Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 55 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
Lớp 6

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
1


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

MỤC TIÊU

Là những phẩm chất và năng lực cần đạt được
sau khi học sinh học xong mỗi chủ đề.

KHỞI ĐỘNG

Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập cần giải quyết;
kết nối với những điều học sinh đã biết, nêu vấn đề
nhằm tạo tâm thế hứng thú vào bài mới.

HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC MỚI

Nội dung chính của bài học được thể hiện qua kênh
chữ hoặc kênh hình ảnh, lược đồ, biểu bảng,… giúp
học sinh tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN
DỤNG



Là các câu hỏi, bài tập, thực hành để củng cố kiến
thức, rèn luyện các kĩ năng gắn với kiến thức vừa lĩnh
hội; sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết
các tình huống, vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

TRANG CHỦ ĐỀ

Giới thiệu khái qt nơi dung của chủ đề với những
hình ảnh có tính gợi mở và định hướng nhận thức.
Là những thơng tin bổ trợ góp phần làm rõ hơn nơi

EM CĨ BIẾT?

dung chính của bài học.

2


LỜI NĨI ĐẦU

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước được biên soạn nhằm giúp
học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, gia đình và các mối liên hệ xã hội ở địa
phương, từ đó góp phần hình thành những phẩm chất và năng lực cho học sinh. Bên
cạnh đó, nội dung giáo dục địa phương cịn giúp rèn luyện kĩ năng sống, tăng cường
ý chí, niềm tin và có thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội, góp phần
xây dựng và hồn thiện nhân cách cho các em.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước lớp 6 được biên soạn theo 7
chủ đề. Mỗi chủ đề được chọn lọc nội dung cẩn thận để phù hợp với các em học sinh
lớp 6 trong Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018, nên dễ triển khai trong nhà

trường, nhằm góp phần xây dựng mơi trường học đường an tồn, thân thiện, đồng
thời giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước.
Phương pháp dạy học bộ tài liệu này chú trọng đến hoạt động tương tác giữa
các em học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên và hoạt động trải nghiệm của mỗi
học sinh trong những tình huống thực tiễn. Trên cơ sở đó, các em tự rút ra những bài
học bổ ích cho bản thân.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù nhóm tác giả đã cố gắng chọn lọc tư liệu
để vừa giới thiệu những nét cơ bản về nội dung giáo dục địa phương, vừa đảm bảo
tính sư phạm, vừa sức với đối tượng học sinh lớp 6 nhưng khó tránh khỏi những
thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý từ q thầy cơ giáo, phụ huynh và
các em học sinh để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.
Ban biên soạn

3


Lược đồ vị trí tỉnh Bình Phước
4


CHỦ ĐỀ 1.
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ BÌNH PHƯỚC
TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ ĐẾN THẾ KỈ X

MỤC TIÊU
- Quá trình hình thành và phát triển của Bình Phước từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ
thứ X.
- Những nét chính về tổ chức xã hội, kinh tế, văn hoá.
- Sự tác động của thời cuộc đến các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử của Bình
Phước.


Chân đế cốc – hiện vật thu được qua khai quật khảo cổ thành tròn
ảnh Trung tâm nghiên cứu khảo cổ - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ

5


KHỞI ĐỘNG
Dân số ở Bình Phước ngày càng đơng. Em có biết những cư dân đầu tiên xuất hiện
ở Bình Phước từ thời đại nào không? Đời sống kinh tế, văn hố, xã hội của họ có khác gì
so với chúng ta ngày nay?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Q trình hình thành và phát triển của Bình Phước từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ
thứ X.
1. Những dấu vết của người nguyên thuỷ trên vùng đất Bình Phước
Bình Phước là một vùng đất cổ. Dấu vết của con người trên vùng đất này đã được
tìm thấy trong giai đoạn tiền sử và sơ sử.
Trên địa bàn Bình Phước, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số di chỉ thuộc
thời kì đá cũ (cách đây 10 đến 15 vạn năm) như các loại mộ đất, mộ chum, mộ vò, mộ đá,
nhà sàn, xưởng thủ cơng, di tích thành đất đắp, bếp. Những di vật này về hình dáng và kĩ
thuật chế tạo tương tự công cụ thuộc nền văn hố Sơn Vi – văn hố thời hậu kì đồ đá cũ,
phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc nước ta. Những cơng cụ lao
động và sinh hoạt này cho thấy chủ nhân của nó sống dựa vào săn bắt và hái lượm.

