Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tách chiết hóa học và đánh giá hoạt tính sinh học một số đối tượng thuộc họ Na (Annonaceae) và họ Sim (Myrtaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 52 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Tách chiết hóa học và đánh giá hoạt tính sinh học một số đối tượng thuộc họ
Na (Annonaceae) và họ Sim (Myrtaceae)
Người hướng dẫn : PGS.TS. Lê Mai Hương
Sinh viên thực hiện : Hà Văn Thịnh
Lớp : 06-01
Hà Nội-2010
Khoa công nghệ sinh học
1
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………… 2
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH
SINH HỌC TỪ THỰC VẬT ……………………………………… 2
1.2. HỌ NA (ANONACEAE) …………………………………………… 5
1.2.1. Đặc điểm thực vật họ Na (Annonaceae) ……………………… 5
1.2.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học của họ Na … 6
1.2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới ……………………… 6
1.2.2.2. Những nghiên cứu trong nước …………………………11
1.3. HỌ SIM (MYRTACEAE) ……………………………………………16
1.3.1. Đặc điểm thực vật của họ Sim (Myrtaceae) ………………… 16
1.3.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học của họ Sim… 17
1.3.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới ……………………….17
1.3.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước …………………… 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… 23


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………… 23
2.1.1. Mẫu cây …………………………………………………… 23
2.1.2. Các chủng vi sinh vật kiểm định 23
2.1.3. Dòng tế bào 23
2.2. NGUYÊN LIỆU 24
2.2.1. Hoá chất, dụng cụ 24
2.2.2. Thiết bị 24
2.2.3. Môi trường 25
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.3.1. Phương pháp xử lý mẫu và tách chiết sơ bộ 26
Khoa công nghệ sinh học
2
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
2.3.2. Các phương pháp thử hoạt tính sinh học 27
2.3.2.1. Phương pháp thử hoạt tính kháng VSVKĐ 27
2.3.2.2. Phương pháp thử khả năng gây độc tế bào 28
2.3.2.3. Phương pháp thử hoạt tính chống oxy hoá 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. KẾT QUẢ TÁCH CHIẾT VÀ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC SƠ BỘ
CÁC DỊCH CHIẾT TỪ CÁC MẪU THỰC VẬT
HỌ NA VÀ HỌ SIM 33
3.1.1. Kết quả tách chiết hóa học các mẫu thực vật từ họ Na
và họ Sim 33
3.1.2. Hoạt tính kháng VSVKĐ của các dịch chiết …………………… 34
3.1.3. Hoạt tính gây độc tế bào của các dịch chiết ……………………. 36
3.1.4. Hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết …………………… 37
3.2. KẾT QUẢ TÁCH CHIẾT PHÂN ĐOẠN VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH
SINH HỌC CÁC PHÂN ĐOẠN DỊCH CHIẾT METANOL CỦA MẪU
THỰC VẬT SV01 ………………………………………………… 39
3.2.1. Kết quả chiết phân đoạn dịch chiết metanol cửa mẫu SV01…….39

3.2.2. Hoạt tính kháng VSVKĐ các phân đoạn dịch chiết
metanol mẫu SV01 ……………………………………………. 41
3.2.3. Hoạt tính gây độc tế bào các phân đoạn dịch chiết
metanol mẫu SV01 ……………………………………… ……. 42
3.2.4. Hoạt tính chống oxy hóa các phân đoạn dịch chiết
metanol mẫu SV1 ……………………………………………… 43
KẾT LUẬN ………………………………………………………………… 45
PHỤ LỤC ………………………………………………………………… 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………… 47
Khoa công nghệ sinh học
3
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
MỞ ĐẦU
Nguồn tài nguyên thực vật có chứa các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh
học ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Đây là nguồn dược liệu quý đầy tiềm
năng và triển vọng mang lại giá trị kinh tế xã hội rất lớn lao.
Ngày nay với sự phát triển của các ngành công nghệ sinh học, hoá học các
hợp chất thiên nhiên và dược học…. hàng chục ngàn hoạt chất có trong cây cỏ đã
được phát hiện, được nghiên cứu và chế biến làm thuốc chữa bệnh.
Họ Na và họ Sim đều là những loài thực vật quí và có khả năng sinh tổng
hợp và tích luỹ các chất có hoạt tính sinh học cao. Đã có các nghiên cứu khác
nhau về hoạt tính sinh học của các hợp chất từ hai họ này nhưng các nghiên cứu
trước đây vẫn chỉ là từng đối tượng cụ thể và rời rạc mà chưa có nghiên cứu tổng
thể. Để góp phần hoàn thiện bức tranh về các chất có hoạt tính sinh học từ hai họ
này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tách chiết hóa học và đánh giá
hoạt tính sinh học một số đối tượng thuộc họ Na (Annonaceae) và họ Sim
(Myrtaceae)” với mục đích:
 Điều tra, đánh giá sơ bộ hoạt tính sinh học các hợp chất từ các loài thực
vật thuộc họ Na và họ Sim.
 Đề xuất các biện pháp khai thác, sử dụng và bảo tồn nguồn gen cây bản

địa, đặc biệt là những loài quí hiếm và có giá trị dược liệu kinh tế cao.
Khoa công nghệ sinh học
4
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH
HỌC TỪ THỰC VẬT
Trong hàng loạt các hợp chất hữu cơ được sinh tổng hợp, chuyển hoá và
tích luỹ trong cơ thể thực vật, ta thường gặp một số hợp chất có những tác dụng
rất đặc biệt. Đó là những hợp chất có tác dụng chữa bệnh (như kháng virus,
kháng khuẩn, chông viêm, gây độc tế bào, kích thích hoặt ức chế hoạt động của
các mô, các tế bào sống…) và chúng thường được gọi là những “hợp chất có hoạt
tính sinh học” hoặc là những “hoạt chất”. [1]
Những hoạt chất thường gặp ở thực vật gồm: xơ thực vật, các acid hữu cơ,
dầu béo, tinh dầu, các chất nhựa, các hợp chất glucosid, các ancaloid, các vitamin
và các chất kháng sinh.
Do tính ưu việt về nhiều mặt của các hoạt chất tự nhiên từ thực vật nên
trên thế giới đã và đang nghiên cứu trước hết là các nước phát triển đang quay trở
lại nghiên cứu và ứng dụng các hoạt chất thiên nhiênvtừ thực vật, tạo ra các dược
phẩm có nguồn gốc từ thực vật. [1]
Hiện nay hầu hết các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các hợp chất có
nguồn gốc thực vật được ứng dụng trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh của
người và động vật tập trung vào các hướng:
+ Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
+ Ức chế sự nhân lên của các vi khuẩn, virus gây bệnh và khả năng kháng
viêm
+ Các hợp chất có khả năng tham gia vào các quá trình sinh hóa hạn chế một
số loại bệnh như tiểu đường, ngộ độc hóa chất v.v
+ Các hợp chất chống oxy hóa, hạn chế sự sản sinh các gốc tự do, hạn chế đột
biến gene

