Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

TÀI LIỆU THỰC TẬP KÝ SINH TRÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.84 MB, 69 trang )

Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
1

TÀI LIỆU HỌC TẬP THỰC HÀNH

I. HÀNH CHÍNH:
1. Tên môn học: Ký sinh trùng (KST)
2. Tên bài: Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột và xét nghiệm tìm trứng giun kim
(Enterobius vermicularis)
3. Đối tượng: Sinh viên Y3
4. Thời gian: 4 tiết
5. Địa điểm giảng: phòng thực tập
6. Tên người biên soạn:
II. Mục tiêu học tập:
2.1. Mô tả và tiến hành quy trình xét nghiệm phân trực tiếp và tập trung cơ bản.
2.2. Mô tả và tiến hành quy trình xét nghiệm tìm trứng giun kim.
III. N ỘI DUNG:
3.1. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN
3.1.1. LẤY BỆNH PHẨM
 Tiêu chảy: lấy phân và xem ngay.
 Táo bón: phải cho bệnh nhân dùng thuốc nhuận trường.
 Lấy chỗ phân nhão; nếu phân sệt hay lỏng chú ý lấy chỗ có nhầy và máu.
 Số lượng phân : bằng đầu ngón tay.
 Cho vào lọ sạch và kín.
3.1.2. XỬ LÝ BỆNH PHẨM
3.1.2.1. Quan sát bằng mắt thường
 Trạng thái: rắn, mềm, nhão hay lỏng.
 Màu sắc:
+ Phân đen do xuất huyết trên như trong trường hợp nhiễm giun móc.
+ Phân đỏ do xuất huyết tiêu hóa dưới như trong lỵ amip.
3.1.2.2. Soi phân trên kính hiển vi


 Nên soi tươi trong vòng 2 giờ vì sau 2 giờ thể hoạt động của amip sẽ bị chết, rất
khó phát hiện.
 Nếu không có điều kiện soi ngay, cần cố định phân trong dung dịch F
2
AM.
Pha chế dung dịch F
2
AM (Phenol, Formol, Alcool, Blue methylene).
+ Dung dịch mẹ:
Bleu methylene 2g
Alcool 95
0
40ml
Phenol 8ml
Formol 10ml
Nước cất 40ml
+ Dung dịch sử dụng:
Dung dịch mẹ 1ml
Acid phenique 0,1ml
Formol 10ml
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
2

Nước cất 89ml
Trong trường hợp trứng giun sán quá ít chúng ta có thể tập trung KST trong dung dịch
F
2
AM.
3.1.3. SOI TƯƠI
3.1.3.1. Soi tươi với nước muối sinh lý (NaCl 0,85%)

Chủ yếu dùng để quan sát chuyển động của thể tư dưỡng các loại đơn bào như trùng
roi (Pentatrichomonas intestinalis, Embadomnas intestinalis, Retortamonas intestinalis, .v.v.),
amip (Entamoeba histolytica, Entamoeba coli, Iodamoeba buetschlii, ), trùng lông
(Balantidium coli), ấu trùng giun lươn hoặc phôi có lông tơ (miracidium) trong trứng sán
máng.
3.1.3.2. Nhuộm sống.
Chủ yếu dùng cho các đơn bào, thuốc nhuộm thấm từ từ và làm lộ dần nhân, nguyên
sinh chất trong lúc chúng vẫn sống, từ đó có thể định tên chính xác hơn.
Phương pháp thường dùng là nhuộm Bailenger
- Vật liệu:
+ Thuốc nhuộm :
· Crystal violet 2g
· Fuchsine basique 0,05g
· Alcool 95
0
20ml
· Phenol cristallise 10 ml
+ Pha các chất liệu trên, để một đêm, sau đó thêm 100 ml nước cất. Giữ trong bình kín, màu nâu.
- Kỹ thuật nhuộm :
+ Nhỏ một giọt dịch treo KST lên lam
+ Đặt một giọt nhỏ thuốc nhuộm bên cạnh bằng pipet Pasteur đầu nhọn
+ Dùng góc lamen trộn đều hai giọt
+ Đậy lamen
+ Quan sát dưới kính hiển vi, thường là với ống kính x 45, dùng ống kính dầu khi thấy cần.
- Kết quả : xem sau 30, 45, 60 phút, vài giờ sau khi nhuộm (lúc ngưng quan sát phải để vào
buồng ẩm trong tủ ấm 37
0
C). Nguyên sinh chất của thể hoạt động và bào nang bắt màu đỏ,
những cấu trúc của nhân bắt màu đen.
3.1.3.3. Nhuộm lugol

Đây là kỹ thuật nhuộm phân thường quy tại các phòng thí nghiệm Ký Sinh Trùng.
- Vật liệu:
+ Thuốc nhuộm : dung dịch lugol:
· Potassium iodide 10g
· Iodine crystals 5g
· Nước cất 100ml
+ Thuốc được đựng trong bình kín, màu nâu.
- Kỹ thuật nhuộm :
 nhỏ một giọt dung dịch lugol lên lam
 dùng que tre lấy một lượng nhỏ phân, đánh cho tan
 đậy lamen
 quan sát dưới kính hiển vi
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
3

- Kết quả: Tốt, nhuộm vàng bào nang các đơn bào trứng và ấu trùng giun sán. Các không
bào của đơn bào có glycogen sẽ bắt màu nâu sẫm. Tuy nhiên phương pháp này không tốt
cho thể hoạt động của các đơn bào.
3.1.3.4. Thường trên một lam, người ta làm phết phân với nước muối sinh lý bên phải và phết
với lugol bên trái.





Tiêu chuẩn một phết phân lý tưởng
 Đặt lên tờ báo vẫn đọc được chữ
 Nếu dầy quá phân sẽ che lấp KST khó xem.
 Nếu mỏng quá, mật độ ký sinh trùng sẽ thưa, khó phát hiện.
3.1.3.5. Kỹ thuật đọc mẫu phân trên kính hiển vi

 Trước tiên xem trên vật kính (X10) nếu phát hiện vật thể nghi ngờ KST chúng ta chuyển qua
vật kính (X40) để xem chi tiết.
 Tìm KST theo hình chữ Z cho đến hết lamen.


