Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

ứng dụng wincc và s7-200 điều khiển giám sát xử lí nước thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 146 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người ngày
càng cao, vì thế bài toán về cung – cầu đang được các nhà sản xuất tìm cách giải
quyết. Tự động hóa trong dây chuyền sản xuất là một phương án tối ưu, nó đòi hỏi
sự nhanh chóng, chính xác và giảm thiểu được nhân công lao động. Quá trình sản
xuất càng được tự động hóa cao càng nâng cao năng suất sản xuất giảm chi phí tăng
tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Các hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập
dữ liệu (SCADA: “Supervisory Control And Data Acquisition ) là giải pháp hiện
đại, giúp việc sản xuất hay kiểm tra sản phẩm, thu thập, quản lý dữ liệu dễ dàng,
nhanh chóng và ít sai sót. Người ta hoàn toàn có thể theo dõi và vận hành một nhà
máy từ phòng Điều Khiển Trung Tâm mà không cần xuống tận các phân xưởng,
đặc biệt là trong các nhà máy có môi trường sản xuất độc hại đối với sức khỏe
người như nhà máy hóa chất, nhà máy xử lí chất thải…
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ tận tình của Thầy Nguyễn Đức Toàn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy cùng toàn
thể Thầy Cô trong khoa Điện đã tạo điều kiện để em nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và người thân đã chăm
sóc động viên em hoàn thành luận văn này.
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN






















TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 07 năm 2012
GIÁO VIÊN NHẬN XÉT
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
























TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 07 năm 2012
GIÁO VIÊN NHẬN XÉT
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 7
1.1.Đặt vấn đề 7
1.5. Giới hạn luận văn 9
2.1. Nguồn gốc và đặc tính của nước thải sinh hoạt 10
2.2. Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt 10
2.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải 11
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SUNYAD – VIỆT NAM 23
3.1. Giới thiệu chung về công ty 23

3.2. Thông tin hoạt động sản xuất 23
3.3. Qui trình sản xuất của công ty 24
3.4. Vấn đề gây ô nhiễm của công ty 25
3.5. Lựa chọn công nghệ xử lý 28
3.6.Tính toán thiết kế các công trình đơn vị 31
CHƯƠNG 4. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PLC S7-200 64
4.1. Giới thiệu 64
4.2. Ưu điểm của PLC 66
4.3. Ứng dụng PLC trong công nghiệp 66
4.4. Các vùng nhớ 67
4.5. Modul Analog EM 235 70
Mô tả 71
4.6. Qui ước định địa chỉ trong PLC S7-200 73
CHƯƠNG 5. PHẦN MỀM MICRO/WIN VÀ PC ACCESS 76
5.1. Soạn thảo chương trình với phần mềm STEP7-Micro/Win V4.0 76
5.2. Kết nối truyền thông S7-200 với thiết bị lập trình: 82
5.3. Tập lệnh của S7-200 83
5.4. Cách sử dụng S7-200 PC Access 89
Chương 6. MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 96
6.1Qui trình công nghệ 96
6.2Nguyên lý hoạt động 96
6.3Sơ đồ tủ điện 97
6.4Lưu đồ giải thuật 99
6.5Lập trình điều khiển với S7-200 cho mô hình xử lý nước thải: 103
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
6.6. Tạo giao diện winCC cho mô hình xử lý nước thải 110
6.7 Mô hình 142
144

KẾT LUẬN & HƯỚNG PHÁT TRIỂN 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề.
Hệ thống xử lý nước thải ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội, nó góp
phần cải thiện môi trường đang ô nhiễm hiện nay, cụ thể ở đây là môi trường nước.
Vì vậy, bảo vệ môi trường trở thành vấn đề toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các
nước trên thế giới.
Trong những năm gần đây, cùng với xu thề hội nhập và phát triển kinh tế trong
khu vực và trên thế giới, tốc độ công nghiệp hóa của Việt Nam ngày càng phát
triển, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời, nhiều ngành công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh. Vì thế, hằng ngày khối lượng
nước thải không nhỏ được thải ra nguồn tiếp nhận mà chưa qua hệ thống xử lý.
Điều này làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.
Để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội – môi trường một cách bền vững thì các
biện pháp bảo vệ môi trường phải được quan tâm và thực hiện đúng mức. Việc đặt
ra tiêu chuẩn môi trường và thực hiện luật môi trường là một điều hết sức cần thiết
đối với môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy mà việc lựa chọn
thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho các công ty xí nghiệp là một trong những vấn
đề cấp bách đối với chính sách bảo vệ môi trường của nước ta. Và để có thể thiết kế
và vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải thì yêu cầu phải có kiến thức về hóa sinh,
các quá trình xử lý, kiến thức chuyên ngành, sử dụng được các phần mềm thiết kế
điều khiển, giao diện giám sát. Để nâng cao khả năng quản lý, giảm chi phí nhân
công, chi phí vận hành thì giải pháp hiện nay là ứng dụng tự động hóa vào nhà máy,
thường sử dụng PLC kết hợp phần mềm winCC để mà điều khiển.WinCC
(Windows Control Center) là phần mềm tích hợp giao diện người máy HMI
(Intergrate Human Machine Interface) đầu tiên cho phép kết hợp phần mềm điều

