Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết học Platon trong triets học hy lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.6 KB, 7 trang )

Ôn tập Lịch sử Triết học 2012
CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA ĐƯỜNG LỐI TRIẾT HỌC CỦA ĐÊMÔCRÍT VÀ
ĐƯỜNG LỐI TRIẾT HỌC PLATÔN TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
-*-
Tư tưởng triết học ra đời rất sớm ở Hy Lạp cổ đại, nhưng với tư cách là một hệ
thống (một nền) triết học hoàn chỉnh, nó xuất hiện khoảng thế kỷ VII đến đầu thế kỷ
VI tr.CN. Do sự phát triển của kinh tế, nên sự phân công lao động diễn ra khá sâu sắc.
Điều này đã góp phần hình thành tầng lớp trí thức. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy
sự phát triển của khoa học nói chung và triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng. Chính cuộc
đấu tranh giữa chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc đã là những điều kiện chính trị quan
trọng cho cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học
Hy Lạp cổ đại nói riêng cũng như sự ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
nói chung. Cuộc đấu tranh giữa hai đường lối triết học duy vật và duy tâm của
Đêmôcrít với đường lối triết học duy tâm thần bí của Platôn là cuộc đấu tranh điển
hình trong lịch sử triết học, thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: bản thể luận,
nhận thức luận, lôgic học, đạo đức học và chính trị - xã hội.
Đêmôcrít (460 – 370 tr.CN) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô dân chủ ở
Hy Lạp. Ông am hiểu toán học, vật lý học, sinh vật học cũng như mỹ học, ngôn ngữ
học và âm nhạc... Ông được Mác và Ăngghen coi là bô óc bách khoa đầu tiên của
người Hy Lạp cổ đại.
Đêmôcrít là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cổ đại. Thuyết nguyên tử là
cống hiến nổi bật của ông đối với chủ nghĩa duy vật. Ngoài ra ông còn có nhiều đóng
góp quý giá về lý luận nhận thức. Triết học của ông thể hiện tinh thần của giới chủ nô
dân chủ có tư tưởng cấp tiến trong triết học Hy Lạp cổ đại. Hầu hết các tác phẩm của
ông đã bị tiêu hủy, các tư tưởng của ông đều được biết thông qua các nhà tư tưởng
khác, chẳng hạn một số tư tưởng trong Luận văn “Về bản chất con người”, “Bàn về
lôgic học”...
Platôn (427 – 347 tr.CN), xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở Aten,
là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại, người mà
Cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết học
của Platôn trong triết học Hy Lạp cổ đạiPage 1


Ôn tập Lịch sử Triết học 2012
theo Hêghen có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng, tới văn hóa tinh
thần của nhân loại. Ông là học trò của Xôcrát (470-399 tr.CN).
Ông để lại nhiều tác phẩm như: 34 thiên đối thoại và nhiều bức thư triết học
(Teitet, Timei, Parmenit). Đặc biệt tác phẩm “Nước cộng hòa” có vị trí đặc biệt quan
trọng trong triết học của ông.
1. Tư tưởng triết học cơ bản
1.1. Về bản thể luận: Tính quyết liệt và triệt để của cuộc đấu tranh này là cơ sở
cho những vấn đề khác.
Đêmôcrít (460 – 370 tr.CN) kiên định lập trường duy vật vô thần.
- Ông cho rằng, cội nguồn của thế giới là nguyên tử , là vật chất. Ông đã phát
triển thuyết nguyên tử của Lơxíp – người thầy của ông – lên trình độ mới.
+ Nguyên tử là hạt vật chất cực nhỏ, không phân chia được, không nhìn thấy
được, không màu, không mùi, không vị, không âm thanh và tồn tại vĩnh viễn.
+ Các nguyên tử đồng nhất về chất, chỉ khác nhau về lượng, hình thức (cấu
tạo), về tư thế (xoay trở) và về trật tự (kế tiếp).
+ Sự hình thành, tan rã và sự khác nhau của các sự vật, hiện tượng là do sự kết
hợp hay tách ra của các nguyên tử theo những cách thức khác nhau và phụ thuộc vào
sự khác nhau của các nguyên tử.
- Trong quan niệm về vũ trụ của ông cũng không có chỗ cho thần thánh. Trong
đó chỉ có những nguyên tử vận động theo những cơn lốc xoáy. Các nguyên tử cùng
loại cố kết với nhau làm thành những vòng lớp nguyên tử, càng nặng càng ở gần tâm,
càng nhẹ càng ở xa tâm. Đất, nước, lửa, không khí là những vòng ở trung tâm cơn lốc.
Từ đó hình thành các hành tinh và trái đất.
Nhìn chung ông có quan điểm duy vật khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết
học.
Đối lập với quan điểm của Đêmôcrít, Platôn (427 – 347 tr.CN):
- Về mặt bản thể luận theo Platôn vũ trụ này có hai thế giới là thế giới ý niệm
và thế giới của các sự vật cảm tính (hay cảm biết được bằng giác quan).
+ Đứng trên lập trường duy tâm thần bí, Ông khẳng định rằng, bản nguyên của

