Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung của hộ nông dân huyện châu thành a tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN VŨ CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ
TẬP TRUNG CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH A
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN VŨ CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ
TẬP TRUNG CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH A
TỈNH HẬU GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA KỌC:
TS. Hồ Ngọc Phương

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn
và số liệu sử dụng trong Luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Tác giả Luận Văn

Phan Vũ Cường


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................3
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................................3
Kết cấu luận văn ..........................................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................................... 5
1.1. Tổng quan lý thuyết .............................................................................................. 5

Một số khái niệm ......................................................................................................5
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chăn nuôi gà tập trung: ................................................7
Chi phí ....................................................................................................................11
Một số khái niệm về hiệu quả ................................................................................12
Phân tích kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ........................................................12
Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô ....................................................................13
Hàm sản xuất Cobb – Douglas ...............................................................................15
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................17
1.2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hậu Giang .......................................................17
1.2.2. Giới thiệu về huyện Châu Thành A ............................................................. 20
Thuận lợi và khó khăn cho phát triển chăn nuôi gà tập trung ................................ 23
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu .................................................................24
1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ...................................................................24
1.3.2 Nghiên cứu trong nước ................................................................................25
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................27


2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................................27
2.1.1. Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................27
2.1.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu .............................................................. 27
2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu ...............................................................................28
2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................31
2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................................32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................34
3.1. Thực trạng chăn nuôi gà huyện Châu Thành A ..................................................34
3.1.1. Thông tin chung về nông hộ ........................................................................35
3.1.2. Tình hình chăn nuôi. ....................................................................................36
3.1.3. Nguồn cung con giống .................................................................................37
3.1.4. Đặc điểm chuồng trại ...................................................................................38
3.1.5. Đặc điểm kỹ thuật ........................................................................................39

3.1.6. Tình hình tiêu thụ hiện nay ..........................................................................41
3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mẫu nghiên cứu ..................................................41
3.2.1. Theo phương pháp thống kê đa nhóm.......................................................... 41
3.2.2. Kết quả mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas ..........................................49
3.2.2.1. Các kiểm định trong mô hình ................................................................ 49
3.2.2.2. Kết quả mô hình hồi quy .......................................................................50
3.2.2.3. Giải thích kết quả của mô hình hồi quy ................................................51
3.2.2.4. Giá trị sản phẩm trung bình và sản phẩm biên ......................................54
3.2.2.5. Hiệu quả kinh tế sử dụng yếu tố đầu vào thức ăn .................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................56
Kết luận ......................................................................................................................56
Hạn chế của đề tài .......................................................................................................58
Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................................58
Kiến nghị ....................................................................................................................58
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Bảng câu hỏi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



: Quyết định.

UBND

: Ủy ban nhân dân.

HĐND


: Hội đồng nhân dân.

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

AP

: Sản phẩm trung bình.

MPP

: Sản phẩm biên.

VMP

: Giá trị sản phẩm biên.

QH

: Quốc hội.

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long.

KH

: Kế hoạch.


GO

: Giá trị sản xuất.

DT

: Diện tích.

NS

: Năng suất.

SL

: Sản lượng.

OLS

: Ordinary Least Squared – Phương pháp bình phương bé nhất.

ĐVT

: Đon vị tính.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Những đặc tính chung và riêng của gà ………………………………7
Bảng 1.2: Quy trình phòng bệnh cho gà ………………………………………10

Bảng 1.3: Cơ cấu mùa vụ trồng lúa …………………………………………...22
Bảng 2.1: Mô tả các biến độc lập sử dụng trong mô hình ……………………29
Bảng 3.1: Thông tin chung về chủ hộ ………………………………………...35
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu về chăn nuôi gà ……………………………………36
Bảng 3.3: Nguồn vốn chăn nuôi gà …………………………………………...36
Bảng 3.4: Nguồn cung con giống ……………………………………………..38
Bảng 3.5: Kiểu chuồng nuôi nông hộ sử dụng ………………………………..38
Bảng 3.6: Số lần cho gà ăn trong ngày ………………………………………..40
Bảng 3.7: Loại nước cho gà uống …………………………………………….40
Bảng 3.8: Tỷ lệ % lợi nhuận/chi phí đầu tư của nông hộ ……………………..42
Bảng 3.9: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và quy mô đàn gà …………….42
Bảng 3.9a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và quy mô đàn gà ……...42
Bảng 3.10: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và quy mô đàn gà …………...43
Bảng 3.10a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và quy mô đàn gà …….43
Bảng 3.11: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và số lao động ………………44
Bảng 3.11a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và số lao động ………..44
Bảng 3.12: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và vốn vay ………………….45
Bảng 3.12a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và vốn vay ……………45
Bảng 3.13: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và giá bán gà thịt ……………46
Bảng 3.13a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và giá bán gà thịt ……..46
Bảng 3.14: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và kinh nghiệm nuôi gà …….46


Bảng 3.14a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và kinh nghiệm nuôi gà
………………………………………………………………………………………...47
Bảng 3.15: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và loại giống gà nuôi ……….47
Bảng 3.15a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và loại giống gà nuôi
………………………………………………………………………………………...47
Bảng 3.16: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và tập huấn kỹ thuật ………...48
Bảng 3.16a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và tập huấn kỹ thuật ….48

