Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Hồn trương ba da hàng thịt cô Phạm Ngọc Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.87 KB, 7 trang )

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

Lưu Quang Vũ

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết truyện ngắn, vẽ tranh, nhưng ông để lại
ấn tượng sâu đậm nhất với thể loại kịch nói. Ơng là hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch
trường những năm tám mươi của thế kỉ XX và là một trong những nhà soạn kịch tài năng
nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
- Các vở kịch của Lưu Quang Vũ sắc sảo, dữ dội, có tính thời sự nóng hổi nên có sức ảnh
hưởng lớn, gây chấn động dư luận.
2. Tác phẩm
- Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” viết năm 1981, ra mắt công chúng năm 1984,
trong lúc văn học bước vào thời kì đổi mới, hướng tới phản ánh những điều phức tạp của
đời sống. Mượn cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói
hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
- Văn bản trong SGK trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch
- Nhan đề: Mâu thuẫn, xung đột của vở kịch nằm ngay ở nhan đề. Hồn là cái tinh thần, trừu
tượng, xác là cái vật chất, cụ thể, là nơi chứa đựng linh hồn. Lẽ ra hồn người nào ở trong
xác người ấy, nhưng ở đây hồn người này lại ở trong xác người kia, gợi ra sự khập khiễng,
lệch lạc. Nhan đề đã hé mở những éo le, phức tạp của vở kịch.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Khái quát bi kịch của Trương Ba
- Trương Ba là một người làm vườn nhân hậu, có tài đánh cờ. Vì sự tắc trách của quan thiên
đình, Trương Ba bị bắt chết nhầm. Sự việc ấy cho thấy kiếp người thật vô thường, mong
manh, nên mỗi chúng ta nên nâng niu, trân trọng cuộc sống của mình. Đồng thời, nó nói
lên hậu quả của những sai lầm mà bề trên gây ra. Chỉ một hành động chủ quan của người
cầm quyền cũng tác động xấu đến đời sống xã hội.
- Vì muốn sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác



anh hàng thịt mới chết. Trong truyện dân gian, Trương Ba vẫn tiếp tục sống bình thường,
nhưng trong vở kịch này, Lưu Quang Vũ chú ý khai thác những bi kịch của một người phải
sống “bên trong một đằng, một ngoài một nẻo”. Từ khi hồn Trương Ba nhập vào xác anh
hàng thịt, ông trở thành người vô tâm, tham ăn tục uống, vụng về, khiến cho những người
thân và chính Trương Ba cảm thấy đau khổ. Bi kịch tha hóa và bị từ chối mà Trương Ba
phải chịu đã cho ta bài học, rằng nên tuân theo tự nhiên, nếu sống khiên cưỡng, trái tự nhiên
thì sẽ gây ra sự kệch cỡm, bất hợp lí .
2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
- Gặp nhiều phiền toái khi nhập vào xác hàng thịt, hồn Trương Ba thấy rất bế tắc, chán
nản: “Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi!”. Ông muốn tách
linh hồn ra khỏi thể xác, dù chỉ một lát. Và hồn Trương Ba đã tách ra khỏi xác hàng thịt,
đối thoại với xác hàng thịt.
- Hồn Trương Ba bức xúc, cao giọng phủ nhận thể xác: “Mày khơng có tiếng nói, mà
chỉ là xác thịt âm u đui mù...”, “chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có
được”. Hồn cũng khẳng định sự tốt đẹp của mình: “Khơng! Ta vẫn có một đời sống riêng:
nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,...”. Hồn Trương Ba xưng hô “ta – mày”, dùng từ ngữ
một cách nặng nề, phũ phàng. Nhưng càng nói, hồn càng đuối lí, chỉ nói được những câu
ngắn và khơng có ích gì khi tranh luận. Hồn thậm chí cịn bảo xác im đi và hồn bịt tai lại
không muốn nghe nữa. Cuối cùng, hồn phải tuyệt vọng kêu trời. - Ngược lại, xác hàng thịt đưa ra
những lí lẽ sắc sảo, có sức thuyết phục và hồn tồn
lấn lướt hồn Trương Ba:
+ Xác đưa ra những dẫn chứng cho thấy hồn đã bị lệ thuộc vào xác, không hề “nguyên
vẹn, trong sạch, thẳng thắn”: “Khi ông đứng bên cạnh vợ tơi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng
rực, cổ nghẹn lại”, “cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đi và đủ các thứ thú vị khác không
làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao?, “Ơng có nhớ hơm ơng tát thằng con ơng tóe máu mồm
máu mũi khơng?”. Xác hàng thịt nói với vẻ đắc thắng, thích chí, u cầu hồn Trương Ba
hãy “thành thật trả lời”.
+ Xác hàng thịt cũng khẳng định ý nghĩa của thể xác, khẳng định những nhu cầu vật
chất chính đáng của thể xác. Xác là cái bình chứa đựng linh hồn, nhờ xác mà Trương Ba

