Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

phê duyệt chiến lược phát triển thống kê việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.96 KB, 17 trang )


1


QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025
__________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ
tiêu thống kê;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn
2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 với những nội dung chính sau đây:
1. Sứ mệnh của Thống kê Việt Nam là sản xuất và phổ biến thông tin
thống kê kịp thời, chính xác, đầy đủ, khách quan, minh bạch phục vụ cơ quan
Đảng, Nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược,
chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu
thông tin thống kê và dịch vụ thống kê của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.
2. Quan điểm phát triển
− Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm
nhìn đến năm 2025 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-


2020 nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin thống kê phục vụ việc giám sát,
đánh giá quá trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
và các chương trình, mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển ngành, lĩnh
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
__________

Số: /QÐ -TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

2
vực và địa phương giai đoạn 2011-2020 và xây dựng các chương trình, chiến
lược của giai đoạn tiếp theo.
− Phát triển thống kê Việt Nam hướng tới các đối tượng sử dụng thông
tin, nắm bắt được nhu cầu của từng loại đối tượng để sản xuất ra những thông
tin thống kê thiết thực đối với người sử dụng; thông tin thống kê do Hệ thống
thống kê Nhà nước sản xuất được coi là hàng hóa công, mọi đối tượng sử dụng
thông tin đều có quyền bình đẳng tiếp cập và sử dụng; phản hồi của các đối
tượng dùng tin là một trong các thước đo chất lượng phục vụ của TKVN.
− Thống kê Việt Nam phát triển theo nguyên tắc và chuẩn mực của
thống kê quốc tế đảm bảo tính hội nhập và so sánh guốc tế về thông tin thống
kê.
− Phát triển Thống kê Việt Nam theo mô hình thống kê tập trung theo
ngành dọc kết hợp chặt chẽ với tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối
cao (gọi chung là tổ chức thống kê Bộ, ngành) và thống kê xã/phường, thống
kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (gọi chung là tổ chức

thống kê cơ sở) để hình thành hệ thống thống kê quốc gia thống nhất, hiệu quả.
− Phát triển nhanh, bền vững Thống kê Việt Nam theo hướng hiện đại,
chất lượng và hiệu quả để phục vụ tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập đầy
đủ với thống kê quốc tế.

3. Tầm nhìn của TKVN đến 2025 là đáp ứng nhu cầu thông tin và dịch vụ
thống kê trong nước và cộng đồng quốc tế một cách hoàn hảo; đạt trình độ
hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

4. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, TKVN phát triển nhanh, bền vững
theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm sản xuất và cung cấp thông tin thống kê
đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý, hoạch định chiến
lược, chính sách phát triển phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước các
cấp và nhu cầu thông tin thống kê ngày càng tăng của các đối tượng sử dụng;
đưa TKVN lên vị thế cao hơn trong cộng đồng thống kê quốc tế.
b) Mục tiêu cụ thể
(1) Sản xuất thông tin thống kê có chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
- Đạt 30% sự gia tăng chất lượng số liệu thống kê vào năm 2015 và 50%
vào năm 2020 dựa trên Khung đánh giá chất lượng dữ liệu (DQAF) của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF). Nâng vị thế của TKVN trong lĩnh vực thống kê tài
khoản quốc gia đạt mức 4/6 vào năm 2015 và mức 5/6 vào năm 2020.
- Đạt 50% các lĩnh vực thống kê áp dụng các tiêu chuẩn thống kê quốc
tế vào năm 2015 và 80 % vào năm 2020.

3
- Thực hiện đầy đủ Hệ thống phổ biến dữ liệu chung (GDDS) vào năm
2013 và tham gia vào Hệ thống phổ biến dữ liệu riêng (SDDS) từ năm 2015.
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng thống kê vào năm 2015.
- Đạt 50% người dùng tin hài lòng với chất lượng số liệu thống kê vào