thế giới là “thế giới ý niệm”, mà ông gọi là “những ý tưởng có trước”, một thế giới
Cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết học
của Platôn trong triết học Hy Lạp cổ đạiPage 2
Ôn tập Lịch sử Triết học 2012
trừu tượng, bất biến, tĩnh tại, đông lạnh, không có sự sống. Chỉ có chúng mới tồn tại
chân thực.
+ Linh hồn là do thánh tạo ra, có động cơ (“thần tình ái”) và mục đích rõ ràng.
Động cơ và mục đích đã khuyến khích các ý niệm vận động rồi in dấu ấn vào “không
tồn tại”, “hư vô” – cái mà ông gọi là “vật chất” – theo những “tương quan toán học”,
những “hòa điệu” khác nhau mà sinh ra giới tự nhiên – “thế giới các sự vật cảm tính”
muôn hình, muôn vẻ, xấu, đẹp khác nhau.
Ví dụ: từ ý niệm “nhà” sinh ra những cái nhà cụ thể. Từ ý niệm “cây” sinh ra
những cây cụ thể...
+ Theo V.I.Lênin: “thế giới ý niệm” chỉ là những khái niệm, phạm trù; là những
cái chung, được rút ra từ những sự vật riêng lẻ đã được Platôn tuyệt đối hóa đi, đem
đối lập, tách rời khỏi các sự vật cảm tính.
- Thế giới thứ hai, theo Platôn, thế giới các sự vật cảm tính chỉ là sản phẩm của
“thế giới ý niệm”, chỉ là “cái bóng” của chúng nên nó là “tồn tại không chân thực”. Vì
mọi cái trong nó luôn biến đổi, có sinh ra, có mất đi, nó chỉ là cái bóng của thế giới ý
niệm, do thế giới ý niệm quyết định. Ý niệm của Platôn như là khuôn mẫu để thế giới
các sự vật cảm tính mô phỏng theo.
Như vậy, ông đã có tư tưởng duy tâm khách quan về thế giới, cả hai thế giới
này theo ông đều là sản phẩm của thần.
1.2. Trong quan niệm về sự sống và con người:
- Đêmôcrít cho rằng: Sự sống và con người, theo ông, là kết quả tất yếu của tự
nhiên phát triển từ thấp đến cao: từ sự vật tới sinh vật, từ sinh vật tới con người. Con
người có linh hồn, còn sự vật không có linh hồn. Linh hồn của con người được cấu
tạo từ những nguyên tử hình cầu, giống như nguyên tử lửa vận động với tốc độ lớn.
Linh hồn mất đi cùng với sự chết của con người. Như vậy ông đã bác bỏ thuyết linh
hồn bất tử của tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platôn.

- Platôn (427 – 347 tr.CN) cho rằng: Bàn về sự sống của con người, Platôn
đưa ra thuyết linh hồn bất tử. Cơ thể con người do nước, lửa, không khí và đất tạo ra,
còn linh hồn do thần thánh ban nên bất tử. Nô lệ, theo ông không phải là con người,
chỉ là công cụ biết nói, không có linh hồn
Cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết học
của Platôn trong triết học Hy Lạp cổ đạiPage 3
Ôn tập Lịch sử Triết học 2012
Tuy trong học thuyết của Platôn chứa đựng ít nhiều yếu tố biện chứng chủ
quan, nhưng toàn bộ học thuyết của ông vẫn là hệ thống duy tâm khách quan, thần bí,
phản khoa học, phản tiến bộ.
1.3. Quan niệm về vận động:
- Tuy Đêmôcrít chưa tìm ra nguyên nhân của sự vận động và ông còn tách
không gian (“không tồn tại”) ra khỏi sự vật, nhưng ông đã cố gắng giải thích sự vận
động gắn với vật chất, vận động có động cơ tự thân của nguyên tử, còn không kian là
điều kiện của vận động. Kết luận của ông cho rằng thế giới là sự thống nhất giữa tồn
tại của nguyên tử với không tồn tại (không gian) là một kết luận duy vật.
Dựa trên sự vận động của nguyên tử, Đêmôcrít đã khái quát được quy luật nhân
quả. Ông nói rằng: “tìm được cách giải thích hiện tượng theo nguyên nhân của nó còn
thích hơn chiếm được ngôi vua Ba tư”. Nhược điểm của ông là phủ nhận tính ngẫu
nhiên. Theo ông mọi cái đều là tất yếu, đều được quyết định sẵn theo nguyên nhân
của nó. Đó là bản chất quyết định luận mang màu sắc “định mệnh” của ông.
- Platôn đi tìm nguyên nhân của sự vận động ở lực lượng tinh thần, ở “thần tình
ái”, ở linh hồn: linh hồn thế giới làm cho vũ trụ vận động, còn linh hồn riêng biệt làm
cho sự vật vận động
Platôn đưa ra thuyết mục đích luận, cho rằng mọi sự vật được tạo ra phụ thuộc
vào mục đích của thần thánh.
2. Về nhận thức luận: Nếu Platôn vẫn đứng trên quan điểm duy tâm thì
Đêmôcrít lại phát triển nhận thức luận duy vật.
2.1. Đối tượng, mục tiêu của nhận thức
- Đêmôcrít: Đối tượng nhận thức là giới tự nhiên. Mục tiêu của nhận thức là