Bảng 3.17: Thống kê hộ theo lợi nhuận/chi phí và số lần cho gà ăn trong ngày
………………………………………………………………………………………...48
Bảng 3.17a: Thống kê tỷ lệ hộ theo lợi nhuận/chi phí và số lần cho gà ăn trong
ngày …………………………………………………………………………………..49
Bảng 3.18: Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng gà thịt xuất chuồng ……...50
Bảng 3.19: Giá trị sản phẩm trung bình và sản phẩm biên …………………...54
Bảng 3.20: Hiệu quả kinh tế yếu tố đầu vào trung thức ăn …………………...55


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ tỉnh Hậu Giang ……………………………………………..18
Hình 2.1: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn
nuôi gà tập trung ……………………………………………………………………...28
Hình 3.1: Phân loại chăn nuôi gà theo quy mô ……………………………….36
Hình 3.2: Tỷ lệ hộ tham gia tập huấn kỹ thuật ………………………………..39


PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi theo giá so sánh 2010 phân theo nhóm vật nuôi và loại sản phẩm năm 2013
đạt 147.979,5 tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm 2012, trong đó sản phẩm không qua giết
thịt có mức tăng cao nhất (8,2%), tiếp đến là gia cầm (2,5%) và gia súc (1,2%) (Tổng
Cục thống kê, 2014).
Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là
ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc
làm cho người lao động, giúp họ nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và vươn lên
làm giàu. Đối với một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp như Hậu Giang, kết

cấu hạ tầng còn thấp kém, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẽ và chưa hiệu quả cao thì
chăn nuôi là ngành kinh tế rất quan trọng đối với hộ nông dân. Ngày 30 tháng 12 năm
2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã ban hành Quyết định số 2178/QĐ-UBND về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
tập trung tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. Theo đó đến năm 2020, ngành chăn nuôi của
tỉnh cơ bản chuyển sang phương thức chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
theo hướng công nghiệp, hiện đại đảm bảo chăn nuôi an toàn dịch bệnh, môi trường
chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm,…; Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất
ngành chăn nuôi đạt 9,46%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 8,5%/năm giai đoạn 2016 2020; Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp đạt 20% năm 2015 và đạt 35% năm 2020; Sản lượng thịt hơi các loại năm
2015 đạt 48,1 nghìn tấn. Trong đó: thịt heo 36,9 tấn, thịt gia cầm 10,8 nghìn tấn, thịt
trâu 94 tấn, thịt bò 191 tấn; sản lượng thịt hơi các loại năm 2020 đạt 81,8 nghìn tấn.
Trong đó, thịt heo 66,2 nghìn tấn, thịt gia cầm 15,1 nghìn tấn, thịt trâu 154 tấn, thịt bò
263 tấn; Sản lượng trứng gia cầm đạt 172 triệu quả trứng năm 2015 và 241 triệu quả
trứng năm 2020. Để đạt được những mục tiêu trên góp phần nâng cao tỷ trọng đóng
góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và tạo cơ
hội tốt để người dân có thể làm giàu thì chăn nuôi có vai trò rất quan trọng, vậy làm
thế nào để chăn nuôi đem lại hiệu quả cao với người nông dân nói chung và với nông


2

dân Hậu Giang nói riêng là rất cần thiết. Tại Hậu Giang chăn nuôi gà đã và đang mang
lại hiệu quả kinh tế khá cao đặc biệt ở các huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ và
huyện Châu Thành A.
Châu Thành A là một huyện thuộc vùng nông thôn của tỉnh Hậu Giang. Trước
đây, người dân huyện Châu Thành A chỉ quen độc canh cây lúa, mỗi năm 3 vụ. Mấy
năm gần đây, ngành nông nghiệp huyện đã phát triển theo hướng đa canh, xuất hiện
nhiều mô hình sản xuất bền vững, có tính khoa học cao. Phong trào chăn nuôi gia súc,
gia cầm của huyện phát triển nhanh và mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình.

Huyện định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng đa dạng về con giống, chủng loại,
vận dụng điều kiện thực tế cụ thể để phát triển các mô hình nuôi đặc biệt là chăn nuôi
gà. Do vậy, Châu Thành A đã trở thành địa phương có tổng đàn gà khá lớn là 99.137
con với 4.212 hộ nuôi (Trạm thú y huyện Châu Thành A, 2015). Sự phát triển chăn
nuôi gà tại huyện đã góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và tăng thu nhập cho
nông dân trong toàn huyện.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi ở Việt Nam nói chung, chăn nuôi gà nói riêng đã
phải gặp nhiều khó khăn như giá sản phẩm không ổn định, sử dụng chất cấm và dư
thừa kháng sinh, dịch bệnh xảy ra thường xuyên từ năm này sang năm khác, môi
trường chăn nuôi bị ô nhiễm, phải nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm từ các nước phát
triển… Hậu quả là nhiều người chăn nuôi bị thua lỗ phải chuyển ngành nghề khác. Ở
huyện Châu Thành A cho đến nay các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà
chưa có. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu
quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung tại huyện Châu Thành A là rất cần thiết. Chính vì
vậy tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập
trung của hộ nông dân huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang” để làm Luận văn tốt
nghiệp lớp Cao học Quản lý kinh tế - Khóa 2013.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung
của hộ nông dân. Qua đó cho phép nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng để kiến nghị
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung của hộ nông
dân huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang.