Tầng văn hóa trong di chỉ thành đất đắp hình trịn - ảnh Bảo tàng tỉnh

6



Sang thời đại đá mới (), cư dân nơi đây đã mở rộng địa bàn cư trú, chủ động hơn
trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Nguồn lương thực và thức ăn dồi dào, phong phú
hơn đã cho phép họ định cư lâu dài ở một khu vực nhất định. Điều này thể hiện qua sự
phong phú, đa dạng về loại hình cơng cụ lao động (rìu, bơn, dao, hái, đục, bàn mài,…) và
đồ dùng gia đình (nồi, niêu, bình, vị, bát,…) được tìm thấy ở Lộc Ninh, thị xã Bình Long,
Đồng Phú, Bù Gia Mập. Kĩ thuật và vật liệu chế tác được tìm thấy trong thời kì này cũng
chứng tỏ sự phát triển của nghề thủ công đương thời, nhất là nghề chế tác đá và nghề làm
gốm.

Một số hiện vật công cụ đồ đá, đồ gốm thu được trong khảo sát ở Lộc Ninh
Vào cuối thời kì đồ đá mới, cư dân sống trên địa bàn Bình Phước đã có những bước
tiến dài trong kĩ thuật chế tác đá và làm gốm. Kỹ thuật chế tác được ghi nhận bởi nhiều vết
ghè đẽo thô sơ, lưỡi được mài khá kỹ với đặc điểm lưỡi cong, kích thước từ trung bình đến
nhỏ. Một số bộ đàn đá1 và trống đồng2 (được xác định thuộc dịng trống đồng Đơng Sơn
loại I) được tìm thấy trên đất Bình Phước là minh chứng rõ nét. Điều này cho thấy mối
quan hệ giữa các tộc người ở đồng bằng và các tộc người ở Bình Phước đã xuất hiện từ khá
sớm.

Ở Bình Phước, nhiều nơi đã phát hiện đàn đá như Tân Lợi (Hớn Quản); Lộc Khánh, Lộc Điền (Lộc Ninh);
Thọ Sơn (Bù Đăng)...
1

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy trống đồng Lộc Tấn, trống đồng Bù Đăng, trống đồng Phước Long,… có
niên đại vào cuối thời kì đồ đá mới ().
2

7


- Lịch sử ghi nhận những vết tích khai phá vùng đất Bình Phước bắt đầu vào thời

gian nào?
- Dựa vào điều gì cho thấy cư dân Bình Phước sống dựa vào săn bắt và hái lượm
vào thời kì đá cũ?
2. Khái qt lịch sử Bình Phước từ đầu Cơng nguyên đến cuối thế kỉ X
Từ đầu Công nguyên đến cuối thế kỉ X, vùng đất Bình Phước nói chung và Đơng
Nam Bộ nói riêng trải qua nhiều xáo trộn vì tranh chấp liên miên giữa các quốc gia cổ Phù
Nam, Chân Lạp.
Trong khoảng thời gian này, theo suy đoán Bình Phước nói riêng và cả vùng Đơng
Nam Bộ nói chung đều đặt dưới sự cai trị, lệ thuộc vào Vương quốc Phù Nam. Cho đến
nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, các nhà khảo cổ vẫn chưa phát hiện và khai quật được
di tích nào thuộc văn hố Ĩc Eo (đây cũng là điều khá phổ biến ở các tỉnh Đông Nam Bộ)
từ Vương quốc Phù Nam phát triển rực rỡ.
Từ cuối thế kỉ VI, vương quốc Phù Nam suy yếu dần và bị Chân Lạp – một thuộc
quốc tấn công rồi xâm chiếm. Nước Chân Lạp phát triển cực thịnh trong các thế kỉ sau đó
(từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII), tạo dựng nên nền văn minh Angkor rực rỡ. Tuy nhiên, dấu
ấn Chân Lạp trên đất Bình Phước nói riêng và Nam Bộ nói chung sau thế kỉ IX không
nhiều và ảnh hưởng văn minh Angkor đến vùng đất này cũng khơng rõ nét.
Em có biết?
Sự suy yếu và sụp đổ của vương quốc Phù Nam
Theo các nhà sử học, có ba nguyên nhân khiến vương quốc Phù Nam suy yếu và bị
Chân lạp thôn tính:
1. Mơ hình tổ chức của vương quốc Phù Nam chủ yếu dựa trên quan hệ thần phục
rất lỏng lẻo. Cơ chế quản lí và vận hành mang nặng tính liên kết kinh doanh, thương mại
nên mỗi khi các nước chư hầu phát triển và lớn mạnh sẽ nảy sinh mâu thuẫn nội bộ và làm
yếu đất nước.
2. Do sự phát triển của nghề hàng hải và kinh tế các nước trong khu vực có xu hướng
chuyển dịch xuống phía Nam, gây bất lợi cho kinh tế Phù Nam.
3. Vào khoảng thế kỉ IV đến thế kỉ VII, khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long trong
đó có Vĩnh Long bị đợt biển tiến cao 0,8m, ảnh hướng đến sự tồn vong của nhà nước Phù
Nam.


