Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hoạt động thanh tra – Công cụ quan trọng để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trườngx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.29 KB, 4 trang )

Hoạt động thanh tra – Công cụ quan trọng để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về
môi trường
ThS. Lương Duy Hanh – Chánh Thanh tra
Tổng cục Môi trường
Trong những năm qua, có nhiều vụ vi phạm pháp luật về môi trường xảy ra tại một số địa
phương trên cả nước gây bức xúc cho nhân dân, điển hình như vụ xả nước thải chưa qua xử lý
xuống sông Thị vải của Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (Công ty Vedan); Công ty Cổ
phần Sonadezi Long Thành; Công ty TNHH Tân Phát Tài... Để xử lý, giải quyết những vụ vi phạm
trên theo đúng quy định của pháp luật, Bộ TN&MT đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát
phòng chống tội phạm về môi trường, các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương tăng
cường triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiêm môi trường nghiêm
trọng, nhằm đảm bảo tính răn đe của pháp luật và tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.
Những năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) của các tổ
chức, doanh nghiệp ngày càng tinh vi, gia tăng, diễn biến phức tạp, gây ra những tác động tiêu cực
đến môi trường và đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Vì việc chấp hành pháp luật về BVMT
ngày càng trở nên quan trọng. Trươc tình hình đó, Bộ TN&MT đã xác định cần phải đẩy mạnh
hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về BVMT, phát hiện và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm nhằm buộc các doanh nghiệp phải thay đổi thái độ trách nhiệm và hành vi đối với
công tác BVMT. Hàng năm, lực lượng thanh tra môi trường ở Trung ương đã phối hợp chặt chẽ
với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) và UBND các tỉnh, thành phố triển
khai thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp
(CCN) và doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt có những đợt trọng điểm và đột xuất khi có vụ việc
"nóng", hay phản ánh của người dân.
Trong 3 năm (từ 2009 - 2011), mỗi năm, lực lượng thanh tra môi trường đã tổ chức thanh tra
hàng trăm cơ sở và KCN, xử phạt hàng chục tỷ đồng, buộc các cơ sở vi phạm khắc phục hậu quả
theo quy định. Trong đó, có một số vụ việc nổi cộm, cụ thể như vụ của Công ty Vedan Việt Nam
(Long Thành, Đồng Nai) kéo dài trong nhiều năm qua, gây ô nhiễm nặng nề sông Thị Vải, gây bức
xúc cho người dân và dư luận trên cả nước. Năm 2008, trước những phản ánh của người dân địa
phương về việc Công ty Vedan xả nước thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải, làm ô nhiễm
nghiêm trọng khu vục hạ lưu của dòng sông, tác động lớn đến cuộc sống của hàng nghìn hộ dân
nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp tại 3 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ


Chí Minh, Bộ TN&MT đã tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành và bắt quả tang Công ty đang xả một
lượng lớn nước thải và dịch thải lỏng sau lên men chưa qua xử lý xuống sông. Kết quả kiểm tra
cho thấy, Công ty đã xả thải chất ô nhiễm gấp hàng nghìn lần quy chuẩn cho phép; đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về BVMT và buộc khắc phục hậu quả lên đến 1.001 tỷ đồng (phạt vi phạm
267.500.000 đồng; truy thu phí BVMT 127.268.067.520 đồng; chi phí khắc phục hậu quả vi phạm
33.187.516 USD; chi phí bồi thường thiệt hại cho người dân 218.949.043.262 đồng va chi phí điều
tra đánh giá 4.576.000.000 đồng. Đến nay, Công ty đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả vi
phạm, thực hiện các biện pháp khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường như: Lắp đặt và vận hành
liên tục hệ thống xử lý khí thải và nước thải đảm bảo đúng quy định; Các thông số đặc trưng được
ghi đo và lưu số liệu tại hệ thống quan trắc liên tục tự động; Thực hiện quản lý chất thải rắn và
chất thải nguy hại (CTNH) theo quy định. Vụ việc này đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ
trong dư luận, buộc doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường phải có trách nhiệm đối với những thiệt
hại do hành vi vi phạm pháp luật của họ gây ra. Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những tổ chức,
cá nhân coi thường công tác BVMT, vi phạm pháp luật và thông qua đó, góp phần tuyên truyền,
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về BVMT trong toàn xã hội.
Lợi dụng chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư của Nhà nước, thời gian qua, một số nhà
đầu tư đã xây dựng các dự án sản xuất, kinh doanh, nhưng không chú trọng đến công tác BVMT,
không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nhất là các nhà máy, cơ sở sản xuất trong các
KCN, CCN, khu chế xuất. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, nhưng vẫn
cố tình vi phạm, lén lút xả thải ra môi trường bằng những thủ đoạn rất tinh vi như xây dựng hệ
thống ngầm, được ngụy trang bằng hệ thống đạt tiêu chuẩn, rất khó phát hiện; hay thực hiện không
đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt... Câu chuyện của
Công ty Vedan là một ví dụ và mới đây lại có thêm 1 vụ vi phạm nữa bị phát hiện, được coi như là
vụ Vedan thứ 2, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đó là vụ việc vi phạm của Công ty CP
Sonadezi Long Thành (Công ty Sonadezi). KCN Long Thành do Công ty này làm chủ đầu tư xây
dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, hoạt động từ tháng 10/2003, với diện tích 488 ha. Lượng nước
thải của 65/66 doanh nghiệp (chủ yếu là ngành dệt, nhuộm) hoạt động trong KCN ước tính khoảng
7.959 m3/ngày/đêm, được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Hệ thống này
gồm 2 môđun, vói tổng công suất thiết kế 10.000 m3/ngày/đêm, nước thải sau xử lý sẽ chảy ra
rạch Bà Chèo, cuối cùng, chảy ra sông Đồng Nai. Trong vòng 2 năm (2009 - 2010), thanh tra Tổng

