Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

THIẾT KẾ KỸ THUẬT DỰ ÁN: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.41 KB, 30 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
THIẾT KẾ KỸ THUẬT
DỰ ÁN: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hà Nội, 2010
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
MỤC LỤC
I. CĂN CỨ LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT 1
II.THIẾT KẾ KỸ THUẬT 2
2.1. Mục tiêu đầu tư và các hạng mục thực hiện của
dự án 2
2.2. Thiết kế kiến trúc cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài
nguyên và môi trường 3
2.2.1.Các đặc điểm chính của cơ sở dữ liệu Quốc gia
về tài nguyên và môi trường 3
2.2.2.Thiết kế kiến trúc cơ sở dữ liệu thành phần của
từng chuyên ngành 5
2.2.3.Thiết kế kiến trúc hướng công nghệ 6
2.2.4.Kiến trúc cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường
cấp địa phương 7
2.3. Thiết kế kỹ thuật hạng mục đầu tư công nghệ 8
2.3.1.Xây dựng giải pháp kỹ thuật 8
2.3.2.Mua sắm công nghệ và phần mềm gốc 9
2.3.3.Phát triển phần mềm 9
2.3.4.Xây dựng hệ thống thử nghiệm tại hai cấp Trung
ương và địa phương 10
2.4. Thiết kế kỹ thuật hạng mục đầu tư xây dựng cơ
sở dữ liệu 11
2.4.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý 12
2.4.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ 13


2.4.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 14
2.4.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường 15
2.4.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước 18
Tổng hợp toàn bộ dự án
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
2.4.6 Xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu viễn thám
2.4.7 Xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu địa chất
khoáng sản
2.4.8 Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn
và biến đổi khí hậu
2.4.9 Xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu biển và
hải đảo
2.4.10 Tích hợp dữ liệu và phân phối thông tin
3 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Tổng hợp toàn bộ dự án
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
I. CĂN CỨ LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT
Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường là dự
án bao gồm nhiều thành phần. Dự án được xây dựng trên cơ sở thực hiện Chiến
lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 179/2004/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 10 năm 2004. Các căn cứ pháp lý lập thiết kế kỹ thuật của dự án
là :
- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999, số 12/
2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 và số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng
1 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý
đầu tư và xây dựng;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004

của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của
Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước;
- Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của
Chính phủ về việc thu thập, quản lý khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên
và môi trường;
- Thông tư số 07/2009/TT-BTNMT ngày 10 tháng 7 năm 2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định 102/
2008/NĐ-CP;
- Quyết định số 1508/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu
tư dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường;
- Quyết định số 2112/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2009
về việc phê duyệt dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi
trường;
Trên cơ sở căn cứ pháp lý nêu trên, Cục Công nghệ thông tin là đơn vị
chủ đầu tư đã tổ chức xây dựng thiết kế kỹ thuật và dự toán chi tiết cho toàn bộ
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
dự án. Việc xây dựng thiết kế kỹ thuật có sự tham gia, phối hợp của các đơn vị
đầu mối quản lý thông tin của tất cả các lĩnh vực trong ngành tài nguyên và môi
trường và các đơn vị thuộc Cục Công nghệ thông tin.
II. THIẾT KẾ KỸ THUẬT
2.1. Mục tiêu đầu tư và các hạng mục thực hiện của dự án
Quyết định 2112/QĐ-BNTMT xác định dự án có 3 mục tiêu đầu tư chính:
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài

nguyên và môi trường ở hai cấp : Trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường)
và địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường) nhằm đảm bảo cung cấp thông
tin, dữ liệu tài nguyên môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quản lý
nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học,
đào tạo, hợp tác quốc tế, các nhu cầu khác của xã hội và phát triển Chính phủ
điện tử tại ngành tài nguyên và môi trường;
- Thiết lập và phát triển hệ thống thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý,
tích hợp, đồng bộ dữ liệu và chia sẻ, phân phối thông tin trực tuyến qua hệ thống
mạng thông tin ngành tài nguyên và môi trường, đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ
thống được thống nhất và đồng bộ từ trung ương đến địa phương;
- Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về thông tin dữ liệu thực hiện
chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường, nâng cao giá trị đóng
góp và vị thế của ngành trong nền kinh tế quốc dân vì sự phát triển bền vững của
đất nước.
Với các mục tiêu trên, dự án có các nội dung đầu tư chính như sau:
- Đầu tư thiết bị, công nghệ bao gồm các hạng mục Xây dựng giải
pháp kỹ thuật, đầu tư công nghệ và phần mềm gốc và phát triển phần mềm
- Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm các hạng mục xây dựng
danh mục dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu ( bao gồm 10 hạng mục xây dựng cơ
sở dữ liệu chuyên ngành, nền địa lý, viễn thám đa mục tiêu và hạng mục tích
hợp dữ liệu )
- Chi phí quản lý, tư vấn dự án và chi phí khác
Với mục tiêu và các hạng mục đầu tư chính như trên, Cục Công nghệ
thông tin đã tổ chức lập thiết kế kỹ thuật và dự toán chi tiết cho tất cả các hạng
mục của dự án. Công việc này được thực hiện với sự phối hợp của tất cả các đơn
vị đầu mối thông tin các lĩnh vực và các đơn vị thuộc Cục Công nghệ thông tin.
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
2.2. Thiết kế kiến trúc cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi

trường
2.2.1. Các đặc điểm chính của cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và
môi trường
Thông tư 07/2009/TT-BTNMT đã định nghĩa các thành phần của cơ sở dữ
liệu tài nguyên và môi trường bao gồm 4 thành phần chính là:
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia do Bộ Tài
nguyên và Môi trường xây dựng, lưu trữ, quản lý;
- Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi là cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi
trường ngành) do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây
dựng, lưu trữ, quản lý;
- Cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh (gọi là Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương) do Sở Tài
nguyên và Môi trường xây dựng, lưu trữ, quản lý;
- Cơ sở dữ liệu thành phần cho các lĩnh vực quản lý đất đai, tài
nguyên nước, khoáng sản, môi trường, địa chất và khoáng sản, khí tượng thủy
văn và biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo và các dữ liệu chuyên
ngành khác về tài nguyên và môi trường (gọi là cơ sở dữ liệu thành phần về tài
nguyên và môi trường) do các tổ chức quản lý lĩnh vực chuyên ngành trực thuộc
Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, lưu trữ, quản lý;
Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường xây
dựng mô hình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật thống nhất, các chính sách khai thác và
cập nhật dữ liệu, chuẩn dữ liệu, nội dung dữ liệu cho cơ sở dữ liệu tài nguyên và
môi trường quốc gia (thành phần 1) và cơ sở dữ liệu thành phần cho các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường (thành phần
4).
Dự án thực hiện hạng mục thử nghiệm tại trung ương và địa phương.
Trong đó thử nghiệm tại 9 tỉnh với đặc thù dữ liệu khác nhau để làm cơ sở triển
khai mô hình thống nhất trên toàn quốc. Trên cơ sở kết quả thử nghiệm, Cục
Công nghệ thông tin sẽ phổ biến và thống nhất mô hình cơ sở dữ liệu tài nguyên

và môi trường địa phương tới các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Các
Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trình UBND Tỉnh, Thành phố dự án
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường của địa phương.
Đối với cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ngành sẽ được xây dựng
thông qua các hợp tác, phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ,
ngành khác trong giai đoạn tiếp theo của dự án.
Với các mục tiêu và phạm vi như trên, Cục Công nghệ thông tin đã tổ
chức thực hiện xây dựng thiết kế kỹ thuật và dự toán chi tiết cho các hạng mục
của dự án. Sau thời gian nghiên cứu, phối hợp với nhiều đơn vị trong ngành
và các chuyên gia công nghệ thông tin, dự án đã thống nhất mô hình kiến trúc
chung của toàn bộ hệ thống với các đặc điểm chính như sau:
- Kiến trúc hệ thống được chia thành 3 tầng :
+
Nhóm các ứng dụng cập nhật và đồng bộ dữ liệu
+
Cơ sở dữ liệu thành phần theo mô hình nhiều cấp và quản lý
phân tán
+
Nhóm các ứng dụng khai thác thông tin và cung cấp dịch vụ
- Nhóm các ứng dụng cập nhật được chia thành 3 phần :
+
Các ứng dụng dùng chung cho toàn bộ hệ thống
+
Các ứng dụng cập nhật dữ liệu cho từng bộ dữ liệu chuyên
ngành
+
Các ứng dụng đồng bộ hóa dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu thành

phần và cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
- Nhóm các ứng dụng cung cấp và phân phối dữ liệu được chia
thành 6 phần :
+
Nhóm các ứng dụng cung cấp dịch vụ trực tuyến theo tiêu
chuẩn quốc tế (dịch vụ cung cấp nội dung metadata, danh mục
dữ liệu, bản đồ trực tuyến, tìm kiếm, bảo mật …)
+
Nhóm dịch vụ xác thực người sử dụng và thanh toán trực tuyến
sử dụng hạ tầng chữ ký điện tử quốc gia
+
Nhóm ứng dụng quản trị toàn bộ hệ thống bao gồm phân
quyền khai thác, quản lý từng cơ sở dữ liệu thành phần, theo
dõi tình trạng hoạt động của hệ thống
+
Nhóm ứng dụng cung cấp dữ liệu trực tuyến và thủ tục cung
cấp dữ liệu bằng phương án truyền thống
+
Nhóm ứng dụng thông tin báo cáo
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
+
Nhóm ứng dụng cung cấp dịch vụ trực tuyến, tra cứu, tìm kiếm
dữ liệu
Hình 2.2.1.1: Kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi
trường cấp Trung ương
2.2.2. Thiết kế kiến trúc cơ sở dữ liệu thành phần của từng chuyên
ngành
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án

27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
Trên cơ sở kiến trúc chung, mỗi lĩnh vực sẽ có thiết kế chi tiết cho lĩnh
vực của mình. Kiến trúc được xây dựng trên cơ sở mô hình tổ chức, chức năng
nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc, mô hình quản lý dữ liệu.
Các đặc điểm của kiến trúc cơ sở dữ liệu thành phần như sau :
- Là một thành phần không tách rời, sử dụng chung các tiêu chuẩn,
quy chuẩn, quy trình cập nhật, chính sách khai thác sử dụng của toàn bộ hệ
thống
- Sử dụng chung và có chỉnh sửa theo yêu cầu đặc thù của từng
ngành với các nhóm phần mềm khai thác và chia sẻ dữ liệu, nhóm phần mềm
cập nhật danh mục, siêu dữ liệu với toàn bộ hệ thống
- Sẽ được chi tiết hóa về danh mục các cơ sở dữ liệu thành phần,
danh mục các phần mềm cập nhật, chuyển đổi dữ liệu theo đặc thù chuyên
ngành trong quá trình thực hiện dự án
- Được cài đặt, vận hành tại các đơn vị chủ trì thông tin của từng
lĩnh vực
Trong quá trình thực hiện dự án, các đơn vị chủ trì xây dựng giải pháp kỹ
thuật, phần mềm và bảo trì hệ thống phối hợp với các đơn vị đầu mối thông tin
chuyên ngành thực hiện chi tiết hóa kiến trúc và danh mục chi tiết.
2.2.3. Thiết kế kiến trúc hướng công nghệ
Thiết kế kỹ thuật cho phần kiến trúc hướng công nghệ đã được xây dựng
với các đặc điểm chính như sau :
- Về công nghệ hệ quản trị cơ sở dữ liệu : Cơ sở dữ liệu Quốc gia
về tài nguyên và môi trường đặt tại Cục Công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu
thành phần đặt tại đơn vị đầu mối thông tin các lĩnh vực sử dụng giải pháp hệ
quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 11g. Đối với cơ sở dữ liệu Quốc gia sử dụng phiên
bản Enterprise, cơ sở dữ liệu thành phần sử dụng phiên bản Standard
Tùy thuộc vào khối lượng dữ liệu, khả năng quản trị cơ sở dữ liệu, các cơ
sở dữ liệu thành phần đặt tại các đơn vị quản lý dữ liệu trực tiếp có thể sử dụng