Khoa công nghệ sinh học
5
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
Nghiên cứu cấu trúc của các hợp chất có hoạt tính phòng và trị bệnh, làm
các chất dẫn đường cho việc tổng hợp các chất mới có hoạt tính tương tự hoặc
mạnh hơn hoạt tính của các hợp chất tự nhiên kết quả là các dược phẩm mới ra
đời. [29]
Theo đánh giá của tổ chức Y Tế thế giới (WHO) thì có tới 80% dân số thế
giới sử dụng cây thuốc cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và đặc biệt tỉ lệ này
rất cao đối với các nước nghèo và các nước đang phát triển chủ yếu ở các vùng
nông thôn. Theo các tài liệu thống kê thì có tới 50% các loại thuốc đã và đang
được sử dụng làm thuốc trên thế giới có nguồn gốc thực vật. Rất nhiều biệt dược
ở các nước công nghiệp đều phải nhập nguyên liệu từ các nước nhiệt đới. [6]
Nhiều hoạt chất từ cây cỏ đã và đang được ứng dụng làm thuốc và được
sản xuất ở nhiều nước như reserpin từ cây Ba gạc (Rawlfia serprantina),
vinblastin từ cây Dừa cạn (Catharanthus roseus), quinin từ cây Canh ki na
(Cinchona spp), diosgenin từ cây Củ mài (Dioscorea deltoidea Wall. Ex Knth)…
Gần đây nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa trị các loại bệnh hiểm
nghèo (chống ung thư, chống HIV, tăng hệ miễn dịch của cơ thể…) đã được phát
hiện từ thực vật như: taxol, 10-deacetyl baccatin từ các loại thông đỏ (Taxus
spp), Cepharanthin từ Bình vôi hoa đầu (Stephania cepharantha Hayata),
baicalin từ cây Thuẫn baican (Scutellaria baicalensis Georgi); các diterpen nhóm
ent-labdan, diterpen glucosid, dehydroandrographolip succinic acid monoester và
các dẫn suất từ loài Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata), và các hợp chất
AC-glycosylated favonoid, alternanthin, triterpen,α- spinasterol, β-spinasterol…
Từ một vài loài trong chi Rau dệu (Alternanthera spp), các chất nhóm curcumin
từ chi Nghệ (Curcuma L), hợp chất trichosanthin từ loài Qua lâu (Trichosanthes
kirilowii Maxim), protein bất hoạt ribosom (Ribosome-inactivating protein),
momordin I hoặc MAP30, 1 protein chống virut từ cây Mớp Đắng (Momordica
Khoa công nghệ sinh học

6
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
charantia L) và rất nhiều hợp chất tự nhiên khác có chứa ở nhiều loài thực vật.
[1]
Các hoạt chất trong giới thực vật đã và đang là vẫn đề hấp dẫn, thu hút sự
quan tâm đầu tư của các nước công nghiệp phát triển vào việc điều tra, nghiên
cứu, khai thác, phát triển, sản xuất chế biến kinh doanh.
Những năm gần đây, các cơ quan khoa học của Mỹ, và một số cơ quan
nghiên cứu ứng dụng của nhiều nước Châu Á đã tiến hành chương trình nghiên
cứu sàng lọc sinh học với 9.741 loài thực vật phân bố tại Đông Nam Á. Từ đó
xác định được 2000 loài thực vật thuộc chừng 200 họ chứa các hoạt chất kháng
ung thư. Các nghiên cứu trên cũng đã thực hiện thử nghiệm hoạt tính kháng HIV
của khoảng 3000 mẫu thuộc khoảng 700 loài thực vật có trong khu vực Đông
Nam Á.
Đa dạng sinh học nói chung và đa dạng nguồn tài nguyên thực vật chứa
các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học nói riêng là tiềm năng to lớn của các
nước nhiệt đới cũng như của vùng Đông Nam Á. Song hầu hết các nước có
nguồn tài nguyên thực vật phong phú lại là các nước nghèo và kém phát triển
hoặc đang phát triển. Các nước công nghiệp, các nước giàu tuy ít nguồn gen
nhưng lại có lợi thế về công nghệ và tài chính. Do đó đẻ bảo tồn và sử dụng bền
vững đa dạng sinh học, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của các cộng đồng dân tộc
có nguồn tài nguyên, nhiều quốc gia đã và đang quan tâm đến việc ban hành “
Pháp luật về tiếp cận và chia sẻ lợi ích nguồn gen sinh vật”. thiết tưởng đây cũng
là vấn đề cần thiết phải được đặt ra đối với đất nước ta trong giai đoạn hiện nay
cũng như về lâu dài. [1]
Khoa công nghệ sinh học
7
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
1.2. HỌ NA (ANONACEAE)
1.2.1. Đặc điểm thực vật họ Na (Annonaceae)

Họ Na Phân loại khoa học
Na (Annona squamosa)
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng) Magnoliidae
Bộ (ordo): Magnoliales
Họ (familia): Annonaceae
Họ Na (Annonaceae) còn được gọi là họ Mãng cầu, là một họ thực vật có
hoa bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi hay dây leo. Theo A. L. Takhtajan
(1987) thì họ Na ở trên thế giới gồm có khoảng 2.300 đến 2.500 loài trong 120 -
130 chi, đây là họ lớn nhất của bộ Mộc lan (Magnoliales) Họ này sinh trưởng chủ
yếu ở vùng nhiệt đới, và chỉ có một ít loài sinh sống ở vùng ôn đới. Khoảng 900
loài ở Trung và Nam Mỹ, 450 loài ở châu Phi, và các loài khác ở châu Á.
Các loài thuộc họ Annonaceae có lá đơn, mọc so le (mọc cách), có cuống
lá và mép lá nhẵn. Lá mọc thành hai hàng dọc theo thân cây. Vết sẹo nơi đính lá
thường nhìn thấy rõ các mạch dẫn. Cành thường ở dạng zíc zắc. Chúng không có
các lá bẹ. Hoa đối xứng xuyên tâm (hoa đều) và thường là lưỡng tính. Ở phần lớn
các loài thì 3 đài hoa nối với nhau ở gốc hoa. Có 6 cánh hoa có màu nâu hay
vàng, nhiều nhị hoa mọc thành hình xoắn ốc cũng như nhiều nhụy hoa, mỗi nhụy
có bầu nhụy dạng một ngăn chứa một hoặc nhiều tiểu noãn. Hoa đôi khi mọc trực
tiếp trên các cành lớn hoặc trên thân cây. Quả là nang, bế quả hay đa quả [26].
Khoa công nghệ sinh học
8
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
Trong Hệ thực vật Việt Nam, Nguyễn Tiến Bân (2000, 2003) đã nghiên
cứu phân loại, mô tả và ghi nhận họ Na (Annonaceae) gồm có 29 chi với 179
loài, 3 phân loài và 20 thứ (varieties). Trong số đó có tới 55 loài, phân loài và thứ
là đặc hữu [3].
1.2.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học của họ Na
(Annonaceae)