3

Mục tiêu cụ thể
1. Đánh giá thực trạng chăn nuôi gà tập trung của hộ nông dân huyện Châu
Thành A tỉnh Hậu Giang.

2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung
của hộ nông dân huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập
trung của hộ nông dân huyện Châu Thành A tỉnh hậu Giang cho những năm tới.
Câu hỏi nghiên cứu
1. Tình hình chăn nuôi gà tập trung của hộ nông dân huyện Châu Thành A tỉnh
Hậu Giang thời gian qua như thế nào?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung của
hộ nông dân huyện Châu Thành A?
3. Cần phải có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập
trung của hộ nông dân huyện Châu Thành A?
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Giới hạn nội dung nghiên cứu
Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung và đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung của hộ nông dân huyện Châu Thành A tỉnh
Hậu Giang.
Giới hạn vùng nghiên cứu
Luận văn này được tiến hành trên địa bàn hai xã đại diện là xã Trường Long A
và xã Nhơn Nghĩa A huyện Châu Thành A, hai xã có số lượng hộ và tổng đàn gà lớn
nhất huyện. Tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra mẫu các hộ nông dân tại hai
xã này thông qua phỏng vấn trực tiếp với các hộ dân nuôi gà trên địa bàn.
Giới hạn thời gian nghiên cứu
Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo, số liệu thống kê
trong giai đoạn 2011 - 2014 và các số liệu thu thập thực tế từ kết quả phỏng vấn mẫu


4

các hộ nông dân chăn nuôi gà tập trung trên phạm vi hai xã: Trường Long A và Nhơn

Nghĩa A, huyện Châu Thành A đã thực hiện trong tháng 06 năm 2015.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà tập trung của hộ nông dân huyện
Châu Thành A tỉnh Hậu Giang, cụ thể:
- Theo qui mô: Lớn, trung bình, nhỏ.
- Theo giống gà nuôi: Gà lai, gà ta.
Đối tượng khảo sát
Hộ nông dân chăn nuôi gà tập trung xã Trường Long A và xã Nhơn Nghĩa A
huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang.
Kết cấu luận văn
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan.
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Kết luận và kiến nghị.


5

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan lý thuyết
Một số khái niệm
Nông hộ (hộ nông dân): Là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp,… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình.
Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông. Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một
cơ chế vận hành khá đặc biệt. Không giống như những đơn vị kinh tế khác, ở nông hộ
có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự
thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng (Đào
Công Tiến, 2000).

Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của quá
trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật), là đơn vị sản xuất tự thực hiện tái
sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực vào các ngành sản xuất để thực hiện tốt
các chức năng của nó. Trong quá trình đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị
khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai thác đầy đủ những khả năng và tiềm lực
của nông hộ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế hộ nông dân: là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội,
trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là
của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung,
mọi quyết định trong sản xuất - kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được
Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển. Do vậy hộ không thuê lao
động nên không có khái niệm về tiền lương và không tính được lợi nhuận, địa tô và lợi
tức. Nông hộ chỉ có thu nhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế. Đó là sản lượng
thu được hàng năm của hộ trừ đi chi phí mà hộ đã bỏ ra để phục vụ sản xuất (Đào
Công Tiến, 2000).
Đặc điểm kinh tế hộ nông dân: Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu
với quá trình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất; Lao động quản lý và lao động
trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ; Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất
cao; Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao động;


6

Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ; Kinh tế hộ sử dụng sức lao động và
nguồn vốn của hộ là chủ yếu (Đào Công Tiến, 2000).
Chăn nuôi: Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông
nghiệp, chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao.
Một xu hướng tiêu dùng có quy luật là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng
về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng và chủng loại. Chăn nuôi
còn là ngành cung cấp nhiều sản phẩm là nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến.

