Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Thương hiệu, logistics và marketing phát triển bán hàng theo hình thức marketing trực tiếp nhằm nâng cao ưu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.88 KB, 32 trang )

CHỦ ĐỀ 4: THƯƠNG HIỆU, LOGISTICS VÀ MARKETING
1
PHÁT TRIỂN KÊNH BÁN HÀNG THEO HÌNH THỨC MARKETING TRỰC TIẾP NHẰM
NÂNG CAO ƯU THẾ CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HÀ NỘI
PGS.TS. Phan Thị Thu Hoài- Khoa Marketing, ĐHTM
Tóm tắt
Bài viết đề cập tới việc phát triển loại hình kênh bán hàng mới cho các doanh nghiệp bán lẻ
của Hà Nội đó là các kênh bán hàng theo hình thức marketing trực tiếp nhằm nâng cao ưu thế cạnh
tranh cho các doanh nghiệp. Các đặc điểm về lợi thế và bất lợi của kênh bán hàng này đóng góp cho
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ được đề cập. Để tạo tiền đề cho những vận dụng
nâng cao ưu thế của DN thông qua phát triển loại hình này, các kết quả điều tra người tiêu dùng Hà
Nội về mua hàng đáp ứng các kênh bán hàng marketing trực tiếp được trình bày và những giải pháp
vận dụng nhằm tạo ưu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ của Hà Nội được đề xuất: về loại
hình kênh nên tập trung phát triển và loại hình sản phẩm được chào bán theo các kênh này và tạo lập
cũng như phát triển quan hệ với khách hàng.
HỘI NHẬP NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VỚI ASEAN CỦA VIỆT NAM – THÁCH
THỨC, CƠ HỘI VÀ KIẾN NGHỊ
TS. Nguyễn Văn Minh- Khoa KDTM, ĐHTM
Tóm tắt
Logistics đang ngày càng trở thành một ngành kinh tế dịch vụ quan trọng của nhiều quốc
gia, trong đó có Việt Nam. Quá trình hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực ASEAN của nước ta
ngày càng sâu rộng, trong đó có hội nhập về dịch vụ logistics. Bài viết sẽ trình bày khái quát về vai
trò của dịch vụ logistics với phát triển nền kinh tế; nhận diện những thách thức/ cơ hội cơ bản trong
quá trình hội nhập ngành logistics với ASEAN của nước ta hiện nay. Trên cơ sở những nhận định
này, tác giả có một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp logistics Việt
Nam nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập với ASEAN và phát triển ngành dịch vụ logistics của nước ta
trong những năm tới.
LUẬN BÀN VỀ SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2005 LIÊN
QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VỚI NHỮNG NGUYÊN TẮC
CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980, NHỮNG LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI
GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VIÊN 1980


TS. Trần Thành Thọ - Khoa Luật thương mại, ĐHTM
Tóm tắt
Trong quá trình hội nhập và phát triển, việc tham gia vào các điều ước quốc tế song phương
và đa phương là tất yếu đối với Việt Nam, đặc biệt là các điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương
mại. Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) là một trong những Công
ước quốc tế về Thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Việt Nam hiện chưa
phải là thành viên của CISG. Trong giao dịch thương mại quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế
được xem là cơ bản, nền tảng của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá giữa các thương nhân
đang trở thành một phần hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Bài viết này giới thiệu sơ lược
về CISG, đánh giá về sự tương thích giữa Luật thương mại 2005 với những nguyên tắc của CISG và
luận bàn Việt Nam hướng đến ra nhập CISG.
QUẢN TRỊ MARKETING QUAN HỆ VÀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM
TS. Nguyễn Hoàng, Khoa ĐTQT, ĐHTM
2
Tóm tắt
Marketing quan hệ (relationship marketing), đặc biệt với đối tượng là các tổ chức đối tác, là
một phạm trù mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam mà vốn hiện nay hầu hết chú trọng vào
marketing mix 4Ps. Bài viết này, thông qua nghiên cứu lý luận và khảo sát điều tra thực tế, tập trung
nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa quá trình quốc tế hóa, hoạt động marketing quan hệ và hiệu
quả xuất khẩu của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,
bài viết đồng thời đưa ra những khuyến nghị giải pháp cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu
của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
PGS.TS. An Thị Thanh Nhàn, Khoa Kinh doanh Thương mại- ĐHTM
Tóm tắt
Là một quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển logistics, các doanh nghiệp logistics Việt Nam
đang trưởng thành với những bước đi ban đầu và đóng góp khoảng 15%/năm vào GDP của cả nước.
Ngành logistics Việt Nam tuy còn non trẻ, nhưng cơ hội tăng trưởng trong bối cảnh hội nhập hiện

