Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Soạn bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.99 KB, 7 trang )

Soạn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên
lưng mẹ
Hình ảnh người mẹ Tà ơi giàu tình thương, chịu thương chịu khó địu con lên rãy trong bài thơ
đã mang đến rất nhiều xúc cảm cho người đọc. Hãy cùng TOPLOIGIAI soạn bài Khúc hát ru
những em bé lớn trên lưng mẹ để hiểu hơn về vẻ đẹp của người mẹ ấy.

Mục lục nội dung
• Soạn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (chi
tiết)

Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (hay
nhất)

• Tổng kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Soạn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (chi
tiết)


Câu 1. Tác dụng của lối ngắt nhịp điệu


Cấu trúc của cả bài thơ có thể chia thành 3 đoạn thơ tương ứng với 3 khúc hát ru và có sử
dụng thủ pháp điệp giữa các đoạn như.

- Mở đầu: “Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi” è Đây là lời ru thiết tha của tác giả
- Tiếp theo: “Ngu ngoan a-kay ơi, …” è Lời ru của người mẹ được tách thành hai nhịp đối xứng
tạo hiệu ứng âm thanh.


Tác dụng của các ngắt nhịp trong lời ru đó:


- Đầu tiên xét về góc độ thanh điệu, việc ngắt nhịp bằng câu hát ru tạo nên hiệu ứng âm thanh du
dương, mềm mại và khiến cho câu thơ mang âm hưởng lời ru của dân tộc vô cùng đặc sắc.
- Đặc biệt hơn ba đoạn thơ không đơn thuần chỉ là lặp đi lặp lại những cấu trúc có sẵn mà đã có
sự mở rộng về cảm xúc và tư tưởng. Đoạn thơ sau, lời ru lại chứa chan những mong ước, những
tình cảm rộng mở hơn của người mẹ.
Câu 2. Hình ảnh người mẹ Tà ơi
Bức chân dung người mẹ Tà Ôi được tác giả khắc họa qua nhiều đặc điểm và góc nhìn để đem đến
cho người đọc cái nhìn chân thực nhất về người phụ nữ dân tộc trong những năm tháng kháng
chiến gian khổ của dân tộc.




Công việc: Những công việc mẹ làm rất vất vả, đòi hỏi sức khỏe, sự bền bỉ dẻo dai và đặc
biệt là sự chăm chỉ và chịu khó. Những cơng việc ấy lặp đi lặp lại hàng ngày để nuôi con
lớn khơn, để góp cơng sức cho tiền tuyến đang chiến đấu máu lửa, để có thể cùng đồng
hành với dân tộc đi qua giai đoạn lịch sử ác liệt này.

- Công việc lao động sản xuất: Mẹ giã gạo để nuôi bộ đội, mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi,
- Công việc chiến đấu: mẹ chuyển lán, đạp rừng, địu con đi để giảnh trận cuối
=> Những công việc ấy không dành cho những người phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng mẹ có thể
làm tất cả cho thấy sức sống phi thường, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ dành cho con, dành cho
q hương và đất nước.


Tình thương con tha thiết, mãnh liệt:

- Trong tất cả các hoạt động của mẹ dù cho tính chất cơng việc có như thế nào thì đứa con cũng
là người bạn đồng hành cùng mẹ.
+ Nhịp chày nghiêng -> giấc ngủ em nghiêng

+ Mồ hôi mẹ -> rơi má em
+ Lưng mẹ gầy -> làm gối, đưa nôi
+ Tim -> hát thành lời ru con
+ Mẹ địu con đi giành trận cuối


Đứa con là nơi để người mẹ có thể gửi gắm mọi mong ước, mọi khát khao. Đó cũng là
điểm tựa tinh thần vơ cùng mạnh mẽ để mẹ có thể vượt qua hết tất thảy khó khăn

+ Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần/… hạt bắp lên đều => mơ về cuộc sống ấm no, giàu mạnh
+ Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ => giấc mơ tự do, độc lập


Tình thương con gắn với những tình cảm cao quý hơn như yêu bộ đội, yêu quê hương, đất
nước thể hiện qua điệp cấu trúc lời hát ru tới 3 lần

Mẹ thương a-kay, mẹ thương … (bộ đội -> làng đói -> đất nước)
=> Hình ảnh người mẹ Tà Ôi đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam kiên cường bất khuất
trong những năm tháng kháng chiến của dân tộc. Họ không phải là những vĩ nhân nhưng lại có
sức sống và sức chiến đấu vơ cùng mãnh liệt. Họ yêu thương con vô bờ bến và song song với
tình thương đó là tình u đất nước, yêu nhân dân và giàu ước mơ về tương lai độc lập của dân
tộc.


