




Hành Mộc_sinh: Khi đối tượng ăn ý với bạn, nhận tín hiệu của bạn thì giữa hai người đã nẩy sinh
hành Mộc. Một cái gì đó mới toanh đã hình thành. Nếu cái đó lớn dần lên thì gọi là tình yêu. Tình
yêu đến độ chín thì quá trình đã chuyển sang giai đoạn Mộc vượng, không còn là một mầm tình
non nữa. Lúc đó những lời gièm pha bên ngoài, thậm chí sự can ngăn của phụ huynh cũng ít giá
trị.



Hành Hỏa_trưởng: Mộc vượng sẽ sinh Hỏa. Hai người đó sẽ đi đến hôn nhân. Họ xây dựng một
13

gia đình mới. Họ mua sắm đồ đạc, bếp núc, rồi sinh con, nuôi con, và đầu tắt mặt tối để duy trì
kinh tế gia đình. Tất tật những giai đoạn xây dựng gia đình đó đều thuộc Hỏa. Những việc đó
giống như duy trì ngọn lửa cháy ổn định để hành Hỏa luôn đạt trạng thái cháy đượm, không bị
tắt.



Hành Thổ_hóa: Tình yêu có thể về Thổ ngay ở tuổi còn trẻ. Hai người sống với nhau một hồi,
những khó khăn trong cuộc sống thực có thể làm chùng, dãn, thậm chí đứt phăng những sợi dây
tình cảm. Hai cá thể vốn quấn quít vì tình thời gian trước đây bây giờ chia lìa. Ai mà duy trì được

những sợi dây tình đến ngoài sáu mươi tuổi, thì là được trời ban cho hạnh phúc nhiều lắm đấy.
Chắc các cụ kiếp trước đã tu hành đến độ cao siêu.

14



Tất nhiên trong Thổ lại tích Kim. Người ta lại bắt đầu một vòng Ngũ hành tình cảm mới. Các cụ
ông cụ bà được trời ban chữ Phúc thì tích Kim tình cảm nơi con cháu. Các vị trẻ tuổi mà tình đã
về Thổ, thì lại tích Kim nơi các ánh mắt u buồn tập hai, tập ba

3/ Nội dung quy luật ngũ hành:

Các yếu tố của ngũ hành không tồn tại một cách tĩnh biệt, biệt lập, thụ động mà chúng là những
yếu tố hoạt động, liên hệ tương tác lẫn nhau, nên còn gọi là 5 tác nhân hay 5 hành chất. Âm
dương gia gọi sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố cuả ngũ hành là quá trình “Ngũ
hành tương sinh” và “ Ngũ hành tương khắc”. “Sinh” có nghĩa là sinh ra, là sống là dựa vào nhau
mà tồn tại. “Khắc” có nghĩa là đối lập, chế ước lẫn nhau.
Sự tương tác sinh - khắc được diễn đạt bằng biểu tượng đường tròn ngoại tiếp bằng ngôi sao năm
cánh với các đỉnh lần lượt theo chiều kim đồng hồ là : Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa.

15



a) Quy luật tương sinh: là quá trình các yếu tố của ngũ hành liên hệ, tác động, thâm nhập và
chuyển hóa lẫn nhau, cái nọ làm nảy sinh ra cái kia, tạo thành sự biến chuyển không ngừng có
tính tuần hoàn trong vũ trụ.

Theo chiều kim đồng hồ trên đường tròn thể hiện quá trình tương sinh là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa

sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Ví dụ : Trong tự nhiên gỗ bị đốt cháy sinh ra lửa (Mộc sinh Hoả); lửa thiêu cháy mọi vật tạo
thành tro - đất (Hỏa sinh Thổ); trong lòng đất sinh ra các quặng thể rắn – kim loại (Thổ sinh
Kim), vật rắn bằng kim loại bị nóng chảy sang thể lỏng (Kim sinh Thủy); nước là thành phần
không thể thiếu được để cây cối sinh sôi nảy nở (Thủy sinh Mộc).

b) Quy luật tương khắc: là quá trình các yếu tố của ngũ hành luôn đối lập, liên hệ, ràng buộc và
chế ước lẫn nhau.

Theo các cạnh hình ngôi sao cũng tiến theo chiều kim đồng hồ thể hiện quá trình tương khắc là:
Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Ví dụ : Trong tự nhiên rễ cây ăn sâu vào đất (Mộc khắc Thổ); đất thấm nước, ngăn chặn dòng
nước (Thổ khắc Thủy); nước làm tắt lửa (Thủy khắc Hỏa); Lửa nóng làm chảy kim loại (Hoả
khắc Kim); dụng cụ kim loại cưa chặt được gỗ (Kim khắc Mộc)…

Vận dụng thuyết ngũ hành các Âm dương gia đã giải thích tính tất yếu khách quan của mỗi giai
đoạn trong quá trình phát triển của sự vật. Ví dụ trong tự nhiên họ giải thích sự thay đổi của thời
tiết, bốn mùa “xuân hạ thu đông” là căn cứ vào “Ngũ hành tương sinh”. Khi “đức mộc” chiếm
địa vị thống trị thì hình thành mùa xuân, khi “đức hỏa” chiếm địa vị thống trị thì hình thành mùa
16

hè, khi “đức kim” chiếm địa vị thống trị thì hình thành mùa thu, khi “đức thủy” chiếm địa vị
thống trị thì hình thành mùa đông.

