Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

THỰC HÀNH CƠ SỞ TIN HỌC VIỄN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 65 trang )

Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


THỰC HÀNH
CƠ SỞ TIN HỌC VIỄN THÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH – 03/2014
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 1 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
MỤC LỤC
Chương 1. Tổng quan về công nghệ VOIP
1.1. Khái niệm
1.1.1 Khái niệm VoIP
VoIP – Voice over Internet Protocol (còn gọi là IP Telephony, Internet
telephony và Digital Phone) – là hình thức truyền các cuộc đàm thoại qua
Internet hay các mạng IP khác.
1.1.2 VoIP làm việc như thế nào
Hệ thống điện thoại VOIP/ hệ thống IP PBX bao gồm một hoặc nhiều điện thoại
chuẩn SIP / điện thoại VOIP, một máy chủ IP PBX và có thể tùy chọn bao gồm
một VOIP Gateway. Máy chủ IP PBX là tương tự như một máy chủ proxy: các
máy khách SIP, có thể là điện thoại dạng phần mềm hay phần cứng, đăng ký với
máy chủ IP PBX và khi chúng muốn thực hiện cuộc gọi, chúng yêu cầu máy IP
PBX thiết lập kết nối. Máy IP PBX có một danh mục tất cả mọi điện
thoại/người dùng và địa chỉ SIP tương ứng của họ và do vậy có khả năng kết nối
cuộc gọi trong mạng hay dẫn hướng cuộc gọi từ bên ngoài thông qua máy VOIP
gateway hay một nhà cung cấp dịch vụ VOIP.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 2 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Cách máy IP PBX tích hợp với mạng và cách nó sử dụng đường PSTN hoặc


Internet để kết nối cuộc gọi
1.1.3 Ví dụ về một cuộc gọi IP
Ví dụ: Khi có số điện thoại A: 0912345678 gọi đến số 04.3123456 của 1 công ty
gặp điện thoại viên B:
A: Cho tôi gặp Anh C
B: Đồng ý (người điện thoại viên sẽ bấm số Extension của Anh C để A có thể nói
chuyện với C)
1.2. Các hình thức truyền thoại qua mạng IP
1.2.1 Mô hình PC to PC
Đây là cách dễ nhất để ứng dụng VoIP, bạn sẽ không cần trả tiền cho các cuộc
gọi đường dài, chỉ cần một phần mềm (soft phone), Microphone, Speaker,
Sound Card và một kết nối Internet.
1.2.2 Mô hình PC to Phone
Phương pháp cho phép bạn gọi tới bất kỳ ai (người có điện thoại) từ máy tính
của bạn.
1.2.3 Mô hình Phone to Phone
Qua việc sử dụng các IP Gateway, bạn có thể kết nối trực tiếp với bất cứ người
nào khác trên thế giới sử dụng điện thoại thông thường. Bạn cần gọi vào trong
IP Gateway của họ sau đó bấm số cần gọi họ kết nối qua mạng IP
1.3. Ứng dụng
1.3.1. Thoại thông minh
Hệ thống điện thoại ngày càng trở nên cơ động, hữu hiệu, rẻ và dễ sử dụng và nó chỉ
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 3 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
có một số phím để điều khiển. Internet đã phủ khắp toàn cầu, nó được sử dụng để tăng
thêm tính thông minh cho mạng điện thoại toàn cầu. Giữa mạng máy tính và
mạng điện thoại có mối liên hệ với nhau và Internet có thể cung cấp cách giám sát và
điều khiển cuộc gọi một cách thuận lơi hơn rất nhiều.
1.3.2. Dịch vụ điện thoại web
Điện thoại Web hay bấm số có thể đưa thêm các phím bấm lên trang web để có thể kết