nay của Việt Nam là không nhỏ. Phát triển các doanh nghiệp logistics là nền tảng để thúc đẩy sự lớn
mạnh của ngành công nghiệp hỗ trợ quan trọng này. Bằng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
nhằm tổng hợp tình hình và đánh giá thực trạng các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện tại, đồng
thời phân tích cụ thể vào các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của ngành logistics
trong tương lai, bài viết đưa ra một số định hướng và đề xuất các giải pháp cơ bản để góp phần vào
sự phát triển của các doanh nghiệp logistics hiện nay.
Từ khóa: Logistics, Dịch vụ logistics, Doanh nghiệp logistics, thị trường logistics, Hội nhập,
Toàn cầu hóa
MARKETING HƯỚNG ĐẾN TINH THẦN VÀ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
– MỘT KHÁI NIỆM TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH
Châu Đình Linh- Đại học Ngân hàng TPHCM

Tóm tắt
“Lượng đổi thì chất đổi” – một mệnh đề triết học mô tả sự biến đổi không ngừng của vật
chất, quá trình biến đổi đó bắt đầu từ lượng và khi tích tụ đủ lượng cần thiết thì chất sẽ thay đổi
tương ứng. Điều này luôn đúng với bất cứ hiện tượng vật chất nào, kể cả trong marketing. Thời điểm
hiện tại, marketing không đơn thuần là mọi hoạt động hướng đến sản phẩm để gia tăng doanh số bán
hàng của doanh nghiệp hoặc là sự quan tâm, chăm sóc, duy trì tạo dựng mối quan hệ thân thiết với
khách hàng hoặc xây dựng thương hiệu…Mà xu hướng chuyển dịch đến chiếm lĩnh tâm hồn của một
con người hoàn thiện (Philip Kotler; Hermawan Kartajaya; Iwan Setiawan), ở đó họ đòi hỏi một thế
giới an toàn, một xã hội bền vững, một cộng đồng gắn kết. Marketing đã mang một bản chất mới -
marketing hướng đến tinh thần và niềm tin (hoặc marketing 3.0). Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ
làm rõ khái niệm và bản chất của hình thái mới marketing, đồng thời thiết lập những bước, những
quá trình để một công ty thực hiện chiến lược marketing hướng đến tâm hồn và niềm tin hiệu quả.

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU
THAN CỦA VIỆT NAM
ThS. Đào Thị Phương Mai, Khoa QTDN, Nguyễn Thị Hay, CH15TMA, ĐHTM
3
Tóm tắt

Nền kinh tế hội nhập và cạnh tranh gay gắt đã khiến cho các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu than nói riêng có thể nhận thấy được tầm quan trọng của việc
nâng cao năng lực cạnh tranh, nó mang tính quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Nhất là
trong thời điểm hiện nay, khi mà nước ta đưa ra chủ trương hạn chế xuất khẩu than, đồng thời Bộ tài
chính quyết định tăng thuế xuất khẩu các sản phẩm than lên 20% khiến cho các doanh nghiệp xuất
khẩu than của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù hạn chế lượng than xuất khẩu, nhưng để có
thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp vẫn luôn phải xây dựng những chiến lược cạnh tranh lâu
dài nhằm tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm than Việt Nam. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh
trong kinh doanh xuất khẩu than giúp các doanh nghiệp ngành than đạt được các mục đích sau:
- Hiệu lực các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để khai thác triệt để sức mạnh
nội lực và để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.
- So sánh với đối thủ cạnh tranh, thực hiện phân tích so sánh để giúp doanh nghiệp vượt qua
đối thủ cạnh tranh, thu hút đầu tư.
- Qua quá trình phân tích và tìm hiểu thực tế về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp có thể tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao được
năng lực cạnh tranh, hạn chế những điểm yếu của doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu của bài viết là các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh
xuất khẩu than của Việt Nam.
Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh
nghiệp kinh doanh than của Việt Nam. Từ đó tìm ra nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh trong kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh
doanh than.
Keywords: Cạnh tranh xuất khẩu than; Năng lực cạnh tranh; Năng lực cạnh tranh xuất khẩu
than; Nâng cao năng lực cạnh tranh; Xuất khẩu than Việt Nam.
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN CÁC NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ NHẰM DUY TRÌ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH BỀN
VỮNG CỦA DNVN
TS. Hoàng Đình Phi, ĐHKT, ĐHQGHN
Tóm tắt
Sau gần 25 năm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XNCH với rất nhiều chính

