Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Soạn bài tổng kết về ngữ pháp (tiếp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.29 KB, 7 trang )

Soạn bài: Tổng kết về ngữ pháp (Tiếp)
Mục lục nội dung
• Soạn bài: Tổng kết về ngữ pháp - tiếp (chi tiết)
• C. THÀNH PHẦN CÂU

• I. THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ THÀNH PHẦN PHỤ

• II. THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

• D. CÁC KIỂU CÂU

• I. CÂU ĐƠN

• II. CÂU GHÉP

• III. BIẾN ĐỔI CÂU

• IV. CÁC KIỂU CÂU ỨNG VỚI NHỮNG MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP KHÁC
NHAU


Soạn bài: Tổng kết về ngữ pháp - tiếp (chi tiết)
C. THÀNH PHẦN CÂU

I. THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ THÀNH PHẦN PHỤ
Câu 1. Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu; nêu dấu hiệu nhận biết từng
phần.
* Nêu các thành phần chính phụ:
- Các thành phần chính: chủ ngữ, vị ngữ
- Các thành phần phụ: trạng ngữ, khởi ngữ.
* Dấu hiệu nhận biết:


- Chủ ngữ: thể hiện sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được thể hiện ở vị ngữ;
trả lời cho câu hỏi "Ai?","Cái gì?”, “Con gì?”, “Vật gì?”
- Vị ngữ: có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi "Làm
gì?", "Làm sao?", "Như thế nào?", "Là gì?".
- Trạng ngữ: đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu; nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách
thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích… diễn ra sự việc nói đến trong câu.
- Khởi ngữ: thường đứng trước chủ ngữ, nêu lên và nhấn mạnh đề tài của câu; có thể kết hợp với
các từ về, đối với… ở trước. Nếu khơng có khởi ngữ thì nội dung câu vẫn khơng thay đổi.
Câu 2. Phân tích thành phần các câu sau
a. Chủ ngữ: Đơi càng tơi
Vị ngữ: mẫm bóng
b. Trạng ngữ: Sau một hồi trống thúc vang dội cả lịng tơi
Chủ ngữ: mấy người học trò cũ


Vị ngữ:

đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp

c. Khởi ngữ: Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc
Chủ ngữ: Nó
Vị ngữ:

phần cịn lại

II. THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Câu 1. Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu
* Các thành phần biệt lập:
- Thành phần tình thái
- Thành phần cảm thán

- Thành phần gọi - đáp
- Thành phần phụ chú
* Dấu hiệu nhận biết: Ý nghĩa của thành phần biệt lập
- Thành phần tình thái: Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm lí của người viết
- Thành phần gọi-đáp: Để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
- Thành phần phụ chú: Bổ sung một số chi chi tiết cho nội dung chính của câu
Câu 2. Từ in đậm là thành phần nào?
a. "Có lẽ" => thành phần tình thái.
b. "Ngẫm ra" => thành phần tình thái.
c. "dừa xiêm thấp lè tè, quà tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn,
dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,..." => thành phần phụ chú.
d. "Bẩm" => thành phần gọi đáp;
"có khi" => thành phần tình thái.


e. "Ơi" => thành phần gọi đáp.

D. CÁC KIỂU CÂU

I. CÂU ĐƠN
Câu 1. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đơn sau
a. Chủ ngữ: Những nghệ sĩ
Vị ngữ: không những ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói một điều gì mới mẻ.
b. Chủ ngữ: Lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại
Vị ngữ: phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.
c. Chủ ngữ: Nghệ thuật
Vị ngữ: là tiếng nói của tình cảm
d. Chủ ngữ: Tác phẩm
Vị ngữ: vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống

mà nghệ sĩ mang trong lòng.
e. Chủ ngữ: Anh
Vị ngữ: thứ sáu và cũng tên là Sáu.
Câu 2. Trong các đoạn trích sau, câu nào là câu đặc biệt?
a. Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ...
b. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi !
c. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói
về những xứ sở thần tiên; Hoa trong cơng viên. Những quả bóng sút vơ tội vạ của bọn trẻ con trong
một góc phố. Tiếng rao của bà bán xơi sáng có cái mủng đội trên đầu... ; Chao ôi, có thể là tất cả
những cái đó.