nối tới hệ thống điện thoại của công ty.
1.3.3. Truy cập các trung tâm trả lời điện thoại
- Đối với các công ty việc tổ hợp thoại và dữ liệu trong một mạng giúp họ giảm số
lượng kênh thuê từ mạng PSTN và cơ sở hạ tầng mạng IP ít đòi hỏi việc thay đổi, bổ
sung hay di dời hơn trong mạng thoại hay dữ liệu truyền thống.
- Voice IP có khả năng cung cấp dịch vụ thư thoại đơn giản với chi phí thấp.
- Truy cập các Call Center phục vụ khách hàng qua Internet sẽ thúc đẩy mạnh mẽ ứng
thương mại điện tử.
1.3.4. Dịch vụ fax qua IP
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ điện thoại VOIP
1.4.1. Độ trễ gói
Hai vấn đề gây ra bởi sự trễ đầu cuối trong một mạng thoại là tiếng vang và chồng
tiếng. Tiếng vang trở thành vấn đề khi trễ vượt quá 50 ms. Đây là một vấn đề chất
lượng đáng kể, nên các hệ thống VoIP phải kiểm soát và cung cấp các phương tiện loại
bỏ tiếng vang. Hiện tượng chồng tiếng (giọng người này gối lên giọng người kia) trở
nên đáng kể nếu trễ một chiều (one-way delay) lớn hơn 250 ms.
1.4.2. Độ rung pha
Jitter là sự biến thiên thời gian trễ gây nên bởi sự trễ đường truyền khác nhau trên
mạng. Loại bỏ jitter đòi hòi thu thập các gói và giữ chúng đủ lâu để cho phép các gói
chậm nhất đến để được phát lại (play) đúng thứ tự, làm cho sự trễ tăng lên.
1.4.3. Tỷ lệ mất gói
Mạng IP không thể cung cấp một sự bảo đảm rằng các gói tin sẽ được chuyển tới đích
hết. Các gói sẽ bị loại bỏ khi quá tải và trong thời gian tắc nghẽn. Truyền thoại rất nhạy
cảm với việc mất gói, tuy nhiên, việc truyền lại gói của TCP thường không phù hợp.
Các cách tiếp cận được sử dụng để bù lại các gói mất là thêm vào cuộc nói chuyện
bằng cách phát (play) lại gói cuối cùng, và gửi đi thông tin dư. Tuy thế, sự tổn thất gói
trên 10% nói chung là không chấp nhận được.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 4 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Sự duy trì chất lượng thoại chấp nhận được bất chấp sự thay đổi trong hoạt động của

mạng (như tắc nghẽn hay mất kết nối) đạt được nhờ những kỹ thuật như nén tiếng, triệt
im lặng . Một số sự phát triển trong những năm 90, nhất là trong xử lý tín hiệu số, các
chuyển mạch mạng chất lượng cao đã được phối hợp để hỗ trợ và khuyến khích công
nghệ thoại trên mạng dữ liệu.
Quá trình tiền xử lý bằng phần mềm của cuộc điện đàm cũng có thể được sử dụng để
tối ưu hoá chất lượng âm thanh. Một kỹ thuật, được goi là triệt im lặng, sẽ xác định
mỗi khi có một khoảng trống trong lời thoại và loại bỏ sự truyền các khoảng nghỉ, hơi
thở, và các khoảng im lặng khác. Điều đó có thể lên tới 50-60% thời gian của một cuộc
gọi, giúp tiết kiệm băng tần đáng kể. Bởi lẽ sự thiếu các gói được hiểu là sự im lặng
hoàn toàn ở đầu ra, một chức năng khác được yêu cầu ở đầu nhận để bổ sung các tiếng
động ở đầu ra.
1.4.4. Băng thông
Chương 2. Các chuẩn áp dụng cho VOIP
2.1 Chuẩn H. 323
2.1.1 Giới thiệu
Điện thoại IP ngày càng trở nên hiệu quả nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của mạng
máy tính. Trong việc xử lý tín hiệu, kỹ thuật nén cho phép tín hiệu thoại được nén ở tốc
độ bit rất thấp mà vẫn giữ được chất lượng. Băng thông rộng cho phép điện thoại IP
tăng khả năng tìm đường và thực hiện các dịch vụ như chuyển mạng. Thêm vào đó sự
phát triển các thiết bị IP với công nghệ ngày càng cao cho phép mô hình IP ngày càng
mở rộng.
Mặt khác, mạng điện thoại truyền thống PSTN (Public Switched Telephone Network)
đã tồn tại và phát triển từ trước đến nay bảo đảm độ tin cậy cao và dễ sử dụng. Người
dùng vốn đã quen với hình thức sử dụng điện thoại thông thường là nhấc máy, nhận
được tín hiệu chuông từ tổng đài rồi quay số điện thoại cần gọi tới. Điện thoại PSTN
lại có thể sử dụng rộng rãi trong xã hội. Với những ưu điểm và thế mạnh của PSTN,
mô hình điện thoại IP không thể dễ dàng thay thế trong một thời gian ngắn mà trước
hết đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa hai mô hình này và đó cũng là mục tiêu phát triển
chủ yếu của công nghệ viễn thông hiện tại. Việc kết nối giữa hai mạng chủ yếu dựa
trên nền tảng chuẩn H.323 của tổ chức ITU-T.

