Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI SEVEN STARS SHIPPING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.39 KB, 64 trang )


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Thương mại và vận tải là hai lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ
với nhau. Vận tải đẩy nhanh quá trình trao đổi, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực
và trên phạm vi thế giới, còn thương mại là điều kiện để vận tải ra đời và phát triển.
Từ năm 2001 đến nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường dịch vụ
vận tải Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao.
Là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu, công ty TNHH giao nhận – vận tải Seven Stars Shipping đã và
đang từng bước củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh của mình để có thể đáp
ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng, cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trong
nền kinh tế thị trường và góp phần phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại của đất
nước.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển ở công ty TNHH dịch vụ – vận tải Seven
Stars Shipping vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả tối ưu. Vậy nguyên nhân là do đâu và
phải có biện pháp khắc phục, rút kinh nghiệm như thế nào. Nhận thức được tầm
quan trọng của hoạt động giao nhận vận tải đối với sự phát triển của nền kinh tế đất
nước nói chung và ở công ty TNHH dịch vụ – vận tải Seven Stars Shipping nói
riêng, qua thời gian thực tập tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại Công ty, em đã hệ
thống hóa lại và vận dụng kiến thức được học trong trường và kiến thức thực tế để
trình bày trong bài báo cáo này.
i
MỤC LỤC
PHẦN 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DV-VT BIỂN BẢY NGÔI SAO 4
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY

4
1.2 HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY


16
1.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN GẦN
ĐÂY 25
1.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI35
PHẦN 2: NHẬN XÉT, Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT SAU QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH DV-VT SEVEN STARS
SHIPPING 37
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING

48
PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI KHOA VÀ NHÀ TRƯỜNG 53
3.1 NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM TIẾP THU TRONG THỜI GIAN THỰC
TẬP TẠI CÔNG TY TNHH DV – VT SEVEN STARS SHIPPING

53
THỰC TẬP LÀ ĐỂ CHO SINH VIÊN ĐƯỢC TIẾP XÚC VỚI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
Ở CÁC TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP LÀ CƠ HỘI ĐỂ CÁC SINH VIÊN HỌC HỎI KINH
NGHIỆM, TRAO DỒI CHO MÌNH NHỮNG KIẾN THỨC THỰC TIỄN ĐỂ BỔ SUNG
THÊM NHỮNG KIẾN THỨC Ở NHÀ TRƯỜNG , GIÚP CHO SINH VIÊN TỰ TIN HƠN
SAU KHI RA TRƯỜNG. SAU THỜI GIAN THỰC TẬP, EM ĐÃ TÍCH LŨY ĐƯỢC
NHIỀU KINH NGHIỆM QUÝ BÁU:

53
3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ
CHÍ MINH, KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH VÀ CÁC BẠN SINH VIÊN.

53
ii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DV-VT: Dịch vụ - vận tải
WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)

ĐVT: Đơn vị tính
XNK: Xuất nhập khẩu
C/O: Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ)
Cont: Container
GDP: Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội)
B/L: Bill of Lading (Vận đơn)
TEU: Twenty-foot Equivalent Units
CIF: Cost, Insurance and Freight
FOB: Free On Board
iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Danh sách ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH Dịch vụ -Vận tải biển
Bảy Ngôi sao 7
Bảng 1.2 Doanh thu và lượng hàng chuyên chở qua các năm 6
Bảng 1.3 Tình hình kim ngạch và tốc độ cung cấp dịch vụ vận tải biển đối với hàng
hóa XNK tại công ty (2010-2012) 28
Bảng 1.4 Tình hình kim ngạch và tốc độ cung cấp dịch vụ vận tải biển theo cơ cấu
dịch vụ (xuất khẩu - nhập khẩu) 29
Bảng 1.5 Cơ cấu thị trường của công ty giai đoạn 2010-2012 30
Bảng 1.6 Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng của Công ty (giai đoạn 2010
-2012) 32
Bảng 1.7 Hiệu quả sử dụng chi phí và lợi nhuận 34
iv
DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH DV-VT Bảy Sao 9
Hình 1.1 Biểu đồ tỷ lệ hàng hóa xuất tới các quốc gia và khu vực năm 2012 36
v
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, Việt Nam đã và đang hòa mình vào