năm 2015 và 70% vào năm 2020.
(2) Thực hiện đầy đủ hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các hệ thống
chỉ tiêu thống kê khác theo luật định
- Đạt 100% các chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ
thống chỉ tiêu thống kê Bộ ngành, Hệ thống chỉ tiêu thống kê tỉnh huyện xã
được sản xuất và phổ biến vào năm 2015.
- Năm 2015 cập nhật, bổ sung và hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành và Hệ thống chỉ tiêu thống kê
tỉnh, huyện, xã phù hợp thực tiễn Việt Nam và đảm bảo so sánh quốc tế.
(3) Hoàn thiện và mở rộng hoạt động phổ biến thông tin thống kê đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng
- Ban hành và thực hiện Chính sách phổ biến thông tin thống kê vào năm
2012.
- Đạt 100% chỉ tiêu thống kê được công bố đồng thời với bản giải thích
khái niệm, định nghĩa, phương pháp tính và nguồn số liệu cho tất cả các đối
tượng sử dụng vào năm 2015; 10% dữ liệu vi mô được khai thác qua mạng vào
năm 2015 và 30% vào năm 2020.
- Kho dữ liệu thống kê quốc gia được thiết lập và đưa vào sử dụng từ
năm 2015.
(4) Tăng cường sự tin cậy của người sử dụng đối với thông tin thống kê
- 100% cán bộ, công chức thống kê trong Hệ thống Thống kê Nhà nước
đạt các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
độc lập về chuyên môn nghiệp vụ thống kê được quy định trong Luật Thống
kê; Báo cáo chất lượng cán bộ, công chức thống kê được công bố hàng năm.
- Tăng cường sự hiểu biết của người dùng tin về phương pháp và quy
trình sản xuất thông tin thống kê.
- Củng cố và phát triển phương thức trao đổi nhu cầu thông tin giữa
người sản xuất và sử dụng thông tin thống kê.
- Nhận thức và trách nhiệm xã hội về thống kê của các nhà hoạch định
chính sách, các nhà cung cấp thông tin và các đối tượng sử dụng khác được

nâng lên liên tục hàng năm.
- Hội đồng Thống kê Quốc gia được thành lập vào năm 2015.
(5) Nâng cao tính hiệu quả của Thống kê Việt Nam

4
- Củng cố và phát huy vai trò điều phối của Tổng cục Thống kê trong
hoạt động thống kê của Hệ thống Thống kê Nhà nước.
- Đạt 30% các cuộc điều tra thống kê được chuẩn hóa về phương pháp
và sử dụng công nghệ thông tin trong thu thập số liệu vào năm 2015 và 70%
vào năm 2020.
- Tăng cường khai thác các hồ sơ hành chính làm nguồn dữ liệu đầu vào
của hoạt động thu thập thông tin thống kê.
- Tích hợp và đưa vào khai thác 50% cơ sở dữ liệu thống kê vào năm
2015 và 100% vào năm 2020.
(6) Đưa Thống kê Việt Nam lên vị thế cao hơn trong cộng đồng thống kê
quốc tế
- Nâng chỉ số năng lực thống kê của Việt Nam theo đánh giá của Ngân
hàng Thế giới thêm 10 điểm vào năm 2012, thêm 20 điểm vào năm 2015; và
có chỉ số xếp hạng cao nhất trong khối ASEAN vào năm 2020.
- Đáp ứng 50% yêu cầu về dữ liệu từ các tổ chức quốc tế vào năm 2015
và 100% vào năm 2020.
- Tham gia và hỗ trợ ít nhất 50% các diễn đàn thống kê quốc tế/các cuộc
họp liên quan của Việt Nam vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.

4. Giải pháp thực hiện
a) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò
của thống kê đối với tiến trình phát triển đất nước
Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông nhằm nâng cao
nhận thức cộng đồng về vai trò của thống kê đối với việc xây dựng, giám
sát, đánh giá các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc

gia, bộ, ngành, địa phương và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, tổ chức
và cá nhân; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc cung cấp thông tin kịp
thời, chính xác, trung thực cho các cơ quan thống kê là trách nhiệm của các
doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Đưa giáo dục thống kê vào
các cấp học với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa
tuổi. Xây dựng và thực hiện chương trình phổ biến và tuyên truyền Luật
Thống kê và các văn bản pháp lý có liên quan.
b) Chuyên môn, nghiệp vụ thống kê
- Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thu thập thông tin của Hệ
thống Thống kê Nhà nước: Hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả của hệ
thống đăng ký thống kê, trước hết tập trung vào đăng ký thông tin cơ bản về
doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể; đăng ký hộ tịch, hộ khẩu và dân
cư; đăng ký đất đai, hệ thống thông tin địa lý; thiết lập và cập nhật các dàn
mẫu, hoàn thiện các bảng danh mục và phân loại thống kê; cập nhật các chỉ
tiêu thống kê kịp thời phản ánh diễn biến trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và

5
môi trường; đổi mới và chuẩn hóa các phương pháp thu thập thông tin thống
kê.

