Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu khu vực iii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.94 KB, 75 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống
công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều
hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Trong cơ chế thị trường các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chủ động trong công tác tổ chức kinh
doanh và hạch toán kinh tế để thu được hiệu quả cao nhất. Việc tổ chức thực
hiện hệ thống thông tin kế toán khoa học, hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào
việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
đồng thời cũng quyết định đến sự thành công hay thất bại của các doanh
nghiệp. Trong hệ thống thông tin kế toán, kế toán về chi phí, doanh thu và xác
định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp luôn được các nhà quản lý trong
doanh nghiệp chú trọng đến đầu tiên bởi các thông tin của kế toán về chi phí,
doanh thu và kết quả kinh doanh giúp họ có thể đánh giá được thực tế hoạt
động của doanh nghiệp mình ra sao, để từ đó đưa ra được những quyết định
chính xác và phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình.
Vậy nội dung của kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh
doanh như thế nào, được áp dụng trong doanh nghiệp ra sao, để cụ thể hóa
hơn em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kế toán chi phí, doanh thu và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu khu vực III”.
Kết cấu chuyên đề gồm có ba phần:
Phần I: Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty xăng dầu khu
vực III
Phần II: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty xăng dầu khu vực III
Phần III: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty xăng dầu khu vực III
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA


CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty xăng dầu khu vực III được thành lập ngày 29 tháng 7 năm
1955 trên cơ sở tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất tại Sở dầu Thượng Lý (kho
dầu lớn nhất miền Bắc thời Pháp thuộc được 3 hãng Shell, Caltex, Chocony
xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1904) với tên gọi ban đầu là Tổng kho
xăng dầu mỡ Thượng Lý Hải Phòng trực thuộc Tổng Công ty Bách hóa Bộ
Công thương.
Thời kỳ đầu, hầu hết cơ sở vật chất của Sở dầu Thượng Lý tiếp quản
được từ tay Pháp đều trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng không hoạt động
được cần phải sửa chữa. Nhận thức được vị trí quan trọng của xăng dầu trong
nền kinh tế quốc dân, Sở dầu đã nhanh chóng được khôi phục lại và đưa vào
hoạt động. Tổng kho xăng dầu mỡ Thượng Lý trở thành đầu mối duy nhất
tiếp nhận xăng dầu từ tàu nước ngoài cung cấp cho công cuộc khôi phục và
xây dựng miền Bắc XHCN. Đến năm 1960, Công ty được đổi tên thành Chi
cục xăng dầu Hải Phòng (trực thuộc Cục xăng dầu Hóa chất), năm 1973 đổi
tên là Công ty xăng dầu Hải Phòng trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu và là
một trong ba công ty đầu mối có nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng cho các
công ty xăng dầu ở phía sau, trực tiếp cung ứng xăng dầu cho khu vực Hải
Phòng và các ngành điện, than ở vùng mỏ Quảng Ninh. Năm 1980, Tổng
Công ty tổ chức lại hệ thống các công ty thành viên hoạt động trong một
phạm vi rộng lớn hơn, Công ty xăng dầu hải phòng được đổi tên thành Công
ty xăng dầu khu vực III tiếp tục là một đầu mối tiếp nhận xăng dầu và cung
cấp cho các công ty khác trong ngành, trung chuyển cho các công ty vật tư
phía Bắc, trực tiếp cung ứng cho 3 tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Hưng
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
cũ. Đến năm 1983, công ty tiếp nhận thêm một số xí nghiệp xăng dầu khác và
trở thành một đầu mối tiếp nhận và cung ứng quan trọng của toàn ngành, tổ

chức kinh doanh cung ứng xăng dầu trên địa bàn 7 tỉnh miền duyên hải từ
vùng biên giới Đông Bắc đến tận chân đèo Ngang. Mặc dù địa bàn quản lý
rộng và phức tạp nhưng năm nào công ty cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
khối lượng nhập xuất bình quân trên 700 000 tấn xăng dầu các loại.
Ngày 19/01/1995 Bộ Thương Mại ra quyết định số 52/TM/TCCB hợp
nhất Tổng công ty dầu lửa và Tổng công ty xăng dầu thành Tổng Công ty
xăng dầu Việt Nam. Theo đó, chi nhánh dầu lửa Hải Phòng được hợp nhất với
Công ty xăng dầu khu vực III và tên gọi là Công ty xăng dầu khu vực III.
Cùng với sự chuyển hướng chung của các ngành kinh tế quốc dân, hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty từng bước chuyển dần và hạch toán kinh
doanh theo cơ chế thị trường, không ngừng nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ
thuật, đổi mới phong cách và phương thức phục vụ, mở rộng mạng lưới bán lẻ
xăng dầu và thực sự đủ mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu khác trong địa bàn khu vực.
Công ty đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý do Đảng và Nhà nước
trao tặng như: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 1 huân chương lao
động hạng nhất, 3 huân chương lao động hạng 2, …cùng nhiều cờ thưởng thi
đua xuất sắc của chính phủ, uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty xăng dầu khu vực III là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, có chức năng: Tổ chức kinh doanh, đảm
bảo thỏa mãn các loại xăng dầu và dịch vụ xăng dầu cho các đơn vị kinh tế,
quốc phòng và tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hải Phòng và khu vực, tổ chức
hạch toán quản lý và kinh doanh có lãi trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
vốn được giao, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, nâng cao đời sống
cán bộ công nhân viên, xây dựng Công ty ngày càng phát triển. Do đó hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty có những đặc điểm sau:

1.2.1. Mặt hàng kinh doanh
Các mặt hàng kinh doanh hiện nay là: xăng, dầu diezel các loại, mazut
đốt lò, mazut hàng hải, nhiên liệu máy bay Jet A1, dầu hỏa, hơi đốt (gas) và
các thiết bị dùng gas cho công nghiệp và dân dụng. Với lợi thế về vị trí ở
thành phố cảng, công ty trực tiếp xây dựng, quản lý và khai thác cảng dầu
phục vụ cho công tác tiếp nhận xăng dầu bằng đường biển. Ngoài nhiệm vụ
kinh doanh xăng dầu là mặt hàng chính, công ty còn tổ chức kinh doanh một
số mặt hàng khác mang tính chất kinh doanh phụ và dịch vụ chuyên ngành
bao gồm tiếp nhận, giữ hộ, bảo quản, bơm rót, vận chuyển, kiểm tra, phân tích
các loại xăng dầu và nhận làm các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành khác, tổ
chức thu mua các loại xăng dầu, pha chế tái sinh xử lý các loại xăng dầu kém
phẩm chất, kiểm định dung tích xe ô tô, làm dịch vụ rửa xe, thay dầu ô tô, xe
máy các loại.
Do đó, hoạt động kinh doanh của công ty được chia làm ba nhóm
chính:
+ Kinh doanh xăng dầu chính gồm xăng, diezel, nhiên liệu máy bay Jet
A1, dầu hỏa, mazut.
Công ty nhận hàng theo kế hoạch điều động của ngành. Việc hợp tác
với các hãng xăng dầu nước ngoài để tạo nguồn hàng do Tổng công ty đảm
nhiệm. Giá hàng nhập kho và giá bán ra được qui định thống nhất trong toàn
ngành theo từng khu vực.
+ Kinh doanh dầu nhờn, gas hóa lỏng và các thiết bị sử dụng gas:
Công ty làm Tổng đại lý bán cho công ty dầu nhờn và công ty gas, hưởng hoa
hồng đại lý trên doanh số bán ra.
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+ Sản xuất phụ, kinh doanh dịch vụ hàng giữ hộ, vận tải: Công ty
hưởng 100% phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
1.2.2. Quy trình công nghệ tiếp nhận và cấp phát xăng dầu

Hầu hết các mặt hàng kinh doanh của công ty đều ở dạng thành phẩm,
nhập ngoại, dạng lỏng đặc biệt dễ cháy nổ nên hệ thống máy móc, trang thiết
bị, kho tàng, bến bãi,… của công ty được đầu tư và xây dựng phù hợp với mặt
hàng kinh doanh, đáp ứng công tác giao nhận, bảo quản, dự trữ, cấp phát.
Hệ thống kho tàng, thiết bị gồm một số loại chính sau:
+ Kho chứa hàng
+ Hệ thống bể chứa xăng dầu
+ Cầu cảng tiếp nhận xăng dầu
+ Máy bơm xăng dầu các loại
+ Hệ thống đường ống dẫn xăng dầu
+ Dàn xuất xăng dầu
+ Nhà kho chứa dầu phuy, bếp gas và các mặt hàng khác
+ Các cột bơm xăng dầu
+ Hệ thống đường ống bơm nước và các phương tiện cứu hỏa
+ Các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy
Quy trình tiếp nhận và cấp phát xăng dầu:
- Khâu nhập: Các loại xăng dầu được nhập trực tiếp từ tàu nội địa tại
cảng Thượng Lý, sau khi làm các thủ tục kiểm tra, giám định để xác định số
lượng và chất lượng theo quy trình, quy chế giao nhận được tàu bơm lên các
bể trụ đứng của tổng kho để tồn chứa, dự trữ và xuất cấp hàng ngày. Mỗi loại
xăng dầu được chứa vào một bể riêng biệt theo hệ thống đường ống riêng để
đảm bảo phẩm chất và tránh nhầm lẫn khi giao nhận. Sau khi nhập và trước
khi xuất, xăng dầu được kiểm tra phân tích chất lượng tại bể chứa, đảm bảo
chỉ xuất những loại xăng dầu có đủ tiêu chuẩn chất lượng.
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Khâu xuất: Xăng dầu được bơm từ bể chứa đến bến xuất đường thủy,
đường sắt, đường bộ để giao hàng cho tầu, xà lan, wagon đường sắt, ôtô xitéc.
Khách hàng có thể nhận tại kho của mình hoặc trực tiếp đến tổng kho Thượng