sự phát triển chung của Thế giới. Hoạt động giao thương buôn bán giữa các quốc
gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ và điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu vận
chuyển hàng hóa tăng cao. Có thể thấy vận tải ngày càng đóng vai trò quan trọng
với nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và toàn cầu nói chung. Nó đóng vai trò
như là chiếc cầu nối trung gian thúc đẩy sự phát triển ngoại thương của các quốc
gia.
Nếu thương mại được cho là nhựa sống của kinh tế thế giới thì vận tải được
coi là mạch máu lưu thông những dòng nhựa đó. Vận tải đảm nhận vận chuyển tới
80% khối lượng hàng hóa thương mại trên thế giới. Đối với nước ta, vận tải biển có
một vai trò to lớn không thể phủ nhận được. Những năm qua, đặc biệt từ khi Việt
Nam thực hiện chính sách mở cửa, ngành vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng
của Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, thị trường hàng hải Việt Nam
đang dần dần mở rộng theo nhịp độ chung của xu thế thương mại khu vực và toàn
cầu.
Vận tải biển với ưu điểm vượt trội về cước phí, khả năng chuyên chở lớn
và hệ thống tuyến giao thông biển phủ khắp các châu lục, luôn chiếm ưu thế trong
những năm qua. Tiềm năng phát triển dịch vụ vận tải biển không những tạo điều
kiện thúc đẩy ngoại thương phát triển mà còn trở thành nguồn thu hút ngoại tệ cho
quốc gia.
Nắm bắt được thời cơ đó, Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Seven Stars
Shipping đã bắt tay tham gia vào lĩnh vực thương mại dịch vụ logistics đầy tiềm
năng nhưng cũng đầy thách thức này. Bước đầu thành lập và đi vào hoạt động khiến
cho Công ty gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt: vốn, nhân lực, trang thiết bị,
Marketing
1
Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu tại Bộ phận marketing Công ty
TNHH Dịch vụ vận tải Seven Stars Shipping, em đã hiểu được thực trạng công tác
tại Công ty, làm sáng tỏ một số vấn đề thực tế mà em được học trong trường thông
qua lý thuyết và từ đó hoàn thành bài báo cáo này.
2. Mục đích báo cáo

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Dịch vụ vận tải SEVEN
STARS SHIPPING để hiểu rõ và đào sâu hơn kiến thức, để từ đó đưa ra nhận xét,
đánh giá, xin đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động tại Công ty.
3. Phạm vi báo cáo
- Về không gian: Các hoạt động tại tại công ty TNHH DV-VT SEVEN
STARS SHIPPING
- Về thời gian: từ năm 2008 đến 2012.
4. Phương pháp báo cáo
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phân tích,
thống kê, tổng hợp, so sánh, phân loại. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và
phân tích tổng hợp thông qua các bảng biểu và sơ đồ để đưa ra nhận xét và đánh
giá. Đồng thời tham khảo tư liệu thông tin và kế thừa các công trình nghiên cứu
trước đây, nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành để thu thập các dữ liệu cần
thiết.
5. Kết cấu đề tài
Phần 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
DV-VT SEVEN STARS SHIPPING
2
Phần 2: NHẬN XÉT, Ý KIẾN, ĐỀ XUẤT SAU QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI
CÔNG TY TNHH DV-VT BIỂN BẢY NGÔI SAO
Phần 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁ NHÂN ĐỐI VỚI KHOA VÀ
NHÀ TRƯỜNG
3
Phần 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH DV-VT BIỂN BẢY NGÔI SAO
1.1 Giới thiệu tổng quát về Công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Seven Stars Shipping
Công ty SEVEN STARS SHIPPING được thành lập vào năm 2009 theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0309058069 của Sở kế hoạch và đầu tư

TP.HCM.
Giám đốc/Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Mai Anh
Tên doanh nghiệp trong nước: Công ty TNHH Dịch vụ -vận tải biển bảy Ngôi Sao
Tên doanh nghiệp quốc tế: SEVEN STARS SHIPPING CO., LTD
Tên giao dịch: SEVEN STARS SHIPPING
Vốn điều lệ: 1 500 000 000 VNĐ
Mã số thuế: 0309058069
Địa chỉ: 118 Bến Vân Đồn, Phường 9, Quận 4, TP. HCM
Telephone: 08.38269.682
Fax: 08.3943.3108
Email:
Website: sevenstarshipping.com
Công ty TNHH PACIFIC STAR LOGISTICS đã sớm khẳng định mình
trong ngành công nghiệp vận tải bằng việc thiết lập mạng lưới hoạt động trải rộng
khắp nơi trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc, Đông Bắc Á, Châu Âu, Trung và
Nam Mỹ, Bắc Mỹ.
4
Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và hàng không: từ Việt Nam đi
Australia, Begium, China, Egypt, Estonia, Findland, France, Germany, Ghana,
Indonesia, Italia, Japan, Korea, Latvia, Malaysia, Netherlands, Oman, Philipines,
Rusia, Singapore, Spain, Sweden, Switzerland, Taiwan, Thailand, UAE, UK, USA,
…và ngược lại.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Seven Stars Shipping
1.1.2.1 Chức năng
- Chức năng của Công ty là cung cấp dịch vụ giao nhận quốc tế hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không và cả đường bộ, kết hợp
nhiều phương thức vận tải và dịch vụ giao nhận, khai thuê Hải quan, làm mọi
quy trình và thủ tục hải quan để xuất và nhập hàng hóa.
- Thiết lập, kết nối mối quan hệ kinh doanh giữa khách hàng trong nước và
khách hàng nước ngoài.

