Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xoài trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.49 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

VÌ VĂN CƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MƠ HÌNH
TRỒNG XỒI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN,
TỈNH SƠN LA
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, 2021

m


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

VÌ VĂN CƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MƠ HÌNH
TRỒNG XỒI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN,
TỈNH SƠN LA
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Văn Bắc



Thái Nguyên, 2021

m


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu Đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế các mơ hình trồng xồi trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” đều được
thu thập, điều tra, khảo sát thực tế trung thực, nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng
của huyện Mai Sơn và chưa được sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả luận văn

Vì Văn Cương

m


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và PTNT, cảm ơn các thầy cô
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại Trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên và những ý kiến gợi ý, đóng góp trong q trình thực
hiện luận văn. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn trân thành tới thầy giáo TS. Hồ
Văn Bắc, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi tận tình trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Uỷ ban nhân dân huyện
Mai Sơn, các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, trên địa bàn huyện, các hộ gia đình, Hợp
tác xã, các khuyến nơng viên đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên, chia sẻ để tơi hồn thiện luận văn này.
Trong q trình nghiên cứu mặc dù đã rất cố gắng hết sức nhưng vì những lý do
chủ quan và khách quan cho nên luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn
học viên để luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Vì Văn Cương

m

năm 2021



iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ....................................................................................ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
4.1. Phạm vi không gian....................................................................................... 2
4.2. Phạm vi thời gian .......................................................................................... 3
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................ 3
Chương 1 ................................................................................................................ 4
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI....................................................................... 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 4
1.1.1. Các khái niệm ..................................................................................... 4
1.1.2. Các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................... 6
1.1.3. Phát triển sản xuất xoài ..................................................................... 7
1.2. VAI TRỊ CỦA CÂY XỒI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KT-XH .......... 8
1.2.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất, tiêu thụ xoài .......................................... 8
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây xoài ................................................ 8
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................................................11
1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN
LA ................................................................................................................20

1.5. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................20
1.6. NHẬN XÉT CHUNG RÚT RA TỪ TỔNG QUAN ................................23
Chương 2 ..............................................................................................................26

m


iv
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................26
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................26
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................29
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................37
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................37
2.3.1. Chọn mẫu và thu thập số liệu .........................................................37
2.3.2. Đo lường hiệu quả kinh tế và kỹ thuật ...........................................40
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin ...................................................42
Chương 3 ..............................................................................................................44
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................................44
3.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ XOÀI CỦA HUYỆN MAI SƠN
..........................................................................................................................44
(2018, 2019, 2020) của huyện Mai Sơn ...............................................................44
3.1.1. Cơng tác quy hoạch vùng trồng xồi ..............................................45
3.1.2. Cơng tác lựa chọn giống cây xoài ...................................................46
3.1.3. Về ứng dụng khoa học kĩ thuật và cơng nghệ ...............................47
3.1.4. Tình hình tổ chức sản xuất xồi của các mơ hình .........................48
3.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT XOÀI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........50
3.2.1. Định nghĩa và thống kê mô tả các biến được sử dụng ..................50
3.2.2. Kết quả sản xuất xoài của hộ ..........................................................52
3.2.3. Kết quả sản xuất xồi giữa các mơ hình ........................................53

3.2.4. Hiệu quả sản xuất của các mơ hình ................................................54
3.2.5. Hiệu quả kinh tế của các mơ hình trồng xồi ................................56
3.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuất của hộ ........................58
3.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT XOÀI
CỦA HUYỆN MAI SƠN.................................................................................60
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XOÀI TẠI HUYỆN MAI SƠN ...63
3.4.1. Một số quan điểm phát triển ...........................................................63
3.4.2. Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất xoài của huyện Mai Sơn giai
đoạn 2021 - 2025 .........................................................................................64
3.4.3. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất xoài cho huyện Mai Sơn .............................................................65

m


v
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................70
1. KẾT LUẬN ..................................................................................................70
2. KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................71
2.1. Đối với Nhà nước .................................................................................71
2.2. Đối với tỉnh Sơn La .............................................................................71
3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO ....................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 1
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 1