1.2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Họ Na là một họ lớn là những cây gỗ sống ở vùng nhiệt đới hoặc á nhiệt
đới, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế do cung cấp quả ăn, dầu ăn, hương
liệu và thuốc dân tộc. Các cây thuộc họ này có chứa các chất có hoạt tính sinh
học quan trọng diệt côn trùng, kháng u, gây độc tế bào , diệt kí sinh trùng, chống
sốt rét, diệt khuẩn, điều biến miễn dịch, gây ngán ăn và diệt côn trùng. (Laughlin
& CS, 1998; Isman, 2006). [20]
Bên cạnh đó, một số loài như hoàng lan (Cananga odorata) còn chứa tinh
dầu thơm và được sử dụng trong sản xuất nước hoa hay đồ gia vị. Các loài cây
thân gỗ còn dùng làm củi. Vỏ cây, lá và rễ của một số loài được sử dụng trong y
học dân tộc. Bên cạnh đó, các nghiên cứu dược lý đã tìm thấy khả năng kháng
nấm, kháng khuẩn và đặc biệt là khả năng sử dụng trong hóa học trị liệu của một
số thành phần hóa học của lá và vỏ cây. Chẳng hạn, chất được tìm thấy phổ biến
nhất trong họ Na là các chất có hoạt tính diệt côn trùng thuộc nhóm Acetogenin,
tiêu biểu cho nhóm chất này là asmicin có cấu trúc như sau: [9]
Hình. 1. Cấu trúc của asimicin
Khoa công nghệ sinh học
9
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
Ngoài ra là các chất như: Goniofufurone, goniopypyrone và 8-
acetylgoniotriol, được tìm thấy trong vỏ cây Goniothalamus giganteus Hook. Các
phân đoạn tách chiết từ vỏ cây Annona bullata Rich. (Annonaceae) cũng cho
acetogenin có nhánh bên bis-tetrahydrofuran, bullatalicinone, acetogenin không
nhánh bên bis-tetrahydrofuran, squamocin. Các chất này có hoạt tính kháng các
dòng tế bào ung thư người [10].
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về dược tính của mãng cầu xiêm (Annona
muricata) thuộc họ thực vật Annonaceae từ năm 1940 và trích ly được nhiều
hoạt chất. Một số các nghiên cứu sơ khởi được công bố trong khoảng thời gian
1940 đến 1962 ghi nhận vỏ thân và lá mãng cầu xiêm có những tác dụng làm hạ
huyết áp, chống co giật, làm giãn nở mạch máu, thư giãn cơ trơn khi thử trên thú

vật. Đến 1991, tác dụng hạ huyết áp của lá mãng cầu xiêm đã được tái xác nhận.
Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh được là dịch chiết từ lá, vỏ thân, rễ, chồi
và hạt mãng cầu xiêm có những tác dụng kháng sinh chống lại một số vi khuẩn
gây bệnh, và vỏ cây có khả năng chống nấm. [23]
Những nghiên cứu về nước ép từ quả mãng cầu xiêm (Annona muricata)
cũng đã cho thấy đây là liệu pháp chữa ung thư an toàn và hiệu quả. Nước ép
mãng cầu xiêm có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư cao hơn nhiều lần so với
liệu pháp hóa trị. Các hợp chất trong nước ép này có thể tìm thấy và tiêu diệt các
tế bào của 12 loại ung thư như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và
ung thư tuyến tụy và không hề làm hại gì đến các tế bào khỏe mạnh của cơ thể.
Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm cũng bảo vệ hệ thống miễn
dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm và còn là tác nhân chống vi khuẩn,
nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống
trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu
dụng. [23]
Khoa công nghệ sinh học
10
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên
về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của mãng cầu xiêm tiêu diệt hữu
hiệu các tế bào ung thư ác tính. Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University
sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của
nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi
và tuyến tụy. Hiện mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào
chế từ nó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư.
Một báo cáo đặc biệt có tên Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as
Mother's Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về mãng cầu xiêm đã xem
loại cây này là “công cụ cách mạng hoá” chống ung thư. [24]
Dịch chiết từ trái mãng cầu bằng ethanol có tác dụng ức chế được siêu vi
khuẩn Herpes Simplex (HSV-1) ở nồng độ 1mg/ml (Journal of Ethnophar