các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác như SQL Server, MySQL hoặc Postgres SQL,
ưu tiên sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã mở
- Về công cụ phát triển phần mềm : Sử dụng .NET Framework,
công nghệ GIS sử dụng ArcGIS Engine hoặc MapWindow và các giải pháp mã
nguồn mở phù hợp khác (sẽ lựa chọn cụ thể trong quá trình phát triển)
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
- Về phần mềm cung cấp dịch vụ : Sử dụng kết hợp ArcGIS Server
Enterprise và các giải pháp mã mở như MapServer. Đối với các dịch vụ cung
cấp ảnh viễn thám, dịch vụ nội dung sử dụng mã nguồn mở
Đối với các máy chủ cung cấp dịch vụ : Sử dụng tối đa hệ điều hành mã
mở Ubuntu, Red Hat vv… trừ một số dịch vụ bắt buộc phải sử dụng Windows
Server
Toàn bộ hệ thống được kết nối thông qua hạ tầng của mạng diện rộng
ngành tài nguyên và môi trường
Việc phát triển các phần mềm sử dụng tối đa giải pháp mã mở để tiết
kiệm thời gian phát triển, kinh phí mua sắm, tận dụng được nguồn lực đội ngũ
phát triển mã nguồn mở ở Việt Nam và thế giới.
2.2.4. Kiến trúc cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp địa
phương
Một trong các mục tiêu quan trọng của dự án là xây dựng giải pháp kỹ
thuật cho cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương. Trên cơ sở đó, sẽ
thử nghiệm ở 9 tỉnh bảo đảm sự thống nhất về hệ thống cả ở hai cấp Trung ương
và địa phương, là hạ tầng kỹ thuật để trao đổi, chia sẻ thông tin. Sau đó sẽ tiến
hành nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn quốc.
Kiến trúc cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp địa phương thừa
hưởng tối đa các kết quả, sản phẩm của hệ thống ở cấp Trung ương và chỉnh sửa
theo đặc thù của từng địa phương.
Các đặc điểm của kiến trúc cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp địa

phương như sau :
- Cơ sở dữ liệu được quản lý theo mô hình phân tán quản lý tương
tự như cấp Trung ương, bổ sung cấp cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp
Huyện, Quận.
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương được tích
hợp và quản lý tại Trung tâm Thông tin tài nguyên và môi trường (Trung tâm
Công nghệ thông tin) trực thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở
đồng bộ và trích chọn dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành cấp địa phương.
- Phương pháp quản lý, chính sách, quy trình, giải pháp kỹ thuật
sử dụng thừa hưởng các kết quả của dự án ở cấp Trung ương. Đối với từng địa
phương có chỉnh sửa cho phù hợp với đặc điểm của từng Tỉnh.
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường địa phương đồng bộ một
phần dữ liệu tổng hợp lên cơ sở dữ liệu chuyên ngành cấp Trung ương
- Các ứng dụng tạo lập, xử lý dữ liệu cấp Trung ương là các hệ
thống tác nghiệp phục vụ quản lý nhà nước cho từng lĩnh vực. Ví dụ như hệ
thống thông tin đất đai (LIS) cho lĩnh vực quản lý đất đai, hệ thống quản lý
số liệu quan trắc môi trường, hệ thống quản lý đa dạng sinh học … cho lĩnh
vực môi trường, hệ thống quản lý tài nguyên khoáng sản cho lĩnh vực địa chất
khoáng sản …
- Các ứng dụng khai thác và chia sẻ thông tin được cài đặt và vận
hành tại từng Tỉnh
Các thiết kế chi tiết để triển khai mô hình kiến trúc được thuyết minh
trong các quyển thiết kế chi tiết cho từng hạng mục của dự án.
2.3. Thiết kế kỹ thuật hạng mục đầu tư công nghệ
Hạng mục đầu tư công nghệ có 3 hạng mục thành phần :
- Xây dựng giải pháp kỹ thuật : bao gồm các hạng mục xác định
yêu cầu, xây dựng quy trình, quy định kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống, xây dựng

giải pháp kỹ thuật công nghệ cho dự án và xây dựng khung cơ sở dữ liệu cho địa
phương.
- Mua sắm công nghệ và phần mềm gốc : bao gồm mua sắm
các phần mềm gốc theo đúng kiến trúc hướng công nghệ của cơ sở dữ liệu tài
nguyên và môi trường, xây dựng phần mềm chuyên ngành.
- Phát triển phần mềm : bao gồm phát triển hệ thống phần mềm
quản lý, khai thác, cung cấp và chia sẻ thông tin, phát triển phần mềm chuyên
ngành hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng hệ thống thử nghiệm tại hai cấp
trung ương và địa phương.
2.3.1. Xây dựng giải pháp kỹ thuật
Ban Quản lý dự án đã tiến hành khảo sát các quy trình, quy định, tiêu
chuẩn hiện có đang được áp dụng tại ngành tài nguyên và môi trường. Trên cơ
sở đó, dự án sẽ thừa hưởng các quy trình, quy định đã có và xây dựng mới các
nội dung còn thiếu cho toàn bộ hệ thống. Hạng mục này bao gồm : xác định các
yêu cầu, xây dựng quy trình, quy định kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống; xây dựng
giải pháp kỹ thuật công nghệ cho dự án và xây dựng khung cơ sở dữ liệu cho địa
phương.
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
2.3.2. Mua sắm công nghệ và phần mềm gốc
Việc đầu tư, mua sắm các công nghệ, phần mềm gốc phải phù hợp với
kiến trúc tổng thể của. Chỉ đầu tư mua sắm các công nghệ, phần mềm không
đủ năng lực, thời gian để thực hiện trong khi các công nghệ, phần mềm đó đã
chứng tỏ được tính ưu việt, chạy ổn định và được nhiều đơn vị sử dụng. Việc
đầu tư, mua sắm công nghệ, phần mềm thương mại với phương châm tiết kiệm
tối đa nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu mà Dự án đưa ra.
Các hạng mục công nghệ, phần mềm gốc cần đầu tư, mua sắm bao gồm:
- Hệ quản trị CSDL lớn
- Công nghệ GIS

