Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận cao học, môn chính trị học tư tưởng chính trị hy lạp – la mã cổ đại và những giá trị của những tư tưởng đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.8 KB, 30 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: CHÍNH TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI:
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HY LẠP – LA MÃ CỔ ĐẠI
VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG TƯ TƯỞNG ẤY

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
NỘI DUNG.......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HY LẠP –
LA MÃ CỔ ĐẠI................................................................................................5
1.1.

Khái niệm tư tưởng chính trị............................................................5

1.2.

Tổng quan về Hy Lạp – La Mã cổ đại.............................................6

1.2.1.

Tổng quan về Hy Lạp cổ đại.........................................................6

1.2.2.

Tổng quan về La Mã cổ đại.........................................................10

1.3.



Đặc trưng của tư tưởng chính trị Hy lạp – La Mã cổ đại............13

CHƯƠNG 2: CÁC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TIÊU BIỂU CỦA HY LẠP –
LA MÃ CỔ ĐẠI..............................................................................................15
2.1. Tư tưởng chính trị của Herodotus........................................................15
2.2. Tư tưởng chính trị của Xênơphơn........................................................16
2.3. Tư tưởng chính trị của Platơn...............................................................17
2.4. Tư tưởng chính trị của Arixtot.............................................................19
2.5. Tư tưởng chính trị của Pơlybe..............................................................22
2.6. Tư tưởng chính trị của Xixeron............................................................22
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HY LẠP –
LA MÃ CỔ ĐẠI..............................................................................................25
3.1. Về thiết lập mơ hình thể chế chính tri tối ưu.......................................25
3.2. Về quyền lực chính trị, tam quyền phân lập và quyền lực nhà nước là
của nhân dân..................................................................................................26
3.3. Về nhà nước pháp quyền, bình đẳng....................................................26
3.4. Về thủ lĩnh chính trị có đức, có tài........................................................28
KẾT LUẬN.....................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................30

2


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Chính trị là lĩnh vực xuất hiện rất sớm, nó mang tính lịch sử và giá trị mà

nó mang lại là vơ cùng to lớn. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị chính là
nghiên cứu những tư tưởng chính trị từ thưở sơ khai của nền chính trị, tìm ra
những giá trị, quy luật giúp ta hiểu rõ hơn về sự vận động của chính trị. Mỗi
thời kì, tư tưởng chính trị đều có những đặc điểm khác nhau, mang tính chất
và giá trị rất riêng, điều này làm nên một hệ thống tư tưởng chính trị mang bề
dày lịch sử. Tư tưởng chính trị thời kì Hy Lạp – La Mã cổ đại chính là một
trong những khởi đầu của hệ thống lịch sử tư trưởng chính trị đó. Những đặc
điểm của tư tưởng chính trị thời kì Hy Lạp – La Mã cổ đại, sự vận hành của
hệ thống chính trị, những tư tưởng về xây dựng nền chính trị dân chủ - chủ nơ
hay thủ lĩnh chính trị,… của các nhà tư tưởng thời kì này cho đến nay vẫn
mang những ý nghĩa và tính gợi ý lớn cho nền chính trị đương đại. Nó là vấn
đề được nhiều nhà nghiên cứu chính trị quan tâm qua từng thời đại. Chính vì
vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Tư tưởng chính trị Hy Lạp – La Mã cổ đại
và những giá trị của những tư tưởng đó” làm đề tài tiểu luận nhằm nghiên cứu
sâu hơn về những tư tưởng chính trị thời kì đó từ đó nhận định những giá trị
mà nó manhg lại cho chính trị thế giới.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lý luận chung về tư tưởng chính trị, đề tài nghiên cứu
để hiểu rõ hơn về những tư tưởng chính trị thời kì Hy Lạp – La Mã cổ đại và
giá trị của những tư tưởng đó
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về tư tưởng chính trị; Phân tích rõ
những tư tưởng chính trị thời kì Hy Lạp – La Mã cổ đại; nêu ra giá trị của
những tư tưởng đó
3



3.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về tư tưởng chính trị thời kì Hy Lạp – La Mã
cổ đại.
4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1.

Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở một số lý thuyết về tư tưởng
chính trị, đặc biệt là lý thuyết về tư tưởng chính trị phương Tây cổ đại
4.2.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử để có những nhìn nhận khách quan, tồn diện về tư tưởng
chính trị thời lì Hy Lạp – La Mã cổ đại.
Phương pháp riêng: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng
tổng hợp các phương pháp như logic – lịch sử, phân tích – tổng hợp, so sánh,
nghiên cứu tài liệu. Trong đó phương pháp logic – lịch sử và phân tích - tổng
hợp, kết hợp với nghiên cứu tài liệu để tiếp cận đối tượng nghiên cứu.
5.


Cái mới của đề tài

Thứ nhất, đề tài đưa ra những lý luận cơ bản về tư tưởng chính trị Hy
Lạp – La Mã cổ đại
Thứ hai, đề tài đưa ra những giá trị của những tư tưởng chính trị đó
6.

Ý nghĩa của đề tài

Đề tài là sự đóng góp về mặt lý luận, làm rõ hơn về tư tưởng chính trị
thời kì Hy Lạp – La Mã cổ đại và giá trị của nó
7.

Kết cấu

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo , nội dung
đề tài bao gồm 3 chương.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HY LẠP
– LA MÃ CỔ ĐẠI
1.1.

