Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN: NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG,TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.52 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC HÀ
TĨNH
TRƯỜNG THPT ĐỨC
THỌ
ĐỀ THI THỬ NĂM HỌC 2011-
2012
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Anh/ chị hãy trình bày những đặc trưng về nội dung và phong cách
nghệ thuật thơ Xuân Diệu
Câu 2: (3 điểm):
“Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người - đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!”
(Tố Hữu - Tiếng ru)
Những câu thơ trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về lẽ sống của
con người trong xã hội hiện nay ?
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu
(câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3a: " Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu,
chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc
đời thường" ( SGK Ngữ văn 12- Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội
2011)
Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ


nhận định trên.
Câu 3.b(5,0 điểm): Tác phẩm Chí Phèo là hành trình người nông
dân lương thiện bị tha hoá hay quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống
lương thiện? Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình về vấn đề
này.
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C NĂM 2011- 2012
Môn: Ngữ Văn
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Anh/ chị hãy trình bày những đặc trưng về nội dung và
phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu
2,0
1. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả. 0,25
2 Đặc trưng nội dung và phong cách nghệ thuật thơ Xuân
Diệu trước Cách mạng:
1,0
- Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới,
sáng tác của ông đã góp phần khẳng định sự thắng thế
hoàn toàn của thơ mới với thơ cũ. Nhà thơ khẳng định "
cái tôi" mạnh mẽ: " Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất /
Không có chi bè bạn nổi cùng ta". Sống là phải hết mình
và không để lẫn vào cuộc đời: " Thà một phút huy hoàng
rồi chợt tối/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm". Do đó,
mỗi sáng tác của ông đều mới mẻ trong từng câu chữ, cách
diễn đạt, giọng điệu và cảm xúc.
- Thơ Xuân Diệu thoát ra khỏi quy phạm văn học trung
đại, nhìn cuộc đời bằng con mắt trần gian, lấy con người
làm chuẩn mực của vẻ đẹp và sự hoàn mĩ> Lí tưởng thẩm
mĩ đó đã khiến cho thơ ông tràn đầy xuân sắc, ánh sáng,
âm thanh…Từ đó phương châm sống của ông luôn vội

vàng, cuống quýt, tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc đời,
khao khát giao cảm…
- Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu. Nhà thơ tìm thấy sự
đồng cảm, chia sẻ và khát khao nhiều nhất trong những
vần thơ tình. Trong tjơ, thi sĩ yêu sôi nổi, cuồng nhiệt và
không khỏi cảm thấy cô đơn, đau đớn khi tình yêu không
được đền đáp. Bởi thế, nhiều khi thơ Xuân Diệu luôn có
cảm giác cô đơn, lạnh lẽo.
- Thơ Xuân Diệu hiện đại, mang âm hưởng thơ tượng
trưng Pháp. Cách đặt câu quá Tây, cách diễn đạt nhấn
mạnh cảm giác, hương vị, màu sắc khiến thơ ông rất gợi
cảm, tăng khả năng chiếm lĩnh đời sống bằng sự huy động
các giác quan.
3 Đặc trưng nội dung và phong cách nghệ thuật thơ Xuân
Diệu sau Cách mạng:
0,5
- Xuân Diệu bắt nhịp nhanh vào đời sống kháng chiến và
đóng góp to lớn cho thơ ca Việt Nam sau cách mạng. Nhà
thơ hào hứng ca ngợi không khí mới của những con người
tự do dân chủ, của công cuộc lao động sản xuất, xây dựng
đất nước. Năm 1960, tập Riêng chung đánh dấu sự chuyển
biến tư tưởng lớn lao của tác giả.
- Trước CM, thơ Xuân Diệu thường cô đơn lạnh lẽo thì
giừo đây hồn thơ ấm áp trong sự sum vầy và tình cảm thuỷ
chung. Những sáng tác thời kì này tuy cố ý gia công về câu
chữ, ý tứ nhưng cái vẻ đắm say, nồng nàn thì dường như
đã giảm so với trước. Đề tài tình yêu tiếp tục được khai
thácbên cạnh dòng thơ trữ tình công dân.
4 Nhận xét 0,25
- Trong quá trình sáng tác, phong cách thơ Xuân Diệu khá