II. CÂU GHÉP
Câu 1. Tìm câu ghép trong các đoạn trích sau
a. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào
đời sống chung quanh.
b. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị chống.
c. Ơng lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người đàn bà con họ ngại dãn ra
vì kinh ngạc ấy mà ơng lão hả hê cả lịng.
d. Cịn nhà hoạ sĩ và cơ gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ.
e. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả
cho cô gái.
Câu 2. Chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép tìm được ở câu 1
a. Quan hệ bổ sung
b. Quan hệ nguyên nhân – hệ quả
c. Quan hệ bổ sung
d. Quan hệ hệ quả - nguyên nhân
e. Quan hệ mục đích - điều kiện.
Câu 3. Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép sau đây là quan hệ gì?
a. Quan hệ tương phản

b. Quan hệ bổ sung
c. Quan hệ điều kiện – giả thiết.
Câu 4. Từ mỗi cặp câu đơn sau hãy tạo câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, điều
kiện, tương phản, nhượng bộ (theo chỉ dẫn) bằng quan hệ từ thích hợp
a. Nguyên nhân: Vì quả bom tung lên và nổ trên khơng, nên hầm của Nho bị sập.
Điều kiện: Nếu quả bom tung lên và nổ trên khơng thì hầm của Nho khơng bị sập.
b. Tương phản: Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập.


Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.

III. BIẾN ĐỔI CÂU
Câu 1. Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau
- Quen rồi.
- Ngày nào ít: ba lần.
Câu 2. Trong các đoạn trích sau, những câu nào vốn là một bộ phận của câu đứng trước
được tách ra? Theo em, tác giả tách câu như vậy để làm gì?
Những câu vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra:
+ Và làm việc có khi suốt đêm.
+ Thường xuyên.
+ Một dấu hiệu chẳng lành.
Mục đích của việc tách câu của tác giả như vậy là để nhằm ngắt nhịp câu văn ngắn hơn, để miêu
tả công việc của 3 cô gái một cách rõ ràng và tăng mức độ nguy hiểm. Từ đó nhấn mạnh được tinh
thần chiến đấu và dũng cảm của 3 cô gái trên chiến trường Trường Sơn ác liệt.
Câu 3. Biến đổi các câu sau thành câu bị động.
a. Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra từ khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.

IV. CÁC KIỂU CÂU ỨNG VỚI NHỮNG MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP KHÁC

NHAU
Câu 1. Trong đoạn trích sau, câu nào là câu nghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?
- Ba con, sao con không nhận?
- Sao con biết là không phải?


=> Câu này được dùng để thể hiện tâm trạng khó hiểu, hoang mang khi bé Thu khơng chịu nhận
ơng Sáu là cha.
Câu 2. Trong đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Chúng được dùng để làm gì?
a. + Ở nhà trông em nhá! => dùng để ra lệnh
+ Đừng có đi đâu đấy. => dùng để ra lệnh
b. + Thì má cứ kêu đi. => dùng để yêu cầu
+ Vô ăn cơm! => dùng để mời

S
o

+ Cơm chín rồi! => vốn là câu trần thuật nhưng ở đây được dùng với mục đích cầu khiến.
Câu 3. Câu nói của anh Sáu trong đoạn trích sau đây có hình thức của kiểu câu nào? Anh
Sáu dùng nó để hỏi hay để bộc lộ cảm xúc? Chỗ nào trong lời kể của tác giả thể hiện điều
đó?
- Câu "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?" là câu nghi vấn.
- Dựa vào lời trần thuật của nhà văn “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào
mơng nó và hét lên” => câu này khơng dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc.
Tham khảo toàn bộ:

ạn văn 9 ( chi tiết)




×