macology Số 61-1998). Các dịch chiết bằng dung môi n-hexan, etylaxetat và
metanol từ trái mãng cầu đều có những hoạt tính diệt được ký sinh trùng
Leishmania braziliensis và L.panamensis (tác dụng này còn mạnh hơn cả chất
Glucantime dùng làm tiêu chuẩn đối chiếu). Ngoài ra các acetogenins cô lập
được annonacein, annonacin A và annomuricin A có các hoạt tính gây độc hại
cho các tế bào ung thư dòng U-937 (Fitotherapia Số 71-2000).
Một lectin loại glycoproteine chứa 8% carbohydrate, ly trích từ hạt mãng
cầu xiêm (Annona muricata) có hoạt tính kết tụ hồng huyết cầu của người,
ngỗng, ngựa và gà, đồng thời ức chế được sự tăng trưởng của các nấm mốc loại
Fusarium oxysoporum, Fusarium solani và Colletotrichum musae (Journal of
Protein Chemistry Số 22-2003). [23]
Nghiên cứu vỏ thân ở loài A. foetida Martius phân bố tại khu vực rừng
Amazon và Brazil, Enmanoel V. Costa và đồng nghiệp (2006) đã phát hiện thêm
rất nhiều hợp chất ancaloid mới, các hợp chất có hoạt tính kháng trùng roi (anti
Khoa công nghệ sinh học
11
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
-leismaninal) ký sinh trong máu người, đặc biệt là với các loài trùng roi brazil
trong thử nghiệm in vitro. [4]
Trong dịch chiết từ loài Fissistigma lanuginosum (Hook. f. & Thoms)
thuộc chi Lãnh công (Fissistigma Grifith) họ Na (Annonaceae) bằng ethylacetat
có chứa các hợp chất chalcone pedicin, fissistin và isofissistin. Hợp chất chalcone
pedicin có hoạt tính ức chế sự phân bào có tơ, các hợp chất này có hoạt tính gây
độc tế bào, kháng lại một số dòng tế bào KB. Từ thân của loài Lãnh công lá lớn
phân bố tại Malaysia, cũng đã tách chiết và xác định được các flavonoid
tectochrysin và 6,7-0,0-dimethylbacalein cùng hợp chất ancaloid aristolactam
goniopedalin. Những thử nghiệm sàng lọc đã có cũng cho biết, các hợp chất trên
có hoạt tính sinh học khá cao. Từ loài Lãnh công xám (F. glaucescens) đã tách
chiết và xác định được các hợp chất atherosperminnin và atherosperminium I. các
hợp chất trên có hoạt tính sinh học cao, chúng có tác dụng ức chế mạnh sự ngưng

kết của các tiểu huyết cầu [6].
Từ lâu người dân Malaysia sử dụng các bộ phận của cây Na (Annona
squamosa Linnaeus) như một loại thuốc dân gian để chữa các bệnh nhiễm khuẩn
da, tiêu chảy, kiết lỵ và bệnh nhiễm trùng đường tiết liệu. C. Wiart và cs (2003)
đã thử cặn chiết thô ethanol từ trái cây Na (Annona squamosa) sàng lọc hoạt tính
kháng khuẩn đối với một số vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn và nấm men). Những
vi khuẩn gram (+) như S. aureus; E. faecalis và S. pneumoniae. Các vi khuẩn
gram (-) như: E. coli, P. aeruginosa, và H. influenzae; Nấm men như C. albicans
(gồm cả chủng S. pneumoniae phân lập từ một bệnh nhân tại Trung tâm Y tế
Malaya (UMMC). Cặn chiết từ quả Na cho thấy hoạt động ức chế hầu hết với
các vi sinh vật đã kiểm định và có hoạt tính kháng sinh cao đối với chủng S.
aureus và S. pneumoniae. Được đánh giá là nguồn tích luỹ các chất có hoạt tính
sinh học cao. [11]
Khoa công nghệ sinh học
12
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
Những nghiên cứu của Mainen Moshi và cs thuộc Viện Y dược cổ truyển,
MUCHS Dar Es Salaam Tanzania cho thấy rằng chất chiết của vỏ thân và lá cây
Uvaria scheffleri Diels (thuộc họ Na – Annonaceae) có chứa các hợp chất với
hoạt động kháng nấm và kháng khuẩn, có khả năng kháng cao với chủng nấm
hoang dã Aspergillus niger, Aspergillus fumigatus và chủng Penicillium. Các
chất chiết bằng ethanol từ vỏ cây cũng có hoạt tính kháng với chủng Candida
albicans. Cặn chiết bằng diclorometan của lá cũng cho thấy hoạt tính kháng nấm
cao nhất và nó còn cho thấy hoạt tính kháng Staphylococcus aureus. Chất chiết từ
lá cây Uvaria scheffleri Diels gồm một hỗn hợp của stigmasterol (1) và β-
sitosterol (2), trong đó cho thấy, hoạt động chống lại kháng nấm Candida
albicans. Những chất khác như: 3-farnesylindole (3), 2 ', 6'-dihydroxy-3', 4'-
dimethoxy-chalcone (4), 2'-hydroxy-3 ', 4', 6'-trimethoxychalcone (5), 5
-hydroxy-7 ,8-dimethoxyflavanone (6), 5,7,8-trimethoxyflavanone (7), và một hỗn
hợp của 2 ', 6'-dihydroxy-4'-methoxychalcone (8) và 5,7 dihydroxyflavone (9).

Chất 7 và các hợp chất 8 và 9 cho thấy, hoạt động chống lại kháng khuẩn
Escherichia coli với giá trị MIC 125 μg/ml và Staphylococcus aureus có giá MIC
125 μg/ml. Hỗn hợp của các hợp chất 8 và 9 cũng đã tích cực chống lại Candida
albicans (MIC 31,25 μg / ml), Aspergillus niger, Aspergillus fumigatus, và các
loài Penicillium (MIC 1000 μg / ml). [12]
Những nghiên cứu mới đây về loài thực vật Xylopia championii (thuộc họ
Na - Annonaceae) cho thấy rằng nó có hoạt tính chống oxy hóa, chống nấm và
chống ấu trùng muỗi (Puvanendran et al., 2006). Tuy nhiên những thông tin khoa
học về khả năng chống oxy hóa của các loài thực vật khác thuộc họ này hiện nay
vẫn còn hạn chế. Vì vậy các nghiên cứu về hoạt tính của các thực vật này vẫn còn
là việc mới mẻ và tiềm năng. Đặc biệt với mục đích tìm kiếm nguồn hoạt chất
thiên nhiên mới có khả năng chống oxy hóa, thực phẩm chức năng và các ứng
dụng khác (Miliaskas et al., 2004). [13]
Khoa công nghệ sinh học
13
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
Các nhà khoa học khoa Hóa học thuộc trường Đại học Peradeniya (Sri
Lanka) đã tiến hành nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa của 44 dịch chiết từ 8
loài thực vật họ Na (Annonaceae) bao gồm: Xylopia championii, Alphonsea
hookeri, Uvaria semecarpifolia, Alphonsea hortensis, Desmos zeylanica,
Enicosanthum acuminata, Xylopia nigricans và Uvaria sphenocarpa bằng
phương pháp DPPH. Trước đây chưa có một tài liệu nào công bố liên quan đến
hoạt tính chống oxy hóa của các cây này. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy
hóa từ các dịch chiết của các loài trên đều có hoạt tính từ trung tính đến cao. Ví
dụ như dịch chiết MeOH từ thân loài A. hortensis (56,30%), từ lá loài U.
semecarpefolia (57,33%), từ hạt loài X. nigricans (62,06%) và dịch chiết
diclorometan và MeOH từ vỏ thân loài X. championii (tương ứng là 67,05% và
79,03%) ta thấy rằng chúng có khả năng làm sạch gốc tự do cao so với chất
chống oxy hóa chuẩn DL- tocopherol (55,84%). Và đã đưa ra kết luận các bộ
phận khác nhau của các loài thuộc họ Na nói trên cho thấy khả năng chống oxy