Theo các Âm dương gia, sự biến hóa của ngũ hành không chỉ chi phối các sự vật, hiện tượng của
giới tự nhiên mà còn quyết định đời sống con người và mọi biến cố của lịch sử xã hội. Do đó
hoạt động của con người trong cuộc sống, nhất là việc trị nước của các bậc vua chúa luôn phải
tuân theo sự biến hóa của ngũ hành, nếu không con người sẽ bị những tai họa bất thường xảy ra

trong tự nhiên.Ví dụ tháng giêng, mùa xuân gió thổi tan hơi lạnh, sinh vật nằm yên trong mùa
đông bắt đầu trỗi dậy, đó là tháng khí trời tỏa xuống, khí đất dâng lên, trời đất hòa hợp với nhau,
cây cối đâm chồi nảy lộc, nên tháng này bậc đế vương chỉ được điều hòa mệnh lệnh làm vui, thi
ân cho trăm họ lấy lộc, cấm chặt cây, cấm lật tổ, dấy binh. Nếu tháng mùa xuân (hành mộc chủ)
mà thi hành lệnh mùa hè (hành hỏa chủ) thì mưa không hợp thời, cây cỏ khô héo, quốc gia luôn
bị đe dọa…(Lễ ký, Nguyệt lệnh 4)

4/ Sự tương quan giữa ngũ hành với âm dương:

Nếu như thuyết ngũ hành chủ yếu giải thích cơ cấu của vũ trụ thì thuyết âm dương lại đi
sâu tìm hiểu, lý giải nguồn gốc và sự biến hóa của vạn vật.

Bên cạnh thuyết âm dương, trong Kinh Dịch còn quan niệm về số liên quan tới âm dương, ngũ
hành. Hệ từ thượng truyện nói: “trời (dương) 1, đất (âm) 2; trời (dương) 3, đất (âm) 4; trời
(dương) 5, đất (âm) 6; trời (dương) 7, đất (âm) 8; trời (dương) 9, đất (âm) 10. Số trời năm, số đất
năm. Năm ngôi tương đắc mà mỗi cái cùng hợp (trời đất, âm dương, số chẵn - số lẻ).”

Sự tương quan của ngũ hành với âm dương, số chẵn-số lẻ được thể hiện trong bài ca quyết:

Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi.
Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi.
Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi.

Nghĩa Là:

Số Trời 1 sinh Thủy, thành số Đất 6.
Số Đất 2 sinh Hỏa, thành số Trời 7.
Số Trời 3 sinh Mộc, thành số Đất 8.

Số Đất 4 sinh Kim, thành số Trời 9.
Số Trời 5 sinh Thổ, thành số Đất 10.

Như vậy Ngũ Hành đã được định cùng với 5 cặp số Sinh Thành ra chúng, có vị trí Tiên Thiên
theo đúng các hướng của các cặp số:

17

1-6: Hành Thủy, phương Bắc.
2-7: Hành Hỏa, phương Nam.
3-8: Hành Mộc, phương Đông.
4-9: Hành Kim, phương Tây.
5-10: Hành Thổ, ở Trung Tâm.
Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khi tương tác lẫn nhau cũng phải theo cơ chế hai chiều
đối xứng là Âm và Dương, tức cơ chế Tương Sinh và Tương Khắc. Đây là tinh thần căn bản của
thuyết Ngũ Hành. Theo đó cứ hai Hành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển mãi
không ngừng, các Hành cách nhau thì khắc chế nhau, và cứ thế mà luân lưu mãi, biểu thị cho
triết lý cao siêu của sự đổi thay, biến dịch của vũ trụ tự nhiên.

IV/ Kết Luận. ( Hường )

Âm dương là hai phạm trù cơ bản trong tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại. Đó cũng là
những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa để giải thích sự sinh thành, nói lên sự mâu
thuẫn, thống nhất, vận động và phát triển của một dạng vật chất; âm dương tương tác với nhau
gây nên mọi sự biến hóa của vũ trụ. Vì vậy, quy luật âm dương cũng là quy luật phổ biến của sự
vận động và phát triển không ngừn g của mọi sự vật khách quan, thể hiện rõ sự vật, hiện tượng
tồn tại trong thế giới khách quan với hai mặt đối lập thống nhất đó là âm dương.
Tuy nhiên, nếu chỉ vận dụng thuyết âm dương thì sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức
tạp của vật chất. Vì vậy phải kết hợp học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hành mới có thể
giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý, tòa diện. Hai học thuyết này luôn

luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời, chẳng hạn:
• Học thuyết âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiên
lệch và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người.
• Học thuyết ngũ hành nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của
cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên.

