Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Tài liệu ôn thi B2; C1 bồi dưỡng giáo viên tiếng anh - Sở Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.78 KB, 94 trang )

Bài 1 - The parts of a letter (Thành phần của một bức thư)
Thư là một phần rất phổ biến và quan trọng trong đời sống giao tiếp của
hầu hết tất cả mọi người trong xã hội. Thư có nhiều dạng như thư thân
mật, thư thương mại, thư cá nhân,thư giao dịch, Tuy nhiên cấu trúc của
một bức thư cho dù là thư thương mại hay thân mật đều được chia thành
sáu hoặc bảy phần cơ bản.
Bao gồm:
1. Heading Tiêu đề

2. Inside address Địa chỉ bên trong (Thông thường chỉ dùng
trong thư công việc mà không sử dụng
trong thư thân mật.)

3. Salutation Lời chào

4. Body Phần thân của bức thư

5. Complimentary
close
Phần kết thúc, tán tụng

6. Signature Phần chữ ký

7. Superscription Địa chỉ ở trên bìa thư
1. THE HEADING (TIÊU ĐỀ)
Phần tiêu đề của một bức thư thường bao gồm địa chỉ: tên đường, tên
thành phố, tên bang, quốc gia và ngày tháng.
Ví dụ dưới đây sẽ minh họa rõ hơn cho các bạn:

112 Lang Ha str., Dong Da
dist.


Ha Noi , Viet Nam
March 8, 2009
Phần tiêu đề khi được đánh máy hay viết tay đều phải đặt ở trên cùng của
trang giấy đầu tiên, gần với lề bên phải. Chính vì vậy khi đánh máy hoặc
viết các bạn nên bắt đầu từ giữa trang để phần tiêu đề sẽ không bị dịch về
phía lề trái.
Trong trường hợp, bức thư của các bạn rất ngắn và được viết ở trung tâm
của trang giấy, phần tiêu đề vì vậy cũng sẽ được đặt thấp và xa phần lề
giấy hơn là trong bức thư dài.
Ngoài ra, các bạn hãy lưu ý không nên đặt phần tiêu đề cao hơn 3cm tính
từ phần trên cùng của khổ giấy và cách phần lề giấy vượt quá 2,25 cm.
Nếu để phần tiêu đề quá sát như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến mỹ quan của
bức thư và khiến người nhận thư khó quan sát.
Trong trường hợp địa chỉ đã được in sẵn trên giấy hoặc cài đặt sẵn trong
phần viết thư của mình, các bạn chỉ cần viết thêm phần ngày tháng ở
dòng bên dưới.
Các bạn hãy lưu ý viết thật khéo và cẩn thận. Bởi nếu như kết hợp những
ký tự được đánh máy và viết tay lại với nhau một cách vội vàng sẽ khiến
cho bức thư của các bạn nhìn lộn xộn, không rõ ràng.
Phần địa chỉ của những văn phòng xã hội, công ty bảo hiểm, văn phòng
luật khi đã được in sẵn thì nên để cách phần trên cùng của giấy 2,25 cm
và có thể được đặt ở giữa hoặc gần lề bên phải. Trong trường hợp này,
phần ngày tháng có thể ghi ở cuối bức thư, ở góc bên tay trái và ngay sau
phần chữ ký.
2. THE INSIDE ADDRESS (ĐỊA CHỈ BÊN TRONG)
Trong phần thư cá nhân, thân mật, chúng ta sẽ không sử dụng đến địa chỉ
bên trong. Tuy nhiên trong tất cả các thư thương mại, công việc phần địa
chỉ bên trong thực sự cần thiết.
Trong phần này, tên và địa chỉ của người nhận thư thương mại sẽ được
đặt ở phía bên trái của tờ giấy, nằm dưới phần tiêu đề. Tuy nhiên khoảng

cách giữa phần tiêu đề và phần địa chỉ bên trong sẽ được quyết định bởi
chiều dài và sự sắp xếp của bức thư.
Phần địa chỉ bên trong nên bao gồm số nhà, tên đường, thành phố và
bang, quốc gia. Cũng có những trường hợp các bạn có thể bỏ phần tên
bang hoặc quốc gia ví dụ như thư trao đổi giữa những cá nhân hoặc công
ty cùng làm việc ở một thành phố.
Ví dụ:

VuongHungVan, HaNoi construction corporation
(HANCORP), 25 Mai Dich str., Cau Giay dist., Ha Noi.
Phần dấu chấm câu ở dòng cuối của tiêu đề và địa chỉ có thể được sử
dụng hoặc bỏ đi. Nhưng xu thế khá phổ biến hiện nay là mọi người không
dùng dấu chấm ở cuối dòng.
Ngoài ra, phần địa chỉ bên trong cũng có thể được viết ở cuối bức thư,
bên lề trái, dưới phần chữ ký. Cách sử dụng đó khá phổ biến trong thư
văn phòng ở cả hai dạng trang trọng lẫn thân mật.
3. THE SALUTATION (LỜI CHÀO)
Social & Personal Letters (Thư thân mật, cá nhân)
Lời chào gửi đến người nhận trong thư thân mật, cá nhân thường được
viết ở bên tay trái, nằm dưới phần tiêu đề khoảng 1,5 cm và cách lề
khoảng 3cm.
Dạng câu chào "My dear" được người Mỹ đánh giá là trang trọng hơn
"Dear". Vì vậy, khi viết thư cho một người phụ nữ chúng ta mới chỉ quen
biết sơ sơ ta nên dùng "My dear Mrs. Lan". Còn nếu định viết cho một
người đã thân thiết hơn thì nên viết: "Dear Mrs. Lan ".
Tuy nhiên các bạn hãy lưu ý, người Anh thì lại cho rằng "My dear Mrs.
Lan" sẽ được dùng để viết cho một người bạn thân thiết còn "Dear Mrs.
Lan" là dành cho bức thư gửi tới một người chỉ mới quen biết và hiểu rất
ít về họ. Chính vì vậy khi viết thư các bạn hãy xác định rõ văn hóa, phong
tục của đối tượng nhận thư để chọn lựa câu chào phù hợp.

Còn nếu các bạn viết thư cho một người lạ hoàn toàn, chưa từng gặp mặt
thì các bạn nên viết tên họ đầy đủ của người nhận thư sau đó viết phần
"Dear
Madam" hoặc "Dear Sir" ở bên cạnh (phía phải).
Ví dụ:
Mrs. NguyenThuThuy, Dear Madam:

Mr. LeMinh, Dear Sir:

Mrs. John Evans, Dear Madam,

Mr. William Sykes, Dear Sir,
Phần câu chào trong thư thân mật, cá nhân có thể được theo sau bởi dấu
hai chấm hoặc dấu phẩy.
Business Letters (Thư thương mại)
Trong thư thương mại, những câu chào được sử dụng phổ biến là:
"Dear Sir,"

"Gentlemen,"

"Dear Madam,"

"Mesdames."
Ngoài ra những câu chào trang trọng hơn là:
"My dear Sir"

"My dear Madam"
Các bạn hãy lưu ý từ thứ hai trong câu chào trang trọng trên sẽ không
được viết hoa.
Phụ nữ đã kết hôn hay chưa kết hôn ta đều có thể dùng câu chào: "Dear

Madam." Nếu người viết thân quen với người nhận thư thì cũng có thể sử
dụng câu chào ít trang trọng hơn như:
"My dear Mrs. Huong."
Phần câu chào sẽ được đặt ở dưới phần địa chỉ bên trong và cách lề trái
cùng khoảng cách như phần địa chỉ.
Ví dụ:

VuongHungVan, HaNoi construction corporation
(HANCORP), 25 Mai Dich str., Cau Giay dist., Ha Noi .

Gentlemen:
Câu chào "Dear Sirs" thì đã không còn được sử dụng nữa mặc dù trong
nhiều trường hợp câu chào đó đưa ra cách thể hiện tốt hơn.
Việc sử dụng tên đứng một mình như một câu chào sẽ không được chấp
nhận trong thư thương mại.
Ví dụ:
Mr. Ngoc Lam: I have your letter of
Những dạng câu chào nên tránh sử dụng trong thư thương mại là:
"Dear Miss,"

"Dear Friend,"

"Messrs."
Note (Lưu ý):
Trong thư riêng tư, thân mật chúng ta sẽ sử dụng dấu phẩy đằng sau
"Dear" .
Ví dụ:
Dear Mai Anh,
Tuy nhiên, trong thư thương mại, trao đổi công việc các bạn không nên
sử dụng dấu phẩy đằng sau "Dear".