hóa cao, và đây là nguồn nguyên liệu đầy tiềm năng để nghiên cứu tìm ra chất
chống oxy hóa [13].
1.2.2.2. Những nghiên cứu trong nước
Cố giáo sư Nguyễn Tiến Bân là người đầu tiên ở Việt Nam có nhiều
nghiên cứu về họ Na và cũng đã từng đánh giá đây là một trong những họ có
nhiều triển vọng cho nghiên cứu ứng dụng phục vụ đời sống.
TS. Đoàn Thị Mai Hương thuộc viện Hóa học – Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam đã phát hiện các chất có hoạt tính chống ung thư, bán tổng hợp và
tổng hợp toàn phần một số styryllactone từ các loài thuộc chi Goniothalamus họ
Na (Annonaceae) của Việt Nam [28].
Theo tạp chí Hóa học (trang 42,57-60) năm 2004 của Viện Hóa học, Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong quá trình sàng lọc các hợp chất có hoạt
Khoa công nghệ sinh học
14
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
tính sinh học của những cây họ Na của Việt Nam, đã phân lập và xác định hoạt
tính gây độc tế bào của mốt số dẫn xuất của 4`,5,6-Trihidroxy-3,3`,7-
trimetoxyflavon được phân lập từ cây Mai liễu (Miliusa Balansae), thu hái tại
Côn Sơn, Hải Dương. Cây này được sử dụng ở Trung Quốc để chữa bệnh viêm
cầu thận và bệnh dạ dày.
Qua quá trình chiết tách hóa học đã tổng hợp được một số dẫn xuất từ cây
Mai Liễu và được đem thử hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào u hắc sắc
tố da chuột (B16-murine melanoma) và thấy rằng dẫn xuất 4',6- diallyloxy-5-
hydroxy-3,3',7-trimetoxyflavon có hoạt tính gây độc cao với tế bào B16, đó là cơ
sở cho những định hướng nghiên cứu thuốc chống ung thư [5].
Trong họ Na (Annonaceae) các loài trong chi giẻ (Desmos Lour., 1790) đã
được nghiên cứu hoạt tính sinh học với rất nhiều phát hiện . Dịch chiết bằng
ethalon từ loài hoa giẻ thơm (D. chinensis) có phổ kháng khuẩn gram (-) và
khuẩn Gram (+) tương đối rộng. Cũng từ dịch chiết bằng ethanol, người ta đã
tách và xác định được các hợp chất flavonoid 5-methoxy-7-hydroxyflavanon và

6`-hydroxydehydrouvaretin. Đây được coi là những hợp chất có hoạt tính sinh
học cao, đặc biệt là hợp chất 6`-hydroxydehydrouvaretin. Những thí nghiệm in
vitro đã có cho thấy, một vài phân đoạn tách chiết từ các dịch chiết trên có tác
dụng kháng trùng roi (anti-leishmanial activity) ký sinh trong máu người. Một
Khoa công nghệ sinh học
15
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
vài nhận xét ban đầu cho rằng, các tác dụng đó chủ yếu là do hoạt tính của hợp
chất 6`- hydroxydehydrouvaretin. [4]
Từ loài hoa giẻ thơm (D. chinensis) hiện tách chiết, phân lập và nhận dạng
được khoảng trên 30 hợp chất flavonoid. Đáng chú ý trong số đó là hợp chất
desmal (8-formyl-2,5,7-trihydroxy-6-methylflavanon), một tyronsin kinase có
hoạt tính sinh học mạnh, có thể ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào gây
ung thư vú cùng với một số dạng khối u khác. [9]
Rễ của loài hoa giẻ thơm (D. chinensis) chứa hợp chất 4,7-dihydroxy-5-
methoxy-6-methyl-8-formylflavan và 5,7-dihydroxy-6,8-dimethyl-
dihydroflavanon (Zhao, Jng, 1992). Nhiều thử nghiệm còn cho biết, một số hợp
chất tách từ loài hoa giẻ thơm (D. chinensis) như desmal, lawinal cũng có hoạt
tính kháng HIV và một số dạng ưng thư. Nghiên cứu loài hoa giẻ thơm Việt
Nam, Châu Văn Minh và cộng sự (2005) đã xác định thêm một số chất mới như
deschinensis A, 5,6-dihydroxy-7-methoxy-dihydroflavon cùng các hợp chất khác
như (2R, 3R)-taxifolin-3-rhamnosid, α-tocopherolquinol, negletein, 2`,3`-
dihydroxy-4`,6`-dimethoxydihydrochalcon, stygma-sterol, quercetin… Dịch chiết
từ rễ có tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét trong thử nghiệm in vitro và in vivo [4]
Một vài hợp chất flavonoid khác cũng đã được tách chiết và xác định từ
loài hoa giẻ lông đen (D. cochinchinensis). Dịch chiết từ rễ của loài hoa giẻ lông
đen bằng petroleum-ether có tác dụng chữa trị sốt rét trong các thử nghiệm lâm
sàng. Một vài axit có hoạt tính gây độc tế bào như axit desmosic, axit heynic
cũng đã được tách chiết từ loà hoa giẻ lông đen. [4]
Từ những nghiên cứu trên cho thấy chi Hoa giẻ (Desmos) ở nước ta có số