Ưu nhược của thuyết Âm dương Ngũ hành:
Ưu điểm
Thể hiện trình độ tư duy cao của người Trung quốc.Thuyết âm dương thể hiện tư tưởng biện
chứng sơ khai còn thuyết ngũ hành thể hiện quan điểm duy vật trực quan cảm tính về thế giới.
Khẳng định thế giới tự nhiên có trước sau đó mới hình thành nên loài người, có loài người mới
có sinh hoạt xã hội.Nó không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống tinh thần xã hội, mở ra một bước
nhằm giải phóng tư tưởng con người thoát khỏi sự chi phối của thế giới quan thần truyền thống
trị mà còn góp phần phủ nhận quan điểm siêu hình, xem sự vật là vĩnh viến không thay đổi được.
Sau khi 2 thuyết này ra đời đã trang bị cho con người tư tưởng duy vật khá sâu sắc và độc đáo
nên đã trở thành lý luận, nền tảng cho một số ngành khoa học cụ thể, được sử dụng vào nhiều
lĩnh vực: y học, bói toán, chiêm tinh học, phong thủy…

Nhược điểm
Thuyết âm dương ngũ hành bắt nguồn từ triết học Trung Quốc cổ đại vào thời điểm lực lượng
sản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có những hạn chế do những điều
18

kiện lịch sử đương thời quy định. Đặc biệt, sự phát triển của nó chưa gắn với những thành tựu
của khoa học hiện đại, vẫn mang dấu ấn của tính trực giác và tính kinh nghiệm.Quan điểm duy
vật về sự biến đổi vạn vật còn mang tính chất trực quan & máy móc, mới chỉ nêu lên được quy
luật biến đổi một cách chung chung, theo 1 vòng tròn lặp lại mà không thấy sinh ra cái mới, bàn
đến sự vận động mà chưa bàn đến điều kiện, chưa vạch ra được động lực tiến hóa của xã hội.
Ngoài ra, học thuyết âm dương ngũ hàng vẫn còn có những yếu tố chủ nghĩa duy tâm huyền bí.
Quan niệm cho rằng trật tự xã hội thống trị và bị trị, sang hèn, quý tiện là tuân theo luật kiền

khôn, trời đất; đẳng cấp xã hội là gắn với tự nhiên. Những tư tưởng này đã bị tầng lớp quí tộc
thống trị trong xã hội đương thời lợi dụng bảo vệ cho quyền thống trị của mình và dần về sau trở
thành một thứ triết lý mang tính chất thần học.

V/ Ảnh hưởng của tư tưởng âm dương lên đời sống người Việt Nam.

Ở Phương Đông, nhiều sông suối, phù sa, đất đai bằng phẳng, đa số các nước có khí hậu nóng
ẩm nhiều mưa, rất thích hợp để trồng trọt. Chính vì vậy, phương Đông hình thành nên nền văn
hóa gốc nông nghiệp (văn hóa phương Đông) khác biệt so với văn hóa gốc du mục của phương
Tây. Việt Nam cũng là một trong các nước phương Đông do đó cũng có những nét văn hóa đặc
trưng của vùng văn hóa này cũng như dễ dàng tiếp thu và chịu ảnh hưởng từ những nền văn hóa
gốc nông nghiệp khác. Tư tưởng âm dương, một trong những thành tựu xuất sắc của tư duy
phương Đông, vì thế mà cũng có những ảnh hưởng nhất định đến mọi mặt dời sống của người
Việt. Và dù là ngày xưa hay ngày nay thì tư tưởng này vẫn gắn bó mật thiết và sâu sắc với văn
hóa phương Đông.
Trong điều kiện tự nhiên và lịch sử - xã hội đặc thù (nóng ẩm mưa nhiều, nông nghiệp lúa nước,
ngã tư đường của các luồng văn minh ) mà người Việt hình thành và phát triển, tư tưởng âm
dương được nhận thức, vận dụng ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống và góp phần tạo nên nét
độc đáo trong tính cách người Việt. Từ tư duy đến cách sống, từ cổ xưa cho đến các thói quen
trong thời hiện đại hầu hết đều thể hiện tính cách quân bình âm dương và sự quân bình đó không
mang tính tuyệt đối mà là hài hòa âm dương nhưng thiên về âm tính.
1. Nhận thức về vũ trụ, tự nhiên và con người:
- Vũ trụ: Người Việt cũng vận dung tư tưởng âm đương để nhận thức và giải thích bản chất của
vũ trụ. Trong đó, về cấu trúc không gian vũ trụ thì có tam tài, ngũ hành. Về thời gian vũ trụ,
người Việt vẫn sử dụng lịch âm dương và hệ đếm can chi. Hầu hết các ngày lễ tết, ngày giỗ v.v
người Việt vẫn duy trì việc dựa trên lịch âm.
- Tự nhiên: Chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp các cặp đối lập trong tự nhiên như: Đực – Cái,
Lạnh – Nóng, Cao – Thấp Với nền văn minh nông nghiệp mà nhất là nông nghiệp lúa nước
như Việt Nam, người nông dân luôn mong ước cho mùa mang bội thu, gia đình đông đúc. Vì
khác với nền văn minh gốc du mục, cuộc sống nông nghiệp mang tính thời vụ rất cao, hơn nữa