đạt tới bản chất của sự vật.
- Platôn: Đối tượng, mục tiêu của nhận thức là “thế giới ý niệm”
2.2. Mối quan hệ giữa hai giai đoạn của quá trình nhận thức (cảm tính và
lý tính)
- Theo Đêmôcrít, trình độ nhận thức cảm tính (mờ tối) tuy chỉ theo “dư luận”
nhưng là cơ sở của trình độ nhận thức lý tính (nhận thức chân thực) qua các “Iđôlơ”.
Cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết học
của Platôn trong triết học Hy Lạp cổ đạiPage 4
Ôn tập Lịch sử Triết học 2012
“Iđôlơ” là “hình tượng” của sự vật được cảm giác. Nó cung cấp tài liệu để lý tính
nhận thức chân lý.
- Platôn lại tuyệt đối hóa nhận thức lý tính. Ông cho rằng, nhận thức cảm tính
chỉ là những “tưởng tượng”, những “kiến giải” về “cái bóng của ý niệm” nên nó
không chân thực. Chỉ có lý tính ở trình động “trực giác trí tuệ” mới thấy được “ý
niệm”, đó mới là chân thực.
“Trực giác trí tuệ” chính là quá trình hồi tưởng của linh hồn. Linh hồn nhớ lại
những gì nó đã thấy rõ khi tồn tại ở “thế giới ý niệm”, cái mà nó đã quên đi khi gia
nhập vào thể xác con người.
Để hồi tưởng tốt, phải đoạn tuyệt với thế giới cảm tính bằng cách nhắm mắt, bịt
tai và bằng phương pháp biện chứng (đialéctíc). Chỉ có những người có linh hồn ưu tú
mới thực hiện được.
Đialéctíc là phương pháp đàm thoại trực tiếp (đặt ra và trả lời các câu hỏi)
nhằm phát hiện ra mâu thuẫn của đối phương trên cơ sở đối chiếu những khái niệm
đối lập nhau. Phương pháp đàm thoại của Platôn tuy có một số yếu tố biện chứng,
nhưng nó là phương pháp biện chứng duy tâm, nó tách rời khỏi sự vật, chỉ hoàn toàn
sử dụng khái niệm với tư duy tư biện.
3. Về lôgic học: Hai ông đều có công phát triển lôgic học, nhưng trong đó có
sự đối lập về quan điểm rất rõ.
- Đêmôcrít: Coi lôgic là công cụ của nhận thức, nhấn mạnh phương pháp quy
nạp nhằm vạch ra bản chất của giới tự nhiên.

- Platôn: Xem xét lôgic xen kẽ với phép biện chứng duy tâm nhằm đạt tới “ý
niệm”, coi trọng phương pháp diễn dịch.
4. Về chính trị - xã hội
- Đêmôcrít là nhà triết học bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng đứng trên lập
trường của chủ nô dân chủ, có tiến bộ, chẳng hạn, ông đòi hỏi phải có luật thành văn
để quản lý xã hội. Ông kêu gọi các chủ nô phải đối xử với các nô lệ như các bộ phận
trên cơ thể con người.
Ông cũng đã phỏng đoán được nhu cầu là động lực phát triển của xã hội, tuy
nhiên, luận điểm này chưa được ông phát triển đầy đủ (chỉ là phỏng đoán).
Ông là người vô thần, cho rằng thần thánh là do nỗi sợ hãi của con người tạo ra.
Ông cho rằng, trong xã hội, con người phải biết sống vừa đủ, đúng mực, phải biết tu
Cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết học
của Platôn trong triết học Hy Lạp cổ đạiPage 5

×