- Đổi mới và hoàn thiện hoạt động xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin
của Hệ thống Thống kê Nhà nước: Áp dụng các phương pháp hiện đại trong
nhập dữ liệu; chuẩn hóa quy trình xử lý, tổng hợp số liệu cho tất cả các lĩnh
vực thống kê; xây dựng chính sách phổ biến thông tin và dịch vụ thống kê;
xây dựng và áp dụng các chuẩn mực phổ biến thông tin thống kê theo tiêu
chuẩn quốc tế; xây dựng các chương trình quảng bá thông tin và dịch vụ
thống kê cho các đối tượng sử dụng thông tin thống kê; định kỳ điều tra nhu
cầu của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê.

- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng phương pháp luận thống kê và các

quy trình thống kê hiện đại: Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học theo
hướng hình thành mạng nghiên cứu trong toàn hệ thống TKVN; đẩy mạnh
nghiên cứu và áp dụng phương pháp luận thống kê theo chuẩn mực và
khuyến nghị quốc tế; tăng cường biên soạn và phổ biến tài liệu hướng dẫn
phương pháp luận thống kê; nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa các qui trình
thống kê với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT.

- Đẩy mạnh hoạt động phân tích và dự báo thống kê: Tăng cường năng
lực phân tích và dự báo cho các cơ quan thống kê thuộc Hệ thống thống kê
Nhà nước; tăng cường đầu tư và xây dựng cơ chế phối hợp, cơ chế tài chính
cho hoạt động phân tích và dự báo thống kê.
c) Khuôn khổ pháp lý, cơ chế phối hợp
Sửa đổi, bổ sung Luật Thống kê và các văn bản pháp lý có liên quan.
Củng cố và tăng cường hệ thống thanh tra thống kê bảo đảm các hoạt động
thống kê được thực thi theo pháp luật; định kỳ đánh giá tác động của Luật
Thống kê và các văn bản pháp lý có liên quan
.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Hệ thống thống kê
tập trung với thống kê Bộ, ngành nhằm khắc phục những tồn tại và bất cập
trong sản xuất và phổ biến thông tin thống kê. Xây dựng cơ chế phối hợp
chặt chẽ, hiệu quả giữa các nhà sản xuất dữ liệu với các nhà cung cấp dữ liệu
để hài hòa và tiêu chuẩn hóa các hoạt động thống kê và chia sẻ dữ liệu thống
kê, nhất là dữ liệu ban đầu từ hồ sơ hành chính phục vụ cho mục đích thống
kê. Xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên giữa các nhà sản xuất dữ liệu
với các đối tượng sử dụng dữ liệu để nắm bắt nhu cầu và sản xuất dữ liệu phù
hợp với nhu cầu của từng đối tượng sử dụng
.
d) Tổ chức, nhân lực
Đổi mới cơ cấu tổ chức Hệ thống thống kê tập trung theo hướng
chuyên môn hóa các hoạt động thống kê (Thu thập, xử lý, tổng hợp, phân

tích và dự báo, phổ biến thông tin thống kê) trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ
CNTT. Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức thống kê Bộ, ngành trên cơ
sở rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 03/NĐ/2010-CP ngày
13/1/2010 về qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan

6
ngay Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
ban hành theo QĐ số 43/2010/QĐ-TTg ngày 2/6/2010 của Thủ tướng chính
phủ và các chương trình chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020 của Bộ,
ngành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ động phối hợp chặt
chẽ với các đơn vị chức năng của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát
nhân dân tối cao tổ chức công tác thống kê của ngành Tòa án và ngành Kiểm
soát theo qui định của Luật Thống kê. Tăng cường thống kê Sở, ngành ở địa
phương; thống kê xã, phường bằng việc bố trí đủ người làm công tác thống
kê chuyên trách. Thành lập Hội đồng Thống kê quốc gia để điều phối các
hoạt động thống kê và là cầu nối giữa các bên sản xuất, cung cấp và sử dụng
thông tin thống kê.
Hoàn thiện tiêu chuẩn các chức danh công chức, viên chức thống kê
và xác định số lượng, cơ cấu ngạch công chức, viên chức thống kê trong từng
đơn vị của Hệ thống thống kê Nhà nước. Đổi mới công tác tuyển dụng nhân
lực thống kê theo hướng khuyến khích làm việc lâu dài trong ngành thống kê.
Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo thống kê tại các trường đại học, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao,
cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng quản lý các hoạt
động thống kê.
e) Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thống kê
Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho các cơ quan thống kê, ưu tiên
xây dựng trụ sở làm việc của Chi cục Thống kê cấp huyện theo định mức qui
định và đảm bảo tiện nghi, hiện đại. Trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng,
thông tin liên lạc và phương tiện đi lại phục vụ cho các hoạt động thống kê.

Hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà
nước, nhất là các định mức kinh phí cho các hoạt động thống kê. Tăng cường
huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước, nhất là sự hỗ trợ tài chính
và kỹ thuật từ cộng đồng quốc tế cho hoạt động thống kê. Quản lý, sử dụng có
hiệu quả các nguồn kinh phí cho hoạt động thống kê.
f) Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
Phát triển và ứng dụng đồng bộ công nghệ thông tin, góp phần nâng cao
hiệu quả công tác thống kê và hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc
gia thống nhất. Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, đáp ứng
yêu cầu phát triển công tác thống kê của Hệ thống thống kê tập trung, thống
kê Bộ, ngành ở Trung ương, thống kê Sở, ngành ở địa phương. Áp dụng
phương pháp điều tra thống kê điện tử để thu thập và truyền tải thông tin
thống kê qua trang thông tin điện tử của các cơ quan thống kê. Sử dụng công
nghệ tiên tiến, hiện đại trong xử lý, tổng hợp và phân tích thống kê. Xây
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu thông tin thống kê, cổng thông
tin thống kê điện tử; Phát triển và ứng dụng các công cụ khai thác hệ thống
cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu thống kê.
(g) Hợp tác quốc tế

7
Xây dựng chương trình tổng thể về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống
kê theo hướng mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác song phương, đa
phương với cơ quan thống kê các nước và tổ chức quốc tế. Tăng cường trao
đổi thông tin thống kê với thống kê các nước và các tổ chức quốc tế. Xây
dựng và công bố các chương trình thống kê quan trọng nhằm tranh thủ sự
hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ cộng đồng quốc tế. Sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực hỗ trợ. Thực hiện đầy đủ các cam kết về thống kê với các nước và
các tổ chức quốc tế.

5. Chương trình, dự án thực hiện chiến lược

Phê duyệt về nguyên tắc các chương trình, dự án thực hiện chiến lược ở
Phụ lục 1 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Chiến lược
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao,
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án của Chiến lược phát triển
thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược;
định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết (vào năm
2015) và tổng kết (vào năm 2020) việc thực hiện Chiến lược;
- Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện Chiến lược;
2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đổi mới tổ
chức bộ máy thống kê, bảo đảm đủ biên chế của Hệ thống Thống kê Nhà
nước, thống kê xã, phường; hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ
ngành Thống kê.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh
phí ngân sách hàng năm thực hiện Chiến lược; đổi mới cơ chế quản lý tài
chính trong lĩnh vực thống kê nhằm đáp ứng và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực tài chính cho hoạt động thống kê.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và
Đầu tư xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trên các phương tiện
thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về
kiến thức thống kê nói chung và vai trò của thông tin thống kê trong quá
trình xây dựng, giám sát, đánh giá các chương trình, chiến lược phát triển
kinh tế xã hội quốc gia, bộ, ngành và địa phương.