đòi hỏi phải có sự đoàn kết để sản xuất và ứng phó với thiên nhiên, do vậy cần đông người làm,
“đông tay hơn hay làm”. Chính vì vậy, người Việt cũng coi cặp đối lập Mẹ - Cha, Đất – Trời như
cặp đối lập gốc. Đất – Trời giao hợp thì sẽ cho cây cối sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Mẹ -
Cha (tức Cái và Đực) giao hợp thì sẽ cho con người sinh sôi. Cũng từ hai cặp đối lập này mà
hình thành nên nhiều cặp đối lập khác mà trong cuộc sống chúng ta vẫn gặp.
19

- Con người: từ việc xem con người là “tiểu vũ trụ” (thiên địa vạn vật nhất thể), nhận thức của
người Việt về con người cũng được nhận thức là sự tạo thành bởi sự kết hợp của âm và dương,
có cấu tạo theo ngũ hành. Chẳng hạn, từ p hần ngực trở lên là phần dương, phần hông trở xuống
là phần âm, mu bàn tay là dương, lòng bàn tay là âm, tâm (tim) là dương, thận là âm Cấu trúc
theo Ngũ hành chúng ta có thể thấy là bắt gặp rất nhiều các khái niệm như: 5 tạng, 5 giác quan, 5
chất cấu tạo nên cơ thể v.v
Nhưng nhận thức của người Việt Nam về vũ trụ, tự nhiên và con người theo tư tưởng Âm dương
ngũ hành theo đó mà đã ảnh hưởng và tạo nên những nét đặc trưng trong đời sống của người dân
Việt.
2. Đời sống văn hóa:
- Đời sống tập thể:
Trong gia đình, sự quân bình âm dương thể hiện ở việc coi trọng sự hòa thuận giữa các thành
viên. Có tôn ti trật tự nhưng vẫn đề cao tình cảm, sự hòa hiếu và đùm bọc, giúp đỡ nhau trong
gia đình . Triết lý âm dương có lẽ biểu hiện rõ hơn ở tỉnh cộng đồng và tính tự trị trong việc xây
dựng nông thôn ở Việt Nam. Tính cộng đồng thể hiện sự liên kết giữa các thành viên không chỉ
trong gia đình mà còn trong làng xã với nhau, mỗi người đều quan tâm và hướng tới người khác
– nó là đặc trưng của dương tính, hướng ngoại. Từ cái tính chất cộng đồng mà nảy sinh ra tính tự
trị. Làng xã nào biết làng xã đó, độc lập – âm tính, hướng nội.Đó là thể hiện của sự quân bình âm
dương. Tuy nhiên đời sống tập thể ở cấp độ làng xã thì sự quân bình âm dương này thiên về âm
tính hơn. Điểu này được thể hiện ở tính tự trị và tính dân chủ của làng xã, vì thế mà có câu “phép
vua thua lệ làng”. Thời vua Lê Thánh Tông, nhà nước cử các “ xã trưởng” đại diện cho quyền lợi
của nhà nước cầm quyền về để nắm bộ máy của làng xã nhưng sau một thời gian cũng phải bãi
bỏ và trả về cho dân cử.

Ở mức độ cao hơn, về mặt quốc gia chúng ta có thể thấy tư tưởng âm dương còn thể hiện
rõ nét hơn. Quốc gia đối với người Việt Nam nông nghiệp lúa được thể hiện qua một khái niệm
mà có lẽ không có gì là xa lạ: Đất Nước. Đất để cày cấy trồng trọt, Nước để nuôi cây lúa. Nếu
như chỉ có Đất, còn Nước thì không có hoặc không đủ thì cây lúa nước không phát triển được.
Còn nếu như Nước quá nhiều thì cây lúa nước cũng sẽ nhanh chóng bị ngập úng mà chết. Do đó
ta có thể thấy khái niệm về một quốc gia ở Việt Nam cũng là một sự kết hợp của hai yếu tố âm và
dương. Và nhà nước Việt Nam trong lịch sử luôn quản lý xã hội bằng cả luật pháp và phong tục
(phép nước và lệ làng - dương tính và âm tính). Ngoài ra, tư tưởng âm dương còn thể hiện như ở
Tây Nguyên phần lớn các địa danh đều bắt đầu bằng “chư” (núi) như Chư sê và “k rông”, “dak” (
sông, nước) như: Kroong pa, Dak B’la.
- Phong tục: “Phong” tức là gió, “Tục” tức là thói quen. “Phong tục” là thói quen lan rộng.
Như vậy có thể hiểu, phong tục là những thói quen ăn sâu vào trong đời sống xã hội và được hầu
hết mọi người thừa nhận và làm theo. Nói như thế thì phong tục có trong mọi lĩnh vực của xã hội,
20