Lý nhận hàng bằng phương tiện của khách hàng hoặc thuê phương tiện của
công ty. Các cửa hàng của công ty được xe xitéc của đội xe công ty vận
chuyển đến giao hàng tại cửa hàng theo số lượng, chủng loại, thời gian mà
cửa hàng yêu cầu. Các cửa hàng được phép bán buôn, bán lẻ không hạn chế
khối lượng cho các khách hàng trả tiền ngay, trường hợp khác phải có sự
đồng ý của giám đốc công ty và cửa hàng phải chịu trách nhiệm thu hồi công
nợ trong thời gian nhanh nhất.
1.2.3. Các phương thức bán hàng
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược phục vụ cho sản xuất, quốc phòng và
đời sống. Tổng công ty xăng dầu và các đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ
tiếp nhận và cung ứng mặt hàng này đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng trong cả
nước. Để góp phần hoàn thiện tốt nhiệm vụ này, công ty xăng dầu khu vực III
đã nghiên cứu và xây dựng các kênh tiêu thụ với các phương thức bán hàng
đa dạng, linh hoạt đảm bảo lưu thông mạch máu xăng dầu trên khắp địa bàn.
Hiện nay, công ty có 19 cửa hàng xăng dầu tại nội, ngoại thành Hải Phòng, 12
đại lý ở Hải Phòng, 6 đại lý ở Thái Bình, 2 đại lý ở Hưng Yên và 1 đại lý ở
Quảng Ninh. Các kênh tiêu thụ của công ty gồm:
- Kênh tiêu thụ trực tiếp (chiếm 80% lượng xăng dầu tiêu thụ của công
ty): Công ty trực tiếp bán hàng cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng lớn
theo phương thức bán buôn tại kho Thượng Lý hoặc bán lẻ tại các cửa hàng
bán xăng dầu của công ty.
- Kênh tiêu thụ gián tiếp: công ty thông qua các đại lý để cung ứng
xăng dầu đến người tiêu dùng. Các đại lý nhận hàng từ kho Thượng Lý và
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
được hưởng hoa hồng. Hình thức này chủ yếu được áp dụng với các đại lý
xăng dầu ở các huyện ngoại thành hoặc các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên.
Tương ứng với 2 kênh tiêu thụ này, công ty phân chia thành 5 hình thức
bán hàng sau:

- Bán buôn trực tiếp
- Bán buôn qua các tổng đại lý
- Bán buôn cho đại lý
- Bán lẻ trực tiếp
- Bán tái xuất
- Bán điều động nội bộ ngành.
* Với phương thức bán buôn:
Công ty ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. Căn cứ vào hợp đồng đã
ký kết, khách hàng có thể nhận hàng tại Tổng kho Thượng Lý, tại cửa hàng
hoặc lấy trực tiếp tại cảng. Căn cứ nhu cầu nhận hàng của khách hàng ở từng
thời điểm mà cửa hàng lập kế hoạch xin hàng và chuyển hàng cho khách hàng
ngay tại cảng mà không nhập kho lô hàng đó (bán buôn vận chuyển thẳng)
hoặc có thể chuyển hàng cho khách qua bể, bồn chứa (bán buôn qua kho).
* Với phương thức bán lẻ: Nhân viên bán hàng trực tiếp bơm rót cho
khách, đồng thời căn cứ vào lượng hàng xuất qua cột bơm và giá cả tại thời
điểm bán thu tiền bán hàng.
* Bán hàng qua đại lý: Công ty gửi hàng cho cho đại lý bán và trả hoa
hồng cho đại lý, đại lý có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho công ty, hoa
hồng cho đại lý (chênh lệch giá bán lẻ và giá bán đại lý) được thực hiện làm
hai vòng, vòng một trừ ngay trên hóa đơn bán hàng từng lần xuất hàng, vòng
hai thực hiện khi đại lý thực hiện đủ các yêu cầu về sản lượng bán, thanh toán
đúng hạn,…
* Xuất bán tái xuất: bán cho các tàu biển nước ngoài.
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
* Phương thức xuất bán điều động nội bộ ngành
Với lợi thế địa lý gần cửa biển cùng cơ sở vật chất hiện đại, Công ty là
một trong những đơn vị đầu mối lớn nhất phía Bắc được Tổng công ty xăng
dầu Việt Nam cho phép dự trữ hàng hóa xăng dầu và một số mặt hàng khác

để thuận lợi cho việc xuất hàng hóa cho các công ty xăng dầu khác thuộc
Tổng công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Căn cứ vào hợp đồng công ty
xuất hàng cho đơn vị mua và tiến hành thanh toán dựa trên hóa đơn xuất bán
theo giá do Tổng công ty quy định. Các đơn vị có thể thanh toán trực tiếp với
công ty hoặc thanh toán qua Tổng công ty để bù trừ toàn ngành.
1.2.4. Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2006 – 2008
Để phục vụ cho sản xuất và kinh doanh, lãnh đạo và CBCNV công ty
bằng sự cố gắng và sáng tạo của mình đã vượt qua mọi khó khăn trở ngại
trong quá trình kinh doanh cũng như sự biến động của thị trường xăng dầu
trên thế giới để duy trì sự tồn tại và đưa công ty ngày càng phát triển đứng
vững trên thị trường, hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kinh tế của
ngành giao cho. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả
kinh doanh của công ty qua 3 năm gần đây (biểu 1.1, trang 9).
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III
năm 2006 - 2008
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 1966 767 535 929 2418 636 656 016 3292 009 317 711
2. Giá vốn hàng bán 1916 788 245 883 2361 104 493 954 3211 363 612 215
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp DV 49 979 290 046 57 532 162 062 80 645 705 496
4. Doanh thu hoạt động tài chính 196 613 766 319 776 723 261 581 159
5. Chi phí tài chính
Trong đó chi phí lãi vay
2581 929 017
2581 929 017
1633 661 984
1630 287 764
1925 053 423

