Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Soạn bài cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.94 KB, 4 trang )

Soạn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn
gián tiếp
Mục lục nội dung
• Soạn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (chi
tiết)
• I. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP

• II. CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

• III. LUYỆN TẬP

Soạn bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (chi tiết)
I. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP
Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi
Câu 1. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩa của nhân vật? Nó được
ngăn cách bởi bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
Trong đoạn trích (a) bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng
trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.


Câu 2. Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩa của nhân vật? Nó được
ngăn cách bởi bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
Trong đoạn trích (b) bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật. Nó được ngăn cách với bộ phận đứng
trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Câu 3. Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng
trước nó được khơng? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách nhau bằng dấu gì?
Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó. Hai
bộ phận ấy được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu ghạch ngang.

II. CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi


Câu 1. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩa? Nó được ngăn cách bởi
bộ phận đứng trước bằng những dấu gì?
Đoạn trích (a) bộ phận in đậm là lời nói được thuật lại của nhân vật Lão Hạc với con trai khi con
trai lão khơng lấy được vợ vì nhà gái thách cưới cao q. Nó khơng được ngăn cách với bộ phận
đứng trước.
Câu 2. Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận in đậm và
bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?
Đoạn trích (b) trích lại nội dung suy nghĩ của người khác (Phạm Văn Đồng) về lối sống thanh bạch
của Bác Hồ. Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ "rằng". Có thể thay từ "rằng" bằng
từ "là".

III. LUYỆN TẬP
Câu 1. Tìm những lời dẫn trong các đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được
dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp
a. Đoạn trích a
- Lời dẫn: "A! Lão già tệ lắm!... thế này à?".
- Trích dẫn ý nghĩ của con Vàng
- Đây là lời dẫn trực tiếp.


b. Đoạn trích b
- Lời dẫn: "Cái vườn là của con ta… Hồi ấy mọi thức cịn rẻ cả…".
- Trích dẫn ý nghĩa của Lão Hạc.
- Lời dẫn trực tiếp.
Câu 2. Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới.
Trích dẫn ý kiến đó theo 2 cách: lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn gián tiếp
a. “Chúng ta phải ghi nhớ cơng lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một
dân tộc anh hùng”
- Dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân

tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
- Dẫn trực tiếp: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Chúng ta phải ghi nhớ cơng lao của các vị anh
hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng".
b. “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ chủ tịch cũng rất
giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm
được".
- Dẫn gián tiếp: Nói về đức tính giản dị của Bác Hồ, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định
rằng Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong và cũng rất giản
dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được
- Dẫn trực tiếp: Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định: "Giản dị trong đời sống, trong quan hệ
với mọi người, trong tác phong, Hồ chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho
quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được".
c. "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình".
- Dẫn gián tiếp: Khi bàn về Tiếng Việt và cách dùng vốn ngôn ngữ dân tộc, nhà văn Đặng Thai
Mai đã từng viết rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng
nói của mình".
- Dẫn trực tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai đã từng khẳng định: "Người Việt Nam ngày nay có lí do
đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình".
Câu 3. Thuật lại lời Vũ Nương trong đoạn trích với lời dẫn gián tiếp
Hơm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa
Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói với Trương


S
o

Sinh rằng nếu cịn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan cho nàng ở bến sơng, đốt
cây thần chiếu xuống nước, thì nàng sẽ trở về
Tham khảo toàn bộ:


ạn văn 9 ( chi tiết)



×