2.1.2 Cấu trúc của H.323
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 5 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
a) Khối chức năng của thiết bị H.323
b) Khối chức năng của thiết bị chuyển mạch kênh
c) Khối chức năng chuyển đổi
2.1.3 Các giao thức trong chuẩn H.323
2.1.4 Cấu hình mạng theo chuẩn H.323
2.1.4.1 Thiết bị đầu cuối (Terminal)
Một thiết bị đầu cuối H.323 có thể bao gồm các phân tử được thể hiện trên Hình 1.
Các phần tử này có thể được chia làm 2 loại: Các phần tử không nằm trong phạm vi
của khuyến cáo H.323 và phần tử thuộc phạm vi khuyến cáo H.323.
Các phần tử nằm ngoài phạm vi H.323
o Thiết bị vào/ra video (Video I/O Equipment) bao gồm: camera, màn hình và các
thiết bị điều khiển xử lý nén tín hiệu video và thực hiện chức năng phân chia khung
hình.
o Thiết bị vào/ra audio (Audio I/O Equipment) bao gồm: micro, loa, máy điện thoại,
thiết bị trộn ghép các kênh audio và thiết bị khử tiếng vọng.
o Thiết bị vào/ra dữ liệu: Sử dụng giao tiếp T.120 hoặc dịch vụ dữ liệu khác trên
kênh dữ liệu.
o Giao tiếp mạng LAN: Cung cấp giao tiếp với mạng LAN hỗ trợ báo hiệu và mức
tín hiệu tùy theo các chuẩn quốc gia và quốc tế.
o Giao tiếp người dùng: Cung cấp giao tiếp cho việc điều khiển hệ thống và sử dụng
các dịch vụ.
2.1.4.2 Gatekeeper
Gatekeeper là phần tử tuỳ chọn trong hệ thống H.323, nó thực hiện việc điều khiển
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 6 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
các dịch vụ cuộc gọi của các đầu cuối H.323. Các chức năng của một Gatekeeper
được phân làm 2 loại:

o Các chức năng bắt buộc: dịch địa chỉ, điều khiển truy cập, điều khiển độ rộng băng
tần.
o Các chức năng không bắt buộc: hạn chế truy cập, giám sát cuộc gọi.
2.1.4.3 Khối điều khiển đa điểm MCU
Cung cấp khả năng để nhiều thiết bị đầu cuối và Gateway cùng tham gia vào một hội
nghị liên kết đa điểm
Chức năng điều tiết khả năng audio, video, data giữa các thiết bị đầu cuối
Điểu khiển tài nguyên của hội nghị
2.1.4.4 Gateway:
Đóng vai trò là cầu nối và chỉ tham gia vào cuộc gọi khi có sự chuyển tiếp từ mạng
H.323 sang mạng chuyển mạch kênh hay PSTN
2.2 Giao thức khởi tạo phiên SIP
2.2.1 Tổng quan
Giao thức khởi tạo phiên SIP (Session Initiation Protocol) là một giao thức điều khiển
và đã được chuẩn hóa bởi IETF. Nhiệm vụ của nó là thiết lập, hiệu chỉnh và xóa các
phiên làm việc giữa người dùng. Các phiên làm việc cũng có thể là hội nghị đa phương
tiên, cuộc gọi điện thoại điểm-điểm,….SIP được sử dụng kết hợp với các chuẩn giao
thức IETF khác như là SAP, SDP và MGCP (MEGACO) để cung cấp cho các dịch vụ
VoIP. Cấu trúc của SIP tương tự với cấu trúc của HTTP (giao thức client-server). Nó
bao gồm các yêu cầu được gởi đến từ người sử dụng SIP client đến SIP server. Server
xử lý các yêu cầu và đáp ứng đến client. Một thông điệp yêu cầu, cùng với các thông
điệp đáp ứng tạo nên sự thực thi SIP.
2.2.2 Định dạng Header của SIP
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 7 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
2.2.3 Các thành phần của SIP
2.2.3.1 SIP Client
Là một ứng dụng chứa cả UAC (User Agent Client) và UAS.
UAC (User Agent Client): đây là phần người sử dụng được dùng để khởi tạo một yêu
cầu SIP tới server SIP hoặc UAS.