Khái niệm tư tưởng chính trị

Theo quan điểm duy vật lịch sử, tư tưởng chính trị cũng chỉ là sự phản
ánh những quan hệ kinh tế - xã hội đương thời. Bởi vậy, không thể tìm hiểu

nguồn gốc của những tư tưởng, của tâm lý xã hội trong bản thân nó; khơng
thể giải thích những biến đổi của một thời đại nào đó khi chỉ căn cứ vào ý
thức của thời đại ấy.
Không thể chỉ căn cứ vào sự phát triển của tư tưởng chính trị để giải
thích sự biến đổi của đời sống xã hội xong như Lenin đã khẳng định “chính trị
cũng có cái logic nội tạng của nó”. Khi phản ánh mối quan hệ đương thời thì
đồng thời chính trị cũng kế thừa những tư tưởng, quan điểm, những học
thuyết chính trị - xã hội trước đó. Bởi vậy, tư tưởng chính trị cũng có giá trị
nhất định trong việc giải thích những đảo lộn diễn ra trong mỗi thời đại, góp
phần nhận diện sự biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội.
Có thể xem tư tưởng chính trị - một hình thức của ý thức xã hội, thuộc
thượng tầng kiến trúc, là hệ thống những quan niệm, quan điểm , học thuyết,
phản ánh các mối quan hệ chính trị - xã hơi, đặc biệt giữa các giai cấp, dân tộc
và các quốc gia – dân tộc xuay quanh vấn đề giành – giữ, tổ chức và thực thi
quyền lực chính trị diễn ra trong lịch sử, cũng như thái độ của giai cấp, các
dân tộc đối với quyền lực chính trị mà tập chung ở quyền lực nhà nước qua
các thời đại lịch sử.
Trong xã hội của giai cấp đối kháng, thái độ của mỗi giai cấp đối với
quyền lực nhà nước khác nhau. Tư tưởng chính trị sẽ được chia làm hai loại là
: tư tưởng của giai cấp thống trị và tư tưởng của giai cấp bị trị. Ở thời đại nào
cũng vậy, tư tưởng chính trị thống trị bao giờ cũng thuộc về tư tưởng của giai
cấp cầm quyền. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, so có sự thống nhất giữa lợi
ích giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước mang bản chất giai
5


cấp cơng nhân, nhà nước của dân, do dân, vì dân, nên tư tưởng thống trị trong
xã hội là tư tưởng phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân lao động dưới sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản

Do tồn tại những loại hình tư tưởng chính trị khác nhau, đối lập nhau nên
cũng như những tư tưởng xã hội khácm những tư tưởng, học thuyết chính trị
tiến bộ xuất hiện và phát triển trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng, học
thuyết, chính trị phản động. Lenin đã chỉ rõ “Lịch sử tư tưởng chính trị chính
là lịch sử của quá trình thay thế của tư tưởng, do đó là lịch sử đấu tranh tư
tưởng”. Sau khi ra đời, tư tưởng tiến bộ xuất hiện và trở thành tài sản tinh
thần vô giá của quần chúng nhân dân, nó động viên, tổ chức khích lệ và phát
huy tính tích cực của quần chúng trong đấu tranh cách mạng. Vai trị của tư
tưởng, học thuyết chính trị trở nên đặc biệt to lớn trong đấu tranh cách mạng.
1.2.

Tổng quan về Hy Lạp – La Mã cổ đại

1.2.1. Tổng quan về Hy Lạp cổ đại.
Điều kiện tự nhiên:
Hi Lạp cổ đại bao gồm miền lục địa Hi Lạp (Nam bán đảo Ban Căng),
miền đất ven bờ biển Tiểu Á và những đảo thuộc biển Êgiê. Miền lục địa Hi
Lạp có tầm quan trọng nhất trong lịch sử Hi Lạp, chia làm 3 miền : Bắc,
Trung và Nam Hi Lạp. Miền Bắc gồm vùng rùng núi phía Tây và đồng bằng
Tétxali phía Đông, ngăn cách với miền Trung bởi đèo Técmôphin hiểm trở ;
miền Trung có nhiều rừng núi chạy dọc ngang, chia cắt lãnh thổ thành nhiều
khu vực địa lý nhỏ, tách biệt với nhau, nối với miền Nam – bán đảo Pêlôpône
bởi eo Côrinh ; bán đảo Pêlôpône trù phú, với nhiều đồng bằng như Lacơni,
Métxêni, Ácgơlít. Vùng đất liền ven bờ Tiểu Á trù phú, là cầu nối thế giới Hi
Lạp với các nền văn minh cổ đại phương Đông.
Bờ biển Hi lạp : phía Tây gồ ghề, lởm chởm, khơng tiện cho xây cảng,
nhưng phía Đơng lại khúc khuỷu, hình răng cưa, có nhiều vịnh, nhiều cảng tự
nhiên, an tồn và thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu, di chuyển. Bờ biển Tây
6



