Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Soạn bài bếp lửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.24 KB, 7 trang )

Soạn bài: Bếp lửa
Hướng dẫn Soạn bài Bếp lửa để tìm hiểu về những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ, thiêng liêng của nhà
thơ Bằng Việt bên bà. Đồng thời thấy được tình cảm sâu sắc của nhà thơ dành cho người bà của
mình.

Mục lục nội dung
• Soạn bài: Bếp lửa (chi tiết)

Soạn bài Bếp lửa (hay nhất)

• Tổng kết bài Bếp lửa
Soạn bài: Bếp lửa (chi tiết)


Câu 1. Lời bài thơ là lời nhân vật nào? Nêu bố cục




Xun suốt tồn bộ bài thơ là những lời tâm sự da diết của người cháu dành cho người bà
của mình. Nội dung của những lời tâm sự ấy là nhắc lại những kỉ niệm một thời khốn khó
của hai bà cháu, thể hiện tình u mà bà dành cho cháu trong những ngày cháu còn bé bỏng
và được gần gũi bên bà.
Bố cục: bài thơ được chia làm 4 phần theo mạch cảm xúc của tác giả

- Phần 1 (khổ 1): Hình ảnh bếp lửa được tái hiện và trở thành mạch nguồn khơi dậy bao cảm xúc
sâu lắng
- Phần 2 (4 khổ thơ tiếp theo): Từ cảm hứng được khơi gợi, người cháu hồi tưởng lại về những kỉ
niệm ngày còn sống bên bà và được bà chăm sóc yêu thương
- Phần 3 (1 khổ thơ tiếp): Lắng lại trong cháu là những suy ngẫm về bà và hình ảnh chiếc bếp lửa
của kí ức tuổi thơ


- Phần 4 (phần còn lại): Dấy lên trong cháu niềm yêu thương và nỗi nhớ về người bà đã khuất.
Câu 2. Kỉ niệm về bà và tình bà cháu
Người bà trong tâm thức cháu chính là mẫu người phụ nữ Việt Nam truyền thống vô cùng giàu
đức hi sinh và thương cháu. Nỗi nhớ về bà trào dâng cũng là lúc những kỉ niệm ngày bà cháu còn
bên nhau được khơi gợi lại


- “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” => hình ảnh nắng mưa trong câu thơ là những vất vả, gian
khổ mà bà phải trải qua. Có thể nói kỉ niệm của bà và cháu hầu hết đều gắn với 1 giai đoạn lịch sử
đầy khốc liệt mà ở đó con người phải sống trong sự hi sinh, chết chóc và đói khổ. Cụ thể hơn là kỉ
niệm của 1 cậu bé 4 tuổi là những trận “đói mịn đói mỏi”, nhìn mùi khói đến mở cả mắt, xanh xao
cả tấm thân gầy guộc. Đọng lại trong cháu là mùi khói tốt lên từ căn bếp của bà. Mùi khói của
những bữa ăn bà chăm chút cho cháu, mùi khói xua đi cái khơng khí tử thần chết chóc của chiến
tranh và cũng là mùi khói gợi nhắc chú bé về một miền kí ức đã xa cùng bà trong căn nhà trống
vắng vì mẹ cha bận cơng tác.
- Bà dạy cháu làm những công việc nhỏ nhất, bà chăm lo cho việc học của cháu dẫu bà còn phải
lo nghĩ bao chuyện để mưu sinh. Mọi sinh hoạt đời thường của cháu đều được một bàn tay của bà
chăm chút, lo lắng.
- Kỉ niệm của cháu cùng bà còn là những đổ vỡ mất mát do chiến tranh gây nên. Căn nhà của hai
bà cháu sập xuống bởi bom đạn và rồi cũng chỉ một tay bà gây dựng lại. Bà khơng cho cháu nói
vì bà muốn bố mẹ cháu có thể n tâm cơng tác. Và cứ thế người bà như một siêu anh hùng che
đỡ cả bầu trời bình n để cháu có thể lớn lên đủ đầy
- Kí ức về bà trong cháu cịn là những sớm tinh mơ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm” để nhóm bếp
lửa quen thuộc, để chuẩn bị cho cháu những thức quà giản dị nhưng thấm đượm vị ngọt của tình
u như khoai sắn, nồi xơi gọi. Nay lớn lên và thưởng thức bao sơn hào mỹ vị, vị ngọt bùi năm
xưa bên bếp lửa cùng bà vẫn là hương vị mà cháu chẳng thể đánh rơi được.
=> Tuổi thơ của cháu gắn với bao kỉ niệm vui buồn cùng bà trong giai đoạn gian khổ nhất của cả
đất nước. Ở đó cháu được ni dưỡng, u thương và nâng niu bằng bếp lửa nồng đượm và tình
yêu thương cháy bỏng của bà.
Câu 3. Phân tích hình ảnh bếp lửa