UAS (User Agent Server): là một ứng dụng server giao tiếp với người dùng khi yêu
cầu SIP được chấp nhận và trả lại một đáp ứng đại diện cho người dùng.
2.2.3.2 SIP Server
là một chương trình ứng dụng chấp nhận các bản tin yêu cầu để phục vụ các yêu cầu
này và gửi trả các đáp ứng cho các yêu cầu đó. Server là Proxy, Redirect, UAS hoặc
Registrar
2.2.4 Các bản tin và phản hồi trong giao thức SIP
2.2.4.1 Các bản tin
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 8 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Bản tin yêu cầu (Request)
Được gửi từ client tới server. RFC 3261 định nghĩa 6 kiểu bản tin request cho phép UA
và proxy có thể xác định người dùng, khởi tạo, sửa đổi, hủy một phiên, ngoài ra trong các
phiên bản RFC khác còn định nghĩa thêm một số bản tin mở rộng của SIP.
Bản tin INVITE
Được UAC (user agent client) sử dụng để yêu cầu thiết lập một cuộc gọi với UAS (user
agent server). Khi một UA (user agent) muốn thiết lập một cuộc gọi với một UA khác, nó
sẽ gửi bản tin INVITE tới địa chỉ của UA kia, trong bản tin INVITE này sẽ chứa các
thông tin như địa chỉ SIP (SIP URI) của phía gọi, hoặc các thông tin mô tả phiên nằm
trong phần message body các thông tin này thường được mô tả bằng giao thức
SDP(Session Description Protocol), các thông tin mô tả phiên thường là các thông tin
như các chuẩn mã hóa âm thanh, hình ảnh (codecs), các thông tin cần thiết để mở các
kênh logic. Bản tin INVITE có thể được gửi trực tiếp giữa UAC và UAS hoặc là thông
qua một vài Proxy Server. UAS khi nhận được bản tin INVITE nó sẽ sinh ra các bản tin
Response để thông báo cho phía gọi biết về tiến trình của cuộc gọi. Ví dụ. UAS gửi trả
lời bản tin Response 108 để thông báo cho bên gọi biết rằng chuông của phía bị gọi đang
rung. Nếu phía bị gọi chấp nhận cuộc gọi nó sẽ gửi trả lời bản tin Response 200 OK.
Trong trường hợp một trong hai UAS muốn thay đổi các thông số mô tả phiên khi mà
cuộc gọi đang diễn ra thì một trong 2 bên sẽ gửi lại bản tin INVITE (Re-INVITE) tới bên
kia với các thông số media mới.

Bản tin Register
Bản tin Register được UA sử dụng để thực hiện thủ tục đăng ký với SIP server,
trong bản tin Register này sẽ chứa các thông tin về UA như: địa chỉ hiện tại, số port mà
UA đang lắng nghe…. Nếu nhận được bản tin Response 200 OK từ phía SIP server nghĩa
là quá trình đăng ký đã thành công.
Bản tin BYE
Bản tin BYE được gửi từ phía user agent để kết thúc một cuộc gọi. Khi một user
agent muốn kết thúc cuộc gọi, nó sẽ gửi bản tin BYE tới phía còn lại để thông báo rằng
nó muốn kết thúc cuộc gọi. Một bản tin Respone 200 OK được gửi trả lại để thông báo
rằng yêu cầu kết thúc được chấp nhận và cuộc gọi được kết thúc.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 9 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Bản tin ACK
Bản tin ACK được gửi từ phía user agent để cho biết rằng nó đã nhận được bản tin
response cuối cùng cho bản tin INVITE trước đó. Các bản tin Response cuối cùng là các
bản tin thuộc lớp 2xx, 3xx, 4xx, 5xx, 6xx.
Bản tin CANCEL
User agent1 muốn thực hiện cuộc gọi tới user agent2 ,ban đầu nó sẽ gửi bản tin
INVITE tới user agent2. Nếu user agent1 không nhận được bản tin response cuối cùng từ
phía user agent2 trong khoảng thời gian time out, nó sẽ gửi bản tin CANCEL tới user
agent2 để hủy bỏ cuộc gọi. Bản tin BYE sẽ không được sử dụng trong trường hợp này vì
cuộc gọi vẫn chưa được thiết lập. Một cuộc gọi được thiết lập khi các bản tin INVITE,
200 OK, ACK được trao đổi.
Bản tin OPTIONS
Được sử dụng để truy vấn về khả năng của 1 user agent. Khả năng ở đây có thể là khả
năng mã hóa và giải mã âm thanh, hình ảnh, các message header được user agent hỗ trợ.
Bản tin REFER
Được gửi từ user agent để yêu cầu một user agent khác truy cập vào một địa chỉ URI
hoặc URL trong trường header field Refer-To nằm trong bản tin REFER. Địa chỉ URI
hoặc URL có thể là một địa chỉ SIP URI hoặc một địa chỉ của một trang web. Nếu là một