Câu 3. Phân tích 2 câu thơ và tình cảm của người mẹ trong câu thơ thứ hai
Hai câu thơ có sự liên kết với nhau qua hình ảnh ẩn dụ vơ cùng sâu sắc.


Câu 1: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi”


- Câu thơ có ý nghĩa tả thực dựa trên hiện tượng thường nhật của thiên nhiên. Mặt trời ở đây là
một thực thể tự nhiên, xuất hiện để đem đến sự sống cho mn lồi. Bởi vậy nên nếu khơng có
mặt trời thì con người khơng thể có được vụ mùa bội thu nhất.
- Câu thơ sử dụng hình ảnh rất giản dị và gần gũi với những người lao động


Câu 2: “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

- Mặt trời ở đây mang tính ẩn dụ cao. Nếu như mặt trời của thiên nhiên đem đến sự sống cho
mn lồi thì mặt trời của mẹ là đứa con. Con xuất hiện trên cõi đời này để truyền cho mẹ động
lực sống, niềm hạnh phúc và cũng là niềm hi vọng của mẹ.
- Qua đó góp phần khẳng định
+ Tầm quan trọng và vị trí của đứa con trong lòng người mẹ.
+ Lòng yêu thương và coi trọng con của người mẹ.
Câu 4. Tình cảm của mẹ với con. Mối liên hệ giữa lời ru của mẹ với cơng việc, hồn cảnh của mẹ,
sự phát triển của tình cảm,…
- Tình cảm của mẹ dành cho con được thể hiện trực tiếp qua những lời ru vỗ ngọt ngào mà mẹ
dành cho con. Con chìm sâu vào giấc ngủ nhanh hơn nhờ lời ru êm ái của mẹ. Âm điệu ấy cho con
cảm giác được bao bọc và an tồn nhờ có tình mẹ. Nhờ lời ru ấy mà con lớn lên và trưởng thành
- Tình cảm của mẹ còn được bộc lộ gián tiếp qua bao nỗi niềm hi vọng được mẹ gửi trao qua lời
điệu bài hát ru.
+ Ước mơ một mai con của mẹ sẽ trưởng thành và tự ni sống mình bằng sức lao động.
+ Ước mơ về cuộc sống đủ đầy và giàu mạnh cho buôn làng, cho quê hương
+ Ước mơ lớn lao nhất là ước mơ được thấy Bác Hồ. Có lẽ khơng có người dân u nước nào mà
không từng mơ ngày được gặp mặt vị cha già của dân tộc, được sống trong đất nước sạch bóng
xâm lăng.
Câu 5. Tình cảm của mẹ gắn với tình cảm nào? Mong ước của nhân dân qua các khúc hát ru.
Mẹ u con nhưng đó khơng phải tình u độc tơn, duy nhất. Ẩn sau đó cịn là bao tình cảm gắn
bó và yêu thương với bộ đội – những người dành cả thanh xuân để chiến đấu vì dân tộc, với buôn



làng – nơi con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đó, với đất nước – mẹ mong con được lớn lên trong
hồn cảnh hịa bình. Một mai đất nước được độc lập, con của mẹ sẽ được sống và lao động như
một người tự do.


Soạn bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (ngắn nhất)

Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (hay
nhất)
Đoạn trích là cách thể hiện tình u thương con , ước vọng của người mẹ dân tộc Tà- ôi trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ đó góp phần hiểu được lịng u nước, quyết tâm, khát
vọng giành lại độc lập của nhân dân ta trong giai đoạn này.
Câu 1. Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà – ôi “lớn trên lưng mẹ” ở vùng chiến khu Trị
- Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc
có hai khổ và đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai … Đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời
ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a- kay ơi…” (bốn câu). Từng lời ru trực tiếp của người
mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ. Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế
có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài
thơ?
- Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru. Giọng điệu trữ
tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm tha thiết, trìu mến của người mẹ. Khúc hát ru và
những em bé lớn trên lưng mẹ là những hình ảnh thân thuộc nhưng khi ghép lại tạo nên nhan đề
tác phẩm lại gây cho người đọc sự tò mị, khó hiểu và ngạc nhiên.
Câu 2. Phân tích hình ảnh người mẹ Tà – ôi trong bài thơ?
- Mẹ địu con giã gạo cùng góp phần ni bộ đội ăn no đánh giặc. Đó là một cơng việc nặng
nhọc. “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng … nhấp nhô làm gối.” Việc làm và tư thế của
mẹ biểu hiện tình u, sự cảm thơng của mẹ với đứa con với bộ đội cách mạng.
- Mẹ địu con tỉa bắp trên núi Ka- lưi. Hình ảnh so sánh “lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” tuy ngộ
nghĩnh nhưng lại chân thực phù hợp với cách suy nghĩ của người dân miền núi. Mẹ địu con

