Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thoái hóa đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.17 KB, 18 trang )

CHUYÊN ĐỀ THOÁI HÓA ĐẤT
“CHAI CỨNG VÀ ĐÁ CỦA ĐẤT”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống. Trong sản xuất nông nghiệp đất vừa là đối tượng
lao động vừa là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Cuộc sống của con
người phụ thuộc rất nhiều vào lớp đất trồng trọt để sản xuất ra lương thực,thực
phẩm và các nguyên liệu sản xuất công nghiệp phục vụ cho cuộc sống của mình.
Tuy nhiên
lớp đất có khả năng canh tác này lại luôn chịu những tác động mạnh mẽ của tự
nhiên và các hoạt động của con người. Những tác đông này có thể làm
chúng bị thoái hóa và dần mất đi khả năng sản xuất của đất, một trong những
nguyên nhân làm đất bị thoái hóa dần đi là do hiện tượng đất bị chai cứng và đá.
Hiện tượng chai cứng và đá do các quá trình tích tụ Fe
3+
, Al
3+
trong đất và
do quá trình xói mòn làm trơ lớp đá và lầm mất khả năng canh tác, trên thế giới
hầu như quốc gia nào cũng chịu ảnh hưởng của hiện tượng trên, Việt Nam cũng
là một trong số đó, do vậy chúng tôi tiến hành tìm hiểu vấn đề “ Chai cứng và đá
ở Việt Nam”.
II. NỘI DUNG
1. Tình hình thoái đất trên thế giới
Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất
đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích
là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy.
Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn
1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các
nước đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất
nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại


đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm
đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc,
tầng đất mỏng,
2. Tình hình thoái hóa đất ở Việt Nam
Đất là môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây, nó
cung cấp nước, oxy cũng như dinh dưỡng cho cây trồng.
Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài có liên quan mật thiết với địa
hình, khí hậu, thực vật, động vật, đá mẹ và con người.
Ngày nay, dưới tác động của con người đất bị thoái hóa nhanh chóng. Đất
bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định theo thời
gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở thành các
loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và phát triển của
các loại cây trồng.
Quá trình laterit ở miền Đông Nam Bộ nói riêng và đất dốc đồi núi Việt
Nam nói chung đã và đang xảy ra một cách mãnh liệt ở hầu khắp các vùng đất,
loại đất. Riêng ở vùng Đông Nam Bộ với diện tích đất 357.176 ha chiếm tỉ lệ
15.14% đất toàn miền, laterite ở miền Đông đáng báo động khẩn cấp”.Đất bị
laterit hay còn gọi là đá ong có ở nhiều nơi trên vùng đồi núi bazan và khu vực
Bắc bộ. Đá ong tập trung ở một số nơi như An Nhơn (Bình Định), các dải đồi
nằm ven biển ở khu vực bãi Rạn (Tam Quang- Núi Thành- Quảng Nam), làng
Đường Lâm (Hà Nội).
Đá ong đang được khai
thác và sử dụng để xây
dựng nhà cửa, các công
trình vì đây là loại đá vô
cùng rắn chắc và cũng có
giá trị về mặt thẫm mỹ.
Hình 1. Một “mỏ” đá ong được mở ngay trên mép con đường nối Cảng Kỳ Hà và
điểm du lịch bãi Rạn.
3. Khái niệm về quá trình thái hóa đất kết von thành đá

Đất bị kết von thành đá là quá trình rửa trôi và tích tụ tuyệt đối các cation
Fe
3+
, Fe
2+
; Al
3+
; Mn
6+
trong các tầng đất, dưới tác động của điều kiện môi trường
như sự phong hóa, dòng chảy, mực nước ngầm thay đổi, mất thảm phủ, xói mòn.
Đất bị kết von, đá ong hóa là đất trong đó xảy ra quá trình tích lũy tuyệt
đối Fe, Al. Ở mức độ nhẹ tạo thành những đốm loang lổ đỏ vàng hoặc các ổ kết
von đỏ vàng mềm. Ở mức độ điển hình, Fe2O3 và Fe2O3.nH2O tạo thành kết
von sắt và đá ong . (Quy trình điều tra thoái hóa đất, … )
4. Các dạng kết von
a. Kết von tròn
Loại này có hình tròn, elip kích thước thông thường từ 1-10 mm. Kết von
tròn có độ cứng khác nhau. Trong đó có một số dễ bóp vỡ, còn một số thì dùng
dao khó khăn lắm mới bổ vỡ được.
Thành phần chủ yếu của kết von tròn là oxit sắt chiếm 2/3 cả khối, rất ít
kiềm và kiềm thổ nhất là magie, lượng mangan ít, trong kết von có nhôm tự do.
Thường ở giữa trung tâm hạt là 1 hạt nhân, có thể có 1 hay nhiều hạt keo kaolinit
làm nhân. Fe và Mn bám chặt xung quanh tâm đó và tạo nên những lớp hình cầu
rắn chắc. Trong đất feralite vùng đồi núi và cao nguyên, sự rửa trôi và tích tụ của
Fe và Mn tạo nên hạt kết von có màu nâu xám và không bóng. Trong đất ở vùng
đồi bazan có sự rửa trôi nhiều Mn
2+
, sau đó nó được oxy hoá thành Mn
6+