loài tương đối phong phú (chiếm 30% số loài của cả thế giới) và khá đa dạng.
Một số loài như Hoa giẻ lông đen (D. cochinchinensis) và Hoa giẻ thơm (D.
chinensis) là cây có tính chống chịu khoẻ và phân bố khá phổ biến ở nhiều khu
vực đồi núi từ Bắc vào Nam. Nhiều loài trong chi Hoa giẻ (Desmos) lại là nguồn
Khoa công nghệ sinh học
16
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
nguyên liệu chứa các hợp chất flavonoid có giá trị trong y duợc (kháng nấm,
kháng khuẩn, kháng ung thư, phòng chống sốt rét và kháng trùng roi
(antileishmanial) trong máu người. Đây là chi có nhiều triển vọng nếu được
nghiên cứu kỹ về mặt hoá học và dược lý.
Chi Móng rồng (Artabotrys) thuộc họ Na (Annonaceae) có khoảng 100
loài, phân bố rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới châu Á và châu Phi. Trong Hệ thực
vật Việt Nam, Nguyễn Tiến Bân (2000, 2003) đã định loại và mô tả 15 loài, trong
đó có tới 10 loài được coi là đặc hữu. Từ lá của loài Hoa móng rồng (A.
hexapetalus) người ta đã tách và xác định được các acid hữu cơ (như taxifolin,
axit fumaric) cùng flanovol glycosid artabotrysid A và artabotrysid B. Dịch chiết
từ thân của Hoa móng rồng (A. hexapetalus) bằng methanolic có hoạt tính kháng
các dòng tế ung thư như tế bào KB ở người, tế bào ung thư phổi A-549, tế bào u
đại tràng HCT-8 cũng như với các tế bào bạch cầu dòng lympho P-388 và L-1210
với ED
50
lần lượt là 1,00; 0,72; 0,70; 0,57 và 2,33 µg/ml. Vỏ thân và rễ cây Hoa
móng rồng chứa các ancaloid có hoạt tính kháng u và các sesquiterpen có tách
dụng diệt ký sinh trùng muỗi sốt rét. Dịch chiết từ lá cây Hoa móng rồng (A.
hexapetalus) còn có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn đặc biệt là với một số
loài nấm gây bệnh trên cây trồng (như Xanthomonas campestris pv. Campestris,
Drechslera oryzae (Cochliobolus myabeanus), Fusarium oxysporum f. sp. Lentis,
Ustilago maydis, Ustilago nuda); ngoài ra còn có hoạt tính ức chế sự phát triển
của tuyến trùng Meloidogyne spp. Các loài trong chi Móng rồng (Artabotrys) ở

nước ta rất đa dạng và phong phú; đặc biệt là có nhiều loài đặc hữu, nhiều loài
mới được phát hiện. Đây là nguồn gen chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học
cao, có triển vọng trong y dược. Tiếc rằng những nghiên cứu về mặt sinh học,
hoá học đối với các loài trong chi Móng rồng ở nước ta còn quá ít. Điều tra
nghiên cứu tính đa dạng về cả sinh học và hoá học ở các loài trong chi Móng
rồng là vấn đề cần được quan tâm hiện nay cũng như về lâu dài [4].
Khoa công nghệ sinh học
17
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
Các thử nghiệm in vitro và in vivo cho thấy, các chất annoreticuin,
isoannoreticuin từ loài Bình bát có hoạt tính gây độc với các dòng tế bào ung thư
phổi (A-549), ung thư ruột kết (HT-29), ung thư mũi hầu (KB) ở người và ung
thư bạch cầu dòng lympho (P-388) ở chuột nhắt trắng. Còn acid kaur-16-en-19-
oic có tách dụng kháng khuẩn và kháng nấm (như Bacillus subtilis,
Staphylococcus aureus, Mycobactereum smegmatis…)
Các loài Na (A. squamosa), mãng cầu xiêm (A. muricata) là những cây ăn
quả có giá trị, nguồn hoa quả tươi được ưa thích ở trong và ngoài nước. Đáng chú
ý là hầu hết các loài thuộc chi Na (Annona) lại có khả năng sinh tổng hợp và tích
luỹ các hợp chất có hoạt tính sinh học cao. Đặc biệt là các hợp chất acetogenin và
ancaloid có hoạt tính chống oxy hoá, kháng nấm, kháng khuẩn và gây độc tế bào.
Một số acetogenin tách chiết từ các loài trong chi Na có tác dụng kháng một số
dòng tế bào gây ung thư, kháng virus HIV, nên có triển vọng trong y dược. Gần
đây, một số nhà khoa học đã cho rằng, acetogenin sẽ là “ ngôi sao” của thuốc
chữa ung thư thế kỷ XXI. Nghiên cứu để phát triển và sử dụng một cách toàn
diện và đạt hiệu quả cao đối với các loài trong chi Na là vấn đề cần được quan
tâm. [4]
Ở nước ta, chi Nhọc (Polyalthia) thuộc họ Na (Annonaceae) là chi có số loài
phong phú và đa dạng, rất nhiều loài, phân loài phân thứ là đặc hữu. Hầu như tất
cả các loài thuộc chi Nhọc đều có khả năng sinh tổng hợp và tích luỹ các hợp
chất ancaloid, glucosid, flavonoid… Những thử nghiệm ban đầu cho thấy nhiều

hợp chất tách chiết từ chi Nhọc có hoạt tính gây độc tế bào, kháng khuẩn, kháng
nấm; đặc biệt là tác dụng kháng virus HIV, kháng ký sinh trùng sốt rét và một số
dòng tế bào ung thư. Đó là hợp chất có triển vọng ứng dụng trong y dược. Việc
nghiên cứu để khai thác, phát triển và sử dụng bền vững các loài trong chi Nhọc
ở nước ta là vấn đề có nhiều ý nghĩa đối với khoa học và thực tiễn. [4]
Khoa công nghệ sinh học
18
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
1.3. HỌ SIM (MYRTACEAE)
1.3.1. Đặc điểm thực vật của họ Sim (Myrtaceae)
Họ Sim Phân loại khoa học
Đào kim nương (Myrtus communis)
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng) Eudicots
(không phân hạng) Rosids
Bộ (ordo): Myrtales
Họ (familia): Myrtaceae
Họ Sim (Myrtaceae) là một trong những họ lớn của bộ Sim (Myrtales). Theo
Takhtajan (1987) thì họ Sim (Myrtaceae) ở trên thế giới gồm khoảng trên 100 chi
với khoảng 3.000 loài. Chúng phân bố chủ yếu ở các khu vực trong vùng nhiệt
đới và ở Australia. Phân họ Leptospermoideae tập trung ở Australia, phân họ
Myrtoideae lại tập trung nhiều ở châu Mỹ.
Các loài trong họ Sim thường là cây gỗ hay cây bụi. Cành non thường
vuông. Lá đơn, mọc đối, rất hiếm khi mọc cách. Hoa lưỡng tính, mẫu 4-6(8), các
thùy đài xếp lợp; luôn có cánh hoa; nhị nhiều, rời hoặc có khi hợp thành 4-5(6)
nhóm và đối diện với cánh hoa; không có triền; bầu có khi nhiều ô. Cây thường
có tinh dầu [27].
Ở Việt Nam, đến nay đã biết họ Sim (Myrtaeae) có khoảng 15 chi với 108
loài và 2 thứ. Trong số đó có tới 16 loài là đặc hữu. [2]