8

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá, biên soạn
và đưa các nội dung giáo dục về kiến thức thống kê vào chương trình của các
cấp học.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện Chiến lược trong phạm vi
ngành, lĩnh vực phụ trách.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức
triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW và phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ,
Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo
- Lưu: VT, KTN (5b).
XH

THỦ TƯỚNG





Nguyễn Tấn Dũng


9
Phụ lục 1
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg
Ngày tháng năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)
____________

TT Tên chương trình

hành động

Mục tiêu Thời gian
hoàn thành
Cơ quan
chủ trì
Cơ quan phối
hợp chính
1 Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thu thập thông tin trong hệ thống thống kê nhà
nước
1.1 Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê bao gồm
- Cơ sở dữ liệu đăng ký về
doanh nghiệp và cơ sở sản
xuất kinh doanh cá thể
2015 Tổng cục
Thống kê
Bộ Kế hoạch
và Đầu tư; Bộ
Tài chính
- Hệ thống thông tin đăng ký
hộ tịch, hộ khẩu và hệ sơ cơ
sở dữ liệu dân cư
2015 Bộ Y tế
(Tổng cục
Dân số)
Tổng cục
Thống kê,
Các Bộ: Công
an, Tư pháp,
Nội vụ
- Cơ sở dữ liệ
u đăng ký đ

ất
đai
2015 Bộ Tài
nguyên Môi
trường
Tổng cục
Thống kê, Bộ
Nông nghiệp
và Phát triển
nông thôn
- Các cơ sở dữ liệu: Tờ khai
hải quan, phương tiện đánh
bắt hải sản, phương tiện vận
tải chủ yếu
2015 Các Bộ: Tài
chính, Giao
thông vận
tải,
Bộ, ngành
liên quan
1.2 Xây dựng, rà soát, cập nhật các hệ thống chỉ tiêu thống kê
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia
2015, 2020 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Bộ, ngành
2015, 2020 Bộ, ngành

liên quan
Tổng cục
Thống kê
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê
tỉnh, huyện, xã
2011, 2015,
2020
Tổng cục
Thống kê
UBND cấp
tỉnh
1.3
Rà soát, cập nhật chương
trình điều tra thống kê quốc
gia
2011, 2015,
2020
Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan

10
TT Tên chương trình

hành động
Mục tiêu Thời gian
hoàn thành
Cơ quan
chủ trì

Cơ quan phối
hợp chính
1.4 Rà soát, cập nhật chế độ báo cáo thống kê

-
Chế độ báo cáo thống kê áp
dụng đối với các đơn vị cơ
sở
2014 Tổng cục
Thống kê,
các bộ: Giáo
dục và Đào
tạo, Lao
động thương
binh và xã
hội, Y tế,
Khoa học và
Công nghệ
Bộ, ngành
liên quan
-
Chế độ báo cáo thống kê
tổng hợp áp dụng đối với cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
2012 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
-
Chế độ báo cáo thống kê

tổng hợp áp dụng đối với các
cơ quan chuyên môn thuộc
ngành, lĩnh vực ở cấp tỉnh, ở
cấp huyện
2013 Bộ, ngành Tổng cục
Thống kê
-
Chế độ báo cáo thống kê
tổng hợp áp dụng đối Bộ,
ngành
2013 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
1.5
Cập nhật và đồng bộ hóa các
phương pháp thu thập thông
tin
Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
1.6
Chuẩn hóa khái niệm, nội
dung, phương pháp tính
nguồn số liệu của từng chỉ
tiêu thống kê
Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành

liên quan
2 Đổi mới và hoàn thiện hoạt động xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin của hệ thống thống kê
nhà nước
2.1 Xây dựng các qui trình xử
lý, tổng hợp các chỉ tiêu
thống kê quố
c gia (phân
công cho TCTK), hệ thống
chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện,

2012 Tổng cục
Thống kê

2.2 Xây dựng các qui trình xử
lý, tổng hợp các chỉ tiêu
thống kê quố
c gia (phân
công cho các Bộ, ngành)
2012 Bộ, ngành Tổng cục
Thống kê

11
TT Tên chương trình

hành động
Mục tiêu Thời gian
hoàn thành
Cơ quan
chủ trì
Cơ quan phối

hợp chính
2.3
Xây dựng cơ sở dữ liệu
thống kê kinh tế-xã hội
2020 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
2.4 Đổi mới trang thông tin điện
tử của Tổng cục Thống kê
2012 Tổng cục
Thống kê