Phát triển chăn nuôi còn có mối quan hệ khắng khít thúc đẩy phát triển ngành trồng
trọt, tạo nên một nền nông nghiệp cân đối bền vững (Trần Thụy Ái Đông, 2008).
Chăn nuôi là ngành sản xuất có đối tượng tác động là cơ thể sống đòi hỏi phải
có đầu tư duy trì thường xuyên. Chăn nuôi có thể phát triển theo phương thức di động
phân tán theo phương thức tự nhiên, song cũng có thể phát triển tập trung tĩnh tại theo
phương thức công nghệp, sản phẩm của ngành chăn nuôi rất đa dạng có sản phẩm
chính và sản phẩm phụ có giá trị kinh tế cao.
Chăn nuôi gà tập trung: Là sự kết hợp giữa hai hình thức nuôi trong mô hình
nuôi gà thả vườn truyền thống và mô hình gà công nghiệp. Trong khu nuôi gà phải có
rào chắn bằng lưới B40 hoặc lưới ny-lon. Khi gà còn nhỏ được sưởi ấm bằng đèn điện
bóng tròn (cứ 2 bóng 75W sưởi cho 100 con). Và trong chuồng làm nhiều cây ngang
cách mặt đất 0.5m để thông thoáng cho gà ngủ và dễ quét dọn vệ sinh. Mô hình chăn
nuôi gà tập trung: vốn ít, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh, sử dụng thức ăn công nghiệp, hoặc
tận dụng các phụ phế phẩm trong công - nông nghiệp, không chỉ thế nuôi gà tập trung
còn tận dụng được nguồn phân bón trực tiếp cho cây trồng rất tốt. Trong mô hình này,
nông hộ được tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật nên gà ít dịch bệnh, đàn gà
phát triển nhanh và đều. Vì vậy, sau 2,5 - 4 tháng nuôi sẽ có trọng lượng từ 1,2 - 2
kg/con, bán từ 60.000 - 85.000 đồng/kg, tuy giá bán thấp hơn gà thả vườn truyền
thống, nhưng vẫn cao hơn so với gà công nghiệp là do thịt săn chắc, ít mỡ hơn gà công
nghiệp nên luôn được thị trường ưa chuộng. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn
sản xuất, khả năng tiếp cận của người dân, tăng thu nhập cho người chăn nuôi nên mô
hình được nhân rộng ra cộng đồng. Từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ
không chuồng trại, sang chăn nuôi có quy mô, có chuồng trại an toàn dịch bệnh, góp
phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo cho
đồng bào vùng khó khăn.


7

Chăn nuôi gà tập trung của hộ nông dân huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang

có thể hiểu là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh, tăng năng suất trên
một đơn vị diện tích chuồng trại, sử dụng các giống gà lai để tạo ra năng suất, hiệu quả
cao trong cùng một thời gian, cùng với sự đầu tư về trang thiết bị máy móc, chuồng
trại trong chăn nuôi. Thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi gà là thức ăn được chế
biến theo phương pháp công nghiệp kết hợp với thức ăn có sẵn trong sản xuất nông
nghiệp như: cám gạo, cám ngô, cám mạch, rau xanh…, điều kiện môi trường chăn
nuôi được chủ động điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi nhất
là trong giai đoạn đầu của gà con.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chăn nuôi gà tập trung:
Đặc điểm sinh học: Gà (danh pháp khoa học: Gallus gallus) là một loài chim đã
được con người thuần hoá cách đây hàng ngàn năm. Một số ý kiến cho rằng loài này
có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng lông đỏ nhiệt đới ở vùng
Đông Nam Á.
Bảng 1.1: Những đặc tính chung và riêng của gà
Đặc tính thích
- Bới
- Đùa và làm theo nhau
- Ăn cái mới, sỏi đá (30%)
- Ánh sáng, chạy nhẩy
- Yên tĩnh
- Tính bầy đàn cao
- Chọn đôi giao phối
- Khô, ấm, mát
- Mổ cắn linh tinh

Đặc tính không thích
- Sợ gió lùa
- Ẩm ướt
- Rét

- Mặm
- Độc ( thức ăn thiu, ẩm mốc)
- Sợ tối
- Ngột ngạt
- Ồn ào
- Nóng

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành A, 2015.
Đặc điểm các giống gà địa phương và các giống gà lai nuôi tại địa phương
thường tăng trọng chậm so với các giống nhập ngoại, nhưng giá trị dinh dưỡng cao,
ngoại hình lại đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống gà địa phương và gà lai
tạo với các giống nhập nội dễ chăm sóc nuôi dưỡng, có sức chịu đựng bệnh tật tốt hơn
các giống lai và giống nhập ngoại, phù hợp với các điều kiện chăn thả hoặc tập trung
(Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành A, 2015).


8

Đặc điểm kỹ thuật: Gà là một loại vật nuôi dễ thích nghi với môi trường sống,
dễ nuôi, có thể nuôi dưới nhiều phương thức khác nhau. Môi trường thích hợp với nuôi
gà nhất là chuồng nuôi thoáng mát, sạch sẽ, nền chuồng không được ẩm ướt, luôn phải
giữ khô ráo, thoáng khí. Ngược lại, nếu môi trường nuôi không thích hợp, gà dễ mắc
bệnh và xảy ra đại dịch gây ra tổn thất rất lớn trên quy mô rộng khắp. Với ưu thế cho
năng suất, hiệu quả kinh tế cao, phương thức chăn nuôi theo hướng tập trung đã được
người chăn nuôi sớm chấp nhận. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là việc áp
dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào quá trình chăn nuôi cùng với việc đầu tư
đồng bộ về trang thiết bị cho sản xuất và mang tính chuyên môn hoá cao trong sản
xuất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi.
Về chuồng trại: Chuồng trại được thiết kế, xây dựng theo qui mô lớn, phải đảm
bảo ấm áp, khô ráo trong mùa đông và thoáng mát về mùa hè; diện tích chuồng nuôi