và bám
xung quanh 1 hạt keo tạo nên các lớp, cuối cùng tạo thành các hạt trơn, tròn,
bóng hình đầu ruồi.
Hinh 2. Đất bị kết von tròn
b. Kết von tổ ong
Loại này có hình thù không nhất định, nếu chúng kết chùm với nhau thì
loại kết von tổ ong này có thể bức vách có hảng trăm lỗ tổ ong, bằng cách này
chúng sẽ tạo thành đá ong tổ ong. Màu của kết von tổ ong là màu sắt gỉ pha nâu,
đặc điểm về thành phần của kết von tổ ong là lượng sắt ít và nhiều silic. Các
phần đỏ của sét này chứa nhiều sắt, khi lộ ra ngoài mặt đất thì rắn lại và tạo thành
các hạt kết von tổ ong rời rạc hoặc là cả khối kết von kết liền nhau làm thành đá
ong tổ ong.
c. Kết von kết xi măng
Loại này hình dạng cũng giống như loại kết von tròn cũng giống cả kết
von tổ ong và có thể có hình dạng trung gian. Đó là những mảnh vụn khoáng
nguyên chưa phong hóa bị oxy sắt kết xi măng. Đặc điểm chính là các mảnh đá
vụn kết với nhau trông rõ bằng mắt thường. Trong kết von tròn và kết von tổ ong
vẫn có các khoáng vật nguyên sinh chưa phong hoá lẫn vào nhưng hàm lượng
của nó ít và khó có thể phân biệt được bằng mắt thường.
d. Kết von giả
Loại này cũng có nhiều hình dạng khác nhau từ dạng rất tròn cho đến gần
như rất giống tổ ong. Đó là những mảnh khoáng nguyên vụn đã mỏn cạnh
thường là đá chưa phong hóa bị bao bên ngoài một màng sắt mỏng. Màu này có
màu thẫm gần như đen, ánh, làm cho kết von giả rất giống kết von thật, chỉ có thể
phân biệt được sau khi đập xem kết cấu bên trong hat5 của nó.
e. Nguyên nhân
Quá trình đất bị chai cứng do hiện tuợng đất bị kết von đá ong ( quá trình
tích lũy Fe
3+
, Al

3+
), hiện tượng này xảy ra ở những nơi có mức nước ngầm nông
khi các lớp phía trên bề mặt bị khô nước ngầm sẽ đi từ dưới lên theo hệ thống
mao quản trong đất đến một giới hạn nào đó, sắt ở dạng khử trong nước ngầm sẽ
bị oxi hóa (Fe
3+
), như Fe2O3, Fe2O3.nH2O theo thời gian sẽ bị kết von thành đá
ong trong đất, hiện tượng này thường xảy ra ở những nơi có nơi độ dốc không
cao lắm, có điều kiện tích tụ Fe, Al, Mn nhất là các vùng đồi núi.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
+Thay đổi phản ứng môi trường (Từ chua đến kiềm) trên đường đi của Fe
làm thay đổi đổi tình trạng oxi hóa khử kết quả là Fe bị kết tủa.
+Thành phần cát thô ở trên và ở dưới là sét nặng.
+ Xói mòn
Xói mòn đất là quá trình làm mất lớp đất trên bề mặt và phá hủy các tầng
đất trên mặt và phá hủy các tầng đất bên dưới do tác động của nước mưa, băng
tuyết tan hoặc do gió. Trong đó xói mòn đất do nước là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến sự chai cứng đất.Mưa rào với cường độ cao: tác động của hạt mưa tới bề mặt
đất làm phá vỡ cấu trúc hạt và gây ra sự nén chặt, bịt kín các khe hở trên bề mặt
đất.
+Chặt phá rừng
Chặt phá rừng làm giảm thảm che phủ của thực vật dẫn đến quá trình rửa
trôi mạnh, làm trơ sỏi đá. Suy giảm mực nước ngầm trong đất dẫn đến hiện
tượng kết von đá ong.
+Sử dụng phân bón không cân đối.
Sử dụng nhiều phân hóa học gây hại cho môi trường đất, việc bón phân
hóa học không cân đối đã làm ảnh hưởng xấu đến đất đai, dẫn đến tình trạng đất
đai bị nghèo kiệt dinh dưỡng, chai cứng, pH trong đất tăng cao.
f. Tác hại của quá trình đất bị kết von đá
+ Làm cơ lý tính đất giảm sút, giữ ẩm kém, hút và giữ nước kém.

