Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Quy chế quản lí và sử dụng tài liệu mật trong ngành dầu khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.42 KB, 19 trang )

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________ ________________________
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU MẬT
TRONG NGÀNH DẦU KHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6828/QĐ-DKVN ngày 07 tháng 9 năm 2009
của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1. Quy chế này quy định việc soạn thảo, sao chụp, in ấn, giao nhận, lưu giữ,
thống kê, sử dụng, bảo quản, tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước (sau đây gọi
chung là quản lý và sử dụng tài liệu mật) trong Cơ quan Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(DKVN) và các đơn vị trong Tập đoàn DKVN.
1.2. Quy chế này áp dụng đối với Cơ quan Tập đoàn, các đơn vị thành viên/trực
thuộc Tập đoàn, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến bí mật Nhà
nước trong ngành Dầu khí.
Điều 2. Trách nhiệm, quyền hạn
2.1. Tổng giám đốc Tập đoàn là người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong
việc quản lý và sử dụng tài liệu mật trong ngành Dầu khí.
2.2. Mọi cán bộ, công nhân viên (CBCNV) trong Cơ quan Tập đoàn/đơn vị, mọi tổ
chức/cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến bí mật Nhà nước ngành Dầu khí có
trách nhiệm tuân thủ chặt chẽ nội dung Quy chế này.
2.3. Việc công bố, chuyển giao tài liệu mật của Tập đoàn/đơn vị cho mọi tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước phải đảm bảo chính xác, nhất quán qua kênh thẩm định cuối
cùng là Ban Bảo mật Tập đoàn trước khi trình Tổng Giám đốc Tập đoàn quyết định.
Điều 3. Thời hạn bảo mật.
Thời gian yêu cầu bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu mật trong ngành Dầu khí bao
gồm: Bí mật không thời hạn, bí mật có thời hạn tuỳ theo tính chất quan trọng và đặc tính
sử dụng của tài liệu. Tài liệu mật đã hết thời hạn bảo mật (đối với loại tài liệu mật có thời


hạn) hoặc tài liệu mật đã được công bố thì khi sử dụng, bảo quản không phải tuân thủ các
quy định của Quy chế này.
Điều 4. Tổ chức thực hiện công tác bảo mật
4.1. Tổ chức công tác bảo mật được thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn Tập
đoàn. Tập đoàn, các đơn vị thành viên/trực thuộc Tập đoàn phải thành lập Ban Bảo mật.
Ban Bảo mật Tập đoàn/đơn vị do một Lãnh đạo Tập đoàn/Đơn vị làm Trưởng ban.
4.2. Ban Bảo mật Tập đoàn/đơn vị có nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc Tập đoàn/Thủ trưởng đơn vị về công tác bảo mật.
- Tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước và của Tập đoàn về bảo mật.
1
- Kiểm tra, giám sát việc thu nộp, chuyển giao, sử dụng và bảo quản tài liệu mật.
- Xem xét việc xuất tài liệu mật, mẫu vật ra nước ngoài hoặc cung cấp cho các tổ
chức, cá nhân ngoài Tập đoàn.
- Xem xét, đề nghị việc thay đổi độ mật, giải mật, thanh lý và tiêu hủy tài liệu mật
- Kiểm tra việc thực hiện công tác bảo mật của Cơ quan Tập đoàn/đơn vị.
- Xây dựng nội quy, quy định của Tập đoàn/đơn vị về công tác bảo mật và đề xuất
xử lý các vi phạm.
CHƯƠNG II
PHÂN LOẠI TÀI LIỆU MẬT NGÀNH DẦU KHÍ
Ðiều 5: Cơ sở phân loại
5.1. Tài liệu cấp độ “Tuyệt mật” và “Tối mật” được phân loại căn cứ Quyết định số
106/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định Danh mục
bí mật Nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật trong trong ngành Công thương.
5.2. Tài liệu cấp độ “Mật” được phân loại căn cứ Quyết định số 1534/2008 /QĐ-
BCA(A11) ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc quy định Danh mục bí mật
Nhà nước độ Mật trong trong ngành Công thương.
Ðiều 6: Tài liệu Tuyệt mật
6.1. Công văn, tài liệu có đóng dấu “Tuyệt mật” do các cơ quan quản lý của Đảng
và Nhà nước chuyển đến.
6.2. Thông tin, tài liệu về chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành

Dầu khí liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng chưa công bố hoặc
không công bố.
Ðiều 7: Tài liệu Tối mật
7.1. Công văn, tài liệu có đóng dấu “Tối mật” do các cơ quan quản lý của Đảng và
Nhà nước chuyển đến.
7.2. Kế hoạch, biện pháp hoạt động liên quan trực tiếp đến chiến lược an ninh,
quốc phòng hoặc kinh tế biển quốc gia.
7.3. Phương án đàm phán, quá trình đàm phán các hợp đồng kinh tế, các đề án lớn
mang tính chiến lược đã được phê duyệt.
7.4. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác thương mại liên quan đến
chính sách thị trường, mặt hàng trọng điểm của ngành Dầu khí chưa công bố.
7.5. Văn bản của Tập đoàn gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý
Nhà nước xin ý kiến chỉ đạo về chính sách thương mại chưa công bố.
7.6. Ý kiến, văn bản chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước về phương án chuẩn
bị đàm phán; tài liệu phục vụ đàm phán để ký kết các thỏa thuận, các hợp đồng kinh tế lớn
của Tập đoàn; các giải pháp xử lý tranh chấp, khiếu kiện thương mại giữa Tập đoàn với
các tổ chức quốc tế chưa công bố hoặc không công bố.
7.7. Trữ lượng các mỏ dầu - khí; tài liệu đánh giá tiềm năng dầu - khí ở thềm lục
địa và các vùng đặc quyền kinh tế chưa công bố hoặc không công bố.
Điều 8. Tài liệu Mật
8.1. Công văn, tài liệu có đóng dấu “Mật” do các cơ quan quản lý Đảng và Nhà
nước chuyển đến.
2
8.2. Chiến lược phát triển; quy hoạch các dự án phát triển đã được các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt và các giải pháp bảo đảm thực hiện chưa công bố.
8.3. Kết quả những công trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước chưa công
bố; báo cáo về quy trình công nghệ cấp ngành; các phát minh, sáng kiến, sáng chế và bí
quyết nghề nghiệp có giá trị chưa công bố hoặc chưa đăng ký Sở hữu trí tuệ tại cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.
8.4. Tin, hồ sơ, tài liệu về đấu thầu, xét thầu các dự án đầu tư đang trong quá trình

xem xét chưa công bố.
8.5. Tài liệu thiết kế, xây dựng các công trình trọng điểm đã được phê duyệt chưa
công bố.
8.6. Phương án, kế hoạch bảo vệ an ninh, an toàn các công trình trọng điểm.
8.7. Tin, tài liệu về việc đầu tư tìm kiếm - thăm dò - khai thác dầu khí chưa công
bố; tin, tài liệu về chọn đối tác; quá trình đàm phán; kết quả đàm phán và nội dung các
Hợp đồng dầu khí; nội dung các thỏa thuận thương mại có được trong quá trình triển khai
Hợp đồng dầu khí đã ký kết với các đối tác trong và ngoài nước chưa công bố.
8.8. Tài liệu kinh tế - khoa học - kỹ thuật do các đối tác nước ngoài chuyển giao
cho Tập đoàn mà theo yêu cầu của Bên giao không được tiết lộ cho Bên thứ ba.
8.9. Các báo cáo tổng kết về kết quả nghiên cứu, kết quả thực hiện từng giai đoạn
và ngân sách tài chính của mỗi giai đoạn tương ứng của các hợp đồng dầu khí, kết quả
hoạt động tìm kiếm - thăm dò và đánh giá tiềm năng dầu khí của lô hợp đồng chưa công
bố.
8.10. Tài liệu, mẫu vật nguyên thủy thu thập được từ các giếng khoan tìm kiếm -
thăm dò, các giếng khoan thẩm lượng đang thi công chưa công bố; chương trình thẩm
lượng mỏ tương ứng với từng hợp đồng dầu khí chưa công bố; báo cáo về trữ lượng mỏ và
phương án đầu tư chiều sâu cho công tác phát triển và khai thác mỏ dầu khí chưa công bố;
danh mục các lô thuộc diện khuyến khích đầu tư dầu khí tại thềm lục địa chưa công bố.
8.11. Tin, tài liệu về đầu tư, xây dựng, quy trình công nghệ, quá trình vận hành và
tài liệu về kết quả phân tích thí nghiệm của các công trình lọc hóa dầu chưa công bố.
8.12. Phương án chỉ đạo về giá, điều chỉnh giá sản phẩm lọc, hóa dầu đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chưa công bố.
8.13. Kế hoạch và biện pháp điều hành xuất, nhập khẩu sản phẩm dầu khí nhằm
bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường trong nước đã được phê duyệt chưa công
bố.
8.14. Tin, tài liệu về giao dịch thương mại với các đối tác nước ngoài, về hoạt động
của các Văn phòng đại diện các tổ chức kinh tế nước ngoài liên quan tại Việt Nam chưa
công bố.
8.15. Tin tức thu thập được từ nước ngoài và các đối tác chưa công bố hoặc không