địa chỉ SIP URI, user agent dường như đang thực hiện một dịch vụ chuyển cuộc gọi
(transfer call), hoặc là đang tạo ra một cuộc gọi với nhiều bên tham gia (conferencing).
Khi nhận được bản tin REFER nếu UA đồng ý truy cập vào địa chỉ URI hoặc URL được
cung cấp nó sẽ gửi trả lại bản tin response 202 Accepted. Ví dụ UA nhận được bản tin
REFER với địa chỉ SIP URI trong trường Refer-To, UA sau đó sẽ gửi một bản tin Invite
tới địa chỉ SIP URI vừa được cung cấp trong bản tin Refer-To
Bản tin SUBSCRIBE
Được gửi từ một UA để yêu cầu nhận một cảnh báo về sựu thay đổi của một sự
kiện(event) nào đó, ví dụ như sự kiện chuyển cuộc gọi, hoặc sự kiện thiết lập hội nghị
(cuộc gọi có nhiều bên tham gia). Bản tin SUBSCRIBE được gửi tới server với trường
Event chứa giá trị là tên của sự kiện mà client muốn được nhận thông báo, và trường
Expires là khoảng thời gian timeout của bản tin SUBSCRIBE. Nếu server hỗ trợ sự kiện
mà client mô tả trong trường Event, server gửi trả lời bằng bản tin response 200 OK, lúc
này cứ mỗi lần có một sự thay đổi nào đó của sự kiện mà client mong muốn nhận, server
sẽ gửi bản tin NOTIFY thông báo tới client, bản tin NOTIFY sẽ được gửi cho tới khi
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 10 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
khoảng thời gian timeout của bản tin SUBSCRIBE hết hạn, lúc này nếu muốn tiếp tục
nhận các thông báo từ server, client phải gửi lại bản tin SUBSCRIBE
Bản tin NOTIFY
Được sử dụng bởi UA để gửi một thông báo về sự thay đổi của một sự kiện tới UA
phát ra bản tin SUBSCRIBE. Nội dung của phần thông báo chứa trong phần message
body của bản tin NOTIFY và thường được định dạng theo kiểu XML.
Bản tin MESSAGE
Được sử dụng để mang nội dung của các tin nhắn nhanh (Instant message) được gửi
giữa các UA. Nội dung của IM được chứa trong phần message body của bản tin
MESSAGE.
Ví dụ một bản tin MESSAGE:
MESSAGE sip: SIP/2.0
Via SIP/2.0/UDP lab.mendeleev.org:5060;branch=z9hG4bK3

Max-Forwards: 70
To: <>
From: “D. I. Mendeleev” <>;tag=1865
Call-ID: 93847197172049343
CSeq: 5634 MESSAGE
Subject: First Row
Contact: <sip:>
Content-Type: text/plain
Content-Length: 10
Hi, hehehe
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 11 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Các bản tin trả lời (responses)
Một bản tin response là một bản tin được gửi bời UAS hoặc SIP server để trả lời cho một
bản tin request trước đó. SIP định nghĩa sáu lớp của các bản tin responses, các lớp từ 1xx
tới 5xx hầu như là tương tự với các bản tin response của giao thức HTTP, riêng lớp 6xx
được định nghĩa riêng cho SIP.
Các lớp bản tin responses
 1xx responses: Các bản tin response ở lớp 1xx là các bản tin tạm thời hoặc là các
bản tin thông báo các thông tin phản hồi. Khi một UA nhận được một bản tin request
nó sẽ gửi ngay lập tức lại một bản tin ở lớp 1xx để thông báo rằng nó đã nhận được
bản tin request và đang xử lý bản tin đó.
 2xx responses: Các bản tin lớp 2xx là các bản tin response cuối cùng với mục
đích là thông báo cho phía gửi request rằng bản tin request thành công, hoặc yêu cầu
được chấp nhận.
 3xx responses: Các bản tin lớp 3xx là các bản tin chuyển hướng, nó được gửi bởi
SIP server có chức năng như là Redirect server. Ví dụ, nếu một Proxy server nhận
được một bản tin Invite và nó không thể định vị được địa chỉ của phía nhận, khi đó nó
sẽ gửi trả lại phía gọi một bản tin lớp 3xx để thông báo cho phía gọi sử dụng một địa
chỉ khác.