2.5 Xây dựng cổng thông tin
thống kê điện tử
2020 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
2.6 Xây dựng chính sách phổ
biến thông tin thống kê
2011 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
2.7 Xây dựng danh mục các sản
phẩm thống kê
2012 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành

liên quan
3 Tăng cường nghiên cứu ứng
dụng phương pháp luận
thống kê theo thông lệ và
chuẩn mực quốc tế
; xây
dựng và chuẩn hóa các qui
trình thống kê



3.1

Tăng cường năng lực nghiên
cứu khoa học
, hình thành
mạng nghiên cứu trong hệ
thống TKVN
2015 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
3.2 Đẩy mạnh nghiên cứu
phương pháp luận thống kê
theo chuẩn mực quốc tế và
khuyến nghị áp dụ
ng vào
Việt Nam
Liên tục các
năm

Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
3.3 Đẩy mạnh biên dịch, biên
soạn và phổ biến sách hướng
dẫn phương pháp luận thống

Liên tục các
năm
Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
3.4 Nghiên cứu áp dụ
ng các
bảng danh mục, phân loại
chuẩn quốc tế và xây dựng
các bảng danh mụ
c, phân
loại của Việt Nam
Liên tục các
năm
Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
3.5 Nghiên cứu, xây dự
ng và
chuẩn hóa các

qui trình
thống kê
Liên tục các
năm
Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan

12
TT Tên chương trình

hành động
Mục tiêu Thời gian
hoàn thành
Cơ quan
chủ trì
Cơ quan phối
hợp chính
4 Đẩy mạnh phân tích và dự
báo thống kê


4.1
Hình thành đơn vị chuyên
phân tích và dự báo thuộc hệ
thống thống kê tập trung và
thuộc thống kê Bộ, ngành
2012 Tổng cục
Thống kê,

các Bộ,
ngành

4.2 Đào tạo nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ làm PT&DB
thống kê
Liên tục các
năm
Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
4.3 Xây dựng cơ chế phối hợp
giữa các đơn vị phân tích và
dự báo của các Bộ, ngành
2012 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
4.4 Xây dựng CSDL dùng chung
cho công tác phân tích và dự
báo
2012 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
4.5 Phổ biến rộng rãi kết quả
phân tích và dự báo
Liên tục các
năm

Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
5 Hoàn thiện thể chế
, khuôn
khổ pháp lý và điều phối các
hoạt động thống kê


5.1 Đổi mới cơ cấu tổ chức Hệ
thống thống kê tập trung

2015 Bộ Nội vụ Tổng cục
Thống kê
5.2 Củng cố và hoàn thiện tổ
chức thống kê Bộ, ngành ở
Trung ương; thống kê Sở,
ngành ở địa phương; thống
kê xã, phường

2015 Bộ Nội vụ Tổng cục
thống kê, Bộ,
ngành liên
quan
5.3 Thành lập Hội đồng Thống
kê quốc gia

2012 Bộ Nội vụ Tổng cục
Thống kê, Bộ

ngành liên
quan
5.4
Sửa đổi, bổ sung Luật Thống
kê và các văn bản liên quan
2013 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan

13
TT Tên chương trình

hành động
Mục tiêu Thời gian
hoàn thành
Cơ quan
chủ trì
Cơ quan phối
hợp chính
5.5 Tăng cường hệ thống thanh
tra thống kê
2013 Tổng cục
Thống kê

5.6 Xây dựng cơ chế phối hợp
giữa các nhà sản xuất số
liệu; cơ chế phối hợp giữa
các nhà sản xuất số liệu với
các nhà cung cấp, sử dụng số

liệu
2015 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
6 Phát triển nhân lực ngành
Thống kê


6.1 Hoàn thiện tiêu chuẩn các
chức danh công chứ
c, viên
chức thống kê và xác định số
lượng, cơ cấu ngạch công
chức, viên chức thố
ng kê
trong từng đơn vị của Hệ
thống thống kê Nhà nước
2012 Bộ Nội vụ Tổng cục
Thống kê
6.2 Đổi mới công tác tuyển dụng
nhân lực thống kê theo
hướng khuyế
n khích làm
việ
c lâu dài trong ngành
Thống kê
2013 Bộ Nội vụ Tổng cục
Thống kê
6.3 Mở rộng và nâng cao chất

lượng đào tạo thống kê tại
các trường đại học, cao đẳng
và trung học chuyên nghiệp.
Đẩy mạnh đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao, cập nhật
kiến thứ
c chuyên môn
nghiệp vụ và các kỹ năng
quản lý các hoạt động thống