1904 004 160
6. Chi phí bán hàng 47 011 951 489 54 713 177 855 52 977 761 365
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 582 023 306 1505 098 946 26 004 471 867
9. Thu nhập khác 680 377 191 1582 455 895 3263 664 408
10. Chi phí khác 93 980 793 725 509 526 312 591 602
11. Lợi nhuận khác 586 396 398 856 946 369 2951 072 806
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 1168 419 704 2362 045 315 28 955 544 673
13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1277 183 486 1716 768 122 1524 018 026
14. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
15. Lợi nhuận sau thuế (108 763 782) 645 277 193 27 431 526 647
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu KVIII)
Qua số liệu ở bảng 1.2 ta thấy doanh thu của công ty không ngừng tăng
qua các năm. Năm 2006, doanh thu đạt 1.966.767.535.929đ, năm 2007 đạt
2.418.636.656.016đ tăng 22.9% so với năm 2006. Năm 2008, đạt
3.292.009.317.711đ, tăng 67.4% so với năm 2006 và 36.1% so với năm 2007.
Đồng thời với sự gia tăng về doanh thu là sự gia tăng về các khoản mục chi
phí về cả giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí lãi vay. Sở dĩ như vậy là do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thời gian vừa qua cũng như sự biến
động giá xăng dầu trên thế giới, đặc biệt là năm 2006, 2007 làm tăng giá nhập
trong khi khung giá bán lại do Nhà nước quy định, mặc dù đã có điều chỉnh
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
nhưng chưa đủ mức và kịp thời, gây khó khăn cho toàn ngành. Bên cạnh đó,
một số khách hàng lớn như khách hàng khối sông biển, khối sản xuất xi
măng, sắt thép gặp khó khăn về tài chính, do đó tiến độ mua hàng và thanh
toán với công ty chậm, mức dư nợ lớn. Năm 2006, tổng lợi nhuận trước thuế
của công ty đạt 1168.419.704đ, năm 2007: 2362.045.315đ, năm 2008 đạt:
28955.544.673đ. Lợi nhuận của công ty tuy có tăng so với các năm song chưa

cao, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu rất thấp, năm 2008 mới đạt 0,88%. Do
đó, trong những năm tới, công ty cần xem xét đánh giá lại công tác quản lý
chi phí tại đơn vị nhằm giảm bớt chi phí góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng của
lợi nhuận.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được xây dựng và đổi mới phù hợp
với đặc điểm quản lý, hạch toán kinh doanh của Tổng công ty. Hiện nay, bộ
máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng
(theo sơ đồ 1.1, trang 11):
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
NỘI CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty xăng dầu khu vực III
- Giám đốc: là người đứng đầu công ty, đại diện toàn quyền của công
ty trong mọi hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng
Công ty về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, trực tiếp phụ trách công
tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính, trực tiếp làm trưởng ban giá, trưởng
ban chống tham nhũng và buôn lậu của Công ty.
- Phó giám đốc: giúp giám đốc trên từng mặt công tác, cụ thể:
+ Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác
quản lý kỹ thuật, vật tư.
+ Phó giám đốc nội chính: Phụ trách khối nội chính, trực tiếp chỉ đạo
và chịu trách nhiệm về công tác thanh tra, bảo vệ, hành chính, lao động tiền
lương, công tác thi đua, khen thưởng, đoàn thể quần chúng.
- Các Phòng nghiệp vụ: giúp việc cho giám đốc (phó giám đốc) về

từng mặt công tác trong đó trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước
giám đốc công ty về phần nghiệp vụ của Phòng được giao, có trách nhiệm
hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty về kỹ thuật, nghiệp vụ
theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
TỔ CHỨC
PHÒNG
KINH
DOANH
XĂNG
DẦU
PHÒNG
KINH
DOANH
GAS
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
KỸ
THUẬT
PHÒNG
TIN HỌC
TRUNG
TÂM GAS
DẦU MỠ
NHỜN

ĐỘI XE
TỔNG
KHO
THƯỢNG

19 CỬA
HÀNG
XĂNG
DẦU
ĐỘI BẢO
VỆ CỨU
HỎA
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Mối quan hệ giữa các phòng là bình đẳng, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau
để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bao gồm 7 phòng nghiệp vụ:
+ Phòng quản lý kỹ thuật
+ Phòng tin học
+ Phòng kinh doanh xăng dầu
+ Phòng kinh doanh gas
+ Phòng kế toán tài chính
+ Phòng tổ chức cán bộ, lao động tiền lương
+ Phòng hành chính quản trị
- Khối các đơn vị trực thuộc bao gồm:
+ Tổng kho xăng dầu Thượng Lý
+ Trung tâm gas dầu mỡ nhờn
+ Đội xe
+ Đội bảo vệ, cứu hỏa
- Khối các cửa hàng bán lẻ: gồm 19 cửa hàng trên địa bàn TP Hải
Phòng

