BÀI THUYẾT TRÌNH
XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Giáo Viên Hướng Dẫn:
Trần Hậu Vương
NHÓM:12
1.DƯƠNG HOÀNG VŨ
2.BIỆN NGỌC SANG
3.MAI THANH TÙNG
4.NGUYỄN THỊ BÍCH TUYỀN
5.LÊ THỊ MINH THƯ
6.TRẦN NAM HÙNG
7.PHẠM THỊ KIM THOA
8.ĐOÀN QUỐC TRÌNH
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.
1.Nước thải là gì?
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã thay đổi
tính chất của chúng.
Đối với nhà máy chế biến thủy hải sản nước thải phát sinh chủ yếu các khâu rửa nguyên
liệu thành phần ô nhiễm chủ yếu của nước thải là chất hữu cơ dao động từ vài trăm đến vài ngàn
mg/l(COD 100-5000 mg/l).
Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thuỷ sản, và
khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu có tổng
công suất 200 tấn/ngày. Thiết bị và công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so
với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn bị coi là quá chậm. Đó là một trong
những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường.
2.phân loại nước thải: hầu hết các nước trên thế giới phân loại nước thải theo nguồn gốc phát sinh
chung. Nước thải được chia thành các loại sau:
a. nước thải công nghiệp:
sinh ra từ các nhà máy chế biến công nghiệp như nhà máy chế biến thủy sản,dệt
nhuộm…trong các nhà máy còn có loại nước thải được qui định là sạch. Đó là loại nước dung để
làm nguội thiết bị.
b. nước thải sinh hoạt:
có hàm lượmg cao chất hữu cơ dễ phân hủy (58%),các chất khoáng dinh dưỡng(42%),
các chất huyền phù và đặc biệt là các loại vi sinh vật.
gồm 3 mức độ :nặng,nhẹ và trung bình.
c. nước thải tự nhiên
d. nước thải đô thị
3. thành phần và tính chất của nước thải:
a. thành phần:
o thành phần vật lý:
-Các chất không tan ở dạng thô
-các chất bẩn dạng keo
-các chất bẩn ở dạng hòa tan
o Thành phần vô cơ: acid vô cơ,kiềm vô cơ,cát,sét,các ion của muối phân li.
o Thành phần hữu cơ có nguồn gốc từ động vật:
-các hợp chất chứa N, URÊ, Protein…
-các hợp chất chứa hydrocacbon: mỡ, xà phòng…
-các hợp chất chứa P,S
b. tính chất:
o tính chất vật lý: màu ,mùi,nhiệt độ…
o tính chất hóa học: phản ứng với các chất bẩn có sẵn trong nước thải.
o tính chất sinh học: khả năng bị phân hủy bởi các vi sinh vật.
4. Các thông số để phân tích nước thải:
o BOD
5
o COD
o SSO
o Tổng nitơ
o Tổng Photpho
o Tổng Coliform
pH
CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ NƯỚC THẢI
Nước thải chứa nhiều tạp chất có bản chất khác nhau. Vì vậy, mục đích của xử lí chất thải
là khử các tạp chất đó so cho nước sau khi ử lí đạt tiêu chuẩn đã đề ra. Có 3 phương pháp để xử lí
nước thải.
2.1 xử lí bằng phương pháp cơ học:
o Mục đích: loại bỏ các tạp chất thô không tan và một phần các chất không tan lơ lửng ra khỏi
moi trường nước trước khi áp dụng các phương pháp hóa lí hoặc sinh học.
Lọc qua song chắn rác hoặc lưới rác.
Điều hòa lưu lượng.
o Các công trình xử lí cơ học: quá trình lắng.
Quá trình lọc.
Nước từ cống
Lưới,song chắn bể lắng cát Bể điều hòa
Lưu lượng&chất lượng
Đi xử lí bậc 2
Van điều chỉnh
Lưu lượng
Bể lắng đợt 1
Hình 2.1 : Sơ đồ bố trí bể điều hòa trong hệ thống xử lí
2.2: xử lí nước thải bằng phương pháp hóa học & hóa-lí
o Mục đích: Là quá trình một số chất và bể phản ứng nhằm nâng cao chất lượng nước thải để
đáp ứng hiệu quả của các công đoạn xử lí sau.
o Các phương pháp:
Phương pháp trung hòa: với độ pH=6.5-8.5 trước khi thải vào hệ cống chung hoặc
trước khi dẫn đến các công trình xử lí khác. Với các tác nhân như KOH,NaOH…
Phương pháp oxy hóa – khử: sử dụng các chất oxy hóa khử mạnh như Cl ở dạnh khí
và hóa lỏng,CaCl
2
,O
2
…
Bể keo tụ tạo bông:các chất keo tụ cho vào nước thải bản chất của nó trong nước mất
tính ổn định kết cụm lại thành những bông lớn hơn.
Quá trình tuyển nổi :loại ra khỏi nước các tạp chát không tan và khó lắng.Dùng
phương pháp này để xử lý nước thài trong các ngành sản xuất chế biến dầu mỡ…
Quá trình hấp thụ :dùng để làm sạch nước thải khỏi các chất hữu cơ hòa tan.Các chất
hấp phụ gồm than họat tính,các chất tổng hợp…
Quá trình trao đổi ion:dùng để làm sạch nước thải khỏi các kim lọai:Cu,Zn…phương
pháp này thu hồi các chất có giá trị với độ làm sạch nước cao.