m


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CC

: Cơ cấu

DT

: Diện tích

GO

: Tổng giá trị sản xuất

HQKT

: Hiệu quả kĩ thuật

HQSX

: Hiệu quả sản xuất

HQQM

: Hiệu quả quy mơ

KTCB


: Kiến thiết cơ bản

DEA

: Phân tích đường bao dữ liệu

MTQG

: Mục tiêu Quốc gia

NLN

: Nông lâm nghiệp

NN

: Nông nghiệp

PNN

: Phi nông nghiệp

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TS

: Thủy sản


TSCĐ

: Tài sản cố định

m


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của xồi (100 gam phần ăn được ......................10
của quả xồi chín có).................................................................................................10
Bảng 1.2. Các quốc gia sản xuất xồi hàng đầu thế giới ..........................................12
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng xoài Việt Nam ........................................16
các năm 2018, 2019, 2020.........................................................................................16
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn
La ...............................................................................................................................28
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của ....................30
huyện Mai Sơn năm 2020. ........................................................................................30
Bảng 2.3. Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Mai Sơn giai đoạn 2018-2020 ......32
Bảng 2.4. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Mai Sơn ......................36

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng và giá bán xoài trong 3 năm..............44
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng xồi của mơ hình ....................................48
sản xuất truyền thống các năm 2018, 2019, 2020 .....................................................48
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xồi trong 3 năm (2018, 2019, 2020) theo mơ
hình tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Mai Sơn .............................................50
Bảng 3.4. Định nghĩa và thống kê các biến được sử dụng trong ước lượng .............51
Bảng 3.5. Thống kê mô tả đầu vào và đầu ra trong sản xuất xoài của hộ.................52
Bảng 3.6. Thống kê so sánh mơ hình sản xuất xồi theo VietGAP ..........................53

và khơng theo VietGAP ............................................................................................53
Bảng 3.7. Hiệu quả sản xuất của các nhóm hộ trồng xồi ........................................55
Bảng 3.8. Bảng phân bố tần suất các chỉ số hiệu quả kỹ thuật của hộ......................55
Bảng 3.9. So sánh hiệu quả giữa hai mơ hình trồng xoài .........................................56
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế sản xuất xoài giữa các mơ hình ...................................58
Bảng 3.11. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuất của hộ...................................59

m


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ xồi của Việt Nam........................................14
Hình 1.2. Tình hình xuất khẩu xồi của Việt Nam ...................................................15
Hình 1.3. Diện tích xồi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc ......................................17
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ......................................27

m


ix

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. NHỮNG THƠNG TIN CHUNG
1.1. Họ và tên tác giả: Vì Văn Cương
1.2. Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các mơ hình trồng xồi trên địa bàn
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
1.3. Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp; Mã số: 8 62 01 15.
1.4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Văn Bắc.

1.5. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên
2. NỘI DUNG BẢN TRÍCH YẾU
2.1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc của Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La. Trong những năm gần đây, diện tích trồng
cây ăn quả của tỉnh Sơn La gia tăng nhanh chóng; cùng với phong trào đó, nhiều hộ
nơng dân trên địa bàn huyện Mai Sơn cũng đẩy mạnh trồng các loại cây ăn quả, cải
tạo vườn tạp, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, một trong những
loại cây được trồng nhiều nhất là cây xoài. Theo số liệu thống kê của Chi cục thống
kê huyện Mai Sơn, năm 2015 huyện Mai Sơn mới chỉ có khoảng 2.500 ha cây ăn quả,
trong đó diện tích trồng xồi là 870 ha, đến năm 2018 tổng diện tích trồng các loại
cây ăn quả của huyện đã lên tới 8.557 ha, trong đó diện tích trồng xồi là: 2.640 ha;
đến năm 2020, diện tích xồi của huyện tăng lên 3.637 ha.
Tuy nhiên, việc trồng xoài của người dân trên địa bàn huyện Mai Sơn theo nhiều
mơ hình khác nhau, khả năng hạch toán kinh tế hạn chế, hiệu quả kinh tế không cao.
Trồng theo phong trào, mang tính tự phát cao, điều đó rất dễ dẫn đến các rủi ro trong
sản xuất, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.
Để quả xoài Mai Sơn đứng vững được trên thị trường tiêu thụ trong nước cũng
như xuất khẩu, việc tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất,
nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh là rất quan trọng.