công bố.
8.16. Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch, phương án
kiểm tra vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh
chưa công bố.
3
8.17. Tin, tài liệu về các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước liên quan đến hoạt
động dầu khí có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam đang trong quá trình theo dõi, điều
tra.
8.18. Tài liệu thiết kế kỹ thuật mạng máy điện toán nội bộ; mã khóa, mật khẩu, các
quy ước về đảm bảo an ninh mạng máy điện toán nội bộ của Tập đoàn/đơn vị.
8.19. Hồ sơ, tài liệu, kết quả thanh tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đang
trong giai đoạn kiểm tra, xác minh hoặc đã kết luận nhưng chưa công bố.
8.20. Phương án tổ chức bộ máy, điều chuyển, sắp xếp và quy hoạch cán bộ; Hồ sơ
cán bộ và quy họach cán bộ Lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn.
Điều 9. Hình thức thể hiện.
Tài liệu mật nêu trong Quy chế này là tài liệu được thể hiện trên giấy, phim nhựa,
băng từ, đĩa từ, đĩa CD, VCD, DVD hoặc đĩa ghi số, mẫu vật,...có chứa đựng các thông tin
mật về kinh tế, khoa học - công nghệ, tổ chức, quản lý, chỉ đạo có liên quan đến các hoạt
động dầu khí.
CHƯƠNG III
SOẠN THẢO, IN ẤN, SAO CHỤP, ĐÓNG DẤU TÀI LIỆU MẬT
Điều 10. Soạn thảo, in ấn tài liệu mật
10.1. Việc soạn thảo, in ấn, sao chụp tài liệu mật phải được tổ chức ở nơi đảm bảo
an toàn do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài liệu mật quy định.
10.2. Không được sử dụng máy tính đã nối mạng Internet để soạn thảo, in sao tài
liệu mật. Trường hợp đặc biệt, khi có yêu cầu phải được soạn thảo trên hệ thống thiết bị đã
qua kiểm tra và đủ điều kiện về đảm bảo an toàn, bảo mật.
10.3. Người được giao soạn thảo văn bản có nội dung liên quan đến bí mật Nhà
nước chịu trách nhiệm đề xuất mức độ mật, thời hạn bảo mật của từng tài liệu. Khi trình
lãnh đạo duyệt văn bản phải ghi rõ đề nghị cấp độ mật:

- Đối với Cơ quan Tập đoàn thì đề nghị cấp độ mật được tích hợp trong Phiếu trình
văn bản (theo quy định của Quy chế Văn thư Cơ quan Tập đoàn tại QĐ 5464/QĐ-DKVN
ngày 31/7/2008 của Tổng Giám đốc Tập đoàn DKVN).
- Đối với các đơn vị thành viên/trực thuộc thì đề nghị xác định cấp độ mật theo
mẫu Phiếu xác định độ mật của Quy chế này (Phụ lục số 1: Phiếu xác định độ mật).
10.4. Người duyệt ký văn bản có trách nhiệm quyết định độ mật, số lượng văn bản
cũng như phạm vi ban hành tài liệu.
10.5. Không được đánh máy thừa hoặc in ấn thừa số bản đã quy định. Sau khi đánh
máy, in ấn xong người soạn thảo phải kiểm tra lại và hủy ngay những bản thảo, bản in thử,
bản in hỏng.
Điều 11. Sao chụp tài liệu mật
11.1. Những tài liệu thuộc loại “Tuyệt mật” và “Tối mật” nếu có yêu cầu sao chụp
hoặc chuyển sang dạng tin khác phải được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành tài liệu
gốc đồng ý bằng văn bản và phải ghi rõ số lượng được phép sao chụp hoặc chuyển dạng
tin. Những tài liệu sao chụp hoặc được chuyển dạng tin từ tài liệu gốc này phải được quản
lý, bảo quản như tài liệu gốc.
4
11.2. Những tài liệu thuộc loại “Mật” nếu có yêu cầu sao chụp hoặc chuyển sang
dạng tin khác phải được Thủ trưởng đơn vị quản lý đồng ý bằng văn bản và phải ghi rõ số
lượng được phép sao chụp hoặc chuyển dạng tin. Những tài liệu sao chụp hoặc được
chuyển dạng tin này phải được quản lý, bảo quản như tài liệu gốc.
11.3. Bản sao tài liệu mật dạng băng, đĩa phải được niêm phong, đóng dấu, ghi rõ
họ, tên người sao ở bì niêm phong và phải được quản lý, sử dụng theo chế độ bảo mật như
tài liệu gốc.
Điều 12. Đóng dấu xác định độ mật
12.1. Văn thư Tập đoàn/đơn vị có trách nhiệm đóng dấu xác định độ mật, dấu thu
hồi tài liệu theo phê duyệt của Lãnh đạo Tập đoàn/đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền trên
Phiếu trình văn bản/Phiếu xác định độ mật kèm theo.
12.2. Việc đóng dấu xác định độ mật của tài liệu mật trong Tập đoàn thực hiện theo
các quy định của Nhà nước và pháp luật.

12.3. Tài liệu do các đối tác nước ngoài giao, nộp cho Lưu trữ Tập đoàn theo các
Hợp đồng dầu khí tương ứng, nếu có tài liệu mật theo quy định tại Chương II chưa được
đóng dấu mật thì nơi nhận cần thống kê, báo cáo Tổng Giám đốc Tập đoàn. Nếu Tổng
Giám đốc Tập đoàn đồng ý cho đóng dấu mật cho số tài liệu này thì Lưu trữ Tập đoàn tổ
chức đóng dấu mật theo quy định đồng thời thông báo cho đối tác biết để phối hợp.
CHƯƠNG IV
VẬN CHUYỂN, GIAO NHẬN, TRUYỀN VÀ THU HỒI TÀI LIỆU MẬT
Điều 13. Vận chuyển tài liệu mật
Người được giao vận chuyển tài liệu mật có trách nhiệm bảo đảm tuyệt đối an toàn
tài liệu được giao đến khi bàn giao xong cho người nhận. Không được giao tài liệu mật
cho người không có trách nhiệm trông, giữ hộ. Nếu vận chuyển theo đường bưu điện phải
thực hiện theo quy định hoặc hướng dẫn của ngành Bưu chính viễn thông.
Điều 14. Giao, nhận tài liệu mật
14.1. Việc giao, nhận tài liệu mật trong Tập đoàn/đơn vị phải vào sổ theo dõi riêng,
có ký nhận giữa Bên giao và Bên nhận.
14.2. Tài liệu mật trước khi gửi đi phải vào sổ “Tài liệu mật đi” và phải lập bao bì
trong và ngoài tài liệu mật đúng quy định.
14.3. Tài liệu mật đến phải được vào sổ “Tài liệu mật đến” và chuyển đến người có
trách nhiệm giải quyết.
- Nếu tài liệu mật đến mà bì trong có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì” thì
văn thư vào sổ và chuyển đến người có tên trên bì. Trường hợp người này đi vắng thì
chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết, văn thư không được bóc bì.
- Nếu tài liệu mật đến không đúng thủ tục bảo mật thì văn thư chuyển đến cho
người có trách nhiệm giải quyết đồng thời báo ngay lại nơi gửi để rút kinh nghiệm.
- Nếu tài liệu mật đến có dấu hiệu bị bóc, mở bì hoặc nghi ngờ tài liệu bị tráo đổi,
mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện
pháp xử lý kịp thời.
14.4. Nơi gửi, nơi nhận tài liệu mật phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu nhằm phát hiện
sai sót để kịp thời xử lý.
5