sách hỗ trợ của nhà nước, nhưng đa số các DNVN vẫn có khả năng cạnh tranh yếu và thiếu bền
vững. Nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích và nhận định rằng đa số DNVN đang thiếu các năng lực
công nghệ cần thiết để có thể cạnh tranh một cách bền vững. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả
tập trung giới thiệu một số cơ sở lý luận và tính cấp thiết của việc phải tăng cường công tác quản trị
công nghệ để xây dựng và phát triển các năng lực công nghệ nhằm duy trì khả năng cạnh tranh bền
vững cho DNVN nói chung và cho các sản phẩm và dịch vụ của DNVN nói riêng.
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KINH DOANH MUA THEO NHÓM (GROUPON) TRONG
BÁN LẺ ĐIỆN TỬ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
Lê Thị Thu Hoài, Nguyễn Minh Đức, Khoa Thương mại Điện tử, ĐHTM
Tóm lược
Thương mại điện tử ra đời đã làm thay đổi căn bản cách thức tiến hành kinh doanh của các
doanh nghiệp và đem lại lợi ích vô cùng lớn cho cả các doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, nhiều mô hình kinh doanh mới xuất hiện và phát triển
với tốc độ rất nhanh, trong đó có mô hình kinh doanh groupon hay mô hình mua theo nhóm.
4
Mô hình kinh doanh groupon (hay còn gọi là mô hình mua theo nhóm) xuất hiện năm 2008 ở
Mỹ bởi công ty Groupon
1
. Chỉ sau 2 năm hoạt động Groupon.com đã nổi tiếng khắp thế giới về sức
hút mãnh liệt và thực sự là một phương thức bán hàng mới cực kỳ hấp dẫn. Doanh thu của Groupon
sau 2 năm hoạt động đã đạt gần 1.35 tỷ $. Tháng 3/2011 công ty này được định giá lên đến 25 tỷ $
2
.
Chưa từng có công ty Dot-com nào tăng trưởng nhanh chóng đến vậy. Groupon là mô hình kinh
doanh có thể thu hút được một số lượng lớn các khách hàng tham gia bởi lợi thế giá rẻ theo quy mô
và nhờ khai thác việc chia sẻ thông tin nhanh chóng trên Internet, không giới hạn thời gian và không
gian. Quan trọng hơn, groupon là mô hình có khả năng mở rộng rất lớn, nghĩa là groupon hoàn toàn
có thể phát triển ra toàn cầu. Nhiều quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới đã phát triển mô hình kinh
doanh groupon. Ngay cả những nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippines, Singapore cũng
đã có nhiều doanh nghiệp tiến hành kinh doanh theo mô hình groupon. Groupon đang làm thay đổi

thói quen mua hàng cũng như các chương trình khuyến mại. Hình ảnh những khách hàng xếp hàng
dài chờ mua hàng khuyến mại dần được thay thế bằng những dòng tin nhắn, thông điệp, tweet về các
chiến dịch giảm giá hấp dẫn trên Groupon.
Từ khóa: Bán lẻ điện tử, mô hình kinh doanh, mua theo nhóm, thương mại điện tử, kinh
doanh điện tử.
Từ viết tắt: TMĐT (Thương mại điện tử); CNTT&TT (Công nghệ thông tin và truyền thông);
PTĐT (Phương tiện điện tử); NCC (Nhà cung cấp); B2B (Business to Business); B2C (Business to
Consumer);
COLLABORATION IN FRESH FOOD SUPPLY CHAINS TO SUPERMARKETS IN
HANOI
TS. Lục Thị Thu Hường, Khoa KDTM, ĐHTM
Abstract
With the arrival and development of supermarkets, Hanoi is currently experiencing changes
in its fresh food retailing system. The objective of this paper is to analyze and assess these changes in
terms of the role of supermarkets in the value chains for fresh food. Specifically, the assessment looks
at the current issues and constraints for improved collaboration in fresh food supply to supermarkets,
from the supermarket’s perspective. The analysis is based on in-depth interviews with the
supermarkets’ procurement managers as well as with the farmers and other food producers. It shows
that the foreign retailers are much more active in the collaborative relationships with their suppliers
than the local players. It concludes with some recommendations for supermarkets to enhance the
collaboration options to reap higher benefits for both local supermarkets and farmers.
WIN-WIN COOPERATION STRATEGIES FOR BIG AND SMALL BUSINESSES
IN KOREA
Seo-Kyun KIM,