 Kết quả:
 Loài KST: ( giun sán, amip, )
 Dạng KST: ( trứng giun sán, bào nang, thể hoạt động, )
Ước lượng mật độ KST: đơn bào và trứng giun sán
 12 KST/lam +
 36 KST/lam ++
 712 KST/lam +++
 > 12 KST/lam ++++
3.1.4. PHƯƠNG PHÁP KATO
Với phương pháp Kato, ta có thể quan sát mỗi lần 50 –
60 mg phân trong khi các phương
pháp thông thường khác chỉ quan sát được 2mg.
- Vật liệu :
 Lamen celophane, cắt thành miếng 22mm 30mm.
 Dung dịch glycerin - xanh malachite: gồm glycerin nguyên chất 100ml, nước cất 100ml và
dung dịch xanh malachite 3% trong nước 1ml.
 Ngâm các lamen celophane vào dung dịch ít nhất 1 ngày.
 Que tre.
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
4

 Lưới kim loại không rỉ cắt thành miếng vuông 4 cm 4 cm, mắt lưới bé để ép phân qua,
loại bỏ những sợi rau hoặc hạt thực vật khi thấy cần.
- Kỹ thuật
Bảng kiểm phương pháp Kato

TT Quy trình Có không
1 Đặt phân lên lam
2 Đậy lamen celophane
3 Ép dẹp khối phân
4 Để yên
5 Quan sát tiêu bản
Ghi chú:
1. Dùng que tre lấy 50 mg phân đặt trên mặt một miếng lam.
2. Đậy lamen celophane.
3. Lật úp tấm lam và ép lên một mặt phẳng có lót giấy thấm cho đến khi khối phân lan ra
theo một hình gần tròn đường kính 20 – 25 mm.
4. Để 1 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 20 –30 phút ở 40
0
C.
5. Quan sát dưới ống kính  10.
- Kết quả: phương pháp Kato cho phép phát hiện trứng giun đường ruột và trứng
Schistosoma mansoni tốt như các phương pháp tập trung. Tuy nhiên phương pháp này
không thể dùng để tìm đơn bào và ấu trùng giun. Nếu để lâu hơn, glycerin thấm xuống
phân nhiều quá có thể làm trong trứng giun móc, trứng Schistosoma spp, làm khó đọc. Nếu
chưa xem ngay, lật úp tấm lam.
3.1. 5. PHƯƠNG PHÁP WILLIS: TẬP TRUNG KST BẰNG NƯỚC MUỐI BÃO HOÀ
- Vật liệu:
Nước muối bão hoà:
NaCl tinh chế 250g
Nước cất 750 ml
- Kỹ thuật
Bảng kiểm phương pháp Willis
TT Quy trình Có không
1 Khuấy tan phân trong ống nghiệm
2 Thêm nước muối bão hoà

3 Đặt lam (lamen)
4 Để yên
5 Làm tiêu bản lugol

Ghi chú :
1. Khuấy 1g phân tan trong 3 – 4 ml nước muối bão hoà trong một ống nghiệm.
2. Vừa thêm nước muối bão hoà vừa khuấy cho đến khi mặt thoáng dâng lên gần miệng ống,
ngưng khuấy và nhỏ từng giọt cho đến khi mặt thoáng lồi lên miệng ống.
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
5

3. Đặt 1 miếng lam (hoặc lamen) lên miệng ống, cho tiếp xúc với mặt thoáng nước muối, lưu
ý không có bọt khí.
4. Để yên 15 – 60 phút.
5. Nhấc lam (hoặc lamen) lên, nhỏ thêm 1 giọt lugol, đậy lamen (hoặc úp lamen lên một lam
có 1 giọt lugol), quan sát dưới kính hiển vi.
- Kết quả: Bào nang các đơn bào và trứng giun sán, đặc biệt là trứng giun móc và
Hymenolepis nana sẽ nổi lên mặt thoáng.
3.2. Tìm trứng Enterobius vermicularis
- Giun kim không đẻ trứng trong ruột nên không thể tìm thấy trứng trong phân (trừ trường
hợp giun cái và tan rã xác trong ruột). Phương pháp chính xác nhất dành cho giun kim
chính là băng keo dán vào hậu môn (Graham).
- Giun trưởng thành có thể được bệnh nhân hoặc cha mẹ bệnh nhân bắt ở quanh rìa hậu
môn. Muốn quan sát, ta có thể đặt giun lên lam, nhỏ 1 giọt lactophenol, đậy lamen, chờ 10
– 15 phút đợi giun trong ra và có thể quan sát rất rõ các đặc điểm, hình thái của giun.
- Muốn tìm trứng giun kim ở móng tay,chúng ta cắt rìa móng, ngâm vào dung dịch NaOH
0,1 M trong một chai thủy tinh, lắc mỗi giờ, sau đó lấy phần dung dịch ly tâm và quan sát
phần cặn dưới kính hiển vi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ môn Ký sinh trùng (1992), Thực tập Ký sinh trùng, Khoa y dược trường Đại học Tây
Nguyên.
2. Bộ môn Ký sinh trùng (1998), Thực tập Ký sinh trùng, Trường Đại Học Y Khoa Thái
Nguyên.
3. Bộ Môn Ký sinh trùng (1998), Ký sinh trùng y học , Trường Đại Học Y Hà Nội.
Bộ môn Ký sinh trùng (1998), Thực tập Ký sinh trùng - Đại Học Y Hà Nội.
4. Gillespie, S.H., Hawkey, P.M. (1995), Medical Parasitology, A Practical Approach,
IRLPress, OxfordUniversity Press.
5. Jitra Waikagul, et al (1997), Soil – Transmitted Helminths.
6. Trần Xuân Mai và Cs (2002), Ký Sinh Trùng Y Học, Bộ Môn Ký Sinh Học Khoa Y, Đại
Học Y Dược Tp. Hồ chí Minh, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng.
7. Pawlowski Z. S., Schad G. A. and Stott G. J. (1991), Hookworm infection and Anaemia,
Approaches to Prevention and Control, WHO, Geneva.
8. WHO (1998), Direct faecal smear, Saline and Iodine wet mount preparation .
9. WHO (1991), Basic Laboratory Methods in Medical Parasitology, Geneva, pp. 10 - 109.
iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
6