có thể làm lụng, cuốc xới, nhìn ngắm trời đất, cây cối, người thân, cảm nhận thế giới. Xác


cho rằng việc mình muốn ăn uống khơng có gì sai cả. Xác phê phán hồn: “Những vị lắm
chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì
phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác”. Quả thật, xác hàng thịt
nói đúng. Thể xác cũng đáng quý, đáng được chăm lo, không nên có thói “sĩ diện hão”, chỉ
đề cao tinh thần mà khơng quan tâm đến thể xác.
+ Xác hàng thịt cịn nhắc đến việc hồn đổ lỗi cho xác. Xác gọi đó là “trị chơi tâm hồn”
mà thực chất là thói đổ thừa cho hoàn cảnh, cho người khác để lừa mình, dối người. Làm
xong điều gì xấu, hồn có thể đổ lỗi cho những thèm khát của xác để hồn được thanh thản,
vì “tâm hồn là thứ lắm sĩ diện”. Qua đây, Lưu Quang Vũ muốn nói đến một thực trạng trong
xã hội: “văn hóa đổ lỗi”.
- Có thể nói, cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt là cuộc đối thoại giữa
phần “người” và phần “con”, giữa lí trí và bản năng, giữa khát vọng tinh thần và ham
muốn vật chất. Trong mỗi người đều tồn tại những yếu tố đó, chúng có quan hệ chặt chẽ,
tác động lẫn nhau, khơng thể tách rời nhau. Vì vậy, chúng ta cần nuôi dưỡng cả tâm hồn và
thể xác, không nên cực đoan, nghiêng quá về bên nào.
- Cũng qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tác giả cho ta thấy sự ảnh
hưởng của môi trường sống với mỗi cá nhân. Nếu sống trong mơi trường dung tục, xấu
xa thì con người dễ bị tha hóa. Con người cần đấu tranh để giữ được những phẩm chất tốt
đẹp của mình.
3. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân
- Nỗi đau của Trương Ba tiếp tục được đẩy lên cao qua màn đối thoại với những người
thân yêu. Sống trong thân xác thô phàm của anh hàng thịt, Trương Ba dần thay đổi về tâm
tính, gây ra những vấn đề phức tạp trong gia đình. Tác giả để cho hồn Trương Ba đối thoại
với những người gần gũi, gắn bó với ông nhất để thấm thía hơn bi kịch này:
+ Vợ Trương Ba là người vợ hiền, hiểu hoàn cảnh éo le của chồng, biết chồng là người
thương yêu vợ con hết lịng, nhưng bà vẫn buồn khổ vì giờ đây “ơng đâu cịn là ơng, đâu
cịn là ơng Trương Ba làm vườn ngày xưa”. Khi nói chuyện, vợ Trương Ba đã khóc và

muốn bỏ đi. Và Trương Ba cảm nhận được nỗi khổ của vợ mình, điều đó thể hiện qua lời
ông giãi bày với người con dâu: “Thầy đã làm u khổ. Có lẽ cái ngày u chơn xác thầy xuống
đất, tưởng thầy đã chết hẳn, u cũng không khổ bằng bây giờ”.