thống nhất dù đề tài của thơ có thay đổi theo từng thời kì.
Ở nhà thơ toát lên một tâm hồn yêu cuộc đời, gắn bó với
con người, trân trọng từng cảm xúc và phút giây sống trên
cõi đời.
- Xuân Diệu có đóng góp to lớn cho sự phát triển của thơ
hiện đại Việt Nam.
2
Những câu thơ trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về lẽ sống
của con người trong xã hội hiện nay ?
3,0
1
Giới thiệu:
- Giới thiệu chính xác vấn đề cần nghị luận.
- Dẫn dắt và trích lại nguyên văn đoạn thơ trong đề bài.
0,5
2
Khái quát về đoạn thơ:
0,5
- Nội dung của đoạn thơ: tả thực một loạt sự vật: con ong, con
cá, con chim trong mối quan hệ, gắn kết với môi trường sống;
triết lí: một thân lúa chín - chẳng thể làm nên mùa vàng, một
người – không thể tạo thành nhân gian. Từ đó, liên hệ và đúc
kết bài học sống cho con người: sống để yêu thương tất thảy;
tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng.
- Các từ yêu, một, sống lặp lại nhiều lần để nhấn mạnh,
khẳng định lẽ sống, hành động sống đẹp của cá nhân trong mối
quan hệ gắn kết với cộng đồng.
3
Từ đoạn thơ, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận:
0,5

Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống để yêu thương;
dâng hiến ; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình
thành môi trường sống rộng lớn, giàu tính nhân văn.; sống cho
những điều lớn lao của xã hội và đất nước.
4
* Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề đối với xã hội
hiện nay:
0,5
Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, thời sự cập nhật và ý nghĩa
nhân sinh sâu sắc, liên quan tới nhận thức, lối sống và hành
động sống của con nguời. Đặc biệt là thời kinh tế thị trường,
khi mà những giá trị tình cảm của con người với con người
trong xã hội đang biến dạng.
5
Lí giải, phân tích, chứng minh, bình luận
0,5
- Phân tích những biểu hiện cụ thể, chỉ rõ nguyên nhân, đánh
giá hiệu quả tích cực của hành động và lẽ sống yêu thương
giữa người với người trong xã hội. Lấy dẫn chứng từ thực tế
đời sống để chứng minh từng biểu hiện.
- Phân tích những biểu hiện cụ thể, chỉ rõ nguyên nhân, đánh
giá hiệu quả tích cực của hành động và lẽ sống tự nguyện gắn
bó cá nhân với cộng đồng. Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống
để chứng minh từng biểu hiện.
- Bác bỏ, phê phán, chỉ rõ tác hại của lối sống thờ ơ, dửng
dưng, ích kỉ của một số người trong xã hội hiện nay. Lấy dẫn
chứng từ thực tế đời sống để chứng minh.
6
Rút ra bài học:
0,5

- Đoạn thơ là lời giáo dục, là sự triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và
thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà
nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc.
- Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng
hiến; mỗi cá nhân cần phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít
với cộng đồng.
3.a " Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu,
chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng
hạnh phúc đời thường" ( SGK Ngữ văn 12- Tập 1,
NXB Giáo dục, Hà Nội 2011)
Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
để làm rõ nhận định trên.
5,0
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 0,5
- Tác giả Xuân Quỳnh; Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh.
- Bài thơ Sóng được sáng tác tại biển Diêm Điền, Thái
Bình ngày 29- 12- 1967; In trong tập thơ " Hoa dọc chiến
hào" năm 1968.
- Bài thơ hội tụ những nét đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh
trong tình yêu- một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành,
nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời
thường.
2 Giải thích ý kiến 0,5
- Ý kiến SGK Ngữ văn 12 nêu có ý nghĩa khái quát về thơ
và con người nữ sĩ Xuân Quỳnh. Đấy là những vần thơ thể
hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: Tình yêu là cái đẹp, cái
cao cả, tình yêu là sự hoàn thiện con người.
- Ý kiến còn có ý nghĩa khái quát, thơ Xuân Quỳnh tiêu
biểu cho tiếng nói tâm tư, tình cảm của giới mình.
3 Phân tích bài thơ để chứng minh ý kiến. 3,5