8


II. Những nét chính về tổ chức xã hội, kinh tế, văn hoá
Những sưu tập di vật, hiện vật thu được bằng đá, gốm phần nào cho thấy sự hiện
diện của một tổ chức xã hội chặt chẽ, có cuộc sống lao động, sinh hoạt vật chất và tinh thần
phong phú của cư dân cổ Bình Phước.
1. Những chuyển biến về tổ chức xã hội
Ngoài việc lựa chọn những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận tiện cho cuộc sống,
sinh hoạt của mình, cư dân cổ Bình Phước cịn có những hình thức tổ chức xã hội độc đáo.
Đó là cách sống tập trung thành những “làng” quần cư lâu dài, xây dựng cả hệ thống phòng
thủ để bảo vệ cộng đồng với những con hào sâu, rộng. Đó là những di tích đất đắp hình
trịn cịn tồn tại đến ngày nay, mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm trong điều kiện khắc
nghiệt của tự nhiên, nhằm bảo đảm an tồn cho cộng đồng khi có “ngoại xâm”, phịng
chống lũ, hay chống thú dữ...

Di tích Thành đất hình trịn Lộc Tấn 2, Bình Phước phục dựng bằng cơng nghệ 3D
Tất cả mọi hoạt động của làng đều phải tuân thủ những luật lệ chung của bộ máy tổ
chức mang tính chất tự quản. Đứng đầu là chủ làng, già làng có trách nhiệm điều hành mọi
việc của làng, từ qn xuyến các cơng việc sản xuất, giữ gìn phong tục, bảo vệ bản làng,
cúng bái,…
2. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
Cùng với việc yên ổn chỗ ở bằng việc định cư lâu dài, cư dân Bình Phước đã tiến
hành các hoạt động kinh tế để duy trì cuộc sống cộng đồng. Khu vực xung quanh các di
tích cư trú ở Bình Phước có đầy đủ các điều kiện và yếu tố cần thiết để có thể canh tác
nông nghiệp và chăn nuôi như đất rẫy, vùng đất đồi bằng phẳng, có những con sơng, con
9