Tiểu Á cũng thuận lợi cho tàu thuyền như vậy. Hi Lạp có nhiều đảo trên biển
Êgiê, là nơi dừng chân của các tàu thuyền, tạo cầu nối giữa lục địa Hi Lạp với
miền Tiểu Á. Khi các tàu thuyền di chuyển trên biển Êgiê, khoảng cách với
đất liền và đảo ln khơng lớn.
Đất đai Hi Lạp nhìn chung kém màu mỡ, chỉ có một số vùng đồng bằng
khơng lớn lắm. Do vậy, hoạt động trồng trọt cây lương thực khơng có điều
kiện như ở phương Đơng, song đất đai đó hợp với cây Ơliu lấy dầu và cây
nho làm rượu. Điều kiện tự nhiên đó tạo nên khuynh hướng phát triển kinh tế
thủ công nghiệp và buôn bán bằng đường biển hơn là làm nông nghiệp của cư
dân. Khuynh hướng này là cơ sở của nền văn minh có nhiều điểm khác biệt so
với phương Đông. Mặt khác, điều kiện đất đai cũng khiến cho việc canh tác
gặp khó khăn, nên chỉ tới thời đại đồ sắt, cư dân nơi đây mới tạo được sự
chuyển biến mạnh trong sản xuất. Do vậy, nền văn minh xuất hiện muộn so
với phương Đông, trừ trường hợp văn minh Cret-Myxen, nền văn minh biển –
đảo, có nhiều nét giống với văn minh phương Đông cổ đại.
Đặc điểm Dân cư :
Dân cư cổ nhất của thế giới Hi Lạp là cư dân đã sáng tạo nên nền văn
minh Cret-Myxen, khoảng thiên niên kỷ III – II TCN, trên đảo Cret, một vài
đảo khác và vài vùng đất của lục địa Hi Lạp.
Cuối thiên niên kỷ III, đầu thiên niên kỷ II TCN, các tộc người Hi Lạp
thuộc ngữ hệ Ấn – Âu từ phía Bắc – hạ lưu sơng Đanp xuống bán đảo Ban
Căng và các đảo trên biển Êgiê. Quá trình này kéo dài hơn 1000 năm, kết thúc
với việc cư dân Hi Lạp chinh phục và định cư ở đây (người Đôrien định cư ở
bán đảo Pêlôpône, đảo Cret và vài hịn đảo nhỏ ở nam Êgiê ; người Iơnien ở
vùng đồng bằng Attich, đảo Ôbê và ven bờ tây Tiểu Á ; người Akêen chủ yếu
định cư ở miền Trung Hi Lạp ; người Êôlien ở Bắc Hi Lạp, một số đảo trên
biển Êgiê và ven bờ Tiểu Á). Họ xây dựng nên các thành bang trong lịch sử,
cùng tự nhận chung nguồn gốc (thần Hêlen - Hellene, gọi quốc gia là Henlát Hellas), cùng chung tơn giáo, tập qn, tín ngưỡng.
7



Về kinh tế - xã hội – chính trị:
Kinh tế: Nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhất
là thương mại hàng hải do điều kiện tự nhiên ưu đãi. Trình độ sản xuất khá
cao so với xã hội cổ đại phương Đông, sự phân công lao động diễn ra rõ nét.
Đây là một cơ sở quan trọng cho sự hưng thịnh của nền văn minh Hi Lạp.
Xã hội: xã hội chiếm hữu nô lệ, với hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô
lệ. Giai cấp chủ nô dùng quyền sở hữu tư liệu sản xuất và sở hữu chính bản
thân người nơ lệ để bóc lột thành quả lao động của nơ lệ, lực lượng lao động
chính nuối sống xã hội những hồn tồn khơng có quyền hành gì, chỉ là một
thứ cơng cụ của chủ nơ.
Chính trị: Nhà nước ra đời từ sự phát triển trong nội bộ xã hội, xóa bỏ
tàn dư xã hội nguyên thủy 
Nhà nước thành bang: các nhà nước Hi Lạp tồn tại dưới hình thức nhà
nước thành bang hay quốc gia thành thị (polis), với một thành thị là hạt nhân,
độc lập với nhau và không bao giờ trở thành một quốc gia thống nhất, trừ
trường hợp bị thống trị bằng vũ lực từ bên ngoài 
 Chế độ dân chủ chủ nơ: dù mơ hình nhà nước có khác biệt nhau (cộng
hòa quý tộc như Xpác hay cộng hòa dân chủ như Aten) song xã hội các thành
bang đều được tổ chức theo nguyên tắc của chế độ dân chủ chủ nô, chế độ mà
quyền lực thuộc về một nhóm, một tập thể người, đại biểu cho quyền lợi của
giai cấp chủ nơ, áp bức, bóc lột với giai cấp nơ lệ.
Phương thức sản xuất chiếm nơ điển hình. Nền văn minh Hi Lạp cổ đại
là nền văn minh ra đời và phát triển trên cơ cở phương thức sản xuất chiếm
hữu nô lệ.
Các thời kỳ lớn của lịch sử Hi Lạp cổ đại:
*Văn minh Cret - Myxen (Thiên niên kỷ III - thiên niên kỷ II TCN)
+ Cret là tên một hịn đảo phía Nam biển Ê-giê, từng tồn tại một nền văn
minh cổ xưa, từ khoảng thiên niên kỷ III đến cuối thiên niên kỷ II TCN.

Myxen là một tên một vùng đất trên bán đảo Pelopones, Nam Hi Lạp, có nền
8


văn minh tồn tại từ khoảng cuối thiên niên kỷ III đến cuối thiên niên kỷ II
TCN. Người ta gọi chung là văn minh Cret - Myxen, bởi chúng có những
điểm tương đồng cơ bản, là nền văn minh mở đầu trong lịch sử Hi Lạp.
+ Cư dân của văn minh Cret - Myxen làm nông nghiệp là chủ yếu, đồng
thời cũng phát triển thủ công nghiệp và hoạt động buôn bán.
+ Cret - Myxen là một nền văn minh của xã hội có giai cấp và nhà nước,
cũng giống như văn minh phương Đông cổ đại, bị tàn tạ vào thiên niên kỷ II
TCN, cùng với những cuộc thiên di của các tộc ngời Hi Lạp từ phía Bắc tràn
xuống, chinh phục và định cư. Văn minh Cret – Myxen là nền văn minh mở
đầu của lịch sử Hi Lạp, nhưng nền văn minh tiếp theo đó khơng tiếp nối thành
tựu của nó.
* Thời đại Hơme (Homère) trong lịch sử Hi Lạp (thế kỷ XI -  IX TCN) 
Thời đại Hơme (vì giai đoan lịch sử này được phản ánh chủ yếu trong
hai sử thi - anh hùng ca Iliát và Ơđixê tương truyền do Hơme sáng tác) là thời
kỳ tan rã của xã hội thị tộc - bộ lạc trong cộng đồng những tộc người Hi Lạp
(Đôrien và Iônien) thiên di từ phía Bắc xuống.
Cư dân thời đại Hơme sống định cư trên các vùng của lục địa Hi Lạp và
các hịn đảo xung quanh, chủ yếu làm nơng nghiệp và chăn ni, cùng với đó
là hoạt động thủ công nghiệp.
Chế nộ nô lệ sơ khai đã ra đời song mang nặng tính chất nơ lệ gia trưởng, có nhiều nét giống với xã hội cổ đại phương Đông.
* Thời kỳ xuất hiện và phát triển lên đến đỉnh cao của xã hội có giai
cấp, nhà nước trong lịch sử Hi Lạp (thế kỷ VIII - V TCN)
Sau thời đại Hơme, Hi Lạp bước vào giai đoạn hình thành và phát triển
xã hội có giai cấp và nhà nước. Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, các thành
bang Hi Lạp dần hình thành và phát triển, nổi bật là Xpác (Sparte) và Aten
(Athen). Sau chiến tranh với đế quốc Ba Tư (thế kỷ V TCN), các thành bang