Pin CHO, Hee-Cheol MOON, Chungnam National University, Korea
Abstract
In the age of globalization, the necessity of win-win or mutually-beneficial cooperation
among big corporations and small and medium-size enterprises(SMEs) for their sustainable growth
never can be overemphasized. The failure by big corporations and SMEs to cooperate as partners on

an equal footing is bound to create an imbalance in the overall economy and inevitably results in
1
Khởi nguồn của Groupon là The Point, được thành lập 11/2007 bởi Andrew Mason, sau đó The Point được đổi tên
thành Groupon vào cuối năm 2008.
2
Theo báo cáo của Tập đoàn dịch vụ tài chính toàn cầu Morgan Stanley
5
limiting the growth potential for both parties. In this paper, after reviewing current status of
cooperation among Korean big corporations and SMEs, we proposed several policy alternatives to
help introduce lasting improvements to the cooperative relationship among them. These kinds of
policy measures would be especially effective in case of technology intensive small venture firms in
Korea.
Key Words : Win-Win cooperation strategy, Big corporations, SMEs, Policy measure
HỢP TÁC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỂM ĐẾN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
CHO BA TỈNH LÀO CAI – YÊN BÁI – PHÚ THỌ
Nghiêm Phú Bình- Khoa Khách sạn Du lịch, ĐHTM
Tóm tắt
Trong ngành du lịch, mỗi quốc gia, thành phố, làng mạc đều được coi là một điểm đến. Ngày
nay, các điểm đến phải cạnh tranh với nhau trong miếng thị phần thế giới về giao dịch thương mại,
chính trị, xã hội và văn hóa trên một thị trường gần như là duy nhất. Tạo dựng được thương hiệu cho
điểm đến là chìa khóa cho thành công. Hoạt động xây dựng thương hiệu điểm đến tại Việt Nam đang
đi những bước đầu tiên và cần nhiều thời gian để làm quen cũng như hoàn thiện. Bài viết này đề cập
đến hợp tác xây dựng thương hiệu trong du lịch. Bài viết đánh giá mô hình hợp tác của ba tỉnh Tây
Bắc Lào Cai –Yên Bái – Phú Thọ và khả năng ứng dụng hợp tác xây dựng thương hiệu điểm đến của
ba tỉnh này.
Từ khóa: Hợp tác xây dựng thương hiệu điểm đến, Du lịch về cội nguồn, Lào Cai, Yên Bái,
Phú Thọ.
KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU TRỰC TUYẾN
TS. Nguyễn Hoàng Việt, Khoa QTDN, ĐHTM
Tóm lược

Sự trung thành của khách hàng đối với với thương hiệu trực tuyến không chỉ phụ thuộc vào
yếu tố cạnh tranh giá mà còn chịu tác động của một hệ thống tương tác các yếu tố khác biệt của môi
trường Internet. Nghiên cứu về niềm tin thương hiệu, đặc biệt là niềm tin thương hiệu nhà sách trực
tuyến còn khá mới mẻ trong điều kiện Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu 406 khách hàng, kết quả
nghiên cứu cho thấy 6 yếu tố tác động đến niềm tin thương hiệu trực tuyến của các nhà sách online:
(1) mức độ an toàn; (2) tính bảo mật; (3) tên thương hiệu; (4) truyền miệng (WOM); (5) trải nghiệm
trực tuyến và (6) chất lượng cung cấp thông tin.
PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC BÁN HÀNG VÀ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI BÁN LẺ NHÀ NƯỚC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
Nguyễn Ngọc Hưng, Khoa QTDN, ĐHTM

Tóm tắt
Hiện nay thị trường bán lẻ Việt Nam ước đạt gần 78 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm
khoảng hơn 20% (theo tổng cục thống kê), cộng với số lượng người tiêu dùng trẻ hàng nhất châu Á.
Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thương
mại (DNTM) bán lẻ nước ta nói chung và các doanh nghiệp thương mại bán lẻ nhà nước nói riêng
6
đứng trước sự biến động lớn của môi trường kinh doanh cùng với những khó khăn nội tại của mình,
tất yếu phải phát triển chiến lược bán hàng và dịch vụ khách hàng (DVKH) mang tính thích ứng cao
với sự biến động, thay đổi của môi trường kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Bài viết có ý nghĩa lớn cả về lý luận về thực tiễn: Xác lập mô hình, nội dung phát triển chiến
lược bán hàng và dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thương mại bán lẻ. Thông qua các phương
pháp nghiên cứu phù hợp, bài viết góp phần phân tích thực trạng chiến lược bán hàng và dịch vụ
khách hàng các doanh nghiệp thương mại bán lẻ nhà nước, từ đó đưa ra những đánh giá khách quan
thực trạng các yếu tố, các nội dung phát triển chiến lược bán hàng và dịch vụ khách hàng và đề xuất
một số giải pháp phát triển chiến lược bán hàng và DVKH của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ
nhà nước.