suối và nguồn nước. Bên cạnh đó, họ cịn khai thác, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của
thiên nhiên ở rừng núi, sông suối thông qua việc hái lượm rau quả, đánh bắt cá tơm,...
Cư dân cổ Bình Phước không đơn thuần chỉ làm kinh tế nông nghiệp mà cịn là
những người thợ thủ cơng khá lành nghề. Họ gia công đồ đá, chế tạo đồ gốm, xe sợi, dệt
vải một cách thành thạo, có thể khơng thua kém gì các cộng đồng lân cận ở Đồng Nai, Bình
Dương, Lâm Đồng, hay vùng Đông Bắc Campuchia bởi sự tinh tế, đẹp về hình dáng, hoa
văn và kỹ thuật tạo tác điêu luyện. Sự hiện diện của những mảnh tước, những phế liệu,
phác vật đá đang được gia công, chế tác dang dở tại chỗ đã minh chứng cho sự tồn tại của
những xưởng chế tác thủ công đá ngay tại nơi sinh sống.
Ngồi việc chế tác cơng cụ đá, cư dân cổ Bình Phước cịn là những người thợ gốm
với trình độ tay nghề cao, tạo ra nhiều sản phẩm mộc mạc, bình dị với chức năng chủ yếu
phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày như đồ đựng, đun nấu.
Như vậy có thể thấy từ hàng ngàn năm trước, khi chọn vùng đất này để định cư, cư
dân cổ Bình Phước đã biết tận dụng những ưu đãi của thiên nhiên, dùng bàn tay và trí óc
của mình tạo dựng cuộc sống kinh tế - văn hoá ổn định, sinh hoạt và phát triển hòa hợp với
thiên nhiên.
3. Những chuyển biến trong đời sống văn hoá – tinh thần
Cuộc sống sinh hoạt văn hoá, tinh thần của cư dân tiền sử, sơ sử Bình Phước cũng
khá đa dạng và phong phú. Với cuộc sống kinh tế nông nghiệp định cư lâu dài, rất có thể
cư dân cổ Bình Phước đã có những tín ngưỡng gắn với nơng nghiệp như những nghi thức
tế lễ cầu mưa thuận, gió hịa, mùa màng bội thu. Sự hiện diện của những loại hình hiện vật
như đàn đá, trống đồng cho thấy cư dân cổ nơi đây có khả năng sáng tạo và cảm thụ nghệ
thuật cao.

Bảo vật quốc gia Đàn đá Lộc Hòa được tìm thấy ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
10


Cư dân cổ Bình Phước có đời sống văn hố, tinh thần phát triển. Điều đó thể hiện
rõ ở cách thức mai táng mộ nồi, mộ chum,… Họ sử dụng các công cụ lao động, trang sức

làm đồ tuỳ táng, cho thấy họ khơng chỉ có tín ngưỡng tâm linh đối với người thân khi chết
mà cả với cuộc sống hiện tại, họ biết làm đẹp cho bản thân.
Trong sinh hoạt cộng đồng, cư dân cổ Bình Phước cịn sử dụng các nhạc cụ thuộc
bộ gõ như đàn đá, trống đồng,…

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Nêu những nét chính về đời sống kinh tế, vật chất của cư dân cổ Bình Phước từ
thời nguyên thuỷ đến cuối thế kỉ thứ X.
2. Đời sống văn hoá – tinh thần của cư dân cổ Bình Phước có những đặc điểm gì
nổi bật?
3. Nơi em sống có di tích của cư dân cổ Bình Phước khơng? Nếu có, hãy giới thiệu
những hiểu biết của em về nơi đó.
4. Sưu tầm những bài viết, tranh ảnh thể hiện đời sống văn hoá, tinh thần của cư
dân cổ Bình Phước phát triển.

11


CHỦ ĐỀ 2.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ KHỐNG SẢN BÌNH PHƯỚC

* MỤC TIÊU
- Biết được các khu vực địa hình, các dạng địa hình chính; tiềm năng khống sản
và ảnh hưởng của địa hình và khống sản đến nền kinh tế - xã hội của Bình Phước.
- Tiềm năng và tình hình khai thác khống sản của Bình Phước.
- Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

12



KHỞI ĐỘNG
Dựa vào lược đồ hành chính tỉnh Bình Phước, em hãy cho biết vị trí địa lý và giới hạn
lãnh thổ của tỉnh.

Lược đồ hành chính tỉnh Bình Phước
Bình Phước là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Đông Nam Bộ nước ta, là
một trong tám tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam1.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng lãnh thổ phát triển kinh tế năng động nhất cả nước, gồm Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long
An, Tiền Giang.
1

13


I. Địa hình

Lược đồ địa hình và khống sản tỉnh Bình Phước
1. Đặc điểm chung của địa hình Bình Phước
14


Dựa vào Lược đồ địa hình, khống sản tỉnh Bình Phước, em hãy:
- Nêu nhận xét về diện tích đồi núi so với diện tích đồng bằng.
- Nhận xét về đặc điểm phân bố của khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng.
Bình Phước là tỉnh có địa hình rất đa dạng do vị trí chuyển tiếp từ miền núi và cao
nguyên Tây Nguyên xuống Đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình tương đối bằng phẳng,
có độ cao trung bình trong khoảng 200 – 300m; cao ở khu vực đông bắc và thấp dần xuống
khu vực tây và tây nam.

