Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.73 KB, 48 trang )

Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên
đến quá trình hình thành và thoái hóa đất”
Một trong những vấn đề toàn cầu về môi trường hiện nay là biến đổi khí hậu,
hoang mạc hóa và sa mạc hóa ngày càng gia tăng. Theo các chuyên gia của FAO -
UNEP là hàng năm trên thế giới có khoảng 5 đến 7 triệu ha đất bị mất khả năng sản
xuất do bị thoái hóa, từ năm 2000 đ ến nay có khoảng 1/3 diện tích đất canh tác
trên thế giới bị hủy hoại.
Thoái hóa đất và hoang mạc hóa không chỉ làm biến đổi khí hậu, làm mất đi
khả năng sinh học nuôi sống con người mà còn dẫn đến đói khát, di cư bất ổn định
trên nhiều quốc gia và lãnh thổ. Những thay đổi về chất lượng đất của vùng, cụ thể là
những thay đổi liên quan đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động tiêu cực của con
người đều gây thoái hóa mạnh đến đất. Các nguyên nhân thoái hóa đất có thể chia ra
do các điều kiện tự nhiên, các nguyên nhân trực tiếp và các nguyên nhân gián tiếp.
Nguyên nhân trực tiếp phải kể đến đó là do điều kiện tự nhiên của vùng. Tây
Nguyên từ lâu đã nổi tiếng với những dải đất bazan màu mỡ, thích hợp cho sự phát
triển của nhiều loại cây trồng: cà phê, cao su, hồ tiêu, các loại cây ăn quả, đậu đỗ…
Thế nhưng, phần lớn đất đai ở đây đều nằm trên thế đất dốc, chịu tác động của khí
hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và tập trung theo mùa nên quá trình xói mòn và hàng loạt
các hiện tượng thổ nhưỡng bất lợi khác không ngừng xảy ra, làm suy giảm nhanh
chóng độ phì nhiêu.
Nguyên nhân gián tiếp của quá trình thoái hóa đất của vùng là do các tác
động của con người gây nên. Các phương thức độc canh cây ngắn ngày, bón phân
không hợp lý, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng kỹ thuật…đã làm cho đất đai
trong vùng Tây Nguyên đang có nguy cơ thoái hóa.
Do đó, để giữ gìn, cải thiện môi trường sống nói chung và môi trường đất nói
riêng, làm cơ sở xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, nhất thiết chúng ta phải
nắm vững nguyên nhân, hiện trạng thoái hóa đã và đang diễn ra đối với đất trồng ở
địa phương, từ đó đề xuất những giải pháp hữu ích nhắm ngăn chặn diễn thế suy


thoái, từng bước ổn định độ phì nhiêu đất. Vì vậy chúng tôi thực hiện chuyên đề:
“Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình
hình thành và thoái hóa đất”. Đây là cơ sở cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất
và là căn cứ để đưa ra các giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất, phục vụ dân sinh và
phát triển kinh tế một cách bền vững đồng thời góp phần khắc phục những mặt hạn
chế trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn vùng.
Trung tâm Đánh giá đất
1
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu
Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất đến quá trình hình thành và
thoái hóa đất vùng Tây Nguyên.
2.2. Sản phẩm
Báo cáo chuyên đề: Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây
Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất.
3. Nội dung chuyên đề
Đánh giá thực trạng và biến động sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất.
Đánh giá các loại hình sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình
thành và thoái hóa đất.
4. Phương pháp thực hiện chuyên đề
1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin tài liệu
- Phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp: Điều tra tại các Bộ, ban,
ngành Trung ương và địa phương…
- Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu sơ cấp: Điều tra xác định các loại
hình sử dụng, các hệ thống sử dụng đất và hiện trạng tài nguyên đất của các tỉnh
phương pháp điều tra phỏng vấn. Mẫu phỏng vấn được xây dựng từ trước, tuy
nhiên tùy thuộc vào tình hình thực tế ở từng địa phương có thể đặt ra thêm những

câu hỏi khác trong quá trình phỏng vấn.
2. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel (xử lý số liệu
điều tra, kết quả phân tích đất, xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá…)
3. Phương pháp chuyên gia
Tổ chức hội thảo, lấy kiến của các chuyên gia.
Trung tâm Đánh giá đất
2
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
CHƯƠNG 1
HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai
1.1.1. Các chính sách đất đai hiện hành
Cùng với các địa phương trong cả nước, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây
Nguyên đã triển khai thực hiện các chủ trương lớn của Nhà nước và của ngành về
công tác quản lý đất đai, từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được những phát sinh,
tiêu cực trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, được thể hiện ở các mặt sau:
Từ khi có Luật Đất đai năm 1993, Nhà nước đã ban hành khoảng 200 văn
bản pháp luật về đất đai, trong đó ngoài các văn bản pháp luật được áp dụng chung
trong cả nước, còn có nhiều chính sách được áp dụng riêng cho địa bàn Tây
Nguyên như: chính sách đất đai đảm bảo cho nông dân Tây Nguyên có đất sản
xuất; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên;
chính sách đất đai đối với các vùng đặc biệt khó khăn ở Tây Nguyên.
Trên cơ sở đó, các tỉnh Tây Nguyên đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật nhằm triển khai việc thực hiện Luật Đất đai cũng như thực hiện các văn
bản dưới Luật của Nhà nước ở địa phương như: ở Gia Lai chỉ tính riêng từ năm
1993 đến cuối năm 1998 UBND tỉnh đã ban hành hơn 40 văn bản liên quan đến
quản lý và sử dụng đất đai.
Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-

TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật
Đất đai năm 2003, UBND các tỉnh Tây Nguyên đã ban hành nhiều văn bản để chỉ
đạo, hướng dẫn cho các địa phương thực hiện việc quản lý và sử dụng đất với các
nội dung như: triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003; chấn chỉnh và tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về đất đai; quy định về chính sách bồi thường thiệt hại,
hỗ trợ và tái định cư cho các hộ bị giải toả khi nhà nước thu hồi đất; triển khai thực
hiện kiểm kê đất đai; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
ban hành khung giá các loại đất. Cụ thể:
Tỉnh Lâm Đồng: các văn bản đã ban hành gồm: Quyết định số 39/2005/QĐ-
UB ngày 21/02/2005, số 50/2005/QĐ-UB ngày 02/3/2005, số 51/2005/QĐ-UB
ngày 02/3/2005, số 80/2005/QĐ-UB ngày 22/4/2005...; Văn bản số 35/2009/QĐ-
UBND 09/06/2009 Về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng Phí
đo đạc, lập bản đồ địa chính, Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất và Phí khai thác
sử dụng tài liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2159/QĐ-UBND 12/08/2008 Về việc điều chỉnh thời gian giải quyết thủ tục
Trung tâm Đánh giá đất
3
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
thuộc lĩnh vực đất đai được quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 1073/QĐ-
UBND ngày 28/4/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.
09/2006/CT-UBND 04/08/2006 V/v Tăng cường các biện pháp quản lý Nhà
nước về đất đai trong vùng đồng bào dân tộc.
Tỉnh Đắk Lắk: các văn bản đã ban hành gồm: Chỉ thị số 03/2005/CT-UB
ngày 07/01/2005; Quyết định số 31/2005/QĐ-UB ngày 25/4/2005, số 925/QĐ-UB
ngày 06/6/2005; Công văn số 683/CV-UB ngày 08/4/2004, số 3423/CV-UB ngày
30/11/2004, số 1506/CV-UB ngày 23/5/2005...; Văn bản số 162010/TT-BXD
01/09/2010 Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định
số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; công văn số 4308/QĐ-BCT 19/08/2010 Về việc bổ

sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng
chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), felspat, cao lanh và magnezit đến năm 2015,
có xét đến năm 2025.
Tỉnh Kon Tum: các văn bản đã ban hành gồm: Chỉ thị số 07/2004/CT-UB
ngày 17/6/2004; Quyết định số 99/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004.
Ngày 22/7/2010, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum họp xem xét
đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 56/TTr-UBND về việc đề nghị điều chỉnh,
bổ sung bảng giá đất năm 2010 trên địa bàn thành phố Kon Tum.
03/CT-UBND 14/05/2010 V/v tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp
luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
32/ 2005/NQ-HĐND 09/12/2005 Về việc thông qua bảng giá các loại đất
năm 2006 trên địa bàn tỉnh Kon Tum .
12/2010/QĐ-UBND 21/04/2010 Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác,
chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn
tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và xét đến năm 2020.
01/2010/NQ-HĐND 05/04/2010 Về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025.
Tỉnh Gia Lai: các văn bản đã ban hành gồm: Chỉ thị số 04/2005/CT-UB
ngày 27/01/2005; Quyết định số 124/2004/QĐ-UB ngày 18/11/2004, số
32/2005/QĐ-UB ngày 07/3/2005, số 66/2005/QĐ-UB ngày 30/5/2005.
1/2010/QĐ-UBND 12/01/2010 Về việc phê duyệt khoanh định khu vực cấm
hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Quyết định 56/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành quy định
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Trung tâm Đánh giá đất
4
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND quy định về giao đất xây dựng nhà ở cho
cán bộ, công chức được điều động về tỉnh công tác và người có trình độ cao.