cực kỳ rộng lớn. Nhưng trên phạm vi hẹp, có thể tìm hiểu phong tục ở những khía cạnh chính yếu
như các nghi lễ, tục lệ trong hôn nhân, tang ma, lễ hội, lễ Tết v.v
+ Hôn nhân là một trong những lĩnh vực thể hiện được nhiều nét trong phong tục tập quán
của người Việc. Bản thân hôn nhân cũng là một sự kết hợp hài hòa giữa âm và dương khi mà
người con trai và người con gái quyết định chung sống và lập gia đình. Đo là cũng là lẽ thuận
theo tự nhiên. Từ thời xa xưa và cho đến tận bây giờ ta có thể thấy trong ngày cưới, dù là nhiều
hay ít mâm quả thì luôn phải có Bánh phu thê (Su Sê), Bánh vợ chồng, bánh này hình tròn, được
bên bọc bằng hai vỏ có khuôn hình vuông úp khít vào nhau. Biểu hiện sự vông tròn trong triết lý
âm Dương. Hay như tục lệ “giã cối đón dâu” thời xưa, Chày và cối tượng trưng cho sinh thực khí
nam và nữ tức cũng là dương và âm. Nhà trai sẽ bày cối trước cổng, khi đón dâu về đến nơi thì
nhà trai sẽ cầm chày và giã không vào cối mấy tiếng nhằm cầu chúc cho âm dương hài hòa, trai
gái thành đôi thành lứa và sinh con đẻ cái. Nhìn chung, trong hôn nhân, các nghi thức, lễ vật đều
thể hiện rõ nét tư tưởng âm dương với các cặp đôi thể hiện âm và dương.
+ Người Việt cho rằng con người có phần xác và phần hồn. Việc phân biệt có cõi dương
và cõi âm cũng là một ý niệm mang tính âm dương. Sau khi chết, phần hồn sẽ đi về thế giời bên

kia, về với cõi âm. Cỗ hậu được làm bằng gỗ (âm) và được đóng theo hình dạng vuông vắn
(tương trưng cho cõi âm theo triết lý âm dương). Sau khi chôn cất, trên nấm mộ đặt bát cơm được
đong rất tròn trịa, 1 quả trứng và 1 đôi đũa (cắm thẳng lên bát cơm) rồi đặt thêm bên cạnh một
mớ bùi nhùi (nhiều nơi đôi không còn tục để cạnh mớ bùi nhùi này). Tục này đến nay vẫn còn, nó
nhằm mục đích chúc tụng và cũng vừa thể hiện tư tưởng âm dương cực kỳ sâu sắc: mớ bùi nhùi
tượng trưng cho thế giới hỗn mang, trong thế giới hỗn mang hình thành nên thái cực (tượng trưng
bằng bát cơm). Thái cực sinh lưỡng nghi (tượng trưng bằng đôi đũa). Lưỡng nghi (âm dương) là
sẽ có sự sống (tượng trưng bằng quả trứng). Hình tường đơn giản nhưng toàn bộ hàm chứa triết lí
về nguồn gốc của sự sống. Chính vì vậy mà nó thể hiện sự chúc tụng cho người chết sẽ sớm được
đầu thai trở lại. Phong tục tang lễ thấm nhuần rất sâu sắc triết lý âm Dương. Về màu sắc: trắng là
màu của hành Kim, màu của phương Tây và theo triết lý âm dương thì phương Tây thường xấu.
Về loại số: số âm ứng với số chẳn, số Dương ứng với số lẻ, người chết là âm nên tục lạy cũng
theo triết lý này như lạy 2 hoặc 4 lạy. Tục đưa tang: “Cha đưa mẹ đón”. Tang cha thì con đi sau
quan tài tang mẹ đi giật lùi phía đầu quan tài và tục áo tang cha thì mặc trở đằng sống lưng ra,
tang mẹ mặc trở đằng sống lưng vô. Hai tục sau cũng đều thể hiện triết lí âm dương qua cặp
nghĩa hướng ngoại (dương, cha), hướng nội (âm, mẹ).
+ Ở Việt Nam có rất nhiều lễ tết và lễ hội. Nguyên nhân phát sinh từ nên nông nghiệp lúa
nước mang tính thời vụ cao. Lúc thì tối tăm mặt mũi, lúc thì rảnh rỗi để ăn chơi. Lễ Tết phân bố
theo thời gian và đan xen với vào giữa các thời vụ. Đầu năm, quan trọng nhất có lẽ phải nói đến
Tết nguyên đán. Người Việt Nam xác định đầu năm theo lịch âm (lịch mặt trăng) chứ không phải
theo lịch dương (lịch mặt trời) như ở phương Tây. Người Việt Nam có truyền thống gói bánh
chưng, làm bánh giầy vào ngày Tết. Bánh chưng vuông tượng trưng cho đất. Nhân bánh chưng có
đậu xanh và thịt mỡ nhăm thể hiện sự no ấm, đầy đủ. Bánh giầy tròn tượng trưng cho trời. Hay
Tết Đoan ngọ, giữa lúc nóng nực (dương ) nhiều bệnh tật (chính vì vậy mà còn gọi là Tết Đoan
Dương, Tết giết sâu bọ), thì người Việt sẽ có tục nhuộm móng tay, ăn hoa quả chua chát. Rồi đến
cuối năm, 23 tháng Chạp là Tết ông Táo với tục lệ thả cá chép để tiễn các ông Táo lên châu Trời
(người vùng nông nghiệp, sông nước cho nên mới có tục cưỡi cá). Cho đến đêm 30, khi ông Táo
21