* Vị trí: Đây là hình ảnh thơ xun suốt và mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình tượng bếp lửa
được nhắc đến hơn 10 lần trong bài và nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại.
* Ý nghĩa biểu tượng
- Bếp lửa là biểu tượng cho sự tảo tần và sự yêu thương, chăm sóc mà người bà dành cho cháu.
Bếp lửa thắp sáng những đêm đông lạnh giá, bếp lửa chuẩn bị những món ăn giản dị nhưng nồng
đượm tình yêu của bà
- Bếp lửa là bến đậu niềm thương nỗi nhớ, khơi thức trong cháu cả bầu trời kỉ niệm tuổi thơ với

- Bếp lửa là điểm tựa tinh thần để cháu vượt qua ngày tháng tuổi thơ gian khó phải xa cha mẹ và
lớn khơn trưởng thành.
=> Chính bởi vậy nên bếp lửa trong cháu vơ cùng thiêng liêng và kì lạ, là biểu tượng của niềm tin,
của sức sống mãnh liệt trong tâm hồn cháu.


Câu 4. Hình ảnh “Ngọn lửa”


Tại sao lại là “ngọn lửa” mà khơng phải “bếp lửa”

Ngọn lửa là hình ảnh cụ thể hơn và cũng mang nhiều ý nghĩa biểu tượng hơn bếp lửa. Sử dụng
cách nói “ngọn lửa” là bởi vì tác giả hiểu rằng bếp lửa bà nhóm lên không chỉ bằng rơm rạ thông
thường mà sở dĩ nó trở thành ngọn lửa bùng cháy mãi khơng tắt là bởi nó là ngọn lửa được nhen
lên từ tình yêu và niềm tin bất diệt của bà. Tình yêu ấy có thể khơng được nói ra thành lời nhưng
ngày qua ngày, nó càng lớn mạnh và bất diệt trong trái tim cháu.


Ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa

- Ngọn lửa biểu tượng cho tình yêu của bà, tình yêu và niềm tin của gia đình, của dân tộc. Đó là
sức mạnh giúp cho mỗi đứa trẻ lớn lên, trở thành người có ích và dù có đặt chân đến phương trời

nào, chúng sẽ đều nhớ đến nơi chúng đã sinh ra và được ni dưỡng để có được ngày hơm nay.
- Ngọn lửa cịn là sức sống, là tình yêu và niềm tin, ý chí nghị lực mà bà muốn dành cho cháu.
Nhờ có những động lực ấy mà mới có người cháu của ngày hơm nay.
Câu 5. Cảm nhận về tình cảm bà cháu. Bên cạnh đó cịn tình cảm nào khác khơng
Bài thơ thể hiện tình u thương, sự gắn bó cũng như tấm lịng biết ơn và trân trọng của người
cháu với người bà đã khuất. Mỗi lần nhớ đến là mỗi lần trái tim rung cảm về những kỉ niệm một
thời thơ ấu. Bên cạnh đó tình cảm ấy cịn gắn với tình u q hương và yêu dân tộc. Người cháu
không chối bỏ tuổi thơ khốn khó gắn với một thời đạn bom đã qua của dân tộc bởi cháu hiểu nhờ
có nó cùng với tình u của bà, cháu mới có thể lớn khơn trưởng thành như ngày hơm nay.


Soạn bài: Bếp lửa (ngắn nhất)

Soạn bài Bếp lửa (hay nhất)
Tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương qua những tác phẩm văn thơ khơng cịn là cảm xúc xa lạ
đối với người đọc. “Bếp lửa” là cảm xúc sâu sắc về tình cảm bà cháu. Đó là sự mới mẻ nhưng
lại gần gũi, quen thuộc.
Câu 1. Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì?
Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình , em hãy nêu bố cục của bài thơ.
- Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa , từ đó gợi về những kỉ niệm thời thơ ấu của người cháu khi
sống cùng bà trong những năm tháng trường kì kháng chiến của quân và dân ta. Hình ảnh người
bà hiện lên ân cần chăm sóc, lo lắng, ni dạy cháu lớn khôn. Khi đứa cháu đã khôn lớn, trưởng


thành, từ nơi xa xôi suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời của bà. Cuối cùng là những nỗi niềm yêu
thương, nỗi nhớ bà nhớ quê hương yêu dấu.
- Bố cục:
+ Ba câu đầu: Hình ảnh bếp lửa gợi nguồn cảm hứng nhớ về người bà
+ “Lên bốn tuổi… chứa niềm tin dai dẳng”: Những kỉ niệm về tuổi thơ lớn lên cùng bà, hình ảnh
bếp lửa ln gắn liền với bà.