Điều 15. Truyền thông tin, tài liệu mật qua đường viễn thông
15.1. Không được truyền thông tin, tài liệu có nội dung mật qua: Điện thoại (cố
định và di động), máy phát sóng, điện báo, mạng Internet, Intraweb, máy fax thông
thường.
15.2. Khi cần chuyển gấp tài liệu mật phải qua hệ thống cơ yếu Tập đoàn.
15.3. Những nơi ở xa cơ yếu Tập đoàn phải liên hệ và sử dụng cơ yếu của hệ thống
các cơ quan quản lý của Đảng và Nhà nước tại địa phương.
15.4. Các đơn vị có dự án đầu tư ở nước ngoài phải liên hệ và phối hợp với Cơ
quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại để thực hiện giao nhận thông tin, tài liệu mật qua
đường cơ yếu hoặc giao liên ngoại giao.
Điều 16. Thu hồi tài liệu mật
Đối với tài mật đã được đóng dấu “Tài liệu thu hồi” thì bộ phận văn thư hoặc bộ
phận tác nghiệp chuyên môn được giao quản lý tài liệu có trách nhiệm theo dõi, thu hồi để
lưu giữ hoặc trả lại nơi gửi đúng kỳ hạn. Khi nhận cũng như khi trả lại các Bên liên quan
phải kiểm tra, đối chiếu trên sổ theo dõi.
Điều 17. Quản lý tài liệu mật đưa ra hội thảo
Khi phải tổ chức hội thảo, lấy ý kiến về những vấn đề có liên quan đến bí mật Nhà
nước trong ngành Dầu khí, thủ trưởng các đơn vị được giao chủ trì trong Tập đoàn phải
xác định cụ thể phạm vi, đối tượng, số lượng các cơ quan, đơn vị liên quan cần xin ý kiến
hoặc tham khảo ý kiến. Những tài liệu dự thảo đưa ra trong quá trình hội thảo, lấy ý kiến
phải đóng dấu xác định độ mật trước khi gửi đi. Các cơ quan, đơn vị liên quan nhận được
tài liệu phải thực hiện theo đúng các quy định tương ứng với độ mật đã ghi trên tài liệu
nhận được.
CHƯƠNG V
THỐNG KÊ, LƯU TRỮ VÀ BẢO VỆ TÀI LIỆU MẬT
Ðiều 18: Thống kê tài liệu mật
18.1. Văn phòng Tập đoàn/đơn vị có trách nhiệm thống kê, sắp xếp tài liệu mật
theo quy định.
18.2. Chế độ báo cáo, thống kê về công tác bảo mật được thực hiện như sau:
- Báo cáo đột xuất: Các đơn vị phải báo cáo kịp thời về Tập đoàn những vụ việc