+ Cửa hàng xăng dầu Hải Phòng
+ Cửa hàng xăng dầu Thượng Lý
+ Cửa hàng xăng dầu Quán Toan
+ Cửa hàng xăng dầu Trúc Sơn
+ Cửa hàng xăng dầu Đại Bản
+ Cửa hàng xăng dầu Thủy Tinh
+ Cửa hàng xăng dầu Lê Lai
+ Cửa hàng xăng dầu Lạch Tray
+ Cửa hàng xăng dầu Đổng Quốc Bình
+ Cửa hàng xăng dầu Tam Bạc
+ Cửa hàng Gas Chợ Sắt
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+ Cửa hàng xăng dầu Đồ Sơn
+ Cửa hàng xăng dầu Quán Trữ
+ Cửa hàng xăng dầu Kiến An
+ Cửa hàng xăng dầu An Tràng
+ Cửa hàng xăng dầu Tiên Lãng
+ Cửa hàng xăng dầu Vĩnh Bảo
+ Cửa hàng xăng dầu Minh Đức
+ Trạm vận chuyển kinh doanh xăng dầu đường thủy.
Đây là những bộ phận trực tiếp quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ kinh doanh được giao. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ trên nguyên tắc phục vụ kinh doanh chính và có lãi.
Tham mưu đề xuất với giám đốc các vấn đề về tổ chức sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ của bộ phận.
Về số lượng và chất lượng lao động công ty đã có những tiến bộ rõ rệt,
tổng số CBCNV trong công ty hiện nay là 615 người trong đó số người có
trình độ đại học là: 150 người, cao đẳng: 105 người, công nhân kỹ thuật: 300

người. Công ty đã mạnh dạn bố trí sắp xếp những cán bộ trẻ có năng lực vào
các phòng, ban, đơn vị chủ chốt, dây chuyền sản xuất cho phù hợp, cử các
CBCNV có năng lực đi học thêm để nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ.
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ
Phòng kế toán công ty có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp các
thông tin về tài sản, nguồn vốn và sự vận động của chúng phục vụ cho công
tác quản lý, tham mưu giúp việc cho giám đốc giám sát, quản lý, điều hành tài
chính và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Hướng dẫn, kiểm tra các phòng
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
ban, các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng quy định của ngành, của Nhà nước
về chế độ kế toán, tài chính, thống kê.
Nhiệm vụ của Phòng kế toán:
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm, tính chất sản
xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở chế độ kế toán doanh nghiệp của Việt
Nam và các quy định về hạch toán hiện hành của Tổng công ty xăng dầu Việt
Nam.
- Ghi chép, tính toán chính xác, đầy đủ, trung thực, kịp thời các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh cũng như tình hình vốn, tài sản hiện có, tình hình luân
chuyển, sử dụng chúng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài
chính, chế độ phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, kiểm
tra việc thực hiện, giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh
phí.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập kịp thời, đầy đủ toàn bộ
chứng từ kế toán của công ty. Hướng dẫn các bộ phận liên quan, các đơn vị
trực thuộc thực hiện tốt chế độ ghi chép, thống kê, luân chuyển chứng từ và
các nghiệp vụ kế toán.

- Cung cấp số liệu, tài liệu, thông tin kinh tế cho việc điều hành sản xuất
kinh doanh, tổng hợp, phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính của công ty,
tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh nhằm khai
thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của công ty, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty.
1.4.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán gồm có 13 người, đứng đầu là kế toán trưởng. Các nhân
viên kế toán đều có trình độ đại học, cao đẳng. Bộ máy kế toán của Công ty
được tổ chức như trên sơ đồ sau:
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty xăng dầu khu vực III
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, phụ trách chung
về mọi công việc của Phòng, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về
công tác kế toán, thống kê, tài chính chung toàn công ty.
- Phó phòng kế toán: giúp việc cho kế toán trưởng, có trách nhiệm hướng
dẫn các nhân viên kế toán về công tác hạch toán kế toán.
- Kế toán tổng hợp (01 người): tập hợp tài liệu của các kế toán từng phần
hành, lập các bảng kê, bảng phân bổ, lập các báo cáo kế toán định kỳ.
- Một kế toán ngân hàng: theo dõi và thực hiện các giao dịch giữa công
ty với ngân hàng.
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
KẾ
TOÁN
TỔNG
HỢP
KẾ