m


x
Vậy, làm thế nào để cây xoài thực sự trở thành loại cây giúp người trồng xoài
tại Mai Sơn nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và từng bước vươn lên làm giàu
chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình là một câu hỏi khơng dễ trả lời, vấn
đề đặt ra là lựa chọn mơ hình sản xuất nào là hợp lý, tiết kiệm chi phí đầu vào, nâng
cao giá trị sản phẩm đầu ra, phát huy lợi thế của từng mơ hình sản xuất là điều vơ

cùng cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, em lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu
“Đánh giá hiệu quả kinh tế các mơ hình trồng xồi trên địa bàn huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất, tiêu thụ xoài.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế các mơ hình sản xuất xồi trên địa bàn huyện Mai
Sơn.
- Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ xoài của huyện.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất, tiêu thụ xoài trên địa bàn
huyện Mai Sơn.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về hiệu quả sản xuất, tiêu thụ
xoài ở huyện Mai Sơn từ năm 2018 đến năm 2020.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận văn gồm: Phương
pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp. Phương pháp phân tích đánh giá. Phương
pháp thống kê mơ tả và so sánh. Phương pháp thống kê kinh tế. Hệ thống chỉ tiêu
đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế.
2.5. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được
Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Mai Sơn có thế mạnh trong sản xuất nhiều
loại trái cây trong đó có xồi, diện tích và sản lượng xồi của huyện trong những năm
gần đây gia tăng nhanh chóng.
Kết quả ước lượng hiệu quả sản xuất cho thấy hầu hết các hộ hoạt động ở dưới
mức hiệu quả tối đa. Hay nói cách khác, nơng hộ trồng xồi nói chung vẫn còn tiềm
năng lớn để tăng sản lượng bằng việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô.

m



xi
Hiệu quả kỹ thuật trung bình của nơng hộ trồng xồi vietGAP và khơng theo VietGAP
đạt được là 0,684 với giả định hiệu quả biến đổi theo quy mô theo định hướng đầu
vào. Hầu hết các hộ trong vùng nghiên cứu đều chưa đạt được hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả quy mô tối ưu – nghĩa là nông dân trên địa bàn vẫn có thể tiết giảm được
khoảng gần 30% chi phí sản xuất mà khơng làm ảnh hưởng tới sản lượng đầu ra thực
tế hiện có.
Quy mơ trồng xồi của nơng hộ khá nhỏ và đa số các hộ có hiệu quả tăng lên
theo quy mơ. Hay nói cách khác, quy mơ/diện tích sản xuất xồi tăng lên sẽ góp phần
làm giảm sự phi hiệu quả của nơng hộ.
Năm 2020, sản xuất nơng nghiệp nói chung và xồi nói riêng ở Sơn La bị ảnh
hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid 19. Lưu thơng hàng hóa khó khăn dẫn đến
việc giá nông sản xuống thấp, và làm cho thu nhập từ sản xuất cây ăn quả của nông
hộ cũng thấp. Ngồi ra, chuỗi cung ứng nơng sản bị ngưng chệ làm cho giá cả sản
phẩm xoài VietGAP và khơng VietGAP khơng có sự khác biệt ý nghĩa, trong khi chi
phí sản xuất xồi theo VietGAP lại cao hơn mơ hình xồi truyền thống. Hệ quả là các
chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của mơ hình xồi theo tiêu chuẩn VietGAP thấp hơn mơ hình
xồi truyền thống.
Kết quả nghiên cứu cũng xác định được các nhân tố ảnh hưởng tích cực làm gia
tăng hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mơ của nơng hộ. Các chính sách hỗ trợ huy
động nguồn lực đầu tư nhằm cải thiện hệ thống tưới tiêu và tiếp tục phát huy hiệu quả
dịch vụ khuyến nơng thơng qua triển khai thêm các khóa tập huấn kỹ thuật sẽ góp
phần cải thiện hiệu quả kỹ thuật của nơng hộ. Bên cạnh đó, các giải pháp hướng tới
việc mở rộng quy mô đất sản xuất/hộ cũng rất có ý nghĩa trong việc giảm sự phi hiệu
quả quy mô của nông hộ.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi đưa ra một số kiến
nghị đối với Nhà nước, tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn, các cấp chính quyền xã và đối
với các hộ nơng dân sản xuất, tiêu thụ xồi tại địa phương.
2.6. Kết luận
Kết quả ước lượng hiệu quả sản xuất cho thấy hầu hết các hộ hoạt động ở dưới