trở về và bước vào một năm mới. Cứ như vậy, mở đầu các lễ Tết bằng Tết nguyên đán, kết thúc

bằng Lễ Ông Táo tạo thành chu trình khép kin với âm dương chuyển hóa cho nhau
Không chỉ lễ Tết mà lễ Hội cũng mang nhiều dấu ấn của tư tưởng âm dương. Các lễ hội
luôn có sự quân bình giữa phần lễ và phần hội, giữa phần linh thiêng với phần thế tục. Phần lễ
thường mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn. Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên chúng ta có
thể thấy: có lễ hội cầu mưa (vai trò quan trọng của nước, bắt nguồn từ nền nông nghiệp lúa nước),
lễ hội xuống đồng, lễ hội đâm trâu (để tạ ơn Trời ban cho mùa màng và sức khỏe) v.v Trong
mối liên hệ với môi trường xã hội thì có những lễ hội như: Hội Đền Hùng, Hội Gióng, Hội Đền
An Dương Vương v.v và các lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng: hội Chùa Hương, hội
Chùa Thầy, hội Chử Đồng Từ v.v Ngược lại, trong khi đó phần Hội thì lại là những trờ chơi hết
sức phong phú và vui nhộn. Xuất phát từ ước vọng cầu mưa thì có các trò tạo ra tiếng nổ mô
phỏng tiếng sấm sét như đánh pháo đất, đốt pháo Xuất phát từ ước vọng cầu cạn là các thả diều
vào các lễ hội mùa hè nhằm cho gió lên, nắng lên để nước mau rút xuống. Tóm lại, các phong tục
tập quan trong các ngày lễ Tết và lễ Hội đều cho thấy sự tổng hợp giữa cái linh thiêng và cái trần
thế. Lễ Tết có phần đóng nhưng lễ Hội là mở và mọi người cũng xum tụm, tham gia, vui chơi. Lễ
Tết mang tính tôn ti, trật tự còn lễ Hội thì quy trì quan hệ dân chủ, người già trẻ em đều có thể vui
cười, tham gia trò chơi như nhau. Lễ Tết phân bổ theo thời gian, lễ Hội phân bổ theo không gian
làm nên nhịp sống âm dương hài hòa suốt bao đời của người dân Việt Nam.
- Tín ngưỡng:
Trong tín ngưỡng phồn thực (phồn là nhiều, thực là này nở): người Việt tái khẳng định sự
tồn tại của tư tưởng âm dương và thực tế đây chỉ là hai mặt của một vấn đề. Triết lý âm Dương
thể hiện mạnh mẽ và sâu sắc trong hai dạng biểu hiện là thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao
phối.
Việc thờ cơ quan sinh dục nam và nữ được gọi là thờ sinh thực khí. Dễ dàng nhận thấy
điều này ở các nhà mồ Tây Nguyên với các tượng nam nữ được phóng to sinh thực khí. Và nhiều
địa phương ở Hà Tĩnh có phong tục thờ cũng nõ nường. Nõ: cái nêm, tượng trưng cho sinh thực
khí nam, nường = nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ.
Tực thờ hành vi giao phối, đây là một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ
biến ở khu vực Đông Nam Á. Một tục lệ thể hiện tín ngưỡng này là hoạt động giã gạo đón dâu
nói về mối quan hệ của chày và cối. Chày tượng trưng cho sinh thực khí nam và cối tượng trưng
sinh thực khí nữ và việc giã gạo là tượng trưng cho hành vi giao phối. Vào dịp lễ hội Đền Hùng

có lưu truyền điệu múa “tùng dí”. Các cặp nam nữ múa từng đôi và cầm trong tay những vật biểu
trưng cho sinh thực khí nam và nữ. Khi nghe tiếng trống (tùng) thì họ giơ hai vật đó chạm vào
nhau (dí).
Chiếc trống đồng – biểu tượng của sức mạnh và quyền uy cũng vẫn hàm chứa tín ngường
phồn thực. Hình dạng trống được mô phỏng theo chiếc cối giã gạo, và cách đánh trông là dùng
chày dài màu đâm lên mặt trống. Xung quanh mặt trống được gắn hình tượng con cóc nhằm
mang theo mưa, khiến cho mùa màng tốt tươi. Ngay cả hình ảnh về chùa Một Cột (âm) được đặt
trêm một cột tròn (dương), cột tròn lại đặt trong cái hồ vuông (âm) đều liên quan đến tín
ngưỡng phồn thực.
22