- Giao nhận hàng hóa nội địa.
- Ngoài ra Công ty còn cung cấp dịch vụ vận tải hàng không cho cả hàng nhập
và xuất khẩu, dịch vụ Door to Door, Ex-Work, với mức giá cạnh tranh và
thời gian chuyển tải hợp lý.
1.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty là:
- Đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng
ký.
- Chấp hành đầy đủ chính sách và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thông qua
nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của
pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Nhà nước.
5
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về các loại dịch vụ mà
Công ty cung cấp.
- Luôn chú ý đến vấn đề giữ gìn trật tự an ninh, xã hội và bảo vệ môi trường.
- Quản lý toàn bộ nhân viên của Công ty theo chính sách chế độ hiện hành của
nhà nước. Quản lý và thực hiện tốt tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ
cấp, chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của Công ty
một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm đời sống cho họ.
- Thực hiện liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
nhằm mở rộng thị trường, nâng cao uy tín của Công ty.
1.1.3 Văn hóa Công ty
- Trang phục nhân viên: quần tây đen hoặc váy đen công sở (với nhân viên nữ)
và áo sơ mi.
- Thời gian làm việc giờ hành chính: sáng bắt đầu từ 8h đến 12h, chiều bắt đầu
từ 13h đến 17h.
- Về mục đích kinh doanh: Đạt hiệu quả và lợi nhuận cao cho cá nhân, cộng
đồng. Có tính nhân văn đối với con người trong xã hội và môi trường sinh
thái.
- Về phương pháp quản trị kinh doanh:

+ Tuân thủ pháp luật quốc gia, quốc tế, bảo đảm tính minh bạch, công khai
trong kinh doanh.
+ Coi trọng và lấy con người làm gốc
+ Giáo dục ý thức cho người lao động coi Công ty là “tổ ấm” của cá nhân
mình để nó trở thành nhận thức chung của cả tập thể và tạo nội lực để phát
triển cho Công ty.
6
+ Có cơ chế quản trị hợp lý cho những người có cống hiến cho sự phát triển
của Công ty đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với
công sức mà họ bỏ ra, chế độ thưởng, phạt hợp lý.
+ Xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết. Công ty hướng ra thị truờng nói
cho cùng là hướng tới khách hàng, phải lấy khách hàng làm trung tâm, cùng
với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng sau đó mới nghĩ tới doanh
lợi.
1.1.4 Danh sách ngành nghề kinh doanh của Công ty
Bảng 1.1- Danh sách ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH Dịch vụ -Vận tải biển
Bảy Ngôi sao:
STT Tên Ngành

Ngành
Ngành
Chính
1 Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương 5012 Y
2 Dịch vụ đóng gói 8292 N
3 Xây dựng nhà các loại 4100 N
4 Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác 4511 N
5 Đại lý, môi giới, đấu giá 4610 N
6 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép 4641 N
7 Bán buôn thực phẩm 4632 N
8

Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa);
và động vật sống
4620 N
9 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình 4649 N
10 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác 4659 N
11 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663 N
12 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 4669 N
13 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 4933 N
14 Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa 5022 N
15 Cho thuê xe có động cơ 7710 N
7
STT Tên Ngành

Ngành
Ngành
Chính
16 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải 5229 N
17 Đại lý du lịch 7911 N
18 Hoàn thiện công trình xây dựng 4330 N
1.1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty
1.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH DV-VT Bảy Sao
8
1.1.5.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban giám đốc và các phòng ban
 Giám đốc: có chức năng tổ chức, điều hành và giám sát mọi hoạt động của
Công ty và tất cả các phòng ban.
- Có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Công ty.
- Quyết định phương hướng kế hoạch, dự án kinh doanh và các chủ trương của
Công ty.
- Là người đại diện hợp pháp của Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế trong