đột xuất xảy ra liên quan đến việc quản lý và sử dụng tài liệu mật. Trong báo cáo cần nêu
rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc, các biện pháp đã xử lý, kết quả xử lý và ý kiến đề xuất.
- Báo cáo định kỳ là báo cáo hàng năm của các đơn vị gửi Tập đoàn để báo cáo
toàn diện về tình hình quản lý và sử dụng tài liệu mật tại đơn vị trong 01 năm và phải nêu
rõ những mặt đã làm được, những tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục.
Điều 19. Lưu trữ tài liệu mật
19.1. Tài liệu mật của Tập đoàn và các đơn vị được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ
Dầu khí, lưu trữ tại Cơ quan Tập đoàn và lưu trữ ở các đơn vị thành viên/trực thuộc (sau
đây gọi chung là Lưu trữ Tập đoàn/đơn vị).
19.2. Lưu trữ Tập đoàn/đơn vị có nhiệm vụ thu thập, quản lý, tổ chức việc cất giữ,
bảo quản và phục vụ khai thác các tài liệu mật của Tập đoàn theo đúng các quy định Tập
đoàn, của Nhà nước và pháp luật đồng thời có trách nhiệm:
6
- Không để lộ thông tin về nơi để tài liệu mật, phương án bảo vệ, phòng cháy, chữa
cháy nơi để hồ sơ, tài liệu mật cho những người không có trách nhiệm biết.
- Không cho người không có trách nhiệm vào nơi để hồ sơ, tài liệu mật khi chưa
được người có thẩm quyền cho phép.
- Báo cáo kịp thời cho lãnh đạo đơn vị biết mọi dấu hiệu gây mất an ninh, an toàn
nơi lưu giữ tài liệu mật.
Điều 20. Bảo vệ tài liệu mật
20.1. Tài liệu mật chỉ được phổ biến trong phạm vi những người có trách nhiệm
theo phân công của lãnh đạo Tập đoàn/đơn vị.
20.2. Người được giao tiếp cận, thu thập tài liệu mật không được mang tài liệu ra
khỏi nơi lưu giữ khi chưa được phép của người có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm
bảo quản tài liệu được giao và ký vào Sổ khai thác tài liệu mật tại nơi lưu giữ tài liệu.
20.3. Cán bộ Tập đoàn/đơn vị do yêu cầu công tác phải mang tài liệu mật đi công
tác hoặc mang về nhà riêng phải báo cáo và được phép của Lãnh đạo Tập đoàn/ đơn vị và
có trách nhiệm:
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho tài liệu trên đường đi đồng thời phải có phương
tiện cất giữ an toàn tại nơi ở.

- Bàn giao đầy đủ tài liệu cho bộ phận quản lý sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
20.4. Cán bộ Tập đoàn/đơn vị khi phát hiện thấy mất, hư hỏng tài liệu mật phải báo
cáo ngay với Lãnh đạo Tập đoàn/đơn vị trực tiếp quản lý và cơ quan bảo vệ pháp luật để
có biện pháp xử lý kịp thời.
20.5. Lãnh đạo các đơn vị phải cân nhắc, chọn người có phẩm chất đạo đức tốt, có
tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức bảo vệ bí mật Nhà nước, có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm để đảm nhận công tác liên quan trực tiếp đến bí
mật Nhà nước.
20.6. Trường hợp cần phải có nhiều người cùng tham gia xử lý một tài liệu Tuyệt
mật hoặc Tối mật, người có quyền hoặc được uỷ quyền tiếp cận và xử lý tài liệu này có
trách nhiệm phân công và truyền đạt trực tiếp từng phần nội dung cần xử lý cho từng
người, đồng thời xác định trách nhiệm bảo mật của họ đối với các thông tin được truyền
đạt.
Điều 21. Cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước
Cán bộ, công nhân viên (CBCNV) thuộc Tập đoàn/đơn vị làm công tác có liên
quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước phải làm Cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước bằng văn
bản theo đúng quy định (Phụ lục số 02: Bản cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước) .
CHƯƠNG VI
THỦ TỤC XÉT DUYỆT ĐỂ XUẤT TÀI LIỆU MẬT
CHO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Ðiều 22. Thẩm quyền xét duyệt tài liệu mật
Tài liệu mật (bản gốc, bản sao) thuộc Tập đoàn/đơn vị quản lý, trước khi đưa ra sử
dụng để phục vụ hội thảo, hội nghị, xây dựng dự án, đề tài khoa học ... ở trong nước, nước
ngoài hoặc cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới mọi hình thức
mang theo người, gửi qua bưu điện, gửi qua fax ... đều phải tuân thủ các thủ tục xét duyệt
cần thiết và phải được các cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.
7

×