+ Có điều kiện rửa trôi, xói mòn mạnh hơn vì thực vật bì không phát triển.
+ Nghèo dinh dưỡng cho thực vật và vi sinh vật. Nếu chỉ có một lượng
nhỏ sẽ kích thích một vài thực vật phát triển như tăng cường khả năng tạo củ của
cây rễ củ, tăng độ thoáng khí và thoát nước.
+ Khi xuất hiện đá ong môi trường xấu đi nhanh chóng. Đá ong xuất hiện
ở tầng mặt thì không thực vật, vi sinh vật nào sống được. Hóa lý tính của đất trở
nên tê liệt môi trường sinh thái trở nên sinh thái đất chết.
g. Biện pháp khắc phục
Sự phục hồi đất là cách thức tự trả lại cho đất những tính chất và khả năng
sản xuất mà nó từng có trước khi lâm vào tình trạng suy thoái. Hay nói cách
khác, đó là những biện pháp khoa học kỹ thuật tác động vào các loại đất đã, đang
bị suy thoái (do quá trình sử dụng đất không hợp lý hoặc do tác động của môi
trường xung quanh gây nên), nhằm tạo cho đất trở lại với những tính chất và khả
năng ban đầu.
Kiến thiết đồng ruộng
+ Canh tác đất dốc: Phải đảm bảo chống xói mòn rửa trôi đất, chống hiện
tượng đất bị khô hạn, dẫn đến kết von đá ong hóa. Biện pháp kiến thiết ruộng
trên đất dốc hữu hiệu nhất là làm ruộng bậc thang, trồng cây theo đường đồng
mức.
Không để mất rừng: Thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng rừng có thể
giúp ta duy tùy được hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ngăn chặn quá trình
rửa trôi tích tụ các ion sắt và mangan trong đất.
Hiện nay phá rừng trái phép dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau
đang diễn ra rất phức tạp. Những năm vừa qua, nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà
nước đã được thực hiện như chương trình 132, 134, 135 đã có tác động tích cực,
góp phần thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn, miền núi, song vẫn chưa giải
quyết được triệt để nạn phá rừng. Với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông
về quản lý bảo vệ rừng trong những năm gần đây, nhận thức của đa số người dân
về hành vi này đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều người dân đã biết phá rừng trái
phép là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ gây hại về môi trường. Tuy nhiên, do tác