và ngoài nước, liên doanh liên kết hoạt động đầu tư theo đúng khả năng pháp
lý của mình.
- Đào tạo và tuyển dụng lao động, khen thưởng và kỷ luật, ban hành quy chế
nội bộ, bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trong Công ty. Chăm lo đời
sống vật chất cho toàn thể nhân viên trong Công ty.
 Bộ phận kinh doanh
9
BAN GIÁM
ĐỐC
BỘ PHẬN
CHỨNG TỪ
BỘ PHẬN
GIAO NHẬN
BỘ PHẬN
KẾ TOÁN
BOOKING
SALES &
MARKETING
BỘ PHẬN
KINH DOANH
Sales & Marketing ( Phòng kinh doanh và tiếp thị):
Đây là một bộ phận đi đầu và là bộ phận quan trọng của Công ty. Bộ phận
này hoạt động tốt thì các bộ phận khác mới hoạt động được và Công ty mới hoạt
động và tồn tại. Các thành viên trong bộ phận Kinh doanh luôn hoạt động tích cực
nhằm tìm nguồn hàng từ những khách hàng của Công ty sẵn có và mở rộng thị phần
đến các khách hàng mới. Đây là phòng phụ trách công việc nghiên cứu thị trường,
giới thiệu với khách hàng hình ảnh của Công ty cùng các loại hình dịch vụ mà Công
ty cung cấp và có các nhiệm vụ sau:
- Tìm kiếm các khách hàng mới có tiềm năng trên các website, báo, đài và
thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

- Giữ vững và liên lạc thường xuyên với các khách hàng cũ củng cố niềm tin
để khách hàng tiếp tục giao dịch với Công ty.
- Lấy thông tin về lô hàng.
- Luôn tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, xác định thế mạnh của Công ty để
tung ra giá cước ưu đãi kèm theo những dịch vụ hậu mãi nhằm thỏa mãn yêu
cầu của khách và biết được các nhu cầu còn tiềm ẩn của họ.
- Nhân viên phòng kinh doanh và tiếp thị phải luôn thống kê lại lượng hàng
mà khách đặt chỗ trong tháng, trong quý, trong năm nhằm đưa ra những
chiến lược mới và những dịch vụ hậu mãi thích hợp.
Bộ phận booking:
Khi khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ của Công ty, bộ phận booking
tiến hành các công việc:
- Nhận thông tin đầy đủ chi tiết về lô hàng từ khách hàng (số lượng hàng: bao
nhiêu cont, cont bao nhiêu, hay bao nhiêu ký, mấy kiện….), chủng loại hàng,
nước nhập khẩu, …
10
Sau đó liên lạc với hãng tàu book chỗ với hãng tàu với những chi tiết nhận
được từ khách hàng.
- Nhận xác nhận lưu chỗ từ hãng tàu và gửi cho bộ phận giao nhận xem xét kỹ
để cân đối thời gian làm hàng phù hợp và gởi cho bộ phận chứng từ những
thông tin chi tiết để làm Bill nháp (house bill of lading ) .
Đồng thời gởi xác nhận đặt chỗ cho khách hàng để chuẩn bị hàng để đóng
hay để gởi cho bộ phận giao nhận thực hiện quy trình kịp giờ closing time.
- Bộ phận Booking và giao nhận kết hợp hỗ trợ nhau
Nếu trường hợp hàng đóng không kịp so với giờ quy định (closing time) gọi
là rớt hàng thì nhân viên bộ phận Booking trực tiếp gọi thông báo cho khách
hàng hay nhanh chóng liên hệ với Bộ phận Sales thông báo cho khách hàng
biết để khách hàng thông báo cho bên Consignee. Đồng thời bộ phận
Booking liên lạc với tàu tìm kiếm chuyến đi gần nhất để đặt chỗ lại cho lô
hàng nhằm đảm bảo về thời gian và an toan cho lô hàng.