Quyết định số 862/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện lập quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015
của tỉnh.
Công văn số 1257/UBND-TH 7-5-2009 về chính sách thuế nhà đất.
Tỉnh Đắk Nông: các văn bản đã ban hành gồm: Chỉ thị số 27/CT-UB ngày
23/12/2004; Quyết định số 74/2004/QĐ-UB ngày 01/11/2004, số 1194/2004/QĐ-
UB ngày 18/11/2004, số 84/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004, số 16/2005/QĐ-UB
ngày 01/2/2005; Công văn số 405/CV-UB ngày 15/3/2005.
Văn bản số 12/2010/NQ-HĐND ngày 14/7/2010 Ban hành Quy định về một
số chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao tỉnh
Đăk Nông giai đoạn 2010 - 2015.
25/12/2009 Nghị quyết số 13/2009/NQ-HĐND, Thông qua bảng giá các loại
đất trên địa bàn tỉnh Đăk Nông năm 2010 .
25/12/2009 Nghị quyết số 13/2009/NQ-HĐND, Thông qua bảng giá các loại
đất trên địa bàn tỉnh Đăk Nông năm 2010
08/01/2010 Quyết định số 27/QĐ-UBND, Về việc phê duyệt Đề án tiếp tục
thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ dân tộc
thiểu số nghèo, có đời sống khó khăn .
27/01/2010 Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND, Về việc ban hành Quy chế
thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg trên địa
bàn tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2008 - 2010.
19/01/2010 Quyết định số 76/QĐ-UBND, Về việc ban hành kế hoạch lập
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015
tại 3 cấp tỉnh, huyện, xã.
Bên cạnh đó, UBND các tỉnh cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành cũng như mở các lớp tuyên truyền,
học tập các văn bản pháp luật đất đai cho các cán bộ tạo nguồn của các tỉnh nhằm
không ngừng nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai cho cán bộ, đóng góp tích
cực trong việc thực thi các nhiệm vụ của ngành.
Việc UBND các tỉnh Tây Nguyên ban hành các văn bản pháp luật về quản lý

và sử dụng đất đai, cụ thể hoá các văn bản, chính sách của Nhà nước và tổ chức
thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của từng tỉnh đã góp phần tích cực vào phát
triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống, đồng
Trung tâm Đánh giá đất
5
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
thời từng bước đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp, khai thác, sử dụng đất
ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên công tác xây dựng pháp luật và xây dựng
các văn bản hướng dẫn chưa đủ để giúp cho chính quyền các cấp xử lý các vấn đề
phức tạp liên quan đến đất đai.
1.1.2. Những chính sách đất đai ảnh hưởng đến sử dụng đất
- Chính sách thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung đất đai thành lập trang trại
- Chủ trương của địa phương:
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
+ Quy hoạch 3 loại rừng
+ Quy hoạch phát triển cây lâu năm
Các chính sách đất đai cảnh hưởng đến thoái hóa đất ở các khía cạnh: Khi
chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì bắt buộc phải chặt bỏ cây cũ, cây trồng mới ở thời
kỳ kiến thiết cơ bản chất lượng che phủ giảm, đặc biệt ở khu vực rừng đầu nguồn,
rừng phòng hộ => Gây xói mòn, sạt lở, lũ quét.
1.2. Phân tích hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất chính
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2008 vùng Tây Nguyên có diện tích
5.464.058 ha, là vùng có diện tích lớn thứ 2 trong số 7 vùng kinh tế của cả nước
(chiếm 16,50%). Diện tích đất tự nhiên theo bình quân đầu người đạt 1,09 ha. Cùng
với lợi thế về diện tích đất đai rộng lớn thì những ưu tiên về vị trí địa lý, tài nguyên
thiên nhiên và nhân văn là những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế
vùng trong thời gian tới.
Là vùng có trên 46% diện tích tự nhiên là nhóm đất đỏ vàng, ngoài ra với
những thuận lợi về khí hậu nên có điều kiện phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây

công nghiệp lâu năm.Với đặc thù diện tích nhóm đất đỏ vàng chiếm tới 46,38% diện
tích tự nhiên, phân bố đầy đủ trên cả 5 tỉnh trong vùng, tầng đất dày thì đây thực sự
là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của ngành nông nghiệp, đặc biệt là
trồng cây công nghiệp lâu năm. Do vậy, cho tới nay diện tích đất nông nghiệp vẫn
chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất của toàn vùng với 4.755.066 ha (chiếm
87,02 %). Trong khi đó nhóm đất phi nông nghiệp hiện có tỷ lệ nhỏ nhất với 5,87%
tổng diện tích tự nhiên, điều này được thể hiện qua hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như
quá trình đô thị hóa trên địa bàn vùng vẫn chưa được phát triển.
Bảng 1: Diện tích hiện trạng các mục đích sử dụng đất
vùng Tây Nguyên giai đoạn 2008
Đơn vị tính: ha
Trung tâm Đánh giá đất
6
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
Thứ
tự
MỤC ĐÍCH SỬ
DỤNG ĐẤT
Tổng diện
tích
Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc
Kontu
m
Gia Lai
Đắk
Lăk
Đắk Nông Lâm Đồng

Tổng diện tích tự

nhiên
5.464.058 969.046
1.553.69
3
1.312.53
7
651.562 977.220
1 Đất nông nghiệp 4.755.066 827.043
1.373.91
6
1.085.68
0
573.176 895.250
1.1
Đất sản xuất nông
nghiệp
1.667.505 144.052 515.282 483.547 248.389 276.235
1.1.1
Đất trồng cây hàng
năm
767.474 97.514 292.463 206.938 95.070 75.489
1.1.1.
1
Đất trồng lúa 161.697 17.593 57.666 54.451 8.464 23.524
1.1.1.
2
Đất cỏ dùng vào
chăn nuôi
5.947 1.453 868 2.329 510 788
1.1.1.

3
Đất trồng cây hàng
năm khác
599.829 78.468 233.929 150.157 86.097 51.178
1.1.2
Đất trồng cây lâu
năm
900.031 46.538 222.819 276.609 153.319 200.746
1.2 Đất Lâm nghiệp 3.081.781 682.575 857.850 600.190 323.992 617.173
1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.892.425 394.598 641.427 315.183 256.688 284.529
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 707.472 200.755 158.686 64.881 39.027 244.122
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 481.884 87.222 57.737 220.126 28.278 88.522
1.3
Đất nuôi trồng thủy
sản
5.405 298 670 1.908 762 1.766
1.4 Đất làm muối 0 0 0 0 0 0
1.5
Đất nông nghiệp
khác
375 118 114 35 33 76
2
Đất phi nông
nghiệp
320.680 35.075 95.633 101.084 40.731 48.157
2.1 Đất ở 45.502 5.275 14.633 14.396 4.101 7.096
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 34.572 3.533 10.514 12.018 3.591 4.916
2.1.2 Đất ở tại đô thị 10.930 1.741 4.119 2.378 510 2.181
2.2 Đất chuyên dùng 157.654 16.047 50.252 52.736 17.702 20.919
2.2.1