- Dịch vụ chữ ký điện tử
So sánh giữa các hệ quản trị CSDL phổ biến trên thị trường thấy rằng hệ
quản trị Oracle của hãng Oracle phù hợp nhất và đáp ứng được các yêu cầu mà
hệ thống đưa ra.
Phiên bản của hệ quản trị Oracle tại thời điểm lập báo cáo kinh tế - kỹ
thuật là “Oracle Standard Edition 11g”. Với hệ quản trị Oracle, đầu tư mua theo
license, với mỗi license sẽ cài đặt được trên một máy chủ CSDL.
Qua khảo sát, nghiên cứu các yêu cầu mà hệ thống CSDL Quốc gia về tài
nguyên và môi trường đưa ra, nghiên cứu và so sánh các chức năng, đặc tính của
các giải pháp, các phần mềm của các hãng đưa ra, thấy rằng công nghệ, phần
mềm của hãng ESRI rất phù hợp trong việc tổ chức lưu trữ, quản lý, biên tập dữ
liệu không gian và thuộc tính. Giải pháp quản lý và phân phối dữ liệu ảnh viễn
thám sẽ sử dụng giải pháp mã nguồn mở (geoserver) và sử dụng hệ thống phần
mềm FME Server trong việc chuyển đổi trực tuyến giữa các định dạng dữ liệu.
Dự án CSDL quốc gia về tài nguyên và môi trường sử dụng hệ thống
chứng thực, xác thực bằng chữ ký điện tử. Hiện nay, theo quy định, Ban Cơ yếu
Chính phủ chịu trách nhiệm triển khai hạ tầng ứng dụng chữ ký số trong các cơ
quan Nhà nước.
2.3.3. Phát triển phần mềm
Theo mô hình kiến trúc chung, có 2 tầng ứng dụng là tầng các ứng dụng
cập nhật, quản lý và đồng bộ dữ liệu và tầng các ứng dụng cung cấp và phân
phối dữ liệu.
Nhóm các ứng dụng cập nhật được chia thành 3 phần :
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
- Các ứng dụng dùng chung cho toàn bộ hệ thống
- Các ứng dụng cập nhật dữ liệu cho từng bộ dữ liệu chuyên ngành
- Các ứng dụng đồng bộ hóa dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu thành
phần và cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường

Nhóm các ứng dụng cung cấp và phân phối dữ liệu được chia thành 6
phần :
- Nhóm các ứng dụng cung cấp dịch vụ trực tuyến theo tiêu chuẩn
quốc tế (dịch vụ cung cấp nội dung metadata, danh mục dữ liệu, bản đồ trực
tuyến, tìm kiếm, bảo mật …)
- Nhóm dịch vụ xác thực người sử dụng và thanh toán trực tuyến
sử dụng hạ tầng chữ ký điện tử quốc gia
- Nhóm ứng dụng quản trị toàn bộ hệ thống bao gồm phân quyền
khai thác, quản lý từng cơ sở dữ liệu thành phần, theo dõi tình trạng hoạt động
của hệ thống
- Nhóm ứng dụng cung cấp dữ liệu trực tuyến và thủ tục cung cấp
dữ liệu bằng phương án truyền thống
- Nhóm ứng dụng thông tin báo cáo
- Nhóm ứng dụng cung cấp dịch vụ trực tuyến, tra cứu, tìm kiếm
dữ liệu
Thiết kế chi tiết của hạng mục phát triển phần mềm được thuyết minh chi
tiết trong quyển thiết kế chi tiết và dự toán cho hạng mục phát triển phần mềm.
2.3.4. Xây dựng hệ thống thử nghiệm tại hai cấp Trung ương và địa
phương
Dự án có hai hạng mục thử nghiệm :
- Thử nghiệm tại Trung ương : Hạng mục thử nghiệm đồng bộ dữ liệu
được thực hiện ở 02 cấp: Từ các cơ sở dữ liệu thành phần của các đơn vị quản
lý dữ liệu lên các cơ sở dữ liệu thành phần tại các đơn vị đầu mối thông tin của
từng lĩnh vực; từ các cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực lên cơ sở dữ liệu tài nguyên
và môi trường quốc gia và thử nghiệm về đồng bộ dữ liệu từ cấp địa phương (Sở
Tài nguyên và Môi trường) lên cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực.
- Thử nghiệm tại địa phương : bao gồm các hạng mục thử nghiệm
về giải pháp công nghệ (khác nhau đối với các địa phương thử nghiệm), nhập dữ
liệu mẫu (khác nhau về lĩnh vực đối với các địa phương thử nghiệm), đồng bộ
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án

27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
dữ liệu giữa các cấp tại địa phương, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
2.4. Thiết kế kỹ thuật hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu
Hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm các hạng mục thành
phần sau :
- Xây dựng danh mục dữ liệu : bao gồm xây dựng danh mục dữ
liệu tài nguyên và môi trường quốc gia, xây dựng danh mục dữ liệu cho từng
lĩnh vực (7 lĩnh vực quản lý nhà nước và ảnh viễn thám)
- Xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu : bao gồm 10 hạng mục thành
phần. Trong đó có 7 hạng mục cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực, hạng mục xây
dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý dùng chung, hạng mục xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh
viễn thám dùng chung và hạng mục tích hợp dữ liệu, phân phối thông tin
Hạng mục này xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu cho từng lĩnh vực. Tùy
thuộc vào hiện trạng dữ liệu, các phương án thi công như sau :
Đối với các dữ liệu đã đưa vào cơ sở dữ liệu dạng số và không cập nhật
theo thời gian, phương án là chuẩn hóa lại mô hình dữ liệu theo quy định chung
và sử dụng các phần mềm thương mại hoặc phần mềm nội bộ để chuyển đổi dữ
liệu một lần vào cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Đối với các dữ liệu đã có ở dạng số nhưng chưa được đưa vào cơ sở dữ
liệu, không cập nhật theo thời gian, phương án là thiết kế mô hình dữ liệu, sử
dụng các phần mềm nội bộ để chuyển đổi một lần các dữ liệu với nhiều khuôn
dạng khác nhau vào cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Đối với các dữ liệu đã có ở dạng cơ sở dữ liệu, được cập nhật theo thời
gian, đang hoặc sẽ sử dụng các ứng dụng cập nhật dữ liệu chuyên ngành,
phương án là sử dụng các phần mềm nội bộ để chuyển đổi dữ liệu định kỳ (với
tần suất phụ thuộc vào tiến độ cập nhật dữ liệu cho từng bộ dữ liệu) từ cơ sở dữ
liệu đã có vào cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Đối với các dữ liệu chưa có ở dạng số, phương án là thiết kế mô hình
dữ liệu, xây dựng các ứng dụng cập nhật dữ liệu hoặc sử dụng các phần mềm