cục Môi trường đã 2 lần phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai và C49 tổ chức kiểm tra, thanh
tra việc xả thải của Công ty Sonadezi và đều phát hiện Công ty xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 2 đến dưới 5 lần, với lượng nước thải trên 5.000 m3/ngày đêm. Hơn nữa, Công ty còn thực
hiện không đúng như nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Thanh tra môi trường đã ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT đối với Công ty, với số tiền là 75 triệu
đồng và yêu cầu Công ty phải lắp đặt hệ thống quan trắc liên tục, tự động một số thông số ô nhiễm
đặc trưng như: pH, COD, cặn lơ lửng, amonia... bảo đảm nước thải sau xử lý đạt QCVN, nhưng
Công ty vẫn cố tình không chấp hành.
Tiếp đó, ngày 4/8/2011, lực lượng cảnh sát môi trường đã kiểm tra đột xuất và phát hiện Nhà
máy xử lý nước thải của KCN Long Thành xả nước thải không đạt quy chuẩn cho phép, gây ô
nhiễm rạch Bà Chèo. Theo kết quả phân tích mẫu nước thải của C49, mẫu nước thải sau xử lý của
Công ty vào hồ hoàn thiện có COD vượt 4,77 lần; BODs vượt 4,77 lần; màu vượt 8,4 lần; Fe vượt
10,9 lần... Mẫu nước thải tại hồ sinh thái có: COD vượt 3,49 lần; BODs vượt 3,51 lần; màu vượt
hơn 8,11 lần; Fe vượt 6,098 lần... và C49 đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty số
tiền là 405 triệu đồng. Hiện C49 đang tiếp tục điều tra, làm rõ các vi phạm của Công ty để xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật.
Có thể nói, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường đã đem lại những hiệu quả
tích cực, giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp. Qua công tác thanh tra,
kiểm tra, các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT dù được che giấu tinh vi đến đâu cũng sẽ bị
phát hiện và xử lý nghiêm minh. Các hoạt động thanh tra, giám sát môi trường đóng vai trò hết sức
quan trọng, một mặt giúp doanh nghiệp kịp thời chấn chỉnh sản xuất, kinh doanh và thực hiện
nghiêm Luật BVMT, đồng thời, giúp cơ quan quản lý môi trường địa phương nắm rõ diễn biến
môi trường, từ đó, tìm ra biện pháp khắc phục. Trong mấy năm qua, nhiều sai phạm của các doanh
nghiệp đã bị phanh phui, phát hiện và xử lý kịp thời, việc đấu tranh với những hành vi vi phạm
pháp luật đó có sức lan tỏa, tạo được hiệu ứng lớn và nhận được sự đồng tình của đông đảo người
dân. Có thể kể đến một số vụ việc như: Công ty TNHH nhà máy tàu biển Huyndai -Vinashin,
Công ty TNHH Miwon, Công ty TNHH Tung Kuang tại Hải Dương...
Theo báo cáo của Thanh tra Tổng cục Môi trường, từ năm 2009 - 2010, lực lượng thanh tra
môi trường đã tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với 1.268 cơ sở và KCN trên phạm vi cả nước, đã
kiến nghị xử phạt trên 30 tỷ đồng và buộc các doanh nghiệp vi phạm khắc phục hậu quả theo quy