Hi Lạp đạt tới sự phát triển đỉnh cao, trong đó Aten trở thành trung tâm của

9


nền văn minh Hi Lạp, thể hiện đầy đủ những đặc trưng và đỉnh cao của xã hội
Hi Lạp thời cổ đại.
Chế độ chiếm hữu nơ lệ hình thành và phát triển, nền kinh tế Hi Lạp cổ
đại dựa trên cơ sở của nó, với hoạt động chính là thủ công nghiệp và mậu dịch
hàng hải. Các thành bang Hi Lạp trở thành trung tâm văn minh thời cổ đại với
những thành tựu rực rỡ chưa từng có trước đó.
Vào cuối thế kỷ V TCN, những cuộc chiến tranh trong nội bộ các thành
bang Hi Lạp đã dẫn tới sự suy thoái của họ, dẫn đến sự thống trị của đế quốc
Makêđônia (Macédonia) từ cuối thế kỷ IV TCN.
* Hi Lạp trong thời kỳ thống trị của Makêđônia -  Thời kỳ “Hi Lạp
hóa” (từ năm 334 đến năm 30 TCN):
Cuối thế kỷ IV, quốc gia Makêđônia ở miền Bắc Hi Lạp trở nên cường
thịnh sau khi tiếp thu văn hóa Hi Lạp, chinh phục hầu hết các thành bang Hi
Lạp, đến thời Alếchxanđrơ (Alexandre), trở thành một đế quốc lớn, thống trị
nhiều vùng đất ở Đông Nam Âu, Tây Á và Bắc Phi. Nhưng đế quốc đó mau
chóng tan rã sau khi chết (năm 323 TCN)
Thời kỳ này, các thành bang Hi Lạp suy thối,  nhưng văn hóa Hi Lạp
được truyền bá rộng rãi trong lãnh thổ của đế quốc Makêđônia , vậy nên gọi
là thời kỳ “Hi Lạp hóa”.
Trong khi đó nhà nước Roma ở bán đảo Italia không ngừng phát triển và
đã chinh phục hầu hết lãnh thổ của Hi Lạp.
1.2.2. Tổng quan về La Mã cổ đại
Điều kiện tự nhiên:
Bán đảo Ý dài và hẹp vươn ra Địa Trung Hải, với dãy Alpes về phía Bắc
ngăn cách với châu Âu. Bán đảo Ý trong trên bản đồ như một chiếc ủng, bao

bọc ba mặt là biển, phía Nam bán đảo là đảo Sicilia, phía Tây là
đảo Corse và Sardegna.
Bán đảo Ý có những điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một
nền văn minh: những đồng bằng phì nhiêu bên sơng Po, Trung Ý và đảo
10


Sicilia cùng với khí hậu ấm áp mưa nhiều; bán đảo Ý cũng là nơi có
lượng khống sản phong phú như đồng, chì, sắt, v.v.; giao thông biển rất
thuận lợi cho việc buôn bán, giao lưu với các nền văn minh khác trong vùng.
Nền văn minh La Mã là nơi khá sớm có con người cư trú, có thể khẳng
định vào loại sớm nhất với lục địa châu Âu. Bán đảo Ý là nơi hội tụ của các
nền văn minh Đông và Tây Địa Trung Hải, Bắc Phi. Mặc dù sự cực thịnh của
nền văn minh La Mã không được các nhà nghiên cứu đánh giá sớm hơn các
nền văn minh lân cận, như nền văn minh Ai Cập cổ đạihay nền văn minh Tây
Á nhưng lại phát triển rực rỡ và cực thịnh.
Từ thời đồ đá cũ đã xuất hiện những cư dân sống ở bán đảo. Thời kỳ
này, sự di cư của các cư dân từ các lục địa vào bán đảo Ý và bị cách biệt với
phần còn lại của châu Âu bởi dãy núi Alpes nên việc giao lưu gần như bắt
buộc với các nền văn minh khác quanh biển Địa Trung Hải. Cư dân của La
Mã tương đối thuần nhất do phạm vi hẹp và tương tự một ốc đảo ở Nam châu
Âu, được gọi chung là người Ý.
Dân cư:
Người dân có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Italia được gọi là Italiot,
trong đó bộ phận sống trên đồng bằng latium là người gốc Latinh (Latin),
ngoài ra cịn có một số nhỏ người gốc Gơloa và gốc Hy Lạp
Quá trình phát triển của nền văn minh La Mã:
Lịch sử của La Mã có thể được chia ra thành ba thời kỳ chính như sau:
Thời kỳ cổ đại Estrusque, Từ thế kỷ thứ 8 đến hết thế kỷ thứ 4 TCN:
Ở thời kỳ này, xã hội La Mã còn manh mún, các chủ đất chưa thống nhất

và phân chia tranh giành ảnh hưởng và cân bằng lẫn nhau. Kinh tế dựa vào
nông nghiệp là chủ yếu, lãnh thổ La Mã chủ yếu tập trung tại miền Nam Ý
ngày nay.
Thời kỳ Cộng hòa La Mã, (từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 1 TCN:

11


Thời kỳ này hình thành một nhà nước cộng hịa tại Roma mà về sau ảnh
hưởng rất lớn đến đường lối chính trị của nhiều quốc gia Tây Phương, và cho
đến ngày nay vẫn còn giá trị.
Thời kỳ Đế quốc La Mã (Từ thế kỷ thứ 1 TCN đến năm 476):
Đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của La Mã bằng việc bành trướng lãnh
thổ, Đế quốc La Mã có lãnh thổ hầu như toàn bộ khu vực Địa Trung Hải. Lần
lượt các vùng lãnh thổ như, Hy Lạp (146 TCN), cùng với lãnh thổ Tiểu
Á, Syria, Phoenicia, Palestine và Ai Cập bị sáp nhập vào Đế quốc La Mã.
Trong thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã phát triển cực thịnh, lãnh
thổ rộng lớn, các đô thị của La Mã được xây dựng và để lại cho đến ngày nay:
Londinium, (London ngày nay), Lucdium, (Lyon ngày nay), Köln, Strasburg, 
Viên...
Nhưng từ thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã có nhiều tranh giành quyền lực
và suy yếu. Đến thế kỷ thứ 4, nhiều cư dân bên ngoài xâm nhập và Đế quốc
La Mã bị chia hai: Tây La Mã và Đông La Mã (gọi là Đế chế Byzantine). Tây
La Mã bị sụp đổ vào năm 476; và Đế quốc Đông La Mã bị sụp đổ vào năm
1453.[1]
Kinh tế: mặc dù kinh tế thủ công nghiệp và thương mại rất phát triển
song kinh tế nông nghiệp của La Mã lại đóng vai trị qua trọng, mang tính
quyết định đến sự phát triển của èn kinh tế - xã hội. Điều này do những đặc
điểm của điều kiện tự nhiên quy định: La Mã cổ đại có những đồng bằng màu
mỡ trên bán đảo Italia, thuận lợi cho nông nghiệp, nhất là các cây cung cấp

nguyên liệu cho thủ công nghiệp; mặt khác, đế quốc La Mã không ngừng mở
rộng, bao gồm nhều vùng đất trù phú ở châu Âu, Bắc Phi, châu Á thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng mặt khác, kinh tế nơng nghiệp với hình
thức chủ yếu là đại điền trang Latiphundia lại gắn bó chặt chẽ với thị trường
hàng hóa, tiền tệ (khơng trồng lương thực mà chủ yếu trồng cây công nghiệp),
tham gia vào mạng lưới trao đổi, bn bán nên nó hồn tồn khác với nền
kinh tế tự nhiên, khép kín của phương Đơng.
12


Chính trị: Ban đầu nhà nước La Mã (Roma) ra đời dưới hình thức nhà
nước thành bang như các thành thị Hi Lạp, nhưng q trình phát triển của nó
hồn toàn khác, dần trở thành một đế quốc rộng lớn, cai trị nhiều vùng đất
khác nhau, có mọt chính quyền trung ương hùng mạnh. Mặt khác, tính dân
chủ của nền chính trị La Mã suy giảm dần cùng với tiến trình lịch sử của nó:
từ nền cộng hịa chuyển sang thể chế đế chế, từ nhà nước dân chủ dần chuyển
sang nhà nước qn chủ, mặc dù khơng hồn tồn giống như nhà nước quân
chủ chuyên chế phương Đông
Những khác biệt đó của xã hội La Mã cổ đại ảnh hưởng sâu sắc tới nền
văn minh La Mã, khiến cho nó tiếp thu nhiều thành tựu khác nhau, cơ bản là
văn minh Hi Lạp những khơng chỉ có yếu tố Hi Lạp. Mặt khác, sự phát triển
muộn màng của nó so với văn minh Hi Lạp vốn đã vo cùng rực rỡ và vĩ đại
nên văn minh La Mã có nội dung chủ yếu là kế thừa và biến cải, phát triển
những thành tựu của văn minh Hi Lạp.
1.3.

Đặc trưng của tư tưởng chính trị Hy lạp – La Mã cổ đại

Tư tưởng chính trị Hy Lạp – La mã cổ đại xuất hiện từ rất sớm và mang
những đặc điểm khái quát sau:

Tư tưởng chính trị Hy Lap – La Mã cổ đại gắn liền với quá trình tiến hoá
của xã hội và nhà nước Hy Lạp – La Mã chiếm hữu nơ lệ; Đồng thời nó cũng
chịu tác động nhất định của văn hố phương Đơng. Trong sự phát triển của
mình, tư tưởng chính trị Hy Lạp – La Mã cổ đại trải qua ba thời kì: thời kì thứ
nhất là thời kì phát sinh quan niệm về nhà nước gắn liền với việc hình thành
thể chế nhà nước; thời ìkì thứ hai chính là thời kì phát triển cao và tổng kết
những tư tưởng về nhà nước trùng hợp với thời kì hưng thịng và suy vong của
nền dân chur chiếm nơ; Thời kì thứ ba chính là thời kì khủng hoảng những tư
tưởng chính trị, thời kì suy vong của hệ thống quốc gia -thành thị
Tư tưởng chính trị Hy Lạp – La Mã cổ đại chủ yếu phản ánh ý thức hệ
giai cấp chủ nô thống trị. Mâu thuẫn giai cấp cơ bản trong xã hội chiếm nô Hy
– La cổ đại là mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô. Những khát vọng của giai cấp
13