hại của phá rừng không diễn ra ngay nên người dân thường chỉ thấy cái lợi trước
mắt mà không quan tâm đến cái hại lâu dài. Hơn nữa, các hình thức xử phạt và
chế tài của luật pháp vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, việc xử lý vi phạm
gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp người vi phạm là người dân tộc thiểu
số, đời sống khó khăn, không có khả năng chấp hành các quyết định xử phạt, dẫn
đến nhiều vụ việc không xử lý triệt để, do vậy tính giáo dục và răn đe chưa được
đề cao. Chính vì vậy, tình trạng phá rừng trái phép vẫn tiếp tục xảy ra dưới mọi
hình thức.
h. Giải pháp về kỹ thuật:
Các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát triển rừng như trồng rừng,
khoanh nuôi tái sinh, nông lâm kết hợp. Cần nghiên cứu chọn loại cây trồng phù
hợp với từng địa phương, đáp ứng được lợi ích kinh tế cũng như môi trường. Nên
chọn cách trồng rừng hỗn giao để phòng cháy, thử nghiệm và ứng dụng kỹ thuật
xây dựng băng xanh cản lửa và các kỹ thuật tiến bộ khác trên nguyên tắc các
vùng rừng tập trung được quy hoạch hợp lý và khoa học. Nghiên cứu ứng dụng
phương pháp dự báo cháy rừng theo độ ẩm của vật liệu cháy cho rừng thông. Đối
với các khu rừng cần phục hồi phải tiến hành chăm sóc, phát dây leo để tạo điều
kiện để rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, mặt khác làm giảm khối lượng vật
liệu cháy trong rừng. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho
công tác chữa cháy rừng dần dần thay thế phương pháp thủ công hiện đang áp
dụng. Nghiên cứu các vật liệu xây dựng thay thế gỗ từ rừng tự nhiên. Khuyến
khích việc sử dụng các loại sản phẩm đó để từng bước thay đổi thói quen sử dụng
gỗ và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ rừng tự nhiên. Phục hồi các giá trị văn
hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc liên quan đến hoạt động bảo vệ và
phát triển rừng.
Không để mạch nước ngầm lên xuống thất thường: Thực hiện các biện
pháp bảo vệ mạch nước ngầm không để nó bị ô nhiễm mất đi do thiếu ý thức của
con người. Tính ổn định của mạch nước ngầm không còn nữa dẫn đến hình thành
nên quá trình laterite hóa ở những vùng này.
Việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm có thể nói là không khó khăn,

tuy nhiên việc này đòi hỏi sự thống nhất đồng lòng của tất cả mọi người trong xã
hội.
Qua số liệu kiểm tra tình hình sử dụng nước tại một số quận huyện ngoại
thành thành phố cho thấy hơn 95% hộ gia đình sử dụng nước dưới đất phục vụ
cho nhu cầu ăn uống, tắm rửa vệ sinh hàng ngày và chăn nuôi, trồng trọt … với
hình thức khai thác chủ yếu là giếng khoan (khoảng 98%).
Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy ý thức tự bảo vệ, giữ gìn vệ sinh
nguồn nước của người dân chưa cao, giếng khoan tại các hộ dân bố trí quá gần
các nơi có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm cao như nhà vệ sinh, sàn
nước, bể tự hoại,… và phần lớn các giếng khoan không có bệ giếng bảo vệ. Việc
sử dụng nguồn nước còn nhiều hoang phí, chưa có ý thức tiết kiệm nước, không
tận dụng nguồn nước mưa, nước ao hồ để sử dụng trong tưới cây, làm mát… khai
thác sử dụng tài nguyên nước chưa đúng quy định của nhà nước, chưa nhận thức
đầy đủ về bảo vệ tài nguyên nước và môi trường. Do đó để có nguồn nước sử
dụng bền vững, cần có những hoạt động tích cực nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên
nước tốt hơn.
Hạn chế quá trình rửa trôi xói mòn và tích lũy sắt và mangan
Xây dựng và thực thi các biện pháp chống xói mòn, cụ thể là: Bảo vệ rừng
đầu nguồn, trồng mới hoặc nuôi dưỡng rừng dầu nguồn. Cần xác định cụ thể về
phạm vi, diện tích, chủng loại của rừng đầu nguồn.
Xây dựng và thiết lập mạng lưới hồ chứa có ý nghĩa nhiều mặt:
+ Hạn chế lũ lụt
+ Kết hợp sản xuất thủy điện ( nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Trị
An…)
+ Cung cấp nước tưới cho cây trồng vào mùa khô (thủy lợi)
+ Kết hợp phát triển nghề nuôi trồng thủy sản
+ Cải thiện điều kiện tiểu khí hậu và môi trường…
Phòng chống xói mòn trên phạm vi khu vực: phương pháp này được thực
thi ở những khu vực nhỏ như một nương rẫy, một quả đồi hay một cánh đồng.
Trên đất canh tác cây hàng năm: cây hàng năm có đặc điểm là tán che phủ