mức hiệu quả tối đa. Hay nói cách khác, nơng hộ trồng xồi nói chung vẫn cịn tiềm

m


xii
năng lớn để tăng sản lượng bằng việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô.
Người nông dân trên địa bàn vẫn có thể tiết giảm được khoảng gần 30% chi phí sản
xuất mà khơng làm ảnh hưởng tới sản lượng đầu ra thực tế hiện có.
Quy mơ trồng xồi của nơng hộ khá nhỏ và đa số các hộ có hiệu quả tăng lên
theo quy mơ. Hay nói cách khác, quy mơ/diện tích sản xuất xồi tăng lên sẽ góp phần
làm giảm sự phi hiệu quả của nông hộ.
Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng sản xuất nơng nghiệp nói chung
và xồi nói riêng, nhất là việc tiêu thụ sản phẩm và giá bán; chuỗi cung ứng nông sản
bị ngưng chệ làm cho giá cả sản phẩm xồi VietGAP và khơng VietGAP khơng có
sự khác biệt ý nghĩa, trong khi chi phí sản xuất xồi theo VietGAP lại cao hơn mơ
hình xồi truyền thống. Hệ quả là các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của mơ hình xồi theo
tiêu chuẩn VietGAP thấp hơn mơ hình xồi truyền thống.
Kết quả nghiên cứu cũng xác định được các nhân tố ảnh có thể ảnh hưởng tích
cực làm gia tăng hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô của nông hộ.
2.7. Khuyến nghị
- Nhà nước cần có nhiều chính sách đầu tư và hỗ trợ người dân trồng xoài như
đầu tư cơ sở vật chất, cho vay vốn, hỗ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật, các cơ
chế, chính sách hỗ trợ phát triển xồi.
- Phát triển sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến
khích các hình thức liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa
các thành phần kinh tế.
- Thường xuyên tổ chức các hội chợ, gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông
nghiệp của địa phương. Thông qua các sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức để quảng
bá các sản phẩm nơng nghiệp của địa phương, trong đó có sản phẩm xồi, thúc đẩy

ngành sản xuất xồi phát triển.
- Chỉ đạo, có cơ chế hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất xồi theo hình thức
liên kết chuỗi từ sản xuất - thu hoạch- chế biến - tiêu thụ (ứng dụng mơ hình khuyến
nơng, khuyến cơng) để xây dựng và khai thác hết tiềm năng địa phương.

m


xiii
Người hướng dẫn khoa học

Tác giả

TS. Hồ Văn Bắc

Vì Văn Cương

m


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, thực hiện Thông báo 121-TB/TU ngày 31/11/2015
của Ban Thường vụ tỉnh ủy về chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc nhằm tạo
bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp; Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND,
ngày 15/3/2017 của HĐND tỉnh Sơn La về quy định mức hỗ trợ cải tạo vườn tạp và
trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 15/5/2018 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả

trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Mai Sơn đã
tiến hành cải tạo vườn tạp, ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất,
đẩy mạnh trồng các loại cây ăn quả.
Cùng với chủ trương đúng đắn của tỉnh và thấy được hiệu quả kinh tế bước đầu
từ việc trồng cây ăn quả, khoảng 3 năm trở lại đây phong trào trồng cây ăn quả trên
địa bàn huyện diễn ra rất mạnh mẽ, một trong những loại cây được trồng nhiều nhất
là cây xồi. Theo số liệu thống kê của Phịng thống kê huyện Mai Sơn, năm 2015
huyện Mai Sơn mới chỉ có khoảng 2.500 ha cây ăn quả, trong đó diện tích trồng xồi
là 870 ha, đến năm 2018 tổng diện tích trồng các loại cây ăn quả của huyện đã lên tới
8.557 ha, trong đó diện tích trồng xồi là: 2.640 ha; đến năm 2020, diện tích xồi của
huyện tăng lên 3.637 ha. Các giống xoài được trồng nhiều nhất là xoài tượng, xoài
Đài Loan, xoài Thái, Úc,... Diện tích xồi cho sản phẩm là 1.990 ha. Sản lượng quả
khoảng 19.502 tấn.
Cây xoài (tên khoa học là Mangifera indica) từ lâu đã khơng cịn xa lạ với người
dân Mai Sơn, nhưng chủ yếu là các giống xoài bản địa như xồi trịn, xồi hơi,... cho
năng xuất thấp, người dân trồng xoài chủ yếu chỉ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
gia đình và trao đổi thơng thường trong phạm vi hẹp. Chưa thành sản phẩm hàng hóa
đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng. Việc trồng xoài của người dân trên địa bàn
huyện Mai Sơn hiện nay theo các mơ hình sản xuất khác nhau, khả năng hạch tốn
kinh tế hạn chế, hiệu quả kinh tế khơng cao, thường làm theo quan niệm lấy công làm
lãi. Trồng theo phong trào, mang tính tự phát cao, điều đó rất dễ dẫn đến các rủi ro

m


2

trong sản xuất, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế
giới, tính cạnh tranh rất khốc liệt như hiện nay thì để quả xoài Mai Sơn đứng vững
được trên thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu, việc tăng cường áp dụng

các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng sản
phẩm và sức cạnh tranh là rất quan trọng.
Vậy, làm thế nào để cây xoài thực sự trở thành loại cây giúp người trồng xoài
tại Mai Sơn nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và từng bước vươn lên làm giàu
chính đáng trên chính mảnh đất q hương mình là một câu hỏi không dễ trả lời, vấn
đề đặt ra là lựa chọn mơ hình sản xuất nào là hợp lý, tiết kiệm chi phí đầu vào, nâng
cao giá trị sản phẩm đầu ra, phát huy lợi thế của từng mô hình sản xuất là điều vơ
cùng cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, em lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu
“Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xồi trên địa bàn huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất, tiêu thụ xoài
- Đánh giá được thực trạng hiệu quả kinh tế các mơ hình trồng xồi trên địa bàn
huyện Mai Sơn. So sánh hiệu quả kinh tế giữa hộ trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP
và hộ trồng xồi theo các mơ hình truyền thống (khơng theo tiêu chuẩn VietGAP).
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, kỹ thuật trồng xoài
cảu người dân tại địa bàn nghiên cứu.
- Đưa ra những khuyến cáo cho người trồng xoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về sản xuất và tiêu thụ xoài, hiệu
quả kinh tế và các chỉ tiêu có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các mơ hình trồng
xồi tại địa bàn huyện.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian.
4.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

m



3

4.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020. Số liệu
sơ cấp được thu thập trong năm 2020.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài
liệu tham khảo giúp huyện Mai Sơn xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh
tế từ sản xuất xoài. Giúp người dân lựa chọn được mơ hình trồng xồi phù hợp để có
được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đề tài nghiên cứu tương đối tồn diện và có hệ thống, và có ý nghĩa thiết thực
cho q trình phát triển trồng xồi tại huyện Mai Sơn và các địa phương có điều kiện
tương tự.