TÀI LIỆU HỌC TẬP THỰC HÀNH

I . HÀNH CHÍNH:
1. Tên môn học: Ký sinh trùng
2. Tên bài: Hình thể giun sán
3. Đối tượng: Sinh viên Y3
4. Thời gian: 8 tiết
5. Địa điểm giảng: phòng thực tập

6. Tên người biên soạn:

II. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
2.1. Quan sát, mô tả và nhận dạng được hình thể trứng giun sán thường gặp trên tiêu bản.
2.2. Quan sát, mô tả và nhận dạng được hình thể ấu trùng và giun sán trưởng thành thường
gặp trên tiêu bản.

III. NỘI DUNG:
ĐỊNH LOẠI GIUN SÁN Y HỌC
Bảng 1: Định loại trứng giun

1. Hình bầu dục, màu nâu đen, vỏ dầy, sần sùi
(50 mcm - 25 mcm)  (40 –50 mcm) Ascaris lumbricoides

Hình bầu dục, màu nâu cam vỏ dầy, có hai nút nhầy ở cực
50 mcm  20 mcm Trichuris trichiura

2. vỏ mỏng 3
Vỏ dầy 5

3. Trứng không đối xứng, có 16 phôi bào,
80 mcm  5 mcm Ternidens deminutus
Trứng đối xứng 4

4. Có 2 – 8 phôi bào
60 mcm  40 mcm Ancylostoma duodenale
70 mcm  40 mcm Necator americanus

Có 16 phôi bào hay hơn
80 mcm  50 mcm Trichostrongylus sp.

5. Không đối xứng, có phôi,
50 mcm  20 mcm Enterobius vermicularis (*)
Đối xứng có một khối tế bào màu nâu,
(50 -75 mcm)  (40 - 50 mcm) Ascaris lumbricoides (

)

(*) Hiếm khi thấy trong phân
(

) Trứng thụ tinh, mất lớp albumin.







Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
7

Bảng 2: Định giống ấu trùng rhabditoid
1. Ancylostoma, Necator: thực quản không phình ở phần giữa, xoang miệng dài và hẹp, đuôi
nhọn và đều.
2. Strongyloides: thực quản không phình ở phần giữa, xoang miệng ngắn, đuôi nhọn.
3. Trichostrongylus: thực quản không phình ở phần giữa, xoang miệng dài và hẹp, đuôi nhọn,
có mang một bướu nhỏ.
4. Rhabditis: thực quản có phình ra ở phần giữa, xoang miệng dài và hẹp, đuôi nhọn.
Bảng 3: Định giống ấu trùng filariform
1. Ancylostoma: thường có bao, đầu bằng, gai miệng không rõ, đuôi dài đều.

2. Necator: thường có bao, đầu tròn, gai miệng rất rõ, đuôi ngắn và nhọn.
3. Strongyloides: không có bao, thực quản dài đến ½ thân, đuôi chẻ làm hai.
4. Trichostrongylus: không có bao, ruột uốn khúc, đuôi nhọn, mang một bướu nhỏ.
Bảng 4: Định loại trứng sán dải
1. Có nắp, 7545 mcm Diphyllobothrium latum
Không có nắp 2
2. Một vỏ dầy, màu nâu, có sọc theo bề dày vỏ 3
Hai lớp vỏ 4
3. Trứng rời rạc, 40 mcm Toenia saginata,
Toenia solium
4 –10 trứng trong một bọc Dipylidium caninum
4. 48 – 60 mcm, có sợi ở hai cực Hymenolepis nana
60 –80 mcm, không có sợi ở hai cực Hymenolepis diminuta
Bảng 5: Định loại trứng sán lá
Trứng có gai:
1.Gai to ở đầu cực 150 mcm  50 mcm Schistosoma haematobium (*)
Gai ở bên cạnh cực 2
Gai lớn và nhọn 4
2. Gai lớn và nhọn 150 mcm  50 mcm Schistosoma mansoni
Gai nhỏ và cong 90 mcm  60 mcm S. japonicum
S. mekongi
Trứng có nắp:
1. Nhỏ 25 mcm – 30 mcm 2
Trung bình 40 mcm  25 mcm Dicrocoelium dendriticum
Lớn 75 – 150 mcm 4
2. Phôi đối xứng, 25 mcm  15 mcm Heterophyes
Phôi không đối xứng 3
3. Hẹp, 30 mcm  10 mcm Opisthorchis felineus
Rộng hơn 30 mcm  15 mcm Clonorchis sinensis
4. Nắp dẹp, vai rõ, 100 mcm  50 mcm Paragonimus westemani

Nắp lồi, vai không rõ 5
5. 140 mcm  70 mcm Fasciola hepatica hay
Fasciolopsis buski
100 mcm  60 mcm Echinostoma ilocanum
(*) thấy khi phân có lẫn nuớc tiểu
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
8

Bảng 6: Đối chiếu kích thước trứng giun sán



HÌNH THỂ MỘT SỐ GIUN SÁN Y HỌC
I. HÌNH THỂ GIUN
1.1. GIUN TÓC (Trichuris trichiura)
1.1.1.Giun trưởng thành: phần đầu mảnh như sợi tóc, phần đuôi phình to chứa ruột và cơ
quan sinh dục
Con đực dài 3 - 4,5 cm, đuôi cong có gai giao hợp, con cái đuôi thẳng đầu tròn.
1.1.2. Trứng: 50 x 22 mcm, giống mo cau, có hai nút nhầy hai đầu, không có phôi lúc mới
sinh.