2015 Bộ Giáo dục
và Đào tạo
Tổng cục
Thống kê
7 Tăng cường cơ sở vật chất
và huy động các nguồn lực
tài chính phục vụ hoạt
động thống kê


7.1 Xây dựng và thực hiện Đề
án”Đầu tư xây dựng trụ sở
làm việc của ngành Thống
kê”
2011 Tổng cục
Thống kê
Bộ KH&ĐT,
Bộ Tài chính

14

TT Tên chương trình

hành động
Mục tiêu Thời gian
hoàn thành
Cơ quan
chủ trì
Cơ quan phối
hợp chính
7.2 Xây dựng và thực hiện Đề
án “Đầu tư trang thiết bị,
phương tiện làm việc của
ngành Thống kê”
2011 Tổng cục
Thống kê
Bộ Tài chính
7.3 Sủa đổi Thông tư
120/2007/TT-BTC và Thông
tư 48/2007/TT-BTC
2011 Bộ Tài
chính
Tổng cục
Thống kê
7.4 Huy động nguồ
n kinh phí
ngoài ngân sách nhà nước
2011 Tổng cục
Thống kê
Bộ KH&ĐT,
Bộ Tài chính

8 Ứng dụng và phát triển
công nghệ
thông tin trong
ngành Thống kê


8.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin đồng bộ
2015 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
8.2 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu và kho dữ liệu thống kê
2015 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
8.3 Phát triển và ứng dụng các
công cụ khai thác hệ thống
cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu
thống kê
2015 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
8.4 Ứng dụng công nghệ tiên
tiến trong hoạt động thu
thập, và xử lý thông tin
thống kê

2015 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
8.5 Tin học hóa chế độ báo cáo
thống kê
2015 Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan

9 Mở rộng và tăng cường
hiệu quả hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực thống kê


9.1 Xây dựng chương trình tổng
thể về hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực thống kê
Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan

15
9.2 Tăng cường trao đổ
i thông
tin thống kê với thống kê các
nước và các tổ chức quốc tế
Tổng cục

Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
9.3 Thực hiện đầy đủ các cam
kết về thống kê với các nước
và các tổ chức quốc tế
Tổng cục
Thống kê
Bộ, ngành
liên quan
10 Tuyên truyền, giáo dục
năng cao nhận thức của
cộng đồng về vai trò của
thống kê đối với tiến trình
phát triển đất nước


10.1
Xây dựng và thực hiện các
chương trình truyền thông
nhằm nâng cao nhận thức
cộng đồng về vai trò của
thống kê; trách nhiệm cung
cấp thông tin thống kê; Xây
dựng chương trình phổ biến
và tuyên truyền Luật Thống

2015 Tổng cục
Thống kê
Bộ Thông tin

và truyền
thông
10.2 Thiết kế chương trình giáo
dục thống kê vào các cấp
học với nội dung và thời
lượng phù hợp với nhận thức
của từng lứa tuổi
2015 Bộ Giáo dục
và đào tạo
Tổng cục
Thống kê
(Ghi chú: Các chủ chương trình hành động điều thông tin vào cột “Mục tiêu”)
tướng Chính phủ)

16
Phụ lục 2
CÁC CHỈ SỐ MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỐNG KÊ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg
Ngày tháng năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

Số
TT
Tên chỉ tiêu
Mục tiêu đạt được
Ghi chú
Năm cơ sở
2015
2020
1

Mức độ gia tăng chất
lượng số liệu thống kê dựa
trên Khung đánh giá chất
lượng dữ liệu (DQAF) của
IMF
-
Tăng
30%
Tăng
50%
Dựa trên đánh giá của
IMF về Tuân thủ các
tiêu chuẩn và mã
(ROSC)
2
Mức độ thực hiện Hệ
thống tài khoản quốc gia
SNA 1993
Đạt mức
mức 2/6
(2008)
Đạt toàn
bộ mức
4/6
Đạt mức
5/6
Báo cáo của Nhóm
công tác Ban thư ký
liên tịch về tài khoản
quốc gia, Ủ

y ban
Thống kê Liên Hợp
Quốc
3
Mức độ áp dụng các tiêu
chuẩn thống kê quốc tế
vào các lĩnh vực thống kê
-
50% các
lĩnh vực
thống kê
100%
các lĩnh
vực
thống kê