- Nắm rõ thông tin về các hãng tàu và các service của các hãng tàu, có mối
quan hệ tốt với các hãng tàu để xin giá tốt nhất.
Luôn cập nhật thông tin về giá cước và những thay đổi của hãng tàu như: các
chi phí khi đóng hàng, cảng đóng hàng ở đâu, closing time,
- Tạo uy tín, niềm tin vời hãng tàu, tránh trường hợp hủy Booking đột xuất mà
không có lý do có thể chấp nhận.
- Theo dõi sát sao lộ trình của tàu để thông báo cho khách hàng biết vị trí của
lô hàng đã đi tới đâu. Giải đáp những thắc mắc của khách hàng khi được yêu
cầu.
 Bộ phận chứng từ
Đây là bộ phận không thể thiếu trong quá trình thực hiện giao nhận hàng
hóa. Bộ phận chứng từ và bộ phận giao nhận phải kết hợp nhịp nhàng với nhau thì
công việc mới trôi chảy và nhanh chóng. Nhân viên chứng từ có các nhiệm vụ sau:
11
- Nhận Booking Confirm (xác nhận đặt chỗ).
- Nhận chứng từ khách hàng gởi (qua email hoặc fax) như: invoice, packing
list, hợp đồng, bản định mức…tuỳ theo loại hàng hóa mà cần những chứng
từ kèm theo để làm chi tiết bill và gởi cho hãng tàu một bản và cho khách
hàng một bản để kiểm tra chính xác trước khi phát hành bill gốc.
- Chuẩn bị những chứng từ cấn thiết và những thông tin cho bộ phận giao
nhận lên tờ khai làm thủ tục hải quan.
- Liên lạc với bộ phận giao nhận lấy số liệu kiểm tra và đối chiếu chứng từ để
phát hành vận đơn nhà (House Bill of Lading) gởi cho khách hàng. Hoặc nếu
khách hàng yêu cầu phát hành vận đơn gốc ( Master Bill of Lading) thì cấp
vận đơn theo yêu cầu của khách hàng.
- Theo dõi từng lô hàng xuất đi hay nhập về để kịp thời cung cấp nhưng thông
tin cần thiết cho các bộ phận khác và kịp thời sử lý khi có vấn đề xảy ra một
cách nhanh chóng.
- Theo sát lô hàng và liên lạc với khách hàng để sắp xếp thời gian cho bên bộ
phận giao nhận.

 Bộ phận giao nhận
Liên hệ với bộ phận chứng từ để có những thông tin để thực hiện những
công việc liên quan đến giao nhận:
- Chuẩn bị chứng từ cần thiết, lên tờ khai, hoàn thành những tiêu thức trên tờ
khai, để lập hồ sơ chứng từ hải quan cho lô hàng bằng cách liên lạc với
khách hàng, và yêu cầu khách hàng cung cấp những chứng từ cần thiết có
liên quan đến lô hàng như: invoice, packing list, bảng định mức,…
- Nhận và kiểm tra hàng hóa từ khách hàng để đóng hàng.
- Làm thủ tục hải quan.
12
- Nếu hàng hóa phải kiểm hóa thì phải giúp đỡ và hộ trợ các cán bộ hải quan
thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Yêu cầu hải quan kẹp chì. Bấm seal
- Thanh lý hải quan.
- Hoàn thành những chứng từ và những yêu cầu cho lô hàng được thông quan
(giấy kiểm dịch thực vật, hay kiểm dịch động vật, hun trùng, C/O,…).
 Bộ phận kế toán
Chịu trách nhiệm về các khoản thu và chi của Công ty. Bộ phận kế toán
gồm có kế toán chuyên công nợ và kế toán theo dõi hoạt động thu chi của Công ty.
Nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Theo dõi sổ sách kế toán và các giấy báo nợ của các đại lý nước ngoài và từ
khách hàng. Kiểm soát công nợ, ghi giấy báo nợ đến các khách hàng chưa
thanh toán.
- Linh động dự trữ một lượng tiền mặt nhất định để cung cấp kịp thời các
khoản chi và tạm ứng hằng ngày.
- Nhận, kiểm tra chứng từ về: tổng phí, giá bán cước hay dịch vụ, điều kiện
thanh toán, và lưu trữ các chứng từ và hóa đơn liên quan đến hoạt động kinh
doanh của Công ty và ghi chép các vấn đề phát sinh.
- Liên lạc, giao dịch với ngân hàng, thuế vụ.
- Tính lương và thanh toán tiền lương cho nhân viên. Mua bảo hiểm và chi trả

bảo hiểm cho các nhân viên theo quy định.
- Kiểm tra và xuất hóa đơn cho khách hàng.
- Tổng kết, báo cáo tình hình kinh doanh của Công ty để hỗ trợ và tham mưu
cho ban giám đốc giúp ban giám đốc hiểu rõ tình hình tài chính của Công ty,
13
tình hình sử dụng vốn để tìm ra hướng giải quyết và kinh doanh tốt, mạnh
dạng đầu tư có hiệu quả khi có cơ hội.
- Kết hợp và hỗ trợ tài chính cho các phòng ban khác trong việc thanh toán các
chi phí dịch vụ, cước phí vận chuyển. Tính toán và chi tiền hoa hồng cho
khách hàng đối với lô hàng tự khai thác. Ứng tiền khi cần thiết để thực hiện
hoàn thành tốt công việc.
1.1.6 Tình hình nhân sự của Công ty
Ngày nay hầu hết các doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp biết
đánh giá đúng tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Vì tất cả mọi hoạt động, mọi kế
hoạch đều xuất phát từ lực lượng này của Công ty. Đối với doanh nghiệp vận tải
biển, yếu tố con người cũng rất quan trọng và luôn được đề cao, nó ảnh hưởng tới
việc nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tìm được nguồn cung cấp dịch vụ
tốt, giá cả phù hợp thúc đẩy quá trình ra quyết định tiêu dùng dịch vụ của khách
hàng bằng thái độ tận tình giúp đỡ, tư vấn tiêu dùng dịch vụ…
Đối với Công ty DV-VT Seven Stars Shipping đang hoạt động trong bối
cảnh cạnh tranh gay gắt ngày nay, việc xem xét, đánh giá nguồn nhân lực của Công
ty là rất cần thiết. Mặc dù số lượng nhân viên còn ít, vì công ty cũng thành lập chưa
lâu, tuy nhiên họ là những con người nhiệt tình, năng động trong công việc, có khả
năng làm việc độc lập và tinh thần trách nhiệm cao.
Phần lớn cán bộ nhân viên của Công ty đều ý thức được vấn đề cạnh tranh
gay gắt trên thị trường hiện nay đặc biệt là các đối thủ trong ngành. Điều này có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình cung cấp dịch vụ của Công ty. Tuy nhiên sự nhận
thức này chỉ mang tính chất đơn thuần cá nhân. Trong quá trình cung cấp dịch vụ
cho khách hàng, cán bộ công nhân viên của Công ty đều nhận thấy đối thủ cạnh
tranh của mình sử dụng công cụ chính sách giá cả và có những phản ứng nhất định

