Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh brvt lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 85 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRẦN THỊ NGỌC CHÂU – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Tổng Chủ biên)
LƯU THANH TÚ – NGUYỄN THỊ HIỂN (đồng Chủ biên)
NGUYỄN HỮU BÁCH – TRẦN VĂN CHUNG – NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
NGUYỄN HỮU HÀO – HOÀNG MINH PHÚC – BÙI THỊ XUYẾN

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

MỤC TIÊU

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

2

Giúp các em hình thành được những
phẩm chất, năng lực cần đạt sau mỗi
chuyên đề.

Tạo hứng thú, xác định nhiệm vụ học tập.

KHỞI ĐỘNG

Giúp học sinh huy động những kiến
thức, kĩ năng, hiểu biết của bản thân về
các vấn đề có nội dung liên quan đến
chuyên đề học tập.



KHÁM PHÁ

Giúp học sinh lĩnh hội được các kiến
thức, kĩ năng mới bằng cách tổ chức
các hoạt động tương thích với từng nội
dung học tập.

LUYỆN TẬP

Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến
thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được.

VẬN DỤNG

Giúp học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ
năng để giải quyết các tình huống, vấn
đề tương tự trong học tập hoặc trong
cuộc sống.


LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung giáo dục địa phương của Chương trình giáo dục
phổ thơng năm 2018, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức biên soạn Tài liệu
giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – lớp 10. Tài liệu gồm các chủ đề về:
Địa lí, Văn hố, Văn học, Âm nhạc, Mĩ thuật và Kinh tế. Mỗi chủ đề được thiết kế qua các
hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng nhằm tạo điều kiện giúp học sinh
phát huy tính tích cực học tập, khả năng sáng tạo, đồng thời hỗ trợ các em phát triển
năng lực tự học cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Với tính chất đồng hành, hỗ trợ, chúng tôi hi vọng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu – lớp 10 sẽ đồng thời giúp các em phát triển các phẩm chất và năng
lực của bản thân, vừa cụ thể hố tình u q hương bằng những suy nghĩ, hành động
và việc làm cụ thể; góp phần xây dựng quê hương Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển bền vững,
hài hoà giữa truyền thống và hiện đại; hội nhập sâu rộng với các khu vực, vùng miền trên
cả nước.
Chúc các em có những trải nghiệm bổ ích cùng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu – lớp 10.

3


MỤC LỤC

Hướng dẫn sử dụng tài liệu.......................................................................................................................2
Lời nói đầu ......................................................................................................................................................3
CHỦ ĐỀ 1
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU..................................................................................5
CHỦ ĐỀ 2
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU................. 12
CHỦ ĐỀ 3
VĂN HỌC DÂN GIAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.............................................................................. 24
CHỦ ĐỀ 4
CHÂN DUNG NHÂN VẬT VÀ BỐI CẢNH NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU........................................................................................................................ 40
CHỦ ĐỀ 5
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG MỘT SỐ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ............................................................................................................. 54
CHỦ ĐỀ 6
CÁC NGÀNH KINH TẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU............................................................................. 63

Giải thích thuật ngữ, khái niệm............................................................................................................. 84

4


CHỦ ĐỀ

1

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

MỤC TIÊU
– Trình bày được một số đặc điểm của khí hậu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
– Trình bày được những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
– Nêu được tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu;
– Trình bày được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.

KHỞI ĐỘNG
Kể tên một số thiên tai diễn ra trong thời gian gần đây ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

KHÁM PHÁ
I. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

?

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày những biểu hiện của biến đổi khí hậu
ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


1. Nhiệt độ trung bình năm
Nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cao (khoảng 27oC) và ngày càng có
xu hướng tăng. Các số liệu về nhiệt độ tại trạm quan trắc cho thấy: từ năm 1993 đến năm
2020, nhiệt độ trung bình năm đã tăng thêm 1,06OC, bình quân mức 0,039OC/năm.

5


Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm quan trắc, giai đoạn 1993 – 2020
(Đơn vị: OC)
Năm

1993

1994

1999

2002

2007

2010

2015

2019

2020


Nhiệt độ

27,0

27,2

27,41

27,56

27,76

28,14

28,08

28,17

28,06

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
2. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 1 500 mm và có sự thay
đổi đáng kể trong thời gian qua. Tổng lượng mưa trung bình năm tăng, giảm thất thường.
Những năm gần đây, tổng lượng mưa có xu hướng giảm, đạt mức thấp hơn so với bình
quân nhiều năm.
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình năm tại trạm quan trắc, giai đoạn 1993 – 2020
(Đơn vị: mm)
Năm


1993

1994

1999

2002

2007

2010

2015

2019

2020

Lượng mưa

1 603

1 527

1 922

1 582

1 520


1 422

1 328

1 066

1 426

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
3. Mực nước biển
Là tỉnh nằm ven biển với đường bờ biển kéo dài nên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ chịu tác
động mạnh của hiện tượng nước biển dâng. Các địa phương có địa hình thấp trũng như
thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ và huyện Long Điền được đánh giá là những nơi sẽ
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng này. Tốc độ dâng lên của mực nước biển
trung bình năm tại trạm Vũng Tàu được ghi nhận ở mức khoảng 0,3 cm/năm và có thể
dâng lên tối đa khoảng 0,4 cm/năm.
Em có biết?
Theo kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2020, nếu
mực nước biển dâng 100 cm thì khoảng 4,84% diện tích tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nguy cơ
bị ngập, trong đó, thành phố Vũng Tàu và thị xã Phú Mỹ có nguy cơ ngập cao nhất với tỉ lệ
lần lượt là 23,27% và 12,72% diện tích.
4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan
Tình hình thời tiết ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian qua đã có những biến đổi
thất thường. Theo thống kê, trước đây trung bình gần 100 năm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới
có một cơn bão lớn. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện hai cơn bão lớn kế tiếp (tháng 11 – 1997
và tháng 12 – 2006), gây thiệt hại nặng về người và tài sản.
Hiện tượng gió bão, xâm nhập mặn,… kết hợp với triều cường, sóng lớn làm xói lở
vùng ven bờ, bồi lấp luồng lạch các cửa sông, cửa biển. Đặc biệt, do ảnh hưởng của gió
mùa Đơng Bắc mạnh kết hợp triều cường dâng cao, đã gây tình trạng sạt lở ở 17 khu vực