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Nếu như trên thế giới, nhiều nước coi vật tổ là một loài cụ thể thì vật tổ người Việt là một
cặp đôi trừu tượng: tiên – rồng. Người Mường thì là chim Ây – cái Ứa v.v Tiên – Rồng là một
cặp đôi chỉ có trong lối tư duy theo triết lý âm dương. Đó cũng là hai loài biểu trưng cho phương
Nam và phương Đông trong ngũ hành. Tuy nhiên, trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ông cha ta
coi trọng tín ngưỡng đa thần, lấy chất âm làm căn bản bởi vì tính chất âm của nền văn hóa nông
nghiệp. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến lối sống thiên về tình cảm và trọng nữ.
Trong trong tín ngưỡng là tình trạng các nữ thần chiếm ưu thế như Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước. Bà
Trời tồn tại dưới dạng Mẫu Cửu Trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ, ở Huế là Thiên Mụ, Thiên
Yana, nhiều nhà, ở góc sân có một bàn thờ gòi là bàn thờ Bà Thiên. Bà Đất tồn tại dưới tên Mẹ
Đất (Địa Mẫu), Bà Nước tồn tại dưới tên Bà Thủy.
Trong tín ngưỡng sùng bái con người, người Việt coi trọng mối liên hệ giữa âm và dương.
Triết lý âm Dương thể hiện trong việc giải thích về việc chết của con người. Chết là từ động sang
tĩnh, từ Dương sang Âm. Nên có các từ như dương gian, Dương thế, âm ti, âm phủ. Với niềm tin
chết là về với tổ tiên – Sông gửi thác về - tin rằng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm
non và phù hộ cho con cháu nên rất coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Người Việt quan niệm
Dương sau âm, nên khi cúng tổ tiên, sau khi tàn tuần hương, đố vàng mã được đem đốt, chén
nước cúng ( hoặc rượu) đem rót xuống tàn vàng. Hương khói bay lên trời, nước được cúng thì
hòa quyện với lửa mà thấm xuống đất, Lửa-Nước (âm- dương) và Trời-Đất-Nước (tam tài) mang

tính triết lí sâu sắc.
- Nghệ thuật: Thể hiện ở nguyên lý đối xứng hài hòa thể hiện trong âm nhạc: nhịp chẵn,
từng câu nhạc cũng chia các ô chẵn. Nghệ thuật múa: Đội hình phổ biến là tròn và vuông với các
nguyên lý xây dựng trên cơ sở những tương quan cặp đôi giữa các bộ phận của cơ thể, các phần
của động tác. Âm nhạc mang đậm tính chất trữ tình, chậm rãi, luyến láy… thể hiện nét âm tính
III. Lối tư duy và ứng xử với môi trường:
- Tư tưởng âm dương trong ứng xử với môi trường tự nhiên thể hiện qua hai mặt hoạt
động: tận dụng môi trường tự nhiên và ứng phó với môi trường tự nhiên. Ở mặt tậm dụng môi
trường tự nhiên (ăn uống, chữa bệnh). Nghệ thuật ẩm thực của người Việt thể hiện khá rõ tính
linh hoạt và tính biện chứng. Theo đó, tính linh hoạt phản ánh trong dụng cụ ăn, đôi đũa; tính
biện chứng ở quan hệ biện chứng âm dương gồm ba mặt: Sự hài hòa âm dương của thức ăn, sự
quân bình âm dương trong cơ thể, sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự
nhiên. Để tạo ra những món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt thức ăn theo năm
thức âm và dương ứng với Ngũ Hành: Hàn (lạnh, âm nhiều = Thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều =
Hỏa), Ôn (ấm, dương ít = Mộc), Lương (mát, âm ít =Kim), Bình (trung tính = Thổ). Theo đó,
người Việt tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù trừ và chuyển hóa khi chế biến, có như vậy
23

mới có lợi cho sức khỏe và ngon miệng. Chẳng hạn rau răm, gừng cay là nhiệt được ăn kèm với
trứng lộn là hàn, dễ tiêu hóa. Hoặc gừng được nấu kèm với cá, rau cải là thực phẩm có tính hàn
thì ăn rất thơm ngon.
Không chỉ vậy, người Việt sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để chữa bệnh. Theo quan
niệm người Việt thì mọi bệnh tật sinh ra đều do cơ thể bị mất quân bình âm dương. Vì vậy nếu
người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụng lạnh, cảm mạo thì uống nước
gừng, cháo hành hoa ) và người lại nếu người bệnh ốm la quá dương thì cần ăn đồ ăn âm.
Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường, người Việt có tập quán
ăn uốn theo mùa và vùng khí hậu. Việt Nam là xứ nóng (dương) nên phần lớn nguồn thức ăn sử
dụng hằng ngày đều thuộc loại bình, hàn âm như thực vật (rau, củ, quả…). Vào mùa hè, người
Việt thích ăn rau quả, tôm ca (âm) hơn là mỡ thịt. Thức ăn thường nhiều nước (âm) và có vị chua
(âm) với tác dụng vừa dễ tiêu hóa vừa giải nhiệt. Vào mùa đông, người Việt ở phía Bắc lại thích