TOÁN
NGÂN
HÀNG
KẾ
TOÁN
BÁN
HÀNG
KẾ
TOÁN
CÔNG
NỢ
KẾ
TOÁN
CHI PHÍ
KẾ
TOÁN
TSCĐ

XDCB
KẾ
TOÁN
KHO
HÀNG
THỦ
QUỸ
KẾ TOÁN CÁC ĐƠN VỊ
TRỰC THUỘC
KẾ TOÁN CÁC CỬA HÀNG
BÁN LẺ
15

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Một kế toán bán hàng và thanh toán tiền hàng: theo dõi việc bán hàng
và thanh toán với từng khách hàng.
- Ba kế toán công nợ: theo dõi các khoản công nợ của khách hàng, cửa
hàng và nội bộ ngành.
- Hai kế toán chi phí: theo dõi và tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong
quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Một kế toán kho hàng: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của hàng
hóa.
- Một kế toán TSCĐ và XDCB: Theo dõi và phản ánh tình hình tăng,
giảm và trích khấu hao tài sản cố định, theo dõi, tập hợp các khoản chi đầu tư
xây dựng cơ bản.
- Một thủ quỹ: thực hiện thu chi và theo dõi các khoản thu, chi, tồn quỹ
tiền mặt của công ty.
Mỗi đơn vị trực thuộc của công ty đều có một kế toán viên thực hiện
việc lập chứng từ ban đầu của các nghiệp vụ phát sinh, sau đó định kỳ lập
bảng kê tổng hợp chứng từ theo từng loại nghiệp vụ gửi về phòng kế toán
công ty.
Mỗi bộ phận, mỗi phần hành kế toán tuy có chức năng và nhiệm vụ
riêng song giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong phạm vi
chức năng và quyền hạn của mình.
1.5. Đặc điểm công tác hạch toán kế toán
1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
Việc hạch toán kế toán tại công ty được thực hiện theo chế độ kế toán
ngành xăng dầu do Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam xây dựng trên cơ sở và
tuân thủ các quy định của Chế độ kế toán kế toán doanh nghiệp ban hành theo
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và đã được Bộ tài chính chấp
thuận tại công văn số 956/BTC-CĐKT ngày 18/01/2007 về việc “Chấp thuận
chế độ kế toán đối với Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam”
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày
31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi sổ kế toán là Đồng
Việt Nam, trong trường hợp có phát sinh ngoại tệ sẽ được chuyển đổi theo tỷ
giá hạch toán quy định của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, tính trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp nhập trước xuất
trước. Đối với tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình ghi nhận
theo nguyên giá và thực hiện khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán của Công ty được thực hiện theo quy định
về chứng từ kế toán của Luật Kế toán và chế độ chứng từ kế toán của Chế độ
kế toán doanh nghiệp hiện hành, đồng thời tuân thủ theo chế độ chứng từ kế
toán của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.
Do công ty xăng dầu KVIII là một doanh nghiệp có quy mô vừa với
nhiều đơn vị, cửa hàng phụ thuộc hoạt động trên một địa bàn tương đối rộng
nên công ty áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Mọi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh (phản ánh, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hệ thống sổ
sách kế toán và hệ thống báo cáo) đều được thực hiện ở phòng kế toán, tuy
nhiên có phân tán nghiệp vụ xuống đơn vị trực thuộc, các cửa hàng. Các đơn
vị trực thuộc lập chứng từ và kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế toán các nghiệp vụ
phát sinh. Tại các cửa hàng công việc kế toán chỉ giới hạn trong việc lập
chứng từ ban đầu của các nghiệp vụ phát sinh, sau đó định kỳ lập bảng kê
tổng hợp chứng từ theo từng loại nghiệp vụ gửi về phòng kế toán công ty để
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
phòng kế toán tiến hành hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết và lập các báo

cáo quyết toán của công ty.
1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ngành xăng dầu do Tổng
công ty xăng dầu Việt Nam xây dựng dựa trên quyết định 15/2006QĐ-BTC
ngày 20/03/2006. Việc áp dụng hệ thống tài khoản này vào công tác hạch toán
được thực hiện theo nguyên tắc: Nhà nước quản lý các tài khoản cấp 1 và tài
khoản cấp 2, Tổng công ty quy định quản lý nhóm tài khoản cấp 3, công ty
chỉ được phép mở thêm từ tài khoản cấp 4 (đối với các tài khoản Tổng Công
ty chưa quy định trong hệ thống tài khoản) để theo dõi cho phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của đơn vị.
1.5.4. Hệ thống sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và tuân thủ các quy
định về sổ kế toán áp dụng cho Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, do đó hệ
thống sổ kế toán của Công ty bao gồm:
+ Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái, sổ nhật ký
+ Sổ kế toán chi tiết
+ Bảng chi tiết số phát sinh
+ Bảng cân đối tài khoản
Trình tự ghi sổ kế toán được thể hiện như trên sơ đồ sau:
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
Chứng từ gốc
và các bảng liệt
kê chứng từ
Sổ chi tiết
Các sổ nhật ký
chuyên dùng
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
Hàng ngày kế toán tiến hành cập nhật chứng từ và xử lý dữ liệu trên

máy tính:
- Đối với các chứng từ do bộ phận kế toán phát hành như phiếu thu,
phiếu chi, phiếu kế toán,… cập nhật vào máy tính theo yêu cầu thiết kế của
phần mềm kế toán
- Đối với các chứng từ ngoại lai hoặc chứng từ do bộ phận khác
chuyển đến dưới dạng dữ liệu điện tử như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,
hóa đơn bán hàng,… kế toán tiến hành kiểm tra các yếu tố của chứng từ, cập
nhật bổ sung dữ liệu kế toán và định khoản kế toán cho các chứng từ.
- Cùng với việc định khoản, máy tự động cập nhật số liệu vào các sổ
kế toán liên quan. Khi kiểm tra đối chiếu số liệu, kế toán chỉ cần chọn loại sổ
cần dùng, xác định thời gian cần tập hợp số liệu và in ra sổ. Định kỳ kế toán
in các sổ chi tiết, đối chiếu với các bộ phận liên quan, ký xác nhận vào sổ chi
tiết hoặc bảng kê chi tiết để phân định trách nhiệm quản lý của các phần hành
kế toán
- Cuối tháng kế toán tổng hợp tiến hành kiểm tra, đối chiếu các nhật
ký, bảng kê, bảng cân đối phát sinh do các phần hành kế toán chi tiết chuyển
đến, lập Bảng cân đối phát sinh chi tiết, bảng cân đối tài khoản để lưu trữ thay
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
Sổ quỹ
Sổ cái
Bảng cân đối
tài khoản
Báo cáo tài
chính
Bảng chi tiết số
phát sinh
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
sổ cái hàng tháng đồng thời tiến hành đối chiếu, rút số dư các tài khoản, lập
báo cáo theo chế độ. Cuối năm tài chính in các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản để