khiển với quá trình tự động hoá. Những thành phần dễ sử dụng của WinCC giúp
tích hợp những ứng dụng mới hoặc có sẵn mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.Đặc
biệt với WinCC, người sử dụng có thể tạo ra một giao diện điều khiển giúp quan sát
mọi hoạt động của quá trình tự động hoá một cách dễ dàng. Phần mềm này có thể
trao đổi trực tiếp với nhiều loại PLC của các hãng khác nhau như: SIEMENS,
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
MITSUBISHI, ALLEN BRADLEY, , nhưng nó truyền thông rất tốt với PLC của
hãng SIEMENS. Nó dược cài đặt trên máy và tính giao tiếp với PLC thông qua
cổng COM1 hoặc COM2 (chuẩn RS-232) của máy tính. Do đó, cần phải có một bộ
chuyển đổi từ chuẩn RS-232 sang chuẩn RS-485 của PLC. Ngoài khả năng thích
hứng cho việc xây dựng các hệ thống có qui mô lớn nhỏ khác nhau, WinCC còn có
thể dễ dàng tích hợp với những hệ thống cấp cao như MES (Manufacturing
Excution System - Hệ thống quản lý việc thực hiện sản suất) và ERP (Enterprise
Resourse Planning). WinCC cũng có thể sử dụng trên cơ sở qui mô toàn cầu nhờ
hệ thống trợ giúp của SIEMENS có mặt trên khắp thế giới.
Với những tính năng ưu việt đó của winCC, em chọn phần mềm winnCC để ứng
dụng vào việc giám sát và điều khiển mô hình xử lý nước thải. Luận văn xây dựng
trên nền tảng của công nghệ xử lý nước thải có áp dụng tự động hóa, mặc dù chỉ là
mô hình nhỏ nhưng cũng phản ánh một phần nào tính năng của hệ thống.
1.2. Mục đích của luận văn
Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử
lý thích hợp cho một trường hợp cụ thể nhằm giảm thiểu các chỉ tiêu ô nhiễm có
trong nước thải.
1.3. Hướng tiếp cận luận văn
- Thu thập và tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải qua sách vở và tài liệu trên
mạng.
- Thu thập và tìm hiểu các nhà máy xử lý nước thải.
- Tìm hiểu hướng vận hành và giám sát hệ thống.

- Tìm hiểu công cụ lập trình qua các kiến thức đã học ở trường, qua hướng dẫn
của Thầy Cô, hỗ trợ từ bạn bè, tìm hiểu từ sách vở tài liệu liên quan.
1.4. Cách thức tiến hành
- Nghiên cứu các quá trình xử lý nước thải, mô hình xử lý nước thải.
- Liệt kê các danh mục thiết bị trong mô hình.
- Xác định cơ cấu vận hành và giám sát phù hợp với mô hình, đưa ra lưu đồ giải
thuật điều khiển.
- Lập trình PLC S7-200
- Xây dựng giao diện winCC giám sát và vận hành hệ thống.
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
- Kết nối giao diện và chương trình PLC.
1.5. Giới hạn luận văn
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 23/4/2012 đến ngày 10/7/2012.
- Thiếu thiết kế chuyên dụng như các loại bơm, cảm biến… do vậy đề tài chưa có
thể ứng dụng các giải thuật điều khiển, chưa thể hiện việc giám sát chính xác
các thông số.
- Tính năng của phần mềm wincc chưa thể hiện được hết, cụ thể các chức năng
như quản lý dữ liệu SQL,…
- Việc ứng dụng công nghệ xử lý chung cho một ngành công nghiệp là rất khó
khăn , do mỗi nhà máy có đặc trưng riêng về công nghệ, nguyên liệu, nhiên
liệu… nên thành phần và tính chất nước thải khác nhau. Phạm vi ứng dụng của
đề tài là xử lý nước thải của Công Ty Sunyad và một số công ty khác nếu có
cùng đặc tính chất thải đặc trưng.
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. Nguồn gốc và đặc tính của nước thải sinh hoạt

2.1.1. Nguồn gốc nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt
của con người như: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân…
Nước thải sinh hoạt thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, xí nghiệp,
trường học, bệnh viện, chợ, các công trình công cộng khác và ngay trong các cơ sở
sản xuất.
2.1.2. Đặc tính của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi: các cặn hữu cơ, các chất hữu cơ hòa
tan (thông qua các chỉ tiêu BOD
5
, COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phospho), các
vi trùng gây bệnh (E.Coli, Coliform,…)
2.2. Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt
Mức độ cần thiết xử lý nước thải phụ thuộc vào:
- Nồng độ nhiễm bẩn của nước thải.
- Khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận.
- Yêu cầu về mặt vệ sinh môi trường.
Để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải và tính toán thiết kế các công trình đơn
vị trong hệ thống xử lý nước thải, trước tiên cần phải biết thành phần và tính chất
của nước thải.
Thành phần nước thải được chia làm 2 nhóm chính: thành phần vật lý và thành
phần hóa học.
 Thành phần vật lý: Biểu thị các dạng chất bẩn có trong nước thải ở các kích
thước khác nhau, được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô (vải, giấy, lá
cây, sạn, sỏi, cát,…) ở dang lơ lửng (δ > 10
-1
mm) và các chất ở dạng huyền phù,
nhũ tương, bọt (δ = 10
-1