AN APPROACH TOWARDS CSR AND INNOVATION INTEGRATION

Nguyen Ngoc Thang, PhD, Nguyen Ngoc Phu

, University of Economics and Business,
Vietnam National University
Abstract
While CSR is increasingly becoming a part of company discussions worldwide in the quest for
greater value and competitiveness, innovation is understood to be one of the main drivers of firm
competitiveness. The paper aims to advance understanding of the link between CSR and innovation in
order to better strategy design and policy formulation in organizations. At the result, it leads to
increase in awareness and motivation on CSR and innovation integration. Therefore, the paper
describes literature review that explains the relationship between CSR and innovation; draw some
barriers to CSR-driven innovation and describe how the study could increase awareness of CSR-
driven innovation. Finally, we provide approach towards CSR and innovation integration and
directions for future research.
Keywords: Compatibility; Innovation; Corporate Social Responsibility (CSR).
BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU NHÌN TỪ THỰC TIỄN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM
PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh, Khoa KDTM, ĐHTM
Tóm tắt
Bài viết đề cập đến vấn đề bảo vệ thương hiệu, một trong những vấn đề hiện đang bị xem nhẹ
tại rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tình trạng xâm phạm thương hiệu đang diễn ra khá phổ biến
tại Việt Nam và nhiều thương hiệu của Việt Nam bị nước ngoài chiếm dụng có nguyên nhân từ sự
chủ quan, nhận thức chưa đầy đủ của các doanh nghiệp. Từ kết quả khảo sát thực tế và phỏng vấn
chuyên sâu, bài viết đã chỉ ra được những vấn đề còn rất hạn chế trong công tác bảo vệ thương hiệu
của các doanh nghiệp để từ đó đưa ra một số gợi ý cho kịch bản bảo vệ thương hiệu trong các doanh
nghiệp. Tuỳ theo điều kiện thực tế, các doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt từng giải pháp riêng
lẻ hoặc có sự kết hợp đồng thời giữa chúng để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động bảo vệ
thương hiệu của doanh nghiệp.
Từ khóa: Thương hiệu; Bảo vệ thương hiệu; xâm phạm thương hiệu; nhãn hiệu.
7

MOBILE MARKETING - CÔNG CỤ KẾT NỐI THƯƠNG HIỆU VÀ NGƯỜI TIÊU
DÙNG
ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Khoa KSDL- ĐHTM
Tóm lược
Mobile Marketing (MM) không chỉ là một xu thế truyền thông mới mà nó đang thực sự trở
thành một công cụ mạnh mẽ để dành được sự chú ý và quan tâm từ khách hàng. Thị trường Mobile
Marketing được đánh giá là một thị trường rất lớn và rộng mở; việc doanh nghiệp triển khai hình
thức marketing bằng mobile sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đó. Thực tế đã chứng minh
Mobile Marketing giúp tăng hiệu quả làm việc của nhân viên, đặc biệt là bộ phận Sales và
Marketing; đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp;kết nối
thương hiệu và người tiêu dùng . Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực
sự “mặn mà” với MM và khai thác được hết những lợi ích và hiệu quả của nó mang lại. Nhận thức
được tầm quan trọng trên của MM, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý luận, quan
sát, phân tích tài liệu (các báo cáo, bản đánh giá tổng quan, phân tích của các chuyên gia,…)để đi
vào nghiên cứu những vấn đề chung về MM, ứng dụng công cụ MM của các doanh nghiệp Việt Nam
và các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh và phát triển MM trong hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp.
THƯƠNG HIỆU DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thanh Nga, Khoa KDTM, ĐHTM
Tóm tắt
Bài viết này sẽ cung cấp một cách ngắn gọn, tổng quát về một số khái niệm liên quan đến
thương hiệu, xây dựng thương hiệu và lợi ích của thương hiệu
Trong khi hầu hết các nghiên cứu về thương hiệu đều liên quan đến thương hiệu hàng hóa,
thì bài viết này nhấn mạnh đến xây dựng thương hiệu cho lĩnh vực dịch vụ. Những lý thuyết về xây
dựng thương hiệu dịch vụ sẽ được áp dụng để xây dựng thương hiệu cho ngành ngân hàng tài chính,
lĩnh vực mà bối cảnh toàn cầu hóa và sự sát nhập đã làm gia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng
Từ khoá: thương hiệu, thương hiệu dịch vụ, dịch vụ, thương hiệu ngân hàng
CỦNG CỐ HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU MỘT SỐ TRANG THÔNG TIN DÀNH CHO
GIỚI TRẺ VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Thu Hương, Khoa KDTM, ĐHTM
Tóm tắt
Các trang thông tin trên Internet dành cho giới trẻ trong thời gian vừa qua đã chứng kiến sự
phát triển mạnh mẽ và đồng thời, đi kèm với nó là những vấn đề về tạo dựng hình ảnh thương hiệu
trong tâm trí độc giả. Bài viết này muốn mang đến một cái nhìn sơ bộ về những đánh giá của những
người trẻ tuổi về các trang thông tin dành cho độ tuổi từ 15 – 25 hiện nay, để từ đó, chỉ ra những
liên kết chính cấu thành hình ảnh thương hiệu mà mỗi trang thông tin đang nhận được phản hồi tích
cực từ phía độc giả. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra một số gợi ý cho việc củng cố hình ảnh
thương hiệu cho 3 trang thông tin được khảo sát là (Kênh 14),
(Zing News) và (Hoa học trò). Dữ liệu trong bài viết được sử dụng từ 2
nguồn là thứ cấp và sơ cấp. Trong đó nguồn thứ cấp chủ yếu được thu thập từ các công trình nghiên
cứu có liên quan về Website, Brand Equity. Dữ liệu sơ cấp được tổng hợp thông qua chương trình
khảo sát điều tra với 2 giai đoạn. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài viết là phương pháp
8
định lượng dựa trên các số liệu thống kê thu thập từ Bảng câu hỏi (Offline, Online) và Ý kiến chuyên
gia.
PHÁT TRIỂN XÚC TIẾN DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ
HÀNH HÀ NỘI
TS. Nguyễn Viết Thái, Phòng KHĐN, ĐHTM
Tóm tắt
Là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất
quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng.
Các doanh nghiệp lữ hành của Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách không chỉ
riêng cho địa bàn Hà Nội mà còn là trung tâm phân phối khách chính cho các tỉnh miền Bắc nước ta.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến du
lịch quốc tế đến với nhiều hình thức khác nhau: quảng cáo, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán, hội chợ
du lịch… Tuy nhiên, hoạt động này của các doanh nghiệp còn thiếu chuyên nghiệp, kém hiệu quả và
thiếu sự hợp tác, liên kết.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động
xúc tiến du lịch quốc tế đến của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội từ đó đề xuất các giải pháp, kiến