nô lệ được phản ánh trong những câu chuyêjn kể, thần thoại, mơ ước về thời
hoàng kim đã qua, song không phải là tư tưởng tiêu biểu. Ngay cả trong thành
bang Aten, với chế độ chiếm nô dân chủ, nhưng những tư tưởng tự do của
những người dân tự do cũng chủ yếu là những tiếng thở dài tiếc thương một
thời đã qua. Trái lại, cùng với quá trình xác lập nhà nước chiếm nô, những tư
tưởng phản ánh lợi ích của giai cấp chủ nô đã trở thành tư tưởng chính trị
chính thống. Nó thực sự là cơng cụ hữu hiệu để duy trì trật tự xã hội chiếm
nơ, mặc dù hình thức có thay đổi.
Tư tưởng chính trị Hy – La cổ đại đã đề cập tới nội dung khá tồn diện
về chính trị, từ quan niệm về chính trị, bản chất chính trị, thể chế chính trị đề
cập tới con người chính trị với tư cách là tinh hoa: thủ lĩnh chính trị. Điều đó
một mặt phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp giữa chủ nô và nô lệ khá gay gắt,
mặt khác cũng phản ánh tư duy của người phương Đông mà trước hết là kiến
thức khoa học tự nhiên của người Ai Cập, Babilon và một phần kiến thức của
người Ấn Độ cổ đại.


14


CHƯƠNG 2: CÁC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TIÊU BIỂU CỦA HY LẠP
– LA MÃ CỔ ĐẠI
2.1. Tư tưởng chính trị của Herodotus
Herodotus là nhà sử học người Hy Lạp và là một trong những sử gia nổi
tiếng nhất trong lịch sử thế giới cổ đại. Herodotus sinh trưởng ở Halicarnasse
nơi giao lưu của nhiều luồng văn minh Đông – Tây. Ông được tiếp thu một
nền giáo dục chu đáo và lớn lên dưới sự sùng kính Homère (tác giả của
trường ca nổi tiếng Iliat và Odicer).
Đi nhiều nơi và quan tâm tìm hiểu khá cặn kẽ nhiều vấn đề, Herodotus
đã cho ra đời tới 9 tác phẩm lớn viết về lịch sử Hy Lạp, Ai Cập, Ba Tư,
Babylonna, Assyrie… trong đó nổi tiếng nhất là quyển VI Erato “Cuộc chiến
tranh Hy Lạp Ba Tư” (thế kỷ V TCN). Các tác phẩm của Herodotus không chỉ
phản ánh các sự kiện, các biến cố lịch sử mà còn thể hiện những nghiện cứu
của ơng về kinh tế, chính trị, đời sống xã hội, dân tộc học, khoa học tự nhiên
của nhiều nước ở vùng Địa Trung Hải rộng lớn. Song, nội dung lịch sử vẫn là
chủ yếu trong các tác phẩm của ông.
Nghiên cứu chính trị của Herodotus cũng mang giá trị lớn, tư tưởng
chính trị của ơng được thể hiện qua những vấn đề về chính thể nhà nước như
sau:
Chính thể quân chủ là thể chế chính trị độc quyền của một người – thể
chế này xuất hiện có tính chất tiền định trong hai trường hợp; khi mới lập
quốc, vua là người có cơng khai quốc, là người anh minh đức độ, cầm quyền
vì dân vì nước; khi xã hội rơi vào trạng thái hỗn loạn do sự thoái hoá của
chính thể quý tộc và dân chủ. Nhưng cũng do chỗ quá lạm quyền lực tập
trung trong tay nên vua khơng cho ai có quyền phản kháng, phê phán, sống xa
dân.

Thể chế quý tộc: là thể chế xây dựng trên cơ sở một nhóm người tinh
hoa về trí tuệ và phẩm chất cầm quyền vì lợi ích chung của quốc gia. Ưu điểm
của thể chế này là sự bàn bạc, tranh cãi giữa các nhà cầm quyền sẽ đưa ra
15


những quyết định có lợi. Nhưng nó cũng chia sẻ điểm hạn chế lớn là những sự
bất hoà, sự trái ngược về ý kiến dẫn đến chia rẽ quyền lực, bè phái và loại trừ
lẫn nhau.
Thể chế dân chủ: là thể chế quyền lực thuộc về đông đảo nhân dân, do
nhân dân nắm vì lợi ích chung của cộng đồng. Các chức vụ trong bộ máy
quyền lực do nhân dân bầu theo nguyên tắc đồng luật và đồng đều. Theo
Herodot vì nhân dân là đám đơng khơng có học, dễ bị kích động, nóng nảy và
dục vọng, khơng có khả năng ngăn cản những kẻ xấu liên kết áp bức nhân dân
cho nên thể chế này dẫn đến trạng thái vơ chính phủ.
Tư tưởng về thể chế nhà nước của Herodot chính là nền tảng tư tưởng
quý giá cho việc xây dựng nhà nước sau này, là gợi ý cho tư tưởng về thể chế
chính trị hỗn hợp được rất nhiều nhà tư tưởng sau này chú ý
2.2. Tư tưởng chính trị của Xênơphơn
Điểm chủ yếu trong tư tưởng chính trị của Xênôphôn (khoảng 430 - 354
TCN), nhà sử học Hy Lạp, là quan niệm về thủ lĩnh chính trị. Xuất phát từ
quan niệm coi việc cai trị nhà nước là công việc hệ trọng nhất, ông cho rằng
ai là người nhận thức được các vấn đề chính trị sẽ trở thành người trung thực,
người tốt. Ai ngu dốt về điều đó sẽ trở thành hàng nơ lệ. Xenơphon khẳng
định thủ lĩnh chính trị - người đứng đầu nhà nước phải là người biết chỉ huy.
Người thủ lĩnh được người ta chấp nhận giống như người cầm lái trên con tàu
đang gặp nguy khốn, như người thầy thuốc đang ở đầu giường, bởi nếu người
thầy thuốc hay người cầm lái trên con tàu đang gặp nguy khốn có thể quyết
định đến vận mệnh của một người hay một vài người, thì thủ lĩnh chính trị - là
người quyết định đến vận mệnh của hàng triệu người. Với tầm ảnh hưởng