÷ 10
-4
mm)
- Nhóm 2: gồm các chất bẩn dạng keo (δ = 10
-4
÷ 10
-6
mm)
- Nhóm 3: gồm các chất bẩn ở dạng hòa tan (có δ < 10
-6
mm), chúng có thể ở dạng
ion hay phân tử: hệ 1 pha, dung dịch thật.
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
 Thành phần hóa học: biểu thị các dạng chất bẩn trong nước thải có tính chất
hóa học khác nhau, được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: thành phần vô cơ: cát, sét, xỉ, oxit vô cơ, các ion của muối phân ly…
(khoảng 42% đối với nước thải sinh hoạt)
- Nhóm 2: thành phần hữu cơ: các chất có nguồn gốc từ động thực vật, cặn bã bài
tiết… (khoảng 58%)
Các chất chứa Nitơ: urê, protein, amin, axit amin
Các hợp chất nhón Hidrocacbon: mỡ, xà phòng, celllulose…
Các hợp chất có chứa Phospho, lưu huỳnh
- Nhóm 3: thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn…
2.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải
Các loại nước thải đều chứa tạp chất gây ô nhiễm rất khác nhau, từ các loại chất
rắn không tan đến những loại chất khó tan hoặc tan được trong nước, xứ lý nước
thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước và tái sử dụng hoặc thải vào nguồn.
Để đạt được những mục đích đó, chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại

tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Thường có các phương pháp xử
lý sau:
- Xử lý bằng phương pháp cơ học.
- Xử lý bằng phương pháo hóa lý.
- Xử lý bằng phương pháp sinh học.
2.3.1. Phương pháp cơ học
Xử lý cơ học nhằm mục đích: tách các chất không hòa tan, những vật chất lơ
lửng có kích thước lớn như: sỏi, cát, mảnh kim loại, thủy tinh, các tạp chất nổi,…
và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải.
Điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải
Xử lý cơ học là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình xử lý hóa lý và xử lý sinh học.
 Song chắn rác, lưới chắn rác
Nước thải dẫn váo hệ thống xử lý trước hết phải đi qua song chắn rác hoặc thiết
bị nghiền rác. Tại đây các thành phần rác có kích thước lớn như: vỏ hộp, bao nylon,
đá cuội… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ
thống xử lý nước thải.
 Bể lắng cát
Bể lắng cát có nhiệm vụ loại bỏ cát, đá cuội hoặc các tạp chất vô cơ khác có
kích thước từ 0.2 ÷ 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị
cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống và ảnh hưởng đến công trình sinh học phía
sau. Bể lắng cát thường có 3 loại: lắng cát ngang, lắng cát thổi khí, lắng cát tiếp
tuyến. Ngoài ra còn có bể lắng cát đứng nhưng không thông dụng. Cát từ bể lắng
cát đưa đi phơi khô ở sân phơi cát và cát khô thường được sử dụng lại cho mục đích
xây dựng.
 Bể lắng
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng

lượng riệng của nước, cặn hình thành trong quá trình keo tụ tạo thành bông (bể lắng
đợt 1) hoặc cặn sinh ra trong quá trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2). Theo chiều
dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng radian.
 Bể điều hòa
Bể điều hòa có nhiệm vụ duy trì dòng thải và nồng độ vào các công trình xử lý,
khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước
thải gây ra, đồng thời nâng cao hiệu suất của quá trình xử lý sinh học.
 Bể lọc
Bể lọc được xây dựng để tách các tạp chất có kích thước nhỏ khi không thể loại
được bằng phương pháp lắng. Quá trình lọc trước khi sử dụng trong xử lý nước thải
thường chỉ sử dụng trong trường hợp nước sau khi xử lý đòi hỏi có chất lượng cao.
Để tăng hiệu suất công tác của công trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp
thoáng gió sơ bộ, thoáng gió đông tụ sinh học, hiệu quả xử lý đạt tới 75% theo hàm
lượng chất lơ lửng và 40 ÷ 45% theo BOD.
Trong số các công trình xử lý cơ học phải kể đến bể tự hoại, bể lắng 2 vỏ, bể
lắng trong đó có ngăn phân hủy là những công trình vừa để lắng, vừa để phân hủy
cặn lắng.
Đôi khi người ta còn tách các hạt lơ lửng bằng cách tiến hành lắng chúng dưới
tác dụng của lực ly tâm trong các xyclon thủy lực hay máy ly tâm.
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
2.3.2. Phương pháp hóa lý
 Keo tụ
Các hạt cặn có kích thước nhỏ hơn 10
-4
mm thường không thể tự lắng được mà
luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt cặn lơ lửng phải dùng đến
biện pháp xử lý cơ học kết hợp với biện pháp hóa học tức là cho vào nước cần xử lý
các chất phản ứng để tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính lại với nhau và liên kết