nghị phát triển hoạt động xúc tiến du lịch quốc tế đến của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội đến năm
2020. Những giải pháp và kiến nghị này dựa trên phân tích 2 nội dung hoạt động xúc tiến của các
doanh nghiệp lữ hành: việc sử dụng các công cụ xúc tiến và liên kết trong hoạt động xúc tiến du lịch.
Các từ khóa: Du lịch quốc tế đến, Xúc tiến du lịch, Liên kết xúc tiến, Du lịch Hà Nội, Phát
triển xúc tiến du lịch
QUẢN TRỊ THỊ TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC – CÁCH THỨC TẠO LẬP LỢI THẾ
CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH CỬA NHỰA CAO CẤP HIỆN
NAY
Phan Đình Quyết- Khoa Quản trị doanh nghiệp, ĐHTM
Tóm lược
Việt Nam gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên
đi kèm với đó là sự đe dọa từ việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Thị trường của
các doanh nghiệp giờ đây không còn đơn thuần chỉ là các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn là
các đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài.Trước sự gia nhập ngành của nhiều doanh nghiệp mới,
cường độ cạnh tranh của nhiều ngành kinh doanh không ngừng tăng lên. Việc chiếm giữ được niềm
tin khách hàng đối với sản phẩm để duy trì và gia tăng thị phần nhằm tạo lập lợi thế cạnh tranh trở
thành một trong những xu thế chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy vấn đề quản trị thị
trường chiến lược trở thành một vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cửa nhửa nói chung và Eurowindow nói
riêng đang quan tâm đến quản trị thị trường chiến lược của mình. Trong nội dung bài viết này tác
giả đưa ra thực trạng của các doanh nghiệp kinh doanh cửa nhựa cao cấp hiện nay tại Việt Nam
( Định hướng nghiên cứu chuyên sâu Eurowindow) để trên cơ sở thực trạng đó tác giả đưa ra những
giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị thị trường chiến lược của các doanh nghiệp kinh doanh cửa
nhựa cao cấp.
TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC XÚC TIẾN TMĐT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG
LĨNH VỰC AN TOÀN BẢO MẬT, NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH BKAV
9
Phùng Mạnh Hùng, Khoa QTDN, ĐHTM