Trichuris trichiura đực


Trichuris trichiura cái

Trứng
1.2. GIUN ĐŨA (Ascaris lumbricoides)
1. 2.1. Giun trưởng thành: màu trắng sữa hay màu hồng.
- Con đực dài khoảng 20 cm , đuôi cong có hai gai giao hợp.
- Con cái dài khoảng 25 cm, đuôi thẳng, lỗ sinh dục ở 1/3 thân trước.
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
9

1.2.2. Trứng: Có 3 dạng.
- Trứng điển hình, thụ tinh, có vỏ albumin, khoảng 70 mcm , màu nâu do
sắc tố mật.
- Trứng không điển hình do mất lớp vỏ albumine.
- Trứng lép: vỏ sần sùi do không thụ tinh, hình dài 90 x 40 mcm, bên trong có
nhiều hạt.



Giun đũa đực (nhỏ, đuôi cong), cái (lớn, đuôi thẳng)




trứng thụ tinh

trứng không thụ tinh (lép)

1.3. GIUN MÓC
Giun móc có 2 loài:

- Ancylostoma duodenale.
- Necator americanus.
1.3.1.Giun trưởng thành:
1.3.1.1. Ancylostoma duodenale: miệng có 2 đôi móc.
- Con đực: dài khoảng 8 mm , đuôi xòe ,có sườn bên và sườn lưng chẻ đôi
rồi chẻ 3.
- Con cái đuôi thẳng dài khoảng 15 mm. Lỗ sinh dục gần cuối thân.
1.3.1.2. Necator americanus: miệng có hai dao hình bán nguyệt.
- Con đực : đuôi xòe dài khoảng 8mm có sườn bên và sườn lưng chẻ 2 rồi
chẻ 2.
- Con cái :đuôi thẳng, dài khoảng 15mm lỗ sinh dục cũng nằm cuối thân.
1.3.2. Trứng: khó phân biệt giữa hai loài, có hình trái xoan vỏ mỏng, có 4 - 8 phôi bào. Kích
thước 60-70 mcm.

Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
10






Xoang miệng Ancylostoma
duodenale

Xoang miệng
Necator americanus

trứng


1.3.3. Ấu trùng : (chung cho cả hai loài)
Ấu trùng rhabditoid Ấu trùng filariform
- Miệng hở - Miệng kín
- Thực quản có ụ phình - Thực quản hình trụ, chiều
- Đuôi nhọn ngang bằng 1/2 thân
- Đuôi nhọn
1.4. GIUN LƯƠN (Strongyloides stercoralis)
1.4.1. Giun trưởng thành.
1.4.1.1. Giun cái sống ký sinh
Có hình ống mảnh mai, dài 1,5- 10 mm, rộng 27- 95 mcm. Thực quản hình ống. Ruột
gồm 40 tế bào xếp thành hai cột lưng và bụng. Trực tràng ngắnm, hệ bài tiết mở ra ở bụng
ngay sau dây thần kinh.
Hệ sinh dục gồm tử cung, buồng trứng, âm hộ nằm 2/3 trước thân. Trứng xếp thành
hàng trong tử cung.
1.4.1.2. Giun cái sống tự do:
Hình con suốt dài 1,5mm, rộng 85mcm. thành cơ thể mỏng có cơ vân mỏng. Ruột
gồm 22 tế bào xếp thành hai hàng lưng và bụng. Trực tràng ngắn. Hệ sinh dục gồm có tử cung,
buồng trứng và âm hộ nằm giữa thân.
1.4.1.3. Giun đực sống tự do:
Hơi nhỏ hơn con cái dài 1.2mm, rộng 55 mcm. Đuôi ngắn và rộng hơn con cái. Bộ
phận sinh dục gồm dịch hoàn và túi chứa tinh.
1.4.2. Trứng:
Trứng giun lươn rất giống trứng giun móc, có hình ellip, hơi dẹp hai đầu vỏ rất mỏng,
phôi bào có từ 8- 18 tế bào.
1.4.3. Ấu trùng:
1.4.3.1. Ấu trùng rhabditoid
Dài 400 mcm, rộng 20 mcm, thực quản dài 1/3 thân và có ụ phình, đuôi nhọn.

Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
11




Ấu trùng rhabditoid của
A: Strongyloides stercoralis, B: giun móc, C:
Trichostrongylus, D: Rhabditis



1.4.3.2. Ấu trùng filariform:
Dài hơn ấu trùng rhabditoid. Thực quản hình ống. Đuôi có ngấn hình chữ V.



1.5. GIUN KIM (Enterobius vermicularis)
1.5.1. Giun trưởng thành:
Nhỏ màu trắng đục, con đực 3 - 5mm đuôi cong có gai giao hợp, con cái dài 9 -
12mm đuôi thẳng. Đặc điểm chung: đầu có alae, dọc hai thân có hai mào do vỏ bọc ngoài dầy
lên khiến ta rất dễ nhận ra giun kim ở tiêu bản cắt ngang. Miệng có ba môi liền với thực quản
có ụ phình.









1.5.2. Trứng:

Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
12

Hơi dẹp một phía, kích thước 25 x 50 mcm. Vỏ trong suốt và có hai lớp, màng ngoài
dầy hơi giống albumin, màng trong là màng phôi thai. Nhìn qua vỏ trứng ta có thể thấy được
phôi thai lúc mới sinh nên có thể nhiễm ngay từ lúc mới sinh.







Giun cái mang trứng

đầu giun kim với
alae điển hình

Thân giun cắt ngang với hai mào
dọc theo thân điển hình

trứng trên tiêu bản Graham

II. HÌNH THỂ SÁN DÂY và SÁN LÁ
2. 1. Sán dây.
2.1.1. Sán dây heo (Toenia solium): Dài khoảng 2-4 m
2.1.1.1. Đầu : có chủy, trên chủy có 2 hàng móc, có 4 đĩa hút, đường kính dài khoảng 1mm.
2.1.1.2. Đốt sán:
- Chiều dài bằng 1,5 ngang
- Tử cung có 7 - 12 nhánh bên

- Lỗ sinh dục ở bên hông đốt xen kẽ các đốt đều nhau
2.1.1.3. Trứng : hình cầu khoảng 50 - 60 m, vỏ dầy, màu nâu, có tia, bên trong có phôi 6 móc
2.1.1.4. Ấu trùng (nang sán, Cysticercus cellulosae): bọc có đầu sán lộn vào trong