thương mại (ví dụ như các phần mềm quản lý dữ liệu quét) để số hóa các dữ liệu
đưa vào cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Quy trình tạo lập dữ liệu tuân thủ theo thông tư 30/2009/TT-BTNMT.
Một số bước do có yêu cầu đặc thù ngành sẽ theo quy định của từng chuyên
ngành. Quy trình tạo lập dữ liệu được quy định cho từng bộ dữ liệu và được
thuyết minh trong từng quyển thuyết minh chi tiết.
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
2.4.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý
Cơ sở dữ liệu nền địa lý dùng chung cho toàn bộ dự án là yếu tố quan
trọng để các dữ liệu từ các chuyên ngành có thể được tích hợp với nhau. Trên cơ
sở khảo sát hiện trạng dữ liệu nền địa lý đang được quản lý tại Cục Đo đạc và
Bản đồ Việt Nam và Cục Công nghệ thông tin, danh mục tỷ lệ cho cơ sở dữ liệu
nền địa lý đã được xác định với một số đặc điểm chính sau :
- Cơ sở dữ liệu nền địa lý sử dụng chung cho dự án được thành
lập từ các nguồn dữ liệu mới nhất của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và Cục
Công nghệ thông tin, có cập nhật một số yếu tố có sự thay đổi lớn ngoài thực địa
- Tất cả các đơn vị khi xây dựng cơ sở dữ liệu không gian trong dự
án bắt buộc phải sử dụng nền địa lý đã được cung cấp để xây dựng lớp dữ liệu
chuyên đề. Tùy thuộc vào mức độ chi tiết của dữ liệu mà chọn lựa tỷ lệ nền phù
hợp
- Tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý phải phù hợp với tiến
độ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu các lĩnh vực của dự án
- Dữ liệu nền địa lý được xây dựng theo tiêu chuẩn do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành, trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn cho một
tỷ lệ thì Cục Công nghệ thông tin thỏa thuận với Cục Đo đạc và Bản đồ Việt
Nam sử dụng các quy định tạm thời cho các dữ liệu của dự án
Danh mục các tỷ lệ cho cơ sở dữ liệu nền địa lý như sau :
STT Tỷ lệ Nguồn dữ liệu

1 1:50.000
Cơ sở dữ liệu nền địa hình tỷ lệ 1:50.000 (Sản phẩm của dự án “Xây
dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường Quốc gia” do
Trung tâm Thông tin nay là Cục Công nghệ thông tin thực hiện)
Cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:10.000 (Sản phẩm của dự
án “Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1:10.000 gắn
với mô hình số độ cao phủ trùm cả nước” do Cục Đo đạc và Bản đồ
Việt Nam thực hiện)
21 mảnh bản đồ địa hình dạng số tỷ lệ 1:50.000 mới hiện chỉnh (giai
đoạn 2006-2010)
Số liệu mới về ranh giới hành chính và giao thông đến năm 2010
2 1:25.000
Dự án “Thành lập CSDL Nền địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình
số độ cao phủ trùm cả nước”
Dự án “Thành lập CSDL Nền địa lý ở tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu
vực đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm” (chỉ sử dụng tỷ
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
lệ 1/5.000)
3 1:10.000
Dự án “Thành lập CSDL Nền địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình
số độ cao phủ trùm cả nước”
Dự án “Thành lập CSDL Nền địa lý ở tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu
vực đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm” (xây dựng trên
cơ sở các khu vực không đo vẽ trực tiếp tỷ lệ 1:10.000)
4 1:5.000
Dự án “Thành lập CSDL Nền địa lý ở tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu
vực đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm” (xây dựng trên
cơ sở các khu vực không đo vẽ trực tiếp tỷ lệ 1:10.000)

Riêng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long xây dựng tỷ lệ 1:5.000
trên cơ sở 1:2.000
5 1:2.000
Dự án “Thành lập CSDL Nền địa lý ở tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu
vực đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm” (không tính
kinh phí xây dựng)
Như vậy, nền địa lý phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài
nguyên và môi trường có 5 tỷ lệ, sử dụng kết quả của 2 dự án Chính phủ do
Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam làm chủ đầu tư và 1 dự án của Cục Công nghệ
thông tin.
2.4.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ
Tại giai đoạn này của dự án, danh mục các bộ dữ liệu được đưa vào cơ sở
dữ liệu như sau :
STT Tên cơ sở dữ liệu thành phần
1
CSDL thông tin về dữ liệu đo đạc và bản đồ (thông tin về các loại bản đồ, ảnh
viễn thám, điểm trắc địa)
2 CSDL địa danh hành chính Việt Nam
3 CSDL địa danh Quốc tế
4 CSDL địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn các yếu tố kinh tế, xã hội Việt Nam
5 CSDL tác nghiệp đo đạc và bản đồ
6 CSDL trọng lực
Thuyết minh phương án thi công và quy trình thực hiện chi tiết trong
quyển thiết kế kỹ thuật – dự toán hạng mục cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ.
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
2.4.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Tại giai đoạn này của dự án, danh mục các cơ sở dữ liệu thành phần được
đưa vào cơ sở dữ liệu như sau :