Khoa công nghệ sinh học
19
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
1.3.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học của họ Sim
(Myrtaceae)
1.3.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Nhiều loài trong họ Sim cho quả ăn được. Chất chiết của các loại quả này
được sử dụng trong y học làm thuốc chống viêm và các rối loạn đường ruột, cao
huyết áp, bệnh tiểu đường, hen suyễn và kháng khuẩn, chống chảy máu, tim
mạch, đầy hơi và cầm máu [26]. Các loại quả ăn được của 13 loài họ Sim thuộc
giống Eugenia, Myrciaria, và Syzygium được chiết trong MeOH và đánh gía
hoạt tính chống ôxy hóa sử dụng hệ DPPH. Toàn bộ hàm lượng các chất phenolic
đều biểu hiện hoạt tính chống ôxy hóa. Các chất tìm thấy như cyanidin 3-
glucoside, delphinidin 3-glucoside, axit ellagic, quercetin, quercitrin, rutin,
myricetin, và kaempferol [14]. Các nghiên cứu về tác dụng diệt côn trùng của
các tinh dầu trong các cây chứa tinh dầu của họ này cũng cho thấy có tác dụng rõ
rệt lên sự phát triển của ấu trùng và sâu trưởng thành. Trong số các chất chiết từ
V. polygama Cham thì phần chiết từ lá và quả cho tác dụng tốt nhất, trong đó
thành phần các flavonoid cho tác dụng diệt côn trùng cao nhất, các chất tannin ức
chế sự phát triển của ấu trùng. [15]
Syzygium jambos (L.) Alston (Myrtaceae) là dược liệu truyền thống được
sử dụng rộng rãi ở châu Phi cận Sahara để điều trị các bệnh truyền nhiễm. Cặn
chiết xuất bằng dung môi axeton và nước từ vỏ cây S. jambos đã được thử
nghiệm hoạt động kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên thạch cho
thấy có hoạt tính kháng với một số chủng vi sinh vật, đặc biệt có hoạt tính kháng
cao với Staphylococcus aureus, Staphylococcus enterocolitica [16].
Năm 2000 Khoa cây trồng nhiệt đới Australia đã tiến hành nghiên cứu hoạt
tính sinh học loài Syncarpia glomulifera thuộc họ Sim (Myrtaceae). Từ dịch chiết
cloroform của vỏ cây cho thấy có hoạt tính kháng khuẩn và độc tế bào. Các hợp
chất oleanolic acid-3-acetate, ursolic acid-3-acetate và axit betulinic được phân

Khoa công nghệ sinh học
20
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
lập từ vỏ của loài Syncarpia glomulifera, trong đó hợp chất axit betulinic có hoạt
tính sinh học cao nhất [17].
Trường đại học Sri Krishnadevaraya, Ấn Độ cũng đã tiến hành khảo sát
hoạt tính kháng vi sinh vật từ các chiết xuất từ quả của hai loài Syzygium
alternifolium và Syzygium samarangens thuộc họ Sim (Myrtaceae) cho thấy các
cặn chiết thô từ hai loài này đều có hoạt tính kháng vi sinh vật, đặc biệt ức chế rất
hiệu quả với một số chủng vi khuẩn như: Bacillus cereus, Staphylococcus
aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae [18].
Eucalyptus camaldulensis thuộc họ Myrtaceae là một loại cây được tìm
thấy ở Nigeria thường được sử dụng như như một loại thuốc dân gian điều trị
đau họng và các bệnh nhiễm khuẩn. Andeniyi và cs (2006), trường đại học
Ibadan, Nigeria đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và bảo vệ dạ dầy của chất
chiết thô từ cây Eucalyptus camaldulensis có những kết luận rằng: chất chiết thô
(nồng độ 10mg/ml) từ loại cây này có hoạt tính kháng đối với hoạt động của một
số loài vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa, Proteus mirabilis. Dịch chiết MeOH từ loại cây này được nghiên cứu
trên chuột bạch còn có khả năng bảo về dạ dày chống lại sự hư hại của chất nhớt
bao phủ mặt trong thành dạ dày bởi sự tác động của hỗn hợp ethanol/HCl. Hỗn
hợp này là nguyên nhân trầm trọng gây nên các tổn thương trong thành dạ dày
Khoa công nghệ sinh học
21
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
với vết loét lớn. Điều trị trên động vật với chất chiết từ loài cây này với liều
lượng 200 và 1000mg/kg trong 1 giờ đã làm giảm đáng kể sự hình thành vết loét
dưới tác dụng của hỗn hợp ethanol/HCL, với tỷ lệ phòng ngừa lên tới 56-89%.
[22]
Sự oxy hóa xảy ra trong cơ thể con người là nguyên nhân gây ra các loại

bệnh (theo Yamaguchi, 1998). Các gốc tự do và các lớp oxy phản ứng được sản
xuất một cách tự nhiên trong quá trình trao đổi oxy và có thể liên quan tới một số
loại ung thư. Kurt A. Reynertson và cs (2005), đã đưa ra những nhận xét rất khả
quan về hoạt tính oxy hóa từ các dịch chiết quả từ bảy loài thực vật họ Sim
(Myrtaceae): Eugenia aggregata, Eugenia foetida, Eugenia stipitata, Eugenia
uniflora, Myrciaria cauliflora, Syzygium jambos, Syzygium samarangense. Dịch
chiết từ quả của các loài này biểu hiện tính oxy hóa mạnh trên hệ DPPH. Phổ UV
hấp thụ của chất có hoạt tính cao nhất từ loài Eugenia uniflora L cho thấy nó là
một flavonoid. Các hợp chất Polyphenolic như favonoids được biết đến là có hoạt
tính sinh học rất đa dạng và đã được chỉ ra là nó có hoạt tính chống oxy hóa in
vivo còn mạnh hơn các vitamin chống oxy hóa chuyền thống. Ở trong thực vật nó
giúp bảo vệ cây chống lại peroxidation lipid và tác hại của UV. [21]
1.3.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Tương tự như vậy, họ Sim với các cây có hoạt tính sinh học như vối, ổi và
đặc biệt là các cây có tinh dầu như chàm, bạch đàn… có nhiều ứng dụng cho đời
sống. Vối là cây được nghiên cứu khá nhiều thuộc họ Sim. Lá, vỏ cây, nụ và rễ
vối đều có thể dùng chữa bệnh. Nước lá và nụ vối có hoạt chất ức chế sự phát
triển của một số vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Hoạt chất này dễ tan trong nước
nên chỉ cần pha nước sôi.Viện Nghiên cứu Y học dân tộc đã nghiên cứu tính chất
kháng sinh của lá vối đối với một số loại vi khuẩn gram và kết luận, lá vối ở tất
cả các giai đoạn phát triển đều có tác dụng kháng sinh rõ rệt, nhất là những lá thu
Khoa công nghệ sinh học
22
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
hái vào mùa đông, vì mùa này kháng sinh tập trung nhiều ở lá. Kháng sinh lá vối
có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn
bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis [7].
Thông tin từ Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhóm các chuyên gia dinh dưỡng
của Viện Nghiên cứu Y học dân tộc cùng các chuyên gia thuộc Trung tâm Đời
sống con người và Khoa học Môi trường (Đại học Ochanomizu, Nhật Bản) đang

