Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Soạn bài ánh trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.22 KB, 6 trang )

Soạn bài: Ánh trăng
Hướng dẫn Soạn bài Ánh trăng để hiểu rõ hơn về truyền thống Uống nước nhớ nguồn, lối sống
ân tình ân nghĩa của cha ơng ta từ ngàn đời xưa. Với thơ thơ tâm tình, Nguyễn Duy gợi nhắc mỗi
người chúng ta phải ln có thái độ biết ơn những thế hệ đi trước đã tạo nên thành quả cho
chúng ra ngày nay

Mục lục nội dung
• Soạn bài: Ánh trăng (chi tiết)

Soạn bài Ánh trăng (hay nhất)

• Tổng kết bài Ánh trăng
Soạn bài: Ánh trăng (chi tiết)


Câu 1. Bố cục
- 2 khổ thơ đầu: Tuổi ấu thơ êm đềm của tác giả khi gắn với ánh trăng nơi đồng, rừng và bể. Giữa
con người và trăng có sự gắn bó, quấn qt khơng rời.
- 4 khổ thơ sau: Rời xa hoàn cảnh chiến tranh, con người quay về với cuộc sống tiện nghi hiện đại.
Bởi vậy nên con người nhanh chóng trở nên vơ tình với ánh trăng qua khứ trong khi trăng vẫn tròn
đầy và thủy chung như thế. Đây chính là nút thắt hồn hảo nhất để tác giả có thể bộc lộ được cảm
xúc của mình.
Câu 2. Hình ảnh vầng trăng
Ánh trăng là hình tượng chính và cũng là hình tượng xun suốt đồng thời truyền tải khá nhiều ý
nghĩa đặc sắc.
- Vầng trăng là hình ảnh tự nhiên chân thực, vĩnh hằng. Vầng trăng gắn với đồng, sông, bể ngày
bé.
- Vầng trăng còn chất chứa nhiều biểu tượng khác
+ Vầng trăng là người bạn tri âm tri kỉ tuổi ấu thơ với tác giả. Vầng trăng chất chứa những hồi ức
đẹp nhất khi tác giả cịn được sống giản dị, gắn bó, hịa mình với thiên nhiên, đồng ruộng.



+ Vầng trăng tuổi lại đồng hành cùng người lính khi đã trưởng thành. Dù gian lao, dù vất vả và
hiểm nguy, vầng trăng chưa bao giờ rời bỏ người lính. Điều này giúp cho người lính có thêm niềm
tin chiến đấu và chiến thắng.
+ Bởi vậy nên trăng chính là biểu tượng cao đẹp nhất cho quá khứ nghĩa tình ln ở bên, gắn bó,
nâng đỡ và chia sẻ cùng con người. Vầng trăng ấy theo bước chân đứa bé hồn nhiên sống trọn từng
khoảnh khắc tuổi thơ cho đến những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Đó đều là những tháng năm
quá khứ gian lao nhưng trăng vẫn luôn ở bên đồng hành cùng con người. Vậy nên, ánh trăng tròn
đầy cũng là biểu tượng cho một quá khứ chung thủy, một lối sống ân tình.
+ Khổ cuối là hình ảnh cơ đọng và súc tích nhất về ý nghĩa vầng trăng và cũng là chiều sâu triết lý
mà tác giả muốn gửi gắm. Đến với thời bình, khi cuộc sống vật chất đủ đầy hơn thì tâm hồn con
người lại càng dễ bị ru vỗ. Con người dễ dàng đắm chìm trong hạnh phúc thực tại mà rũ bỏ những
gì đã qua. Nhưng vầng trăng ân nghĩa ấy chưa bao giờ thay đổi. Từ trước đây hay cho đến bây giờ,
trăng vẫn vậy, vẫn là biểu tượng cho quá khứ vẹn nguyên tròn đầy, vẫn biểu tượng cho tấm lòng
thủy chung, son sắt chẳng mong được đáp đền.
Câu 3. Kết cấu, nhịp điệu
- Kết cấu dựa theo mạch tự sự. Nhịp thơ vừa có mạch kể vừa có mạch thể hiện cảm xúc.
- Giọng điệu bài thơ: đan xen giữa nhịp nhàng với trầm lắng và nhiều da diết.
→ Tác dụng: thể hiện những rung cảm, suy tư của tác giả khi nghĩ về quá khứ, về đồng đội, về
vầng trăng nghĩa tình.
Câu 4. Liên hệ thời điểm ra đời và nhận xét về lẽ sống của dân tộc Việt Nam
Bài thơ ra đời ngay sau khi chiến tranh kết thúc được 3 năm (1978), người lính năm xưa giã từ đời
sống chiến đấu để trở về với cuộc sống thành thị thời bình. Đây là thời điểm chuyển giao giữa cá
cũ và cái mới, giữa những vất vả, bộn bề trong quá khứ với sự tiện nghi, hiện đại ở hiện tại. Như
một lẽ thường tình, con người sẽ thường lựa chọn cái thứ hai mà vơ tình lãng qn đi cái thứ nhất.
Qua hình tượng vầng trăng, tác giả nhắc nhở mình và cũng là nhắc nhở mọi người không được
lãng quên đi quá khứ gian lao nhưng ân tình ân nghĩa, phải sống đúng với đạo lí “Uống nước nhớ
nguồn” của dân tộc. Giữa cuộc sống đã có quá nhiều sự tiện nghi, việc đó khơng phải dễ dàng nên
mỗi chúng ta từ ngay bây giờ nên tự tu dưỡng bản thân.
Soạn bài: Ánh trăng (ngắn nhất)


Soạn bài Ánh trăng (hay nhất)
“Ánh trăng” là câu chuyện được tác giả dưới thể thơ 5 chữ bằng giọng điệu dạt dào tâm tình.
Bài thơ mang tính giáo dục về cuộc đời về đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam.