Đất trụ sở cơ quan,
công trình sự
2.672 548 1.121 391 277 336
2.2.2 Đất quốc phòng 21.239 1.637 8.593 7.250 1.249 2.511
2.2.3 Đất an ninh 6.978 17 3.993 2.273 118 577
2.2.4
Đất sản xuất kinh
doanh phi nông
10.296 1.127 1.741 1.946 1.434 4.048
Trung tâm Đánh giá đất
7
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
2.2.5
Đất có mục đích
công cộng
116.469 12.717 34.805 40.876 14.624 13.447
2.2.6
Đất tôn giáo tín
ngưỡng
597 44 108 105 38 302
2.2.7
Đất nghĩa trang,
nghĩa địa
5.222 436 1.315 1.671 552 1.248
2.2.8
Đất sông suối mặt
nước chuyên dùng
111.467 13.122 29.294 32.175 18.317 18.559
2.2.9

Đất phi nông
nghiệp khác
238 152 32 1 21 33
3 Đất chưa sử dụng 388.312 106.928 84.145 125.773 37.654 33.812
3.1
Đất bằng chưa sử
dụng
20.703 389 2.350 10.847 846 6.270
3.2
Đất đồi núi chưa sử
dụng
361.236 106.536 76.762 114.375 36.142 27.420
3.3
Núi đá không có
rừng cây
6.374 3 5.033 551 667 121
Nguồn:Thống kê đất đai 2008 các tỉnh
1.2.1. Đất nông nghiệp:
Hiện nay trên địa bàn các tỉnh trong vùng, khu vực kinh tế nông nghiệp vẫn
giữ vai trò chủ đạo, hiện chiếm 55,19% tổng GDP của toàn vùng. Về cơ cấu đất đai,
có 87,02% diện tích tự nhiên đang được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp, tập
trung nhiều ở Gia Lai 1.373.916 ha; Đắk Lắk 1.085.680 ha. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp có 1.667.505 ha, tập trung nhiều trên địa bàn tỉnh
Gia Lai 515.282 ha; Đắk Lắk 483.547 ha;
- Đất lâm nghiệp có 3.081.781 ha, phân bố nhiều trên địa bàn tỉnh Gia Lai
857.850 ha, Kon Tum 682.575 ha và Lâm Đồng 617.173 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản 5.405 ha.
- Đất nông nghiệp khác 375 ha.
Trong đó phân theo địa phương thì tỉnh Gia Lai với 1.373.916 ha (28,89%) là
tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất, tiếp theo là Đắk Lắk 1.085.680 ha

(22,83%), Lâm Đồng 895.250 ha (18,83%), KonTum 827.043 ha (17,39%) và thấp
nhất là tỉnh Đăk Nông chỉ với 573.176 ha (12,05%). Với thuận lợi như vậy, trong
những năm qua ngành nông nghiệp các địa phương trên địa bàn vùng đã từng bước
khắc phục khó khăn, phát huy tối đa thuận lợi từng bước xây dựng được một hệ cây
trồng đa dạng với diện tích ngày càng được mở rộng, trong đó có những sản phẩm
nông nghiệp dần khẳng định vị trí của mình với những thương hiệu nổi tiếng như
cà phê, tiêu, điều, cao su…
Trung tâm Đánh giá đất
8
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
Bảng 2: Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp
vùng Tây Nguyên giai đoạn 2000 - 2008
Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu
Vùng
2000 2005 2008
So sánh
05-08
So sánh
00-05
So sánh
00-08
Tổng diện tích tự nhiên 5.447.450 5.460.746 5.464.058 3.312 13.296 16.608
1 Đất nông nghiệp 4.226.956 4.672.836 4.755.066 82.230 445.880 528.110
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.230.819 1.593.744 1.667.505 73.761 362.925 436.686
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 511.830 746.445 767.474 21.029 234.615 255.644
1.1.1.1 Đất trồng lúa 177.350 160.708 161.697 989 -16.642 -15.653
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 334.480 585.737 599.829 14.092 251.257 265.349
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 718.989 847.299 900.031 52.732 128.310 181.042

Nguồn: báo cáo thống kê đất các tỉnh 2000, 2008
1.2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp
a. Hiện trạng sử dụng đất
Toàn vùng hiện có 1.667.505 ha, chiếm 35,07% diện tích đất nông nghiệp,
bình quân diện tích trên một nhân khẩu đạt 0,33 ha/người (cả nước là 0,11ha/người),
tập trung nhiều ở Gia Lai 515.282 ha; Đắk Lắk 483.547 ha. Trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm: Với 767.474 ha chiếm 46% diện tích đất sản xuất
nông nghiệp. Phân bố nhiều nhất ở 2 tỉnh Gia Lai 292.463 ha và Đắk Lắk 206.938
ha trong đó:
Cây lúa: Là vùng có địa hình bị chia cắt nhiều nên diện tích đất trồng lúa trên
địa bàn vùng Tây Nguyên được phân bố rải rác ven các sông suối, tuy nhiên trên
địa bàn các tỉnh cũng đã hình thành các vùng chuyên canh lúa lớn ở những nơi có
địa hình tương đối bằng phẳng như Phú Thiện, Ayun Hạ (Gia Lai); khu vực Krông
Păk, Lắk, Krông Ana, Ea Súp (Đắk Lắk); khu vực Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm
Hà (Lâm Đồng). Hiện diện tích đất trồng lúa chỉ chiếm 12,7% diện tích đất sản
xuất nông nghiệp. Cùng với quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
đô thị hóa trên địa bàn các tỉnh trong vùng, hàng năm diện tích đất trồng lúa có xu
hướng giảm, tuy nhiên cùng với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
vào sản xuất nên sản lượng lúa liên tục tăng trong những năm qua, từ đó từng bước
đáp ứng được một phần an ninh lương thực trên địa bàn.
Bắp: Ngoài diện tích trồng lúa, cây bắp cũng là một trong những cây trồng
chính trên địa bàn vùng, hiện nay diện tích trồng bắp chủ yếu được trồng trên các
Trung tâm Đánh giá đất
9
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
nương, rẫy là những nơi có độ dốc cao nên nguy cơ gây xói mòn, sạt lở đất trong
mùa mưa là rất lớn.
Khoai mì: Trong số 150.100 ha trồng khoai mì của toàn vùng thì Gia Lai có
tới 61.000ha. Tập trung nhiều tại các huyện Krong Pa, Ia Pa, Ia Grai (Gia Lai) và

một số huyện vùng cao của Kontum.
Rau, hoa: Hiện nay trên địa bàn vùng Tây Nguyên đã từng bước hình thành
nên các vùng chuyên canh lớn về rau, hoa các loại, tuy nhiên tập trung nhiều ở các
huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Đà Lạt (Lâm Đồng) và các khu vực ven những khu
tập trung đông dân cư. Trong quá trình phát triển diện tích này ngày càng được mở
rộng, kỹ thuật được cải thiện với những mô hình sản xuất hiện đại (trồng trong nhà
lưới, trồng rau hữu cơ…).
- Đất trồng cây hàng năm khác
Ngoài các loại cây hàng năm trên thì hiện tại Tây nguyên còn phát triển cả
những loại cây công nghiệp ngắn ngày khác góp phần không nhỏ vào việc tăng hệ
số sử dụng đất và tạo nguồn thu đáng kể gồm: Mía (34.100ha), Khoai lang
(12.800ha), lạc (19.900), đay, gai… Đáng chú ý là diện tích cây bông vải trong
vùng với hơn 20.000 ha được xác định là vùng trồng bông vải tập trung với quy mô
góp phần đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước cho
ngành dệt may.
Như vậy, cơ cấu cây hàng năm của Tây Nguyên khá phong phú. Việc đa
dạng các loại cây, thâm canh tăng vụ, áp dụng những mô hình sản xuất mới đã có
tác dụng lớn góp phần nâng cao độ che phủ đất. Tuy nhiên thực trạng loại hình
trồng rau, hoa cho thấy việc sử dụng bất hợp lý phân bón cũng như các loại thuốc
bảo vệ thực vật là một nguy cơ gây thoái hóa tài nguyên đất, nước và sức khỏe con
người, sự đe dọa này càng tăng theo mức độ thâm canh và sự sử dụng thiếu hiểu
biết của con người.
Đất trồng cây lâu năm
Đây thực sự là một thế mạnh của vùng, đặc biệt là nhóm cây công nghiệp lâu
năm. Đến nay diện tích trồng cây lâu năm của vùng đã lên tới 900.031 ha, chiếm
54% diện tích đất sản xuất nông nghiệp bao gồm:
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm: Với hiệu quả kinh tế cao, nhóm cây
trồng này liên tục được mở rộng. Hiện cây cà phê đang được trồng khắp các tỉnh
trong vùng với diện tích 461.095 ha và là cây công nghiệp có diện tích lớn nhất với
những vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn ở các huyện phía Tây của tỉnh Gia