6


dọc bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, đối với phần đất liền có 10 khu vực bị sạt lở
nghiêm trọng với tổng chiều dài khoảng 50 km, chủ yếu trên đoạn bờ biển từ Bình Châu
(huyện Xuyên Mộc) đến mũi Nghinh Phong (thành phố Vũng Tàu).
Em có biết?
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có đường bờ biển dài 305 km, là một lợi thế lớn để phát triển
kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng xói lở, xâm thực đất liền trên địa bàn tỉnh
đang xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Những nơi bị xâm thực, xói lở nghiêm
trọng nhất là khu vực Trại Nhái (thành phố Vũng Tàu), Lộc An (huyện Đất Đỏ), Cửa Lấp
(huyện Long Điền), Hồ Cốc – Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc),… Trong đó, khu vực Trại Nhái
gần đây có tốc độ xâm thực đến hàng chục mét mỡi năm, làm cho gần như tồn bộ dãy
đồi cát ở khu vực này bị nước biển cuốn trơi. Bên cạnh đó, hiện tượng bồi lấp các cửa
biển xảy ra với cường độ cao, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tàu thuyền ở đây,
đặc biệt khu vực Cửa Lấp (huyện Long Điền).

II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU

?
Dựa vào thông tin trong bài và liên hệ thực tế, em hãy nêu một số ví dụ chứng tỏ biến
đổi khí hậu gây thiệt hại đối với phát triển kinh tế – xã hội ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được dự báo sẽ chịu nhiều thiệt hại do hiện tượng biến đổi
khí hậu gây nên. Biến đổi khí hậu gây trở ngại cho phát triển kinh tế và làm ảnh hưởng đến
đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh.

Hình 1.1. Đường Lê Hồng Phong, thành phố Vũng Tàu ngập sâu kéo dài khiến nhiều phương tiện đi lại
khó khăn sau trận mưa ngày 20 – 10 – 2022

(Nguồn: baobariavungtau.com.vn)

7


1. Đối với sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp của hiện tượng biến đổi khí
hậu. Sản xuất nơng nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị ảnh hưởng nặng nề khi nhiệt
độ tăng, thời tiết biến đổi thất thường trong thời gian qua. Năm 2020, mùa khô tại tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu kéo dài nên mực nước tại nhiều hồ trên địa bàn tỉnh đang ở mức nước
“chết” hoặc dưới mực nước “chết”, khiến nhiều diện tích cây trồng bị ảnh hưởng vì thiếu
nước tưới.

Hình 1.2. Hồ Sơng Hoả, huyện Xun Mộc
đã ở mực nước chết
(Nguồn: Hồng Nhị – TTXVN)

Hình 1.3. Mực nước hồ Suối Rao, huyện Châu Đức
đã xuống rất thấp
(Nguồn: Hoàng Nhị – TTXVN)

Sự thay đổi lượng mưa, gia tăng nhiệt độ làm gia tăng khả năng xảy ra tình trạng suy
giảm nghiêm trọng nguồn nước vào mùa khô, gây thiếu nước cho sản xuất. Hiện tượng
nước biển dâng sẽ làm cho các nguồn nước ngọt (nước mặt, nước ngầm) ven biển sẽ bị
nhiễm mặn, diện tích đất nơng nghiệp cũng bị thu hẹp, gây khó khăn cho sản xuất nơng
nghiệp. Nhiều diện tích đất bị thối hố do khơ hạn, nhiễm mặn trong đó có đến 40 473 ha
thối hố ở mức trung bình, 13 406 ha thối hố ở mức nặng. Diện tích đất bị thối hoá
tập trung chủ yếu ở huyện Xuyên Mộc và huyện Châu Đức, gây khó khăn cho sản xuất
nơng nghiệp.
Các địa phương có thế mạnh trong nơng nghiệp như huyện Châu Đức, Xuyên Mộc,

Long Điền, Đất Đỏ và thị xã Phú Mỹ chịu tác động nặng nhất bởi biến đổi khí hậu.
2. Đối với ngành du lịch
Với lợi thế vị trí địa lí thuận lợi, đường bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, nắng ấm quanh
năm nên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thế mạnh trong phát triển du lịch, nhất là du lịch biển.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã và đang tác động nhiều đến ngành này. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch biển trên địa bàn tỉnh.
Hiện tượng nước biển dâng và sạt lở bờ biển đã tác động đến các khu du lịch ven biển
thành phố Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc, huyện Long Điền, gây tổn thất lớn về kinh tế do
bị hư hại, phải đầu tư tu bổ hoặc phải di dời. Sự hấp dẫn của du lịch biển cũng bị tác động
mạnh khi các hệ sinh thái ven biển bị tàn phá và biến đổi, nhất là các rạn san hô.
3. Đối với các ngành sản xuất khác và đời sống
Tình trạng gia tăng nhiệt độ, hạn hán không những gây thiếu nước cho sản xuất
mà còn ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt cho người dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

8


Hiện tượng bồi lấp luồng lạch các cửa sông, sạt lở ven biển ảnh hưởng lớn đến hoạt động
nuôi trồng thuỷ, hải sản và nghề đánh bắt ven bờ; các cơng trình xây dựng, cảng, đường
giao thơng và cư dân sinh sống ven bờ cũng chịu ảnh hưởng lớn. Các hiện tượng thời tiết
cực đoan, nhất là mưa và bão thất thường có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và
tài sản đối với người dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá gồm: Cửa Lấp (huyện Long Điền), khu vực Sông Dinh (thành phố
Vũng Tàu), cảng cá Lộc An (huyện Đất Đỏ), Bến Lội – Bình Châu (huyện Xun Mộc) và
huyện Cơn Đảo.