STT Tên cơ sở dữ liệu thành phần
I Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê
1 CSDL Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 cả nước
2 CSDL Bản đồ hiện trạng đất chưa sử dụng năm 2000 cả nước
3 CSDL Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 cả nước
4
CSDL Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của 03 vùng kinh tế trọng
điểm (Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam)
5 CSDL Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 cả nước
6 CSDL Bản đồ HTSDĐ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2010
Số liệu kiểm kê đất đai 2010 (không tính kinh phí vì đã có ở dạng cơ sở dữ
liệu)
II Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
7 CSDL Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 cả nước
8 CSDL Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của 08 vùng
9
CSDL Bản đồ QHSDĐ năm 2010 của 03 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ,
Phía Nam, Miền Trung
10 Bản đồ QHSDĐ đến năm 2010 của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
11 CSDL Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2020
12
CSDL Bản đồ QHSDĐ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến năm
2020
III Cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
13 Bản đồ địa chính 9 tỉnh VLAP
14
Sơ đồ vị trí các thửa đất thuộc Dự án Kiểm kê quỹ đất của các tổ chức được
nhà nước giao đất cho thuê đất
IV Cơ sở dữ liệu giá đất và phát triển quỹ đất
15 CSDL Bản đồ giá đất của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011

Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
Thuyết minh phương án thi công và quy trình thực hiện chi tiết trong
quyển thiết kế kỹ thuật – dự toán hạng mục cơ sở dữ liệu đất đai.
2.4.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường
Tại giai đoạn này của dự án, danh mục các cơ sở dữ liệu thành phần được
đưa vào cơ sở dữ liệu như sau :
STT Tên cơ sở dữ liệu thành phần
1
Các lớp thông tin môi trường trong CSDL các khu vực nhạy cảm thuộc CSDL
môi truờng biển tỷ lệ 1:100.000 thành lập năm 2007
2
Các lớp thông tin khu vực nhạy cảm thuộc CSDL môi trường biển được cập
nhật theo ảnh viễn thám mới và các tư liệu, tài liệu khác (2008-2009)
3
Các lớp thông tin khu vực nhạy cảm thuộc CSDL môi trường biển được cập
nhật theo ảnh viễn thám mới và các tư liệu, tài liệu khác (2008-2009)
4
Các lớp thông tin bản đồ hiện trạng HST biển điển hình (rạn san hô, rừng ngập
mặn, thảm cỏ biển) vùng biển Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 thực hiện năm 2009-
2011
5
Các lớp thông tin bản đồ hiện trạng HST biển điển hình (rạn san hô, rừng
ngập mặn, thảm cỏ biển) cho 14 vùng biển Việt Nam năm 2009-2010 các tỷ lệ
1:100.000
6
Các lớp thông tin bản đồ hiện trạng HST biển điển hình (rạn san hô, rừng
ngập mặn, thảm cỏ biển) cho 14 vùng biển Việt Nam năm 2009-2010 các tỷ lệ
1:50.000

7
Các lớp thông tin bản đồ hiện trạng HST biển điển hình (rạn san hô, rừng
ngập mặn, thảm cỏ biển) cho 14 vùng biển Việt Nam năm 2009-2010 các tỷ lệ
1:25.000
8
Các lớp thông tin bản đồ suy thoái HST biển điển hình (rạn san hô, rừng ngập
mặn, thảm cỏ biển) cho 14 vùng biển Việt Nam năm 2009-2010 tỷ lệ 1:100.000
9
Các lớp thông tin bản đồ suy thoái HST biển điển hình (rạn san hô, rừng ngập
mặn, thảm cỏ biển) cho 14 vùng biển Việt Nam năm 2009-2010 tỷ lệ 1:50.000
10
Các lớp thông tin bản đồ suy thoái HST biển điển hình (rạn san hô, rừng ngập
mặn, thảm cỏ biển) cho 14 vùng biển Việt Nam năm 2009-2010 tỷ lệ 1:25.000
11
Cập nhật các lớp thông tin bản đồ môi trường trong CSDL GIS phục vụ
QLTHĐB vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ (14 tỉnh) tỷ lệ 1:50.000
(thời gian dữ liệu 2011-2014)
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
12
Các lớp thông tin bản đồ hiện trạng đất ngập nước huyện đảo Phú Quốc tỷ lệ
1:25.000 năm 1996, 2001, 2006
13
Hiện trạng đất ngập nước huyện đảo Phú Quốc tỷ lệ 1:25.000 năm 2010 (cập
nhật DL theo ảnh viễn thám mới)
14
Các lớp thông tin bản đồ biến động đất ngập nước huyện đảo Phú Quốc tỷ lệ
1:25.000 2 thời kỳ và 3 thời kỳ: 1996-2001, 2001-2006, 1996-2006 và 1996-
2001-2006

15
Biến động đất ngập nước huyện đảo Phú Quốc tỷ lệ 1:25.000 thời kỳ 2006-
2010 và 1996-2001-2006-2010 (làm thêm biến động từ DL cũ đến năm 2010)
16
Hiện trạng vùng bờ nước huyện đảo Phú Quốc tỷ lệ 1:25.000 năm 1996, 2001,
2006
17
Biến động vùng bờ nước huyện đảo Phú Quốc tỷ lệ 1:25.000 2 thời kỳ và 3
thời kỳ (1996-2001, 2001-2006, 1996-2006 và 1996-2001-2006)
18
Cập nhật lớp thông tin bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng huyện đảo Phú Quốc tỷ
lệ 1:25.000 năm 2010 (cập nhật theo ảnh viễn thám mới)
19
Lớp thông tin biến động lớp phủ rừng huyện đảo Phú Quốc tỷ lệ 1:25.000 thời
kỳ 2006-2010 và 1996-2001-2006-2010 (làm thêm biến động từ DL cũ đến
năm 2010)
20 Lớp bản đồ vị trí và thông số các điểm quan trắc môi trường nước LVS Cầu
21
Lớp bản đồ vị trí và thông số các điểm quan trắc môi trường nước LVS Nhuệ -
Đáy
22
Lớp bản đồ vị trí và thông số các điểm quan trắc môi trường nước LVS Đồng
Nai
23
Lớp bản đồ vị trí và thông số các điểm quan trắc môi trường các vùng trọng
điểm
24 Lớp bản đồ nhạy cảm môi trường TP. Hải Phòng tỷ lệ 1:50.000
25 Các lớp thông tin bản đồ hiện trạng về BVMT huyện Côn Đảo tỷ lệ 1:25.000
26
Các lớp thông tin bản đồ biến động về MT huyện Côn Đảo 3 thời kỳ (1996-