không quá 8 con/m2; đáp ứng tốt cho việc sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Các
điều kiện sống cho vật nuôi như chế độ ánh sáng, nhiệt độ, nước được cung cấp chủ
động, khoa học và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Trong chăn
nuôi gà, các điều kiện về môi trường sống cho vật nuôi trong mỗi thời kỳ sinh trưởng
và phát triển luôn được đảm bảo tối ưu nhất là giai đoạn đầu của gà (từ tuần đầu cho
đến tuần thứ 6) và hoàn toàn chủ động, không phụ thuộc vào các điều kiện môi trường
khí hậu bên ngoài. Nhìn chung về chuồng trại trong chăn nuôi gà ở giai đoạn đầu có
vai trò hết sức quan trọng vì nó thường xuyên được tập trung một mật độ cao các con
vật nuôi trong một không gian hẹp, do đó chuồng trại phải được bố trí một cách khoa
học nhằm tạo ra một môi trường sống phù hợp từng giai đoạn tăng trưởng và phát triển
của vật nuôi; bãi thả khô thoáng không đọng nước, các bãi thả phải chia nhiều khu để
chăn thả luân phiên. Người nuôi phải vệ sinh sau mỗi lứa nuôi, sát trùng chuồng nuôi
và bãi thả 2 đến 3 lần trước khi nuôi. Chất độn chuồng trước khi nuôi cũng được khử
trùng và đảm bảo không có mầm bệnh.
Về hình thức chăn nuôi: Trong phương thức chăn thả truyền thống, vật nuôi
được chăn thả tự do, mang nặng tính quảng canh tận dụng. Đối với chăn nuôi tập
trung, để đạt được hiệu quả kinh tế cao và hạn chế mức tối đa những ảnh hưởng bất lợi
từ môi trường đến quá trình sản xuất nên đã sử dụng hình thức nhốt hoàn toàn trong
giai đoạn đầu với hệ thống chuồng trại hiện đại nhằm chủ động về môi trường sống
cho vật nuôi (trong giai đoạn này vật nuôi dễ bị mắc bệnh do môi trường mang lại).


9

Thức ăn trong chăn nuôi gà: Thức ăn có vai trò vô cùng quan trọng quyết định
đến sự thành bại của việc chăn nuôi. Trong chăn nuôi thức ăn chiếm khoảng 70% giá
thành sản phẩm. Chăn nuôi truyền thống trước đây thức ăn chủ yếu là tận dụng những
phế phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày, những sản phẩm này được chế biến thô sơ với
thành phần dinh dưỡng thấp và không cân đối. Do vậy, kết quả đạt được không cao, tăng
trọng của vật nuôi kém và phát sinh nhiều bệnh dịch. Trong chăn nuôi gà tập trung,

nguồn thức ăn được lựa chọn rất kỹ, được xử lý và chế biến một cách khoa học với hàm
lượng dinh dưỡng cân đối và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi cũng
như với mục đích của quá trình chăn nuôi. Thức ăn được lựa chọn trong chăn nuôi qui
mô lớn theo phương thức bán công nghiệp là các loại thức ăn sạch, không có mầm bệnh,
chủ yếu dưới dạng thức ăn đã được pha trộn hoàn chỉnh.
Về con giống: Trong chăn nuôi con giống và thức ăn là yếu tố chính tạo nên giá
thành và quyết định đến tính hiệu quả của quá trình chăn nuôi. Trong chăn nuôi gà,
mặc dù con giống chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá thành sản phẩm song con
giống lại là yếu tố chính tạo nên sự thành bại của quá trình chăn nuôi. Nên chọn con
giống ở những cơ sở có độ tin cậy cao, gà bố mẹ có chất lượng giống tốt đã được tiêm
phòng và đảm bảo miễn dịch các bệnh Gumboro, Newcastel. Chọn những con khoẻ
mạnh, thân hình cân đối, mắt nhanh và sáng, lông khô bóng sạch, nên mua gà mới ấp
xong (Phòng NN& PTNT huyện Châu Thành A, 2015).
Hiện nay, việc tạo ra con giống chủ yếu là áp dụng các tiến bộ khoa học tiên
tiến, tận dụng tối đa ưu thế lai nhằm tạo ra con giống có chất lượng và phẩm chất tốt
tuỳ theo hướng sản xuất đã được xác định từ trước: giống chuyên cho thịt, chuyên cho
sữa, chuyên trứng... Như vậy, các con giống được sử dụng trong chăn nuôi gà là những
con giống tốt, phù hợp theo hướng sản xuất mà các nhà chăn nuôi đã lựa chọn.
Về vốn đầu tư: Trong chăn nuôi gà tập trung qui mô lớn đòi hỏi phải có một
lượng đầu tư nhất định về vốn. Ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại hoàn
chỉnh, đầy đủ còn cần một nguồn vốn khá lớn để mua con giống và thức ăn. Do vậy,
mà phương thức chăn nuôi theo hình thức này cần có một sự đầu tư tập trung lớn về
vốn cho sản xuất.
Về thú y phòng bệnh: Trong chăn nuôi truyền thống do trình độ của các nhà
chăn nuôi còn thấp, hơn nữa do việc chăn nuôi chỉ mang nặng tính chất tận dụng


10

những phế phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày cho nên việc phòng trừ dịch bệnh hầu

như không được quan tâm chú ý. Người chăn nuôi chỉ quan tâm tới vấn đề chữa bệnh
cho vật nuôi khi dịch bệnh đã xảy ra, rất ít chú ý đến vấn đề phòng dịch. Điều này đã
làm cho dịch bệnh lan rộng gây thiệt hại cho người chăn nuôi cũng như làm giảm hiệu
quả của quá trình chăn nuôi và môi trường.
Bảng 1.2: Quy trình phòng bệnh cho gà
Ngày
tuổi