Câu 1. Em có nhận xét gì về bố cục bài thơ?
Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dịng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu
là bước ngoặt để tác giả từ đó bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?
- Bố cục :
+ Đoạn 1: 3 khổ đầu: Cảm xúc trước vầng trăng của tác giả trong quá khứ và hiện tại
+ Đoạn 2: Khổ 4: Tình huống gặp lại vầng trăng
+ Đoạn 3: Khổ 5,6: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả
⇒ Bài thơ là sự kết hợp giữa hình thức tự sự và chiều sâu cảm xúc. Trong dòng diễn biến của
thời gian, sự việc ở các khổ 1, 2, 3 bằng lặng trôi những khổ 4 “đột ngột” một sự kiện tạo nên
bước ngoặt để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. Vầng trăng hiện ra không gian
hiện tại được soi sáng và gợi nhớ những kỉ niệm trong quá khứ chẳng thể nào quên.
Câu 2. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ
thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu
tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm?
- Nếu tuổi thơ của tác giả là những chuỗi ngày hạnh phúc, thiết thực, bay bổng dưới ánh trăng,
thì trăng đi qua cuộc đời người lính như những chứng nhân lịch sử, chứng kiến cuộc đời thăng
trầm của những người lính với những khó khăn, gian khổ, hy sinh mất mát, với tình đồng chí
đậm sâu. Đoạn đầu đã lột tả chân thực, ngày thơ trong trắng, đời sống tinh thần, tâm hồn ý nghĩa.
Tăng không chỉ đẹp mà cịn mang tình nghĩa sâu lặng.
- Người dung là người khơng có q họ hàng, người xa lạ khơng hề quen biết. Tác giả xem trăng
như người dưng vì một lẽ rất đơn giản là cuộc sống mới của tác giả đã không cần đến trăng nữa.
Khi cuộc sống thay đổi, tình cảm con người cũng thay đổi theo. Trước thềm vinh hoa, phú quý,
con người dễ dàng quên đi q khứ khó khăn của mình. Đa phần coi đó là quy luật tất yếu của
cuộc sống. Cung như dòng sơng có thác ghềnh, có quanh co uốn khúc, cuộc đời con người cũng

có những biến động ly kỳ.
- Các sự việc diễn ra bất ngờ, nhanh chóng khiến tác giả và chính người đọc cũng khơng ngờ tới.
Trăng là quá khứ, luôn nguyên vẹn, luôn như thế không hề phai mờ. Ánh trăng như người bạn
nghiêm khắc, con người có thể vơ tình, có thể lãng qn những thiên nhiên nghĩa tình quá khứ
thì vẫn tràn đầy và bất diệt.
Câu 3. Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với
việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức tuyển cảm của tác phẩm?
- Men theo lời kể chuyện, dịng cảm xúc của tác giả cũng tn trào một cách tự nhiên, thể hiện
được mối tình tri kỉ của nhà thơ và vầng trăng. Giọng thơ khổ 5, 6 đột ngột cao, thể hiện sự ngỡ


ngàng câu chuyện đã chuyển sang hướng mới và con người bắt đầu nhìn cuộc sống bằng tâm thế
mới.
- 2 khổ cuối với giọng thơ trầm lắng, tha thiết, nhằm diễn tả cảm xúc suy tư lặng lẽ. Giọng điệu
tâm tình, nhịp nhàng trơi chảy tự nhiên lúc vút cao, lúc trầm lặng.
Câu 4. Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để
phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lý, lẽ sống
của dân tộc Việt Nam ta?
- Bài thơ được sáng tác trong thời bình, sau cuộc kháng chiến khốc liệt, tất cả đang trong công
cuộc xây dựng đất nước. Từ một câu chuyện riêng bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ,
tình cảm với những tháng năm quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước, bình
dị, hiền hậu
- Ánh trăng không chỉ là chủ đề riêng của nhà thơ, câu chuyện của 1 người mà có ý nghĩa với cả
một thế hệ. Thế hệ từng trải qua những năm tháng dài gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với
thiên nhiên, sơng với nhân dân tình nghĩa. Bày tỏ thái độ đối với quá khứ, với những người đã
khuất.
*) Tổng kết:
Ánh trăng như mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn” gợi lên truyền thống thủy chung của dân
tộc ta. Đó cũng như một lời dạy, một lời nhắc nhở cho chúng ta, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ
đang dần trở thành những mầm non xây dựng đất nước.


Tổng kết bài Ánh trăng


Các bài viết liên quan bài Ánh trăng:



Tác giả, tác phẩm bài Ánh trăng
Dàn ý phân tích bài Ánh trăng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×