+ “lận đận đời bà … thiêng liêng bếp lửa”: Suy ngẫm về bà
+ Bốn câu cuối: hình ảnh người bà nhóm bếp lại hiện lên.
Câu 2. Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi
lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác
dụng của sự kết hợp ấy.
- Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của người cháu là hình ảnh bếp lửa của làng quê Việt
Nam. “chờn vờn” là từ láy tượng hình gợi cảnh làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa,
vừa thể hiện sự mờ nhòa của hình ảnh kí ức theo thời gian. “Ấp iu” đây chỉ là từ ghép đơn thuần
gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm bếp.Người cháu ở
phương xa đang nhớ thương về người bà yêu quý của mình.
- Kỉ niệm tuổi thơ từ rất xa, nhưng lại mang ấn tượng mạnh, theo suốt cả cuộc đời của người
cháu. Mùi khói hun ướt nhèm mắt cháu, mùi củi khét vì ướt, mùi sương trong những ngày giá
lạnh. Hình ảnh tiếp theo là những âm thanh của co chim tu hú báo hiệu hè về, râm ran khắp cánh
đồng, khắp các khu vườn. Trong hiện thực thiết tha nỗi nhớ lại càng trở nên da diết hơn. Từ hình
ảnh bếp lửa đến hình ảnh tiếng chim tu hú, hình ảnh người bà vẫn hiện lên song hành, xuyên suốt
trong kỉ niệm và hồi ức của cháu. Cảm xúc dồn nén khiến người cháu thốt lên “bà nhớ cháu
không bà”. Người cháu trách sao tu hú không đến ở cùng bà, sao không thay người cháu bên bà,
trò chuyện cùng bà để bà đỡ nhớ cháu để bà đỡ cô đơn tuổi già.
Câu 3. Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần?
Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà lại nhớ
ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lại
viết: Ơi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa?
Miên man theo dịng cảm xúc hồi tưởng là hình ảnh người bà hiện lên rõ nét, cụ thể mang những
phẩm chất cao q: bình tĩnh, vững lịng, chắc chắn vượt qua mọi thử thách của chiến tranh khốc
liệt, làm tròn nhiệm vụ của hậu phương để người đi công tác, đi chiến đấu n lịng. Từ hình ảnh
bếp lửa cụ thể đến sự chuyển đổi hình ảnh ngọn lửa, bếp lửa trừu tượng hơn. Đó là ngọn lửa của
tấm lịng ấm áp yêu thương con cháu. Bà không chỉ là người giữ lửa, cịn là người nhóm bếp,
nhóm lửa. Nếu mở đầu là hình ảnh bà nhóm lửa sưởi ấm cái rét đơng giá lạnh cho cháu thì đến
các câu thơ tiếp theo thì đã vừa nhóm lửa, vừa luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn cho đỡ đói, đó là
tình cảm u thương rộng mở hết lịng vì cháu. Lịng bà cịn rộng mở hơn cùng nồi xơi gạo mới



mùa gặt, là tình cảm làng xóm đồn kết gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi và cuối cùng là nhóm dạy tâm
tình tuổi nhỏ.
Câu 4.
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lịng bà ln ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây
có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?
Tác giả muốn nhấn mạnh ở đây bà là người duy trì ngọn lửa, mọi hơi ấm đều được khơi dậy từ
lịng bà. Chính tình u thương của bà đã tạo nên hơi ấm của bếp lửa. Bà vừa giữ lửa vừa nhóm
lửa, là người trao yêu thương và cũng là người vun đắp lan tỏa yêu thương. Từ tình yêu của bà
phát triển thành nhiều tình yêu lớn, bà là biểu tượng của hậu phương vững chắc. Bà là những
động lực lớn lao tạo nên hịa bình dân tộc, tọa nên tâm hồn ấm áp của cháu. Từ lúc đó bếp lửa trở
thành mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người cháu.
Câu 5. Cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được
gắn liền với những tình cảm nào khác?
- Bài thơ như mang ý nghĩa triết lý thầm kín: Mỗi kí ức tuổi thơ ln là cái gì đó thân thiết có
sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên suốt chặng đường trưởng thành của đời người. Tình u
thương và lịng biết ơn sâu sắc đối với người bà là biểu tượng cao đẹp của tình u thương gia
đình, gắn bó với q hương đất nước và đó như sự khởi đầu của tình người, tình yêu nước.
*) Tổng kết: Bài thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm, miêu tả và tự sự. Thành công
của bài thơ là sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, là điểm tựa khơi gợi
mọi cung bậc cảm xúc, mọi kỉ niệm nơi người cháu.

Tổng kết bài Bếp lửa


Các bài viết liên quan bài Bếp lửa:




Tác giả, tác phẩm bài Bếp lửa
Dàn ý phân tích bài Bếp lửa



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×