Vaxin thuốc phòng

Công dụng

Cách dùng

Vacxin Marek

Phòng bệnh Marlex

Tiêm

Vitamin c

Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá

Pha cho uống

Bcomlex

Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá


Pha cho uống

Colivit, Tetra

Phòng bệnh lỵ, tiêu chảy phân trắng

Pha cho uống

Vacxin lasota lần 1

Phòng Newcastel

Nhỏ

Bcomlex

Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá

Pha cho uống

Colivit, Tetra

Phòng bệnh lỵ, tiêu chảy phân trắng

Pha cho uống

Vacxin Gumboro lần 1

Phòng Gumboro


Nhỏ miệng

Anti Gumboro

Chống stress do dùng vaxin Gumboro

Pha cho uống

Ampicolium

Phòng tiêu chảy phân xanh

Pha cho uống

16 đến

Bcomlex

Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá

Pha cho uống

18

Anticocid

Phòng cầu trùng

Pha cho uống


Bcomlex

Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá

Pha cho uống

Vacxin lasota lần 2

Phòng Newcastel

Nhỏ

Vacxin Gumboro lần 2

Phòng Gumboro

Nhỏ

Anti Gumboro

Phòng Gumboro

Pha cho uống

Ampicolium

Phòng tiêu chảy phân xanh

Pha cho uống


Vaxin cúm H5N1

Phòng cúm

Tiêm

28 đến

Bcomlex

Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá

Pha cho uống

30

Anticocid

Phòng cầu trùng

Pha cho uống

30 trở

Bcomlex

Tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hoá

Pha cho uống


Vaxin newcastel

Phòng Newcastel

Tiêm

1

2 đến 5

6 đến 7
8
10 đến
11
12 đến
13

20
22
23 đến
25

lên

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành A, 2015.


11

Trong chăn nuôi gà tập trung, do quy mô sản xuất lớn, mật độ gia cầm rất cao

trên một đơn vị chuồng trại nên dễ xảy ra dịch bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy cần phải
có biện pháp để kiểm soát dịch bệnh một cách nghiêm ngặt. Điều này đòi hỏi người
chăn nuôi phải có một kiến thức cơ bản về thú y, phòng bệnh nhất định, cũng như việc
phải tuân thủ hoàn toàn những qui định về phòng dịch bệnh cho trang trại của mình và
luôn có các phương án chủ động đối phó ngay mỗi khi dịch bệnh xảy ra. Nhằm đảm bảo
tốt cho quá trình sản xuất và tránh được những rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế cao
trong chăn nuôi. Nguyên tắc dùng thuốc thú y là dùng đủ liều lượng, đúng bệnh, đúng
thời điểm, đúng cách, bảo quản thuốc tốt. Dùng thuốc tiêm phòng đúng thời điểm và
đầy đủ, tất cả các loại thuốc dùng trước khi xuất bán ít nhất 7 đến 10 ngày.
Chi phí
Chi phí cố định ( Fixed cost ): Chi phí cố định hay định phí là những mục chi
phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động của đơn vị. Nếu xét trên
tổng chi phí, định phí không thay đổi, ngược lại nếu quan sát chúng trên một đơn vị
mức độ hoạt động, định phí tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy dù doanh
nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì vẫn tồn tại định phí; ngược lại khi doanh
nghiệp gia tăng mức động hoạt động thì định phí trên một mức độ hoạt động sẽ giảm
dần. Theo định nghĩa này thì chi phí cố định trong chăn nuôi gà: chi phí công cụ dụng
cụ dùng làm chuồng trại (Trần Thụy Ái Đông, 2008).
Chi phí biến đổi (Variable cost): Chi phí biến đổi là những chi phí mà giá trị
của nó sẽ tăng lên, giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí
biến đổi sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một
đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí biến đổi lại không đổi trong phạm vi phù hợp.
Chi phí biến đổi chỉ phát sinh khi có hoạt động. Trong hoạt động chăn nuôi gà chi phí
biến đổi bao gồm chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí điện,
chi phí nước và một số chi phí khác (Trần Thụy Ái Đông, 2008).
Chi phí hỗn hợp (Mixed cost): Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó
bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến (Trần Thụy Ái Đông, 2008).
Chi phí cơ hội ( Opportunity cost ): Ngoài ra đối với các nhà kinh tế, một trong
những chi phí quan trọng nhất là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là: mọi
đầu vào hay yếu tố sản xuất đều có một cách sử dụng thay thế ngay cả khi nó không