Hình 1.4. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại xã Lộc An, huyện Đất Đỏ
(Nguồn: Nguyễn Thành Thơ)

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tất cả các ngành sản xuất và đời sống của người dân

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chính vì vậy, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có các giải pháp lâu dài,
đồng bộ để ứng phó nhằm hạn chế đến mức thấp những tác động tiêu cực từ biến đổi
khí hậu.
Em có biết?
Rạng sáng ngày 5 – 12 – 2006, bão số 9 có tên quốc tế là Đu-ri-an (Durian) đã đổ
bộ vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh phía nam. Đây là một trong hai cơn bão lớn
nhất trong vòng 100 năm qua vào khu vực này. Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo
phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 20 giờ ngày 5 – 12, bão số 9 đã làm cho tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu có 28 người chết, 16 người mất tích, 173 người bị thương, 21 447 căn
nhà bị sập, tốc mái. Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cơn bão này.

III. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

?

Dựa vào thơng tin trong bài, em hãy trình bày các giải pháp ứng phó với biến đổi khí
hậu ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

9


Hình 1.5. Một góc rừng phịng hộ ven biển Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc
(Nguồn: Nguyễn Thành Thơ)

1. Giải pháp giảm nhẹ
Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển cơng nghệ xử lí nước thải, khí thải, chất thải rắn; ưu
tiên thu hút các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện
với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên; tăng cường tiếp
nhận chuyển giao công nghệ hiện đại.
Bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái; chú trọng phát triển hệ thống rừng phòng

hộ ven biển, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng tự nhiên.
2. Giải pháp thích ứng
Tăng cường cơng tác thơng tin, tun truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình
thành ý thức, trách nhiệm về phịng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và
quản lí tài nguyên, bảo vệ mơi trường.
Củng cố, sắp xếp, kiện tồn bộ máy quản lí nhà nước; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị
nhằm nâng cao năng lực quản lí về ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lí tài nguyên,
bảo vệ môi trường.
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, kĩ thuật sản xuất
nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đầu tư xây dựng các hồ điều hồ, kênh thốt nước; các cơng trình, dự án phịng chống
xói lở, chống xâm thực bờ biển; các cơng trình ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển
dâng trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lí
tài ngun, bảo vệ mơi trường của tỉnh.

10


Em có biết?
Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3 – 6 – 2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ VII, khố XI về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường”, Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Kế hoạch
hành động số 49-KH/TU ngày 27 – 10 – 2016 về “Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp
hành Trung ương lần thứ VII, khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lí tài ngun và bảo vệ mơi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến
năm 2020” và Quyết định số 3070/QĐ-UBND ngày 5 – 10 – 2021 ban hành “Kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2021 –
2030, tầm nhìn đến 2050”.
Kế hoạch hành động số 49-KH/TU tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương và các

đơn vị liên quan triển khai thực hiện 35 nhiệm vụ, giải pháp về ứng phó với biến đổi khí
hậu, quản lí tài ngun và mơi trường đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn
2013 – 2020, ưu tiên thực hiện nhiều dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu; phịng,
chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng.
Tiêu biểu trong số đó là các dự án như nâng cấp khoảng 91,8 km đê kè biển; chống xói
lở bờ biển đoạn từ thành phố Vũng Tàu đến huyện Xuyên Mộc; xây dựng các khu tránh
trú bão cho tàu thuyền; dự án lập bản đồ xác định nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển, nguy
cơ ngập do nước biển dâng vùng ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh; dự án chống xói
lở bờ biển, bồi tụ và xâm nhập mặn của các huyện ven biển; các dự án nghiên cứu, đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với vùng ven sông, ven biển,…
Theo Quyết định số 3070/QĐ-UBND ngày 5 – 10 – 2021, đến năm 2050, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về hành động ứng phó biến
đổi khí hậu một cách chủ động, hiệu quả; phát triển chủ yếu dựa vào kinh tế các-bon
thấp, thân thiện với môi trường; hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng
đồng, các thành phần kinh tế, hệ sinh thái có khả năng chống chịu linh hoạt, thích nghi
cao trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và ngập lụt đơ thị.

LUYỆN TẬP
1. Trình bày những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến các hoạt động sản xuất và
đời sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Trình bày các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

VẬN DỤNG
1. Hãy nêu những ví dụ cụ thể cho thấy biến đổi khí hậu đang diễn ra tại địa phương
em sinh sống.
2. Hãy sáng tác hoặc sưu tầm một số câu khẩu hiệu có nội dung tun truyền bảo vệ
mơi trường, ứng phó thiên tai hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với địa phương
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

11



CHỦ ĐỀ

2

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HỐ
Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

MỤC TIÊU
– Trình bày được một số di sản văn hoá tiêu biểu, giá trị của di sản văn hoá của tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Trình bày được những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hoá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Thực hiện được những việc làm phù hợp góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá
trị của di sản văn hoá của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

KHỞI ĐỘNG
Hãy nêu tên một số di sản văn hoá tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mà em biết.

KHÁM PHÁ
I. KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN VĂN HOÁ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
1. Khái quát về di sản văn hoá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

?

Đọc thông tin mục 1, em hãy khái quát về di sản
văn hoá của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


Di sản văn hoá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là những giá trị
kết tinh từ sự sáng tạo văn hố, hình thành trong
q trình khai phá, xây dựng, bảo vệ vùng đất này của
các thế hệ cha ông, được trao truyền, kế thừa sáng tạo từ
nhiều thế hệ cho đến ngày nay và trở thành dấu ấn lịch
sử – văn hố địa phương.

12

Hình 2.1. Cổ vật thời nhà Thanh vớt
được tại vùng biển huyện Côn Đảo
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)


Từ hàng ngàn năm trước, vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi giao lưu, hội tụ các dòng
văn hoá từ nhiều vùng miền khác nhau. Di sản văn hoá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là sự kết
hợp, tiếp biến (tiếp thu, biến đổi) đa dạng văn hoá của các dân tộc Chơ Ro, Hoa, Khmer,
Kinh (Việt), Mạ,...