- Về nội dung: Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn
hậu chân thành, nhiều lo âu và luôn da diêta trong khát
vọng hạnh phúc đời thường:
+ Tâm hồn phụ nữ luôn có những rung động mãnh liệt,
luôn rạo rực đầy khao khát, luôn tìm cách lí giải tâm hồn
mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu.
+ Tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành với tình yêu đắm
say, trong sáng và chung thuỷ.
+ Hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã
của thời gian và cuộc đời sẽ hoàn thiện mình.
+ Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà
nhập vào cái chung để dâng hiến trọn vẹn.
- Về nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những
câu thơ thay đổi đan xen nhau, nhịp điệu phù hợp với nhịp
điệu vận động của sóng và phù hợp với cảm xúc của nhân
vật trữ tình.
+ Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, diễn tả những trạng
thái đối lập mà thống nhất của sóng và của tình cảm con
người.
+ Hình tượng sóng trong bài thơ đã thể hiện sinh động và
chính xác những cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn
người phụ nữ đang yêu.
2,0
1,5
4 Đánh giá chung 0,5
- Ý kiến trên hoàn xác đáng.
- Từ ý kiến trên và bài thơ giúp ta nhìn lại tâm hồn mình
để sống đẹp trong tình yêu và trong cuộc đời.
3.b Tác phẩm Chí Phèo là hành trình người nông dân lương 5,0

thiện bị tha hoá hay quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống
lương thiện? Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình về
vấn đề này.
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật 0,75
- Nhà văn Nam Cao.
- Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất
của Nam Cao giai đoạn trước cách mạng, ra đời năm 1941.
- Bàn về tác phẩm này, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có
người nói Chí Phèo là hành trình người nông dân từ lương
thiện bị tha hoá. Ý kiến khác lại cho rằng truyện ngắn đề cập
tới việc người nông dân từ bi kịch tha hoá đang cố gắng tìm về
cuộc sống lương thiện.
- Trình bày sơ qua ý kiến của bản thân.
2 Chí Phèo vốn là một người nông dân hiền lành lương
thiện
0,75
- Tuổi thơ bơ vơ, khó nhọc của Chí Phèo.
- Tuổi thanh niên làm thuê cho nhà Bá Kiến tuy vất vả
nhưng chăm chỉ, hiền lành và nhiều khát khao, mơ ước.
3 Quá trình tha hoá của Chí Phèo 0,75
- Đi tù về, Chí Phèo trở thành một con người khác: cước
giật, rạch mặt, ăn vạ
- Trở thành tay sai, công cụ đắc lực trong tay Bá Kiến.
- Chí bị trượt dốc khỏi lương thiện, trở thành con quỷ dữ
của làng Vũ Đại, bị cả làng xa lánh.
4 Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. 0,75
- Vai trò của thị Nở trong quá trình thức tỉnh thiên lương,
khát vọng sống lương thiện, tình yêu của Chí Phèo.
- Bi kịch hoàn toàn tan vỡ khi Chí Phèo bị thị Nở từ chối
tình yêu, cánh cửa trở về với cuộc sống làm người hoàn

toàn khép lại.
- Đỉnh điểm của bi kịch là hành động giết Bá Kiến và tự
vẫn của Chí Phèo.
5 - Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện
rõ qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
0,75
6 Đặc sắc về nghệ thuật: 0,75
+ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả.
+ Kết cấu mới mẻ, phóng túng không tuân theo trật tự
thời gian nhưng rất chặt chẽ, lôgic.
+ Cốt truyệnn và các tình tiết hấp dẫn; đầy kịch tính và
và luôn biến hoá càng về sau càng gây cấn với những tình
huống quyết liệt bát ngờ.
+ Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luỵen vừa nghệ thuật
vừa gần với lời ăn tiếng nói của đời sống. Giọng điệu
phong phú, biến hoá. Trần thuật linh hoạt
7 Đánh giá chung 0,5
Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của người nông dân lương
thiện bị tha hoá. Nhưng từ trong sự tha hoá họ vẫn khao
khát một cuộc sống lương thiện và khao khát sự trở về với
cuộc sống bình thường, lương thiện của người nông dân.
Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam
Cao.
Lưu ý Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng
phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12, LẦN 2 -
NĂM 2012
Môn: NGỮ VĂN Khối: D; Thời gian làm bài:
180 phút
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Một trong những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai
đoạn 1945 đến 1975 là hướng về đại chúng.
Trình bày một cách ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị về
đặc điểm đó.
Câu II (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa nói và làm.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích con đường hoàn lương của nhân vật Chí Phèo trong
truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12
Nâng cao,
Tập một, Nxb Giáo dục, 2008,
tr. 69)
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.

Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng
cao,
Tập một, Nxb Giáo dục, 2008,
tr. 83)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VINH
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12, LẦN 2
- NĂM 2012
Môn: NGỮ VĂN – Khối D; Thời gian làm bài: 180 phút
(Đáp án – Thang điểm có 04
trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Đặc điểm hướng về đại chúng của văn học từ
1945 đến 1975
2.0
- Đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ và nguồn
cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác văn học là
quần chúng nhân dân.
- Văn học luôn hướng tới đời sống nhân dân lao
động, tập trung thể hiện hình tượng quần chúng
cách mạng, khắc hoạ vẻ đẹp của người dân lao
động.
- Khai thác chất liệu và vận dụng sáng tạo những
hình thức thể hiện gần gũi, quen thuộc với nhân dân
trong văn hoá, văn học dân gian truyền thống.

0,5
1,0
0,5
2 Trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa nói và
làm
3,0
1 Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Nói và làm là hai hoạt động chủ yếu, quan trọng
của con người. Nói là sự thể hiện thành lời những ý
nghĩ, tư tưởng của con người. Làm là sự thực hiện,
cụ thể hoá bằng hành động những ý nghĩ, tư tưởng
của con người.
- Trong cuộc sống, quan hệ giữa nói và làm diễn ra
theo nhiều chiều hướng khác nhau.
0,5
2 Bàn luận về mối quan hệ giữa nói và làm (1,5
điểm)
- Nói và làm theo quan hệ đồng thuận: nói đi đôi
với làm; tư tưởng được cụ thể hoá bằng hành
động… Nhờ đó, lời nói có sức thuyết phục đối với
mọi người. Người thực hiện được những điều đã
nói là người có nhân cách, luôn nhận được sự tôn
trọng của mọi người. (liên hệ thực tế)
- Nói và làm theo quan hệ tương phản: nói khác
làm; nói mà không làm; nói nhiều làm ít… dẫn tới
sự mất niềm tin, thất vọng của mọi người. Đó là
loại người thiếu nhân cách, không nhận được sự tôn
trọng của mọi người. (liên hệ thực tế)
- Quan hệ lợi dụng: dùng lời nói để biện minh
0,5

0,5
0,5
cho hành vi xấu xa, tội lỗi; xúi dục người khác làm
điều sai trái… làm cho sự thật bị xuyên tạc, cái ác,
sự dối trá được dung túng, đánh lừa mọi người, gây
tác hại lớn cho đời sống xã hội.
3 Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)
- Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống,
phải luôn thực hiện nói đi đôi với làm.
- Không ngừng học hỏi, tu dưỡng rèn luyện bản
lĩnh để có đức tính trung thực trong lời nói và việc
làm.
0,5
0,5
III.
a
Phân tích con đường hoàn lương của nhân vật
Chí Phèo
5,0
1 Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn xuất sắc của
trào lưu văn học hiện thực (1930 – 1945).
- Truyện ngắn Chí Phèo (1941) là tác phẩm thành
công đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của Nam
Cao. Tác phẩm đã xây dựng được một điển hình
nghệ thuật sinh động – Chí Phèo, một nông dân
lương thiện bị lưu manh hoá và bế tắc trên con
đường hoàn lương.
0,5
2 Con đường hoàn lương của nhân vật Chí Phèo 4,0