m


4

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Các khái niệm
Khái niệm hiệu quả
Khi đề cập đến khái niệm hiệu quả cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu
quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả năng thu
được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ
nhất định. Để đạt được hiệu quả thì người sản xuất cần phải biết cách sử dụng 3

yếu tố:
(1) Khơng sử dụng nguồn lực lãng phí;
(2) Sản xuất với chi phí thấp nhất;
(3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người.
Trong bất kì quá trình sản xuất nào, tính hiệu quả sản xuất ln gắn liền với 4
nội dung gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả
theo quy mô sản xuất.
Chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi đồng thời đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ.
Khái niệm “Hiệu quả kỹ thuật”
Theo Koopman đưa ra vào năm 1951: “Một nhà sản xuất được xem là có hiệu
quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất kì đầu ra địi hỏi một số giảm xuống của
ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào”.
Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay
công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ,
khả năng chuyên môn và tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất.
Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một
nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Khái niệm “Hiệu quả phân bổ”

m


5

Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá
đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm
đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu
vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt

được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kinh tế có tính đến
các yếu tố giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là
hiệu quả về giá. (Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân,
xuất bản năm 2012)
Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn
lực là tối đa. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều được tính đến
khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả
kinh tế thì phải đồng thời đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Bản chất của hiệu quả kinh tế:
Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan
điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản xuất muốn
có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật
lực, vốn,… Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một quá trình sản xuất,
kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chệnh lệch này càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao
năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Nâng cao năng xuất lao động
xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai
mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền
kinh tế xã hội, là quy luật tăng năng xuất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian.
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được hiệu quả tối đa về chi phí nhất
định hoặc ngược lại, đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây
được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao
gồm cả chi phí cơ hội.
Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp:

m


6


Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất, các nguyên
nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế trong sản xuất.
Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất. Nếu
hiệu quả kinh tế cịn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp
nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngược lại, đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản
lượng cần đổi mới công nghệ.
1.1.2. Các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiện nay có nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau:
Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được
và chi phí bỏ ra.
H = Q/C. Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế; Q: Khối lượng sản phẩm thu được; C:
Chi phí bỏ ra.
Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được một
đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó, người ta xem
xét, đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản phẩm,
các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định.
Quan điểm 2: Cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả
tăng thêm với chi phí tăng thêm.
H= ∆Q/∆C. Trong đó: ∆Q: Khối lượng tăng thêm; ∆C: Chi phí tăng thêm.
Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí
đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu quả trong quá
trình sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận.
Quan điểm 3: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần trăm biến động giữa chi phí
và kết quả sản xuất. Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng
thêm của kết quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu
tăng thêm 1% chi phí thì kết quả sẽ tăng thêm bao nhiêu %.
Quan điểm 4: Theo Farrell (1957), hiệu quả kinh tế bao gồm 02 hợp phần chính
là hiệu quả phân bổ và hiệu quả kĩ thuật. Hiệu quả kĩ thuật của một hãng/đơn vị sản


m


7

xuất là khả năng của họ có thể đạt được lượng đầu ra tối đa có thể với một tập hợp
đầu vào nhất định. Hiệu quả phân bổ là khả năng của hãng có thể tối đa hóa lợi nhuận.
1.1.3. Phát triển sản xuất xoài
Tên khoa học: Mangifera indica L.
Tên tiếng Anh: Mango.
Bộ: Bồ hòn (Sapindales).
Họ: Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Chi: Xoài (Mangifera).
Loài: Mangifera indica.
Nguồn gốc: Theo nhiều nhà nghiên cứu, xồi có nguồn gốc ở Miền Đơng Ấn
Độ và các vùng giáp ranh như Miến Điện (nay là Myanmar), Việt Nam và Malaysia,
vì đây là cây ăn quả nhiệt đới.
Ở Việt Nam hiện nay, các giống xoài cũng rất đa dạng, phong phú, trong đó có
những giống xồi chất lượng cao như:
Xoài Cát Chu: Phẩm chất quả ngon, thịt thơm ngọt có vị hơi chua, dạng quả hơi
trịn, trọng lượng trung bình từ 250-350gr, vở quả mỏng, đây là giống xoài ra hoa rất
tập trung và dễ đậu quả, năng suất rất cao.
Xồi cát Hịa Lộc: Xuất phát từ Cái Bè (Tiền Giang), xồi có quả to, trọng lượng
từ 400-600gr, thịt quả vàng, dẻo thơm, ngọt, hạt dẹp, được coi là giống xồi có phẩm
chất ngon; thời gian từ khi ra hoa đến quả chín từ 3-4 tháng.
Xồi Tứ Qúi: Tán thưa, lá to bản, mép gợn sóng. Qủa nặng trung bình 320gr,
hình bầu dục, đầu quả nhọn, vỏ mỏng láng, màu vàng đẹp, ngọt, thơm, hạt nhỏ. Thời
gian từ khi nở hoa đến khi thu hoạch khoảng 115 ngày.
Xoài Xiêm: Phẩm chất tương đối ngon, cơm vàng, thịt dẻo, mịn, hạt nhỏ, vở quả