Thay vào đó, nếu theo văn phong Anh Mỹ các bạn hãy sử dụng dấu hai
chấm. Còn nếu theo văn phong Anh Anh các bạn hãy bỏ trống, không sử
dụng dấu câu.
Ví dụ:
Dear Mr. ThanhPhong:
Dear Mr ThanhPhong
Titles (Tên hiệu)
Việc hiểu biết và nắm rõ các tên hiệu sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều
trong việc lựa chọn câu chào.
Sau đây bài giảng sẽ giới thiệu cho các bạn một số tên hiệu phổ biến được
dùng trong câu chào khi viết thư trao đổi:
"Mr.," Ngài, ông

"Mrs.," Bà (đã có chồng)

"Miss," Cô (chưa có chồng)

"Messrs.," Các ngài, các ông

"Reverend," Đức (tiếng tôn xưng các giáo sĩ, viết tắt Rev.)

"Doctor," Tiến sĩ

"Professor," Giáo sư

"Honorable." Ngài, tướng công (tiếng tôn xương đối với các
tước công trở xuống, các nhân vật cao cấp ở Mỹ,
các đại biểu hạ nghị viện Anh trong các cuộc
họp ; viết tắt Hon)


"Esquire," Ngài, ông
Người Anh thường sử dụng phổ biến tên hiệu "Esquire," (được viết tắt là
"Esq." ) thay vì dùng "Mr." như người Mỹ.
Tên hiệu "Messrs." được dùng để chỉ hai hay nhiều người cộng tác kinh
doanh.
Ví dụ:
"Messrs. Le Minh and Ngoc Lam"
Hoặc
"Messrs. Le Minh & Ngoc Lam"
Nhưng nếu các bạn gửi đến công ty như "The National Cash Register
Company" thì các bạn không nên dùng:
"Messrs. National Cash Register Company"
Mà hãy dùng
"The National Cash Register Company."
"Messrs." là phần viết tắt của "Messieurs", tuy nhiên các bạn không nên
sủ dụng dạng viết tắt nào khác ngoài "Messrs."
Ngoài ra tên hiệu "Miss" không được coi là phần viết tắt và không được
theo sau bởi dấu phẩy.
4. THE BODY OF THE LETTER (PHẦN THÂN CỦA BỨC THƯ)
Những bức thư thân mật cũng được chia thành hai dạng: thư thân mật
trang trọng và thư thân mật không trang trọng.
Dạng thư trang trọng phải được sắp xếp sao cho toàn bộ bức thư chỉ gói
gọn trong một trang. Điều đó sẽ giúp người nhận thư xác định thông tin
một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Ngoài ra thư trang trọng phải được viết dựa theo những quy tắc và quy
định nhất định. Có một số loại thư thân mật trang trọng, đó là: thư mời
tham gia một công việc trang trọng, thư thông báo và thư công nhận.
Trong những dạng thư ấy, ngôi thứ ba thường được sử dụng rất nhiều.
Nếu các bạn nhận được bức thư được viết bằng ngôi thứ ba, phần thư trả
lời của mình các bạn cũng phải sử dụng dạng viết ấy.

Nếu các bạn viết:

Mr. and Mrs. John Evans regret that we are unable to
accept Mrs. Elliott's kind invitation for the theatre on
Thursday, May the fourth as we have a previous
engagement .
sẽ thể hiện sự thiếu hòa hợp, tương thích khi viết thư trao đổi. Chính vì
vậy các bạn nên viết như sau:

Mr. and Mrs. John Evans regret that they are unable to
accept Mrs. Elliott's kind invitation for the theatre on
Thursday, May the fourth as they have a previous
engagement.
Các bạn hãy lưu ý trong phần thư trang trọng, giờ giấc và ngày tháng sẽ
không được viết bằng số mà phải viết bằng chữ cái.
Với phần thư thân mật, không trang trọng, không có quy tắc đặc biệt nào
cả ngoại trừ văn phong lịch sự, nhã nhặn. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải
suy nghĩ cho rõ ràng, minh bạch rồi mới viết ra. Việc dành vài phút suy
nghĩ xem các bạn muốn nói gì trước khi bắt tay vào viết thư là điều hết
sức cần thiết. Bởi viết một bức thư rời rạc, không mạch lạc cũng không
khá hơn việc bạn mặc một bộ quần áo cẩu thả, nhếch nhác.
Các bạn hãy đảm bảo rằng mình viết đúng chính tả. Nếu gặp bất kỳ khó
khăn nào trong việc viết chính tả các bạn hãy để sẵn một cuốn từ điển nhỏ
trong ngăn kéo bàn để tiện cho việc tra từ.
Các bạn nhớ viết hoa khi bắt đầu một câu. Ngoài ra nếu các bạn chuyển
sang đề tài khác thì hãy viết một đoạn mới. Hãy đặt dấu chấm ở cuối câu
tường thuật hoặc dấu chấm hỏi trong câu nghi vấn và dấu chấm than
trong câu cảm thán. Các bạn hãy nhớ để lề ở cả hai phía của bức thư để
giúp bức thư nhìn rõ ràng hơn.
Trong phần thân của một bức thư thương mại câu mở đầu là quan trọng

nhất và thường được dùng để đưa ra đề tài hoặc mục đích viết thư. Đưa
đề tài ở ngay câu đầu tiên sẽ giúp người nhận thư ngay lập tức có thể tập
trung vào vấn đề chính của bức thư.
Ngoài ra, trong phần này các bạn cũng nên gợi ý một cách nhã nhặn sở
thích cá nhân của người nhận thư.
Ví dụ, người nhận thư có thể sẽ cảm thấy phản cảm khi đọc được dòng
viết sau trong thư:

Yours of the 14th regarding the shortage in your last
order received.
Các bạn hãy quan sát xem câu sửa dưới đây đã nhã nhặn, lịch sự hơn
chưa:

We regret to learn from your letter of March 14th that
there was a shortage in your last order.
Các đoạn văn trong phần thân của bức thư nên được dùng để phân chia
các ý mà các bạn muốn truyền đạt. Nếu các bạn có thể sắp xếp và nhóm
sẵn trong đầu các chủ đề và ý một cách logic thì các bạn sẽ không gặp
khó khăn gì trong việc tách chúng thành các đoạn nhỏ trong bức thư. Nếu
mỗi đoạn bạn viết chỉ gồm có một đề tài, ý và những thông tin liên quan
hay bổ trợ người đọc thư sẽ hiểu nhanh và dễ dàng hơn.
Về phần bố cục, dòng đầu tiên của phần thân bức thư nên được đặt cách
lề trái cùng khoảng cách như phần địa chỉ bên trong và phần câu chào.
Ngoài ra, phần mở đầu của tất cả các đoạn đều nên lùi vào khoảng 3cm từ
bên lề trái để người nhận thư có thể dễ dàng nhận dạng từng đoạn.
Các bạn hãy lưu ý không nên viết hoặc đánh máy cả hai mặt của tờ giấy
viết thư. Trong phần thư thương mại, nếu bức thư đó yêu cầu nhiều hơn
một trang các bạn hãy dùng tờ giấy khác có cùng kích cỡ và chất lượng
để viết tiếp. Và lưu ý, những tờ tiếp theo đó sẽ không có phần tiêu đề và
câu chào, ngoài ra còn được đánh số ở trên cùng.