ăn thịt, mỡ vốn mang tính dương nhằm giúp cơ thể chống rét. Người dân miền Trung ăn nhiều ớt
(dương) do thực phẩm của họ dồi dào hải sản biển có tính hàn, bình (âm). Từ văn hóa ẩm thực
của người Việt xưa và nay, ta càng khẳng định vai trò của tư tưởng âm dương thủy hỏa trong việc
tổ chức vũ trụ và duy trì đời sống.
Mặt ứng phó với môi trường tự nhiên thể hiện trong việc mặc và ở. Trong trang phục xưa,
màu ưa thích vốn là các “màu âm tính” phù hợp với phong cách tế nhị, kín đáo của truyền thống
dân tộc. Ở miền Bắc là màu nâu, màu gụ (màu của đất); ở miền Nam là màu đen (màu của bùn).
Trong lễ hội, phụ nữ Việt mặc áo dài màu thâm hoặc nâu. Ngày nay, màu sắc của trang phục có
phần đa dạng hơn theo hướng “dương tính” do ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây. Do giao thoa
với văn hóa mới từ bên ngoài nên chiếc áo dài cổ truyền Việt Nam dần được cải tiến thành áo dài
tân thời từ những năm 30 của thế kỷ này. Bên cạnh những cải tiến theo hướng phô trương cái đẹp
hình thể kiểu phương Tây (dương tính hóa) thì áo dài tân thời vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển
cao độ phong cách kín đáo (âm tính hóa). Vì lẽ đó, áo dài Việt Nam ngày càng phổ biến rộng rãi
và trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống dân tộc.
Với nhu cầu ở, người Việt đặc biệt chú trọng vấn đề “phong thủy”. “Phong” và “thủy” là
hai yếu tố quan trọng nhất tạo thành tạo thành vi khí hậu của một ngôi nhà. Phong là gió (thuộc
dương); thủy là nước, tĩnh hơn, thuộc âm. Trong nhà, nếu có gió quá nhiều hoặc nước tù quá
24

đọng đều không tốt. Người ta vẫn xây dựng các bình phong để lái gió hoặc dựng hòn non bộ để
điều thủy (âm dương điều hòa) là vậy. Ngoài ra, tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với
nhau bằng “mộng”. “Mộng” là cách ghép theo nguyên lý âm dương, nghĩa là: Phần lồi ra của bộ
phận này phải khớp với chỗ lõm tương ứng của bộ phận khác. Kỹ thuật này tạo nên sự liên kết rất
chắc chắn mà vẫn linh động giúp tháo dỡ dễ dàng.
- Đối với ứng xử giữa người với người môi trường xã hội, với nhận thức trong âm có
dương, trong dương có âm, âm dương chuyển hóa, người Việt có cách ứng xử là hòa hiếu, tránh
đối đầu, khi chiến thắng thì không lạm sát. Và, khi bắt buộc phải tiến hành chiến tranh thì vận
dụng linh hoạt, tổng hợp, có niềm tin ở tương lai.
Tóm lại, tư tưởng âm dương ảnh hướng khá sâu sắc đến đời sống người dân Việt, nó góp
phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, làm nên sức sống dẻo dai, bền bỉ và trường tồn

của người Việt. Và gần đây, trong xu thế “phục hưng” các giá trị văn hóa phương Đông, triết lý
âm dương cũng được chú ý nghiên cứu và vận dụng nhiều hơn, nhất là ở lĩnh vực nhân tướng
học, kiến trúc và y học.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế, nhiều điều trong nhận thức và ứng xử của người Việt – vốn trước đây là ưu
điểm, nay cũng đã bộc lộ những hạn chế. Đó là từ trọng sự quân bình dẫn đến thái độ nước đôi
theo kiểu: hòa cả làng; dĩ hòa vi quý; chín bỏ làm mười. Đó là bên cạnh sự linh hoạt, giỏi ứng
phó là sự tùy tiện, đại khái, làm không đến nơi đến chốn (cơ bản hoàn thành), và hậu quả của nó
là nhiều công trình dang dở, thiếu đồng bộ. Tinh lạc quan cũng nhiều khi đưa đến sự tự mãn,
thiếu thực tế. Trọng tình cũng dẫn đến tình trạng đặt tình trên lý, coi thường pháp luật. Vì vậy,
bên cạnh việc nghiên cứu để thấy giá trị của triết lý âm dương, thì những hạn chế nêu trên cũng
cần được nghiên cứu và có các giải pháp nhằm điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất
nước trong tình hình hiện nay.

×