không nhỏ đó của thủ lĩnh chính trị, họ khơng chỉ là người mang vương
trượng, không chỉ là người biết giành lấy quyền lực bằng bạo lực hay mưu
chước, mà là người biết chỉ huy, giỏi kỹ thuật, giỏi thuyết phục, biết làm rung
cảm người nghe trong diễn thuyết. Không dừng ở đó, Xenophon cịn chỉ ra
khơng ít những phẩm chất sâu sắc và phổ biến khơng chỉ cần có ở thủ lĩnh
16


chính trị đương thời mà ở mọi thời đại, như biết vì lợi ích chung, tận tâm phục
vụ quần chúng và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Thủ lĩnh là người biết hợp lại,
nhân lên sức mạnh của moi người. Quan điểm của Xenophon về thủ lĩnh
chính trị chính là quan điểm về nhà lãnh đạo hiện đại. Sự thiên tài của thủ lĩnh
chính trị khơng phải tự nhiên mà có, mà nó sinh ra từ sự kiên nhẫn lâu dài, từ
khả năng chịu đựng với ý chí sống và rèn luyện theo phong cách thanh liêm,
biết kiềm chế, thích lao động và phải ln rèn luyện, tu dưỡng bản thân.
Xenophon đã đưa ra quan điểm biện chứng, xóa bỏ đi những tư tưởng cho
rằng người thủ lĩnh đại diện cho một quyền lực của một thế lực khác, là một
sự định đoạt số phận.
2.3. Tư tưởng chính trị của Platôn
Platôn (427 - 347 TCN) là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của nhân
loại, là học trò của Xơcrát. Ơng là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm triết
học. Những quan điểm chính trị - pháp lý của ông luôn thay đối trong suốt
cuộc đời sáng tạo của ông.
Tư tưởng Nhà nước và pháp luật của Platôn được trình bày chủ yếu
trong hai tác phẩm đối thoại Iớn là “Nhà nước” và “các luật”. Các quan điểm
và Nhà nước và pháp luật của ông đều được dâng lên thành lý trí. Nhà nước lý
tưởng, theo ơng, đó là khả năng biểu hiện cực đại của tư tưởng. Ờ ơng sớm
hình thành tư tương phân quyền dưới hình thức phân công lao động giữa
những hạng người khác nhau trong xã hội, tư tưởng đó có sự gân gũi thuyết
giáo Balamơn. Ơng cho rằng ngun tắc cơ bản của “xã hội lý tưởng” vốn là

“một cơ thể thông nhất không bị phân chia” là sự phàn công lao động giữa
các tầng lớp người khác nhau. Những nhà triết học, những nhà quân sự,
những người lao động (thợ thủ công và nơng dân). Từ đó ơng cho ràng phân
cơng lao động trong bộ máy Nhà nước là cần thiết. Lập pháp, hành pháp và tư
pháp đêu là những hoạt động Nhà nước “cùng nhằm vào một đối tượng,
nhưng Đồng thời chúng khác nhau”. Vê Điều này, Mác đã đánh giá một cách
sâu sắc hình ảnh hiện thực trong học thuyết không tưởng của Platôn: “chừng
17


nào nước cộng hịa Platơn, sự phân cơng lao động cịn được coi là ngun tắc
cấu tạo quốc gia, thì nước cộng hịa đó chỉ là sự lý tường hóa theo kiếu Aten
chế độ đẳng cấp Ai Cập” ll).
Theo Platôn, hình thức chính trị tương ứng của một Nhà nước lý tưởng
là nước cộng hòa quý tộc kiểu Xpacta, trong đó giới chóp bu của giai cấp chủ
nơ cầm quyền có khả năng dường như hiểu được những tư tưởng siêu đảng và
nắm được những phương pháp cai trị đối với tồn bộ đám đơng dân chúng
cịn lại.
Vê mặt hình thức, Nhà nước lý tưởng có thể được thiết lập, theo Platơn,
họặc là hình thức qn chủ, hoặc là hình thức quý tộc. Ông cho rằng mọi thể
chế Nhà nước tồn tại trên thưc tế đều đối lập với lý tưởng chính trị và là hình
mẫu phản diện của thiết chế xã hội. Ông nhận xét tinh tế: “Cho dù là Nhà
nước nào đì nữa thì trong đó bao giờ cũng có 2 Nhà nước thù địch lẫn nhau:
một ià Nhà nưóc của người giàu có, cịn Nhà nước kia là của người nghèo
khổ”. Trong vấn đề này không thể khơng cơng nhận tính hiện thực của
Platơn. 
Để tạo ra sự bền vững khơng gì lay chuyển nổi Nhà nước lý tưởng của
mình. Platơn cho răng cần có sự thống nhất vê sở hữu, phụ nữ, trẻ em và ìối
sống đối với các nhà triết học và chiến binh là sự giáo dục của Nhà nước đối
với các tầng lớp này.