Lai, trên hai cao nguyên Buôn Ma Thuột và Đắk Nông - Đắk Mil (Đắk Lắk).
Trung tâm Đánh giá đất
10
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
Bên cạnh đó, cây cao su, hồ tiêu, điều…cũng là một trong những cây công
nghiệp lâu năm đang phát triển mạnh trong vùng.
Cao su: Theo thống kê hiện trạng năm 2008 diện tích trồng cây cao su đạt
126.271 ha, sản lượng đạt 242.445 tấn. Song do khó khăn về thị trường tiêu thụ, giá
thành không ổn định cũng như thời gian kiến thiết dài (7 - 8 năm), suất đầu tư lớn
(25 - 30 triệu/ha) nên phần nào đã tác động đến việc phát triển cây cao su.
Cây hồ tiêu: Phát triển mạnh ở tất cả các tỉnh với diện tích tiêu toàn vùng đạt
15.771ha , sản lượng đạt 39.243 tấn. Hồ tiêu chủ yếu tập trung ở Gia Lai, Đắk Lắk
và Đắk Nông.
Cây chè: Toàn vùng có diện tích 183.808 ha, sản lượng đạt 190.073 tấn.
Ngoài một phần nhỏ được trồng tại Gia Lai thì chủ yếu được phát triển ở Lâm
Đồng (Thị xã Bảo Lộc, Di Linh) có lịch sử “thành danh” từ rất lâu đời với những
thương hiệu nổi tiếng như Tâm Châu, Lễ Ký, Quốc Thái...
Cây điều: Có xu hướng giảm, đến năm 2008 thì diện tích có 43.314 ha, tập
trung ở 3 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng trên những vùng đất cát.
Mặc dù có diện tích không lớn nhưng diện tích đất trồng cây ăn quả, đất ươm
cây giống và đất trồng cây lâu năm khác đã góp phần mở rộng diện tích cây lâu
năm trong vùng.
b. Biến động sử dụng đất
b1. Giai đoạn 2000 - 2005
Trong những năm này việc khai thác tiềm năng đất cho sản xuất nông nghiệp
ngày càng được quan tâm và không ngừng mở rộng về quy mô diện tích, trong đó
các hình thức sản xuất tự cung, tự cấp đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa với sự
hình thành một số vùng chuyên canh cây trồng tập trung có khối lượng nông sản
hàng hóa lớn, góp phần vào phát triển nông nghiệp của vùng.

Trong vòng 5 năm (2000 - 2005) đất sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên
tăng 362.925 ha, trung bình mỗi năm tăng hơn 70.000 ha, phần lớn là do khai
hoang cải tạo đất chưa sử dụng.
Do sự chi phối của nền kinh tế thị trường, ở một số địa phương trong vùng
đã có sự phát triển sản xuất nông nghiệp mất cân đối. Ngoài việc khai phá đất lâm
nghiệp (chủ yếu do dân di cư tự do) để canh tác nương rẫy, người dân đổ xô vào
trồng cây công nghiệp lâu năm, làm cho diện tích cà phê tăng vọt dẫn đến việc lấn
chiếm, phá hủy rừng tự nhiên, gây mất cân bằng sinh thái.
* Đất trồng cây hàng năm:
Trung tâm Đánh giá đất
11
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
Trong giai đoạn 2000 - 2005, đất trồng cây hàng năm tăng 234.615 ha góp
phần đưa sản lượng lương thực có hạt tăng gấp 1,6 lần so với năm 2000, trong đó
sản xuất lúa chiếm tỷ trọng 49,48% sản lượng lương thực có hạt toàn vùng.
Đất trồng lúa: Mặc dù không phải là vùng trọng điểm lương thực nhưng sản
xuất lúa ở Tây Nguyên đã có những bước phát triển đáng kể, các tỉnh trong vùng đã
khai thác hiệu quả đất đai, nguồn nước để sản xuất lúa và có khả năng tự túc phần
lớn nhu cầu lương thực, góp phần trực tiếp ổn định đời sống của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên. Trong giai đoạn này mặc dù diện tích đất trồng lúa của vùng giảm
16.642 ha, song bình quân lương thực có hạt đầu người tăng từ 214 kg năm 2000
lên đạt 307 kg vào năm 2005.
Đất trồng cây hàng năm còn lại: tăng 251.257 ha trong giai đoạn 2000 - 2005.
Trong nhóm cây công nghiệp ngắn ngày thì cây bông vải và cây dâu tằm có sự mở
rộng phát triển mạnh. Cho đến năm 2005, diện tích cây bông vải đã đạt trên 10 nghìn
ha, đứng vị trí hàng đầu của cả nước về sản lượng và diện tích (chiếm 50% diện tích,
37% sản lượng cả nước). Ở Lâm Đồng những vùng trồng dâu tập trung với quy mô
lớn được hình thành, song do kém hiệu quả với các cây trồng khác (như cà phê, chè)
nên diện tích trồng dâu giảm mạnh xuống còn 5.600 ha vào năm 2005.

* Đất trồng cây lâu năm
Tính đến năm 2005, toàn vùng có 847.299 ha đất trồng cây lâu năm, chiếm
53,16% trong đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 15,52% diện tích tự nhiên, tăng
128.310 ha so với năm 2000.
Với điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho sự phát triển của nhiểu loại cây công
nghiệp lâu năm nên trong giai đoạn này trên địa bàn vùng cây công nghiệp lâu năm
được phát triển khá mạnh với sự hình thành một số vùng cây công nghiệp lớn, đóng
góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp Tây Nguyên, trong đó đáng
chú ý:
+ Cà phê là cây chủ lực có diện tích lớn nhất và được trồng ở tất cả các tỉnh
trong vùng với sản lượng năm 2005 đạt 769 nghìn tấn. Tuy nhiên, việc sử dụng đất
còn chưa hợp lý, còn mang nặng tính tự phát, không theo quy hoạch, đặc biệt là
diện tích cà phê quá lớn, nhiều nơi còn độc canh cây cà phê nên khi giá cà phê
giảm mạnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân.
+ Một số cây công nghiệp dài ngày khác hiện tại tuy chưa có quy mô lớn
nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai như: chè (chiếm trên 30% sản lượng
chè cả nước), tiêu (trên 27%), điều (khoảng 10%), cao su (14%) lại chưa được chú
trọng trong giai đoạn này.
Trung tâm Đánh giá đất
12
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
Như vậy, tuy đã đạt được những kết quả và tiến bộ cơ bản trong quá trình
phát triển ngành nông nghiệp cũng như việc khai thác sử dụng đất nông nghiệp,
song nhìn chung xu thế biến động quỹ đất sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này
có những vấn đề đáng quan tâm:
Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp tăng trong giai đoạn này, nhưng ngoài diện
tích tăng được khai thác từ đất chưa sử dụng (xu thế tích cực) còn bao gồm cả
những phần diện tích tăng không hợp lý, không theo quy hoạch, chủ yếu từ phá
rừng sang trồng cà phê (xu thế tiêu cực). Việc phát triển cà phê ồ ạt (do lợi ích