Hình 2.2. Di tích Thích Ca Phật đài (thành phố Vũng Tàu)
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Hình 2.3. Khu di tích Nhà Lớn Long Sơn
(thành phố Vũng Tàu)
(Nguồn: Hồng Chương)

Di sản văn hố tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phong phú, đa dạng về loại hình, thể hiện bản sắc
văn hoá của cộng đồng cư dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có các di sản văn hố vật thể, vừa có di sản văn hoá phi vật
thể tiêu biểu như: Khu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đặc biệt Nhà tù Cơn Đảo

(huyện Cơn Đảo); Di tích lịch sử – văn hoá Bạch Dinh (thành phố Vũng Tàu); Bảo vật quốc gia như
Mặt nạ vàng Giồng Lớn (thành phố Vũng Tàu); các lễ hội cầu an, cầu mùa, cầu ngư,
lễ hội của các dân tộc ít người; văn học truyền miệng với Sự tích núi Ơng Trịnh và núi
Thị Vải, Sự tích Sơng Ray, các truyền thuyết của người Chơ Ro,... Bên cạnh đó, di sản văn
hố tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn là sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với các cơng trình
kiến trúc có giá trị tạo thành các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: di tích danh thắng
Thích ca Phật Đài (thành phố Vũng Tàu), di tích thắng cảnh Dinh Cơ (huyện Long Điền),…
Ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, di sản văn hố nói chung, đặc biệt di sản văn hố phi vật thể
nói riêng có sức sống mạnh mẽ, được bảo tồn và phát huy trong đời sống văn hoá của
cộng đồng. Một số lễ hội ở địa phương tổ chức đã thu hút đông đảo nhân dân trong vùng
đến cúng tế, chiêm bái và trở thành lễ hội của cả vùng Nam Bộ như lễ hội Nghinh Ông tại
đình thần Thắng Tam (thành phố Vũng Tàu), lễ hội Nghinh Cô ở thị trấn Long Hải (huyện
Long Điền),... Đây là những lễ hội mang đậm nét văn hoá biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,

13


thể hiện tính nhân văn sâu sắc, cầu cho “quốc thái, dân an”, mưa thuận, gió hồ, mùa
màng bội thu, trời yên, biển lặng, thuyền về đầy ắp cá, tôm. Bên cạnh đó, văn hố biển
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế (đánh bắt, chế biến thuỷ
sản), ẩm thực (các món ăn chế biến từ hải sản),...
2. Giá trị các di sản văn hố tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

?
Đọc thơng tin mục 2, em hãy trình bày giá trị di sản văn hoá của tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
a. Về giá trị giáo dục
Với số lượng lớn các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,… tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có lợi
thế trong tiến hành những hình thức giáo dục giá trị của các di sản như: Tổ chức hoạt động
ngoại khóa, dạy học tại nơi có di sản văn hố, tổ chức tham quan các di tích lịch sử,… Qua

đó, góp phần giáo dục thế hệ trẻ ý thức gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hố, tình u
q hương, xóm làng, sống có trách nhiệm với cộng đồng nơi mình sinh sống,...
b. Về giá trị du lịch
Đối với ngành du lịch, “di sản văn hoá và thiên nhiên là nguồn tài nguyên du lịch đặc
biệt… của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”(1). Nhiều di sản văn hoá ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trở
thành địa điểm thu hút nhiều du khách địa phương và trong nước, góp phần làm đa dạng
hố các loại hình du lịch. Từ đó, tạo thêm nguồn thu cho địa phương, tăng nguồn vốn để
đầu tư tôn tạo trở lại các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.
c. Về giá trị văn hoá
Đối với ngành văn hố, di sản văn hố góp phần xây dựng và phát triển văn hoá, con
người Bà Rịa – Vũng Tàu vì sự phát triển vững bền của địa phương,…

II. MỘT SỐ DI SẢN VĂN HOÁ TIÊU BIỂU Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

?

Đọc thông tin dưới đây và dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên một số di sản
văn hoá tiêu biểu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

1. Di sản văn hoá phi vật thể
Một số lễ hội đình làng, lễ hội Nghinh Cơ, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội của dân tộc Chơ Ro
là những di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
(1) Sở Văn hố Thơng tin tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Văn hố – Du lịch Vai trị của các di tích tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
Kỉ yếu hội thảo, năm 2002, trang 13.

14


Lễ hội đình làng
Ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xưa, mỗi làng

đều có một ngơi đình. Đình làng là nơi thờ
thần, thờ những người có cơng khai hoang,
lập ấp, xây dựng và bảo vệ xóm làng, là nơi
tổ chức sinh hoạt văn hố của cộng đồng.
Các lễ cúng chính của làng đều tổ chức
tại đình. Lễ cầu an với ý nghĩa cầu cho “quốc
thái, dân an” là lễ cúng lớn nhất trong năm.
Lễ cầu an thường tổ chức vào tháng Giêng
âm lịch, lấy nghĩa mùa xuân để cầu phúc;
hoặc vào tháng 8, tháng 9 âm lịch, lấy mùa
thu để báo ơn thần.

Hình 2.4. Đình thần Thắng Tam
(phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu)
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Ngoài lễ cầu an, đối với các làng chuyên làm nơng nghiệp, mỗi năm cịn tổ chức hai lễ
khác là lễ Hạ điền và lễ Thượng điền. Lễ Hạ điền tổ chức vào đầu mùa mưa, mang ý nghĩa
người nông dân xuống đồng để cày cấy. Lễ Thượng điền cử hành vào cuối mùa mưa, khi
mùa màng đã thu hoạch xong.
Đối với các làng chuyên nghề biển, hằng năm tổ chức lễ hội Nghinh Ơng, lễ hội
Nghinh Cơ, lễ cầu an, lễ cầu ngư,…
Lễ hội Nghinh Cô
Lễ hội diễn ra ở Dinh Cô (thị trấn Long Hải,
huyện Long Điền). Đây là lễ hội nước lớn nhất
của cư dân ven biển Nam Bộ, diễn ra vào các
ngày 10, 11, 12 tháng 2 âm lịch hằng năm.
Theo truyền thuyết, Cô tên là Lê Thị Hồng
Thuỷ, quê ở Bình Thuận, theo cha vào bn
bán ở Bà Rịa, Gị Cơng. Một hơm, thuyền