2000-2006) tỷ lệ 1:25.000
27
Bản đồ phục vụ QHMT vùng KTTĐ phía Nam tỷ lệ 1:250.000 phục vụ BVMT
đáp ứng quy hoạch, khai thác và sử dụng TN
28 Các lớp thông tin bản đồ MT LVS Nhuệ-Đáy (6 tỉnh)
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
29 Các lớp thông tin bản đồ MT LVS Cầu (6 tỉnh)
30 Các lớp thông tin bản đồ MT LVS Đồng Nai (12 tỉnh)
31
Cập nhật các lớp thông tin bản đồ về MT LVS Nhuệ-Đáy năm 2010 tỷ lệ
1:100.000 (6 tỉnh)
32
Cập nhật các lớp thông tin bản đồ về MT LVS Cầu năm 2010 tỷ lệ 1:100.000
(6 tỉnh)
33
Cập nhật các lớp thông tin bản đồ về MT LVS Đồng Nai năm 2010 tỷ lệ
1:100.000 (12 tỉnh)
34
Bản đồ hiện trạng mặt nước sông hồ vùng ĐB sông Hồng tỷ lệ 1:50.000 các
năm 1995, 1999, 2003
35
Bản đồ biến động mặt nước sông hồ vùng ĐB sông Hồng tỷ lệ 1:50.000 thời kỳ
1995-1999-2003
36
Nhóm bảng thông tin danh mục Dự án các cấp TCMT đã thực hiện trong 10
năm lại đây (từ 1995 đến nay)
37
Kết quả điều tra, thống kê, phân loại nguồn thải, tải lượng nước thải từ các

thành phần Hà Nội, Hải phòng và Thành phố Hồ Chí Minh
38
Nhóm bảng thông tin chi tiết về điều tra, khảo sát các hệ sinh thái đặc thù đang
bị suy thoái của Việt Nam
39
Nhóm bảng tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra các cơ sở hành nghề vận
chuyển và xử lý chất thải nguy hại
40
Nhóm bảng tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng thuộc ngành công nghiệp
41
Nhóm bảng tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng thuộc ngành công nghiệp
42
Nhóm bảng danh mục dự án đã tiến hành ĐMC, ĐTM, ĐTM bổ sung, thông
tin liên quan đến lập, bảo vệ ĐTM
43
Nhóm bảng thông tin đánh giá, nhận xét tổng hợp về hiện trạng môi trường địa
phương (cấp tỉnh) (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất, chất thải rắn, hóa
chất) 3 năm gần nhất
44
Nhóm bảng thông tin đánh giá, nhận xét tổng hợp về hiện trạng môi trường địa
phương (cấp tỉnh) (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất, chất thải rắn, hóa
chất) 3 năm gần nhất
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
45 Mạng lưới vị trí phân bố cơ quan về QTMT toàn quốc
2.4.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước
Tại giai đoạn này của dự án, danh mục các cơ sở dữ liệu thành phần được

đưa vào cơ sở dữ liệu như sau :
STT Tên cơ sở dữ liệu thành phần
1 CSDL báo cáo điều tra nguồn nước và điều tra thành lập bản đồ địa chất thủy văn
2 CSDL bản đồ, sơ đồ, thiết đồ địa chất thủy văn
Thuyết minh phương án thi công và quy trình thực hiện chi tiết trong
quyển thiết kế kỹ thuật – dự toán hạng mục cơ sở dữ liệu tài nguyên nước.
2.4.6 Xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu viễn thám
Tại giai đoạn này của dự án, danh mục các cơ sở dữ liệu thành phần được
đưa vào cơ sở dữ liệu như sau :
STT Tên cơ sở dữ liệu thành phần
1 Cảnh ảnh vệ tinh SPOT2 1996 – 1998
2 Cảnh ảnh vệ tinh Landsat 2000-2002
3 Cảnh ảnh vệ tinh SPOT5 2003 – 2006 toàn quốc
4 Cảnh ảnh vệ tinh SPOT5 2007 – 2010
5 Sơ đồ cảnh ảnh vệ tinh SPOT2 1996 – 1998
6 Sơ đồ cảnh ảnh vệ tinh Landsat 2000-2002
7 Sơ đồ cảnh ảnh vệ tinh SPOT5 2003 – 2006 toàn quốc
8 Sơ đồ cảnh ảnh vệ tinh SPOT5 2007 – 2010
9 Bản đồ nền lớp ranh giới Việt Nam
Thuyết minh phương án thi công và quy trình thực hiện chi tiết trong
quyển thiết kế kỹ thuật – dự toán hạng mục cơ sở dữ liệu viễn thám.
2.4.7 Xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
Tại giai đoạn này của dự án, danh mục các cơ sở dữ liệu thành phần được
đưa vào cơ sở dữ liệu như sau :
STT Tên cơ sở dữ liệu thành phần
1
Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chất khoáng sản các tỉ lệ 1:1.000.000, 1/500.000, 1/

200.000
2 Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1/50.000
3 Cơ sở dữ liệu Mỏ điểm quặng
4 Cơ sở dữ liệu Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản
5
Cơ sở dữ liệu Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản
6 Cơ sở dữ liệu Quản lý giấy phép hoạt động khoáng sản
Thuyết minh phương án thi công và quy trình thực hiện chi tiết trong
quyển thiết kế kỹ thuật – dự toán hạng mục cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản.
2.4.8 Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
Tại giai đoạn này của dự án, danh mục các cơ sở dữ liệu thành phần khí
tượng thủy văn được đưa vào cơ sở dữ liệu như sau :
STT Tên cơ sở dữ liệu thành phần
1 Cơ sở dữ liệu Khí tượng bề mặt
2 Cơ sở dữ liệu Mưa
3 Cơ sở dữ liệu Khí tượng hải văn
4 Cơ sở dữ liệu Khí tượng cao không
5 Cơ sở dữ liệu Hồ sơ kỹ thuật trạm
6 Cơ sở dữ liệu Môi trường
7 Cơ sở dữ liệu Thuỷ văn
Tại giai đoạn này của dự án, danh mục các cơ sở dữ liệu thành phần biến
đổi khí hậu được đưa vào cơ sở dữ liệu như sau :
STT Tên cơ sở dữ liệu thành phần
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
1
Kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro thiên tai ở VN (khu
vực thí điểm Thừa Thiên – Huế)