4
Mức độ tuân thủ Hệ thống
phổ biến dữ liệ
u chung
(GDDS)
Chưa đầy đủ
các bảng siêu
dữ liệu
(2010)
Tuân thủ
đầy đủ
(2013)

Báo cáo về Tuân thủ

các tiêu chuẩn và mã
(ROSC) của IMF
5
Mức độ thực hiện Tiêu
chuẩn phổ biến dữ liệu
riêng (SDDS)
-
Bắt đầu
thực hiện

Báo cáo về Tuân thủ
các tiêu chuẩn và mã
(ROSC) của IMF
6
Mức độ giải quyết chênh
lệch số liệu
Chênh lệch
số liệu thống
kê giữa
TCTK với
các Cục TK
và giữa
TCTK với
các Bộ,
ngành
Khắc
phục
chênh
lệch số
liệu GDP

(2013)
Khắc
phục
chênh
lệch số
liệu ở tất
cả các
lĩnh vực
thống kê

7
Mức độ thực hiện Hệ
thống quản lý chất lượng
thống kê
-
Vận hành
Cải thiện

8
Mức độ hài lòng của
người dùng tin đối với
thông tin thống kê
31,3%
(2008)
50%
80%
Điều tra các đối
tượng sử dụng tin
9
Mức độ thực hiện Hệ

thống chỉ tiêu thống kê
33% chỉ tiêu
thống kê
quốc gia
được thực
hiện (2010)
100% các
chỉ tiêu
thống kê
trong Đề
án 312
Rà soát
cập nhật
mới các
hệ thống
chỉ tiêu
Đề án 312

17
được
thực hiện
10
Mức độ phổ biến số liệu
thống kê đồng thời với
siêu dữ liệu
-
100%
(2014)



11
Mức độ khai thác dữ liệu
vi mô qua mạng
-
10%
30%

12
Đạt 10% dịch vụ thống kê
thu phí theo yêu cầu
-
10%
25%
So với chi phí thường
xuyên
13
Mức độ có sẵn Kho dữ
liệu thống kê quốc gia
-
Được
thiết lập
Hoàn
thiện

14
Mức độ nhận thức và
trách nhiệm xã hội về
thống kê
-
Tăng

30%
Tăng
70%
Điều tra thái độ và
hành vi của ngưởi
dùng tin
15
Mức độ đạt tiêu chuẩn
phẩm chất đạo đức, trinh
độ chuyên môn nghiệp vụ
của đội ngũ cán bộ thống

-
100%
cán bộ
công
chức đạt
tiêu
chuẩn

Đánh giá chất lượng
cán bộ, công chức
thống kê
16
Mức độ hiểu biết của
người dùng tin về sản xuất
số liệu thống kê
-
Tăng
50%

Tăng
75%
Điều tra các đối
tượng sử dụng tin
17
Mức độ quan hệ giữa
những người sản xuất và
sử dụng thông tin thống

-
Tăng
cường


18
Mức độ điều phối hoạt
động thống kê của Tổng
cục Thống kê trong Hệ
thống Thống kê Nhà nước
Yếu
Tăng
cường


19
Mức độ sử dụng công
nghệ thu thập dữ liệu điện
tử
-
Cho 30%

các cuộc
điều tra
Cho
70% các
cuộc
điều tra

20
Mức độ sử dụng hồ sơ
hành chính làm nguồn dữ
liệu
-
Tăng
30%
Tăng
70%

21
Mức độ tích hợp và đưa
vào khai thác các cơ sở dữ
liệu
-
50%
100%

22
Chỉ số năng lực thống kê
61 (2010)
81
90

Hội đồng thông tin
năng lực thống kê của
WB
23
Mức độ đáp ứng yêu cầu
về dữ liệu cho các tổ chức
quốc tế
-
50%
90%

24
Mức độ tham gia và hỗ trợ
các diễn đàn thống kê khu
vực và quốc tế
-
30%
80%


×