Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Performance coaching vi version 2 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.48 KB, 3 trang )



QUY TRÌNH HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN ĐẠT
ĐỈNH CAO NĂNG LỰC
BƯỚC 1
BƯỚC 2
BƯỚC 3
BƯỚC 4
BƯỚC 5
BƯỚC 6
BƯỚC 7
XÁC ĐỊNH ĐIỂM CẦN
HUẤN LUYỆN
HÌNH DUNG KẾT QUẢ
MONG MUỐN
CUNG CẤP
NGUỒN LỰC
LUYỆN TẬP & PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG
CỦNG CỐ KẾT QUẢ
KHEN THƯỞNG
THIẾT LẬP THÁI ĐỘ
ĐÚNG ĐẮN
Copyright © 2008 Dale Carnegie & Associates, Inc. All rights reserved. www.dalecarngie.com.vn
BƯỚC 1 BƯỚC 2 BƯỚC 3
XÁC ĐỊNH ĐIỂM CẦN
HUẤN LUYỆN
HÌNH DUNG KẾT QUẢ
MONG MUỐN
THIẾT LẬP THÁI ĐỘ
ĐÚNG ĐẮN


• Có 6 trường hợp khác nhau mà bạn cần xác
định điểm cần huấn luyện:
1. Bạn xác định điểm cần huấn luyện cho một
người khác
2. Một người nào đó xác định điểm cần huấn
luyện cho bản thân họ
3. Khách hàng, nhà cung cấp hay một đối tác
bên ngoài bất kỳ cho thấy một điểm cần thay
đổi
4. Bạn xác định được những kỹ năng mới cần
có cho nhóm của mình
5. Một tình huống vô tình cho thấy những
điểm cần huấn luyện
6. Một công cụ đánh giá xác định một nhu cầu
huấn luyện cần có cho sự phát triển của một
người nào đó.
• Những cơ hội khác nhau này có thể được nảy
ra do nhu cầu mới, công việc mới cần những
kỹ năng mới, hay do sau quá trình nhìn nhận
lại kết quả hoặc được rút ra khi mắc phải một
sai phạm nào đó, v.v…
• Nhiều cơ hội ập đến với nhóm làm việc của
bạn. Lúc này, biết ưu tiên lựa chọn là điều
vô cùng cần thiết để không khiến mọi người
bị áp lực.
• Liệt kê ra những cơ hội mà bạn thấy được
cho bản thân và những người khác trong
công việc. Bạn có phải là người cần đứng ra
để chỉ rõ những nhu cầu này ? Đâu là cách
tốt nhất để làm điều đó?

Một khi cơ hội đã được xác định, tận dụng thời
gian hình dung tình huống sẽ như thế nào nếu
mọi bước đã được hoàn tất. Đây là bước mà
nhiều người bỏ qua hoặc không thực hiện rõ
ràng, gây ra sự mơ hồ, hiểu sai, và có thể dẫn
đến thất bại.
Một trong những điểm quan trọng trong việc
huấn luyện là phải định hình một tầm nhìn
hoặc mục tiêu cuối cùng muốn nhắm đến. Nếu
không thì dễ dẫn đến lạc hướng trong việc nhận
biết sự quan trọng của những thay đổi cần thiết.
Làm cách nào để hình dung ra được bức tranh
tổng thể của những điều nên có là trọng tâm
trong bước này.
Những người với một tầm nhìn rõ ràng về kết
quả cuối cùng của việc huấn luyện có xu hướng
nhanh chóng nhắm thẳng đến mục tiêu hơn
những người khác. Nhưng quan trọng hơn hết
là cả chuyên gia huấn luyện và người được huấn
luyện phải cùng xác định được mụcn tiêu. Nếu
không thì động lực để hành động sẽ mất đi.
Chúng ta sẽ tập trung vào động lực và nhiều
hơn ở bước kế tiếp của quy trình huấn luyện,
nhưng bước hình dung kết quả này là nơi khởi
đầu của phương hướng hành động và
động lực.
Biết rõ về một đối tượng sẽ giúp chúng ta nhanh
chóng biết được chúng ta đã tìm được một ứng
cử viên thích hợp cho vị trí công việc cụ thể
chưa và làm cách nào để tạo động lực cho họ

phát triển. Đây là một phần quan trọng của
quá trình huấn luyện hiệu quả. iếu bước này
chúng ta sẽ phí một khối lượng lớn về thời gian
chỉ để khắc phục những sai lầm phát sinh.
Chúng ta hay nghĩ rằng hầu hết mọi người đều
không thích sự thay đổi. Điều này không đúng
chút nào. Con người thường từ chối việc thay
đổi bản thân khi họ : 1) không thấy được sự
cần thiết phải thay đổi, 2) ngại thay đổi, hoặc
3) nghĩ rằng họ không có khả năng thay đổi.
Bất cứ lúc nào khi họ được yêu cầu thay đổi mà
không có sự hỗ trợ thì có nghĩa chúng ta tự tạo
ra những trở ngại. Trong Chương 4 chúng ta sẽ
tìm hiểu về những kỹ thuật hiệu quả giúp chúng
ta tạo ra môi trường khiến mọi người luôn được
thúc đẩy để giữ ở phong độ luôn ở mức cao.
Trong bước này, chúng ta tập trung vào một số
kỹ năng cần thiết cần xóa bỏ những rào cản và
thấu đáo tiến trình huấn luyện với ít trở ngại
hơn. Những kỹ năng cần có ở đây là :
• Kỹ năng lãnh đạo
• Kỹ năng giao tiếp
• Xây dựng lòng tin
• Đồng thuận và cam kết
BƯỚC 4 BƯỚC 5BƯỚC 5 BƯỚC 6
CUNG CẤP
NGUỒN LỰC
CỦNG CỐ
KẾT QUẢ
LUYỆN TẬP VÀ PHÁT