thấp,bộ rễ phát triển yếu, đất bị xáo xới, làm cỏ trong quá trình canh tác. các biện
pháp thường áp dụng:
Hàng gieo dày, gieo trồng các hàng theo dạng nanh sấu ( các hàng gieo so
le nhau)
+Trồng xen, trồng gối, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp.
+Lên luống cắt ngang sườn dốc (khoai lang, khoai mì…)
+Trồng theo băng, tạo băng đệm: dùng cỏ khô, cỏ tươi, thân cây… trải
đều ngang dốc để ngăn dòng chảy.
+Trồng băng chống xói mòn: trồng thảm phủ cây họ đậu, trồng cỏ vertiver
theo đường đồng mức.
+Làm ruộng bậc thang.
+Trên đất canh tác cây lâu năm: Cà phê, chè, ca cao, điều, tiêu…
Thiết kế các đai rừng chắn gió ngăn cản cát lấp các làng mạc,ruộng vườn
xói mòn, đặt biệt là các vùng ven biển (trồng phi lao).
Chống xói mòn cho đất bằng polymer: Ngoài việc trồng cây phòng hộ, cải
tạo các hệ thống chắn nước, thoát nước để làm giảm sự xói mòn của đất, còn có
một phương pháp được ứng dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay - sử dụng
polymer.
Duy trì hệ thống thảm phủ thực vật: Thảm phủ thực vật càng dày càng tốt
ngăn chặn được rửa trôi xói mòn, duy trì độ ẩm trong nước độ màu mỡ trong đất.
Các biện pháp bảo vệ thảm phủ thực vật cũng giống như biện pháp bảo vệ rừng
kết hợp với trồng cây gây rừng.
Phải có biện pháp khai thác laterite tổ ong tránh làm cho vùng
đất đó chết. (Tìm hiểu về laterite,2000)
5. Hiện tượng đất bị chai cứng
a. Khái niệm
Những lớp đất cứng là những lớp đất liên tiếp mỏng của bề mặt đất
thường ngăn cản nước, không khí vào nước và cản trở cây con mọc lên. Chúng
thường có độ dày nhỏ hơn 2 inch và rất đồ sộ.
b. Sự hình thành các lớp đất cứng

Các lớp đất cứng và những khe nứt được hình thành do tác động của nước
mưa hay do băng tan.
Tác động của nước mưa làm vỡ các viên đất nhỏ, bào mòn một lớp đất sét
mỏng chỉ để lại cát và một ít phù sa trên bề mặt đất.
Dưới tác động của nước mưa, các lớp đất cứng vỡ ra thành những hột nhỏ
ở nhiều loại đất có độ co rút, phình ra cao xảy ra thường xuyên theo chu kỳ khô
ẩm.
Dưới tác động của băng tan, các lớp đất cứng được hình thành do ảnh
hưởng của quá trình nhào nặn khi băng hình thành, tan chảy và thay đổi. Nhiệt
độ, nguồn nước, nguồn nhiên liệu kiểm soát quá trình hình thành lớp đất cứng do
băng tan. Các lớp đất cứng này thường có độ dày từ 3/8 đến 5/8 inch so với độ
dày 1- 4 inch của các lớp đất cứng hình thành do tác động của nước mưa.
Những khe nứt ẩm ướt cùng với lớp đất cứng do tác động nước mưa và
băng tan có kích cỡ và mức độ khác nhau. Cả 2 (kích cỡ và mức độ) có ảnh
hưởng tới thành phần chính của lớp đất cứng. Các khe nứt trên lớp đất cứng do
tác động của nước mưa rộng ¼ inch, chúng bị thấm ướt, do đó không ảnh hưởng
đấn việc tăng sự thấm hút. Còn các khe hứt trên lớp đất cứng do băng tan rộng từ
¼- ¾ inch. Chúng không thấm ướt do đó làm tăng độ thấm hút nước.
c. Đặc điểm của đất bị chai cứng
Độ chặt của đất là do sự nén một khối lượng đất nhất định xuống một thể
tích nhỏ hơn và đặt trưng bằng dung trọng của đất, độ xốp hoặc khả năng chống
lại sự đâm xuyên độ chặt của đất sẽ được tăng lên do tác động đè nén của các
công cụ sản xuất như: máy cày, máy kéo, các phương tiện vận chuyển trên đất.
Mức độ bị nén chặt của đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặt biệt
là thành phần cơ học và cấu trúc đất, lực nén, thường theo chiều thẳng đứng làm
cho lác lớp đất sét sắp xếp ít nhiều song song với mặt đất. Sự sắp xếp của các lớp
sét theo cách như vậy sẽ dẫn đến sự hình thành lớp đất chặt hay tầng đất cứng
(tầng đế cày) dày khoản vài cm đến hàng chục cm ở độ sâu khoản 20 – 30 cm.
Đặt trưng của tầng đế cày thường có cấu trúc dạng phiến mỏng, ít thấm
nước và cản trở sự xâm nhập của hệ rễ thực vật.