+ Sau đó, đứa cháu gái rất mực yêu quý Trương Ba cũng nhìn ơng với ánh mắt soi mói.
Với bản tính hồn nhiên, trong sáng của một đứa trẻ, nó khơng thể chấp nhận sự giả dối. Nó
phản ứng quyết liệt: “Tôi không phải là cháu của ông!” và kể ra hàng loạt sự việc cho thấy
sự thô lỗ, vụng về của “ông nội giả”: “bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non,
chân ông to bè giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm”, “ông làm gãy cả nan, rách cả giấy,
hỏng mất cái diều đẹp mà cu Tị rất quý”. Cuối cùng, cháu gái ơng đã khóc, nói ơng là lão
đồ tể xấu ác, muốn ơng cút đi.
+ Cịn chị con dâu, niềm hi vọng cuối cùng của Trương Ba, cũng bày tỏ nỗi lo sợ. Chị
cảm thông với bố chồng, thương bố chồng hơn xưa, nhưng chị khơng thể khơng tiếc nuối
vì “mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi,
đến nỗi có lúc chính con cũng khơng nhận ra thầy nữa”, “làm sao giữ được thầy ở lại, hiền
hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia?”.
- Như vậy, những người thân thiết, thấu hiểu nhất cũng đang rời xa Trương Ba. Bi
kịch của Trương Ba lên đến tột cùng, vì tình cảnh của ơng khơng chỉ khiến ơng khổ, mà
cịn làm những người xung quanh khổ theo. Ta rút ra bài học: nếu con người tha hóa thì sẽ
bị xa lánh, xua đuổi. Nỗi đau bị từ chối của Trương Ba có phần giống với nỗi đau bị cự
tuyệt của Chí Phèo, nhưng nếu Chí Phèo bị những người ngoài xã hội từ chối và anh ln
say sưa trong men rượu để qn sầu, thì Trương Ba lại bị những người thân yêu trong gia
đình từ chối và ông tỉnh táo nhận thức được bi kịch của mình.
- Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân tuy khơng chứa q nhiều triết
lí, nhưng nó góp phần thể hiện đầy đủ hơn bi kịch của Trương Ba, và thúc đẩy sự phát
triển của xung đột kịch. Sau đoạn này, Trương Ba ngồi một mình với nỗi đau lên đến đỉnh
điểm. Độc thoại nội tâm xuất hiện: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác khơng phải của
ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta... Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất
phục mày và tự đánh mất mình?”, “Khơng cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không

cần!”. Những lời độc thoại trên thật quyết liệt, dứt khoát, thể hiện sự đấu tranh nội tâm
mạnh mẽ và đã đưa Trương Ba đến hành động châm hương gọi Đế Thích.
=> Tóm lại, màn đối thoại giữa Trương Ba và những người thân cho ta thấy rõ hơn hậu quả
của sự tha hóa. Nó cũng có vai trị quan trọng trong việc đưa cốt truyện kịch đến phần mở
nút, với cuộc đối thoại đầy ý nghĩa giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.


4. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
- Khi nghe hồn Trương Ba nói khơng thể tiếp tục sống trong xác anh hàng thịt nữa vì hồn
muốn được là mình tồn vẹn, Đế Thích đã cố gắng thuyết phục bằng tư duy số đơng. Đế
Thích nói rằng trên trời dưới đất đều không ai được sống là chính mình, Đế Thích cũng
vậy, ngay cả Ngọc Hồng cũng vậy. Ai cũng phải sống “bên trong một đằng, bên ngồi một
nẻo”. Lời của Đế Thích nói lên một hiện tượng phổ biến trong xã hội, đó là con người phải
sống giả tạo, khơng dám sống thật với mình, khơng dám nói lên suy nghĩ của mình. Nhưng
Đế Thích và rất nhiều người đều chấp nhận sống khơng tồn vẹn, sống bằng mọi giá. Đế
Thích cũng cho thấy mình đã quen với những điều giả dối, tiêu cực còn tồn tại, khi ơng
khơng sợ bị trị tội vì đã giúp Trương Ba: “Tôi chẳng sợ, họ dọa thế chứ chưa chắc đã làm
gì được tơi. Trị tội hết tiên hết thần thì lấy gì cho dân chúng họ thờ!”.
- Trong khi đó, hồn Trương Ba khẳng định: “Khơng thể bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo được.
Tơi muốn được là tơi tồn vẹn”. Trương Ba trách Đế Thích “chỉ nghĩ đơn
giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ơng chẳng cần biết”. Trương Ba muốn
được là chính mình, khơng muốn sống nhờ, sống dựa, sống theo sự tác động của người
khác, bởi lối sống ấy không chỉ gây khổ đau cho chính mình mà cịn cho mọi người. Nó
cho thấy Trương Ba là người dũng cảm, dám đấu tranh để hoàn thiện nhân cách.
- Phẩm chất tốt đẹp của Trương Ba tiếp tục được thể hiện rõ khi Đế Thích muốn cho hồn
Trương Ba nhập vào xác cu Tị mới chết:
+ Ban đầu, hồn Trương Ba cũng lưỡng lự, muốn suy nghĩ về đề nghị của Đế Thích. Điều
đó thể hiện Trương Ba rất u cuộc sống.
+ Nhưng hồn Trương Ba đã hình dung ra những điều phức tạp, oái oăm nếu nhập vào
xác cu Tị. Qua đó, ta thấy Trương Ba quả là có tầm nhìn xa, suy nghĩ thấu đáo.