Đầu sán

Đốt sán mang trứng

Trứng

Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
13


Cysticercus cellulosae

2.1.2. Sán dây bò (Toenia saginata): dài khoảng 10 m có từ 1000 - 2000 đốt
2.1.2.1. Đầu : có 4 hấp khẩu, không có móc và khoảng 1,5 mm
2.1.2.2. Đốt trưởng thành :
- Dài khoảng 2,5 ngang.
- Tử cung có 15 –30 nhánh bên.
- Lỗ sinh dục xen kẽ hai bên không đều.
2.1.2.3. Trứng: hình cầu khoảng 50 - 60 m, vỏ dầy, màu nâu, có tia, bên trong có phôi 6 móc
2.1.2.4. Ấu trùng (nang sán, Cysticercus bovis): ở thịt bò, tạo thành nang , bên trong
chứa đầu sán.







đầu sán

đốt sán mang trứng

trứng

2.1.3. Sán dây cá (Diphyllobothrium latum):
2.1.3.1. Sán trưởng thành: dài từ 3 - 10m , có từ 3000- 4000 đốt .
Đầu: hình quả hạnh nhân, dài 2-3mm x 0,7mm, không có đĩa hút chỉ có rãnh hút, một
ở lưng , một ở bụng.
Đốt sán trưởng thành: có chiều ngang lớn hơn chiều dài, tử cung hình hoa hồng, lỗ
sinh dục ở giữa đốt.
2.1.3.2. Trứng: hình giống quả trứng gà, kích thước 70 x 40 mcm, màu nâu, có nắp, không có
phôi lúc mới sinh.
2.1.3.3.Ấu trùng:
- Coracidium: là phôi thai mang 6 móc có lông tơ, hình cầu, đường kính độ 50mcm.
- Procercoides: dài khoảng 500 mcm, một đầu sán lộn vào trong , một phần hình cầu phía sau
mang 6 móc.
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
14

- Sparganum (plerocercoid): dài đến 6mm, hình con sâu màu trăng đục, không có đầu, chưa
phân chia thành đốt sán.








đầu sán

đốt sán mang trứng

trứng

2. 2. Sán lá
2.2.1. Sán lá lớn ở gan (Fasciola hepatica):
2.2.1.1. Sán trưởng thành: có hình chiếc lá dài 3 - 4 cm, đầu nhô ra có đĩa hút miệng, thân
dầy màu trắng hay xám đỏ bên trong chứa ống tiêu hóa và cơ quan sinh dục gồm dịch hoàn và
buồng trứng phân nhánh.
2.2.1.2. Trứng: hình bầu dục, có nắp đậy, kích thước (130 - 15 mcm) x (60 - 90 mcm), có vỏ
dầy màu nâu, không có phôi mà chỉ có một đám tế bào.




Sán trưởng thành

Trứng

2.2.2. Sán lá nhỏ ở gan (Clonorchis sinensis):
2.2.2.1. Sán trưởng thành: hình dài và dẹp giống cái chai, dài 1 - 2 cm, ngang 3 - 5 mm. Đĩa
hút miệng lớn hơn đĩa hút bụng. Ống thực quản dài khoảng 1/4 chiều dài sán. Ống tiêu hóa
không phân nhánh dài đến tận cuối thân. Tinh hoàn nằm sau buồng trứng và phân nhánh
2.2.2.2. Trứng: có màu vàng nâu, hình trái xoan, có nắp. Kích thước 30 x 15 mcm. Bên trong

trứng chứa phôi có lông tơ. Phía dưới trứng có gai nhọn.

Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
15






Sán trưởng thành Trứng



2.2.3. Sán lá ruột (Fasciolopsis buski):
2.2.3.1. Sán trưởng thành : có hình chiếc lá, thân dầy, màu nâu hay xám. Kích thước (5 - 7
cm) x (0,8 – 2) cm. Đĩa hút miệng bằng 1/4 đĩa hút bụng. Hầu và thực quản ngắn và chia làm
2 nhánh không có hậu môn .Tinh hoàn phân nhánh nằm ở 1/2 thân. Buồng trứng nằm ở 1/2
trước thân, cũng phân nhánh.
2.2.3.2. Trứng: hình trái xoan, kích thước 140 x 85 mcm. Vỏ dày, có nắp nhỏ ở một cực.




Sán trưởng thành

trứng

2.2.4. Sán lá phổi (Paragonimus westermani):
2.2.4.1. Sán trưởng thành: thân tròn như hạt cà phê, kích thước (8mm - 12mm) x (4 - 6

mm), dày 3,5 - 5mm. Có màu nâu, lưng lồi, bụng hơi lõm. Có hai đĩa hút miệng và bụng bằng
nhau. Thực quản ngắn, ống tiêu hóa thành hình vòng tròn. Tinh hoàn phân nhánh, buồng trứng
phân thùy.
2. 2.4.2. Trứng: Hình bầu dục, màu nâu sẫm. Kích thước : (8 – 120 mcm) x (45 – 60 mcm),
nắp trứng bằng ít lồi, trứng chứa một đám tế bào.

Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
16






Sán trưởng thành

trứng

XÉT NGHIỆM TÌM PHÔI GIUN CHỈ

Khi lấy máu tìm phôi giun chỉ cần biết chu kỳ:
- Từ 22 đêm đến 2 giờ sáng :Wuchereria bancroft
- Ngày hay đêm: Brugia malayi.

A- LẤY MÁU MAO MẠCH
Phương pháp lấy máu tìm phôi giun chỉ cũng giống như lấy máu tìm ký sinh trùng sốt rét.
Lưu ý:
- Thời tiết lạnh: ngâm tay vào nước ấm 5 phút
- Lấy ngay giọt máu đầu (còn tìm ký sinh trùng sốt rét bỏ giọt máu đầu)
Phương pháp soi tươi:

1- Hoà 1 giọt máu trong 1 giọt NaCl 0,9 %.
2- Đậy lamelle
3- Tìm phôi giun chỉ sống dưới kính hiển vi:
- Di chuyển nhanh, lượn sóng rộng: Wuchereria bancrofti
- Di chuyển chậm, lượn sóng hẹp: Brugia malayi
Soi sau khi nhuộm Giemsa (xem phần sốt rét)
Song song với soi tươi, làm 2 giọt máu dầy, nhuộm Giemsa và tìm phôi giun dưới kính
hiển vi (ống kính dầu).