Nhà nước lý tưởng của Platôn đã không trở thành hiện thực. Ơng chỉ cịn
cách than vãn là dự án của mình (mơ tả trong “Nhà nưóc”) “chỉ dành cho
thánh thần và con cháu thánh thần”. Ơng bắt đầu tìm kiếm phương án cải cách
thể chế Nhà nước và pháp luật.
Platôn tiếp tục bảo vệ nguyên tắc bất công xã hội và tính chế định phạm
vi các quyền chính trị của công dân tùy thuộc thành phần xã hội của người đó.
Trong số các cơng dân được chia thành 4 giai cấp (bao gôm cả thảy 5040
người), giờ đây không kể thợ thủ công và thương nhân (“Các luật”, quyển 8).
Làm ruộng là công việc của nô lệ. Thường dân bị cấm sinh sống ở các đô thị.
18


Tài sản chung của các nhà triết học và chiến binh được bãi bỏ. Xóa bỏ sự
phân cực nguy hiểm vê tài sản đo sở hữu của tư nhân sinh ra. Platơn đê nghị
chuyển giao tồn bộ tài sản cá nhân vượt quá mức tối đa quy định cho Nhà
nước.
Đứng trên quan điểm “chính trị là sự cai trị”, Platon đặc biệt nhấn mạnh
tới trí tuệ và nghệ thuật trong cai trị: chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối
cao. Chính trị thiếu trí tuệ chỉ cịn là bạo lực cưỡng chế thơ thiển. Vì chính trị
quyết định các vấn đề của tồn xã hội nên nó phải là một khoa học và một
nghệ thuật cai trị. Do đó, phải lựa chọn thủ lĩnh - những người có phẩm chất
ưu tú để cầm quyền và lãnh đạo chính trị. Và những người thủ lĩnh cần phải
có nghệ thuật cai trị mà Platon cho là nghệ thuật cai trị những con người với
sự bằng lòng của họ.
2.4. Tư tưởng chính trị của Arixtot
Arixtốt (384-322 TCN) là người kế tực phát triển các tư tưởng chính trị
pháp lý cổ đại sau Platơn, là học trị và là người phê phán những quan điểm,
tư tưởng Platôn, Mác đã coi Arixtốt là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại
nhất của thời cổ đại. Arixtốt đã tổng kết và phát triển một cách tài tình các kểt
luận của các bậc tiên bối về nguồn gốc và bản chất, hình thức và vai trị của

Nhà nước và pháp luật, trong hai tác phẩm của mình: “chính trị” và “chính thể
Aten”.
Việc tìm kiếm phương án thực hiện một chế độ chính trị hồn thiện nhất
được Arixtốt trình bày một cách chi tiết trong việc phân loại các Nhà nước
theo hình thức của chúng. Các tiêu chí để phân biệt của ông là:
Số lượng người cầm quyền trong Nhà nước;
Mục đích thực hiện của Nhà nước.
Theo tiêu chí đầu, ông phân biệt sự cầm quyền của một người, của một
số người, và của đa số. Theo đặc điểm sau, ông phân chia mọi thiết chế Nhà
nước thành các loại đúng (trong đó thực hiện được lợi ích chung) và sai (trong
đó chỉ có mưu câu mục đích cá nhân). Do đó, gắn với các hình thức Nhà
19


nước- cơ bản đúng là chế độ quân chủ, chế độ q tộc và thể chế chính thể;
những hình thức sai là nền bạo chính tập đồn thống trị và chế độ dân chủ.
Bản thân Arixtốt ủng hộ thể chế được gọi là chính thể. Tổng hợp các đặc
tính của chế độ chuyên chế tập đoàn và dân chủ, Đồng thời loại trừ sự tham
gia của thiểu số công dân vào việc Điều hành Nhà nước, chế độ chính thể có
khả năng hơn cả, làm đại diện cho ìâng lớp trung gian trong địi sống Nhà
nước. Arixtốt hồn tồn khơng hy vọng chính những người Hy Lạp sẽ áp
dụng thiết chế chính thể đó. Trong các quốc gia thành bang Hy Lạp tồn tại,
thói quen đau buồn là khơng hướng tới thiết chế Nhà nưóc đúng. Người Hy
Lạp khơng muốn có sự bình đẳng, họ chỉ quen thống trị hoặc bị khuất phục.
Đối với tập đồn thống trị, ơng ưa thích trước hết là việc lãnh đạo xã hội
từ phía những người giàu có khá giả, ln ln hướng tới sự ổn định trật tự.
Arixtốt hiểu rằng hình thức Nhà nước phụ thuộc vào mối tương quan giữa
người giàu kẻ nghèo trong xã hội. Ông thấy rằng người nghèo chiếm đa số
trong xã hội, tuy vậy ông không chấp nhận vai trò của họ trong đời sống Nhà
nước, xã hội và hồn tồn khơng chấp nhận nền dân chủ. Arixtốt coi thể chế

dân chủ vào loại thể chế suy đồi vì ở đó nhửng người bình dân sẽ nắm chính
quyền.
Một trong những quan điếm nổi bật của Arixtôt về tố chức thực hiện
quyền lực Nhà nước rất đáng quan tâm. Ông chia quyền lực Nhà nước thành
ba bộ phận lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó lập pháp có chức năng
ban hành các đạo luật, hành pháp (bộ máy hành chính thư lại) chỉ thực hiện,
khơng ban hành pháp luật, tư pháp chỉ xét xử trên cơ sở luật. Theo ông, ba bộ
phận này tạo nên cơ sở của mọi Nhà nước, và chính sự khác biệt của thé chế
Nhà nước quyết định phương thức tổ chức cũa mỗi bộ phận đó. Quan điểm
phân quyền của ơng trong tố chức bộ máy Nhà nước, về sau được các nhà tư
tưởng tư sản đưa lên trình độ pháp lý mới.
Là nhà khoa học vĩ đại, ơng cịn rất quan tâm đến pháp luật. Arixtốt đã
đê cập đến các vân đề pháp luật trong các tác phẩm “Đạo đức học” và “thuật
20



×