các hạt lơ lửng trong nước tạo thành các bông cặn lớn hơn có trọng lượng đáng kể.
Do đó các bông cặn mới tạo thành dễ dàng lắng xuống ở bể lắng. Để thực hiện quá
trình keo tụ, người ta cho vào trong nước các chất keo tụ thích hợp như: phèn nhôm
Al
2
(SO
4
)
3
, phèn sắt loại FeSO
4
, Fe
2
(SO
4
)
3
hoặc FeCl
3
. Các loại phèn này được đưa
và nước dưới dạng dung dịch hòa tan.
 Tuyến nổi:
Bể tuyến nổi dùng để tách các tạp chất (ở dạng lắng hoặc lỏng) phân tán không
tan, tự lắng kém ra khỏi nước. Ngoài ra còn dùng để tách các hợp chất hòa tan như
chất hoạt động bề mặt và gọi là bể tách bọt hay làm đặc bọt. Quá trình tuyến nổi
được thực hiện bằng cách sụt các bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ kết
dính với các hạt cặn, khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối
lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt khí nổi lên bề mặt. Tùy theo phương thức cấp
khí vào nước, quá trình tuyển nổi bao gồm các dạng sau:
- Tuyến nổi bằng phân tán khí (Dispersed Air Flotation)

- Tuyến nổi chân không (Vacuum Flotation)
- Tuyến nổi bằng khí hòa tan (Dissolved air Flotation)
 Hấp phụ
Phương pháp hấp phụ được ứng dụng rộng rãi để làm sạch nước thải triệt để
khỏi các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học, cũng như
khi nồng độ của chúng không cao và không bị phân hủy bởi vi sinh vật hay chúng
rất độc. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao 80 ÷ 95% có khả năng xử lý
nhiều chất trong nước thải đồng thời có khả năng thu hồi các chất này.
Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho tiếp xúc 2 pha không hòa tan là
pha rắn (chất hấp phụ) với pha khí hoặc pha lỏng. Dung chất (chất bị hấp thụ) sẽ đi
qua từ pha lỏng (pha khí) đến pha rắn cho đến khi nồng độ dung chất trong dung
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
dịch được cân bằng. Các chất hấp phụ thường được sử dụng: than hoạt tính, tro, xỉ,
mạt cưa, silicegen, keo nhôm.
 Trao đổi ion
Phương pháp này có thể khử tương đối triệt để các tạp chất ở trạng thái ion trong
nước như: Zn, Cu, Cr, Ni, Hg, Mn,… cũng như các hợp chất của Asen, Phospho,
Cyanua, chất phóng xạ. Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trị và đạt
được mức độ làm sạch cho nên được dùng nhiều trong việc tách muối trong xử lý
nước thải.
 Đializ – Màng bán thấm
Phương pháp này có thể tách các chất tan khỏi các hạt keo bằng cách dùng các
màng bán thấm. Đó là các màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi qua.
 Trích ly
Phương pháp này có thể tách các chất bẩn hòa tan ra khỏi nước thải bằng dung
môi nào đó nhưng với điều kiện dung môi đó không tan trong nước và độ hòa tan
chất bẩn trong dung môi cao hơn trong nước.
 Chưng bay hơi

Phương pháp này là chưng nước thải để các chất hòa tan trong đó cùng bay lên
theo nước. Ví dụ : người ta chưng nước thải của nhà máy hóa chất cho phenol bay
đi theo hơi nước.
2.3.3. Các phương pháp hóa học
 Phương pháp trung hòa
Nhằm trung hòa nước thải có pH quá cao hoặc quá thấp nhằm tạo điều kiện cho
các quá trình xử lý hóa lý và xử lý sinh học.
Mặc dù quá trình rất đơn giản về mặt nguyên lý nhưng vẫn có thể gây ra một số
vấn đề trong thực tế như: giải phóng các chất ô nhiễm dễ bay hơi, sinh nhiệt, làm
sét, xỉ thiết bị máy móc.
Vôi (Ca(OH)
2
) thường được sử dụng rộng rãi như một bazơ để xử lý các nước
thải có tính axit, axit sulfuric (H
2
SO
4
) là một chất tương đối rẽ tiền dùng trong xử lý
nước thải có tính bazơ.
 Phương pháp oxy hóa – khử
Phương pháp này dùng để khử trùng nước thải.
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
14
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
Chuyển một nguyên tố hòa tan sang kết tủa hay một nguyên tố hòa tan sang thể
khí.
Biến đổi một chất lỏng không phân hủy sinh học thành nhiều chất đơn giản có
khả năng đồng hóa bằng vi khuẩn.
Loại bỏ các kim loại nặng như: Cu, Pb, Zn, Cr, Ni, As,… và một số độc chất
như Cyanua.