Tóm tắt

Sử dụng các công cụ xúc tiến điện tử đã và đang là một xu hướng không chỉ các doanh
nghiệp nước ngoài áp dụng, nó cũng đang được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Điều này có thể được lí giải là do các công cụ xúc tiến điện tử thể hiện được tính ưu việt như: hướng
tới đúng đối tượng, có thể đo lường được hiệu quả, tiết kiệm được chi phí.... BKAV là đại diện duy
nhất của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn bảo mật, một lĩnh vực quan trọng trong ngành CNTT với
triển vọng phát triển cao trong tương lai, hiện tại doanh nghiệp đang áp đụng các công cụ xúc tiến
điện tử như là một giải pháp trọng tâm để giúp công ty tiếp tục mở rộng thị phần, tuy nhiên hiệu quả
còn hạn chế. Bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, điều tra qua bảng hỏi, sử dụng phần mềm
SPSS 16.0 và sự hỗ trợ của EXCELL để xử lý dữ liệu, tác giả muốn làm rõ thực trạng và hiệu quả sử
dụng các công cụ xúc tiến điện tử tại doanh nghiệp này.
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS CHO CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH NHỰA VIỆT NAM
ThS. Trần Thị Thu Hương, Khoa KDTM, ĐHTM
Tóm tắt
Quản trị logistics hiện được ghi nhận như một thành tố quan trọng trong việc tạo ra lợi
nhuận và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua khả năng cung cấp các giá trị gia tăng về
thời gian, địa điểm và di chuyển hàng hóa hiệu quả đến khách hàng. Do đó, việc nghiên cứu thực
trạng triển khai hoạt động logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là căn cứ quan trọng để
hoàn thiện hoạt động này, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp. Trên cơ sở cuộc khảo sát 61 doanh nghiệp ngành nhựa, bài viết này trình bày kết quả
nghiên cứu về thực trạng hoạt động logistics tại các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam; từ đó đưa
ra một số giải pháp phù hợp và có tính khả thi đối với hoạt động logistics nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp này trong điều kiện hiện nay.
NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
ThS. Trần Thị Tuấn Anh, Trường Đại học Kinh tế TPHCM
Tóm tắt
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là
một xu thế tất yếu. Bằng phương pháp định tính, dựa trên những luận cứ rõ ràng và minh họa bằng
các số liệu kinh tế được Tổng cục thống kê công bố qua các năm từ 2001 đến 2010, bài viết phân
tích rõ những lý do cho thấy sự cần thiết mà Việt Nam phải tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh

đó, phân tích phác thảo những ngành hàng như dệt may, ô tô, cơ khí, điện tử… để làm rõ rằng vị trí
của Việt Nam hiện vẫn còn đang đâu đó ở đáy của những chuỗi giá trị toàn cầu. Bài viết cũng nêu rõ
nhưng nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc Việt Nam chưa nâng cao được vị thế của mình ở những
công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn. Từ đó, bài viết đề xuất những giải pháp để Việt Nam gia tăng
vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.
.
10
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VỚI MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
CẠNH TRANH BẰNG SẢN PHẨM MỚI
Võ Phước Tấn, ĐH Công nghiệp TP HCM
Tóm tắt
Cạnh tranh toàn cầu đã tạo ra sự đổi mới căn bản quan trọng đối với doanh nghiệp và tư duy
kinh doanh. Đầu tư vào sự đổi mới là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển. Nhiều công ty đa quốc
gia nghiên cứu phát triển mạnh những sản phẩm mới mang tính toàn cầu tại các trung tâm nghiên
cứu đặt tại nhiều nước và nhận biết những nhu cầu cần được thỏa mãn của khách hàng và sẵn sàng
thuê những kỹ sư tài năng để thiết kế sản phẩm mới cạnh tranh. Nhưng cho đến nay những doanh
nghiệp Việt Nam chậm đổi mới về tư duy và đầu tư cho những hoạt động nghiên cứu liên quan đến
sản phẩm mới, vì vậy mục tiêu chiến lược hàng đầu để cạnh tranh thành công trên thị trường trong
nước và quốc tế là các DNNVV Việt Nam cần tập trung hơn nữa cho thiết kế sản xuất sản phẩm mới
nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thông minh.
Từ khóa: DNNVV, Cạnh tranh, sản phẩm mới
MARKETING DI ĐỘNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI SỐ
TS. Cao Tuấn Khanh, Khoa Marketing, ĐHTM
Tóm tắt
Tính di động là công nghệ mới, cũng như Internet, nó có thể được ứng dụng ở nhiều ngành và
trong chiến lược marketing của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, một cách thông minh hay
không thông minh. Nó có thể mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả cao, sự khác biệt, cơ hội để cạnh
tranh hay kết hợp của tất cả các điều này. Vấn đề không phải là ở hiệu quả của công nghệ di động mà
làm thế nào để ứng dụng hiệu quả công nghệ di động trong lĩnh vực marketing của doanh nghiệp.