đi qua mũi Thuỳ Vân (Long Hải), Cơ bị dây
Hình 2.5. Lễ hội Nghinh Cô (huyện Long Điền)
buồm gạt rơi xuống biển. Ba ngày sau, xác
(Nguồn: Sở Văn hố – Thơng tin tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Cô trôi dạt vào bãi biển và được ngư dân địa
phương chôn cất trên đồi Cơ Sơn. Lúc ấy, Cơ vừa trịn 16 tuổi. Từ đó, Cơ trở nên linh thiêng, phù
trợ cho người đi biển gặp điều lành, tránh điều dữ. Dân làng lập miếu thờ Cô bên bãi biển,
lấy ngày cô mất (12 tháng 2 âm lịch) để cúng bái hằng năm.
Bên cạnh nghi thức tế lễ, lễ hội Nghinh Cơ cịn tổ chức đua thuyền thúng, bơi lội,…và
thu hút đông đảo khách thập phương về cúng bái, chiêm ngưỡng.

15


Lễ hội Nghinh Cô là dịp để ngư dân tạ ơn trời đất, thánh thần, cầu mong trời yên, biển lặng,
được mùa cá tơm, thể hiện bản sắc văn hố của cư dân miền biển.
Lễ hội Nghinh Ông
Theo quan niệm dân gian, cá Ông (cá voi)
thường cứu giúp ngư dân mỗi khi họ gặp
nạn trên biển nên được tôn thờ là vị thần hộ
mệnh. Hằng năm, ngư dân ven biển thường
tổ chức lễ Nghinh Ơng linh đình để tỏ lịng
biết ơn, sùng kính và cầu mong được gia hộ
khi đi biển.
Hình 2.6. Lễ hội Nghinh Ơng
Lễ hội Nghinh Ơng được ngư dân tỉnh
(đình thần Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu)
Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức hằng năm tại đền
(Nguồn: Hồng Chương)
thờ cá Ơng (đền thờ Ơng Nam Hải). Ngày tổ

chức cúng lễ (ngày vía) là ngày ngư dân phát hiện cá Ơng luỵ (mất) trơi dạt vào bờ hoặc
ngày cá Ơng được vua sắc phong. Ngư dân tơn thờ cá Ông là vị thần hộ mệnh trên biển.

Ở thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào ngày 16, 17, 18
tháng 2 âm lịch; ở xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) vào ngày 16, 17 tháng 8 âm lịch; ở
đình Thắng Tam (thành phố Vũng Tàu) vào ngày 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch,…
Lễ hội cúng thần Lúa và thần Rừng của dân tộc Chơ Ro
Lễ hội cúng thần Lúa (lễ hội Ốp Yang Va)
Đây là lễ hội được tổ chức hằng năm,
gắn liền với tục thờ thần Lúa của người Chơ
Ro. Lễ hội thường tổ chức sau vụ gặt, vào
khoảng tháng 11, tháng Chạp âm lịch, lúc
này, “lúa đã bò lên nhà ngủ”, người Chơ Ro
tổ chức lễ hội cúng thần Lúa.
Tại các rẫy lúa, khi thu hoạch, người Chơ
Ro để lại một đám lúa tốt, trĩu hạt. Các bơng
Hình 2.7. Lễ cúng thần Lúa của người Chơ Ro
lúa được bó lại bằng tranh, rơm, lá chuối và
(xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức)
(Nguồn: Báo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
rào lại để bảo vệ. Trước sân nhà, người Chơ
Ro dựng một cây nêu để đốt lửa và sinh
hoạt cộng đồng vào ban đêm. Theo quan niệm của người Chơ Ro thì “hồn Lúa” trú ngụ tại
đám lúa tốt nhất và chờ dân làng rước về khi cúng lễ.
Theo tục xưa, lễ cúng thần Lúa được tổ chức tại rẫy lúa. Ngày chính của lễ hội, phụ nữ
trong làng mang lễ vật lên rẫy cúng, sau đó, rước “hồn Lúa” về từng nhà để hành lễ. Lễ vật
dâng cúng gồm cau trầu, rượu cần, gà, vịt, heo, dê, hoa quả, bánh dày, cơm lam, củ mài,…
Nghi thức cúng lễ gồm: rước thần Lúa từ rẫy về nhà, đón tiếp, trao đổi, chúc sức khỏe thần
Lúa. Lễ hội cúng thần Lúa được tổ chức vào ban đêm và luân phiên trong từng gia đình


16


để mọi người trong làng cùng dự. Sau lễ, chủ nhà và dân làng cùng nhau ăn, uống rượu
cần, trò chuyện, ca hát, nhảy múa theo nhịp cồng chiêng cho đến trưa ngày hôm sau mới
kết thúc.
Lễ hội cúng thần Lúa của người Chơ Ro để mừng thành quả lao động, tạ ơn trời đất
ban tặng một vụ mùa bội thu, cầu mong vụ mùa sau “mưa thuận, gió hồ”, lúa nảy hạt,
to bông.
Lễ hội cúng thần Rừng (lễ hội Ốp Yang Vri)
Lễ hội gắn liền với tục cúng thần Rừng
của người Chơ Ro, ba năm tổ chức một lần
vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch,…
Lễ hội diễn ra dưới một gốc cây cổ thụ
do già làng chọn để cúng lễ. Lễ vật dâng
cúng do dân trong làng tự nguyện đóng
góp như gạo, gà, lợn, dê,… Ngồi ra, nhiều
gia đình cịn đưa đến mâm cúng riêng.
Cúng lễ xong, những mâm cúng này được
chia làm đơi, một nửa góp chung vào cuộc
vui của cộng đồng, nửa còn lại đưa về nhà
để hưởng “cái lộc của thần”.