Ở các đất thịt, tác động của các hạt mưa có thể hình thành lớp ván cứng
trên mặt đất. Lớp váng cứng trên mặt đất có thể dày vài cm nhưng nó sẽ làm
giảm khả năng thấm nước và tăng dòng chảy trên mặt gây xói mòn đất, làm giảm
khả năng nẩy mầm và phát triển của cây trồng.
Hình 3: Đất bị chai cứng làm mất khả năng sản xuất.
d. Quá trình làm chai cứng đất
Chế độ tưới cũng ảnh hưởng đến độ chặt của đất.
Quá trình làm đất hay trồng cây khi đất có độ ẩm gần với độ trử ẩm đồng
ruộng thì sự phá hủy cấu trúc đất và làm chặt đất ít xảy ra.
Sự chăn thả gia súc cũng làm đất bị nén chặt nhất là trong điều kiện đất
ẩm.
Các quá trình trồng rừng , khai thác rừng ở nhiều nơi cũng làm chặt đất do
sử dụng các loại máy móc, xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm khai
thác. Sự nén chặt đất ảnh hưởng không tốt với nhiều tính chất của đất làm tăng
dung trọng và giảm độ xốp, có ảnh hưởng đến độ ẩm và độ thoáng khí cũng như
chế độ nhiệt của đất. Trong những điều kiện như vậy sẽ hạn chế khả năng sinh
trưởng của cây trồng, đặt biệt là giai đoạn nẩy mầm và cây non.
e. Nguyên nhân
Nguyên nhân của chai cứng đất do tự nhiên gây nên như:
+ Sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở ; Do thay đổi khí hậu, thời tiết:
mưa, nắng, nhiệt độ, gió, bão ;
+ Mưa liên tục, cường độ lớn: gây lũ quét, rửa trôi xói mòn trên vùng đồi
núi và ngập úng ở vùng thấp trũng. Trên vùng đất dốc xói mòn rửa trôi mạnh sẽ
tạo nên đất xói mòn trơ sỏi đá hoặc mất lớp đất mặt với tầng mùn/hữu cơ gây nên
hiện tượng chai cứng đất.
Nguyên nhân của sự chai cứng đất do con người gây nên
Nhiều hoạt động sản xuất của con người dẫn đến làm thoái hóa đất:
 Do con người gây nên: khi đốt đồng các chất hữu cơ trong rơm rạ và
trong đất sẽ biến thành chất vô cơ nên tro than của rơm rạ cũng chỉ
cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng. Trong

khi việc nung đốt ở nhiệt độ cao sẽ làm cho một lượng nước lớn trong
đất bị bốc hơi. Nếu đốt đồng nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến
chất và trở nên chai cứng.
 Chặt phá rừng: chặt phá rừng làm mất thảm thực vật che phủ. Tác
động của nước mưa làm vỡ các viên đất nhỏ, bào mòn một lớp đất
trên bề mặt. Chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn
ngày trên đất dốc theo phương pháp bản địa: Làm sạch đất (đốt), chọc
lỗ bỏ hạt, không có biện pháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa
mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô, không bón phân, đặc biệt trả lại chất
hữu cơ cho đất. Chỉ sau vài ba năm trồng tỉa, đất bị thoái hóa không
còn khả năng sản xuất do đất không còn chất dinh dưỡng, tầng đất
mỏng, trơ sỏi đá, thiếu nước.
Hình 4: Chặt phá rừng làm nương rẫy.
 Kỹ thuật làm đất: Một trong những nguyên nhân quan trọng của quá
trình làm chặt đất là do sử dụng các máy móc trong sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt nghiêm trọng là phần đất bị nén bởi bánh xe. Những
nghiên cứu của Mc Rae (1989) cho thấy dung trọng của đất bị bánh
xe nén là 2,2 g/cm3 còn ở giữa hai bánh xe chỉ là 1,3 g/cm3.
 Bón phân hóa học: Bón phân hóa học liên tục trong nhiều năm, ít bón
phân hữu cơ, sẽ làm cho lượng mùn trong đất giảm xuống, phá vỡ kết
cấu viên của đất. Bởi vì kết cấu viên của đất được hình thành do sự
gắn kết các hạt đất lại với nhau bởi các axit mùn humic và fulvic. Kết
cấu viên của đất bị phá vỡ sẽ làm cho đất không còn tơi xốp, mất dần
khả năng thấm nước, thấm khí và chai cứng lại. [5]
Biện pháp canh tác: Độc canh cây trồng là một trong những nguyên nhân
gây nên hiện tượng chai cứng đất mạnh mẽ. Độc canh là liên tục trồng một loại
cây trồng hoặc một nhóm cây trồng trong nhiều năm. Trong quá trình trồng trọt,
không có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất như bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc
luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu, trồng độc canh.
Vì vậy, cho dù đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian canh tác