+ Và hồn Trương Ba đưa ra quyết định dứt khốt: ơng muốn Đế Thích làm cho cu Tị
sống lại, còn Trương Ba sẽ chọn cái chết. Ơng ham sống, nhưng khơng phải sống bằng mọi
giá, sống mà chắp vá, khiên cưỡng, không được là chính mình thì thà chết cịn hơn. Quyết
định của hồn Trương Ba là quyết định của một con người nhân hậu, tự trọng, thẳng thắn.
Đặc biệt, từ khi lựa chọn như thế, hồn Trương Ba cảm thấy mình “thanh thản, trong sáng
như xưa”.
+ Trước sự níu kéo của Đế Thích, hồn Trương Ba càng bộc lộ những suy nghĩ đúng đắn,


sâu sắc. Trương Ba nói: “Có những cái sai khơng thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng
làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng
khác”. Hoặc khi Đế Thích nói muốn Trương Ba tồn tại để chứng minh Đế Thích cao cờ, Trương Ba
khơng ngại nói thẳng: “Ông phải tồn tại lấy chứ!”, “Người ta đánh cờ là để rèn
luyện tâm trí, để sảng khối minh mẫn hơn mà sống! Cịn ơng đánh cờ chỉ để chứng tỏ mình
là tiên cờ! Nói thật với ơng: Nếu cịn tiếp tục sống, tơi cũng chẳng thích đánh cờ với ông
nữa!”. Những “lời thật mất lòng” của Trương Ba cho thấy ông muốn hướng đến những giá
trị thực chứ không phải những danh tiếng hão huyền.
=> Có thể nói, màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích chứa đựng những quan niệm
rất sâu sắc của tác giả về cuộc đời, về con người.
5. Đoạn kết
- Trương Ba chọn cái chết, nhưng linh hồn ông không tan biến mà vẫn ở bên khu vườn
rung rinh ánh sáng, bên những người thân yêu của mình. Những hình ảnh như “cu Tị
đang ôm chầm lấy mẹ, chị Lụa cuống quýt vuốt ve con”; những lời thoại như: “Tôi đây bà
ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu
ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ... Không phải mượn thân ai
cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi
trái cây cái Gái nâng niu”,... cho ta cảm giác ấm áp, yên bình, thân thương.
- Chi tiết cái Gái khoe với cu Tị cây na của ông nội, và hai đứa trẻ vùi hạt na xuống đất
để nó mọc thành cây mới thể hiện niềm tin của tác giả vào sự chiến thắng của cái tốt, cái
thiện. Những điều tốt đẹp sẽ luôn tồn tại trên đời, giống như những cây na sẽ nối nhau lớn

khôn mãi mãi.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn phê phán
một số tiêu cực trong xã hội như sự quan liêu, vô trách nhiệm; lối sống cực đoan, đề cao
quá mức vật chất hoặc tinh thần; lối sống giả tạo,... Hơn nữa, ông muốn gửi gắm thông
điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn
những giá trị mình vốn có và theo đuổi cịn q giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi
con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn


ln biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để
hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
2. Nghệ thuật
- Tình huống kịch nhiều xung đột đa chiều.
- Có sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống; giữa sự phê phán mạnh mẽ
và chất trữ tình đằm thắm .



×