Quá trình trích ly:làm sạch nước thải chứa phenol,dầu,acid hữu cơ…
2.3:Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:
Là phương pháap dùng vi sinh,mục đích làm sạch nước thải sinh họat cũng như sản xuấtcác
chất hữu cơ hòa tan,các chất độc hại…Có hai lọai:
o Phương pháp hiếu khí:
Ưu điểm:
-có khả năng khử BOD cao
-thời gian xử lí ngắn
-vận hành đơn giản, ít tốn nhiên liệu
Nhược điểm:
-dễ bị tắt
o Phương pháp yếm khí:có lớp vật liệu lọc cố định
Khí ra:N
2
,NH
3
…
Nước sau xử lí
Nước thải
Ưu điểm:
-cho hiệu quả xử lí cao,thu CH
4
.
-Cấu tạo của bể đơn giản,dễ vận hành.
Nhược điểm: các lớp mùn nằm trong lớp vật liệu học cho nên khó kiểm soát được sự hình
thành của lớp mùn.
Chương 3 : Qui trình công nghệ
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:
- Nước thải từ các nhà máy được dẫn qua hệ thống ống dẫn nước , thải vào trạm xử lý .
- Nứơc thải qua song chắn rác . tại đây những rác thải có kích thước lớn sẽ bị giữ lại để tránh
tình trạng nghẹt bơm.
- Sau đó vào bể tiếp nhận . tại đây nước thải sẽ vớt những váng dầu và rác có kích thước nhỏ
bằng thủ công. Bể này được đặt 3 bơm để bơm nước qua bể điều hòa .
- Bể điều hòa sẽ điều hòa lưu lựơng và nồng độ nứơc thải nhờ hai cánh khuấy hoạt động liên
tục , thời gian lưu nước khoảng 8h . Tại đây được đặt 2 bơm nó sẽ bơm nước liên tục vào bể
trung hòa.
- Tại bể trung hòa có đặt bồ điều khiển pH tự động sẽ tự điều khiển bơm định lượng hóa chất
dung dịch H
2
SO
4
hoặc NaOH để trung hòa nước thải với pH = 7 – 8 nhờ cánh khuấy hoạt
động liên tục .
- Sau đó nước sẽ qua bể cân bằng nhằm cung cấp FeCl
3
, N , P nhờ vào các bơm , dung dịch
FeCl
3
, urê , H
3
PO
4
trong các bồn chứa được khuấy liên tục nhờ cánh khuấy . nứơc chảy tràn
qua earation.
- Tải bể earation nước thải được xử lý bằng bùn hoạt tính với sự tham gia của vi sinh vật hiếu
khí .
- Sau đó chảy qua bể lắng thực hiện quá trình lắng . tại đấy bể có thiết kế 1 cánh gạt bùn để
gom bùn . ở đấy bùn một phần được tuần hoàn về bể earation , nước dư từ sân phơi bùn
được hoàn lưu về bể thu gom.
- Nước thải sau khi lắng sẽ chảy qua ngăn chứa . tại đây tùy vào từng trường hợp nước thải sẽ
chảy tràn qua bể khử trùng hoặc được bơm qua bể lọc áp lực nhờ 3 bơm đặt trên ngăn chứa.
tác dụng của bể lọc là khử màu mùi , kim loại nặng nhờ than hoạt tinh , cát , sỏi
- Sau đó nước thải được thải vào bể khử trùng bằng NAOCl .
- Sau khi đượcsử dụng nước chảy qua hồ sinh học . tại hồ sinh học có đặt 2 bơm nhằm mục
đích rửa lọc của bể lọc áp lực, nước thải được rửa lọc được bơm từ dưới lên , sau khi rửa lọc
được hoàn lưu về bể thu gom .
CHƯƠNGIV: TỔNG KẾT
Vấn dề đặt ra:
lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thuỷ sản gây ra là rất lớn nếu không được xử
lý nó sẽ là một thành viên “tích cực” làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường trên sông rạch
và xung quanh khu chế biến. Ô nhiễm nước thải chế biến thuỷ sản nhiều khi chưa nhận ra
ngay do lúc đầu kênh rạch còn khả năng pha lỏng và tự làm sạch nước với lượng thải tích
tụ ngày càng nhiều thì dần dần chúng làm xấu đi nguồn nước mặt sông, rạch, ao, hồ và
cuộc sống khu dân cư xung quanh. Ngoài ra nước thải của ngành chế biến còn khả năng lan
truyền dịch bệnh từ xác thuỷ sản bị chết, thối rữa , và điều đáng quan tâm nữa là gây
ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi trường nuôi trường nuôi trồng thuỷ sản,
đến sự phát triển bền vững của ngành
yêu cầu :
chúng ta có thể lựa chọn các loại thiết bị phù hợp với qui trình xử lý đẩ đạt được hiệu quả
như mong đợi . chúng ta cần phải cân nhắc các vấn đề :
- đặc trưng của thiết bị
- sự phù hợp cảu nứơc thải có lẫn tạp chất với thiết bị .
- yếu tố môi trường
- giá thành thiết bị và chất lượng nước sau xử lý
…….
Kết luận :
Qua quá trình tìm hiểu về quá trình xử lý nứơc thải trong chế biến thủy sản , chúng em đã
tiếp thu rất nhiều kiến thức về các loại công nghệ xử lý nước thải . mặc dù đã rất cố gắng nhưng
thời gian và kiến thức có hạn bài báo cáo của chúng em còn nhiều thiếu sót mong thầy và các
bạn góp ý kiến và đặt câu hỏi để bài báo cáo của chúng em hoàn chỉnh hơn . Chúng em trân
thành cảm ơn .