Hình 2.8. Lễ cúng thần Rừng của người Chơ Ro
(Nguồn: Đào Quốc Trung)

Cúng thần Rừng là một nét sinh hoạt văn hoá dân gian gắn với tín ngưỡng thờ đa thần
của người Chơ Ro, cho nên bên cạnh lễ cúng thần Rừng, người Chơ Ro cịn cúng thần
Sơng, thần Núi, thần Lúa,...
Lễ hội khơng chỉ có giá trị về văn hố, mà cịn đề cao trách nhiệm của cộng đồng trong

việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên. Lễ hội cúng thần Rừng với ý nghĩa cầu mong thần
linh phù hộ cho dân làng khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đủ đầy.
2. Di sản văn hoá vật thể
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật tiểu biểu như: Nhà Tròn (thành phố Bà Rịa), Nghĩa trang Hàng Dương (huyện Côn Đảo),
Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu (huyện Đất Đỏ), Mặt nạ vàng Giồng Lớn (thành phố Vũng Tàu),...
a. Một số di tích lịch sử – văn hố, danh lam thắng cảnh
Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo)
Năm 1862, thực dân Pháp thành lập nhà tù Côn Đảo. Trong suốt 113 năm (1862 – 1975)
tồn tại, nhà tù Côn Đảo là “địa ngục trần gian”, nơi giam cầm những người Việt Nam yêu
nước, các chiến sĩ cộng sản đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Khu di tích Nhà tù Côn Đảo là bằng chứng sống động về cuộc đấu tranh kiên cường,
là “trường học cách mạng” của những người Việt Nam yêu nước bị giam cầm trong lao tù
của chủ nghĩa thực dân.

17


Nhà tù Cơn Đảo là khu di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn trong việc
giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Năm 1979, Bộ Văn hố – Thơng tin ra quyết định đặc cách cơng nhận Khu di tích lịch sử
cách mạng Nhà tù Cơn Đảo là Di tích lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia.
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ quyết định cơng nhận Khu di tích lịch sử cách mạng
Nhà tù Cơn Đảo là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Khu di tích Nhà tù Cơn Đảo có hàng trăm di tích, địa điểm ghi dấu những sự kiện lịch
sử quan trọng, trong đó có 4 di tích tiêu biểu là: Cầu tàu 914, Chuồng cọp Pháp, Chuồng
cọp Mỹ và Nghĩa trang Hàng Dương.

Hình 2.9. Di tích Cầu tàu Cơn Đảo
(Nguồn: Di tích danh thắng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)


Hình 2.10. Di tích Chuồng cọp Pháp
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Hình 2.11. Di tích Chuồng cọp Mỹ
(Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Cơn Đảo)

Hình 2.12. Một góc Nghĩa trang Hàng Dương
(huyện Cơn Đảo)
(Nguồn: Nguyễn Hữu)

Di tích lịch sử cách mạng Nhà Trịn Bà Rịa (thành phố Bà Rịa)
Nhà Trịn là dấu tích của một tháp nước được thực dân Pháp xây dựng vào đầu
thế kỉ XX. Nhà Trịn là tên gọi theo hình dáng của tháp nước ở trên cao, toạ lạc tại công
viên Chiến Thắng, trung tâm của thành phố Bà Rịa ngày nay.
Nhà Tròn gắn liền với hai sự kiện lịch sử quan trọng của quân dân tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu. Ngày 25 tháng 8 năm 1945, hơn một vạn quần chúng ở khắp nơi đổ về thành
phố Bà Rịa, tập trung ở quảng trường trung tâm tại khu vực Nhà Tròn để dự lễ ra mắt

18


của Uỷ ban Nhân dân Cách mạng lâm thời
Bà Rịa trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945. Ngày 1 tháng 5 năm 1975, tại
địa điểm này, Thị uỷ Bà Rịa tổ chức lễ míttinh trọng thể, biểu dương lực lượng, chào
mừng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và miền Nam
hoàn tồn giải phóng.

Hình 2.13. Qn dân thị xã Bà Rịa mít-tinh

mừng ngày miền Nam hồn tồn giải phóng tại
Nhà Trịn Bà Rịa (ngày 1 – 5 – 1975)
(Nguồn: Địa chí tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Di tích lịch sử Nhà Tròn Bà Rịa gắn liền
với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của quân
dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, có ý nghĩa to lớn trong việc giáo
dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Năm 1987, Bộ Văn hố – Thơng tin cơng nhận Nhà Trịn là Di tích lịch sử – văn hố cấp
quốc gia.
Di tích lịch sử nhà lưu niệm Võ Thị Sáu (huyện Đất Đỏ)
Nhà lưu niệm Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân Võ Thị Sáu toạ lạc ở thị
trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ.
Năm 1980, Uỷ ban nhân dân huyện Long
Đất tu bổ lại căn nhà, xây dựng thành nhà lưu
niệm Võ Thị Sáu. Ngôi nhà là nơi ghi dấu nhiều
kỉ niệm về thời thơ ấu và những ngày đầu
tham gia hoạt động cách mạng của chị Sáu.
Hình 2.14. Di tích lịch sử nhà lưu niệm Võ Thị Sáu
(huyện Đất Đỏ)
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Anh hùng Võ Thị Sáu là tấm gương kiên
trung, bất khuất tiêu biểu cho chủ nghĩa
anh hùng cách mạng Việt Nam.


Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu là một di tích lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục và
phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ.
Năm 1989, nhà lưu niệm Võ Thị Sáu được Bộ Văn hoá – Thơng tin quyết định cơng
nhận, xếp hạng Di tích lịch sử – lưu niệm cấp quốc gia.
b. Bảo vật Quốc gia
Mặt nạ vàng Giồng Lớn (xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu)
Giồng Lớn là một di chỉ mộ táng toạ lạc trên một giồng cát ven biển thuộc xã Long Sơn,
thành phố Vũng Tàu. Tại đây, qua hai đợt khai quật khảo cổ năm 2003 và 2005, hàng nghìn
hiện vật đã được phát hiện, gồm có: đồ gốm, đồ đá, đồ sắt; đồ trang sức bằng thuỷ tinh,
đá, mã não, hồng ngọc và ba chiếc mặt nạ bằng vàng.