trước mắt) vượt quá lớn so với diện tích đã được phê duyệt đã làm xáo trộn quy
hoạch gây nên tình trạng sử dụng đất thiếu bền vững.
Một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng thực chất là do thay đổi chỉ
tiêu thống kê giữa các đợt kiểm kê.
Việc sang nhượng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp ngầm giữa các
hộ nông dân với nhau cùng việc tự ý chuyển mục đích sử dụng làm cho cơ cấu sử
dụng đất đai thay đổi không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh đã
được phê duyệt.
b2. Giai đoạn 2005 - 2008
Trong giai đoạn 2005 - 2008 diện tích đất sản xuất nông nghiệp 73.761 ha,
trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: Toàn vùng tăng 21.029 ha, đặc biệt sự biến động
diện tích này tại các tỉnh lại có xu hướng khác nhau. Trong khi Gia Lai và Đắk Lắk
diện tích đất trồng lúa tăng lên thì các tỉnh còn lại đều giảm (mạnh nhất là Đăk
Nông 1.336 ha và Lâm Đồng 284 ha). Việc diện tích cây lúa giảm thời gian qua do
hiệu quả sản xuất quá thấp, do đó người dân chuyển đổi sang canh tác các loại cây
rau màu hay các cây công nghiệp ngắn ngày khác có hiệu quả hơn. Đây cũng là lý
do diện tích các loại cây hàng năm khác tăng đặc biệt tăng mạnh tại các tỉnh Kon
Tum (7.952 ha), Đăk Nông (5.570 ha), Đắk Lắk (3.183 ha) dẫn tới diện tích cây
hàng năm khác toàn vùng trong thời gian này tăng 14.092 ha.
+ Đất trồng cây lâu năm: Trong những năm gần đây, cùng với việc hiệu quả
của những cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè…) được nâng cao, cùng những
chính sách ưu tiên phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích
những loại cây này. Do vậy chỉ trong 3 năm toàn vùng đã tăng 52.732 ha, tăng
mạnh nhất là tỉnh Đăk Nông với 20.154 ha, và thấp nhất là Kon Tum 6.276 ha.
Riêng Lâm Đồng là tỉnh duy nhất có diện tích cây lâu năm giảm do chuyển sang
Trung tâm Đánh giá đất
13
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”

mục đích khác trong đó có các loại cây hàng năm hiện đang là những thế mạnh như
các loại hoa, cây rau màu…tập trung nhiều tại thành phố Đà Lạt.
1.2.1.2. Đất lâm nghiệp
Bảng 3 : Hiện trạng và biến động sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2000 - 2008
Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu
Vùng
2000 2005 2008
So sánh
05-08
So sánh
00-05
So sánh
00-08
Tổng diện tích tự nhiên 5.447.450 5.460.746 5.464.058 3.312 13.296 16.608
1.2 Đất lâm nghiệp 2.993.257 3.073.733 3.081.781 8.048 80.476 88.524
1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.807.202 1.636.359 1.892.425 256.066 -170.843 85.223
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 768.470 924.562 707.472 -217.090 156.092 -60.998
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 417.585 512.812 481.884 -30.928 95.227 64.299
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.880 5.009 5.405 396 2.129 2.525
1.4 Đất làm muối 0 0 0 0 0 0
1.5 Đất nông nghiệp khác 0 350 375 25 350 375
Nguồn: báo cáo sử dụng đất các tỉnh năm 2000, 2008
a. Hiện trạng sử dụng đất
Là vùng có diện tích rừng lớn thứ 2 trong cả nước (sau vùng Miền núi và
trung du Bắc bộ) với 3.081.781 ha, chiếm 56,4% tổng diện tích tự nhiên. Đất lâm
nghiệp phân bố ở khắp các tỉnh trong vùng, trong đó tập trung nhiều nhất ở Gia Lai
857.850ha (27,84%), Kon Tum 682.575 ha (22,15%) và thấp nhất là Đăk Nông
323.992 ha (10,51%). Bình quân diện tích đất lâm nghiệp đạt 1,62 ha/nhân khẩu.
Trong tổng số 3.081.781 ha đất lâm nghiệp, thì rừng sản xuất chiếm diện tích

lớn nhất với 1.892.425 ha chiếm 61,4%, trong đó lớn nhất là Gia Lai với 641.427
ha, diện tích còn lại phân bố khá đồng đều ở các tỉnh trong vùng trong khoảng từ
256.688 ha đến 394.598 ha. Diện tích rừng phòng hộ có 707.472 ha (chiếm
22,96%), chủ yếu là tại tỉnh Lâm Đồng với 244.122 ha, thấp nhất là tỉnh Đăk Nông
với 39.027 ha. Diện tích rừng đặc dụng có 481.884 ha (chiếm 15,64%) thuộc các
khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia trên địa bàn các tỉnh, trong đó nhiều nhất là
Đắk Lắk với 220.126 ha, Lâm Đồng 88.522 ha và Kon Tum 87.222 ha.
Mặc dù tổng diện tích và bình quân đất lâm nghiệp trên một nhân khẩu cao,
tuy nhiên công tác khai thác và quản lý còn thiếu chặt chẽ do vậy trong năm 2008
việc cháy rừng vẫn xảy ra trên địa bàn các tỉnh trong đó: Gia Lai 62,9ha, Kontum
24ha, Lâm Đồng 7,4ha, ít nhất là Đắk Lắk 3,9ha.
Trung tâm Đánh giá đất
14
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
b. Biến động sử dụng đất
- Giai đoạn 2001 - 2005: Tây Nguyên là địa bàn còn diện tích rừng rất lớn
trong cả nước (chiếm gần 1/4 diện tích rừng toàn quốc) mang những dấu ấn nguyên
sinh về các loại động vật và thực vật quý hiếm đối với việc bảo tồn các nguồn gen,
duy trì phát triển môi trường cảnh quan du lịch cả nước. Việc thực hiện các chương
trình 327, chương trình trồng 5 triệu ha rừng, Nghị định 01/CP, 02/CP, chính sách
định canh định cư, chính sách đóng cửa rừng, cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu đã
giúp cho diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng tăng thêm 80.476 ha, nâng tỷ lệ che
phủ đạt 54,82%, cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.
- Giai đoạn 2006 - 2008: Trong thời kỳ từ năm 2005 đến năm 2008 đất lâm
nghiệp tăng không đáng kể 8.048 ha là do: Đất rừng sản xuất tăng 256.066 ha so
với năm 2005, bình quân tăng 85.355 ha/năm; trong khi đó đất rừng phòng hộ lại
giảm 217.090 ha và đất rừng đặc dụng cũng giảm 30.928 ha so với năm 2005. Diện
tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bị thu hẹp là nguyên nhân dẫn đến sự xói
mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất theo bề mặt và chiều sâu, phá vỡ kết

cấu đất, gây hạ thấp mực nước ngầm, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và
phát triển cây lâu năm. Do đó việc duy trì, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là
yêu cầu cấp thiết hàng đầu trong quản lý, sử dụng đất đai ở Tây Nguyên.
Rừng của các tỉnh trong vùng đang đứng trước những thách thức và khó khăn
lớn, việc suy giảm về diện tích cũng như chất lượng rừng đã và đang gây ra nhiều hậu
quả xấu, không chỉ đe doạ đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, mà còn làm
giảm tính đa dạng sinh học và làm mất đi nhiều tác dụng phục vụ sinh thái vốn có của
rừng (điều hoà và bảo vệ nguồn nước, làm sạch không khí và điều hòa khí hậu...).
Mất rừng làm cho đất đai bị rửa trôi, xói mòn, thoái hoá, bạc màu. Nguyên
nhân suy giảm rừng, mất rừng “không theo quy hoạch” có nhiều, nhưng chủ yếu
tập trung vào các vận nạn sau:
- Nạn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, sản xuất lương thực (đặc biệt là thời
kỳ trước những năm 1995), mỗi năm không dưới 15 nghìn ha.
- Nạn phá rừng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và mở rộng diện tích đất
trồng lúa nước còn lại, đặc biệt là lúa nương (tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk) do chạy theo
lợi ích kinh tế cục bộ. Gần đây xu hướng tuy có giảm dần, nhưng mỗi năm vẫn mất
đi hàng chục nghìn ha rừng.
- Nạn di dân tự do ở các tỉnh có rừng. Để tự nuôi sống mình (sản xuất lương
thực, thực phẩm, làm nhà, vật dụng, củi đun... ) dân di cư tự do đã phá rừng với
diện tích khá lớn, cũng hàng chục nghìn ha mỗi năm.
Trung tâm Đánh giá đất
15
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
- Nạn khai thác rừng trái phép của hàng trăm tổ chức, cá nhân (lâm tặc) kể cả
tình trạng khai thác vượt kế hoạch cho phép và không đúng quy trình lâm sinh.
1.2.2. Đất phi nông nghiệp
Bảng 4 : Hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp
vùng Tây Nguyên giai đoạn 2000 - 2008
TT Chỉ tiêu