để điều chỉnh chính sách giá cả của Công ty trong khả năng cho phép mà không có
sự am hiểu rõ ràng về đối thủ cạnh tranh cũng như các hoạt động kinh doanh khác
14
của đối thủ cạnh tranh, cơ cấu lao động, qui mô khách hàng, khả năng cung ứng
cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của họ trong những năm qua, mục tiêu và
xu hướng trong những năm tới của họ là gì? Để có thể đưa ra những giải pháp,
chính sách nhằm chủ động cạnh tranh với những Công ty khác.
1.1.7 Bạn hàng và đối thủ cạnh tranh
• Bạn hàng: Với cương vị là Forwarder thì các khách hàng trực tiếp
chính là bạn hàng chính của Công ty. Lúc này Công ty nhận làm dịch vụ cho họ
theo nhu cầu được khách hàng đề ra và Công ty nhận được mức phí từ các dịch vụ
từ khách hàng. Đôi khi các forwarder khác không nhận một lô nào đó do không có
khả năng hay không chuyên về loại hàng hóa này thì có thể đề nghị hợp tác hay
nhường lô hàng này lại cho Công ty đảm nhận. Có thể nói đây là sự hợp tác cùng có
lợi cho cả hai bên, hoặc cùng có lợi hoặc giữ được uy tín của mình với khách hàng.
• Đối thủ: với tình hình hiện nay, thị trường nhỏ nhưng lại nhiều các
forwarder cùng nhắm đến và ngày càng nhiều Công ty dịch vụ mọc lên tham gia
vào cuộc chơi này, như “ một miếng bánh lại phải chia nhiều phần”. Và đối thủ
cũng muốn dành cho mình miếng lớn hơn mới thỏa mãn được sức mạnh và thế lực
bành trướng của mình. Đối thủ nào có năng lực về nhân sự, vốn, thế mạnh, uy tín và
nắm bắt được thời cơ thì mạnh hơn, bành trướng hơn và trở thành “đối thủ nặng ký”
của giới logistics. Vì thế Công ty đang cạnh tranh mạnh mẽ với những đối thủ
mạnh, “già kinh nghiệm” như: Global logistics, Sotran….nói chung các forwarder
điều là đối thủ cạnh tranh của Seven Stars Shipping. Ngoài ra các hãng tàu như:
OOCL, HANJIN, MOL, HUBLINE, MAERK… đây là những hãng tàu rất lớn cả
về tài chính, cơ sở vật chất, hạ tầng, đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, đã xây dựng
được hình ảnh, uy tín của mình trên thị trường thế giới. Seven Stars Shipping cũng
đang có vị thế trong làng giao nhận nên Công ty luôn tìm hiểu kỹ các đối thủ của
mình cẩn thận để cải thiện những mặt yếu và tiếp tục hoàn thiện hơn các mặt mạnh
của mình hiện có đồng thời biết được điểm yếu của đối phương thì biến điểm yếu