TRIỂN KỸ NĂNG
KHEN THƯỞNG
• Để một tiến trình huấn luyện được thành
công thì điều quan trong là phải tích lũy
sẵn những nguyên liệu cần thiết cho tiến
trình đó. Bao gồm cả thời gian và quan
trọng nhất là cam kết cá nhân để đạt được
mục tiêu của các bên liên quan.
• Những nguồn lực cần thiết khác bao gồm
tiền bạc, trang thiết bị, thông tin, sự đào
tạo, hỗ trợ, v.v…
• Phải đảm bảo rằng những nguồn lực luôn
sẵn sàng để đưa vào sử dụng. Không có gì
khó chịu bằng việc thực hiện công việc
khi mọi tiến trình chưa được chuẩn bị
đầy đủ. Điều này sẽ gây cho mọi người
cảm giác họ không được hỗ trợ để làm
tốt nhiệm vụ.
Việc đạt được những tiến bộ là rất tốt, tuy
nhiên nếu không có sự củng cố và giữ vững
thay đổi thì mọi người có thể sẽ bị lặp lại thói
quen cũ. Một trong những sai lầm lớn nhất
mà nhiều nhà quản lý thường mắc phải là
nghĩ rằng nếu ai đó biết cách làm một việc thì
họ sẽ làm việc đó. Sự thật là người ta thường
không làm những gì họ biết mà làm những gì
họ quen.
Một vài kỹ năng mà chúng ta cần phải phải có
để giúp củng cố kết quả huấn luyện là :
• Trao quyền, tạo điều kiện cho học viên

thực hành liên tục những gì đã học
• Cho phản hồi hiệu quả
• Luôn theo dõi ứng dụng
• Giải quyết những vấn đề khó khăn trong
thực hiện.
• Giải quyết những sai sót và giúp đỡ học
viên theo kịp tiến độ.
Khi các nguồn lực được chuẩn bị sẵn sàng
và những kỹ năng phù hợp được xác định,
hướng dẫn và minh họa thì đó là lúc học
viên cần luyện tập và áp dụng kiến thức đã
được học. Để kiến thức được phát triển thành
kỹ năng hiệu quả, chúng ta phải rèn luyện
và hoàn thiện kỹ năng đó với sự hỗ trợ của
các chuyên gia huấn luyện, để đảm bảo rằng
chúng ta đang rèn luyện một kỹ năng mới chứ
không phải là thói quen cũ. Việc rèn luyện
sẽ giúp cho chuyên gia huấn luyện nhận biết
được điểm mạnh và những cơ hội phát triển
tiếp theo. Một vài điều cần được chú ý trong
quá trình này là:
• Làm cách nào để động viên người khác
thành công
• Khi nào cần giám sát chặt chẽ và khi nào
thì cần thả lỏng
• Làm thế nào để học viên luôn có trách
nhiệm với sự tiến bộ của bản thân
Một trong những cách tốt nhất để bảo đảm
sự phát triển là khen thưởng nỗ lực đó. Người
ta sẽ thực hiện nhiều hơn những hành động

được nhìn nhận và khen thưởng. Và một khi
được lặp đi lặp lại nhiều lần thì những hành
động đó sẽ trở thành thói quen. Có rất nhiều
ý kiến về cách khen thưởng và chúng tôi đã
điểm qua một vài những cách hiệu quả nhất
trong những bước ở trên.
Sự thay đổi ban đầu sẽ luôn gây cảm giác
không thoải mái. Đó chính là lý do tại sao
người ta thường quay trở lại thói quen cũ nếu
hành vi mới không được củng cố hay nhìn
nhận. Đó là lí do tại sao thói quen luôn mạnh
hơn kiến thức. Để đảm bảo sự thay đổi được
nhanh chóng thực hiện và được duy trì lâu dài
thì sự tán dương và khen thưởng là vô cùng
quan trọng.
Một số những kỹ năng mà chúng tôi đưa vào
cho bước này là :
• Nhìn nhận điểm mạnh và khen thưởng
thành tựu
• Phương pháp phản hồi tích cực
• Giữ uy tín và ảnh hưởng trong quá trình
huấn luyện
Để có được những thông tin chi tiết hơn về những giải pháp phát triển năng lực lãnh đạo của Dale Carnegie nhằm
giúp bạn có được những kỹ năng lãnh đạo vượt trội và đạt được những đột phá trong công việc, hãy truy cập vào
website:
www.dalecarnegie.com/leadership

×