Vùng
2000 2005 2008
So sánh
05-08
So sánh
00-05
So sánh
00-08
Tổng diện tích tự nhiên 5.447.450 5.460.746 5.464.058 3.312 13.296 16.608
2 Đất phi nông nghiệp 242.519 272.930 320.680 47.750 30.411 78.161
2.1 Đất ở 33.218 41.269 45.502 4.233 8.051 12.284
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 26.375 32.103 34.572 2.469 5.728 8.197
2.1.2 Đất ở tại đô thị 6.843 9.166 10.930 1.764 2.323 4.087
2.2 Đất chuyên dùng 104.415 118.859 157.654 38.795 14.444 53.239
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN 1.997 2.152 2.672 520 155 675
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 8.951 24.092 28.217 4.125 15.141 19.266
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh PNN 4.166 5.597 10.296 4.699 1.431 6.130
2.2.4 Đất có mục đích công cộng 89.301 87.018 116.469 29.451 -2.283 27.168
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0 528 597 69 528 597
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4.245 5.032 5.222 190 787 977
2.5 Đất sông suối và MNCD 100.641 107.093 111.467 4.374 6.452 10.826
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0 149 238 89 149 238
Nguồn: báo cáo thống kê đất các tỉnh năm 2000, 2008
Diện tích đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo
tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất mặt nước chuyên dùng và một số đất phi
nông nghiệp khác. Toàn vùng hiện có 320,680 ha, chiếm 5,87% tổng diện tích tự
nhiên. Trong đó:
- Đất ở tại nông thôn: Toàn vùng hiện có 45,502 ha, chiếm 14,19% diện tích
đất phi nông nghiệp. Đây là địa bàn sinh sống của 3.419.919 nhân khẩu nông thôn.
Do các khu dân cư nông thôn chủ yếu tập trung theo hình thái buôn, thôn, bản,

làng, chỉ một phần nhỏ nằm dọc theo những trục lộ giao thông, do vậy diện tích đất
ở thường nằm xen trong khuôn viên vườn nhà. Từ đặc điểm phân bố đất ở nông
thôn rải rác này đã gây không ít khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội để nâng cao đời sống dân cư.
Trung tâm Đánh giá đất
16
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
Đất ở tại nông thôn tập trung nhiều ở tỉnh Đắk Lắk với 12.018 ha, tiếp theo là
Gia Lai 10.514 ha và thấp nhất là tỉnh Kon Tum 3.533 ha.
Tây Nguyên là một vùng có trên 85% dân số đang hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp và sinh sống ở nông thôn. Các vùng nông thôn của vùng trình độ dân
trí và mức sống còn thấp, bên cạnh đó do sức ép của sự gia tăng dân số, sự phát
triển chậm về kinh tế, các phương pháp canh tác nông nghiệp lạc hậu là phổ biến đã
và đang là nguyên nhân gây suy thoái đối với môi trường nông thôn, huỷ hoại tài
nguyên ở nhiều vùng.
Diện tích đất trung bình theo đầu người ngày càng giảm, đặc biệt diện tích
đất nông nghiệp hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể, trong khi số dân lại
tăng quá nhanh. Điều này dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên mạnh hơn để tăng
sản lượng, gây suy thoái môi trường đất, phá rừng làm mất đi sự đa dạng sinh học.
Nguy hiểm nhất là 80% đất xây dựng nhà ở nông thôn lấy từ đất nông nghiệp trong
đó 50 - 60% lấy từ đất canh tác làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.
Tỷ lệ người không có hoặc không đủ đất canh tác tăng lên. Chính vì do thiếu
hoặc không có đất, nông dân nghèo không có cách lựa chọn nào khác là khai thác
bừa bãi các vùng đất hoang, tấn công vào đất rừng làm cho môi trường lại càng bị
suy thoái hơn.
Ở nông thôn nhất là vùng núi, cấp nước sạch là một vấn đề cấp bách, hiện tỷ
lệ hộ dân được sử dụng nước sạch chỉ chiếm gần 20%. Nhiều vùng (đặc biệt là các
vùng trồng hoa ở Lâm Đồng, trồng màu…) vẫn sử dụng phân tươi bón ruộng... gây
ô nhiễn tới môi trường sinh thái và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ nhân dân. Các

bệnh truyền nhiễm ký sinh như sốt rét, giun sán, các bệnh đường hô hấp do không
khí và nước không sạch đang còn là vấn đề cần phải giải quyết. Cũng cần phải chú
ý đến thức ăn bị nhiễm độc như rau, hoa quả, đậu, cá, ốc, tôm, cua... từ các loại hoá
chất dùng trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài gây ô nhiễm môi trường đất, nước và
nhiễm độc thức ăn, thì việc sử dụng phân hoá học và các loại thuốc BVTV cũng
đang làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở nhiều hệ sinh thái của vùng nông thôn.
- Đất ở tại đô thị:
Đây là một trong những chỉ tiêu nhằm xác định vấn đề đô thị hóa hay mức độ
phát triển kinh tế cho một địa phương. Việc đô thị hóa thể hiện mức độ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế - xã hội, các khu đô thị là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có
trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với
đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng.
Trung tâm Đánh giá đất
17
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
Toàn vùng hiện có 10.930 ha đất ở tại đô thị, như vậy bình quân diện tích đất
trên một nhân khẩu tại đô thị là 0,07 ha, trong đó tỉnh có diện tích đất cho mục đích
này lớn nhất là Gia Lai với 4.119 ha chiếm 37,68% tổng diện tích đất ở đô thị của
cả vùng, trong khi Đăk Nông chỉ có 510 ha chiếm 4,7%. Như vậy quá trình đô thị
hóa giữa các tỉnh diễn ra không đồng đều, thể hiện mức độ phát triển kinh tế giữa
các địa phương trong vùng còn mất cân đối, do vậy việc nghiên cứu giải quyết vấn
đề này trong thời gian tới là thực sự cần thiết nhằm tạo ra sự hài hòa trong phát
triển giữa các khu vực.
- Đất chuyên dùng: Cho đến nay tỷ lệ đất chuyên dùng so với diện tích tự
nhiên của vùng vẫn còn rất thấp (chiếm 2,89%) trong khi đó tỷ lệ này ở những khu
vực phát triển từ 12 đến 16%. Điều đó cho thấy vấn đề cơ sở hạ tầng của vùng vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu, do vậy để tạo được động lực thúc đẩy phát triển sản
xuất đòi hỏi các địa phương cần tiếp tục nâng cấp, đầu tư mới các công trình tạo

điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng.
Như vậy, trong nhóm đất phi nông nghiệp thì đất cho mục đích chuyên dùng
chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,16% đất ở; 14,19% các loại đất phi nông nghiệp còn lại.
Ngoài đất ở, đất chuyên dùng thì nhóm đất phi nông nghiệp còn lại chiếm 39,65%.
Việc sử dụng đất tại các khu vực này là một nguy cơ gây ra ô nhiễm đất, nước từ
chất thải của những khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, đặc biệt là những khu vực
khai thác quặng. Do vậy để sử dụng bền vững nhóm đất này cần gắn liền với việc
bảo vệ chất lượng môi trường.
1.2.3. Đất chưa sử dụng
Bảng 5 : Hiện trạng và biến động đất chưa sử dụng vùng Tây Nguyên giai đoạn
2000 - 2008
Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu
Vùng
2000 2005 2008
So sánh
05-08
So sánh
00-05
So sánh
00-08
Tổng diện tích tự nhiên 5.447.450 5.460.746 5.464.058 3.312 13.296 16.608
3 Đất chưa sử dụng 977.975 514.980 388.312 -126.668 -462.995 -589.663
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 63.146 23.942 20.703 -3.239 -39.204 -42.443
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 909.974 486.791 361.236 -125.555 -423.183 -548.738
3.3 Núi đá không có rừng cây 4.855 4.247 6.374 2.127 -608 1.519
Nguồn: Báo cáo thống kê đất các tỉnh 2000, 2008
Trung tâm Đánh giá đất
18
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá

trình hình thành và thoái hóa đất”
Hiện nay toàn vùng còn 388.311 ha đất chưa sử dụng, chiếm 7,11% diện tích
tự nhiên. Đặc biệt diện tích đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng
chiếm tới 98%. Việc diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm một con số khá lớn cho
thấy hệ số sử dụng đất tại Tây nguyên vẫn chưa đảm bảo, tuy nhiên đây cũng là
quỹ đất quan trọng có thể khai thác sử dụng trong ngành nông-lâm nghiệp và các
mục đích khác trong tương lai.
Với 106.928 ha, chiếm 11,03% diện tích tự nhiên Kon Tum hiện là tỉnh có tỷ
lệ đất chưa sử dụng cao nhất vùng, tiếp theo là Đắk Lắk với 9,58% và thấp nhất là
Lâm Đồng chỉ 3,46%.
1.3. Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất
Tây Nguyên là vùng còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Trong những năm
qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các địa
phương đã nỗ lực thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, công tác quản
lý và sử dụng đất đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được những kết quả nhất định.
Tổ chức của ngành Địa chính đã được củng cố đi vào hoạt động ở cả 3 cấp:
Tỉnh, huyện, xã giúp cho UBND các cấp thực hiện tốt hơn và đúng pháp luật về
công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Công tác đo đạc bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng
đất hàng năm, giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đất đai và giải quyết
khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai ngày càng được đẩy mạnh và triển khai thực
hiện có hiệu quả trên địa bàn các tỉnh góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội
và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp thời gian qua đã có chuyển biến tích cực.
Diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp được tăng lên đáng kể để sử dụng vào việc
trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp và phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã hình thành, tạo điều kiện củng cố và dần mở rộng
nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung là cơ sở vững chắc bảo đảm khả năng sản
xuất lương thực cũng như sự phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. Nhiều mô

hình sản xuất nông, lâm kết hợp có hiệu quả đang được nhân rộng, nhiều mô hình kinh
tế trang trại đã xuất hiện mặc dù mới chỉ ở quy mô vừa và nhỏ. Khoa học công nghệ
từng bước được ứng dụng trong sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng,
vật nuôi. Nhìn chung đất đai đang dần được khai thác đúng hướng, phù hợp với điều
kiện thổ nhưỡng và khí hậu của vùng.
Trung tâm Đánh giá đất
19
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
Đất chưa sử dụng ở những nơi có điều kiện thuận lợi đã được đầu tư khai
thác vào mục đích kinh tế - xã hội, nhất là đất trống, đồi núi trọc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý, sử dụng đất
đai còn một số vấn đề tồn tại như:
- Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện,
cấp xã, công tác giao đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
đất ở, đặc biệt là đất ở tại đô thị còn rất chậm.
- Với địa bàn rộng lớn và phức tạp, có nhiều dân tộc cùng sinh sống với các
tập quán canh tác và sinh hoạt khác nhau, khả năng nhận thức và ý thức chấp hành
pháp luật cũng rất khác nhau, những điều này đã gây không ít khó khăn trong công
tác quản lý và sử dụng đất đai của các tỉnh trong vùng. Tình trạng phá rừng làm
nương rẫy tràn lan từ nhiều năm trước vẫn để lại hậu quả lớn, tình trạng lấn chiếm,
tranh chấp, mua bán, chuyển nhượng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất tùy tiện
trái pháp luật vẫn còn diễn ra dưới nhiều hình thức.
- Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa nước còn lại
và lúa nương còn chiếm tỷ trọng khá cao có năng suất, hiệu quả và hệ số sử dụng đất
thấp, đất đai có nguy cơ suy thoái và biến đổi. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên
diện tích này còn dè dặt, mức độ đầu tư thâm canh chưa cao. Diện tích các loại cây
công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm chưa thật sự tương xứng
với tiềm năng và thế mạnh của vùng.
- Diện tích đất lâm nghiệp trong những năm qua tuy có tăng đáng kể nhưng tỷ

lệ che phủ rừng vẫn còn thấp so với yêu cầu cân bằng sinh thái của vùng miền núi,
nhưng quan trọng nhất là chất lượng rừng thấp không có tán che, đây là nguyên nhân
cơ bản gây nên các trận lũ ống, lũ quét và các thiên tai khác
- Diện tích đất được sử dụng vào các mục đích chuyên dùng còn chiếm tỷ lệ
nhỏ. Hệ thống đô thị, các trung tâm kinh tế mới đang trong giai đoạn hình thành,
phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, xây dựng còn ở mức độ
thấp và mới chỉ tập trung ở thị xã, thị trấn và các trung tâm kinh tế, ở vùng sâu
vùng xa còn nhiều khó khăn.
- Tình hình sử dụng đất đai dọc biên giới tương đối phức tạp, đất chưa sử
dụng còn nhiều, một số nơi vẫn còn bom mìn chưa được giải tỏa. Với mục đích ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng vùng biên giới,
cần thiết phải hình thành các điểm dân cư với hệ thống hạ tầng thuận lợi, tạo thành
vành đai biên giới vững chắc.
Trung tâm Đánh giá đất
20
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
- Việc khai thác sử dụng đất của vùng còn gặp nhiều khó khăn do địa hình
phức tạp, điều kiện canh tác đất nông nghiệp hạn chế, năng suất cây trồng thấp. Thời
gian qua đất chưa sử dụng đã được khai thác đưa vào sử dụng với diện tích đáng kể,
tuy nhiên đất chưa khai thác sử dụng còn lớn. Phần lớn đất này có địa hình dốc, nguy
cơ bị rửa trôi và suy thoái lớn, vì vậy cần nhanh chóng được đưa vào sử dụng.
Trung tâm Đánh giá đất
21
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá
trình hình thành và thoái hóa đất”
CHƯƠNG II
TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THOÁI HÓA ĐẤT
2.1. Các loại hình sử dụng đất

Tổng hợp kết quả điều tra 1.500 phiếu hiệu quả sản xuất trong vùng cho thấy
hiện tại cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng khá đa dạng. Nhìn chung những loại
hình sử dụng đất hiện đang được áp dụng đều phần nào đáp ứng được nhu cầu của
người dân về lương thực hay thu nhập ở mức nhất định.
Trung tâm Đánh giá đất
22
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất”
Bảng 6 : Mô tả các loại hình sử dụng đất
Kiểu sử dụng đất
Gia Lai Kon Tum Đắk Lắk Lâm Đồng Đắk Nông Toàn vùng
Diện tích
(ha)
Phân bố
Diện tích
(ha)
Phân bố
Diện tích
(ha)
Phân bố
Diện
tích (ha)
Phân bố
Diện tích
(ha)
Diện tích
(ha)
Chuyên lúa
31.998 7.000 27.115
9.22
3

2.547 77.883
Lúa đông xuân - Lúa
hè thu
31.998
Phú Thiện, Ia Pa,
Đăk Đoa, Chư Sê
7.000
Đắk Hà, Đắk Glei,
Kon Plong, Ngọc
Hồi
27.115
Lắk, Krong Bong,
Krong Ana , Buôn Ma
Thuột
6.33
7
Tại tất cả các huyện trừ
Bảo Lâm
2.547 74.997
Lúa xuân - Lúa hè thu
- Lúa mùa
2.88
6
Chỉ có 3 huyện Đạ
Huoai, Đạ Terh, Cát
Tiên
2.886
Lúa - màu
13.788 10.594 27.336
14.30

0
5.917 71.935
Lúa xuân - Lúa hè thu
- Khoai lang đông
2.159
Đắk Hà, Đắk Glei,
Kon Plong, Ngọc
Hồi, Tp Kon Tum
8.654 Krong Pắk, Krong Ana 10.813
Lúa xuân - Lúa hè thu
- Ngô đông
4.187
Đắk Hà, Đắk Glei,
Kon Plong, Ngọc
Hồi, Tp Kon Tum
11.027 Krong Pắk, Krong Ana 15.214
Lúa ĐX - Lúa Hè Thu
- lạc