- Số phận và cảnh ngộ của Chí Phèo
+ Một cố nông, không nhà cửa, không họ hàng
thân thích
+ Bị áp bức bóc lột, bị đẩy vào con đường lưu
mạnh
+ Bị lợi dụng, tha hoá mất cả nhân hình, nhân
tính
- Những thay đổi của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở
+ Thay đổi từ tâm tính đến hành xử: thoát
khỏi cơn say triền miên, nhận thức được thế giới
bên ngoài, cảm nhận được những hạnh phúc đơn
sơ, giản dị của cuộc sống đời thường.
+ Thị Nở khơi dậy khát vọng hoàn lương của
Chí Phèo: bát cháo hành của Thị Nở đã làm Chí
1,0
1,5
1,0
Phèo ngạc nhiên, xúc động, nhận ra hoàn cảnh cô
độc, đáng sợ của mình, nhận ra ý nghĩa vô giá của
cuộc sống lương thiện và tình người trong cuộc
sống. Từ đó thức tỉnh khát vọng lương thiện ở Chí
Phèo
- Cái chết và ước mơ hoàn lương không thành
của Chí Phèo
+ Định kiến của xã hội (sự ngăn cản của bà cô
Thị Nở) đã cắt đứt con đường hoàn lương của
Chí Phèo.
+ Sự vùng lên đòi quyền làm người của Chí
Phèo (giết chết Bá Kiến) và sự bất lực bế tắc (Chí
Phèo tự kết liễu cuộc đời mình).

- Nghệ thuật thể hiện:
+ Xây dựng tình huống đặc sắc (gặp Thị Nở)
+ Miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật tinh tế,
sâu sắc (tâm trạng Chí Phèo sau khi tỉnh rượu)
+ Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, dí dỏm.

0,5
3 Đánh giá chung 0,5
- Qua việc miêu tả con đường hoàn lương và sự
bế tắc của Chí Phèo tác phẩm đã lên án xã hội thực
dân phong kiến tước đoạt quyền sống làm người
của những người nông dân khốn khổ.
- Nam Cao đã đào sâu thế giới nội tâm của nhân
vật, phát hiện và ngợi ca những phẩm chất tinh thần
tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ đã bị tha
hoá.
- Khẳng định sức mạnh của tình người trong
việc đánh thức tình người ở những con người bị tha
hoá.
0,5
IIIb Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Tây Tiến –
Quang Dũng và Việt Bắc - Tố Hữu
5,0
1 Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ
tinh tế, phóng khoáng, mang đậm chất lãng mạn.
0,5
Tây Tiến là một sáng tác đặc sắc của Quang Dũng,
góp phần làm nên tên tuổi nhà thơ. Bài thơ thể hiện
vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người chiến sĩ trong

cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với
phong cách trữ tình chính trị. Bài thơ Việt Bắc là
một thành công xuất sắc của ông. Bài thơ thể hiện
một cách tinh tế tình cảm cách mạng giữa những
người kháng chiến và người dân Việt Bắc.
2 Về đoạn thơ trong bài Tây Tiến (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm): Vẻ đẹp thơ mộng của
thiên nhiên và con người miền Tây trong nỗi nhớ
của người lính Tây Tiến:
+ Thiên nhiên hoang sơ, gợi cảm
+ Con người gần gũi, giản dị, duyên dáng, tình
tứ
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Sử dụng thành công thể thơ bảy chữ với cách
gieo vần, ngắt nhịp, phép điệp và câu hỏi tu từ.
+ Phối hợp nhuần nhuyễn tính tạo hình và
nhạc tính của thơ.
0,5
0,5
0,5
0,5
3 Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm): Tình cảm của Việt Bắc đối
với người kháng chiến.
+ Lời nhắn gửi nhớ mong, nghĩa tình, chung
thuỷ của Việt Bắc dành cho người kháng chiến.
+ Qua lời nhắn gửi ấy là hình ảnh Việt Bắc
hoang sơ với những cảnh vật, sản vật mộc mạc, gần
gũi mà sâu nặng nghĩa tình.

- Nghệ thuật (1,0 điểm):
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát với việc
kết hợp nhuần nhuyễn màu sắc cổ điển và màu sắc
dân gian, mang âm hưởng tha thiết, sâu lắng.
+ Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi gợi cảm; tổ
chức lời thơ theo phép tiểu đối cân xứng, hài hoà.
0,5
0,5
0,5
0,5
4 Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ
(0,5 điểm)
0,5
- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi
nhớ da diết, sâu nặng với một bút pháp nghệ thuật
điêu luyện, tinh tế.
- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tây Tiến là lời
nhắn nhủ của người đi, được thể hiện bằng thể thơ
thất ngôn với một bút pháp lãng mạn, hào hoa…
Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là lời nhắn gửi của
người ở lại được thể hiện bằng thể thơ lục bát
truyền thống, gần gũi.
0,5

×