dày. Đây là giống dễ đậu quả, năng xuất cao.
Xồi Thái Lan: quả xồi trịn dài và hơi cong ở phía đi. Đây là giống xồi có
thể ăn lúc xanh hay chín đều được vì rất ngon và ngọt. Xoài Thái Lan được trồng rất
đơn giản lại cho năng suất cao nên được người nông dân ưa chuộng trồng nhiều trong
những năm gần đây.

m


8

Xoài Đài Loan là loại giống mới được trồng tại nước ta hiện nay. Tuy là giống
mới nhưng không thua kém bất kỳ loại xoài nào. Xoài Đài Loan khá dễ trồng, có khả
năng chịu sâu bênh tốt và thích nghi với mọi loại đất. Sự sinh trưởng và phát triển
của cây khá nhanh, chỉ sau khoảng 19 tháng gieo trồng là bạn đã có thể thu hoạch vựa
quả đầu tiên rồi. Quả xồi Đài Loan thường rất to, có quả lên tới 1kg thậm chí hơn,
có vị ngọt đậm, ít xơ và hạt nhỏ.
Xoài Tượng: Là giống xoài ăn xanh, chấm súp, đường rất được ưu chuộng. Vỏ
màu xanh nhạt, cơm xồi giịn, mùi thơm và có vị chua dịu mát. Được trồng nhiều ở
các tỉnh Miền Trung trở ra.
Xoài Thanh Ca: Là giống xoài ăn xanh, cây phát triển mạnh, lá thon dài, đầu hơi
nhọn, quả dài hơi cong, nặng trung bình khoảng 300gr.
Xồi hồng: Quả to màu hồng, dài, tán thưa, lá to bản, mép gợn sóng. Qủa nặng
trung bình 320gr, hình bầu dục, đầu quả nhọn, vỏ mỏng láng, màu vàng đẹp, thịt ngọt
thơm, hạt nhỏ. Từ khi nở hoa đến lúc thu hoạch là 115 ngày.
Xồi tím: quả xồi có dạng giống q trứng, vỏ căng mịn. Trọng lượng xồi đạt
khoảng 0,8-1,2kg. Thịt xồi có màu vàng đậm, thơm ngon và rất ngọt. Nhưng nếu ăn
khi xồi cịn xanh thì sẽ rất chua so với các loại xồi khác. Xồi tím thược được lựa
chọn dùng trong các món nộm.
1.2. VAI TRỊ CỦA CÂY XỒI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KT-XH

1.2.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất, tiêu thụ xồi
Cây xồi có vai trị rất lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội, như: cung cấp
quả tươi cho con người, với nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe; làm
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến (kẹo, mứt, đồ uống); Là mặt hàng cho xuất
khẩu, đem lại ngoại tệ; Thân cây xồi là gỗ, trồng làm bóng mát, cây cảnh, chống xói
mịn, rửa trơi, giữ nước; vỏ và lá có thể dùng làm thuốc chữa bệnh; Lá cây xồi có
thể dùng chế biến thức ăn,…
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây xoài