17
8
Tại 3 huyện Đạ Huoai,
Đạ Terh, Cát Tiên
178
Rau - Lúa Hè Thu -
ngô đông

2.92
3
Tại 3 huyện Đạ Huoai,

Đạ Terh, Cát Tiên
2.923
khoai tây - Lúa mùa a
3.88
6
Rải rác tại tất cả các
huyện
3.886
Ngô - Lúa mùa 6.078
Mang Yang, Kông
Chro, Krông Pa

1.68
9
Rải rác tại tất cả các
huyện
7.767
Lúa đông xuân - Lạc
hè thu
1.292
Chư Pr ông, Đức Cơ,
Chư Păh
2.145
Đắk Hà, Đắk Glei,
Kon Plong, Ngọc
Hồi, Tp Kon Tum
3.284 Krong Pắk, Krong Ana 780 7.501
Lúa đông xuân - Đậu
tương hè
4.059

Phú Thiện, Ia Pa,
Đăk Đoa
2.102
Đắk Hà, Đắk Glei,
Kon Plong, Ngọc
Hồi, Tp Kon Tum
4.374 Krong Pắk, Krong Ana 2.164 12.699
Loại khác 2.359 2.973 5.332
Trung tâm Đánh giá đất
23
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất”
Kiểu sử dụng đất
Gia Lai Kon Tum Đắk Lắk Lâm Đồng Đắk Nông Toàn vùng
Diện tích
(ha)
Phân bố
Diện tích
(ha)
Phân bố
Diện tích
(ha)
Phân bố
Diện
tích (ha)
Phân bố
Diện tích
(ha)
Diện tích
(ha)
Chuyên lúa

31.998 7.000 27.115
9.22
3
2.547 77.883
Lúa đông xuân - Lúa
hè thu
31.998
Phú Thiện, Ia Pa,
Đăk Đoa, Chư Sê
7.000
Đắk Hà, Đắk Glei,
Kon Plong, Ngọc
Hồi
27.115
Lắk, Krong Bong,
Krong Ana , Buôn Ma
Thuột
6.33
7
Tại tất cả các huyện trừ
Bảo Lâm
2.547 74.997
Lúa xuân - Lúa hè thu
- Lúa mùa
2.88
6
Chỉ có 3 huyện Đạ
Huoai, Đạ Terh, Cát
Tiên
2.886

Chuyên
màu và cây
CNNN
130.277 47.527 99.432
34.44
7
36.257 347.940
Lạc xuân - Đậu tương
hè - khoai lang đông
427
Đăk Pơ, Phú Thiện,
Kông Chro
4.118
Lạc xuân - Đậu tương
hè - Ngô đông
709
Chư Sê, An Khê, Ia
Grai
11.023
Lạc xuân - Vừng -
Khoai lang đông
556
Chư Sê, Chư Prông,
Đăk Pơ
8.102
Đậu tương - Vừng -
Ngô
2.593
Kbang, Đăk Đoa,
Đức Cơ

10.814
Đậu tương xuân -
Khoai lang
7.856
Lạc xuân - Khoai lang
Kon Plong, Đắk Hà,
Ngọc Hồi, Đắk Lei,
Đắk Tô, Tp Kon
Tum
9.354
CưM'Ga, Ea Kar, Krong
Búk, Krong Pắk
13.899
8.130
CưM'Ga, Ea Kar, Krong
Búk, Krong Pắk
6.450 26.312
7.690
CưM'Ga, Ea Kar, Krong
Búk, Krong Pắk
10.387 26.735
5.670
CưM'Ga, Ea Kar, Krong
Búk, Krong Pắk
1.53
4
Rải rác tại tất cả các
huyện
20.611
8.780

CưM'Ga, Ea Kar, Krong
Búk, Krong Pắk
8.750 25.386
2.035 2.035
Lạc xuân-Vừng 0
Đậu xanh - sắn (trồng
xen)
478 Krông Pa, Chư Păh 478
Chuyên rau (3 vụ rau) 77.738
An Khê, huyện Đăk
Pơ, Kbang, Kông
Chro, Chư Sê
6.245 12.160
CưM'Ga, Ea Kar, Krong
Búk, Krong Pắk
20.35
1
Đức Trọng, Đơn
Dương, Bảo Lộc,Đà
Lạt
5.540 122.034
Hoa
1.08
5
Đà Lạt, Đơn Dương,
Đức Trọng, Lạc Dương
150 1.235
Cây công nghiệp
ngắn ngày
31.336 2.283 47.682

CưM'Ga, Ea Kar, Krong
Búk, Krong Pắk
1.32
0
Tập trung tại Đạ Terh,
Đạ Huoai và
một diện tích nhỏ tại
Cát Tiên, Lâm Hà
82.621
Loại khác (Cà chua,
hành, tỏi, ớt,...)
16.440
2.32
5
Rải rác tại tất cả các
huyện
2.945 21.710
Trung tâm Đánh giá đất
24
Báo cáo chuyên đề: “Đánh giá tác động của thực trạng sử dụng đất vùng Tây Nguyên đến quá trình hình thành và thoái hóa đất”
Kiểu sử dụng đất
Gia Lai Kon Tum Đắk Lắk Lâm Đồng Đắk Nông Toàn vùng
Diện tích
(ha)
Phân bố
Diện tích
(ha)
Phân bố
Diện tích
(ha)

Phân bố
Diện
tích (ha)
Phân bố
Diện tích
(ha)
Diện tích
(ha)
Chuyên lúa
31.998 7.000 27.115
9.22
3
2.547 77.883
Lúa đông xuân - Lúa
hè thu
31.998
Phú Thiện, Ia Pa,
Đăk Đoa, Chư Sê
7.000
Đắk Hà, Đắk Glei,
Kon Plong, Ngọc
Hồi
27.115
Lắk, Krong Bong,
Krong Ana , Buôn Ma
Thuột
6.33
7
Tại tất cả các huyện trừ
Bảo Lâm

2.547 74.997
Lúa xuân - Lúa hè thu
- Lúa mùa
2.88
6
Chỉ có 3 huyện Đạ
Huoai, Đạ Terh, Cát
Tiên
2.886
Cây hàng
năm trên đất
dốc
116.400 32.394 53.054
17.51
9
50.350 269.717
Lúa nương 11.880 Chư Păh, Chư Prông 5.561
Sa Thầy, Ngọc Hồi,
Đắk Hà, Đắk Tô
5.619
Sắn 60.970
Krông Pa, An Khê,
Mang Yang, Đăk Pơ,
Ia Pa
17.892
Sa Thầy, Ngọc Hồi,
Đắk Hà, Đắk Tô
25.600
Ngô nương 43.550 Kông Chro, Kbang, 8.810
Sa Thầy, Ngọc Hồi,

Đắk Hà, Đắk Tô
21.835
Ea H'Leo, Ea Súp
51
0
Tập trung chủ yếu tại Di
Linh, Đam Rông, Lạc
Dương
1.400 24.970
3.60
0
Chủ yếu tại Đam Rông,
Cát Tiên, Đạ Terh, Đạ
Huoai, Đức Trọng
21.500 129.562
13.40
9
Phần lớn tại Đức Trọng,
Di Linh, Đam Rông, và
Lâm Hà
27.450 115.054
Cây ăn quả
3.201 2.656 10.770
10.33
6
15.932 42.895
Nhãn 0
Hồng 0
Cam, quýt 1.350 1.350
Sầu riêng 2.870

Ea H'Leo, Krong Búk,
Tp Buôn Ma Thuột,
Krong Pắk, Buôn Đôn
5.25
0 DĐạ Huoai, Đạ Tẻh
645 8.765
Bơ 3.015
Ea H'Leo, Krong Nang,
Ea Kar, M'Đrắk
3.05
5
Đức Trọng, Di Linh,
Bảo Lộc, Bảo Lâm, nhất
là ở Bảo Lộc.
6.070
Xoài 1.300
Yaun Pa, Mang
Yang, Chư Păh, An
Khê, Chư Sê
434 4.885 Lắk, Krong Bong 6.619
Măng cụt

300 300
Chanh dây 950 950
Loại khác 1.901
Kbang, Chư Sê, Ia
Pa
1.50
0
Dran (Đơn Dương) và

Xuân Trường, Xuân
Thọ (Đà Lạt)
12.687 16.088
Trung tâm Đánh giá đất
25

×