Các chất oxy hóa thông dụng: Ozon (O
3
), Chlorine (Cl
2
), Kali permanganate
(KMnO
4
), Hydroperoxide (H
2
O
2
).
Quá trình này thường phụ thuộc rõ rệt vào pH và sự hiện diện của chất xúc tác.
 Kết tủa hóa học
Kết tủa hóa học thường dùng để loại trừ các kim loại nặng trong nước. Phương
pháp kết tủa hóa học thường được sử dụng nhất là phương pháp tạo các kết tủa với
soda cũng có thể được sử dụng để kết tủa các kim loại dưới dạng Hydroxide
(Fe(OH)
3
), Carbonate (CdCO
3
)
2.3.4. Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học thường được sử dung để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có
trong nước thải cũng như một số chất vô cơ: H
2
S, sulfide, amonia,… dựa trên cơ sở
hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất
làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.
Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp kỵ khí và hiếu khí có thể xảy ra

ở điều kiện tự nhiên và nhân tạo. Trong các quá trình xử lý nhân tạo người ta tạo
điều kiện tối ưu cho quá trình oxy hóa nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu xuất
cao hơn xử lý sinh học tự nhiên.
 Phương pháp sinh học nhân tạo
 Quá trình kỵ khí
Quá trình kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng
Bể phản ứng yếm khí tiếp xúc
Quá trình phân hủy xảy ra trong bể kín với bùn tuần hoàn. Hỗn hợp bùn và nước
thải trong bể được khuấy trộn hoàn toàn, sau khi phân hủy hỗn hợp được đưa sang
bể lắng hay bể tuyến nổi để tách riêng phần bùn và nước. Bùn tuần hoàn trở lại bể
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
kỵ khí, lượng bùn dư thải bỏ thường rất ít do tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật
thường khá chậm.
Bể xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB)
Đây là một trong những quá trình kỵ khí ứng dụng rộng rãi nhất Thế giới do:
- Cả 3 quá trình phân hủy, lắng bùn, tách khí được lắp đặt trong cùng một công
trình.
- Tạo thành các loại hạt có mật độ vi sinh vật rất cao và tốc độ lắng vượt xa so với
bùn hoạt tính dạng lơ lửng.
- Ít tiêu tốn năng lượng vận hành.
- Ít bùn dư nên giảm chi phí xử lý bùn và lượng bùn sinh ra dễ tách nước.
- Nhu cầu dinh dưỡng thấp nên giảm chi phí bổ sung dinh dưỡng.
- Có khả năng thu hồi năng lượng từ khí mêtan.
Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám
Bể lọc kỵ khí
Bể lọc kỵ khí là một bể chứa vật liệu tiếp xúc để xử lý chất hữu cơ chứa carbon
trong nước thải. Nước thải được dẫn vào bể từ dưới lên hoặc từ trên xuống, tiếp xúc
với lớp vật liệu mà trên đó có vi sinh vật kỵ khí sinh trưởng và phát triển. Vì vi sinh

vật được giữ trên bề mặt vật tiếp xúc mà không bị rữa trôi theo nước sau xử lý nên
thời gian lưu tế bào sinh vật rất cao (khoảng 100 ngày).
Bể phản ứng có dòng nước đi qua lớp cặn lơ lửng và lọc tiếp qua lớp vật liệu
lọc cố định
Là dạng kết hợp giữa quá trình xử lý kỵ khí lơ lửng và dính bám.
 Quá trình hiếu khí
Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng
Trong quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển
hóa thành bông bùn sinh học (quần thể vi sinh vật hiếu khí) có khả năng lắng dưới
tác dụng của trọng lực. Nước chảy liên tục vào bể Aerotank, trong đó khí được đưa
vào và xáo trộn cùng với bùn hoạt tính nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật phân hủy
chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh vật sinh trưởng, tăng sinh khối và kết
thành bông bùn. Hỗn hợp bùn và nước thải chảy đến bể lắng đợt 2 và tại đây bùn
hoạt tính lắng xuống đáy. Lượng lớn bùn hoạt tính (25 ÷ 75% lưu lượng) tuần hoàn
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
16
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
về bể Aerotank để giữ ổn định mật độ vi khuẩn, tạo điều kiện phân hủy nhanh chất
hữu cơ. Lượng sinh khối dư mỗi ngày cùng với lượng bùn tươi từ bể lắng đợt 1
được tiếp tục để xử lý bùn.
Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một cách hiệu quả cần
phải hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật. Các vi sinh vật này sẽ phân
hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế
bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO
2
, H
2
O, NO
3
-

,
SO
4
2-
, … Một cách tổng quát vi sinh vật tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính bao
gồm: Pseudomonas, Zoogloea, Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio,
Mycobacterium, … và hai loại vi khuẩn Nitrate hóa: Nitrosomonas, Nitrobacter.
Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám
Bể lọc sinh học
Bể lọc sinh học chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống bám.
Nước thải được phân bố đều trên bề mặt lớp vật liệu bằng hệ thống quay hoặc vòi
phun. Quần thể vi sinh vật sống bám trên giá thể tạo nên màng nhầy sinh học có khả
năng hấp thu và phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải. Quần thể vi sinh vật này
có thể bao gồm vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi; nấm, tảo, ốc, động vật nguyên
sinh,… trong đó vi khuẩn tùy nghi chiếm ưu thế.
Phần bên ngoài lớp màng nhầy (khoảng 0.1 ÷ 0.2mm) là loại vi sinh vật hiếu
khí. Khi vi sinh vật phát triển, chiều dày lớp màng ngày càng tăng, vi sinh vật lớp
ngoài tiêu thụ hết oxy khuếch tán trước khi oxy thấm vào bên trong. Vì vậy gần sát
bề mặt giá thể môi trường kỵ khí hình thành. Khi lớp màng dầy, chất hữu cơ chất
hữu cơ bị phân hủy hoàn toàn ở bên ngoài, vi sinh sống gần bề mặt giá thể thiếu
nguồn cơ chất, chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng phân hủy nội bào và mất đi khả
năng bám dính. Nước thải sau xử lý được thu qua hệ thống thu nước đặt bên dưới.
Hệ thống thu nước này có cấu trúc rổ để tạo điều kiện cho không khí lưu thông
trong bể. Sau khi ra khỏi bể, nước thải vào bể lắng đợt 2 để loại bỏ màng vi sinh
tách khỏi giá thể. Nước sau xử lý có thể tuần hoàn để pha loãng nước thải đầu vào
bể lọc sinh học, đồng thời duy trì độ ẩm cho màng nhầy.
Bề lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC)
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
17
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN

RBC bao gồm các đĩa tròn polystyren hoặc polyvinyl chloride đặt gần sát nhau.
Đĩa được nhúng chìm một phần trong nước thải và quay với tốc độ chậm. Tương tự
như bể lọc sinh học, màng vi sinh hình thành và bám dính trên bề mặt đĩa. Khi đĩa
quay mang sinh khối trên đĩa tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải và sau đó tiếp
xúc với oxy. Đĩa quay tạo điều kiện chuyển hóa oxy và luôn giữ sinh khối trong
điều kiện hiếu khí. Đồng thời, khi đĩa quay tạo nên lực cắt loại bỏ các màng vi sinh
không còn khả năng bám dính và giữ chúng ở dạng lơ lửng để đưa sang bể lắng đợt
2. Trục RBC phải tính toán đủ đĩa vật liệu nhựa và lực quay.
 Phương pháp sinh học tự nhiên
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
Cánh đồng tưới
Dẫn nước thải theo hệ thống mương đất trên cánh đồng tưới, dùng bơm và ống
phân phối phun nước thải lên mặt đất. Một phần nước bốc hơi, phần còn lại thấm
vào đất để tạo độ ẩm và cung cấp một phần chất dinh dưỡng cho cây cỏ sinh trưởng.
Phương pháp này chỉ được dùng hạn chế ở những nơi có lượng nước thải nhỏ, vùng
đất khô cằn, xa khu dân cư, độ bốc hơi cao và đất luôn thiếu độ ẩm.
Ở cánh đồng tưới không được trồng rau xanh và cây thực phẩm vì vi khuẩn,
virus gây bệnh và kim loại nặng có trong nước thải chưa được loại bỏ sẽ gây tác hại
đến sức khỏe của người sử dụng các loại rau và cây thực phẩm này.
Xả nước thải vào ao, hồ, sông, suối
Nước thải được xả vào những nơi vận chuyển và chứa nước có sẵn trong tự
nhiên để pha loãng chúng và tận dụng khả năng tự làm sạch của các nguồn nước tự
nhiên.
Khi xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước của nguồn tiếp nhận sẽ bị nhiễm
bẩn. Mức độ nhiễm bẩn phụ thuộc vào: lưu lượng và chất lượng nước thải, khối
lượng và chất lượng nước có sẵn trong nguồn, mức độ khuấy trộng để pha loãng.
Khi lưu lượng và tổng hàm lượng chất bẩn trong nước thải nhỏ hơn so với nguồn
nước của nguồn tiếp nhận, oxy hòa tan có trong nước đủ để cấp cho quá trình làm
sạch hiếu khí các chất hữu cơ. Tuy nhiên, các chất lơ lửng, vi trùng gây bệnh và
kim loại nặng nếu không loại bỏ trước vẫn đe dọa đến sức khỏe và sinh hoạt cộng

SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
18
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TỒN
đồng thơng qua hoạt động của các lồi cá, chim và hoạt động của các lồi sinh vật
có ích khác.
Hồ sinh học
Hồ hiếu khí
Hồ hiếu khí có diện tích rộng, chiều sâu cạn. Chất hữu cơ trong nước thải được
xử lý chủ yếu nhờ sự cộng sinh giữa tảo và vi khuẩn sống ở dạng lơ lửng. Oxy cung
cấp cho vi khuẩn nhờ sự khuếch tán qua bề mặt và quang hợp của tảo. Chất dinh
dưỡng và CO
2
sinh ra trong q trình phân hủy chất hữu cơ được tảo sử dụng. Để
đạt được hiệu quả tốt có thể cung cấp thêm oxy bằng cách thổi khí nhân tạo. Hồ
hiếu khí có 2 dạng:
(1) có mục đích là tối ưu sản lượng tảo, hồ này có chiều sâu cạn (0.15 ÷
0.45m),
(2) tối ưu lượng oxy cung cấp cho vi khuẩn, chiều sâu hồ này khoảng 1.5m.
Tảo
Vi khuẩn
Tảo mới
Chất hữu cơ
Năng lượng mặt trời
Vi khuẩn mới
O
2
CO ,NH
PO ,H O
4
3