5. THE COMPLIMENTARY CLOSE (PHẦN KẾT THÚC, TÁN
TỤNG)
Phần kết thúc, tán tụng nằm ngay dưới phần thân của bức thư, cách
khoảng 2, 3 dòng. Chỉ có từ đầu tiên của câu tán tụng là cần được viết
hoa còn lại chúng ta viết như bình thường. Dấu phẩy thường được đặt ở
cuối phần kết thúc, tán tụng.
Những từ các bạn có thể sử dụng rất đa dạng dựa theo sự thân thiết, tình
hữu nghị giữa người gửi thư và nhận thư.
Trong phần thư thương mại, những câu tán tụng khá hạn chế, chỉ gồm
một số câu dưới đây:
Yours truly,

Truly yours,

Yours very truly,

Very truly yours,

Yours respectfully,

Respectfully yours,

Yours very respectfully,
Nếu người viết có mối quan hệ thân thiết hơn với người nhận thư, họ có
thể sử dụng những câu dưới đây:
Faithfully yours,

Cordially yours,

Sincerely yours,

Những bức thư văn phòng không trang trọng thường dùng:
Respectfully yours,

Yours respectfully,
Còn những bức thư thân mật không trang trọng thường dùng:
Yours sincerely,

Yours very sincerely,

Yours cordially,

Yours faithfully,

Yours gratefully,

Yours affectionately,

Very affectionately yours,

Yours lovingly,

Lovingly yours,
Các bạn hãy lưu ý "Yours" có thể đứng ở đầu hoặc cuối của phần kết
thúc, tán tụng nhưng không được viết tắt hoặc bỏ sót.
6. THE SIGNATURE (PHẦN CHỮ KÝ)
Phần chữ ký được viết bên dưới phần kết thúc, tán tụng nằm gần với lề
trái của khổ giấy.
Trong phần chữ ký của thư thân mật, một người phụ nữ đã kết hôn có thể
ghi phần tên của họ đơn giản là "Mai Huong" không cần thiết phải ghi là
"Mrs. Mai Huong".

Ví dụ:
Yours very truly,

Mai Huong
Ngoài ra, trường hợp một người phụ nữ chưa kết hôn thì có thể chỉ viết
tên của họ không cần phải thêm Miss, nếu thêm thì nên được đặt trong
dấu ngoặc tròn.
Ví dụ:
Yours sincerely,

Vuong Lan / (Miss) Vuong Lan
Đó là phần viết tên, còn phần ký tên các bạn hãy lưu ý luôn tự ký tên và
dùng mực viết, hạn chế sử dụng phần cài đặt chữ ký sẵn.
Thông thường trong phần thư thương mại, tên của công ty sẽ được đánh
máy sẵn ở trên phần khoảng trống để người viết ký tên. Và phần chức vụ
cũng được đánh máy sẵn ở bên dưới. Điều đó sẽ giúp người viết tiết kiệm
thời gian triệt để và giúp bức thư thương mại nhìn sạch sẽ, sáng sủa hơn.
Ví dụ:
Hall, Haines & Company (được đánh máy sẵn)

Trieu Phong (viết tay)

Cashier (được đánh máy sẵn)
Không nên ký nhiều kiểu chữ ký khác nhau mà hãy cố gắng chỉ sử dụng
một dạng cố định. Bởi chữ ký là phần rất quan trọng mang tính biểu trưng
có thể thay thế cho bạn nên cần phải thống nhất trong thư từ hay các văn
bản giấy tờ.
Ví dụ, nếu tên là Nguyen Thanh Hoa thì bạn không nên gửi thư cho một
người rồi ký tên là "Hoa" sau đó trong bức thư gửi đến một người khác
lại ký là "Thanh Hoa" hay "Nguyen Thanh Hoa". Điều đó hết sức cấm kị