19


Ba chiếc mặt nạ được tìm thấy có đặc điểm như sau:
– Chiếc thứ nhất là một mảnh lá vàng hình chữ nhật,
dát mỏng, ở bốn góc có bốn lỗ nhỏ để buộc dây đeo;
bề mặt dập nổi hình đơi mắt mở to, đôi lông mày rậm,
cong xếch, sống mũi nổi cao.
– Chiếc thứ hai là một mảnh lá vàng có dạng hình chữ
nhật, dát mỏng, rìa cạnh có sáu lỗ nhỏ để buộc dây đeo;
bề mặt dập nổi hình đơi mắt trịn, mở to, đơi lơng mày
cụp xuống.

Hình 2.15. Mặt nạ vàng Giồng Lớn
(xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu)

– Chiếc thứ ba là một mảnh lá vàng có dạng hình
chữ nhật, dát mỏng, có lỗ nhỏ ở bốn góc để buộc dây
đeo; mặt nạ được in dập nổi hình khn mặt người với

đơi mắt mở to, đơi lơng mày rậm giao nhau, mũi to,
sống mũi nổi cao, ngang và đơi mơi dày.

(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Có nhiều khả năng đây là những chiếc mặt nạ được
đặt trên mắt người chết trước khi mai táng. Mặt nạ
vàng Giồng Lớn có niên đại thế kỉ I trước Cơng nguyên – thế kỉ II.
Mặt nạ vàng Giồng Lớn là bảo vật quốc gia có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu đời
sống kinh tế, văn hoá của cư dân cổ sinh sống ở vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu thời cổ đại.
Năm 2021, Chính phủ ra quyết định công nhận Mặt nạ vàng Giồng Lớn là Bảo vật
quốc gia.

III. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
1. Thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

?

Đọc thông tin mục 1, em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

a. Thuận lợi
Trung ương và địa phương ban hành các chủ trương, chính sách, tạo cơ sở pháp lí cho
việc triển khai cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh đa dạng về di sản văn hoá, nhiều di sản được các cơ quan chức
năng công nhận, xếp hạng như: Mặt nạ vàng Giồng Lớn được công nhận là Bảo vật quốc
gia; Nhà tù Côn Đảo được cơng nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, Di tích cấp quốc gia và
Di tích cấp tỉnh,... Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
được các cơ quan chức năng chú trọng, tổ chức thường xuyên,...


20


Nhu cầu thưởng thức văn hoá của nhân dân trong tỉnh, du khách trong và ngoài nước
đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tham quan, trải nghiệm ngày càng tăng đã tạo động lực phát
triển cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đồng thời, nền kinh tế tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu tăng trưởng nhanh nên có nguồn lực để đầu tư cho việc trùng tu, tôn tạo, phát
huy giá trị của di sản.
Công tác giáo dục di sản cho thế hệ trẻ được các ngành, các cấp đặc biệt chú trọng.
Ngành giáo dục đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị – xã hội
triển khai có hiệu quả cơng tác giáo dục di sản cho học sinh.
b. Khó khăn
Ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu một số di tích bị hư hại, xuống cấp, thiếu tư liệu, hình ảnh,
khơng cịn dấu tích,... gây khó khăn cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Một số cơng trình được cơng nhận là di tích lịch sử toạ lạc ở ven biển (di tích Nhà tù
Cơn Đảo, các đình, chùa, đền, miếu) chịu sự tác động của thời tiết, mơi trường biển (sóng,
nước biển) làm cho các di tích nhanh chóng xuống cấp, hư hại, nguy cơ bị sụp đổ và
khơng có khả năng phục hồi và do tác động của thiên nhiên làm thay đổi cảnh quan tự
nhiên, địa hình, địa mạo nên các chứng tích hiện hữu khơng cịn giữ được ngun vẹn
hoặc khơng cịn dấu tích để phục hồi nguyên trạng theo quy định. Các ngơi nhà có lối
kiến trúc truyền thống ở địa phương do nhân dân sở hữu đang xuống cấp nghiêm trọng
và đứng trước nguy cơ biến mất.
Một số loại hình di sản văn hoá phi vật thể ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đứng trước nguy
cơ mai một, thất truyền vĩnh viễn như văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số (nhà
sàn, lễ hội,...), một số nghề thủ công (nghề đúc đồng ở Long Điền, nghề rèn),...
Việc bảo quản, tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp, sưu tầm các hiện vật gặp khó khăn do
thiếu kinh phí, việc bảo tồn chưa đúng với quy định, không gian của các di tích bị thu hẹp
do q trình đơ thị hoá,...
2. Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


?

Đọc thơng tin mục 2, em hãy trình bày các giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hoá tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các quy định
của địa phương liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, chấn chỉnh
các hoạt động tuỳ tiện trong tu bổ, tơn tạo di tích, xử lí nghiêm minh các hành vi lấn
chiếm đất đai, xâm phạm di tích,...

21


Hình 2.16. Học sinh cấp trung học cơ sở thành phố Vũng Tàu tham quan học tập
tại Khu di tích Căn cứ Minh Đạm
(Nguồn: Bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Chú trọng việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh, giáo dục ý thức,
trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn, tôn tạo các giá trị di sản văn hoá.
Gắn kết bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá với giáo dục truyền thống và phát triển
kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của địa phương.
Bảo tồn và phát huy giá trị bền vững các di sản, các cơng trình có giá trị tiêu biểu, có
ý nghĩa chính trị, văn hoá, lịch sử, truyền thống đặc sắc trên địa bàn tỉnh, ưu tiên bảo tồn
một số loại hình di sản văn hố có nguy cơ bị mai một, thất truyền, xuống cấp trầm trọng.
Đối với ngành giáo dục, tăng cường giáo dục di sản đối với học sinh phổ thông; tổ
chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản như tổ
chức chăm sóc, bảo vệ các di tích, tham gia các lễ hội truyền thống, tổ chức tìm hiểu, học
tập, trải nghiệm tại các di tích ở địa phương. Kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà

trường đặc biệt là gia đình trong cơng tác giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá.
3. Ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hố tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

?