12

được sử dụng. Khi một đầu vào được sử dụng cho mục đích cụ thể đó, thì nó không
thể sẵn sàng để sử dụng cho bất kỳ phương án nào khác và thu nhập từ phương án thay
thế này sẽ bị mất đi. Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa theo hai cách: Thứ nhất: chi
phí cơ hội là giá trị của sản phẩm không được sản xuất vì một đầu vào đã được sử
dụng cho một mục đích khác. Thứ hai: chi phí cơ hội là thu nhập sẽ nhận được nếu
nguồn lực đầu vào này được sử dụng cho phương án khác và đem lại lợi nhuận cao
nhất (Trần Thụy Ái Đông, 2008).
Một số khái niệm về hiệu quả
Khái niệm hiệu quả: Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà
con người chờ đợi và hướng tới. Trong quá trình sản xuất, hiệu quả được định nghĩa là
khả năng sản xuất ra một mức đầu ra cho trước từ một khoản chi phí thấp nhất. Do
vậy, hiệu quả của một nhà sản xuất riêng lẻ có thể được đo bằng tỷ số giữa chi phí tối
thiểu và chi phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trước.
Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất,
liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hoá và với tất cả các phạm trù, các quy luật
kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có
hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại
và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và
phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của
mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế kinh tế là hiệu quả tính trên góc độ xã
hội, tất cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá kinh tế bao gồm cả chi phí hay lợi ích mà
dự án hay chương trình tác động vào môi trường.
Phân tích kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Sản xuất
Là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và quy trình biến đổi (inputs) để tạo

thành các yếu tố đầu ra: một sản phẩm hay dịch vụ nào đó (outputs).

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất
Vốn sản suất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị , các phương tiện
vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng


13

quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn
đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, trong thực tế việc tăng thêm
sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như chất lượng lao
động, trình độ khoa học kỹ thuật.
Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi
hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao
động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng lao
động quyết đinh kết quả và hiệu quả sản xuất.
Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành nông
nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp. Đất đai là yếu tố cố đinh lại bị
giới hạn về quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị
diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Các loại tài nguyên khác trong lòng
đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu
vào quan trọng của sản xuất.
Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải
phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng
nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác: quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức sản
xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành, giữa các thành
phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm… cũng

có quyết định tới quá trình sản xuất.
Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô
Theo lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô (Pindyck và Rubinfeld, 2001), kinh
tế theo quy mô (economics of scale) được dùng để nói đến vấn đề chi phí của sản xuất.
Trong dài hạn, nhà sản xuất có thể thay đổi tỷ lệ các yếu tố đầu vào khi có những thay
đổi về sản lượng sản xuất. Khi có sự thay đổi trong tỷ lệ các yếu tố đầu vào thì xu
hướng phát triển của nhà sản xuất không còn là đường thẳng nữa, và khái niệm thu
nhập theo quy mô (returns to scale) không còn phù hợp nữa. Mà khi đó, nhà sản xuất
sẽ nhắm vào vấn đề kinh tế của quy mô sản xuất. Kinh tế của quy mô sản xuất là khi
sản lượng sản xuất có thể tăng gấp hai lần mà chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng ít


14

hơn hai lần. Lợi thế kinh tế theo quy mô là đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong
đó một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi
đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Với quy mô sản xuất lớn hơn, cho phép công nhân và nhà
quản lý chuyên môn hóa các nhiệm vụ của họ và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực
sử dụng trong quá trình sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương
tiện vận chuyển. Kinh tế theo quy mô thường được đo lường bằng hệ số co giãn chi
phí – sản lượng, phần trăm thay đổi trong chi phí sản xuất dẫn đến bao nhiêu phần
trăm thay đổi trong sản lượng.
Trong sản xuất nông nghiệp, có rất nhiều nghiên cứu và tranh luận về kinh tế
theo quy mô. Những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên được thực hiện vào những năm
1950 (Heady và Cộng sự, 1956) thường sử dụng hàm bậc hai hoặc hàm Cobb –
Douglass để ước lượng các hệ số của hàm sản xuất nông nghiệp. Quy mô nhỏ về diện
tích đất và vốn sản xuất sẽ là trở ngại cho việc áp dụng các công nghệ mới như cơ giới,
thâm canh gắn với bảo vệ môi trường. Các hộ chăn nuôi với diện tích đất, vốn, lao
động, máy móc thiết bị,... tập trung lớn hơn sẽ thuận tiện cho cơ giới hóa, giải phóng
sức người, áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới, chi phí sản xuất sẽ giảm nhanh theo

quy mô, sản lượng tăng... do vậy các hộ quy mô lớn có hiệu xuất cao hơn và có lợi thế
kinh tế theo quy mô. Các nghiên cứu sử dụng hàm Cobb – Douglas thông thường dẫn
đến kết luận là thu nhập theo quy mô tăng dần, tuy nhiên đây không phải là bằng
chứng của vấn đề kinh tế theo quy mô và đánh giá thấp vấn đề không hiệu quả trong
hàm chi phí sản xuất của các nông trại nhỏ (Kislev và Petterson, 1996). Hơn nữa, trong
ngắn hạn khi việc ước lượng chi phí sản xuất sử dụng dạng hàm tuyến tính mà không
phải dạng hàm bậc hai thì chi phí trung bình thường giảm khi quy mô nông trại không
lớn, sau đó sẽ là không đổi với một khoảng quy mô nhất định. Đường biểu diễn giảm ở
giai đoạn đầu có thể do sử dụng quá mức lao động tại các nông trại nhỏ.
Trong lý thuyết về sản xuất nông nghiệp, để phân tích mối quan hệ giữa các yếu
tố đầu vào và năng suất, nhà nghiên cứu có thể sử dụng khung phân tích hàm sản xuất
tân cổ điển để xem xét mối quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố. Khung phân tích hàm chi
phí hoặc hàm lợi nhuận (Lau, 1978), cho phép xem xét đồng thời các yếu tố kỹ thuật
và kinh tế. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như hạch toán từng phần toàn bộ,
lập trình toán cũng có thể áp dụng (Sadoulet và De Janvy, 1995).