nên các bạn hãy thật sự lưu tâm.
7. THE SUPERSCRIPTION (PHẦN ĐỊA CHỈ TRÊN BÌA THƯ)
Các bạn hãy lưu ý nếu gửi thư cho một người phụ nữ thì luôn phải viết
phần tên hiệu ở phần địa chỉ trên bìa thư như "Mrs." hoặc "Miss.".
Trường hợp dùng tên hiệu "Dr." để chỉ học vị của người phụ nữ đó sẽ
không được ứng dụng trong phần thư thân mật. bởi dùng như vậy quá
trang trọng, không phù hợp.
Nếu gửi thư cho một người đàn ông, tên hiệu được sử dụng phổ biến nhất
trong phần địa chỉ trên bìa thư là "Mr." hoặc "Esq."
Tuy nhiên, thông thường địa chỉ trên bìa thư của một bức thư thân mật sẽ
được ghi là:
To: Truong Dong, Esq.,
của một bức thư thương mại sẽ là:
To: Mr. Truong Dong,
Đôi khi, trong thư thương mại địa chỉ của người viết sẽ được in sẵn ở góc
bên trái của phong bì thư. Tuy nhiên các bạn hãy lưu ý chỉ in sẵn phần địa
chỉ, không nên đưa thêm phần quảng cáo về công ty ơ trên phong bì thư.
Các bạn hãy lưu ý phần địa chỉ sau khi đã hoàn thành nên nằm dưới một
chút đường ở giữa phong bì thư và cách đều hai lề trái, phải.
Dấu chấm câu ở cuối dòng địa chỉ thường được bỏ đi.
Bài 2 - General direction & formal invitations (Hướng dẫn chung và
thư mời trang trọng)
GENERAL DIRECTION (HƯỚNG DẪN CHUNG)
Các bạn đã biết thư được phân ra thành hai dạng cơ bản là thư trang trọng
và thư không trang trọng. Nếu như phần thư thân mật, không trang trọng
khá phóng khoáng trong cả phần bố cục và nội dung thì thư trang trọng
lại yêu cầu các bạn phải viết theo những quy tắc chuẩn đã được đặt ra.
Tuy nhiên phần bố cục, cấu trúc của một bức thư mời trang trọng không
quan trọng bằng phần thẩm mỹ của bức thư đó. Một số dạng thư mời
trang trọng như thư mời cưới thường được viết theo phần mẫu cố định.

Ngoài ra có thể các bạn sẽ gặp những bức thư mời cưới với bố cục hoàn
hảo nhưng được in trên loại giấy rẻ tiền chất lượng xấu. Lời khuyên đưa
ra cho những trường hợp ấy là nếu các bạn không thể in thư mời trên loại
giấy tốt thì tốt hơn nên viết tay trên loại giấy trắng, chất lượng tốt. Bởi
chất lượng giấy viết thư mời sẽ giúp người nhận thư mời đánh giá được vị
thế của người viết thư.
Tuy rằng bố cục của rất nhiều dạng thư mời thường cố định, nhưng đó
không phải là cái gì quá khắt khe, cứng nhắc vì vậy mỗi bức thư mời
cũng có thể khác biệt đôi chút về thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, có một số điều các bạn nên tránh khi viết thư mời trang
trọng đó là:
Các bạn không nên gửi những bức thư bị in lỗi hoặc chất lượng
kém. Thư viết tay được đánh giá cao hơn thư đánh máy.

Các bạn không sử dụng giấy màu hoặc giấy có in hình hoa hay
trang trí phức tạp.

Các bạn không nên viết bằng giấy đơn.

Các bạn không nên sử dụng giấy có bản quá lớn hoặc quá nhỏ
hay không phù hợp.

Các bạn không nên sử dụng lối viết trang trọng cho những vấn
đề bình thường, không trang trọng.

Các bạn không nên viết tắt bất kỳ từ nào. Viết tắt tên riêng
bằng những chữ cái in hoa có thể được sử dụng và chấp nhận
trong phần thư mời không trang trọng. Tuy nhiên, trong phần
thư mời trang trọng các bạn nên tránh sử dụng.
Ví dụ:

"H. E. Jones" phải được viết đầy đủ thành "Horatio
Etherington Jones."

Các bạn không nên sử dụng ngôi thứ nhất khi trả lời thư mời
trang trọng.

Nếu nhận được thư mời trang trọng sử dụng ngôi thứ ba thì các
bạn cũng nên trả lời thư bằng ngôi thứ ba.

Các bạn không nên sử dụng giấy có in sẵn tên họ và chức danh
để viết thư nhận lời hoặc lấy làm tiếc vì đã từ chối.

Các bạn không nên viết chữ quá cầu kỳ hoặc trang trí quá
nhiều.