2. Các khu vực địa hình
- Em hãy xác định trên Lược đồ địa hình, khống sản tỉnh Bình Phước các khu vực
địa hình chính.
Địa hình Bình Phước gồm các dạng địa hình chủ yếu là các vùng đồng bằng xem kẽ
đồi thoải, đồi và núi thấp.
3. Các kiểu (dạng) địa hình
Dựa vào Lược đồ địa hình, khống sản tỉnh Bình Phước, em hãy:
- Xác định đỉnh núi Bà Rá (đỉnh núi cao nhất tỉnh Bình Phước, cao 723m). Đỉnh núi
này phân bố ở đâu?
- Xác định Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Vườn Quốc gia Bù Gia Mập ở huyện nào?
- Xác định hồ Dầu Tiếng. Hồ Dầu Tiếng phân bố ở huyện nào?
Nhìn chung, Bình Phước có các dạng địa hình chủ yếu sau:
- Địa hình đồng bằng xem kẽ đồi thoải có độ cao 100 - 200m, là các vùng đất tương
đối bằng phẳng giữa khu vực đồi núi rộng lớn. Dạng địa hình này phù hợp trồng cây lương
thực, thực phẩm và nuôi trồng thuỷ sản trên sông, suối, ao hồ, bưng, bàu,…

15


- Địa hình đồi có độ cao từ 200m đến 300m, bề mặt lượn song, các đồi có đỉnh bằng,
sườn thoải hoặc dốc, phân bố ở các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp và thành phố Đồng Xồi.

Địa hình đồi thấp ở huyện Phú Riềng

16


Dạng địa hình đồi rất thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, thích hợp trồng cây cơng
nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp hằng năm và chăn thả gia súc.
- Địa hình núi thấp có độ cao tuyệt đối từ 300m đến 600m, phân bố rải rác ở thị xã

Bình Long và các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú, Lộc Ninh, Hớn Quản, Phước
Long. Núi Bà Rá là đỉnh cao nhất tỉnh (723m), vừa là thắng cảnh, vừa là di tích lịch sử tiêu
biểu của tỉnh Bình Phước.
Dạng địa hình này có độ dốc cao, bị chia cắt, nhiều nơi lộ cả đá gốc trên bề mặt, tuy
ít thuận lợi cho trồng cây lương thực, thực phẩm, hoặc các cây ngắn ngày nhưng lại thích
hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng và chăn thả
gia súc. Ở các thung lũng giữa núi có thể trồng các loại cây lương thực, thực phẩm nếu chủ
động được nguồn nước.
Em có biết?
Núi Bà Rá cao 723m thuộc địa bàn thị xã Phước Long, có diện tích khoảng 1130
ha, xung quanh cây cối xanh tốt quanh năm. Trước đây, núi Bà Rá được xem là một trong
những nơi rừng thiêng, nước độc và nhiều thú dữ nên thực dân Pháp xây dựng nhà tù Bà
Rá để giam cầm các chiến sĩ cách mạng. Ngày nay, núi Bà Rá được khai thác để phục vụ
mục đích du lịch và phát triển kinh tế tại địa phương.