2
3-
2
Hình 2.1 Mối quan hệ cộng sinh giữa tảo và vi sinh vật hiếu khí
Hồ tùy tiện
Trong hồ tùy tiện tồn tại 3 khu vực: (1) khu vực bề mặt, nơi đó chủ yếu là vi
khuẩn và tảo sinh sống cộng sinh; (2) khu vực đáy, tích lũy cặn lắng và cặn này bị
phân hủy nhờ vi khuẩn kỵ khí; (3) khu vực trung gian, chất hữu cơ trong nước thải
chịu sự phân hủy của vi khuẩn tùy nghi. Có thể sử dụng máy khuấy để tạo điều kiện
hiếu khí trên bề mặt khi tải trọng cao. Tải trọng thích hợp dao động trong khoảng 70
÷ 140 kgBOD
5
/ha.ngày.
Hồ kỵ khí
Thường được áp dụng cho xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao và cặn lơ
lửng lớn, đồng thời có thể kết hợp phân hủy bùn lắng. Hồ này có chiều sâu lớn, có
thề sâu đến 9m. Tải trong thiết kế khoảng 220 ÷ 560 kgBOD
5
/ha.ngày.
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TỒN
Hồ xử lý bổ sung
Có thể áp dụng sau q trình xử lý sinh học (Aerotank, bể lọc sinh học, sau hồ
hiếu khí, hồ tùy nghi,…) để đạt chất lượng nước ra cao hơn, đồng thời thực hiện
q trình nitrate hóa. Do thiếu chất dinh dưỡng, vi sinh còn lại trong hồ này sống ở
giai đoạn hơ hấp nội bào và amonia chuyển hóa sinh học thành nitrate. Thời gian
lưu nước trong hồ này khỏng 18 ÷ 20 ngày. Tải trọng thích hợp: 60 ÷ 200
kgBOD
5

/ha.ngày.
2
2
H S
Mặt trời
2
CO
Nếu không có O ở lớp
phía trên của hồ có thể
sinh ra khí có mùi
2
O (các giờ chiếu
sáng trong ngày)
Vùng
hiếu
khí
42
Vùng
tùy
tiện
2
4
2
2
CO
3
NH
PO ,
3-
Tế bào mới

H S + 2O H SO
Vùng
kỵ
khí
2
3
2 4
CO + NH + H S + CH
2
O
Tế bào chết
Vi khuẩn
Tế bào chết
3-
4
3
Tế bào mới
NH
PO ,
Axit hữu cơ,
rượu
Tảo
2
O
Làm thoáng
Nước thải
Bùn đáy
Gió (gió thúc đẩy quá trình
hòa trộn và làm thoáng)
Chất thải hữu cơ

Chất rắn có
thể lắng
Hình 2.2. Sơ đồ hồ hiếu khí tùy nghi
Phương pháp khử trùng nước thải
Nước thải sau khi xử lý bẳng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 10
5
÷ 10
6
vi khuẩn trong 1ml. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải khơng phải là vi
trùng gây bệnh nhưng khơng loại trừ khả năng tồn tại một vì lồi vi khuẩn gây bệnh
nào trong nước thải ra nguồn nước cấp, hồ bơi, hồ ni cá,… thì khả năng lan
truyền bệnh sẽ rất cao. Do đó phải có biện pháp khử trùng nước thải trước khi ra
nguồn tiếp nhận. Các biện pháp khử trùng nước thải phổ biến hiện nay:
- Dung Clo hơi qua thiết bị định lượng Clo.
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
20
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
- Dùng HypoCloride – Canxi dạng bột (Ca(ClO)
2
) hòa tan trong thùng dung dịch
3 ÷ 5% rồi định lượng vào bể tiếp xúc.
- Dùng Hypocloride – Natri, nước zaven NaClO.
- Dùng ozon, ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo ozon đặt trong nhà
máy xử lý nước thải, ozon sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hòa tan và tiếp xúc.
- Dùng tia cực tím (UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sản ra. Đèn tia cực tím đặt
ngập trong mương có nước thải chảy qua.
Từ trước đến nay, khi khử trùng nước thải hay dùng Clo hơi và các hóa chất của
Clo vì Clo là hóa chất được các ngành công nghiệp dùng nhiều, có sẵn trong thị
trường, giá thành chấp nhận được, hiệu quả khử trùng cao. Nhưng những năm gần
đây các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo hạn chế dùng Clo để khử trùng nước thải

vì:
- Lượng Clo dư 0.5mg/l trong nước thải để đảm bảo sự an toàn và ổn định cho
quá trình khử trùng sẽ gây hại đến cá và các vi sinh vật nước có ích khác.
- Clo kết hợp với Hydrocarbon tạo thành hợp chất có hại cho môi trường sống.
Kết luận
Tất cả các phương pháp xử lý nước thải đã được trình bày ở trên có thể phân ra
thành 2 nhóm: nhóm các phương pháp phục hồi và nhóm các phương pháp phân
hủy. Đa số các phương pháp hóa lý được dùng để thu hồi các chất quý trong nước
thải và thuộc nhóm phục hồi. Còn các phương pháp hỗn hợp và sinh học thuộc
nhóm các phương pháp phân hủy. Gọi là phân hủy vì: các chất bẩn trong nước thải
sẽ bị phân hủy chủ yếu theo các phản ứng oxy hóa và một ít theo phản ứng khử.
Các sản phẩm tạo thành sau khi phân hủy sẽ được loại bỏ khỏi nước thải ở dạng khí,
cặn lắng hoặc còn lại trong nước nhưng không độc.
Những phương pháp phục hồi và phương pháp hỗn hợp thường chỉ dùng để xử
lý các loại nước thải đậm đặc riêng biệt còn đối với các loại nước loãng với khối
lượng nhiều thì dùng những phương pháp đó không hợp lý.
Xử lý nước thải ở mức độ cao được ứng dụng trong các trường hợp yêu cầu giảm
bớt nồng độ bẩn (theo chất lơ lửng, BOD
5
, COD, Nitơ, Phospho, và các chất
khác…) sau khi đã xử lý sinh học, trước khi xả vào nguồn nước cần lưu ý rằng:
nước thải sau khi xử lý ở mức độ cao có thể ứng dụng lại trong các quy trình công
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
21
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
nghệ của nhà máy và do đó giảm được lượng nước thải xả vào nguồn, giảm được
nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất.
Nhìn chung khi chọn các phương pháp xử lý nước thải phải căn cứ vào các đặc
điểm về khối lượng, chất lượng của các chất ô nhiễm và các điều kiện địa phương
khác.