 4xx responses: Các bản tin lớp 4xx là các bản tin thông báo thất bại, có nghĩa
rằng phía nhận không thể xử lý được bản tin request.
 5xx responses: Các bản tin lớp 5xx là các bản tin thông báo rằng yêu cầu không
thể được xử lý do lỗi phía server.
 6xx responses: Các bản tin lớp 6xx là các bản tin thông báo lỗi toàn bộ hệ thống
2.2.4.2 Các phản hồi
2.2.5 Chức năng của SIP
Giao thức SIP được thiết kế với những chỉ tiêu sau:
• Tích hợp với các giao thức đã có của IETF
• Đơn giản và có khả năng mở rộn
• Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuố
• Dễ dàng tạo tính năng mới cho dịch vụ
a) Tích hợp với các giao thức đã có của IETF
Các giao thức khác của IETF có thể xây dựng để xây dựng những ứng dụng SIP.
SIP có thể hoạt động cùng với nhìu giao thức như :
- RSVP (Resource Reservation Protocol) : Giao thức giành trước tài nguyên mạng.
- RTP (Real-time transport Protocol) : Giao thức truyền tải thời gian thực
- RTSP (Real Time Streaming Protocol) : Giao thức tạo luồng thời gian thực
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 12 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
- SAP (Session Advertisement Protocol) : Giao thức thông báo trong phiên kết nối
- SDP (Session Description Protocol) : Giao thức mô tả phiên kết nối đa phương
tiện
- MIME (Multipurpose Internet Mail Extension - Mở rộng thư tín Internet đa mục
đích) : Giao thức thư điện tử
- HTTP (Hypertext Transfer Protocol) : Giao thức truyền siêu văn bản
- COPS (Common Open Policy Service) : Dịch vụ chính sách mở chung
- OSP (Open Settlement Protocol) : Giao thức thỏa thuận mở
b) Đơn giản và có khả năng mở rộng
SIP có rất ít bản tin, không có các chức năng thừa nhưng SIP có thể sử dụng để

thiết lập những phiên kết nối phức tạp như hội nghị… Đơn giản, gọn nhẹ, dựa trên
khuôn dạng văn bản, SIP là giao thức ra đời sau và đã khắc phục được điểm yếu
của nhiều giao thức trước đây.
Các phần mềm của máy chủ ủy quyền, máy chủ đăng kí, máy chủ chuyển đổi địa
chỉ, máy chủ định vị… có thể chạy trên các máy chủ khác nhau và việc cài đặt thêm
máy chủ hoàn toàn không ảnh hưởng đến các máy chủ đã có. Chính vì thế hệ thống
chuyển mạch SIP có thể dễ dàng nâng cấp.
c) Hỗ trợ tối đa sự di động của đầu cuối
Do có máy chủ ủy quyền, máy chủ đăng ký và máy chủ chuyển đổi địa chỉ hệ thống
luôn nắm được địa điểm chính xác của thuê bao. Thí dụ thuê bao với địa
chỉ có thể nhận được cuộc gọi thoại hay thông điệp ở bất cứ địa
điểm nào qua bất cứ đầu cuối nào như máy tính để bàn, máy xách tay, điện thoại
SIP… Với SIP rất nhiều dịch vụ di động mới được hỗ trợ.
d) Dễ dàng tạo tính năng mới cho dịch vụ và dịch vụ mới.
Là giao thức khởi tạo phiên trong mạng chuyển mạch gói SIP cho phép tạo ra
những tính năng mới hay dịch vụ mới một cách nhanh chóng. Ngôn ngữ xử lý cuộc
gọi (Call Processing Language) và Giao diện cổng kết nối chung (Common
Gateway Interface) là một số công cụ để thực hiện điều này. SIP hỗ trợ các dịch vụ
thoại như chờ cuộc gọi, chuyển tiếp cuộc gọi, khóa cuộc gọi… (call waiting, call
forwarding, call blocking…), hỗ trợ thông điệp thống nhất…
2.2.6 Các bước thiết lập cuộc gọi, duy trì và hủy cuộc gọi
2.2.7 Trước tiên ta tìm hiểu hoạt động của máy chủ ủy quyền và máy chủ chuyển đổi
+ Hoạt động của máy chủ ủy quyền (Proxy Server)
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 13 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Hoạt động của Proxy server được trình bày như trong hình ….Client
SIP gửi bản tin INVITE cho để mời
tham gia cuộc gọi.
Các bước như sau:
+ Bước 1: gửi bản tin INVITE cho UserB ở miền