II. Khống sản Bình Phước
Dựa vào Lược đồ địa hình và khống sản tỉnh Bình Phước, em hãy:
- Xác định tên và nơi phân bố của một số loại khống sản chính trên địa bàn tỉnh.
- Kể tên một số loại khống sản có ở địa phương em.
Trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện đã phát hiện 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng
hoá với hơn 20 loại khoáng sản khác nhau, thuộc các nhóm sau:
- Các khống sản kim loại: gồm có bơ-xít và vàng.
17


- Khống chất cơng nghiệp (than bùn, cao lanh)
- Ngun liệu sản xuất xi măng (đá vôi, sét, laterit, puzơlan, kaolin)
- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng (sét gạch ngói, cát xây dựng, đá xây dựng và
vật liệu san lắp khác).
Trong đó, nhóm nguyên vật liệu xây dựng (đá vơi, sét, laterit, puzơlan, kaolin) là

những khống sản có triển vọng và vai trò quan trọng nhất tỉnh.
Hiện nay, tỉnh mới chỉ khai thác đá vôi, sét, laterit để sản xuất xi măng (huyện Lộc
Ninh), khai thác đá xây dựng (tại các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Phước Long, Hớn Quản,
Đồng Phú và thành phố Đồng Xoài,…), khai thác cát xây dựng (ở các huyện Bù Đăng,
Hớn Quản), khai thác cao lanh (huyện Chơn Thành), khai thác sét (các huyện Hớn Quản,
Chơn Thành, Lộc Ninh và thị xã Bình Long) làm gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng
trong tỉnh và các vùng lân cận.

Nhà máy xi măng Bình Phước

18


LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Nêu những kiểu địa hình và các loại khống sản chính ở Bình Phước. Xác định trên Lược
đồ địa hình, khống sản tỉnh Bình Phước các kiểu địa hình và khống sản vừa trình bày ở
trên.
2. Tham quan và tìm hiểu giá trị của một số dạng địa hình đối với phát triển kinh tế:
- Giáo viên cần lựa chọn 1 địa điểm tham quan phù hợp với nơi trường trú đóng.
- Viết bài thu hoạch và trình bày báo cáo sau khi tham quan (làm theo nhóm).
3. Em hãy trình bày phương án khai thác một số kiểu địa hình theo hướng bền vững theo
gợi ý sau:
Phương án khai thác một số kiểu địa hình theo hướng bền vững
Thế mạnh để phát triển
kinh tế

Hướng khai thác bền vững

TT


Dạng địa
hình

1

Địa hình - Trồng cây cơng nghiệp, cây ăn - Canh tác theo kiểu ruộng bậc
núi thấp
quả, trồng rừng.
thang để giảm xói mịn đất; khơng
phá rừng để canh tác nông nghiệp.
- Phát triển du lịch nơi có các
cảnh quan đẹp (phát triển du lịch - Bảo vệ môi trường trong phát
tham quan, sinh thái).
triển du lịch.

2

Địa hình - Trồng cây cơng nghiệp, trồng - Trồng rừng kinh tế luân phiên để
đồi
rừng.
tránh bỏ trống đất khi khai thác.
- Trồng hoa, rau, cây ăn quả phù - Canh tác theo mơ hình trang trại
hợp với đât đai và khí hậu.
nơng nghiệp sạch.
- Phát triển du lịch nơi có các - Bảo vệ môi trường trong phát
cảnh quan đẹp (phát triển du lịch triển du lịch.
tham quan, sinh thái, nghỉ
dưỡng).

3


Địa hình - Trồng lúa
- Phát triển nơng nghiệp sạch,
đồng
khơng sử dụng hoá chất trong canh
- Trồng cây lương thực, thực
tác.
bằng xen
phẩm

19


kẽ
đồi - Trồng rau, hoa
thoải
4. Theo em, để khai thác tài ngun khống sản ở Bình Phước theo hướng bền vững chúng
ta cần phải làm gì?

20


CHỦ ĐỀ 3.
TRUYỆN CỔ TÍCH DÂN GIAN BÌNH PHƯỚC

* MỤC TIÊU
- Giới thiệu khái quát một số đặc điểm của truyện cổ tích dân gian Bình Phước về
nội dung và nghệ thuật.
- Đọc hiểu một tác phẩm truyện cổ tích dân gian Bình Phước.
- Sưu tầm và kể lại một số truyện cổ tích dân gian Bình Phước.