Trong mọi trường hợp phải chọn phương pháp xử lý một cách hiệu quả nhất,
kinh tế nhất và dễ xây dựng, quản lý.
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
22
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SUNYAD – VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH Sunyad – Việt Nam
Địa chỉ : Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5,
huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Ngành nghề sản xuất kinh doanh : sản xuất da nhân tạo PU
Loại hình : đầu tư nước ngoài
Tổng diện tích : 30.000 m
2
Số điện thoại : 061.560160 – 63
Số fax : 061.560159
3.2. Thông tin hoạt động sản xuất
Sản xuất : sản xuất da nhân tạo PU
Thị trường tiêu thụ : 80% xuất khẩu, còn lại tiêu thụ trong nước
Nhu cầu lao động : 85 người, chế độ làm việc 8 giờ/ngày
Nhu cầu về điện : sử dụng điện lưới của KCN Nhơn Trạch
Nhu cầu về nước : hệ thống cấp nước của KCN Nhơn Trạch 5
Bảng 3.1. Nhu cầu về nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng trung bình trong
một năm
STT Tên nguyên liệu Đơn vị Khối lượng Nguồn gốc
1
2
3
4
5

6
Chất dẻo tổng hợp (PU)
Dung môi hữu cơ
Nguyên liệu màu
Vải công nghiệp (vải lót)
Giấy than
Dầu nhiên liệu
Kg
Kg
Kg
Yard
Yard
Lít
502.010
345.110
40.320
378.950
190.517
168.000
Nhập khẩu
Nhập khẩu
Nhập khẩu
Nhập khẩu
Nhập khẩu
Trong nước
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
3.3. Qui trình sản xuất của công ty.
Hình 3.1. Quy trình công nghệ sản xuất

SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
Vải công
nghiệp
Thoa trét 1
Sấy khô
Thoa trét 2
Sấy khô
Tạo nhăn
Sấy khô
Xử lý bề mặt
Kiểm tra
Thành phẩm
Nhập kho
PU đã phối màu
PU đã phối màu
24
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD : NGUYỄN ĐỨC TOÀN
Vải công nghiệp trước hết được cho vào công đoạn thoa trét lần và sấy khô,
sau đó tiếp tục thoa trét lần 2 và sấy khô để đảm bảo chất lượng sợi vải, tiếp đó
vải được tạo nhăn cho từng kiểu mẫu của đã được đặt trước và tiến hành xử lý
bề mặt, sau đó vải được sấy khô thêm 1 lần nữa trước khi cho vào kiểm tra
thành phẩm và nhập kho chờ xuất hàng.
3.4. Vấn đề gây ô nhiễm của công ty.
3.4.1. Ô nhiễm do nước thải.
 Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn.
Vào mùa mưa, nước mưa chảy trên mặt đất tại khu vực nhà máy sẽ cuốn
theo dầu mỡ (dùng bôi trơn động cơ), đất cát.
Nồng độ các chất ô nhiễm do nước mưa chảy tràn được ước tính như sau:
Tổng Nitơ : 0,5 – 1,5 mg/l
Phốt pho : 0,004 – 0,03 mg/l

COD : 10 – 20 mg/l
Tổng chất rắn lơ lửng: 10 – 20 mg/l
Đối với lượng nước mưa chảy tràn, công ty có hệ thống cống thu gom và
cho chảy vào hệ thống cống chung của khu công nghiêp.
 Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhu cầu sinh hoạt của công nhân trong nhà
máy, ước tính khoảng 8.5 m
3
/ngày (với định mức tính toán 100 lít/người/ngày).
Hiện lượng nước này được thải ra ngoài theo hệ thống chung của khu công
nghiệp.
 Ô nhiễm do nước thải sản xuất.
Nước thải sản xuất của nhà máy phát sinh từ những cặn sơn PU và cặn dầu
nhớt với số lượng rất ít, được gom lại sau mỗi lần thay và chứa vào các thùng
phi 200 lít. Lượng cặn này sẽ được Công ty ký hợp đồng với công ty có chức
năng thu gom đem đi xử ký tại những nơi quy định.
3.4.2. Ô nhiễm không khí.
 Ô nhiễm do khí thải.
Nguồn phát sinh khí thải chủ yếu là từ: lò hơi, xe tải ra vào nhà máy, máy
phát điện.
SVTH : NGUYỄN ĐÌNH BẢO
25

×