Thách thức lớn nhất là cung ứng giá trị lớn hơn và thỏa mãn các khách hàng so với đối thủ. Vấn đề
trên liên quan đến 2 yếu tố dẫn đường ảnh hưởng đến việc cung ứng các giá trị: một là lực lượng
ngành, quyết định khả năng cung ứng các giá trị của những người tham gia cạnh tranh nói chung, hai
là lợi thế cạnh tranh tương đối cho phép một doanh nghiệp vượt trội những đối thủ cạnh tranh khác.
Đây là 2 yếu tố thống trị ngày càng tăng trên toàn thế giới trong thời đại số, nhưng chúng có thể thay
đổi nhiều theo ngành và theo từng doanh nghiệp.
Từ khóa: Marketing di động, chuỗi giá trị, lợi thế cạnh tranh
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐỊNH VỊ MÁY
TÍNH THƯƠNG HIỆU VIỆT
ThS. Đào Thị Dịu, Khoa Kinh doanh thương mại, ĐHTM
Tóm tắt
Trong hơn một thập kỷ nay, vấn đề thương hiệu ở nước ta nổi lên như là một xu thế, một phong trào
mà hàng năm đều có các cuộc bình chọn dưới nhiều hình thức khác nhau. Hầu hết các DN Việt Nam đều
nhận thấy tầm quan trọng to lớn của thương hiệu trong việc tạo dựng uy tín, hình ảnh của DN trong tâm trí
khách hàng và công chúng. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn chưa đi được vào “phần chìm của núi băng” bởi
hầu hết các DN Việt Nam vẫn ở tình trạng “quan tâm”, “mong muốn” nhưng bắt tay vào làm đều gặp lúng
túng, bất cập và rất ít tiến triển. Một trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các DN Việt Nam
vẫn chưa đưa ra được một chiến lược dài hạn để xây dựng và phát triển thương hiệu, đặc biệt là chưa định vị
được hình ảnh thương hiệu một cách rõ nét trong tâm trí người tiêu dùng. Bài viết nhằm cung cấp một số nội
dung liên quan tới việc hoạch định chiến lược định vị thương hiệu, cũng như khái quát về thực trạng định vị
11
thương hiệu máy tính Việt của một số DN kinh doanh máy tính, và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giúp
các DN kinh doanh máy tính Việt tạo dựng được hình ảnh riêng trong tâm trí người tiêu dùng.
XUẤT XỨ HÀNG THỰC PHẨM – VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC TĂNG
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
ThS. Hồ Thị Mai Sương, Khoa KT, ĐHTM
Tóm lược
Hiện nay, ngành bán lẻ ở Việt Nam tham gia sâu vào thị trường thế giới đã tạo nên những
khả năng cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, sự cạnh
tranh diễn ra mạnh mẽ giữa các siêu thị về mặt hàng thực phẩm. Siêu thị phải tuân thủ các quy định

về xuất xứ hàng thực phẩm một cách nghiêm ngặt. Trong đó, vấn đề xuất xứ hàng thực phẩm tại các
siêu thị trên địa bàn Hà Nội đang được nhiều người quan tâm. Trong thời gian gần đây, nhiều siêu
thị đã bị người tiêu dùng phản ánh về vấn đề hàng thực phẩm không rõ xuất xứ. Điều này ảnh hưởng
lớn đến khả năng cạnh tranh của các siêu thị. Do đó với phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương
pháp thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu, tác giả đã nghiên cứu về thực trạng thực hiện quy
định xuất xứ hàng thực phẩm của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội nhằm tăng khả năng cạnh tranh
của các siêu thị.
Từ khóa: cạnh tranh, người tiêu dùng, siêu thị, thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ
VAI TRÒ CỦA NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG VIỆC CỦNG CỐ VÀ MỞ
RỘNG THỊ TRƯỜNG
TS. Hoàng Văn Hoàn , Viện Nghiên cứu Thương mại
Tóm tắt
Nhượng quyền thương mại (NQTM) là một trong những hình thức kinh doanh thương mại
phổ biến trong ở các nước và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển. Hoạt động NQTM ngày nay đã
được coi như một trong những phương thức kinh doanh hiệu quả và trở nên phổ biến ở khắp nơi trên
thế giới.
Nghiên cứu chủ đề “Vai trò của nhượng quyền thương mại trong việc củng cố và mở rộng thị
trường”, trước hết hình thành quan điểm và định hướng về phát triển NQTM có sự kết hợp giữa lý
thuyết chung về NQTM và thực tế phát triển loại hình này ở Việt Nam. Trên cơ sở những kinh nghiệm
phát triển các loại hình NQTM ở một số nước trên thế giới bài viết đánh giá triển vọng của hoạt
động NQTM ở Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, tác giả không đưa ra những giải pháp hoặc các
định hướng phát triển cho các loại hình NQTM ở Việt Nam, mà chỉ nêu ra những vai trò chính của
NQTM đối với sự phát triển thị trường của các doanh nghiệp và ảnh hưởng tới chiến lược thị trường
Việt Nam trong tương lai.
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG THỂ ERP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
KINH DOANH TẠI VISEC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI
ThS. Lê Việt Hà – Khoa THTM, ĐHTM
Tóm lược
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, doanh nghiệp đang đứng trước nhiều thời cơ và
thách thức với những biến chuyển mạnh mẽ của thời đại để hội nhập, hợp tác và cạnh tranh trong nền kinh

tế toàn cầu. Để có thể nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh, doanh nghiệp cần phải luôn chủ động đi tắt
12

×