m


9

1.2.2.1. Đặc điểm kinh tế của cây xoài
a) Làm cây ăn quả
Những vườn cây xồi sai quả, chín vàng mỗi khi mùa tới khơng cịn là hình ảnh
xa lạ đối với những người con lớn lên từ vùng quê. Đây là một loài cây khá dễ trồng
và phổ biển tại nước ta. Lợi ích của cây xồi mang lại vơ cùng lớn và một trong số
đó là làm cây ăn quả. Cây xoài mang lại những vựa quả thơm ngon vàng đượm và sai
quả cho người trồng vào mỗi mùa thu hoạch. Quả xồi chín có màu vàng hấp dẫn, có
vị chua ngọt, mùi thơm ngon, nhân có xơ. Quả xồi chín được ăn tươi, đóng hộp, làm
nước ép, mứt kẹo, sấy khô để tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu
b) Thân cây xồi làm gỗ
Ngồi lợi ích làm cây ăn quả, phần thân của cây xồi có thể sử dụng làm gỗ để
chế tạo những đồ gia dụng trong gia đình. Người ta cịn sử dụng gỗ của lồi cây này
để làm giàn giáo trong các cơng trình xây dựng vơ cùng tiện lợi. Gỗ cây xồi khá bền
và tốt, giá cả phải chăng nên được thị trường tiêu thụ gỗ khá là ưu chuộng.
c) Lá xoài cây thuốc chữa bệnh tiểu đường, hen xuyễn và tăng huyết áp
Tưởng chừng như phần lá của cây xồi là vơ ích nhưng khơng, lá của nó cịn có

tác dụng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Từ lâu, lá xoài đã được xem là một
“thần dược tự nhiên” dùng để chữa các bệnh như tiểu đường, hen xuyễn và cả tăng
huyết áp. Sở dĩ nó có thể chữa được bệnh bởi trong thành phần của lá có chứa các
vitamin, hoạt chất sinh học và chất chống viêm.
d) Đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân
Rất nhiều vùng tại nước ta trồng cây xồi là cây nơng sản chính để bán ra thị
trường tiêu thụ. Đặc biệt là cây giống xồi cát Hồ Lộc có nguồn gốc tại tỉnh Tiền
Giang luôn đứng top đầu của các loại quả đem lại giá trị kinh tế cao và ổn định trong
nhiều năm. Ngồi ra, nhiều người trồng cịn sáng tạo, uốn nắn hình dáng cây từ khi
chúng cịn bé để tạo thành cây xoài bonsai bán rộng rãi trên thị trường cây cảnh
đ) Cho bóng mát và làm đẹp cảnh quan mơi trường
Những cành xoài vươn rộng với những tán cây xanh ngát tạo bóng mát cho mọi
người. Ở nhiều nơi người ta cịn sử dụng cây xồi làm cây cơng trình và trồng chúng
hai bên vệ đường. Nhìn những hàng xồi cao thẳng với những tán lá xanh và quả chín

m


10

vàng khi vào mùa thu hoạch vô cùng đẹp mắt giúp con người ta cảm thấy thoải mái,
thư giãn.
e) Trồng cây phong thủy.
1.2.2.2. Thành phần dinh dưỡng
+ Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của xoài (100 gam phần ăn được
của quả xoài chín có)
Năng lượng

250 kJ (60 kcal)


Carbohydrates

15 g

- Đường

13.7

- Chất xơ

1.6 g

Chất béo

0.38 g

Protein

0.82 g

Vitamin A (equiv.)

54 μg (7%)

- beta-carotene

640 μg (6%)

- lutein and zeaxanthin


23 μg

Thiamine (vit. B1)

0.028 mg (2%)

Riboflavin (vit. B2)

0.038 mg (3%)

Niacin (vit. B3)

0.669 mg (4%)

Pantothenic acid (B5)

0.197 mg (4%)

Vitamin B6

0.119 mg (9%)

Folate (vit. B9)

43 μg (11%)

Choline

7.6 mg (2%)


Vitamin C

36.4 mg (44%)

Vitamin E

0.9 mg (6%)

Vitamin K

4.2 μg (4%)

Calcium

11 mg (1%)

Iron

0.16 mg (1%)

Magnesium

10 mg (3%)

m


×