chuyển lán, đi đạp rừng, địu con giành trận cuối: mẹ là người chiến sĩ cách mạng trên bn làng,
của q hương mình. Đi liền với những công việc mà mẹ ngày đêm phải làm là đứa con bé nhỏ
của mình, ngoan ngỗn khơng quấy khóc.
- Người mẹ vất vả, nghèo khổ nhưng một lịng một dạ với kháng chiến, thắm thiết yêu con và
nặng tình với bn làng, với bộ đội quyết tâm góp phần mình cho cuộc chiến đấu chung của dân
tộc.


Câu 3. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ,
em nằm trên lung”? Phân tích tình cảm của người mẹ đối với con ở câu thơ thứ hai.
- Câu thơ là hình ảnh mặt trời mọc vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa ẩn dụ. so sánh ngầm
đứa con với mặt trời là muốn nói với mẹ, đứa con của mẹ là cao quý là lẽ sống của mẹ như mặt
trời với bắp. Tuyệt hơn là mặt trời đấy gần ngay trên lưng mẹ, vô cùng gần với mẹ. Đồng hành
cùng mẹ trong cuộc sống và trong công việc.
- Con là mặt trời của mẹ, là nguồn sống, là niềm tin yêu, nguồn hạnh phúc lớn lao sưởi ấm cho
mẹ. Tạo cho mẹ ý chí tuyệt vời trong cuộc sống kháng chiến gian khó. Mặt trời đó của mẹ ngày
một lớn, ngày một khỏe mạnh, là niềm động lực to lớn mỗi ngày cho mẹ
Câu 4. Qua khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về
mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hồn cảnh, cơng việc mà mẹ đang làm ở từng
đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru.
Lời ru của mẹ là tất nhiên nói tình u thương vơ bờ bến của mẹ với con nhưng hịa chung với
tình cảm chung là tình cảm với bộ đội, với bn làng, với cách mạng. Mơ ước của mẹ về con trai
yêu quý cũng phát triển đồng hành với ước mơ về độc lập dân tộc.
Mẹ mong con trở thành chàng trai người Tà – ôi khỏe mạnh phi thường để có thể vung chày lún
sân, để có thể giã cho hạt gạo trắng ngần nuôi bộ đội đnahs thắng trận. Mẹ tỉa bắp mơ hạt bắp
trắng lên đều để có đủ lương thực nuôi bộ đội. Mơ ước thứ ba là mơ ước vô cùng giản dị mà thật
cảm động của mẹ, đó là mẹ mơ được thấy Bác Hồ, được làm người Tự do. Thể hiện mẹ ln
kính trọng vị lãnh tụ bất khuất của dân tộc và mong muốn về một đất nước hịa bình độc lập. Bài
thơ lại sử dụng “con mơ cho mẹ….” để nhấn mạnh sự nhất qn gắn bó máu thịt giữa hai mẹ
cơn. Một lời ru với những ước nguyện khác nhau nhưng ln thể hiện tình u tha thiết với con

với độc lập dân tộc.
Câu 5. Em thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì? Em hiểu thế nào
về những ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong
các khúc ru?
Ở đoạn 1,2 là tình thương con gắn với tình thương bộ đội, bn làng, q hương. Đoạn 3 là tình
thương con gắn với tình yêu đất nước anh dũng kháng chiến. Ước mong nhiều hạt gạo, hạt bắp
lên đều, mong con chóng lớn để trở thành chàng trai cường tráng trong lao động, sản xuất. Mong
con trở thành người người cách mạng ln vì dân tộc thiêng liêng, mong con được làm người
dân của đất nước hịa bình. Từ hình ảnh và tấm lịng của người mẹ đã thể hiện tình yêu quê
hương đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do, dân tộc
*) Tổng kết:
Trong gian lao, vất vả của cuộc sống ở chiến khu, người mẹ dành cho con tình cảm yêu thương
thắm thiết, thể hiện tình u gắn bó với lịng yêu nước, với tinh thân chiến đấu của người mẹ
hiền qua khúc hát với giọng điệu nhẹ nhàng trìu mến.


Tổng kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Các bài viết liên quan bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:


Tác giả, tác phẩm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Dàn ý phân tích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ



×