hotmail.com, bản tin này đến proxy server SIP của miền hotmail.com (Bản tin
INVITE có thể đi từ Proxy server SIP của miền yahoo.com và được Proxy này
chuyển đến Proxy server của miền hotmail.com).
+ Bước 2: Proxy server của miền hotmail.com sẽ tham khảo server định vị
(Location server) để quyết định vị trí hiện tại của UserB.
+ Bước 3: Server định vị trả lại vị trí hiện tại của UserB (giả sử
là ).
+ Bước 4: Proxy server gửi bản tin INVITE tới Proxy
server thêm địa chỉ của nó trong một trường của bản tin INVITE.
+ Bước 5: UAS của UserB đáp ứng cho server Proxy với bản tin 200 OK.
+ Bước 6: Proxy server gửi đáp ứng 200 OK trở về
+ Bước 7: gửi bản tin ACK cho UserB thông qua proxy
server.
+ Bước 8: Proxy server chuyển bản tin ACK cho
+ Bước 9: Sau khi cả hai bên đồng ý tham dự cuộc gọi, một kênh RTP/RTCP
được mở giữa hai điểm cuối để truyền tín hiệu thoại.
+ Bước 10: Sau khi quá trình truyền dẫn hoàn tất, phiên làm việc bị xóa bằng
cách sử dụng bản tin BYE và ACK giữa hai điểm cuối.
+ Hoạt động của máy chủ chuyển đổi địa chỉ (Redirect Server):
Các bước như sau:
+ Bước 1: Redirect server nhân được yêu cầu INVITE từ người gọi (Yêu cầu
này có thể đi từ một proxy server khác).
+ Bước 2: Redirect server truy vấn server định vị địa chỉ của B.
+ Bước 3: Server định vị trả lại địa chỉ của B cho Redirect server.
+ Bước 4: Redirect server trả lại địa chỉ của B đến người gọi A. Nó không phát
yêu cầu INVITE như proxy server.
+ Bước 5: User Agent bên A gửi lại bản tin ACK đến Redirect server để xác
nhận sự trao đổi thành công.
+ Bước 6: Người gọi A gửi yêu cầu INVITE trực tiếp đến địa chỉ được
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 14 | P a g e

Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
trả lại bởi Redirect server (đến B). Người bị gọi B đáp ứng với chỉ thị thành
công (200 OK), và người gọi đáp trả bản tin ACK xác nhận. Cuộc gọi được thiết
lập.
Ngoài ra SIP còn có các mô hình hoạt động liên mạng với SS7 (đến
PSTN) hoặc là liên mạng với chồng giao thức H.323.
2.2.8 Phiên gọi SIP giữa hai điện thoại
2.2.9 So sánh với H.323
3.1. Giao thức điều khiển Gateway MGCP
3.1.1. Giới thiệu
3.1.2. So sánh với H.323
4. Phần mềm mã nguồn mở Asterisk
4.1. Giới thiệu và các khái niệm về Asterisk
4.1.1. Giới thiệu
Asterisk là 1 phần mềm mã nguồn mở có tính năng tương đương như 1 tổng đài PBX.
Với Asterisk, 1 chiếc máy tính PC chạy hệ điều hành Linux có thể trở thành 1 hệ thống
điện thoại lớn.
Asterisk đem đến cho người sử dụng tất cả các tính năng và ứng dụng của hệ thống
tổng đài PBX và cung cấp nhiều tính năng mà tổng đài PBX thông thường không có
được, đó là sự kết hợp giữa chuyển mạch VOIP và chuyển mạch TDM, đó là khả năng
mở rộng đáp ứng nhu cầu cho từng ứng dụng…
Asterisk là hệ thống chuyển mạch mềm, là phần mềm nguồn mở được viết bằng ngôn
ngữ C chạy trên hệ điều hành linux thực hiện tất cả các tính năng của tổng đài PBX và
hơn thế nữa. Asterisk ra đời vào năm 1999 bởi một chàng trai sinh năm 1977 tên là
Mark Spencer, Anh ta viết phần mềm này ban đầu không ngoài mục đích hỗ trợ cho
công ty của mình trong việc liên lạc đàm thoại hỗ trợ cộng đồng người sử dụng và phát
triển Linux.
Asterisk là một PBX và nhiều hơn thế. Asterisk là một phần mềm mang tính cách
mạng, tin cậy, mã nguồn mở và miễn phí mà biến một PC rẻ tiền thông thường chạy
Linux thành một hệ thống điện thoại doanh nghiệp mạnh mẽ. Asterisk là một bộ công