độc canh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con đường bạc màu hóa hoặc bạc điền
hóa (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ,
mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng), dẫn đến chai cứng đất làm giảm khả
năng sản xuất.
f. Các biện pháp cải tạo
 Biện pháp làm đất: Làm đất hợp lý là làm đất tạo ra độ chặt (độ xốp)
hợp lý; độ vụn, độ cày sâu và cường độ làm đất hợp lý.
Cày bừa, xới xáo, làm đất hợp lý là có hiệu quả nhất nhằm cải tạo đất bị
nén chặt. Tuy nhiên cần chú ý quá trình làm đất , các công cụ máy móc đi lại
đồng thời cũng làm chặt đất. Do vậy việc chọn lựa công cụ và thời điểm làm đất
có ý nghĩa quan trọng ( không nên làm đất khi độ ẩm lớn hơn độ trữ ẩm đồng
ruộng) trong những điều kiện không cần thiết nhất là những vùng đất dốc nên
hạn chế đến mức tối thiểu việc cày xới mặt đất để giảm xói mòn.
 Biện pháp luân canh cây có bồi dưỡng đất: luân canh cây trồng với
cây họ đậu là một trong những biện pháp thiết thực hiện nay. Chế độ
luân canh hợp lý sẽ làm giảm tốc độ xói mòn và tận dụng được nguồn
dinh dưỡng có trong đất.
Biện pháp thủy nông: Xây dựng hệ thống tưới tiêu nước và kỹ thuật tưới
nước hợp lý. Đây là biện pháp rất quan trọng trong việc phục hồi khả năng sản
xuất và tăng độ phì nhiêu của đất đã bị chai cứng.
Kỹ thuật tưới tiêu nước cũng rất quan trọng. Nhìn chung, do đặc tính vật
lý của các loại đất này phần lớn là kém, khả năng giữ nước giữ ẩm kém, nên cần
áp dụng các kỹ thuật tưới đảm bảo đưa lượng nước tưới thấm dần vào đất( tưới
nhỏ giọt), đồng thời tránh tạo dòng chảy trên bề mặt. Như vậy, vừa sử dụng được
lượng nước hữu hiệu cho cây, vừa tăng độ ẩm và giữ ẩm cho đất và tránh được
sự thất thoát nước trên bề mặt, cũng như tránh tạo nên dòng chảy gây xói mòn và
rửa trôi đất khi tưới.
Biện pháp sinh học và hữu cơ: Hầu hết các loại đất bị suy thoái đều có đặc
điểm đặc trưng là nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất, dẫn đến đất xuất hiện nhiều
tính chất lý hóa và sinh học xấu của đất như mất kết cấu, khả năng giữ ẩm kém,