định. Năm 2011, trước tình hình vi phạm pháp luật về môi trường ngày càng gia tăng với mức độ
nghiêm trọng hơn, Bộ TN&MT đã chỉ đạo phải tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra về
BVMT trên cả nước và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bộ đã triển khai 5 Đoàn
thanh tra tại 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 375 cơ sở và KCN; lập biên bản 154 cơ
sở vi phạm, xử phạt tổng số tiền là 22 tỷ đồng; phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra liên ngành đối
với 66 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, lập biên bản xử phạt 35 cơ sở vi phạm với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng.
Những năm gần đây, việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường ngày một khó
khăn hơn, với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi lực lượng thanh tra môi trường phải củng
cố năng lực, áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực
lượng cảnh sát môi trường để thực thi pháp luật, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
pháp luật về môi trường. Kết quả thanh tra, kiểm tra đã nói lên một điều, nhiều doanh nghiệp chưa
nhận thức đúng đắn về công tác BVMT, cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật, tình trạng
gây ô nhiễm môi trường và vi phạm các quy định của pháp luật về BVMT vẫn còn diễn ra. Đây
không phải là những hành vi mới phát sinh trong thời gian vừa qua, nó đang diễn ra và được che
đậy dưới nhiều hình thức tinh vi. Và tất nhiên, để phát hiện được hành vi vi phạm một cách tinh vi
của doanh nghiệp, không phải là kết quả của một hoặc hai đợt kiểm tra, thanh tra mà là sự tổng
hợp của cả một quá trình: từ những thông tin dấu hiệu nghi vấn đầu tiên được phát hiện, đến việc
theo dõi, giám sát và cuối cùng là bắt quả tang. Ví dụ, vụ việc xảy ra mới đây của Công ty TNHH
Tân Phát Tài (Đồng Nai) cho thấy những thủ đoạn, mánh lới hết sức tinh vi, gây nhiều khó khăn
cho công tác thanh tra môi trường. Lĩnh vực hoạt của Công ty Tân Phát Tài là kinh doanh phế liệu,
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải thông thường và chất thải nguy hại (CTNH). Theo báo cáo
của UBND tỉnh Đồng Nai, trong 3 năm gần đây, Công ty Tân Phát Tài đã tiếp nhận khoang 17.000
tấn CTNH các loại, trong đó có khoảng 1.000 tấn CTNH của 15 mã số không được phép xử lý,
tiêu hủy. Bộ TN&MT đã phối hợp cùng UBND tỉnh Đồng Nai kiểm tra Công ty, bước đầu, những
sai phạm của Công ty Tân Phát Tài đã được xác định: Đó là, trong quá trình hoạt động, Công ty đã
không thực hiện đúng Giấy phép quản lý CTNH do Tổng cục Môi trường cấp; không báo cáo
Tổng cục và Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai về việc lưu giữ tạm thời CTNH tại 3 Kho J250 thuộc
Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng); không thục hiện đúng các quy định về quản lý CTNH. Theo
báo cáo của đợt kiểm tra, Công ty có hành vi vi phạm do vận chuyển 23 thùng phuy dầu nhớt thải,

mà Công ty mua gom từ các doanh nghiệp khác, nhưng không xử lý, mà bán ra ngoài thị trường.
Bên cạnh đó, Công ty còn vận chuyển trái phép 4.500 kg nước thải có chứa thành phần nguy hại.
Cơ quan luật pháp còn phát hiện Công ty lưu giữ trái phép hem 1.000 tấn CTNH như mùn da, bột
da, nước hóa chất, bùn thải...
Ngày 8/7/2011, Bộ TN&MT đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức
năng của tỉnh Đồng Nai và cơ quan khoa học có liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm đối với Công ty
theo đúng quy định. Trong đó, đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty; tạm thời
đình chỉ hoạt động thu gom CTNH của Công ty từ các chủ nguồn thải, cho đến khi xử lý xong các
CTNH tồn đọng, đồng thời buộc Công ty xử lý CTNH tồn đọng đến hết ngày 31/3/2012. Đến nay,
cơ bản Công ty đã khắc phục xong các vi phạm.
Nhìn chung, từ khi Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực (ngày 1/7/2011), dưới dự chỉ đạo
đúng đắn của lãnh đạo Tổng cục Môi trường, công tác thanh tra, kiểm tra đã có nhiều chuyển biến
tích cực, hoàn thành các mục tiêu đặt ra, bám sát tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, góp phần
phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên nhiều lĩnh vực. Kết quả thanh tra đã chỉ ra
được những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về BVMT, đồng thời, kiến nghị cấp có thẩm
quyển sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cho phù họp với thực tiễn,
chỉ ra những sai sót trong công tác quản lý môi trường tại địa phương như việc phân bổ kinh phí
chi sự nghiệp môi trường của một số tỉnh, thành phô chưa đúng quy định và còn nhiều tỉnh sử
dụng kinh phí không đúng nội dung chi, phân bổ thấp hơn Ì % chi ngân sách địa phương...
Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp vẫn cho rằng BVMT là công việc của Nhà nước
và không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam để trốn
tránh trách nhiệm BVMT. Theo tính toán, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh lãi được 10 đồng
nhưng không quan tâm vấn đề BVMT, thì sau đó chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường phải tiêu
tốn gấp 10 lần hiệu quả kinh tế thu được. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận nên
muốn doanh nghiệp có ý thức hơn về BVMT, điều cần thiết là phải làm sao để doanh nghiệp nhận
thấy rằng nếu thực hiện các biện pháp BVMT, bản thân doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi.
Vì vậy, bên cạnh các biện pháp hành chính, các chế tài tài chính thông qua hình thức thu phí,
thuế BVMT, xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVMT thì các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xử lý môi
trường (về vốn, công nghệ xử lý chất thải...)... cần được nghiên cứu để có thể áp dụng một cách
hiệu quả. Đặc biệt là phải tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc

chấp hành pháp luật về BVMT, đây là một yêu cầu hết sức cấp bách hiện nay. Từ đó, góp phần
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của các doanh nghiệp, từng bước cải thiện chất
lượng môi trường của người dân, đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững đất nước.
TCMT 05/2012

×