phục vụ cho việc lưu trữ và kiểm tra đối chiếu.
1.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tại Công ty bao gồm:
- Hệ thống báo cáo tài chính: là các báo cáo theo quy định của chế độ
kế toán doanh nghiệp. Đơn vị phải nộp cho các cơ quan quản lý và Tổng
Công ty theo thời gian quy định.
- Hệ thống báo cáo quản trị: là hệ thống báo cáo phục vụ công tác quản
trị nội bộ Công ty, Tổng Công ty, bao gồm: Báo cáo chi tiết kết quả hoạt động
kinh doanh, báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, báo cáo tiêu
thụ, báo cáo quỹ tiền lương, báo cáo nhập - xuất - tồn kho hàng hóa,…
- Hệ thống báo cáo kiểm kê: Báo cáo kiểm kê vốn bằng tiền, báo cáo
kiểm kê xăng dầu tồn kho, báo cáo kiểm kê nguyên vật liệu, báo cáo kiểm kê
giá trị TSCĐ, …
Các báo cáo quản trị và báo cáo kiểm kê Công ty phải lập và nộp về
Tổng Công ty bằng văn bản đồng thời với gửi các File báo cáo tương ứng
theo cấu trúc vào địa chỉ do Tổng Công ty quy định.
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III
2.1. Kế toán chi phí kinh doanh tại Công ty
2.1.1. Nội dung và phân loại chi phí kinh doanh tại Công ty
Do đặc điểm tổ chức kinh doanh cua Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam,
Văn phòng Tổng công ty là đầu mối duy nhất chịu trách nhiệm tạo nguồn
hàng hóa xăng dầu và giao cho các đơn vị bán ra theo phương thức xuất bán
nội bộ, các đơn vị không được tự ý khai thác nguồn hàng xăng dầu bên ngoài
để bán. Các chi phí phát sinh liên quan đến việc tạo nguồn hàng của Tổng
Công ty được hạch toán vào giá vốn hàng hóa, các chi phí phát sinh trong việc

đưa hàng đến các Công ty, chi nhánh, đơn vị trực thuộc là chi phí bán hàng
của Tổng Công ty và được Tổng công ty giao cho các đơn vị trong kế hoạch
tài chính hàng năm. Các chi phí phát sinh tại các đơn vị chủ yếu là chi phí để
thực hiện nhiệm vụ bán hàng. Do đó, việc hạch toán chi phí tại Công ty xăng
dầu khu vực III cũng giống như các đơn vị khác thuộc TCTXDVN đều tập
hợp chung chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thành “chi phí
bán hàng và quản lý doanh nghiệp”, sử dụng tài khoản 641 “Chi phí bán
hàng” để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, không sử dụng tài khoản 642
“Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Thực hiện Chế độ kế toán áp dụng tại Tổng Công ty xăng dầu Việt
Nam ban hành theo quyết định số 049/XD-QĐ-HĐQT ngày 13/02/2008 của
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, chi phí chi phí kinh doanh của Công ty
được phân loại thành 17 khoản mục chi phí:
- Chi phí tiền lương: Chi phí tiền lương được xác định trên cơ sở định
mức lao động và đơn giá tiền lương do HĐQT Tổng Công ty giao theo kế
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hoạch hàng năm. Trên cơ sở đơn giá tiền lương được giao đơn vị xác định
quỹ lương và hạch toán tạo nguồn quỹ tiền lương của đơn vị ghi vào Bên Có
TK334.
- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn và
kinh phí khác: Bao gồm các khoản chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn Công ty phải trích nộp theo quy
định của Nhà nước, không bao gồm phần thuộc trách nhiệm người lao động
phải nộp.
- Chi phí công cụ, dụng cụ và bao bì: Bao gồm các loại tài sản dùng
trong kinh doanh không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ theo quy định hiện hành
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí sửa chữa TSCĐ: Bao gồm cả chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và

chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ thực tế phát sinh trong kỳ.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Chi phí bảo quản: Là những chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản
hàng hóa trong các khâu nhập, xuất, tồn, chứa và bán hàng nhằm giữ gìn
phẩm chất mặt hàng xăng dầu, bảo vệ an toàn kho xăng dầu, cảng dầu, đường
ống dẫn dầu, cửa hàng xăng dầu. Khoản mục chi phí này được tập hợp từ các
khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí giữ gìn phẩm chất xăng dầu
+ Chi phí chống hư hao, tổn thất hàng hóa, chi phí chống nóng, phòng
hỏa, đảo kho, vệ sinh kho tàng, súc rửa bồn bể.
+ Chi phí bảo vệ an toàn kho tàng, bảo quản an toàn xăng dầu, bảo vệ
đường ống, thuê kho, bốc xếp, …
- Chi phí vận chuyển: Là các chi phí phát sinh trong quá trình vận
chuyển hàng hóa, bao gồm cả chi phí vận chuyển từ kho đầu mối về kho
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Công ty, vận chuyển hàng hóa đến các cửa hàng bán lẻ, vận chuyển cho
khách hàng theo hợp đồng và vận chuyển nội bộ khác.
- Chi phí bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa,
bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm an toàn cho người lao động,…
- Chi phí hoa hồng, môi giới, hỗ trợ bán hàng và bảo hành sản phẩm
hàng hóa: Bao gồm chi phí hoa hồng trả cho đại lý, tổng đại lý , chi phí môi
giới bán hàng cho Công ty, chi phí đầu tư tiếp thị bán hàng theo Quy chế đầu
tư hỗ trợ bán hàng của Tổng Công ty, chi phí bảo hành sản phẩm.
- Chi phí đào tạo, tuyển dụng: Bao gồm các khoản chi phí cho việc đào
tạo mới, đào tạo lại chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, đào tạo nâng
cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu quản lý mới và các chi phí phát
sinh cho quá trình tuyển dụng lao động vào làm việc tại Công ty.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí điện, nước, điện thoại,