Phôi Wuchereria bancrofti ở máu ngoại
biên nhuộm Giemsa
Sơ đ
ồ mô tả chi tiết
phôi Wuchereria bancrofti

Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
17



Phôi Brugia malayi ở máu ngoại biên nhuộm
Giemsa
Sơ đ
ồ mô tả chi tiết
phôi Brugia malayi
B- LẤY MÁU TĨNH MẠCH
Cho vào chất kháng đông, tùy mục đích chọn các loại kháng đông khác nhau:
- Complexon, citrate natri : phôi còn sống.

- Oxalate natri làm chết phôi
- Heparin ít dùng vì ấu trùng dính thành chùm.
- Trong trường hợp không thể xét nghiệm ngay, lấy 1 ml máu cho vào 9 ml formalin 2%,
lắc nhẹ đều.
Quan sát phôi giun chỉ sống
Bảng kiểm soi tươi tìm phôi giun chỉ sống

TT

Quy trình



Không

1 Đổ nước cất vào bình Erlenmeyer
2 Cho máu vào bình
3 Lắc
4 Ly tâm
5 Làm tiêu bản phần cặn
6 Quan sát dưới kính hiển vi
Ghi chú
1- Đổ 18 ml nước cất vào một bình Erlenmeyer 50 ml
2- Cho vào bình 2 ml máu tĩnh mạch, lấy ban đêm (từ 22g00 đến 2g00)
3- Lắc mạnh trong 3 phút. Hồng cầu sẽ vỡ trong nước cất (nhược trương)
4- Ly tâm 1500 vòng / 1phút, trong 5 phút: Bạch cầu và phôi giun chỉ sẽ lắng xuống đáy ống
5- Bỏ phần nước nổi, lấy cặn làm tiêu bản
6- Quan sát tìm phôi giun dưới kính hiển vi .

SOI SAU KHI NHUỘM

Bảng kiểm phương pháp tìm phôi giun chỉ sau khi tập trung và nhuộm đơn


TT

Quy trình



Không

1 Đổ nước cất vào bình Erlenmeyer
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
18

2 Cho máu vào bình
3 Lắc
4 Ly tâm
5 Bỏ nước nổi
6 Thu thập và nhuộm phôi giun
7 Quan sát tìm phôi giun
Ghi chú
1- Đổ 18 ml dd formalin 2% vào một bình Erlenmeyer 50 ml.
2- Cho 2 ml máu vào bình
3- Lắc mạnh trong 3 phút. Hồng cầu sẽ vỡ, phôi giun chết.
4- Ly tâm 2000v/p trong 5 phút
5- Bỏ nước nổi
6- Lấy cặn, nhỏ 1 giọt blue methylene
7- Quan sát dưới kính hiển vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Ký sinh trùng (1992), Thực tập Ký sinh trùng, Khoa y dược trường Đại học Tây
Nguyên.
2. Bộ môn Ký sinh trùng (1998), Thực tập Ký sinh trùng, Trường Đại Học Y Khoa Thái
Nguyên.
3. Bộ Môn Ký sinh trùng (1998), Ký sinh trùng y học , Trường Đại Học Y Hà Nội.
Bộ môn Ký sinh trùng (1998), Thực tập Ký sinh trùng - Đại Học Y Hà Nội.
4. Gillespie, S.H., Hawkey, P.M. (1995), Medical Parasitology, A Practical Approach,
IRLPress, OxfordUniversity Press.
5. Jitra Waikagul, et al (1997), Soil – Transmitted Helminths.
6. Trần Xuân Mai và Cs (2002), Ký Sinh Trùng Y Học, Bộ Môn Ký Sinh Học Khoa Y, Đại
Học Y Dược Tp. Hồ chí Minh, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng.
7. Pawlowski Z. S., Schad G. A. and Stott G. J. (1991), Hookworm infection and Anaemia,
Approaches to Prevention and Control, WHO, Geneva.
8. WHO (1998), Direct faecal smear, Saline and Iodine wet mount preparation .
9. WHO (1991), Basic Laboratory Methods in Medical Parasitology, Geneva, pp. 10 - 109.











Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
19


TÀI LIỆU HỌC TẬP THỰC HÀNH

I . HÀNH CHÍNH:
1. Tên môn học: Ký sinh trùng
2. Tên bài: Hình thể đơn bào
3. Đối tượng: Sinh viên Y3
4. Thời gian: 4 tiết
5. Địa điểm giảng: phòng thực tập
6. Tên người biên soạn:
II. MỤC TIÊU HỌC TẬP
Quan sát, mô tả và nhận dạng được hình thể các đơn bào thường gặp trên tiêu bản.
III. NỘI DUNG:
3.1. ĐỊNH LOẠI THỂ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN BÀO
(quan sát trực tiếp với nước muối sinh lý)
3.1.1. Màng tế bào không đều vì có chân giả: là các amip
1. Có hồng cầu trong nội tế bào chất Entamoeba histolytica
Không có hồng cầu 2
2. Kích thước lớn hơn 15 mcm 3
Kích thước bé hơn 15 mcm (cần quan sát kỹ hơn cấu trúc của nhân
sau khi nhuộm) Dietamoeba fragilis
Iodamoeba buetschli
Endolimax nana
Entamoeba histolytica (thể minuta)
3. Chuyển động nhanh và có định hướng, nội và ngoại tế bào chất trong:
Entamoeba histolytica
4. Chuyển động chậm và không định hướng, nội tế bào chất có nhiều hạt:
Entamoeba coli
3.1.2. Chuyển động nhanh và không đều: các trùng roi
1. Thân hình quả lê, lớn hơn 10 mcm 2