22

Đọc thơng tin mục 3, em hãy phân tích ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hố tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương,
đất nước hiện nay.


Giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, tinh thần
cộng đồng, nâng cao trách nhiệm đối với quê hương, đối với di sản.
Thông qua giáo dục di sản giúp cho học sinh có những hiểu biết về các giá trị của
di sản văn hố, cũng như có ý thức gìn giữ, bảo vệ di sản.
Góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá của các thế hệ trước để lại
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước hiện nay.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá thể hiện mối liên hệ giữa quá khứ,
hiện tại và tương lai.

LUYỆN TẬP
1. Trình bày khái quát một số di sản văn hoá tiêu biểu và giá trị di sản văn hoá của tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Nêu những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hoá của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
3. Căn cứ vào nội dung bài học và sưu tầm tư liệu, em hãy lập bảng thống kê, phân loại
các di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được các cơ
quan chức năng công nhận, xếp hạng.


VẬN DỤNG
1. Em hãy sưu tầm tư liệu, hình ảnh và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về di sản văn hoá
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến thầy, cơ và các bạn trong lớp biết.
2. Trình bày trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

23


CHỦ ĐỀ

3

VĂN HỌC DÂN GIAN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

MỤC TIÊU
– Xác định được những kiến thức cơ bản về đặc điểm, thể loại, giá trị của văn học
dân gian tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; sự thống nhất, gặp gỡ giữa đặc trưng của văn học
dân gian địa phương với kho tàng văn học dân gian của dân tộc.
– Sưu tầm, giới thiệu được nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm
văn học dân gian ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Tự hào và có ý thức bảo tồn vốn văn học dân gian địa phương.

TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Thông tin trước khi đọc
Là cửa ngõ của vùng Đông Nam Bộ, lại giáp biển, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ nhiều
nền văn hoá khác nhau. Điều đó khiến cho vùng đất này chứa đựng di sản văn hố vơ
cùng phong phú. Bên cạnh các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cịn
có một kho tàng văn học dân gian đa dạng, rất cần được quan tâm, tìm hiểu.


I. ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Văn học dân gian tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mang những đặc trưng của văn học dân gian
nói chung là tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau
trong đời sống cộng đồng. Ba đặc trưng này làm nên sự khác biệt giữa văn học dân gian
so với văn học viết về sự sáng tạo, phương thức lưu truyền và ý nghĩa đối với đời sống.
Ngoài các đặc trưng trên, xét tương quan với văn học dân gian của các địa phương khác,
văn học dân gian tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cịn có những nét đặc trưng sau:
1. Kết hợp, hoà trộn giữa văn học dân gian của nhiều vùng, miền
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là cửa ngõ phía đơng của vùng Đơng Nam Bộ. Vì thế,
vùng đất này vừa mang những đặc trưng văn hoá Nam Bộ vừa mang dấu ấn của các vùng

24


văn hố khác. Cùng với q trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của các chúa Nguyễn,
văn hố Bắc Bộ, Trung Bộ đã xâm nhập vào vùng đất này. Trong thời kì thuộc địa, nơi đây
cịn chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn hoá phương Tây. Tất cả những điều này là cơ sở khiến
cho văn học dân gian của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không thuần nhất mà có sự kết hợp, ảnh
hưởng từ nhiều vùng, miền khác nhau.
Đặc điểm này được thể hiện rõ nhất ở ca dao – dân ca. Diện mạo ngôn ngữ ca dao –
dân ca Nam Bộ nói chung và ca dao – dân ca tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng được tạo
nên bởi “một quá trình hội tụ, phát huy những truyền thống của ngôn ngữ ca dao – dân
ca dân tộc mà cha ơng từ miền ngồi mang vào, đồng thời là quá trình sáng tạo liên tục
trước những địi hỏi của cuộc sống ở mọi hồn cảnh, mọi mục đích giao tiếp”(1). Ca dao –
dân ca tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, bên cạnh vốn từ đã trở nên quen thuộc, gần gũi, còn xuất
hiện các từ chỉ địa danh gắn liền với vùng đất phương Nam:
– Đường về đất đỏ miền Đông
Cao su bao lá hận lịng bấy nhiêu.
– Bao giờ Bưng Bạc hết sình,

Bàu Thành hết nước, hai đứa mình xa nhau.
(Nguồn: baobariavungtau.com.vn)
2. Phản ánh hành trình của những người khai hoang, mở cõi
Bà Rịa (vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu) xưa được người Việt vào khai phá từ đầu thế kỉ XVII,
gắn liền với cơng cuộc mở rộng bờ cõi về phía Nam của các chúa Nguyễn. Trước khi trở
thành một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ và đơng đúc như ngày nay, nơi đây rất hoang vu,
rậm rạp, ít người sinh sống. Có lẽ vì vậy, ai cũng có cảm giác e ngại mỗi khi đặt chân đến
đây. Điều này được phản ánh rất rõ trong ca dao xưa:
Anh đi Tam Thắng xây đồn,
Sú hoang mấy bãi, cát cồn mấy doi
Đất đầy dấu hổ, chân voi
Biển sâu mấy khúc mõ chòi điểm canh.
(Theo Đào Việt Hùng – Lương Minh Chung, Tài liệu dạy – học Ngữ văn địa phương
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Sử dụng trong các trường Trung học cơ sở), NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
Các truyền thuyết, truyện cổ tích được lưu truyền ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phản ánh
rất rõ công cuộc khai phá, chinh phục vùng đất này của các thế hệ đi trước. Các truyện cổ
như: Eo ơng Từ, Sự tích thần trừ thú dữ đất Long Điền kể lại công cuộc diệt trừ thú dữ, đem
lại bình yên cho vùng đất mới này. Sự tích Hịn Cau, Hịn Trầu giải thích sự ra đời những
hòn đảo ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhìn chung, các truyện cổ này đều mang âm hưởng là
ca ngợi, ghi cơng những con người có công khai phá vùng đất này.
(1)

Bùi Mạnh Nhị, Một số đặc điểm ngôn ngữ ca dao – dân ca Nam Bộ, vanhocsaigon.com.

25


×