nghiên cứu hiệu quả phòng chống đái tháo đường của bột nụ vối chiết tách.Theo
đó, chuột đái tháo đường được sử dụng uống nước chiết tách từ nụ vối liên tục
trong 10 tuần với liều 500mg/kg thể trạng. Kết quả các xét nghiệm sau đó cho
thấy, lượng đường huyết, cholesterol của chuột đái tháo đường thấp hơn hẳn so
với nhóm chuột đái tháo đường không được sử dụng bột nụ vối [8].
Nghiên cứu về cây ổi (Psidium guyjava) thuộc họ Sim - Myrtaceae cho
biết quả ổi có hàm lượng các sinh tố A, C, axít béo omega 3, omega 6 và nhiều
chất xơ. Ổi là một trong những loại rau quả có tỷ lệ sinh tố C rất cao, mỗi 100g
có thể có đến 486mg sinh tố C. Sinh tố C tập trung cao nhất ở phần vỏ ngoài,
càng gần lớp vỏ ngoài, lượng sinh tố càng cao. Quả ổi là một nguồn thực phẩm ít
calori nhưng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chất chống oxy hoá thuộc 2 nhóm
carotenoids và polyphenols. Theo những nghiên cứu khoa học về những chất
chống oxy hoá, vị chua và chát trong nhiều loại rau quả, bao gồm lá ổi, quả ổi là
do độ đậm đặc của những loại tanin có tính chống oxy hoá gây ra. Tương tự như
quy luật màu càng sậm như vàng, tía, đỏ càng có nhiều chất chống oxy hoá, vị
càng chát, càng đắng, càng chua độ tập trung của những chất này cũng càng
nhiều. Ngoài sinh tố A, C, quả ổi còn có quercetin, một chất có tính chống oxy
hoá cực mạnh có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong nhiều chứng viêm
nhiễm mãn tính như suyễn, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lỡ loét, ung thư [25].
Năm 1968, Nguyễn Đức Minh (phòng chống y thực nghiệm viện nghiên
cứu đông y Y học thực hành (1968 – số 152) đã thăm dò tính chất kháng sinh của
Khoa công nghệ sinh học
23
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
đơn tướng quân (Syzyginm formosum var) thuộc họ Sim (Myrtaceae) đối với tụ
cầu khuẩn vàng và trực khuẩn E. coli đã kết luận rằng: vỏ và rễ cây không có tính
chất kháng sinh. Nhưng lá tươi già hoặc là non, lá úa, lá rụng và nụ đều có tính
kháng sinh mạnh, đặc biệt là nụ. Mùa đông chất kháng sinh tập trung nhiều ở lá.
So sánh tính kháng sinh của lá tươi, lá phơi khô trong râm, ngoài nắng, sấy khô ở
70

0
, dun cách thủy ở 100
0
C trong nửa giờ, thấy tính kháng sinh của lá đơn tướng
quân không bị phá hủy khi sấy khô hay dun cách thủy nửa giờ ở 100
0
C. Các tác
giả còn thử chiết hoạt chất bằng các loại dung môi khác nhau như ête etylic, ête
dầu hỏa, cồn 90
0
, cồn tuyệt đối, benzen, clorofoc, axeton, nước cốt lá, nước sắc
100
0
C trong 1 giờ (1g lá khô/1ml) dầu lạc, dầu ve, mỡ lợn đã đi tới kết luận là
hoạt chất trong đơn tướng quân tan trong nước và hầu hết trong các dung môi
hữu cơ thông thường, tốt nhất là ête dầu hỏa. Bền vững ở môi trường có pH từ 2
– 9. Tác dụng kháng sinh mạnh đối với những vi khuẩn Gram (+), không tác
dụng đối với vi khuẩn Gram (-). [6]
Đỗ Như Đông, Bùi Như Ngọc và Phạm Văn Nông và cộng sự bệnh viện
Hữu Nghị Việt Tiệp đã nghiên cứu cây sắn thuyền (Syzygium resinosum) thuộc
họ Sim (Myrtaceae) và đã đưa ra những kết luận sau:
+ Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có
tác dụng ức chế vi khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với
chủng Staphyllococcus aureus và Pyogenes cũng như với Bacillus proteus.
+ Lá sắn thuyền tươi giã nát đắp lên vết thương thực nghiệm có tác dụng
làm se vết thương, chống nhiễm trùng, tổ chức hạt mọc nhanh, thể trạng con vật
thí nghiệm mạnh khỏe. Bột lá sắn thyền khô mịn cũng có tác dụng tốt.
+ Tìm khả năng tăng quá trình thực bào đối với viêm của lá sắn thuyền, các
tác giả cho rằng lá sắn thuyền có tác dụng động viên nhanh và mạnh bạch cầu tới
ổ viêm, thúc đẩy nhiều tế bào hàn gắn tổ chức tới ổ viêm như tế bào đơn phân

Khoa công nghệ sinh học
24
Khóa luận tốt nghiệp Viện đại học mở Hà Nội
plaxmôxit, fibrôxit, tế bào sao, lymphôxit… tạo kháng thể mạnh hơn nên có tác
dụng chống tác nhân gây viêm, kích thích tổ chức hạt, làm vết thương chóng liền
Tìm tác dụng dẫn mạch tại chỗ trên tai thỏ, các tác giả còn cho thấy lá sắn
thuyền có làm dãn mạch tai của thỏ và cho rằng việc động viên các tế bào hàn
gắn tổ chức tới ổ viêm là do lá sắn thuyền có tác dụng làm dãn mạch tại chỗ. [6]
Khoa công nghệ sinh học
25

×