ấy thành mặt mạnh của Công ty.
15
Tuy các đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn mạnh, có nhiều kinh nghiệm
nhưng cũng có một số mặt chưa thực sự là điểm mạnh như: các hãng tàu, các
forwarders tuy lớn những giá cước của họ không phải lúc nào cũng cạnh tranh,
services tốt, hơn những dịch vụ hiện có tại Công ty Seven Stars Shipping. Đây cũng
là cơ hội cho Công ty cạnh tranh với các đối thủ nặng ký này.
1.2 Hoạt động marketing tại Công ty
1.2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường
Về lĩnh vực Marketing-lĩnh vực quan trọng của Công ty tuy đang dần ổn
định nhưng vẫn có nhiều hạn chế, khuyết điểm. Công việc của bộ phận này như sau:
- Đối với những khách hàng mới chưa biết nhiều hoặc chưa có thông tin thì
nhân viên marketing sẽ trực tiếp gọi điện đến khách hàng, đó là những nhà
sản xuất lớn hoặc nhỏ lẻ tìm được thông qua Yellow pages và Internet. Qua
đó tìm hiểu về hoạt động Công ty đó, trao đổi khách hàng về Công ty mình
và các dịch vụ có thể đem lại cho khách hàng. Công ty sẽ cung cấp các mức
giá, lịch tàu cho khách hàng tham khảo. Sau đó nếu khách hàng đồng ý với
mức giá và những điều khoản Công ty đưa ra thì nhân viên marketing sẽ
thông qua bộ phận Booking để đặt chỗ hãng tàu, máy bay hoặc xe tải.
- Đối với những khách hàng thân thuộc, thì khi cần thiết, khách hàng thường
gọi điện đến Công ty yêu cầu về lượng hàng cần vận chuyển.Và nhân viên
marketing có nhiệm vụ thông báo với các bộ phận khác có liên quan nhằm
hoàn tất lô hàng.
Đối với việc gặp gỡ và đối thoại với khách hàng về việc kí kết hợp đồng
hoặc thương thảo về tiến triển của lô hàng trong quá trình vận chuyển thưòng do
Ban giám đốc đảm nhận.
Bộ phận marketing còn có nhiệm vụ thăm dò, xem xét nhu cầu thị trường,
sự thay đổi nhu cầu khách hàng theo thời gian, theo mùa vụ, quan tâm sự thay đổi
giá cước vận tải, giá của đối thủ cạnh tranh cũng như các chương trình hằm thu hút
khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Từ đó Bộ phận marketing sẽ có những kế hoạch

cụ thể và quyết định kịp thời, thực hiện việc học tập rút kinh nghiệm từ các Công ty
16
khác, cũng như đưa ra các giải pháp đối phó với đối thủ cạnh tranh và phù hợp với
sự biến đổi nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó Bộ phận marketing của Công ty còn phối hợp với Ban giám
đốc để khai thác và tìm người cung ứng dịch vụ cho Công ty. Tìm hiểu, phân tích,
so sánh các nhà cung ứng khác nhau để tìm ra nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn, chất
lượng đáp ứng những nhu cầu phong phú về chủng loại hàng hóa cần chuyên chở
của khách hàng. Và tất nhiên giá cước mà Công ty sử dụng phương tiện vận tải của
nhà cung ứng phải đảm bảo lợi nhuận khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Vì vậy để hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải biển đạt hiệu quả hơn trong
những năm tới, Công ty phải có kế hoạch tổ chức nghiên cứu thị trường, xây dựng
kế hoạch chiến lược, chương trình marketing có quy mô và tổ chức cụ thể để có
những thay đổi cho phù hợp với thị trường, nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh
tranh theo hướng có lợi cho Công ty.
1.2.2 Các chính sách, công cụ
1.2.2.1 Về dịch vụ
Công ty cung cấp các gói cước dịch vụ xuất, nhập, vận chuyển bằng đường
biển, hàng không, đường bộ cho khách hàng thông qua thủ tục hải quan cả trong và
ngoài nước. Phần lớn các gói cước đi bằng đường biển, chiếm 60% doanh thu Công
ty. Các gói cước bằng đường biển đi nội địa và nhiều nước khác trên thế giới. Đây
là doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp,và doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực
đường biển. Hàng hoá vận chuyển bằng đường biển mà Công ty thực hiện chủ yếu
là gạo, xi măng, gỗ, trang trí nội thất với các tuyến vận chuyển Trung Quốc, Đông
Bắc Á, Châu Âu, Trung và Nam Mỹ, Bắc Mỹ. Doanh thu thông qua đường hàng
không (các chuyến bay quốc tế) và đường bộ vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp (40%). Chi
phí cho vận tải đường hàng không thì thông thường rất cao và yêu cầu hải quan khắt
khe. Khả năng của Công ty vẫn còn hạn chế, chưa thật sự mạnh trong lĩnh vực này.
Xuất hàng chủ yếu là quần áo, giày dép.
17