chi phí thuê kiểm toán, chi phí mua ngoài khác.
- Chi phí văn phòng và chi phí công tác: Bao gồm các khoản chi phí
phục vụ công tác kinh doanh, công tác hành chính văn phòng của bộ máy
quản lý, và các khoản thưởng sáng kiến cải tiên kỹ thuật, thưởng tăng năng
suất, thưởng tiết kiệm vật tư, …
- Chi phí dự phòng: Bao gồm chi phí dự phòng phải thu khó đòi, và
trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
- Chi phí theo chế độ cho người lao động: Là các khoản chi cho người
lao động theo chế độ, bao gồm:
+ Chi ăn ca
+ Chi cho lao động nữ theo quy định
+ Chi trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động khi thiếu quỹ dự
phòng trợ cấp mất việc làm
+ Chi phí khám sức khỏe cho CBCNV, chi bảo hộ lao động, …
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị và giao dịch: Là các chi phí phát sinh cho
việc chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, đối
ngoại và các loại chi phí khác.
- Chi phí thuế, phí và lệ phí : Bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí phải
nộp theo quy định của Nhà nước và các khoản phí, lệ phí phát sinh khác như
tiền thuê đất xây dựng các cửa hàng bán lẻ, tiền thuê kho bãi, cầu cảng, …
2.1.2. Hạch toán giá vốn tại Công ty
• Tài khoản sử dụng:
TK 632: Giá vốn hàng bán. Tài khoản này được chi tiết theo từng loại
hình kinh doanh. Cụ thể:
TK 6321: Giá vốn hàng hóa
TK 63211: Giá vốn hàng hóa
TK 63213: Giá vốn cung cấp dịch vụ

TK 63221: Hao hụt mất mát hàng hóa
Các TK này còn được bổ trợ bởi một bộ mã hàng hóa để theo dõi chi
tiết từng mặt hàng: Mogas 92, Mogas 95, Diesel, …
Kết cấu TK 632 như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn hàng hóa (theo giá hạch toán)
- Các khoản hao hụt mất mát trong định mức
- Trị giá vốn hàng bán bị trả lại
- Chênh lệch giá gốc lớn hơn giá hạch toán
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ vào Bên Nợ TK 911 – xác định
kết quả kinh doanh
- Chênh lệch giá gốc nhỏ hơn giá hạch toán
• Phương pháp hạch toán
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Xăng dầu là mặt hàng chiến lược do Nhà nước quản lý, Tổng công ty
là đầu mối nhập khẩu duy nhất, sau đó sẽ điều động đến các công ty thành
viên, Vì vậy giá vốn (giá hạch toán) sẽ là giá hạch toán hàng tồn kho do tổng
công ty quy định thống nhất toàn ngành. Mức giá vốn có thể được Tổng công
ty thay đổi theo từng kỳ quyết toán cho phù hợp với giá mua (giá nhập).
Khi hàng hóa được xuất bán, kế toán căn cứ vào hóa đơn bán hàng ghi:
Nợ TK 63211: Giá vốn hàng hóa
Có TK 15611: Giá hạch toán (giá trị hàng bán theo giá hạch toán)
Cuối tháng xác định giá trị hàng xuất kho theo phương thức nhập trước,
xuất trước:
+ Nếu giá vốn hàng bán xác định lại theo giá gốc lớn hơn giá trị đã
hạch toán trong kỳ thì phần chênh lệch ghi:
Nợ TK 63211: Giá vốn hàng hóa (số chênh lệch)

Có TK 15612: Chênh lệch giá gốc và giá hạch toán
+ Nếu giá vốn hàng bán xác định lại theo giá gốc nhỏ hơn giá trị đã
hạch toán trong kỳ thì phần chênh lệch ghi:
Nợ TK 15612: Chênh lệch giá gốc và giá hạch toán
Có TK 63211: Giá vốn hàng hóa (số chênh lệch)
- Xăng dầu có đặc tính chung là ở dạng lỏng, dễ bay hơi, dễ cháy nên
có sự chênh lệch khối lượng hàng nhập vào, xuất ra. Khi xuất hàng cho khách
sẽ bơm và ghi trên hóa đơn bán hàng đúng số thực tế khách yêu cầu và phải
thanh toán. Còn về phía công ty, phòng kỹ thuật sẽ quy đổi lượng hao hụt
xăng dầu thực tế xuất bán theo thể tích V15
o
C theo quy định của Tổng công
ty. Khối lượng xăng dầu tính theo thể tích này sẽ là căn cứ để tính giá vốn
hàng xuất bán.
Ví dụ như trong hóa đơn bán hàng tại biểu 2.1, trang 28, kế toán hạch
toán giá vốn như sau:
Sinh viên: Phạm Thị Hằng – BH173029 - Lớp KTTHM17
25

×