Bìa 100 truyện cổ tích Việt Nam

21


KHỞI ĐỘNG
Văn học tự sự dân gian gồm những thể loại nào? Em đã biết gì về văn học tự sự dân
gian Bình Phước?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Giới thiệu khái quát một số đặc điểm của truyện cổ tích dân gian Bình Phước về
nội dung và nghệ thuật
Văn học tự sự dân gian Bình Phước gồm các thể loại như truyền thuyết, thần thoại,
sử thi, truyện cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngơn.
Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian,
xoay quanh cuộc đời, số phận của các kiểu nhân vật. Truyện cổ tích thể hiện cách nhìn,
cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công
bằng, tốt đẹp.
Về nội dung, truyện cổ tích dân gian Bình Phước có một số đặc điểm sau:
- Cốt truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng: Ngày xửa
ngày xưa…” và kết thúc có hậu. Truyện được kể theo trình tự thời gian.
- Truyện cổ tích dân gian Bình Phước thường kể về một số kiểu nhân vật bất hạnh,
nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh,… Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu
thể hiện qua hành động.
Về nghệ thuật, truyện cổ tích dân gian Bình Phước có một số đặc điểm sau:
Đề tài là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua văn bản.
Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Chủ đề
nổi bật trong truyện cổ tích dân gian Bình Phước là ước mơ về một xã hội công bằng, cái
thiện chiến thắng cái ác.

Người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc. Trong truyện cổ tích dân
gian Bình Phước, người kể truyện thường ở ngôi thứ ba.
Lời của người kể truyện là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể
hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,… Lời của nhân vật là lời thoại của
các nhân vật trong truyện.

22


II. Đọc hiểu một tác phẩm truyện cổ dân gian Bình Phước
Vì sao chó con sinh ra thời gian sau mới mở mắt?
Chuẩn bị đọc
1. Có bao giờ em giận một ai đó rồi la mắng họ khơng? Cách ứng xử đó có phù hợp
khơng? Làm thế nào để giải toả cơn giận?
2. Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng gì?
Trải nghiệm cùng văn bản
Ngày xửa ngày xưa, có một nhà vua nọ đêm đêm thường rời cung để đi tự tình với
một thiếu nữ đẹp trong làng.
Vì đi lén lút nên nhà vua dặn dị gà, chó, vịt phải kêu lên khi trời gần sáng để nhà
vua về kịp trước khi mọi người thức dậy. Khi gà gáy ba hồi, biết là trời gần sáng nên nhà
vua ra về. Nhà vua rất hài lịng với lồi gà.
Đến phiên chó trực, nửa đêm nó sủa lung tung, khiến nhà vua giật mình và ra về khi
trời cịn tối. Về đến cung, vì q tức giận lồi chó nên nhà vua mắng chúng: “Cái giống
mày sau này đẻ ra rồi con mày một thời gian sau mới mở mắt được”.
Cùng suy ngẫm
1. Truyện cổ tích trên đề cập đến kiểu nhân vật nào?
2. Hãy chỉ ra yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện “Vì sao chó con sinh ra thời
gian sau mới mở mắt?” Theo em, yếu tố kì ảo trong truyện này có vai trị gì?
3. Qua truyện “Vì sao chó con sinh ra thời gian sau mới mở mắt?”, em học được bài
học gì?


23


III. Sưu tầm và kể lại một số truyện cổ dân gian Bình Phước
1. Chia sẻ nội dung một số truyện cổ tích dân gian Bình Phước em sưu tầm được
với bạn trong lớp (Ba chàng trai khỏe, Năm chàng trai khỏe, Cậu bé đa, Mèo ở với
người,…).
2. Kể lại một số câu chuyện cổ tích dân gian Bình Phước em thích với các bạn trong
lớp. Hỏi xem các bạn ấy đã rút ra được bài học gì sau khi nghe các câu chuyện ấy.

24


CHỦ ĐỀ 4.
PHONG TỤC ĐĨN TẾT CỔ TRUYỀN Ở BÌNH PHƯỚC

* MỤC TIÊU
- Tìm hiểu về phong tục đón Tết cổ truyền ở Bình Phước (các nghi thức thờ cúng,
những kiêng kị,…).
- Một số lễ hội được tổ chức vào dịp Tết cổ truyền,…
- So sánh với phong tục đón Tết cổ truyền ở các địa phương khác.
- Cảm nhận của em về Tết cổ truyền ở Bình Phước.

25


×