Về đường bộ, chủ yếu là vận chuyển hàng trong nước bằng xe container đi
Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng. Hàng hóa vận chuyển là thép, bàn ghế, inox, vật
liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
Chất lượng dịch vụ vủa Công ty trong mấy năm nay là khá tốt, tạo được
lòng tin, trách nhiệm với khách hàng. Bên cạnh việc đảm bảo về thời gian giao
hàng, số lượng đầy đủ, Công ty còn tổ chức các dịch vụ hỗ trợ cho các chuyến hàng
như dịch vụ đóng hàng, dịch vụ bốc xếp giúp khách hàng, giải quyết những khó
khăn khi có sự cố về hàng hóa. Công ty luôn nỗ lực hoàn thành trách nhiệm, nghĩa
vụ của mình sao cho dịch vụ cung ứng cho khách hàng là tốt nhất.
• Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại Công ty TNHH DV-VT
Seven Stars Shipping :
- Nhận thông tin từ người gửi hàng
- Thương lượng giá với người gửi hàng được thực hiện từ customer service
- Fax cho người gửi hàng lịch tàu, tờ Shipper’s Letter of Instruction
- Liên hệ với hãng tàu, yêu cầu đặt chỗ với hãng tàu, yêu cầu họ gửi lệnh giao
vỏ container rỗng (đối với hàng FCL) hoặc lệnh đóng hàng (đối với hàng
LCL)
- Điều cont rỗng, đóng hàng
- Đội đóng hàng sẽ cho ra một số liệu chính xác về lượng hàng, cách đóng gói,
số container để công ty có thể làm hoàn chỉnh bộ hồ sơ xuất khẩu hàng.
Sau cùng vận tải kéo container đã đóng hàng vào cảng nơi công ty làm thủ
tục hải quan.
- Làm thủ tục hải quan:
+ Khai báo hải quan ( Mở tờ khai hải quan )
+ Viết biên lai lệ phí
+ Kiểm tra hàng hóa
+ Trả tờ khai hải quan: Người đi mở tờ khai sẽ mang biên lai lệ phí đến quầy
trả tờ khai đưa cho cán bộ hải quan để nhận lại tờ khai của mình.
+ Thanh lý hải quan
+ Vào sổ tàu

• Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu container bằng đường biển tại
Công ty:
- Nhận thông tin chi tiết hàng từ đại lý và yêu cầu từ khách hàng
- Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập khẩu:
+ Kiểm tra hợp đồng ngoại thương
18
+ Kiểm tra hóa đơn thương mại
+ Kiểm tra Packing list
+ Kiểm tra vận đơn đường biển
- Đi nhận lệnh giao hàng D/O (Delivery Order): Sau khi nhận được bộ chứng
từ gốc do Công ty khách hàng gửi qua, nhân viên giao nhận phụ trách lô
hàng này sẽ đến hãng tàu theo địa chỉ ghi trên giấy thông báo hàng đến để
làm thủ tục nhận D/O. Nhận D/O xong nhân viên giao nhận nhanh chóng
làm thủ tục để nhận lô hàng của mình. Bởi nếu chậm trễ thì phải chịu chi phí
lưu cont ,lưu bãi (đối với FCL) lưu kho đối với (LCL) và các chi phí phát
sinh.
- Thủ tục hải quan hàng nhập khẩu:
+ Chuẩn bị bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan
+ Làm thủ tục hải quan
- Xuất phiếu EIR (Equipment Intercharge Receipt): Nhân viên giao nhân đến
phòng Thương vụ (ở cảng) nộp D/O (có dấu giao thẳng của Hãng tàu ) và
đóng tiền nâng/ hạ, lưu container để xuất phiếu EIR.
- Thanh lý Hải quan cổng
- Nhận hàng và giao hàng cho khách
- Quyết toán và lưu hồ sơ
1.2.2.2 Về giá
Công ty áp dụng mức giá cạnh tranh trên thị trường, mức giá vẫn tương đối
thấp 8% so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là mức giá cạnh tranh nếu so với các đối
thủ khác trong ngành. Điều này cũng dễ hiểu nhằm giúp Công ty thu hút được
lượng khách hàng thân thiết ổn định và lâu dài. Đối với đường biển thì Công ty duy

trì quan hệ tốt với các hãng tàu lớn nên được hưởng các chính sách giá tàu ưu đãi đi
các nước khác, đặt biệt là đi Bỉ, Đức với việc được hưởng chính sách giá của
Maersk Line, Ben Line…nếu cung cấp đủ một lượng container nhất định trong
tháng.
Hiện tại Công ty không có một chính sách giá cụ thể cho một loại hàng hóa
nào đó. Đối với khách hàng là nhà xuất nhập khẩu có hàng hóa nguyên container
hoặc hàng lẻ thì thông thường giá cước chỉ cố định trong vòng một tháng, sang
19

×