15

Hàm sản xuất Cobb – Douglas
Việc xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất liên quan mật thiết đến việc xác
định lượng đầu ra từ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nên khi nghiên cứu
hiệu quả thường bắt đầu từ việc nghiên cứu hàm sản xuất.
Hàm sản xuất: là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ giữa
đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất. Thông thường nó được viết dưới dạng:
Y = f (x1, x2, x3,….,xn)
Trong đó: Y: sản lượng đầu ra, xi: là các yếu tố đầu vào. Các biến trong hàm
sản xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu tố đầu vào được xem là có thể
thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng.
Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi phương án

kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước. Các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố cố định
(là các yếu tố được nông hộ sử dụng một lượng cố định và nó không ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất như: chi phí chuồng trại, chi phí công cụ chăn nuôi,…) và các yếu
tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: giống, thức ăn,
thuốc thú y, điện, nước,…)
Do vậy, hàm sản xuất có thể được viết một cách chi tiết hơn:
Y = F (X1, X2,…,Xm; Z1, Z2,…,Zn)
Trong đó: Y: là sản lượng đầu ra, Xi: là các yếu tố đầu vào biến đổi (i =
1,2,…,m), Zi là các yếu tố đầu vào cố định ( i = 1,2,…,n).
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm
nhưng dạng hàm Cobb - Douglas là phương pháp phổ biến được sử dụng để nghiên
cứu hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ta thấy rằng log các yếu tố đầu vào
xi và sản lượng Y thường quan hệ theo dạng tuyến tính (Debertin, 1986). Do vậy, hàm
sản xuất thường được viết dưới dạng là:
lnY = lnαo + α1lnX1 +…+ α1nlnXn hoặc Y = αo.x1

1

….xn

n

Trong đó: Y : là sản lượng đầu ra, Xi là các yếu tố đầu vào (i = 1,2,…,n)
Hằng số αo đại diện cho tham số hiệu quả từ các yếu tố đầu vào cố định Xi, biểu
diễn tác động của những yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong hàm sản


16

xuất như: công nghệ, sự kém hiệu quả,….Với cùng lượng đầu vào x i, αo càng lớn thì

sản lượng tối đa đạt được càng lớn.
Tham số αi đo lường hệ số co giãn của sản lượng theo số lượng các yếu tố đầu
vào của hàm sản xuất, chúng được giả định rằng có giá trị từ 0 đến 1.
Hệ số co giãn sản lượng riêng: trong mô hình này các hệ số α có ý nghĩa là hệ
số co giãn năng suất (tỷ lệ phần trăm thay đổi trong năng suất so với phần trăm thay
đổi trong yếu tố đầu vào).
Sản phẩm trung bình (AP): là lượng sản phẩm được tạo ra trên một đơn vị yếu
tố đầu vào thay đổi, giữ nguyên giá trị của các yếu tố khác. Giá trị sản phẩm trung
bình được tính bằng cách lấy sản lượng chia cho lượng yếu tố đầu vào. Giá trị này
được tính riêng cho từng yếu tố đầu vào. Giá trị sản phẩm trung bình đạt mức tối đa
(cực đại) khi giá trị của nó bằng với giá trị sản phẩm biên (MPP).
Sản phẩm biên (MPP): là lượng sản phẩm tăng thêm khi gia tăng thêm một đơn
vị yếu tố đầu vào đó. Đạo hàm của Y theo từng yếu tố đầu vào Xi, ta có được hoặc còn
gọi là sản phẩm biên (MPPi) của hàm số trên:
MPPi = dLnY/dLnXi = αi(Y/Xi)
Giá trị sản phẩm biên: Hàm sản xuất Cobb – Douglas có quy luật năng suất cận
biên giảm dần. VMP = MPPi x PY được gọi là giá trị của sản phẩm và nó bằng với chi
phí biên của yếu tố đầu vào thứ i. Trong đó: MPPi là giá trị sản phẩm biên; PXi là giá
nhân tố đầu vào thứ i, PY là giá sản phẩm đầu ra.
Tối đa hóa lợi nhuận và lượng yếu tố đầu vào tối ưu: Phân tích kinh tế trong thị
trường cạnh tranh hoàn hảo, với giả định là người nông dân có hành vi tối đa hóa lợi
nhuận và giá cả của nông sản, giá của yếu tố đầu vào là do thị trường quyết định (nông
dân là người chấp nhận giá). Ta có điều kiện bậc nhất của bài toán tối đa hóa lợi nhuận
là VMPi = PXi. Trong đó PXi là giá của yếu tố đầu vào.
VMPi = MPPi x PY = PXi
Thay thế giá trị của MPPi vào công thức trên ta có: αi(Y/Xi) x PY = PXi. Từ
đây có thể tìm ra được mức độ tối ưu của một yếu tố đầu vào để đạt được lợi nhuận tối
đa, giữ nguyên các yếu tố khác không thay đổi như sau:
Xi = αi(Y x PY/ PXi)



×