Các bạn không nên quá lạm dụng văn phong trang trọng cũng
như không trang trọng mà nên sử dụng chúng một cách linh
hoạt.
Các bạn hãy lưu ý nên gửi thư trả lời hoặc thông báo đã nhận được thư
ngay trong tuần bạn nhận được thư mời. Bởi việc các bạn chậm trễ trả lời
là thiếu lịch sự và có thể khiến người viết thư mời cảm thấy hồ nghi về
quyết định của các bạn.
Ngoài ra các bạn nên đưa ra quyết định của mình một cách dứt khoát
trong phần trả lời thư mời.
FORMAL INVITATIONS (THƯ MỜI TRANG TRỌNG)
WEDDING INVITATIONS (THƯ MỜI CƯỚI)
Thư mời cưới nên được gửi trong khoảng ba tuần (thực ra chỉ nên trong
khoảng 15 ngày) trước khi hôn lễ diễn ra.
Phần tên và địa chỉ các bạn nên viết ở bên ngoài phong bì.
Sau đây bài giảng sẽ giới thiệu cho các bạn phần thư mời cưới viết đúng

cách:
For a restaurant, hotel wedding (Cho lễ cưới được tổ chức tại nhà
hàng, khách sạn)
(A) Mr. Hoang Anh and Mrs. Thao Vi Request the Honour of
(phần để ghi tên khách) Presence at the Marriage of
Their Daughter Hoang Tuyet and Mr. Trong Hung on the
Evening of Monday, the Eighth of June at Six o'Clock At
the Melia Hanoi hotel ,44B Ly Thuong Kiet, Hoan Kiem,
Hanoi
Hoặc
(B) Mr. Hoang Anh and Mrs. Thao Vi Request the Honour of
Your Presence at The Marriage of Their Daughter Hoang
Tuyet and Mr. Trong Hung on Monday, June the Eighth At
Six o'Clock At the Melia Hanoi hotel ,44B Ly Thuong Kiet,
Hoan Kiem, Hanoi
For a home wedding (Cho lễ cưới được tổ chức tại nhà)
Các bạn hãy quan sát phần thư mẫu dưới đây:
Mr. Hoang Anh and Mrs. Thao Vi Request the Pleasure
of (phần để ghi tên) Company at the Marriage of
Their Daughter Hoang Tuyet and Mr. Trong Hung on
Wednesday, June the Tenth At Twelve o'Clock Five 56
Ho Tung Mau, Cau Giay, Ha Noi
Cả hai ví dụ A và B ở phần thư mời cho lễ cưới được tổ chức tại nhà
hàng, khách sạn đều sử dụng cụm từ "Honour of your presence". Bởi cụm
từ này trang trọng hơn so với cụm từ "pleasure of your company" nên
dùng cho trường hợp lễ cưới được tổ chức ở nhà hàng, khách sạn sẽ phù
hợp hơn.
For a wedding reception (Cho bữa tiệc chiêu đãi của lễ cưới)
Dạng thư mời này sẽ được sử dụng trong trường hợp lễ cưới và tiệc chiêu
đãi được tổ chức ở hai nơi khác nhau. Ví dụ, cô dâu chú rể là người theo

đạo nên nghi thức cưới sẽ diễn ra ở nhà thờ. Tuy nhiên phần tiệc cưới để
mời khách lại được tổ chức ở một nhà hàng hay khách sạn nào đó.
Các bạn hãy quan sát phần thư mẫu dưới đây:
Mr. Hoang Anh and Mrs. Thao Vi Request the Pleasure
of Your Company At the Wedding Reception of Their
Daughter Hoang Tuyet and Mr. Trong Hung on
Monday Afternoon, June the Third At Four o'Clock
Five 56 Ho Tung Mau, Cau Giay, Ha Noi
Ngoài ra các bạn lưu ý, trong phần thư trang trọng từ "honour" nên viết
theo kiểu Anh Anh bao gồm cả chữ "u" (Nếu viết theo kiểu Anh Mỹ sẽ là
"honor")
Recalling an Invitation (Rút lại lời mời)
Thông thường đám cưới sẽ được cử hành theo đúng lịch đã định, tuy
nhiên lễ cưới cũng có thể bị trì hoãn do sự cố về bệnh nặng hoặc tang ma.
Trong những trường hợp ấy, phần lời mời sẽ được rút lại. Và phần rút lại
lời mời ấy có thể đưa ra hoặc không nói lý do hoãn hoặc hủy bỏ đám cưới
tùy vào từng trường hợp cụ thể. Phần thư rút lại lời mời có thể được đánh
máy nếu thời gian gấp rút, tuy nhiên nếu có thể các bạn nên viết tay.
Các bạn hãy quan sát phần ví dụ dưới đây:
(A) Owing to the Death of Mr. Trong Hung's Mother, Mr.
Hoang Anh and Mrs. Thao Vi beg to Recall the Invitations
for Their Daughter's Wedding on Monday, June the
Eighth.