cụ mã nguồn mở cho các ứng dụng thoại và là một server xử lý cuộc gọi đầy đủ chức
năng. Asterisk là một nền tảng tích hợp điện thoại vi tính hoá kiến trúc mở. Nhiều hệ
thống Asterisk đã được cài đặt thành công trên khắp thế giới. Công nghệ Asterisk đang
phục vụ cho nhiều doanh nghiệp.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 15 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Hiện nay Asterisk trên đà phát triển nhanh được rất nhiều doanh nghiệp triển khai ứng
dụng cho công ty của mình. Đây là xu thế tất yếu của người sử dụng điện thoại, vì các
công ty đều có mạng máy tính và cần liên lạc với nhau trong công việc giữa các phòng
ban hoặc chi nhánh và cần một chi phí thấp thậm chí không phải tốn chi phí khi thực
hiện các cuộc gọi trên mạng nội bộ của công ty.
Không gói gọn thông tin liên lạc trong công ty mà các ứng dụng giao tiếp với mạng
PSTN hoặc mạng VOIP (như voice777) cho phép gọi ra bất cứ số điện thoại.
Ngoài ra việc tích hợp vào các ứng dụng như CRM và hệ thống Outlook làm cho khả
năng ứng dụng của Asterisk linh hoạt hơn đáp ứng nhu cầu cần thiết cho người sử dụng
điện thoại.
Asterisk thoạt đầu được phát triển trên GNU/Linux nền x86 (Intel), nhưng giờ đây nó
cũng có thể biên dịch và chạy trên OpenBSD, FreeBSD và Mac OS X và Microsoft
Windows
4.1.2. Các khái niệm trong Asterisk
4.1.2.1. PBX-Private Branch Exchange
4.1.2.2. IP-PBX (Internet Protocal – Private Branch Exchange)
4.1.2.3. PSTN (Public Switched Telephone Network)
4.1.2.4. TDM-Time Divison Multiplexing
4.1.2.5. FXO và FXS
4.2. Kiến trúc Asterisk
4.3. Một số tính năng cơ bản
4.3.1. Voice Mail
4.3.2. Call forwarding
4.3.3. Caller ID

4.3.4. Time and date
4.3.5. Call Packing
4.3.6. Privacy Manager
4.3.7. Blacklist
4.4. Các thiết bị VOIP
4.4.1. VOIP phone
4.4.2. Điện thoại VOIP qua USB
4.4.3. Softphone
4.4.4. Card giao tiếp với PSTN
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 16 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
4.4.5. ATA Analog Telephone Adapter
4.4.6. VOIP gateway
5. TRIXBOX
5.1. Giới thiệu Trixbox
5.2. Cài đặt và cấu hình Trixbox
5.2.1. Cài đặt Trixbox
5.2.1.1. Cài đặt VMWare Player
5.2.1.2. Cài đặt Readhat Enterprise Linux
5.2.1.3. Cài đặt Trixbox
 Trước tiên chúng ta Download Trixbox với file ISO. Ở đây chúng em cài trên
máy ảo VMware nên sử dung file ISO trực tiếp luôn mà không cần Burn ra đĩa
CD.
 Sao đây là quá trình cài đặt
- Mở máy ảo VMware.
Hình 6: Giao diện VMware để cài đặt TrixBox.iso.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 17 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Hình 7: Giao diện VMware để cài đặt TrixBox.iso.
- Chọn Next để tiếp tục.

Hình 8: Giao diện VMware để cài đặt TrixBox.iso.
- Tiếp tục chọnNext.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 18 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Hình 9: Giao diện VMware để cài đặt TrixBox.iso.
- Chọn Linux và Next.
Hình 10: Giao diện VMware để cài đặt TrixBox.iso.
- Đặt tên máy Ở khung machine name. Chọn đường dẫn để lưu máy ảo trong.
khung Location và Chọn Next.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 19 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Hình 11: Giao diện VMware để cài đặt TrixBox.iso.
- Chọn dung lượng ổ đĩa và Next.
Hình 12: Giao diện VMware để cài đặt TrixBox.iso.
- Ta chọn Customize Hardware… Để chúng ta chọn đường dẫn cho File ISO.
- Và cài đặt Ram cho máy ảo nếu chúng ta muốn máy ảo chạy nhanh hơn.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 20 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Hình 13: Giao diện VMware để cài đặt TrixBox.iso.
- Chọn OK Finish.
Hình 14: Giao diện VMware để cài đặt TrixBox.iso.
- Chọn Power On để chạy.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 21 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Hình 15: Giao diện VMware để cài đặt TrixBox.iso.
- Nhấn Enter.
Hình 16: Giao diện TrixBox khi đang chạy.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 22 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Hình 17: TrixBox khi đang chạy.

- Chọn ngôn ngữ máy USOK.
Hình 18: TrixBox khi đang chạy chọn cấu hình.
- Chọn địa điểm là Ho_Chi_Minh OK.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 23 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Hình 19: TrixBox khi đang chạy chọn cấu hình.
- Tạo Password đăng nhập và OK.
Hình 20: TrixBox khi đang chạy và đặt Password.
- Đang tiền hành cài đặt.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 24 | P a g e
Bài giảng thực hành cơ sở tin học viễn thông
Hình 21: TrixBox khi đang chạy.
- Nhập: Root.
- Password là: 1234567. Để đăng nhập vào hệ thống.
Bộ môn mạng máy tính và truyền thông 25 | P a g e

×