Thân hình tròn hay bầu dục, bé hơn 10 mcm
(cần xem sau khi nhuộm) Enteromonas hominis
Retortamonas intestinalis
2. Có màng lượn sóng và miệng Trichomonas intestinalis
{Trichomonas hominis)
Không có màng lượn sóng 3
3. Các roi hướng về phía sau: Giardia lamblia
Các roi hướng về phía trước, thân có xoắn ốc Chilomatix mesnili
Chuyển động nhanh và đều, kích thước lớn (50 –70 mcm) có
miệng, hậu môn, nhân và không bào Balantidium coli
3.2. ĐỊNH LOẠI BÀO NANG ĐƠN BÀO
1. Kích thước nhỏ hơn 30 mcm 2
Lớn hơn 30 mcm , màng có hai lớp 7
2. Hình tròn 3
Hình bầu dục 4
Hình quả lê 6
Hình không nhất định, có một không bào to, nhân thể lớn:
Iodamoeba buetschli (8 –10 mcm)
3. Có 1 - 4 nhân, nhân thể ở chính giữa, thể nhiễm sắc có
đầu tròn Entamoeba histolytica (8-15 mcm)
Có 1-8 nhân, nhân thể lệch thể nhiễm sắc hình sợi,
đầu nhọn Entamoeba coli
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
20

Có trục sống thân ở giữa 2-4 nhân Giardia lamblia
Không có trục sống nhân -5
4. Có 4 nhân, nhân thể lớn Endolimax nana (7 –10mcm)
Có 4 nhân, xếp làm đôi ở hai cực Enteromonas hominis (6-8 mcm)
5. Có 1 nhân. Nhân thường lệch sang một bên vì tế bào chất có một đám

hình sợi lớn Chilomastix mesnili (7-8 mcm)
Có nhân chính ở giữa tế bào Retortamonas intestinalis
6. Chỉ có một khối hình tròn có nhiều hạt
ở giữa Các loại Coccidies (30 mcm)
Có một nhân lớn hình hạt đậu, tế bào chất
có nhiều hạt Balantidium coli (50-60 mcm)

HÌNH THỂ MỘT SỐ ĐƠN BÀO Y HỌC

1. ENTAMOEBA HISTOLYTICA

1.1 Thể hoạt động ăn hồng cầu (Entamoeba histolytica histolytica)

Kích thứớc 20 - 40 mcm. Nội và ngoại tế bào chất phân biệt rõ, ngoại tế bào chất tạo thành
chân giả dài chiếm 1/3 thể tích toàn thân, nội tế bào chất lấm tấm những hạt nhuyễn và có
chứa hồng cầu kích thước khác nhau tùy theo mức độ bị tiêu hóa.
Nhân : tròn 4 - 7 mcm, hạt nhiễm sắc bám sát màng nhân, trung thể ở giữa .
Chuyển động nhanh.







E. h. histolytica trên tiêu bản
nước muối sinh lý
E. h. histolytica với các hồng cầu
trong nguyên sinh chất
E. h.histolytica, thể hoạt động,

nhuộm Trichrom


1.2. Thể hoạt động không ăn hồng cầu (Entamoeba histolytica minuta)
Gần giống Entamoeba histolytica histolytica kích thước 10 - 20 mcm, nội và ngoại tế bào chất
phân biệt không rõ rệt, di động ít.
1.3. Thể bào nang
Hình tròn 10 - 17 mcm, tế bào chất lấm tấm hạt mịn, có không bào, có thỏi hình que,
có từ 1 - 4 nhân. Nhân cấu trúc giống như thể hoạt động.








Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
21





Entamoeba histolytica, bào nang 2
nhân trong nước muối sinh lý
Entamoeba histolytica, bào nang 4
nhân nhuộm Trichrom

2. ENTAMOEBA COLI

Là loại đơn bào không gây bệnh. Sống ở đại tràng bằng lối sống hoại sinh.
2.1. Thể hoạt động
Thể này lớn hơn E. histolytica ,15 - 30 mcm, chuyển động chậm, ranh giới giữa nội và
ngoại nguyên sinh chất thường không rõ rệt, nội nguyên sinh chất lấm tấm hạt hơi thô, có
không bào chứa thức ăn, vi khuẩn. Nhân hình tròn, nhân thể lệch sang một bên, hạt nhiễm sắc
thô bám vào màng nhân không đều.





Entamoeba coli, thể hoạt động trong nước
muối sinh lý
Entamoeba coli, thể hoạt động nhuộm
Trichrom
2.2. Thể bào nang
Bào nang hình tròn hoặc không tròn lắm, 15 - 20 mcm, bên ngoài là vỏ bào nang, bên
trong chứa nguyên sinh chất, có không bào, có thể hình que, có từ 1- 8 nhân.






Entamoeba coli, bào nang 4 nhân
nhuộm lugol
bào nang 6 nhân nhuộm Trichrom
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
22



3. GIARDIA LAMBLIA.
3. 1. Thể hoạt động
Hình quả lê, kích thước (10 - 20 mcm) x (6 - 10 mcm). Có 2 nhân như 2 mặt kính, có
2 hạt gốc roi xuất phát ra 8 roi. Trục sống thân có thể cận trục, 3/4 thân trước có hình đĩa hút
để bám vào ruột. Nhìn chung có 2 hình cánh diều .








Giardia lamblia, thể hoạt động
trong nước muối sinh lý

Giardia lamblia, thể hoạt động nhuộm Trichrom

3.2. Thể bào nang
Có hình trứng kích thước (8 - 12 mcm x 7 - 10 mcm) trong bào nang có từ 2 - 4 nhân.




Giardia lamblia, bào nang trong nước
muối sinh lý
Giardia lamblia, bào nang nhuộm Bailenger
4. TRICHOMONAS
T. vaginalis, T. tenax và P. intestinalis có hình dạng rất giống nhau. Định danh

thường dựa vào hình thể và nơi ký sinh: T. vaginalis ở âm đạo, T. tenax ở miệng và
P.intestinalis ở ruột.
4.1. TRICHOMONAS VAGINALIS
Hình tròn hay hình trái xoan, kích thước 10 - 30 mcm. Có 4 roi xuất phát từ hạt gốc
roi ra phía trước và một roi ra phía sau, dọc thân mang theo màng lượn sóng, một trục sống
thân có hạt và nhiều không bào.
Nhân hình trái xoan gần sát hạt gốc roi, có nhiều hạt nhiễm sắc
Không có bào nang .

Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
23




Trichomonas vaginalis quan sát dưới
kính hiển vi tương phản pha

Trichomonas vaginalis nhuộm May Grunwald Giemsa

4.2. TRICHOMONAS TENAX.
Sống hoại sinh ở vùng răng miệng.Chỉ có dạng hoạt động, hình quả lê, kích thước (8-
12mcm) x (7- 17mcm). Có 3 hạt gốc roi xuất phát ra phía trước 4 roi và ra phía sau 1 roi tạo
thành màng lượn sóng. Đối diện màng lượn sóng có miệng bào. Có một trục sống thân nhô ra
khỏi sau thân.



Trichomonas tenax nhuộm May Grunwald Giemsa


4.3. PENTATRICHOMONAS INTESTINALIS
P. intestinalis chỉ có dạng hoạt động, kích thước 10 x 14 mcm. Hình quả lê .Từ hạt gốc
roi xuất phát ra phía trước 4 roi và ra phía sau 1 roi kèm theo màng lượn sóng ra đến tận đuôi .
Có miệng bào để bắt mồi, một nhân to . Không có dạng bào nang.



Pentatrichomonas intestinalis nhuộm May Grunwald
Giemsa
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
24

5. BALANTIDIUM COLI
5.1. Thể hoạt động
Là loại đơn bào to nhất ký sinh ở người có hình quả trứng, dài 30 - 200 mcm (trung
bình 60mcm), rộng 25- 120 mcm (trung bình 45 mcm). Thân phủ đầy lông tơ, có một miệng
bào và hậu môn. Nguyên sinh chất chứa nhiều không bào. Có hai nhân: nhân to hình hạt đậu là
nhân dinh dưỡng, nhân nhỏ hình tròn là nhân sinh sản.





Balantidium coli, thể hoạt động
trong nước muối sinh lý
Balantidium coli,thể hoạt động
nhuộm lugol

5.2. Bào nang
Hình hơi tròn , 50 - 60 mcm. Vách dầy có hai lớp, chỉ có một nhân to hình hạt đậu.





Balantidium coli, bào nang trong
nước muối sinh lý

Balantidium coli, bào nang
nhuộm lugol

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Ký sinh trùng (1992), Thực tập Ký sinh trùng, Khoa y dược trường Đại học Tây
Nguyên.
2. Bộ môn Ký sinh trùng (1998), Thực tập Ký sinh trùng, Trường Đại Học Y Khoa Thái
Nguyên.
3. Bộ Môn Ký sinh trùng (1998), Ký sinh trùng y học , Trường Đại Học Y Hà Nội.
Bộ môn Ký sinh trùng (1998), Thực tập Ký sinh trùng - Đại Học Y Hà Nội.
4. Gillespie, S.H., Hawkey, P.M. (1995), Medical Parasitology, A Practical Approach,
IRLPress, OxfordUniversity Press.
6. Trần Xuân Mai và Cs (2002), Ký Sinh Trùng Y Học, Bộ Môn Ký Sinh Học Khoa Y, Đại
Học Y Dược Tp. Hồ chí Minh, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng.
7. WHO (1998), Direct faecal smear, Saline and Iodine wet mount preparation .
8. WHO (1991), Basic Laboratory Methods in Medical Parasitology, Geneva.
Nguyễn Quốc Phương K29G DHYHP
25

TÀI LIỆU HỌC TẬP THỰC HÀNH

I. HÀNH CHÍNH:
1. Tên môn học: Ký sinh trùng

2. Tên bài: Xét nghiệm máu và nhuộm Giêm - sa
3. Đối tượng: Sinh viên Y3
4. Thời gian: 4 tiết
5. Địa điểm giảng: phòng thực tập
6. Tên người biên soạn:
II. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
2.1. Làm được tiêu bản phết máu mỏng và giọt dầy theo đúng quy trình
2.2. Nhuộm được tiêu bản phết máu mỏng và giọt dầy bằng dung dịch Giemsa
III. NỘI DUNG:
3.1. KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN MÁU
3.1.1. Vị trí lấy máu:
 Máu tĩnh mạch.
 Máu mao mạch: thường lấy ở đầu ngón thứ ba hay tư phía cạnh trong là tiện nhất, cũng có
thể lấy máu ở dái tai. Riêng trẻ nhỏ có thể lấy máu ở ngón chân cái hay gót chân vì ngón tay
em bé quá nhỏ.
3.1.2. Thời điểm lấy máu:
Tốt nhất là lấy máu trước khi điều trị vì khi điều trị mật độ KSTSR giảm đi rất nhiều,
rất khó phát hiện.
 Lấy máu ngay cơn sốt là lúc mật độ KSTSR ở máu ngoại biên cao nhất.
 Lấy máu theo chu kỳ 4 hoặc 6 giờ một lần trong trường hợp bệnh nhân bị sốt liên tục không
có cơn sốt rét điển hình.
3.1.3. Dụng cụ để lấy máu:
 Bông vô trùng.
 Cồn sát trùng 70
0
.
 Cồn 90
0
hay methanol 70
0

để cố định tiêu bản.
 Kim trích máu.
 Bơm tiêm để lấy máu tĩnh mạch.
 Lam làm tiêu bản và lam kéo máu.
 Hộp đựng tiêu bản máu.
 Bút chì hay bút sáp để đánh dấu tiêu bản.
 Đèn cồn, khay men.
3.1.4. Phương pháp làm tiêu bản
Bảng kiểm làm tiêu bản máu

TT Quy trình Có không
1 chọn và khử trùng nơi lấy máu
2 Chích máu
3 Lấy máu lên lam
4 Làm phết máu mỏng
5 Làm giọt máu dầy
6 Ghi dấu và hong khô tiêu bản



×