(B) Mr. Hoang Anh and Mrs. Thao Vi beg to Recall The
Invitations for the Marriage of Their Daughter, Hoang
Tuyet , and Mr.
Trong Hung, on Monday, June the Eighth
Wedding announcements (Phần thư thông báo về đám cưới)
Nếu đám cưới được tổ chức bí mật, riêng tư thì không vần phải viết thư

mời trang trọng mà chỉ cần mời miệng hoặc mời qua điện thoại một vài
người họ hàng hoặc bạn bè thân thiết. Tuy nhiên trong trường hợp ấy vẫn
cần có một phần thư thông báo về đám cưới có thể là thư tay hoặc được
gửi qua e-mail trong ngày hôm đó để nhắc nhở mọi người về thời gian và
địa điểm diễn ra lễ cưới.
Phần thư thông báo đám cưới ấy sẽ được viết bởi người đã gửi lời mời, có
thể là bố mẹ, họ hàng thân thích hoặc chính cô dâu, chú rể.
Các bạn hãy quan sát phần ví dụ dưới đây:
Mr. Hoang Anh and Mrs. Thao Vi Announce the
Marriage of Their Daughter Hoang Tuyet to Mr.
Trong Hung on Monday, June the Tenth 56 Ho Tung
Mau, Cau Giay, Ha Noi
Replying to the invitation (Trả lời thư mời)
Thư đồng ý hoặc từ chối lời mời trang trọng cần thiết phải viết bằng văn
phong trang trọng nhưng các bạn nên viết thư tay chứ không nên đánh
máy. Điều đó sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với người viết thư mời cũng
như thành ý của các bạn.
Ngoài ra các bạn nên viết thư trả lời càng sớm càng tốt. Bởi sẽ rất mất
lịch sự nếu các bạn viết thư trả lời là đồng ý hoặc từ chối tham gia chỉ
một, hai ngày trước khi đám cưới được diễn ra. Điều đó sẽ đẩy người mời
vào thế bị động, khó sắp xếp công việc.
Sau đây các bạn hãy quan sát phần ví dụ dưới đây:
Accepting (Nhận lời)
Mr. Trong Thanh and Mrs. Mai Hoa accept with pleasure
Mr. Hoang Anh and Mrs. Thao Vi's kind invitation to be
present at the marriage of their daughter Hoang Tuyet and
Mr. Trong Hung on Monday, June the twelfth at twelve
o'clock
Hoặc
Mr. Trong Thanh and Mrs. Mai Hoa accept with pleasure

Mr. Hoang Anh and Mrs. Thao Vi's kind invitation to be
present at
the marriage of their daughter Hoang Tuyet and Mr.
Trong Hungon Monday, June the twelfth at twelve o'clock
Regretting (Tiếc vì không tham dự được)
Mr. Trong Thanh and Mrs. Mai Hoa regret
exceedingly that they are unable to accept Mr. Hoang
Anh and Mrs. Thao Vi's kind invitation to be present
at the marriage of their daughter Hoang Tuyet and Mr.
Trong Hungon Monday, June the twelfth
FORMAL EATTING INVITATIONS (THƯ MỜI ĂN TRANG
TRỌNG)
Formal dinner invitations (Thư mời ăn tối trang trọng)
Những bức thư mời ăn tối trang trọng thường được đánh máy như ví dụ
dưới đây. Tuy nhiên, trong trường hợp các bạn viết tay phần thư mời thì
bố cục sẽ không khác gì một bức thư thông thường. Nếu sử dụng phần
giấy đã in sẵn địa chỉ các bạn không cần phải ghi địa chỉ ở cuối như
những bức thư thông thường.
Sau đây các bạn hãy quan sát phần ví dụ dưới đây:

×