2
Tác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH) lên Tài nguyên nước (TNN) và các
biện pháp thích ứng
3
Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sông Hương và chính sách thích
nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
4
Lợi ích của thích nghi với biến đổi khí hậu từ các nhà máy thuỷ điện vừa và
nhỏ, đồng bộ với phát triển nông thôn
5
Bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung bộ và Tây
Nguyên
6 Tài nguyên và khả năng khai thác năng lượng gió trên lãnh thổ Việt Nam
7 Kịch bản Biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng
8 Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu 2010
9 Cơ sở dữ liệu về thiên tai khí hậu
10 Cơ sở dữ liệu về kiểm kê khí nhà kính
11 Cơ sở dữ liệu các chương trình, dự án về biến đổi khí hậu
12 Cơ sở dữ liệu về truyền thông, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu
Thuyết minh phương án thi công và quy trình thực hiện chi tiết trong
quyển thiết kế kỹ thuật – dự toán hạng mục cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và
biến đối khí hậu.
2.4.9 Xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu biển và hải đảo
Đối với cơ sở dữ liệu biển và hải đảo sẽ đưa toàn bộ sản phẩm cơ sở dữ
liệu của đề án 47 vào cơ sở dữ liệu chuyên ngành biển và hải đảo không tính
kinh phí trong dự án này.Tại giai đoạn này của dự án, danh mục các cơ sở dữ
liệu thành phần ngoài các sản phẩm của đề án 47 được đưa vào cơ sở dữ liệu
như sau :
STT Tên cơ sở dữ liệu thành phần
1 Bản đồ khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tỷ lệ 1:25.000 và 1:1.000.000

2 Hải đồ các đảo Việt Nam tỷ lệ 1:10.000, 1: 25.000, 1: 250.000 và 1:1.000.000
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
3 Cơ sở dữ liệu vũng vịnh Việt Nam
Cơ sở dữ liệu bản đồ bản đồ đặc trưng hình thái các vũng vịnh, tỷ lệ 1:50.000
Cơ sở dữ liệu bản đồ vị trí nguồn xả thải tại các vũng vịnh ven biển, thành
phần hóa học các chất xả thải, một số chỉ tiêu phân tích môi trường nước tại
các vũng vịnh, tỷ lệ 1:50.000
Cơ sở dữ liệu bản đồ phân bố nhiệt độ và độ muối (tầng nước mặt và tầng đáy)
các vũng vịnh theo mùa
Thuyết minh phương án thi công và quy trình thực hiện chi tiết trong
quyển thiết kế kỹ thuật – dự toán hạng mục cơ sở dữ liệu biển và hải đảo.
2.4.10 Tích hợp dữ liệu và phân phối thông tin
Hạng mục tích hợp cơ sở dữ liệu thành phần, xây dựng cơ sở dữ liệu tài
nguyên môi trường quốc gia bao gồm các nội dung công việc sau :
STT Hạng mục Nội dung thực hiện
1
Xây dựng hệ thống
bảng mã dữ liệu
Xây dựng bảng mã đối tượng dữ liệu không gian
và phi không gian nhằm mục đích phân biệt, tránh
trùng lặp giữa các đối tượng dữ liệu trong toàn
bộ hệ thống CSDL Quốc gia về tài nguyên và môi
trường, là cơ sở quan trọng trong việc tích hợp dữ
liệu.
2
Phân tích thông tin và
quy định nội dung dữ
liệu cơ sở dữ liệu Quốc

gia về tài nguyên và
môi trường
Xác định các đối tượng dữ liệu có nội dung phù hợp,
đáp ứng được Tiêu chuẩn dữ liệu tích hợp vào Cơ sở
dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường
Xác định, lựa chọn các thông tin thuộc tính của từng
đối tượng dữ liệu theo tiêu chuẩn;
Xác định mối quan hệ, ràng buộc dữ liệu giữa các
đối tượng, thuộc tính dữ liệu trong cùng một lĩnh
vực thành phần, giữa các đối tượng, thuộc tính trong
các lĩnh vực thành phần khác nhau
3
Kiểm tra và tích hợp dữ
liệu
Kiểm tra các nhóm đối tượng dữ liệu được trích xuất
từ Cơ sở dữ liệu thành phần.
Kiểm tra các ràng buộc nhằm bảo toàn dữ liệu đồ
họa và chi tiết các luật topology được áp dụng…
Kiểm tra bước chuẩn hóa về hệ tọa độ và phông chữ
theo thiết kế đã thống nhất cho tất cả các cơ sở dữ
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài nguyên và môi trường
liệu thành phần… Bổ sung, thu thập những dữ liệu
còn thiếu thông tin
Kiểm tra mã gán cho từng đối tượng dữ liệu theo
“Quy tắc gán mã trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài
nguyên và môi trường”
4
Bảo trì cơ sở dữ liệu

tích hợp tại Cục CNTT
Sao lưu dữ liệu định kỳ theo thời gian quy định hoặc
theo tần suất khai thác.
Khôi phục dữ liệu khi có sự cố xảy ra.
Hạng mục biên tập và phát hành danh mục dữ liệu tài nguyên và môi
trường bao gồm các nội dung công việc sau :
STT Hạng mục Nội dung thực hiện
1
Biên tập, in, đóng quyển danh
mục dữ liệu
Phát hành dưới dạng bản in danh mục dữ
liệu tài nguyên và môi trường
2
Ghi, in nhãn, đóng gói và phát
hành CD danh mục dữ liệu
Phát hành dưới dạng CD danh mục dữ
liệu tài nguyên và môi trường
Thuyết minh phương án thi công và quy trình thực hiện chi tiết trong
quyển thiết kế kỹ thuật – dự toán hạng mục tích hợp dữ liệu và phân phối thông
tin.
Thiết kế kỹ thuật cho toàn bộ dự án
27

×