khả năng hấp phụ thấp, hàm lượng dinh dưỡng đất (độ phì nhiêu đất) thấp. Vì
vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất và được chú ý nhất nhằm phục
hồi đất bị suy thoái là biện pháp sinh học/hữu cơ. Nhiều kết quả nghiên cứu và
thực tiễn trong việc phục hồi đất đã bị chai cứng bằng biện pháp này đã chứng
minh rằng sau một thời gian ngắn, đất được phục hồi độ phì và khả năng sản xuất
rõ rệt. Hơn nữa, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta, các loại
cây trồng và thực vật sinh trưởng phát triển mạnh, đã tạo sinh khối lớn, trả lại
chất hữu cơ cho đất, đó là:
− Tàn tích hữu cơ: rễ cây, thân lá rụng, rơi vào đất, được để lại đất sau
thu hoạch.
− Các hệ thống trồng trọt luân canh, xen canh, trồng theo băng giữa cây
trồng chính và cây cải tạo đất là cây phân xanh, cây họ đậu (lạc dai, điền thanh,
muồng hoa vàng, keo dậu…)
− Các hệ thống nông lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày bổ
sung chất hữu cơ cho nhau và cho đất.
− Các phương thức bổ sung chất hữu cơ cho dất như bón phân hữu cơ,
phủ vật liệu hữu cơ cho cây trồng chính, trồng cây phủ đất đa tác dụng cho cây
trồng chính.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học, VSV trong sản xuất nông nghiệp
+ Sử dụng các vi sinh vật để cố định N tự do thành đạm dễ tiêu qua 2 con
đường VSV cố định đạm tự do từ khí trời và vi sinh vật cố định đạm qua nốt sần.
Azospirillum sp lần đầu tiên được phân lập vào năm 1992 được Beirink
phân lập từ đất cát nghèo Nitơ ở Grorssel, tỉnh Gelderland, Hà Lan. Vi khuẩn này
có khả năng cố định đạm, sống tự do hoặc kết hợp với vùng rễ của cây họ hòa
thảo, đặc biệt là vùng rễ của cây cỏ nhiệt đới, lúa nước, lúa mì, ngô (Boddy et al.,
1995). Sự tăng sinh xảy ra dưới cả hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí nhưng thích
hợp ở điều kiện vi hiếu khí. Ngoài khả năng cố định đạm, Azospirillum có khả
năng tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng thực vật như Auxin và Gibberelin
giúp bộ rế cây trồng phát triển tốt hơn, gia tăng diện tích tiếp xúc của rễ với đất.
+ Sử dụng các VSV phân giải lân khó tiêu thành dạng dễ tiêu:

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu và sản xuất ra các sản phẩm có khả năng
chuyển lân từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu. Nhiều nghiên cứu kết luận vi sinh
vật Pseudomonas sp có tác dụng phân giải lân khó tiêu (CaHPO4, Ca3HPO4,
Ca5OHPO4, AlPO4, FePO4) trong đất thành lân dễ tiêu (H3PO4) cung cấp cho
cây.
+ Sử dụng các chế phẩm sinh học để làm gia tăng hiệu quả sử dụng phân
bón, cải tạo đất
+ Sử dụng các biện pháp sinh học trong phòng trừ các loài nấm, vi khuẩn
phát sinh từ đất: Để làm phong phú quần thể các các loài vi sinh có lợi cho cây
trồng người ta sử dụng các loài sinh vật đối kháng như các loài vi khuẩn có lợi
cho cây trồng, các chủng nấm Trichoderma spp có tác dụng đối kháng với các
loài nấm bệnh từ đất như Fusarium sp, Phytophthora sp, Pythium, Rhizoctonia
solani, Sclerotium rolfsii.
 Ngăn chặn nạn chặt phá rừng: để tránh làm mất lớp phủ thực vật trên
mặt đất, giảm được tác động trực tiếp của nước mưa làm vỡ kết cấu
đòan lạp của đất, hạn chế quá trình chai cứng đất do tự nhiên gây ra.
III. KẾT LUẬN
Đứng trước những thách thức suy thoái đất làm giảm diện tích canh tác,
Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích cải tạo và sử
dụng tài nguyên đất hợp lý sao cho bền vững, lâu dài. Qua đề tài này, chúng tôi
đạt được một số kết quả như sau:
Biết được hiện trạng tài nguyên đất của nước ta hiện nay, biết được tài
nguyên đất đang thoái hóa trầm trọng và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này.
Nêu ra được một số biện pháp sử dụng, cải tạo đất để duy trì được nguồn
tài nguyên quý giá này.
Tổng kết được một số thành tựu trong quá trình sử dụng và cải tạo đất
theo quan điểm bền vững.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />dat/Su-nen-chat-cua-dat/vn

3. />4. />5. Sinh thái nông nghiệp TS. Trần Danh Thìn, PGS.TS Trần Đức
Viên.
Cách trích trên
(Vũ thị Linh Nhâm,2000)[1]
[1] Vũ Thị Linh Nhâm (2011), tìm hiểu về trai cứng đất, truy cập tại:
/>6. Đào Văn Toàn
/>option=com_content&view=article&id=425:suy-thoai-o-nhiem-dat-va-bien-
phap-khac-phuc&catid=44:trong-trot&Itemid=107

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×